1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài giảng tài chính doanh nghiệp chương 2 phân tích và quyết định đầu tư ngắn hạn

8 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 149,5 KB

Nội dung

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật vật tư, hàng hóa dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu ngắn hạn.. Đặc điểm cơ bản của tài s

Trang 1

Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH

ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

NỘI DUNG CHÍNH

*********

2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản ngắn hạn.

2.2 Phân tích và quyết định tồn quỹ tiền mặt.

2.3 Phân tích và quyết định đầu tư khoản phải thu.

2.4 Phân tích và quyết định tồn kho.

2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại

tài sản ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài

sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời

gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm

hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản ngắn hạn của

doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ,

hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn

hạn và các khoản nợ phải thu ngắn hạn

Đặc điểm cơ bản của tài sản ngắn hạn: chỉ tham

gia một chu kỳ kinh doanh và chuyển dịch toàn bộ

một lần vào trong giá trị sản phẩm mới được tạo

thành và được thu hồi toàn bộ một lần sau khi hàng

hóa dịch vụ được tiêu thụ

2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản ngắn hạn (tt).

Phân loại tài sản ngắn hạn (TSNH):

– Theo vai trò của TSNH trong SXKD: TSNH ở khâu dự trữ: nguyên, nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ,… ; TSNH ở khâu sản xuất: sản phẩm dở dang, chi phí trả trước,… ; TSNH ở khâu lưu thông:

thành phẩm, hàng hóa, tiền tạm ứng thanh toán …

– Phân loại theo hình thái biểu hiện: vật tư hàng hóa: nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, …;

Tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng …

– Phân loại theo nguồn hình thành: TSNH hình thành từ vốn chủ sở hữu và từ vốn vay

2.2 Phân tích và quyết định tồn quỹ tiền

mặt.

2.2.1 Những lý do khiến doanh nghiệp

giữ tiền mặt.

- Đáp ứng các giao dịch hàng ngày.

- Nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi

trong kinh doanh.

- Đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những sự

cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động

bình thường của doanh nghiệp.

2.2.2 Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu.

Tiền mặt ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi thanh toán ở ngân hàng.

Tồn quỹ mục tiêu là tồn quỹ mà công ty hoạch định lưu giữ dưới hình thức tiền mặt.

Quyết định tồn quỹ mục tiêu tức là quyết định xem công ty nên thiết lập và duy trì mức tồn quỹ bao nhiêu là hợp lý.

Trang 2

2.2.2 Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục

tiêu (tt).

Quyết định tồn quỹ tiền mặt công ty phải

đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ nhiều tiền

mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt (chi

phí chuyển đổi ra tiền mặt).

Nếu công ty giữ nhiều tiền mặt thì chi phí

giao dịch sẽ nhỏ nhưng chi phí cơ hội sẽ lớn

Tổng chi phí giữ tiền mặt chính là tổng chi

phí cơ hội và chi phí giao dịch.

2.2.2 Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu (tt).

Chi phí cơ hội

Tổng chi phí giữ tiền mặt

Chi phí giao dịch Quy mô tiền mặt

Chi phí

C *

C*: Tồn quỹ tiền mặt tối ưu

2.2.2.1 Mô hình Baumol.

Mô hình này được ứng dụng nhằm thiết lập

tồn quỹ mục tiêu

Những giả định của mô hình:

- Công ty áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt

không đổi

- Không có số tiền mặt trong kỳ hoạch định

- Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an

toàn

- Dòng tiền tệ rời rạc chứ không phải liên

tục

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

Giả sử công ty K bắt đầu tuần lễ 0 với tồn quỹ là C = 1,2 tỷ đồng và số chi vượt quá số thu 600 triệu đồng một tuần Như vậy, tồn quỹ công ty sẽ bằng 0 sau 2 tuần lễ và tồn quỹ trung bình trong thời gian 2 tuần sẽ là 1,2 tỷ/2

= 600 triệu Cuối tuần lễ thứ 2 công ty phải bù đắp số tiền mặt đã chi tiêu bằng cách bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn hoặc vay ngân háng.

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

Tình hình tồn quỹ được thể hiện qua đồ thị:

Giá trị

Tuần

Tiền mặt đầu kỳ:

C = 1,2 tỷ

Tiền mặt bq:

C/2 = 0,6 tỷ

Tiền mặt cuối kỳ:

C = 0 tỷ 0 1 2 3 4

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

Vấn đề đặt ra là làm sao để thiết lập tồn quỹ tối ưu Để giải quyết vấn đề này ta đặt một số chỉ tiêu sau:

F: Chi phí cố định phát sinh khi bán chứng khoán ngắn hạn.

T: Tổng số tiền mặt mới cần thiết cho mục đích giao dịch trong thời kỳ hoạch định là một năm.

K: Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt.

Trang 3

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

- Chi phí cơ hội: Gọi K là lãi suất ngắn hạn (cho

K = 0,1), ta có Chi phí cơ hội = K.C/2

Ta có bảng tính chi phí cơ hội như sau:

Tồn quỹ ban đầu

(C)

Tồn quỹ trung bình (C/2) Chi phí cơ hội

(K.C/2)

4.800.000.000 2.400.000.000 240.000.000

2.400.000.000 1.200.000.000 120.000.000

1.200.000.000 600.000.000 60.000.000

600.000.000 300.000.000 30.000.000

300.000.000 150.000.000 15.000.000

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

- Chi phí giao dịch: Được xác định bằng cách

tính số lần công ty phải bán chứng khoán trong năm

Tổng số tiền mặt công ty phải bù đắp trong năm là: T = 600 triệu x 52 tuần = 31,2 tỷ đồng

Nếu công ty thiết lập tồn quỹ ban đầu là C = 1,2

tỷ thì số lần công ty phải bán chứng khoán là:

T/C = 31,2 tỷ /1,2 tỷ = 26 lần

Chi phí giao dịch = F x T/C Giả sử cho F = 1.000.000 đồng

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

Từ công thức trên ta có bảng tính phí giao

dịch như sau:

Tổng số tiền mặt

cần bù đắp (T) Tồn quỹ thiết lập ban đầu (C) Chi phí giao dịch (F x T/C)

31.200.000.000 4.800.000.000 6.500.000

31.200.000.000 2.400.000.000 13.000.000

31.200.000.000 1.200.000.000 26.000.000

31.200.000.000 600.000.000 52.000.000

31.200.000.000 300.000.000 104.000.000

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

Ta có tổng chi phí như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Tồn quỹ thiết lập ban

đầu (C)

Tổng chi phí (K.C/2) + (F.T/C)

Chi phí cơ hội (K.C/2)

Chi phí giao dịch (F x T/C)

4.800.000 246.500 240.000 6.500 2.400.000 133.000 120.000 13.000 1.200.000 86.000 60.000 26.000 600.000 82.000 30.000 52.000 300.000 119.000 15.000 104.000

2.2.2.1 Mô hình Baumol (tt).

Xác định mức tồn quỹ tối ưu:

Tông chi phí: TC = K.C/2 + F.T/C

Lấy đạo hàm TC theo C ta có:

d(TC)/d(C) = K/2 - F.T/C2

Tồn quỹ tối ưu khi tổng chi phí nhỏ nhất:

Nghĩa là: K/2 - F.T/C2 = 0

=> C = (2T.F/K) 1/2

Thay số ta có:

C = (2 x 31,2 tỷ x 1 triệu/0,1)1/2

C = 789.936.706 đồng

2.2.2.2 Mô hình Miller - Orr.

Các ký hiệu trong mô hình:

- Giới hạn trên H, được thiết lập căn cứ vào chi phí cơ hội giữ tiền

- Giới hạn dưới L, được thiết lập trên cơ sở rủi ro của việc thiếu tiền

- Tồn quỹ mục tiêu: Z + Khi tồn quỹ bằng giới hạn trên H thì công ty sẽ mua (H – Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để đưa tồn quỹ về Z

+ Khi tồn quỹ giảm xuống giới hạn dưới L thì công ty bán (Z – L) đồng chứng khoán để gia tăng tồn quỹ lên Z

Trang 4

2.2.2.2 Mô hình Miller – Orr (tt).

Với tồn quỹ thấp nhất cho trước, theo mô hình

này, giá trị của Z và H làm cho mức tổng chi phí tối

thiểu được xác định theo công thức sau:

Z*= (3F.δ2/4K)1/3+ L

H*= 3Z*- 2L

Caverage= (4Z*– L)/3

Trong đó: K là chi phí cơ hội của tiền; Caveragelà

tồn quỹ trung bính; δ2là phương sai của dòng tiền

ròng hàng ngày, được xác định bằng cách thu thập

dữ liệu quá khứ (tháng, quý) về chênh lệch dòng

tiền vào và ra hàng ngày

2.2.2.2 Mô hình Miller – Orr (tt).

Ví dụ 1: Công ty X cho biết chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn F = 1.000 USD, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm, độ lệch chuẩn của dòng tiền ròng hàng ngày là 2.000 USD, L = 0 USD

Chi phí cơ hội ngày: (1 + K)365– 1 = 10%

=> K = 0,000261 Phương sai δ2= (2.000)2= 4.000.000 USD

Z*= (3 x 1.000 x 4 triệu/4 x 0,000261)1/3+ 0

Z*= 22.568 USD

H*= 3 x 22.568 = 67.704 USD

Caverage= (4 x 22.568)/3 = 30.091 USD

2.2.3 Quản trị thu chi tiền mặt.

Để quản trị thu, chi tiền mặt kế toán phải

mở sổ chi tiết theo dõi, tuy nhiên tồn quỹ

trên sổ sách công ty tại các thời điểm thường

không khớp với tồn quỹ trên tài khoản ở các

ngân hàng, chủ yếu do hai trường hợp sau:

- Thứ nhất, kế toán chưa lấy sổ phụ ngân

hàng nên chưa hạch toán;

- Thứ hai, do thời gian chờ thanh toán vì

chứng từ đang đi đường hay đang chờ ngân

hàng xử lý.

2.2.4 Chi phí do tiền đang chuyển

Tồn quỹ sổ sách kế toán thường không khớp với tồn quỹ trên tài khoản ngân hàng Chênh lệch giữa tồn quỹ sổ sách kế toán và tồn quỹ trên tài khoản ngân hàng gọi là tiền đang chuyển.

Tiền đang chuyển phát sinh do chờ đợi thanh toán do chứng từ đang đi trên đường hay chờ ngân hàng xử lý.

2.2.4 Chi phí do tiền đang chuyển (tt)

Quá trình thu nhận, xử lý và thanh toán cheque:

Thời điểm khách

hàng phát hành

cheque

Thời điểm công ty nhận

cheque

Thời điểm công ty nộp cheque

Thời điểm công ty được nhận tiền

Thời

gian

Trễ do chuyển

cheque

Trễ do xử lý cheque

Trễ do thanh toán cheque Tiền đang

chuyển do

chuyển cheque

Tiền đang chuyển do xử

lý cheque

Tiền đang chuyển do thanh toán cheque

2.2.4 Chi phí do tiền đang chuyển (tt)

Tiền đang chuyển qua các khâu như mô

tả ở trên làm cho công ty bị tổn thất chi phí

cơ hội do tiền chưa kịp đưa vào sử dụng

Chi phí này được quyết định bằng cách:

- Ước lượng doanh số trung bình hàng ngày.

- Số ngày chậm trễ trung bình của doanh thu.

- Lấy hiện giá số trung bình hàng ngày.

Trang 5

2.2.4 Chi phí do tiền đang chuyển (tt)

Ví dụ 2: Công ty A nhận hai khoản thanh toán

mỗi tháng như sau:

Số tiền trọng Tỷ chậm trễ Số ngày Tiền đang chuyển

Khoản 1 500.000.000 5/8 3 1.500.000.000

Khoản 2 300.000.000 3/8 5 1.500.000.000

2.2.4 Chi phí do tiền đang chuyển (tt)

Ví dụ 2 (tt): Xác định tổn thất ròng:

- Số thu bình quân ngày = 800 triệu/30 = 26.666.667 đ

- Tiền đang chuyển bình quân ngày:

3.000 triệu/30 = 100 triệu/ngày

- Số ngày chậm trể bình quân:

(5/8) x 3 + (3/8) x 5 = 3,75 ngày

- Giả sử lãi vay ngân hàng là 10%/năm, thì lãi qui ra 3,75 ngày là: 10% x 3,75/365 = 0,103%

- Hiện giá của số thu bình quân hàng ngày là:

26.666.667/(1 + 0,103%) = 26.639.229 đồng

- Tổn thất: 26.639.229 - 26.666.667 = -27.438 đ/ngày

2.2.5 Đầu tư tiền tạm thời nhàn rỗi

Công ty, đặc biệt là công ty hoạt động mang

tính thời vụ cao, đôi khi có một lượng tiền tạm

thời nhàn rỗi Nhàn rỗi ở đây mang tính tạm

thời cho đến khi tiền được đưa vào kinh doanh

Trong thời gian nhàn rỗi tiền cần được đầu tư

vào những chứng khoán ngắn hạn nhằm mục

đích sinh lời

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán ngắn

hạn chưa được phát triển, nên các công ty có

tiền nhàn rỗi thường chọn gửi tiết kiệm

2.3 Phân tích và quyết định đầu tư khoản phải thu.

2.3.1 Phân tích và quyết định chính sách bán chịu.

Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu

và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa

2.3.1.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu.

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ

2.3.1.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu (tt).

Ví dụ 3:Công ty ABC có giá bán sản phẩm A là

10 USD/sp, trong đó chi phí khả biến là 8 USD

Công ty chưa sử dụng hết công suất nên việc gia

tăng doanh thu không làm tăng định phí Doanh thu

hàng năm là 2.400.000 USD

Nếu nới lỏng chính sách bán chịu, doanh thu có

thể tăng 25% Giả sử giá bán không đổi và chi phí

cơ hội thực hiện khoản phải thu tăng thêm 20%

Biết rằng chu kỳ thu tiền bình quân của khách hàng

tăng thêm là 2 tháng Vậy công ty có nên nới lỏng

tiêu chuẩn bán chịu không

2.3.1.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu (tt).

Ví dụ 3 (tt): Để giải quyết vấn đề này, ta cần phân tích lợi nhuận thu được và chi phí tăng thêm

- Lợi nhuận tăng thêm:

+ Doanh thu tăng = 2,4 triệu x 25% = 0,6 triệu + Số lượng bán tăng: 600.000/10 = 60.000 sp + Lợi nhuận 1 sản phẩm = 10 – 8 = 2 USD + Tổng LN tăng = 2 x 60.000 = 120.000 USD

Trang 6

2.3.1.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu (tt).

Ví dụ 3 (tt):

- Chi phí tăng thêm:

+ Vòng quay khoản phải thu khách hàng mới:

12 tháng / 2 tháng = 6 Vòng/năm

+ Khoản phải thu tăng thêm: 600.000/6 = 100.000 $

+ Khoản phải thu tăng thêm đòi hỏi công ty phải

đầu tư thêm vốn vào sản xuất tính trên giá vốn:

100.000 x 8/10 = 80.000 USD

+ Tổng chi phí tăng thêm: 80.000 x 20% = 16.000 $

2.3.1.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu (tt).

Ví dụ 3 (tt):

- Ra quyết định:

Qua phân tích trên, nếu nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên 120.000 USD, nhưng chi phí cơ hội chỉ tăng 16.000 USD

Đứng trên gốc độ hiệu quả kinh tế thì công

ty nên tiến hành biện pháp nới lõng tiêu chuẩn bán chịu đối với khách hàng

2.3.1.2 Quyết định điều khoản bán chịu.

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ

dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết

khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời

hạn bán chịu cho phép

Ví dụ 4: Điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có

nghĩa là khách hàng trả tiền trong vòng 10 ngày

tính từ ngày xuất hóa đơn thì được hưởng chiết

khấu 2%, nếu không thì khách hàng được trả

chậm 30 ngày tính từ ngày xuất hóa đơn

2.3.2 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu.

Để tránh tổn thất do nợ không thể thu hồi công

ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có bán chịu cho khách hàng đó hay không Quy trình đánh giá uy tín:

Nguồn thông tin khách hàng:

- Báo cáo tài chính.

- Báo cáo xếp hạn tín dụng

- Kiểm tra của ngân hàng

- Kiểm tra thương mại

Đánh giá

uy tín khách hàng

Có uy tín hay không?

Từ chối

Đồng ý

Không

2.3.3 Những phương pháp nâng cao

hiệu quả thu hồi nợ khách hàng.

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên

nghiệp: Kế toán phải thực hiện công tác

đánh giá khách hàng trước khi bán chịu.

- Sử dụng dịch vụ bao thanh toán do

các ngân hàng thương mại cung cấp.

- Sử dụng dịch vụ mua bán nợ.

2.4 Phân tích và quyết định tồn kho 2.4.1 Tác động của tồn kho

Một công ty thường phải duy trì tồn kho dưới hình thức như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa Tác động tích cực là giúp công ty chủ động trong sản xuất và tiêu thụ Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm tăng chi phí do tồn kho

dự trữ như: phí kho bãi, bão quản, trông giữ và cả chi phí cơ hội

Quản trị tồn kho xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích

và chi phí của việc duy trì tồn kho

Trang 7

2.4.2 Phân loại tồn kho

- Cách thứ nhất, chia tồn kho theo hình thức tồn

tại của nó như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,

bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa

- Cách thứ hai, chia tồn kho theo số lượng và giá

trị của chúng

Ví dụ 5:

Nhóm A Nhóm B Nhóm C Tổng

- Tỷ trọng về số

- Tỷ trọng về giá

2.4.3 Mô hình quyết định lượng đặt hàng kinh tế.

Lượng đặt hàng kinh tế (EOQ – Economic order quantity) là một phạm trù quan trọng trong việc quản lý và mua sắm vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh Nó chính là lượng đặt hàng tối ưu sao cho chi phí tồn kho là thấp nhất

Nội dung phương pháp:

- Giả định việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra đều đặn, vì vậy việc cung cấp nguyên vật liệu cũng phải diễn ra đều đặn Nếu gọi Q là khối lượng hàng mỗi lần cung cấp thì mức tồn kho trung bình sẽ là: Q/2

2.4.3 Mô hình quyết định lượng đặt hàng kinh

tế (tt).

- Chi phí lưu kho xác định: F1= C x Q/2

Trong đó:

F1là tổng chi phí lưu kho

C là chi phí lưu kho tính trên một đơn vị tồn kho

- Chi phí đặt hàng xác định: F2 = O x S/Q

Trong đó:

F2là tổng chi phí đặt hàng

O là chi phí cho mỗi lần thực hiện đơn dặt hàng

S là nhu cầu vật tư (hàng hoá) cả năm

2.4.3 Mô hình quyết định lượng đặt hàng kinh tế (tt).

- Tổng chi phí tồn kho là:

T = F1+ F2= [C.Q/2 ] + [O.S/Q ] Mục tiêu: Việc dự trữ tối ưu là phải nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí tồn kho.

T’ = [C/2 ] - [O.S/Q2] Nếu T’ = 0 thì ta có: (Q*)2= 2O.S/C Q* = (2O.S/C)1/2

2.4.4 Xác định điểm đặt hàng.

- Q* chính là số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu

mỗi lần cung cấp

- Số lần hợp đồng cung cấp là: L = S/Q*

- Số ngày nhập kho cách nhau bình quân trong

kỳ là: Nn = N/L Trong đó N là số ngày trong kỳ

- Số lượng sử dụng trong ngày = S/N

- Điểm đặt hàng = Nn x S/N

Như vậy, công ty phải đặt hàng khi nào trong

kho còn tồn (Nnx S/N) sản phẩm, và phải đặt hàng

cứ sau mỗi (Nn= N/L) ngày

2.4.4 Xác định điểm đặt hàng (tt).

Ngoài công thức trên, chung ta cũng có thể

sử dụng công thức xác định điểm đặt hàng như sau:

Số lượng sử dụng trong ngày x

Thời gian chờ nhận hàng tính

từ lúc đặt

= Điểm đặt hàng

Số lượng

dự trữ hợp lý +

Số lượng

sử dụng trong ngày x

Thời gian chờ nhận hàng tính từ lúc đặt

=

Điểm đặt hàng

Hoặc

Trang 8

Ví dụ 6:

- Tồn kho cần dùng là 2.000 sản phẩm

- Thời kỳ hoạch định là 90 ngày

- Chi phí đặt hàng 1.000.000 đ/đơn hàng

- Chi phí duy trì tồn kho là 100.000 đ/sp

Q* = (2O.S/C)1/2

Q* = ((2 x 1.000.000 x 2.000)/100.000)1/2

Q* = 200 sản phẩm

Ví dụ 6 (tt):

- Số lần hợp đồng cung cấp là:

L = S/Q* = 2.000/200 = 10 lần

- Số ngày nhập kho cách nhau bình quân trong kỳ là:

Nn= N/L = 90/10 = 9 ngày

- Số lượng sử dụng trong ngày

= S/N = 2.000/90 ≈ 22 sản phẩm/ngày

Ví dụ 6 (tt):

- Điểm đặt hàng = Nnx S/N

= 9 x 2.000/90 ≈ 200 sản phẩm

- Giả sử thời gian chờ nhận hàng tính từ lục đặt

là 3 ngày thì:

Điểm đặt hàng = 3 x 2.000/90 ≈ 67 sản phẩm

- Giả sử thời gian chờ nhận hàng tính từ lục đặt

là 3 ngày và công ty cần dự trữ hợp lý 20 sản phẩm

thì:

Điểm đặt hàng = 3 x 2.000/90 + 20 ≈ 87 sp

Ngày đăng: 06/12/2015, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w