1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN + 1 (Trung Quốc).doc

86 858 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 854 KB

Nội dung

Một số Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN + 1 (Trung Quốc)

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa kinh tế và kinh doanhQuốc Tế – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã trang bị cho em những kiếnthức cơ bản về Kinh Tế Quốc Tế, tự do hoá thương mại Quốc Tế cũng nhưnghiệp vụ Kinh doanh Quốc Tế,…làm nền tảng lý luận chung cho bài viết

Em cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy giáo, PGS –TSNguyễn Như Bình đã tận tình chỉ bảo, góp ý và hướng dẫn em hoàn thành bàiviết, cũng như các cô chú, anh chị công tác trong viện Nghiên cứu thương mại,đặc biệt là chú Vũ Tiến Dương – Trưởng phòng Hợp Tác Quốc Tế đã nhiệt tìnhgiúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại Viện từ quá trình thuthập tài liệu cho đến khi hoàn chỉnh bài viết

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Việc Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa gia nhập WTO vào tháng 12 năm

2001 đã trở thành sự kiện quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu Vớiviệc trở thành thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc sẽ củng cố vị thếkinh tế, chính trị của mình và hội nhập sâu vào thương mại thế giới TrungQuốc càng có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế với các nước trong khu vực

Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) hịên đang là nhà cung cấp, cũng nhưmột thị trường quan trọng đối với Trung Quốc và đang chịu tác động mạnh mẽtheo nhiều hướng khác nhau đặc biệt là từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.Trong thập kỉ vừa qua Trung Quốc và ASEAN đều có những cải cách, mở cửanền kinh tế và đều thực hiện chiến lược kinh tế hướng tới xuất khẩu, có tốc độtăng trưởng kinh tế khá cao và ảnh hưởng qua lại ngày càng lớn Cuộc đối thoạigiữa Trung Quốc và ASEAN là sáng kiến tăng cường quá trình hội nhập và hợptác kinh tế để thành lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc gọi

tắt là ACFTA (ASEAN _ China Free Trade Area).

Thực hiện sáng kiến ACFTA, quan hệ kinh tế – thương mại Việt Nam –Trung Quốc có vị trí hết sức quan trọng bởi vì Trung Quốc là một thị trườnglớn có chung đường biên giới với Việt Nam dài hơn 1.350 km Từ khi thực hiệnđường nối cải cách, mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăngtrưởng cao, liên tục Hiện nay Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thứccủa WTO, với đà phát triển này, Trung Quốc sẽ sớm trở thành một trung tâmkinh tế lớn của thế giới và đóng vai trò là một đối tác kinh tế có vị trí kinh tếchiến lược quan trọng đối với Việt Nam

Trang 3

Từ vị trí và vai trò của Trung Quốc nêu trên, em đã chọn đề tài “Một số

giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN + 1 (Trung Quốc)” Qua đó chủ yếu em nghiên cứu

nhấn mạnh đến quan hệ thương mại ASEAN – Trung Quốc, quan hệ thươngmại Việt Nam- Trung Quốc và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoáViệt Nam vào thị trường Trung Quốc

Phương pháp nghiên cứu là dựa trên cơ sở một số bài nghiên cứu vềTrung Quốc và tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam mấy năm vừa qua để địnhlượng, so sánh, và nghiên cứu các tài liệu, tạp chí, sách báo khác có liên quanđến quan hệ thương mại hai nước trong phạm vi từ năm 2000 trở lại đây

Bố cục bài viết được chia làm ba chương:

Chương I: Lý thuyết khu vực thương mại tự do và khu vực mậu dịch

tự do ASEAN – Trung Quốc.

Chương II: Thực trạng về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN + Trung Quốc

Với lượng thời gian chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu có hạn, đề tài chắcchắn còn nhiều nội dung chưa được đề cập đến Em rất mong được các thầy côgiáo và bạn đọc bổ sung nhiều ý kiến có chất lượng để đề tài được phong phú

và hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 4

CHƯƠNG I

LÝ THUYẾT KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO VÀ KHU VỰC MẬU DỊCH

TỰ DO ASEAN – TRUNG QUỐC

1.1 LÝ THUYẾT VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO:

1.1.1 Tự do hoá thương mại:

Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoáđời sống kinh tế thế giới với những cấp độ là toàn cầu hoá và khu vực hoá, lựclượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia, sự phâncông lao động quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, vai trò của công ty đaquốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng “môhình kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của nềnkinh tế mỗi nước Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi nước, dùtrình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với trình độ phát triển của vănminh nhân loại

Nội dung của tự do hoá thương mại là nhà nước áp dụng các biện phápcần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan vàhàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiệnngày càng thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế

cả bề rộng lẫn bề sâu Đương nhiên tự do hoá thương mại trong thương mạitrước hết nhằm vào việc thực hiện chủ trương mở rộng quy mô xuất khẩu củamỗi nước cũng như đạt tới những điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.Kết quả của tự do hoá thương mại là ngày càng mở cửa dễ dàng hơn thị trườngnội địa cho hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như các hoạt động dịch vụquốc tế được xâm nhập vào thị trường nội địa, đồng thời cũng đạt được một sựthuận lợi hơn từ phía các bạn hàng cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ từ

Trang 5

trong nước ra nước ngoài Điều đó có nghĩa là phải đạt tới một sự hài hoà giữatăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu.

Các biện pháp để thực hiện tự do hoá thương mại chính là việc điềuchỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thoảthuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộmậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế Việc hình thànhcác liên kết kinh tế quốc tế cũng tạo thuận lợi cho tự do hoá thương mại trướchết trong khuân khổ các tổ chức đó Quá trình tự do hoá gắn liền với nhữngbiện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia

Trên cơ sở phân tích sự không tương đồng giữa việc bảo hộ bằng hạn

ngạch và thuế quan, các nhà kinh tế cho rằng tự do hoá thương mại ở các nước

đang phát triển là: Một quá trình chuyển dịch khỏi hạn chế bằng hạn ngạch với những tỷ giá hối đoái mất cân bằng đến một hệ thống chỉ sử dụng hệ thống thuế quan với tỷ giá hối đoái cân bằng.

Những nước này bắt đầu nhận thức về tự do hoá thương mại và tiến hànhcuộc cải cách từ giữa những năm 1980, tuy chất lượng cải cách còn chưa cao vàquy mô chưa sâu, tự do hoá thương mại đã được hỗ trợ bởi các hiệp ước vớiquỹ tiền tệ quốc tế IMF và trong nhiều trường hợp bởi những khoản cho vay đểtiến hành cải cách của Ngân hàng thế giới, tuy nhiên hiện nay vấn đề này đượcquan tâm và thực hiện ở nhiều nước đang phát triển với chất lượng cải cách cao

và phạm vi sâu rộng Đối với các nước đang phát triển này, mặc dù người ta đãchỉ ra những lợi ích lâu dài của việc giải phóng thương mại nhưng các nướccũng phải gánh chịu cái giá để thực hiện nó khi những khu vực được bảo hộchính thức buộc phải cạnh tranh với hàng nhập Loại bỏ sự kiểm soát giá cả và

sự hạn chế, cái thường đi cùng với những cải cách thương mại, có thể cũng đặt

ra những nhu cầu cơ bản ra ngoài khả năng mua của bộ phận dân chúng nghèonhất Trong trường hợp này, sự hỗ trợ của chính phủ với các cải cách có thểđược nâng cao và những chi phí trong quá độ cần giảm xuống bằng cách thúcđẩy sự cạnh tranh với nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho những điều chỉnh

Trang 6

thị trường lao động và phải đạt được những lợi ích thực tế chắc chắn cho những

bộ phận dân chúng nghèo nhất Song, tự do hoá thương mại hiện nay được coi

như là một phương thức có hiệu quả hơn để đẩy mạnh xuất nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước.

Song, theo Micheal Mussa thì tự do hoá thương mại được hiểu là hạn

mức bảo hộ nói chung và thu hẹp khoảng chênh lệch mức bảo hộ giữa các ngành khác nhau.

Xét theo một góc độ khác thì tự do hoá thương mại bao hàm cả việc xoá

bỏ những kiểm soát- sự phá bỏ các biện pháp phi thuế quan- cũng như những chính sách chuyển các thể chế thương mại sang các trung lập – một sự giảm trong xu hướng nghiêng về một hoạt động đặc thù, đặc biệt sự sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.

Trung lập được định nghĩa như là một tình huống trong đó tỷ lệ hối đoái

có hiệu quả đối với các hàng xuất khẩu của một nước – Tỷ lệ hối đoái danhnghĩa được đỉều chỉnh đối với thuế xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu – là tươngđương với tỷ lệ hối đoái có hiệu quả đối với hàng nhập khẩu Tỷ lệ hối đoáidanh nghĩa được đỉều chỉnh đối với thuế có được do nhũng hạn chế về địnhlượng Một hệ thống đòn bẩy trung lập có khả năng thích hợp hơn để khuyếnkhích sự sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên Thể chế trung lập có thểđược hoàn thiện bằng việc giảm bớt số tiền phải đóng góp của khu vực xuấtkhẩu hoặc giảm bớt thuế quan đối với các hàng xuất khẩu vì chúng bù lạikhuynh hướng chống xuất khẩu được tạo ra bởi hệ thống bảo hộ Tuy nhiên trợcấp xuất khẩu có thể phá vỡ các thể chế trung lập và dẫn tới một sự sử dụngkhông hiệu quả các nguồn tài nguyên

Phá bỏ các kiểm soát không phải bao giờ cũng là một sự thay đổi hướngtới các thể chế trung lập Một ví dụ của sự phá bỏ kiểm soát mà không có sựthay đổi hướng tới các thể chế trung lập là sự thay thế các hạn chế về số lượngbằng thuế quan tương đương Tuy nhiên, sự bãi bỏ các hạn chế về số lượng sẽtạo ra những thể chế thương mại đơn giản hơn, và vì vậy sẽ làm giảm các hoạt

Trang 7

động tìm kiếm lợi nhuận qua các kẽ hở, làm tăng độ nhạy giá cả của hệ thốngthương mại, sự bãi bỏ các hạn chế này được sử dụng như là cơ sở cho sự giảmthuế quan sau đó.

Trên thực tế, tự do hoá thương mại được hiểu là những cải cách nhằm

xoá bỏ dần dần mọi cản trở đối với thương mại, bao gồm thuế quan và phi thuế quan Được nghiên cứu trong mối liên hệ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế của chính phủ.

Để tiến hành tự do hoá thương mại phải trải qua các bước cơ bản như:Xác định mục tiêu và bối cảnh của cải cách, xác định đặc trưng của thời điểmtiến hành để đưa ra tốc độ cải cách phù hợp, và xác định trình tự cần thiết chocuộc cải cách

1.1.2 Khu vực mậu dịch tự do

Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hộihoá sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự thamgia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định đã thoả thuận và kýkết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định Liên kếtkinh tế quốc tế được hình thành với nhiều hình thức ở những cấp độ thoả thuậnkhác nhau

Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia thì liên kết kinh tế quốc tế có thể đượcphân thành liên kết nhỏ và liên kết lớn, căn cứ theo phương thức điều chỉnh cóthể phân chia thành liên kết giữa các nhà nước và liên kết siêu nhà nước, căn cứvào đối tượng và mục đích của liên kết quốc tế có thể chia các liên kết thànhcác dạng: Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liênminh kinh tế và liên minh tiền tệ

Khu vực mậu dịch tự do hay khu buôn bán tự do ( Free Trade Area hay

Trade Zone ) là một hình thức liên kết kinh tế mà các thành viên cùng nhau

Trang 8

thoả thuận thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích tự do hoá trong buôn bán

về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó, các thoả thuận đó là:

- Giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượngđối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau

- Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hoá và dịch vụ

- Mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệbuôn bán với các quốc gia ngoài khối ( các quốc gia ngoài liên minh)

Hiện nay các liên kết như EFTA (European Free Trade Area), NAFTA (North American Free Trade Argeement), AFTA (ASEAN Free Trade

Area) là những liên kết tiêu biểu thuộc hình thức liên kết này.

-1.2 KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – TRUNG QUỐC

1.2.1 Bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc 1.2.1.1 Bối cảnh Thế giới:

Chiến tranh lạnh kết thúc (1991) , chấm dứt sự đối đầu quân sự Tây và giữa hai siêu cường Mỹ- Xô, toàn cầu hoá diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnhvực của đời sống xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tếthế giới, tiếp theo là sự ra đời của hàng loạt các trung tâm kinh tế thế giới vàkhu vực

Đông-1.2.1.2 Khu vực Đông Nam Á:

ASEAN ra đời năm 1967 (có năm nước thành viên) với mục đích banđầu nhằm ổn định môi trường an ninh và chính trị khu vực Từ sau năm 1990,các thành viên ASEAN chuyển hướng sang các nội dung hợp tác kinh tế, năm

1992 khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA ra đời Thông qua việc các nướcthành viên ký kết hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan hiệu lực chungCEPT Ngày nay ASEAN đã trở thành tổ chức lớn gồm 10 nước thành viên:Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Myanmar, Lào, Philipine, Singapore,Thái Lan và Việt Nam

Trang 9

Hoà bình hữu nghị và hợp tác là xu thế không thể đảo ngược, các nềnkinh tế ngoài ASEAN trong khu vực đang nỗ lực cải cách có kết quả sang thịtrường nước ngoài, hơn nữa kinh tế ASEAN đang phải đối mặt với nhiều tháchthức và tác động của toàn cầu hoá kinh tế trong điều kiện chiến tranh lạnh kếtthúc.

Bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế của ASEAN, chúng ta cũngphải kể đến cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 từ Thái Lan đã nhanh chónglan sang các nước khác trong khu vực như Indonesia, Philipine,Malaisia….Nhằm ngăn chặn khủng hoảng lan từ nước này sang nước khác, cácnước ASEAN đã cảm nhận sự cần thiết phải tăng cường hợp tác kinh tế trongkhu vực, và khi đó Trung Quốc nổi lên như là một đối tác quan trọng nhất

1.2.2 Nền tảng của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.

1.2.2.1 Quan hệ thương mại gần gũi giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong những năm 1990, cả Trung Quốc và ASEAN đều đạt được tỷ lệtăng trưởng ngoại thương cao Trong giai đoạn từ 1993 đến 2000, ngoại thươngTrung Quốc tăng bình quân xấp xỉ 15%/năm trong khi đó ngoại thươngASEAN tăng trưởng với tốc độ bình quân là 10,9%/năm

Biểu 1.1:

Thương mại ASEAN- Trung Quốc 1991-2003

Đơn vị: triệu USD

Trang 10

0 10

Nguồn: Từ 1991 -2002 Tổng cục Hải quan Trung Quốc và năm 2003 là

số liệu trong www.kitra.com.vn

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng kim ngạch giữa ASEAN và Trung Quốctăng liên tục trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong 10 năm đổi mới củaTrung Quốc Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc và ASEAN năm

1991 mới chỉ là 7,9 tỷ USD đã tăng lên 44,55 tỷ USD năm 2002 và 78,25 tỷUSD năm 2003 Trong khoảng thời gian tăng trưởng đó chúng ta chú ý rằngtổng lượng kim ngạch này bị chững lại, thậm chí còn giảm đi trong khoảng thờigian từ 1997 đến 2000, đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ nổ ra ở khu vực Đông Nam Á Bước vào thế kỷ XX, năm 2000, thương mạigiữa ASEAN và Trung Quốc lại tăng vọt, đạt 39,5 tỷ USD, với tốc độ tăngtrưởng kỷ lục là 45,3% và đạt tăng bình quân 20,4%/năm kể từ năm 1991 khitổng kim ngạch thương mại mới chỉ là 7,9 tỷ USD Trong năm 2002, trong bốicảnh kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, thương mại giữa hai bên vẫn duy trìđược động lực tăng trưởng cao, nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN tăng từ3,8 tỷ USD năm 1991 lên 24,55 tỷ USD năm 2002 Năm 2003 thương mại giữaASEAN và Trung Quốc đã đạt mức 78,25 tỷ USD, tăng 42,8% so với năm 2002xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc tăng 51,7% đạt 47,33 tỷ USD, nhậpkhẩu từ Trung Quốc tăng 31,1% đạt 30,93 tỷ USD, giải thích về khoản thâm hụtmậu dịch năm 2003 là 16,4 tỷ USD với ASEAN , một quan chức của bộ thương

Trang 11

mại cho biết đó là kết quả của việc Trung Quốc gia tăng nhập khẩu nguyên liệuthô và linh kiện máy móc từ các nước Đông Nam Á.

Trang 12

Biểu 1.2:

Thương mại của Trung Quốc với từng nước ASEAN năm 2000-2002:

Đơn vị: Triệu USD

Trang 13

Ta thấy, nhìn chung thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốcvới từng nước ASEAN tăng từ năm 2000 đến năm 2002 mặc dù tốc độ tăngtrưởng không cao, quan hệ thương mại của Trung Quốc mạnh nhất là đối vớiSingapore là 10.821 triệu USD năm 2000 tăng lên 10.943 triệu USD năm 2001,tăng lên 10.976 triệu USD năm 2002 và chênh lệch xuất nhập khẩu vơí nướcnày cũng không lớn, con số này giữ ổn định ở khoảng 700 triệu USD, tiếp theo

là Malaysia, Indonesia… và thấp nhất là Lào, chủ yếu là xuất khẩu sang Lào,mặc dù khối lượng không nhiều, riêng đối với Việt Nam mức độ tăng trong kimngạch xuất nhập khẩu ở mức tương đối cao so với các nước đang phát triểntrong khối, tăng từ 2.466 triệu USD năm 2000 lên 2.815 triệu USD năm 2001

và 3.654,28 triệu USD năm 2002 trong đó xuất khẩu từ Trung Quốc tăng nhanhhơn nhập khẩu, tăng từ 1.537 triệu USD lên 2.158,79 triệu USD, như vậy chothấy kim ngạch khi quan hệ với Trung Quốc đóng góp phần lớn và là quantrọng đối vơí kinh tế khối ASEAN

1.2.2.2 Quan hệ đầu tư ASEAN- Trung Quốc:

ASEAN là một nguồn quan trọng cung cấp FDI cho Trung Quốc , đầu tưcủa ASEAN vào Trung Quốc tăng trung bình hằng năm là 28% Mặt khác,ASEAN hiện không phải là thị trường chủ yếu cho đầu tư nước ngoài củaTrung Quốc, mỗi năm ASEAN chỉ nhận dưới 100 triệu USD FDI từ trungQuốc, vào cuối năm 2001 tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN bao gồm

740 dự án và trị giá 1,1 tỷ USD

1.2.2.3 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO

Tháng 11 năm 2001 Trung Quốc trở thành thành viên chính thức củaWTO, đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Trung Quốc vào kinh tế thế giới, sựkiện này đã tác động tới kinh tế ASEAN trên một số khía cạnh quan trọng

Trang 14

Thứ nhất là cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với các nước

ASEAN tăng lên như là hệ quả của việc Trung Quốc thực hiện các cam kết gianhập của mình

Thứ hai là cơ hội tiếp cận thị trường của các nước ASEAN của Trung

Quốc tăng lên bởi vì với tư cách là thành viên WTO, Trung Quốc có quyềnđược hưởng những quyền lợi như các thành viên WTO khác, và các nướcASEAN không thể áp dụng chế độ phân biệt với Trung Quốc nữa

Thứ ba là sự cạnh tranh ở thị trường truyền thống của ASEAN và Trung

Quốc như Mỹ, Nhật, EU Cuối cùng là tác động có thể gây ra đối với nguồn vốnFDI tới ASEAN trong bối cảnh Trung Quốc gia nhập WTO

Tháng 3 năm 2002 Trung Quốc tuyên bố dành MFN cho Việt Nam theocam kết của Trung Quốc tại WTO trong cam kết ưu đãi đối với các nước đangphát triển của ASEAN, tháng 11 năm 2002 hiệp định thương mại hợp tác quốc

tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc đã được ký kết, sự kiện này đặt mốc kếtthúc quá trình xây dựng khuôn khổ mở đường cho các hiệp định đàm phán tiếptheo để xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

1.2.3 Nội dung hiệp định về khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc 1.2.3.1 Sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

Một câu hỏi được đặt ra với các nước ASEAN là liệu ASEAN sẽ đi theođịnh hướng hội nhập nào sau AFTA Trong khi mối quan hệ ASEAN – TrungQuốc ngày càng phát triển? Câu trả lời chính là việc thành lập khu vực mậudịch tự do ASEAN - Trung Quốc

Theo khuyến nghị của các chuyên gia Trung Quốc, do những năm gầnđây có nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển hơn nữa của thương mại và đầu tưgiữa ASEAN và Trung Quốc, hai bên nên bắt đầu việc triển khai sớm các biệnpháp nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy thương mại và đầu tư tiếp tục phát triển trongđiều kiện hiện tại bởi vì những lý do sau đây:

Trang 15

Thứ nhất, các biện pháp tạo thuận lợi có thể được áp dụng một cách dễ

dàng hơn so với các biện pháp tự do hoá và giữa ASEAN và Trung Quốc thìkhông có những bất đồng lớn về vấn đề tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư

Thứ hai, thể thức của ACFTA có thể dựa vào thể thức của khu vực mậu

dịch tự do ASEAN (AFTA), bởi ASEAN đã có nhiều kinh nghiệm trong việcxây dựng FTA ( sau 10 năm đàm phán) trong tất cả các lĩnh vực có liên quan.Dựa vào cơ chế hiện hành của AFTA sẽ giúp giảm bớt việc đàm phán lại tiêuchí của FTA giữa 10 nước thành viên ASEAN với Trung Quốc và còn giúp tiếtkiệm thời gian và chi phí không cần thiết

Thứ ba, có thể bắt đầu càng sớm càng tốt cuộc đàm phán về hợp tác

trong năm lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, công nghệ thông tin- liên lạc, pháttriển nguồn nhân lực, đầu tư song phương và phát triển lưu vực sông Mekong)

mà các nhà lãnh đạo của hai bên đã nêu ra

Cuối cùng, ASEAN và Trung Quốc có thể cân nhắc tới việc thiết lập một

khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc và lịch trình hợp tác côngnghiệp giữa hai bên trong khuôn khổ ACFTA, nhằm làm cho Khu vực mậu dịch

tự do này mang tính toàn diện hơn, các nội dung và phương diện cụ thể của các

cơ chế này sẽ tuỳ thuộc vào mong muốn và sự đồng thuận của cả hai bên

Ngày 8 tháng 10 năm 2002, trong khuôn khổ hội nghị cấp cao ASEANlần thứ 9 tại Bali, đã diễn ra hội nghị cấp cao ASEAN + Trung Quốc giữa lãnhđạo nhà nước, chính phủ 10 nước ASEAN và thủ tướng Trung Quốc Ôn GiaBảo nhằm thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên trêntất cả các lĩnh vực Hội nghị đã đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ songphương bằng việc thông qua tuyên bố chung về đối tác chiến lược ASEAN –Trung Quốc vì hoà bình và thịnh vượng, tuyên bố nhấn mạnh để phục vụ lợiích trước mắt cũng như lâu dài của hai bên và hoà bình thịnh vượng trong khuvực, ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ vì “hoà bình thịnh vượng” đểnuôi dưỡng mối quan hệ thân thiện, hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI, được

Trang 16

định hướng bởi hiến chương Liên hợp quốc, hiệp ước thân thiện và hợp tácĐông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.

1.2.3.2 Nội dung hiệp định về khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung

Quốc:

Theo dự kiến thì quy mô kinh tế của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc tương đối nhỏ so với quy mô của cộng đồng Châu Âu hoặc là Khuvực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Tuy nhiên đây là khu vực năng độngnhất thế giới, bởi vậy không thể coi nhẹ tiềm năng của khu vực này Hiệp địnhKhu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc không chỉ vạch ra một hướnghợp tác mới cho hai bên trong kỉ nguyên mới này, mà còn mang lại những tácđộng tích cực cho hợp tác trong khu vực Đông Á Một mặt, hiệp định này cóthể tạo ra cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽhơn với ASEAN hoặc thậm chí đi đến ký kết những hiệp định tương tự vớiASEAN Mặt khác, hiệp định này sẽ góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác cóquy mô rộng hơn trong khu vực Đông Á Việc thành lập Khu vực mậu dịch tự

do ASEAN – Trung Quốc sẽ khẳng định vị trí tiên phong của hai bên về hợp táckhu vực Đông Á trong tương lai

Hai quan điểm quan trọng trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn

diện ASEAN – Trung Quốc là chương trình thu hoạch sớm EHP (Early Havert

Program), và điều khoản quy định Trung Quốc dành cho các nước ASEAN

chưa phải là thành viên của WTO, đã tạo ra những ưu đãi có ý nghĩa đối vớiViệt Nam để thâm nhập thị trường Trung Quốc một cách bình đẳng trên mọilĩnh vực thương mại, dịch vụ, hàng hoá và đầu tư

Chính phủ Việt Nam cũng ban hành văn bản chỉ đạo hoạt động buôn bánvới Trung Quốc, trong đó có những văn bản quy định riêng về trao đổi hànghoá qua biên giới, cho phép một số tỉnh có đường biên giới với Trung Quốcđược thực hiện một số chính sách ưu đãi ở khu kinh tế cửa khẩu, quy định bỏthuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Trang 17

Theo kế hoạch, hiệp định mậu dịch tự do ASEAN sẽ được thực hiện từnăm 2003, sáu nước thành viên cũ của ASEAN cam kết sẽ hạ mức thuế quanbình quân xuống dưới 5% vào cuối năm 2003, bốn nước thành viên mới là ViệtNam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ hạ mức thuế xuống dưới 5% vào cuốinăm 2006, đồng thời sẽ bỏ tất cả thuế quan, thực hiện mậu dịch tự do vào năm

2018 Thuế quan của ASEAN hạ thấp sẽ có ảnh hưởng thuận lợi cho việc xuấtkhẩu hàng hoá của Trung Quốc, đồng thời tạo cơ sở cho Khu vực mậu dịch tự

do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) sớm được hình thành Khi ấy sẽ tạo ra viễncảnh một khu vực kinh tế với 1,7 tỷ người tiêu dùng, GDP là hai ngàn tỷ USD

và tổng kim ngạch thương mại khoảng 1,23 ngàn tỷ USD

1.2.3.3 Mô hình thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

Với thời hạn 10 năm, uỷ ban đàm phán thương mại đã thảo luận kĩ môhình ưu đãi thuế quan ASEAN – Trung Quốc (ACPT), mô hình dự kiến đặt raquá trình giảm thuế, bao gồm:

Kênh 1: Kênh thông thường, cắt giảm tất cả các dòng thuế ngoại trừ các

dòng thuế trong danh sách nhạy cảm trong quá trình giảm thuế hàng năm Tỷ lệ

áp dụng thuế từ đầu sẽ không được cao hơn 20% và đạt mức cuối cùng 0-5%

Kênh 2: Danh sách nhạy cảm, đề xuất không được vượt quá mức tối đa

1% số dòng thuế và 3% giá trị thương mại và tỷ lệ MFN của WTO được ápdụng Uỷ ban đàm phán thương mại vẫn đang trong quá trình xác định danhsách nhạy cảm

1.2.4 Chương trình thu hoạch sớm

Để khuyến khích các nước ASEAN tiếp tục xây dựng Khu vực mậu dịch

tự do với mình, Trung Quốc đã đề nghị một chương trình mang tên thu hoạchsớm (EHP) kéo dài trong ba năm, Chương trình này là một trong những nộidung của hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc

Trang 18

Đây là nhượng bộ của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho các nướcASEAN thông qua việc cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản

và hàng tiêu dùng trong sản xuất nội khối

1.2.4.1 Chương trình thu hoạch sớm Trung Quốc áp dụng đối với các nước ASEAN

Theo EHP thời gian thực hiện cắt giảm thuế xuống 0% sẽ sớm hơn và nhanhhơn so với lộ trình 10 năm xây dựng ACFTA, theo tuyên bố chung của các nhàlãnh đạo ASEAN và Trung Quốc thành lập Khu vực mậu dịch tự do trong vòng

10 năm, tuy nhiên lộ trình tự do hoá thương mại trong EHP đã được cam kếtthực hiện sớm hơn, nhanh hơn, cụ thể đưa vào thực hiện là:

- Các nước ASEAN 6 và Trung Quốc , thời gian cắt giảm thuế từ 1/1/2004

và hoàn thành vào năm 2006 (mức thuế suất là 0%)

- Riêng Việt Nam,thời gian cắt giảm thuế cũng bắt đầu từ 1/1/2004, nhưngthời gian hoàn thành kéo dài đến 2008 Các nước Lào, Myanmar thờigian bắt đầu cắt giảm thuế muộn hơn, từ 2006 và kết thúc vào năm 2009,còn camuchia kết thúc năm 2010

- Mức thuế suất cắt giảm quy định cho từng năm đối với từng nhóm mặthàng phân theo mức thuế suất MFN ở thời điểm 1/7/2003 tổng hợpchung, vào năm 2004 các nước ASEAN 6 (gồm Bruney, Indonesia,Malaysia, Philipine, Singapore, Thái Lan) và Trung Quốc sẽ có mức thuếsuất không quá 10%, Việt Nam không quá 20% đối với các mặt hàngthực hiện EHP

Những mặt hàng tham gia EHP là mặt hàng nông sản, thuỷ sản thuộcchương 1 đến chương 8 của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Đây là mặt hàng mà cảASEAN và Trung Quốc đều có thế mạnh và có khả năng xuất khẩu

Ngoài ra, với một số nước không đảm bảo cân bằng xuất nhập khẩu đối vớitừng mặt hàng này trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, có thể bổ sung

Trang 19

các mặt hàng cụ thể ngoài chương 1 đến 8, dựa trên cơ sở thoả thuận với TrungQuốc Riêng Việt Nam không có mặt hàng nào ngoài chương 1 đến 8.

ASEAN và Trung Quốc đang trong quá trình trao đổi ý kiến về khái niệmthu hoạch sớm , cần đạt được sự hiểu biết chung nhằm thúc đẩy việc thực hiện.Đối với ASEAN thu hoạch sớm là những lợi ích ban đầu mà ASEAN có thểđược hưởng nhờ cam kết đàm phán và hoàn tất Khu vực mậu dịch tự doASEAN – Trung Quốcvà thu hoạch sớm cần phải được thực hiện ngay sau khihoàn thành một hiệp định khung

Bên cạnh đó, ASEAN và Trung Quốc đồng ý rằng thu hoạch sớm sẽ đượcthực hiện trong 3 năm, và các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar sẽ cóthời gian thực hiện dài hơn

1.2.4.2 Riêng đối với Việt Nam.

Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (ban hành theo quyết định số110/2003/QĐ- BTC ngày 25/7/2003 của Bộ tài chính), Việt Nam sẽ có 484 mặthàng tham gia EHP Ngược lại phía Trung Quốc cũng có khoảng gần 500 mặthàng tham gia EHP

- Từ 2004 Việt Nam cắt giảm 484 dòng thuế nhập khẩu các mặt hàng nôngthuỷ sản hải sản xuống 0% năm 2008, có 26 dòng thuế loại trừ khôngtham gia

- Trung Quốc cắt giảm 536 dòng thuế đối với hàng nhập khẩu từ ViệtNam, các nhóm trên 15% giảm xuống 10%, từ 5-10% giảm xuống 5%, từ5% giảm xuống 0%

- Từ 1/1/2004 Việt Nam đã tiến hành cắt giảm 376 dòng thuế trong đó30% xuống 20%, dưới 15% giảm xuống 5%

1.2.4.3 Cơ hội xuất khẩu hàng Việt Nam khi cam kết cắt giảm thuế trong EHP chính thức có hiệu lực

Trang 20

Về tổng thể Việt Nam hiện đang nhập siêu từ Trung Quốc, song đối với cácmặt hàng tham gia trong EHP thì Việt Nam xuất siêu sang thị trường này, năm

2001 Việt Nam xuất khẩu 455,6 triệu USD các mặt hàng nông sản và thuỷ sảnthuộc EHP sang Trung Quốc , chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu của thị trườngnày Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu được 279 triệu USD, bằng 19,5%, các mặthàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này là các loại cá, rauquả và hoa quả ăn được Điều này cho thấy khi EHP chính thức có hiệu lực, cókhả năng chúng ta sẽ tăng xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc

Giá trị xuất khẩu năm 2002 giảm cả về số tuyệt đối và tương đối do nhiềunguyên nhân khác nhau như giá hàng nông sản giảm sút, sự thay đổi trong cơcấu xuất khẩu, và việc Trung Quốc thay đổi chính sách thuế trong cam kếtWTO

Vì vậy, với lộ trình giảm thuế như trên của EHP, rõ ràng sẽ tạo cơ hội tăng

cường xuất khẩu hàng nông sản và thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này

và hi vọng giá trị xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sẽ tăng trong những năm tới.Mặt khác, phần lớn các mặt hàng tham gia EHP có lộ trình giảm thuế tươngđương với chương trình của CEPT/AFTA Nhưng do hai cách thức cắt giảmthuế kahc nhau nên có một số mặt hàng tham gia EHP có lộ trình cắt giảm thuếnhanh hơn so với CEPT/AFTA Do vậy, việc xuất khẩu hàng nông sản của ViệtNam sang thị trường Trung Quốc có lợi thế hơn so với xuất khẩu sang thịtrường các nước ASEAN vì một số thuận lợi về điều kiện địa lý và nhu cầu tiêudùng cao của thị trường Trung Quốc , nhưng ở thị trường này, hàng Việt Nam

sẽ tiếp tục cạnh tranh với các mặt hàng nông sản của Thái Lan, Malaysia và cácnước ASEAN khác

1.2.4.4 Về việc hàng Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam

EHP chỉ áp dụng đối với những mặt hàng nông sản, thuỷ sản, trong khi đó,Việt Nam là một trong những nước có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng nàytheo phân tích ở trên Chính vì vậy, Việt Nam không có gì đáng lo ngại khi thực

Trang 21

hiện EHP, mà điều đáng quan tâm là ta phải khẩn trương tận dụng được cơ hộimới ở thị trường Trung Quốc, ở đó có sự cạnh tranh của các mặt hàng từ cácnước thành viên ASEAN Khó khăn chính tập trung vào các mặt hàng thuộc cácngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp chế tạo và sản xuất, khi phải thựchiện các cam kết trong CEPT/AFTA và sắp tới là FTA với lộ trình 2005 – 2015

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Là hai nước láng giềng gần gũi về nhiều mặt, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam

và Trung Quốc trước hết là quan hệ thương mại, là một trong những nền tảngquan trọng để xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ khác

Trong lịch sử hai nước từng có mối quan hệ buôn bán chặt chẽ nhưng đã bịgián đoạn trong một thời gian Các quan hệ kinh tế hiện nay được khôi phụcvào cuối những năm 1980, và từ đó đã không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫnchiều sâu, theo hướng từng bước tăng cường tính phụ thuộc lẫn nhau, xuất phát

từ lợi ích kinh tế chung của cả hai nước

Năm 1992 là bước ngoặt trong quan hệ buôn bán và hợp tác giữa hai nướckhi hiệp định Thương Mại được ký kết giữa hai chính phủ Tiếp sau hiệp địnhThương Mại, một số Hiệp định quan trọng khác về hợp tác và thương mại giữahai nước cũng được ký như hiệp định về vận tải, Hiệp định thanh toán giữa hainước, hiệp định về việc đi lại của công dân hai nước…

Trang 22

2.1 THỰC TRẠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC NĂM 2003 1

Trước hết, phân tích tình hình kinh tế Trung quốc thời gian qua, đặc biệt

là năm 2003 cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trong thương mại, theothống kê quý I năm 2003 của Bộ thương mại, tốc độ tăng trưởng của kinh tếTrung Quốc đạt 9,9%, tỷ lệ cao nhất từ năm 1997 trở lại đây, sang quý II do ảnhhưởng của dịch SARS, nên tốc độ tămg trưởng chỉ đạt 6,7 % Với nỗ lực chungcủa cả nước, sang quý III, tốc độ tăng trưởng đạt 9,1% , so với quý II tăng 2,4điểm GDP Trung Quốc năm 2003 có khả năng vượt con số 11.000 tỷ NDT, cóthể đạt mức tăng trưởng 8,5%; quốc lực tổng hợp của Trung Quốc được nânglên một tầm cao mới Điểm lại tình hình kinh tế Trung Quốc trong cả năm 2003

ta thấy:

Về công nghiệp: Hiệu quả kinh tế công nghiệp năm 2003 tăng trưởng

nhanh Từ tháng 1 đến tháng 10, thu nhập sản phẩm công nghiệp đạt 11.122,35

tỷ NDT, vượt con số của cả năm 2002, tăng trưởng 27,9% so cùng kỳ nămngoái Lợi nhuận đạt 6.472,8 tỷ NDT, tăng 46 % so với cùng kỳ năm trước.Trong đó xí nghiệp quốc hữu và xí nghiệp quốc hữu khống chế cổ phần lợinhuận đạt 3.174,7 tỷ USD, tăng trưởng 54% Số tiền thua lỗ của các xí nghiệplàm ăn thua lỗ là 93,45 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kì năm trước, trong đó,

xí nghiệp quốc hữu chiếm 53,95 tỷ NDT, giảm 3,4 % so với cùng kì năm2002.Riêng 3 quý đầu năm , công nghiệp có quy mô trung bình trở lên có tốc độtăng trưởng cao nhất từ năm 1995 trở lại đây Các thành phần kinh tế tăngtrưởng toàn diện Trong đó xí nghiệp quốc hữu và xí nghiệp quốc hữu khốngchế cổ phần đạt mức độ tăng trưởng14,3%; xí nghiệp tập thể tăng trưởng11,7%; xí nghiệp cổ phần tăng trưởng 17,9 % xí nghiệp nước ngoài và Hồngkông, Ma Cao, Đài Loan đạt mức 19,6 %; công nghiệp nặng tăng nhanh hơncông nghiệp nhẹ (công nghiệp nặng đạt 18,4%, công nghiệp nhẹ đạt 13,9%).Mức tăng trưởng lợi nhuận xí nghiệp tăng Trong số 39 ngành lớn của công

Trang 23

ngiệp có 38 ngành thu lãi cao hơn năm 2002 Các xí nghiệp thua lỗ là 71,9 tỷNDT, giảm 5,3%.

Về nông nghiệp: Trong điều chỉnh kết cấu nông nghiệp giữ mức tăng

trưởng cân bằng, kết cấu cay trồng nông nghiệp được điều chỉnh thêm mộtbước Diện tích trồng cây lương thực và nguyên liệu đường giảm, diện tíchbông và rau xanh tăng Mặc dù bị giảm diện tích gieo trồng và thiên tai, dự kiếnsản lượng lương thực, nguyên liệu dầu và nguyên liệu đường giảm, nhưng sảnlượng nghề cá, chăn nuôi, lâm nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng, sản lượng bôngvẫn tăng trưởng như cũ

Về thương mại: Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, từ

tháng 1 đến tháng 10 năm 2003 tổng kim ngạc xuất nhập khẩu của Trung Quốcđạt 682,33 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2002, trong đó xuất khẩuđạt 348,60 tỷ USD, tăng 32,8% , nhập khẩu đạt 333,73 tỷ USD, tăng 40,4%;xuất siêu14,87 tỷ USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước Trong ba quý đầunăm, xuất khẩu sang 10 bạn hàng lớn tăng toàn diện chiếm 86,4% tổng lượngkim ngạch xuất khẩu Trong đó xuất khẩu sang EU đạt 50,08 tỷ USD, tăngtrưởng 46,2%; sang Mỹ đạt 65,93 tỷ USD tăng trưởng 31,4 %;sang Nhật tăngtrưởng 22,8% đạt 42,16 tỷ USD; sang Nga tăng trưởng 57,3%; sang Đài Loanđạt 35% Xuất khẩu sang Singapore tăng nhanh thêm một bước, xuất khẩu sangChâu Phi đạt mức tăng trưởng 46,5 %, sang Châu Mỹ La Tinh tăng 20,9%.(2)

Đối với mặt hàng dầu mỏ là mặt hàng chiến lược quan trọng, Trung Quốcđang xúc tiến việc chuẩn bị gia nhập OPEC Tập đoàn hoá dầu Trung Quốcđang hợp tác với xí nghiệp hoá đầu khác để đầu tư với số vốn khoảng 10 tỷNDT để xây dựng và quản lý 4 khu chứa dầu lớn có sức chứa khoảng năm triệutấn dầu, tại Hoàng Đảo Tại Giang Tô và Đại Liên có các khu dự bị Dự kiếncông trình nhày sẽ hoàn thành trước năm 2005 Theo tin của kinh tế nhật báongày 27 tháng 11 năm 2003 cho thấy năm 2002 Trung Quốc đã phải nhập 69triệu tấn dầu thô từ Nga, Trung Đông, Việt Nam và Trung Á

Trang 24

Về tài chính: Đến cuối tháng 9 năm 2003 lượng cung ứng tiền mở rộng

đạt 21.400 tỷ NDT, tăng trưởng 20,7 %, nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái 4,2điểm Lượng tiền cung ứng theo nghĩa hẹp (M1) 7.900 tỷ NDT, tăng trưởng18,5 %, cao hơn cùng kì năm ngoái 2,6 điểm, lượng tiền lưu thông là 1.800 tỷNDT, tăng trưởng 12,8 % Lượng dư tiền gửi ngoại tệ và ngoại tệ của các cơcấu tài chính đạt 21.500 tỷ NDT, tăng 21,1% Luỹ kế các khoản tiền gửi tăng3.200 tỷNDT, tăng 880,70 tỷ NDT Cơ cấu tiền tệ đầu tư nước ngoài đã trởthành một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiền tệ Trung Quốc, đã cống hiéntích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế và cải cách mở cửa Tính đến cuốitháng 10 năm 2003đã có 62 ngân hàng đầu tư nước ngoài của 19 nước và khuvực thành lập 191 doanh nghiệp tại Trung Quốc, trong đó có 84 doanh nghiệp

đã được phép kinh doanh đồng nhân dân tệ

Về đầu tư: Đầu tư tài sản cố định ba quý đầu năm đạt 3.435,1 tỷ NDT,

tăng 30,5 %, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 8,7 điểm Trong đó kinh tế quốc hữu

và các loại hình kinh tế khác đầu tư 2.651,3 tỷ NDT,tăng trưởng 31,4%; kinh tếtập thể và cá thể đầu tư đạt 783,9 tỷ NDT, tăng trưởng 27,6 %

Trong đầu tư của loại hình kinh tế quốc hữu và các loại hình kinh tế khác,đầu tư xây dựng cơ bản đạt 1.378,1 tỷ NDT, tăng trưởng 29,1 %; đầu tư cải tạođổi mới đạt 514,9 tỷ NDT, tăng trưởng 37,2%, đầu tư nhà đất đạt 649,5 tỷ NDTtăng trưởng 32,9% Mười tháng đầu năm Trung Quốc đã phê chuẩn ới 32.696 xínghiệp đàu tư nước ngoài, tăng 17,99 % so cùng kỳ, kim ngạch ký kết đạt88.683 tỷ USD tăng 33,75%, vốn thực tế đưa vào sử dụng là 43.556 tỷ USDtăng 5,81% Tính đến cuối tháng 10 năm 2003 toàn Trung Quốc có 456.892 xínghiệp nước ngoài đầu tư với tổng số vốn ký kết đạt 916.743 tỷ USD, vốn thực

tế đưa vào sử dụng là 491,522 tỷ USD

Từ năm 2002, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bắt đầu hồi phục với tốc

độ cao, trở lại mặt bằng 8%, đồng thời xuất hiện xu thế tăng dần theo từng quý.Như vậy, kinh tế Trung Quốc năm 2003 có điều kiện đẩy nhanh tốc độ pháttriển Sở dĩ kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao như vậy vì nhiều lý do,

Trang 25

trong đó có việc tăng trưởng đầu tư đạt 42%, tạo kỉ lục mới từ năm 1995 trở lạiđây, đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng của GDP; tiếp theo là lượng tiền đưa rathị trường cũng đạt một mức cao mới; phát triển kinh tế của nhiều địa phươngmạnh mẽ chưa từng thấy.

2.2 NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC NĂM 2003

2.2.1 Về cải cách thể chế kinh tế

Năm 2003 được coi là năm bản lề đối với công cuộc cải cách của TrungQuốc “Nghị quyết về một số vấn đề hoàn thiện thể chế thị trường XHCN”được coi là văn kiện có tính chất cương lĩnh đi sâu cải cách thể chế kinh tế, thúcđẩy phát triển toàn diện kinh tế xã hội và con người Đầu tháng 4/2003, “Uỷban Giám quản tài sản quốc hữu” ra đời, điều lệ về giám quản tài sản quốc hữuđược công bố, chế độ bỏ vốn tài sản quốc hữu sẽ thống nhất giữa quản lý tài sảnvới quản lý con người, quản lý công việc được cơ bản xác lập Điều này đã giảiquyết được vấn đề mà lâu nay người bỏ vốn ra không được quản lý thực sự và

có quá nhiều đầu mối; tài sản quốc hữu luôn luôn tồn tại vấn đề hiệu quả thấp

và thất thoát Cải cách thể chế quản lý hành chính có bước tiến triển mới Uỷban cải cách và phát triển, bộ Thương mại ra đời, không những gộp các chứcnăng chồng chéo nhau lại, mà còn theo nguyên tắc “Quyết sách, chấp hành,giám sát”, sắp xếp lại thứ tự mới đối với các bộ, làm cho các ngành của chínhphủ thực sự là trọng tài có quyền lực và công minh Cải cách thể chế tiền tệvững bước tiến lên Cùng với việc thành lập uỷ ban giám quản ngân hàng , thểchế giám quản phân ngành tiền tệ tiếp tục được hoàn thiện Ngày 11 tháng 6,công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần bảo hiểm tài sản nhân dân Trung Quổc trởthành công ty bảo hiểm tài chính tiền tệ vốn Trung Quốc đầu tiên hoàn thànhchế độ cổ phần hoá, đồng thời đã được niêm yết ở nước ngoài Tại 8 tỉnh thànhnhư Triết Giang đã đi đầu thí điểm hợp tác xã tín dụng nông thôn, dần dần trởthành cơ cấu tiền tệ mang tính chất khu vực xã hội, phục vụ cho nông dân, nông

Trang 26

nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế xã hội Cải cách các ngành độc quyền đã

có bước đi mới, tổng cục hàng không dân dụng đã quyết định bỏ 23 cục hàngkhông dân dụng tỉnh (khu, thành phố) vào cuối năm 2003, chuyển giao 93 sânbay cho chính quyền địa phương sở tại quản lý Trong năm 2003, công tác cảicách thuế, lệ phí cũng được triển khai trong phạm vi cả nước Đến nay, các tỉnhthí điểm lên tới con số 20, liên quan tới 620 triệu dânở khu vực nông thôn,chiếm 3/4 nông dân cả nước TW đã chi 35 tỷ nhân dân tệ cho cải cách thuế và

lệ phí nông thôn Nhìn chung đã giảm bớt gánh nặng cho nông dân tại các khuvực thí đIểm được đánh giá đạt khoảng 30% Để xúc tiến kinh tế vùng pháttriển hài hoà, nhà nước sẽ tích cực vận dụng chính sách thuế tài chính để ủng hộmiền tây phát triển mạnh và chấn hưng ở cơ sở công nghiệp cũ tại vùng ĐôngBắc

2.2.2 Về mậu dịch đối ngoại trong năm có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ nhanh, mức nhập khẩu hàng thágđều tăng Trừ một số tháng cá biệt, bình quân mức tăng xuất khẩu hàngtháng đạt trên 30%

- Mậu dịch thông thương tăng mạnh, đạt mức tăng trưởng 32,9%, nhậpkhẩu tăng 48,6% Mậu dịch gia công phát triển ổn định, xuất khẩu 168,5

tỷ USD, tăng trưởng 31,3%, nhập khẩu 114,93 tỷ USD, tăng trưởng30,5% xuất khẩu hàng cơ đIện và hàng kỹ thuật cao tăng mạnh, nhậpkhẩu mặt hàng có tính chất nguyên liệu tăng nhanh Từ đầu năm đến nay,hai mặt hàng trên là hai mặt hàng chủ yếu làm cho xuất khẩu của TrungQuốc tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu về cơ đIện đạt 160,62 tỷ USD,tăng 46%, chiếm 58,8% tổng lượng xuất khẩu ; nhập khẩu sản phẩm kỹthuật cao đạt 84,61 tỷ USD, tăng trưởng 46,2%, chiếm 31,1% tổng lượngnhập khẩu

- Xuất khẩu sang các bạn hàng mậu dịch chủ yếu tăng trưởng toàn diện,xuất khẩu sang các thị trường mới cũng tăng nhanh

Trang 27

- Tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, xuất siêu giảm mạnh.

- Chủ thể kinh doanh ngoại thương ngày càng đa dạng hoá, xí nghiệp tưdoanh tập thể ngày càng trở thành lực lượng quan trọng trong thúc đẩyxuất nhập khẩu tăng trưởng Xí nghiệp nước ngoài đầu tư vẫn là chủ thểkéo theo sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc

- Chất lượng và hiệu quả xuất nhập khẩu ngày một nâng cao, tác dụng củaxuất nhập khẩu trong kinh tế quốc dân ngày một tăng cường

Như vậy, sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Trung Quốc không những

không giảm mà vẫn tiếp tục tăng Việc xuất khẩu gia tăng có nhiều nhân tố.Ngoài sức cạnh tranh của các xí nghiệp được nâng lên và chính sách khuyếnkhích xuất khẩu của nhà nước, sự điều chỉnh cơ chế thoái thuế xuất khẩu đểgiảm gánh nặng về tài chính cho nhà nước đã khiến các địa phương và xínghiệp tranh thủ thời gian xuất khẩu trước khi chính sách mới áp dụng

2.2.3 Về kinh tế đối ngoại

Trung Quốc tiếp tục mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang tất cả các khuvực trên thế giới Hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đã trở thành một trongnhững nguồn quan trọng mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, nhưng cũng làmcho nhiều nước lo ngại, trong đó có Mỹ Chỉ riêng năm 2003, Mỹ đã tiến hành 7

vụ diều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng của Trung Quốc, với kimngạch lên tới 1,6 tỷ USD Tuy vậy, dư luận báo chí Trung Quốc cho rằng từnhững năm 90 trở lại đây, cọ sát về thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ khôngngừng xảy ra Thời gian gần đây, Mỹ gây sức ép với sản phẩm xuất khẩu củaTrung Quốc, chủ yếu là tạo môi trường có lợi cho cuộc bầu cử năm 2004 Vìvậy việc thâm thủng mậu dịch trong buôn bán với Trung Quốc đã trở thành vật

hy sinh Trung Quốc cho rằng, chỉ cần kinh tế Mỹ phục hồi, bầu cử qua đi, thì

cọ sát mậu dịch cũng sẽ giảm xuống Sau khi Trung Quốc đã kí mua của Mỹmột khoản tiền lên tới 6 tỷ USD, Mỹ vẫn tiến hành điều tra chống bán phá giáhàng dệt may của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng không có phản ứng quá

Trang 28

đáng, chỉ lùi thời gian của đoàn đàm phán về mua nông sản của Mỹ vào mộtthời gian khác.

2.2.4 Về đồng NDT

Trong năm 2003, một số nước như Mỹ, Nhật lên tiếng đòi Trung Quốc phảithả nổi đồng NDT Trước sức ép và dư luận quốc tế, lãnh đạo và những ngườiđứng đầu các ngành hữu quan đã nhiều lần nói rõ lập trường kiên định giữ ổnđịnh đồng NDT Ngày 2/9/2003, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung QuốcKhổng Tuyền tuyên bố: “Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ ổn định tỷ giá đồng NDT,

vì nó không những có lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc mà cón cólợi cho sự phát triển kinh tế của Châu Á, thậm chí của cả thế giới

2.2.5 Về sức cạnh tranh Quốc tế của Trung Quốc.

Sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc ngày một nâng cao, sức cạnh tranhthực lực của kinh tế Trung Quốc liên tục tăng ổn định trong ba năm liền Sứccạnh tranh của Trung Quốc năm 2003 có thể xếp hàng thứ 12 trên trường quốc

tế, thực lực ưu thế cạnh tranh của Trung Quốc chủ yếu được thể hiện qua sựtăng trưởng tổng lượng kinh tế và tăng trưởng bình quân thu nhập đều mang ưuthế cạnh tranh rất mạnh, hiện nay Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoàikhoảng 395,19 tỷ USD, đứng thứ tư thế giới

Sau khi gia nhập WTO, sức cạnh tranh của Trung Quốc đã được tăng lêntoàn diện Năm 2003, sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc đã tăng lên 2 bậc,

3 năm liên tục tăng lên ổn định Từ năm 2000 trở lại đây, chênh lệch về hạngmục thường xuyên của Trung Quốc luôn đứng ở vị trí thứ 10, thứ bậc về sứccạnh tranh tuy có lên xuống, nhưng vị trí trong phạm vi thế giới là không đổi.Thành tựu xây dựng tin học hoá đã trở thành động lực mới phát triển kinh

tế Năm 2003, trong khi xuất hiện tình trạng thụt lùi về sức cạnh tranh hạ tầng

kỹ thuật với trung tâm là tin học hoá lại tăng lên 6 bậc So với năm 2002, tỷ lệ

sử dụng máy tính của Trung Quốc tăng 0,7 điểm, tiếp tục giữ vững ở vị trí thứ 5

Trang 29

rên thế giới Tỷ lệ đầu tư cho tin học trong GDP tăng 0,4 điểm, nâng lên đứnghàng thứ hai trên thế giới.

Ưu thế cạnh tranh xây dựng pháp chế tiếp tục được giữ vững Công tác lậppháp thị trường ngày càng được kiện toàn, quan niệm pháp chế dần dần đi vàocuộc sống

Ưu thế cạnh tranh chỉnh thể quản lý công cộng và văn hoá của quần chúngtăng Định vị của chính phủ dần dần rõ nét

2.3 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

Trong thời gian qua, trao đổi ngoại thương với hai nước Trung Quốc vàNhật Bản luôn đóng vai trò quan trọng và ciếm tỷ trọng cao trong tổng kimngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Thị trường Trung Quốc từ vị trí thứ 6 năm

1997 đã vươn lên thành bạn hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ hai ởViệt Nam năm 2003

Biểu 2.1

Sơ đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2003

Đơn vị (%)

Trang 30

4.11 1.7

7.03 2.41 20.07

5.15

3.67

8.03 14.34

§øc Th¸i Lan

là 1.458,818 triệu USD , chiếm 8,03% tổng kim ngạch nhập khẩu của ViệtNam

Biểu 2.2

Sơ đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu Việt Nam

11 tháng đầu năm 2003

Đơn vị (%)

Trang 31

Hµn quèc Oxtr©ylia

§øc Th¸i Lan

H«ng K«ng

C¸c n íc kh¸c

Nguồn : Bộ thương mại

Đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch2.775,042 triệu USD chiếm 12,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam,tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc,…Như vậy chứng tỏmột điều rằng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc thì kimngạch nhập khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn hơn

Trong năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa ASEAN và Việt Nam

là 8.070,378 triệu USD, chiếm 19,72% , giữa EU và Việt Nam là 5.595,416triệu USD, chiếm 13,68%, tiếp sau các khối đó là Trung Quốc với tổng kimngạch xuất nhập khẩu 4.233,850 triệu USD, chiếm 10,35% tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu của Việt Nam

Trang 32

2.3 Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc nhìn chung tăngmạnh trong vòng 10 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng qua số liệutrong bảng dưới đây:

Biểu 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc thời kì 1991-2003 và dự báo cho năm 2004, 2005

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Trung tâm tin học và thống kê- Tổng cục hải quan

Việt Nam và Bộ Thưng Mại

Trang 33

Từ trao đổi hàng hoá theo hình thức tiểu ngạch là chủ yếu, đến nay quan hệbuôn bán qua đường chính ngạch đã được đảm bảo bằng cam kết chính thứcgiữa hai chính phủ và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Nhìn bảng trên chúng ta thấy sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ songphương giữa hai nước không ngừng tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt là trongnhững năm gần đây, tổng kim ngạch giữa hai nước từ con số 37,7 triệu USDnăm 1991 tăng lên 3,26 tỷ USD năm 2002, và năm 2003 đạt trên 4,5 tỷ USD,phấn đấu đạt 5 tỷ vào năm 2005

Tính chung thời kỳ 1996 -2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangTrung Quốc đạt hơn 5.104 triệu USD (tăng 5,6 lần so với thời kỳ 1991-1995,với nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 43,55%) Hơn 100 nhóm hàng và mặthàng khác nhaucủa Việt Nam đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đónhóm hàng nguyên nhiên liệu ( gồm dầu thô, than đá, cao su…) chiếm gần 45%tổng kim ngạch, nhóm nông sản chiếm 14%, nhóm thuỷ sản chiếm 11% vànhóm tiêu dùng chiếm 30%

Nhận xét:

Trang 34

Nhỡn chung, cơ cấu hàng hoỏ xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thời

kỳ 1996 -2003 đó cú những thay đổi đỏng kể so với thời kỡ 1991 -1995 Tỷtrọng hàng hỏo đó qua chế biến và hàng cụng nghiệp tiờu dựng tăng cao (mặc

dự giỏ trị đạt được vẫn ở mức thấp), nhiều mặt hàng của Việt Nam đó khẳngđịnh được thị phần và sức cạnh tranh của mỡnh trờn thị trường Trung Quốc như:Hải sản, giày dộp, dệt may, một số sản phẩm cụng nghệ

Nguồn: Bộ thơng mại và tổng cục hải quan

Thời kỳ 1996-2002 là thời kỳ mà kim ngạch nhập khẩu hàng hoá TrungQuốc vào Việt Nam tăng mạnh và tơng đối ổn định, mặt hàng phong phú và

đa dạng (có đến khoảng 200 nhóm hàng và mặt hàng, gấp đôi số nhóm vàmặy hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc)

Trong các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu kể trên, máy móc thiết bịchiếm gần 28%, nguyên vật liệu gần 20%, hàng tiêu dùng 47% Nhữngnhóm hàng có khối lợng nhập khẩu lớn thời kỳ này là máy móc nông nghiệp

và chế biến nông lâm sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móc chongành dệt, thiết bị sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ

Biểu 2.6

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

(thời kỳ 1996 -2003) Tờn hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Linh kiện điện tử và 9,02 20,27 17,03 20,36 19,65

Trang 35

Nguồn: Tổng cục hải quan, Báo cáo thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu các năm từ 1996 đến2003

Nhận xét: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là nhân dân

cùng biên giới và phục vụ cho sản xuất trong nớc, Việt Nam đã nhập khẩu một

số lợng lớn hàng hoá từ Trung Quốc từ thời kỳ 1991, song cho đến 1995 thìnhững mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam thời kỳ này vẫn chỉ là thuốcbắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn,pin các loại, thuốc lá,…Nhng cho đến thời kỳ 1996 -2003, theo nh bảng số liệu trên đây thì đây là thời

kỳ mà kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc vào Việt Nam tang tơng

đối ổn định, hàng hoá Trung Quốc xuất sang Việt Nam rất phong phú và đadạng, hàng năm Việt Nam nhập khẩu gần 200 nhóm hàng và mặt hàng từ TrungQuốc ( gấp đôi số nhóm và mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trờng này).Trong các mặt hàng và nhóm hàng nêu trên thì hàng hoá là máy móc thiết bịchiếm 27,95%, nguyên liệu chiếm 19,7%, hàng tiêu dùng chiếm 47%… Nhữngnhóm hàng có khối lợng nhập khẩu lớn trong thời kì này là Máy móc nôngnghiệp và chế biến nông lâm sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móccho ngành dệt, thiết bị sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ….Các lĩnh vực hợp tác khác về khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục và đàotạo… ngày càng đi vào chiều sâu đem lại lợi ích thiết thực cho ND hai nớcKhối lợng hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu mà hai nớc có thế mạnh đềutăng, trong đó hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhiều nhất là: Dầu thô, hảisản, cà phê, cao su, rau quả…Hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng đáng kẻnhất là dợc phẩm, máy móc thiết bị, phụ ting, xăng dầu, nguyên phụ liệu dệtmay, đồ da…

Trang 36

Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của hai nớc cũng có những thay đổi lớn,hàng xuất khẩu của Việt Nam tuy vẫn chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản thuộcdạng thô hoặc sơ chế nhng chất lợng đã đợc nâng lên rõ rệt, một số hàng tiêudùng và thực phẩm đã mở rộng đợc thị phần tại thị trờng Trung Quốc nh giàydép, chè, hải sản, rau quả,… phơng thức thanh toán cũng có nhiều điều khác tr-

ớc, việc tăng thêm các chi nhánh ngân hàng tại cửa khẩu và áp dụng một số cơchế thông thoáng trong nghiệp vụ thanh toán đã thu hút ngày càng nhiều doanhnghiệp hai nớc thanh toán qua ngân hàng trong buôn bán qua biên giới

Trang 37

11 Nguyên liệu và sản phẩm hàng dệt may 387.051.000 34.510.000

12 Giầy dép, mũ ô, hoa tóc giả 23.228.000 15.029.000

15 Kim loại và các sản phẩm kim loại 190.421.000 8.036.000

16 Cơ đIện, dàn âm thanh và linh phụ kiện 416.071.000 59.537000

17 Xe cộ, máy bay, tàu thuyền và các thiết

-Nguồn: Thống kê Hải quan Trung Quốc 10/2003

Nhận xét: Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 10 tháng đầu

năm2003 tổng kim ngạch XNK đạt 3 tỷ 716 triệu USD Hai tháng cuối nămthực hiện thêm gần 300 triệu USD nữa sẽ đạt đợc mức 4 tỷ USD Nh vậy, nhiều

ý kiến dự đoán trớc đây về kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 đạt 4 tỷ là hoàntoàn có thể thực hiện đợc Với số liệu của 10 tháng, kim ngạch nhập siêu của ta

đã ở mức 1,387 tỷ USD Theo số liệu thống kê trên, sơ bộ liệt kê các mặt hàng

Trang 38

ta nhập siêu của Trung Quốc và mức độ nhập siêu lần lợt từ cao xuống thấp nhsau:

2.Nguyên liệu và sản phẩm dệt 352.541.000USD

3.Hàng hoá chất công nghiệp 332.946.000USD

4 Kim loại và sản phẩm kim loại 182.385.000USD

5 Phơng tiện và thiết bị vận tải 79.651.000USD

6 Thực phẩm, đồ uống, rợu, thuốc lá 51.639.000USD

7 da, lông và các sản phẩm của nó 47.989.000USD

11 Đồ dùng quang học,thiết bị bệnh viện 15.849.000USD

12 Bột giấy, giấy các loại 13.630.000USD

13 Giầy dép, mũ, ô, hoa, tóc giả 8.199.000USD

14 Động vật sống và các sản phẩm của nó 4.200.000USD

15 Hàng đặc biệt và hàng không phân loại 152.000USD

16 Vàng bạc, đá quý và các chế phẩm của nó 38.000USD

17 Hàng nghệ thuật và cổ vật 1.000USD

Các mặt hàng ta xuất siêu sang Trung Quốc và mức độ xuất siêu nh sau:

2 Nhựa, cao su và các sản phẩm của nó 69.696.000USD

3 Gỗ và các sản phẩm của gỗ, than 3.947.000USD

Các doanh nghiệp hai nớc cũng đang chuyển dần từ buôn bán thuần tuý sanghình thức hợp tác sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm tại thị trờng hai nớc và

Trang 39

xuất khẩu sang nớc thứ ba nh: Liên doanh lắp ráp và sản xuất xe gắn máy, đồ

điện gia dụng, dợc phẩm, thức ăn gia súc…

2.4 Quan hệ buôn bán qua biên giới:

Thơng mại biên giới là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuấtgiữa các quốc gia có chung đờng biên giới thông qua các cửa khẩu, lấy tiền tệlàm môi giới và tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá Đây là loại hình thơng mạiquốc tế đặc biệt, có sự đan xen giữa các hoạt động ngoại thơng và nội thơng.Trên thực tế, hình thức trao đổi hàng hoá c dân biên giới đã bị biến dạng,thực chất đây là hoạt động tiểu ngạch diễn ra trên địa bàn rộng và phân tán nênrất khó quản lý

Quan hệ thơng mại biên giới Việt – Trung hình thành từ lâu đời nhng trongquá trình phát triển có nhiều bớc thăng trầm chủ yếu do những biến động trongquan hệ kinh tế chính trị giữa hai nớc

2.4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu biên giới Việt Trung

Cùng với sự tăng trởng không ngừng của kim ngạch xuất nhập khẩu Việt –Trung, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá biên giới Việt – Trung cũng liêntục tăng trong giai đoạn1991- 2002

Quay lại xem xét biểu 2.3 ở trên thì trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đóthì kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới chiếm trên 70%

Hiện nay cũng cha thống kê đợc đầy đủ, chính xác số lợng và trị giá hànghoá mua bán, trao đổi qua con đờng tiểu ngạch Nếu tính theo tỷ lệ 50/50 thì trịgiá hàng hoá buôn bán qua con đờng tiểu ngạch năm 2001: Bán cho TrungQuốc khoảng 700 triệu USD và mua của Trung Quốc khoảng 800 triệu USD

Trang 40

Tổng KN XNK cả nớc

Nh vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng kim ngạch XNK qua biêngiới Việt – Trung tăng nhanh từ năm 1991 trở lại đây đặc biệt là ở giai đoạn

đầu, song nếu tính về số tuyệt đối thì tăng mạnh vào những năm 2000, luônchiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng kim ngạch XNK của cả nớc, sở dĩ có hiệntợng tốc độ tăng kim ngạch này giảm vì những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, vào đầu những năm 90, hàng hoá trao đổi qua biên giới giữa hai

nớc chủ yếu là hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu để bù đắp cho những chỗ

“thiếu” trong sản xuất và tiêu dùng của mỗi nớc Do đó, tốc độ tăng trởng kimngạch thơng mại biên giới của Việt Nam thời kỳ này rất cao, sau đó nhu cầu vềnhững hàng hoá đó dần bão hoà cho nên tốc độ tăng trởng kim ngạch hai nớcnhững năm tiếp sau giảm nhiều so với những năm đầu mở cửa biên giới

Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á cũng ảnh hưởng nhất

định đến kim ngạch thương mại hai nước

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế Quốc tế – Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
2. Tự do hoá thương mại quốc tế, những xu hướng và chính sách – Nhà xuất bản quốc gia Khác
3. Khu vực mậu dịch tự do và doanh nghiệp Việt Nam – NXB chính trị quốc gia Khác
4. Một số biện pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại biên giới Việt – Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế – NXB Quốc gia Khác
5. Tự do hoá thương mại và hợp tác kinh tế ở ASEAN – NXB thế giới/2003 Khác
6. Trung Quốc cải cách và mở cửa, những bài học kinh nghiệm – NXB thế giới/2003 Khác
7. Tạp chí thương mại số 14/4/2003-Phấn đấu đưa kim ngạch buôn bán Việt – Trung tăng nhanh và ổn định (Hồng Châu) Khác
8. Tạp chí thương mại số 3,4,5/2004 – Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt – Trung thời gian qua (Vân Khanh) Khác
9. Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 6/2001- ảnh hưởng của việc trung quốc gia nhập WTO đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc.(Nguyễn Xuân Thắng - Đào Việt Hưng) Khác
10. Tạp chí kinh tế đối ngoại số 4/2003 - Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc: Cơ hội và thách thức (Trương Mai Hương) Khác
11. Báo cáo tóm tắt về những vấn đề liên quan đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc và các giải pháp xử lý những vấn đề đặt ra đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung (Bộ Thương Mại) Khác
12. Báo cáo tổng kết năm 2003, phần về kinh tế Thương mại Trung Quốc (Bộ Thương mại)Các trang web Khác
13. www.kitra.com.vn- xuất nhập khẩu Việt Nam 11 tháng đầu năm 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu Việt Nam - Một số Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN + 1 (Trung Quốc).doc
Sơ đồ c ơ cấu thị trường nhập khẩu Việt Nam (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w