1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đánh giá tác động môi trường

72 614 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 677,5 KB

Nội dung

dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

Trang 1

SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG

NGÃI

Trang 2

QUẢNG NGÃI, THÁNG 9/2003

Trang 3

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI

-o0o -BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NGÃI

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH

VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NGÃI

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Trang 4

QUẢNG NGÃI, THÁNG 9/2003

MỞ ĐẦU

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và nằm trong Vùng Kinh tế Trọng điểm miền Trung, có diện tích 5.131,51 km2, dân số năm 2001 là 1.217.521 người Thị xã Quảng Ngãi là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh có diện tích 37,13 km2, dân số năm 2002 118.380 người

Việc đầu xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất là một bước đột phá trong kế hoạch vực dậy vùng đất Quảng Ngãi đầy tiềm năng này Theo đó Khu kinh tế Dung Quất sẽ hình thành và là nơi tập trung các khu, cụm công nghiệp; các đô thị và các khu du lịch, thương mại dịch vụ…Do vậy nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, các tiện ích xã hội, trong đó hệ thống y tế khám chữa bệnh cho dân cư cần phải được quan tâm một cách toàn diện

Trong kế hoạch 5 năm của Tỉnh (2001 – 2005), tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới một bệnh viên đa khoa với quy mô 600 giường đáp ứng cầu khám chữa bệnh cho nhân dân Bệnh viên đa khoa hiện có không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh hiện tại cũng như tốc độ phát triển trong tương lai sẽ được chuyển thành Bệnh viện Y học dân tộc và Bệnh viện Phục hồi chức năng

Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường và để có các căn cứ khoa học nhằm quản lý, bảo vệ môi trường sau này, Chủ đầu tư đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “ Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi” Báo cáo ĐTM này được thực hiện với các mục tiêu chính sau:

- Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà Dự án gây ra cho môi trường xung quanh

- Xây dựng và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế các tác động môi trường gây ra do xây dựng và hoạt động Dự án

Báo cáo này bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Phân tích những hoạt động của Dự án có khả năng gây tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường khu vực xây dựng Dự án nhằm có cơ sở so sánh, đánh giá những tác động gây ra do hoạt động của dự án

- Phân tích, đánh giá nguồn gốc ô nhiễm, những tác động do hoạt động của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội

Trang 5

- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khống chế, hạn chế các tác động có hại do hoạt động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội.

- Xây dựng chương trình và kế hoạch quan trắc giám sát môi trường hàng năm cho Dự án

- Kết luận - kiến nghị

- Phần tài liệu tham khảo và phụ lục

2 CÁC TÀI LIỆU LÀM CĂN CỨ

Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường:

- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại

- Văn bản số 327/UB ngày 06/04/2001 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập dự án đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

- Thông báo số 91/TB-VPCP ngày 17/08/2001 của Văn phòng Chính phủ v/v: thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi

Các tài liệu tham khảo và nghiên cứu:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

- Các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện ở Việt Nam trong những năm vừa qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các dự án ở Quảng Ngãi được các cơ quan chuyên môn thực hiện

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể là ở tỉnh Quảng Ngãi

- Các số liệu đo đạc thực tế về hiện trạng môi trường (nước, không khí) khu vực Dự án

- Tham khảo số liệu của các bệnh viện đang hoạt động tương tự để có thể so sánh và dự báo các tác động môi trường của dự án này

- Các tài liệu, báo cáo khao học về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn trong và ngoài nước

Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:

Trang 6

- Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương) (TCVN 5949-1995).

- Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 - 1995)

- Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp (TCVN

Các phương pháp sau được dùng để đánh giá:

• Phương pháp nhận dạng:

- Mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường

- Xác định tất cả các thành phần hoạt động Dự án

Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp ma trận môi trường

• Phương pháp dự đoán (thường chỉ sử dụng cho các báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu

tư triển khai):

- Xác định những sự thay đổi đáng kể của môi trường

- Dự đoán về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên

- Đánh giá khả năng các ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian

Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Các hệ thống thông tin môi trường và mô hình khuyếch tán,

- Xắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỷ lệ hóa và đo đạc phân tích

• Phương pháp đánh giá:

- Xác định mức độ thiệt hại và lợi ích của các nhóm và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi hoạt động của Dự án

- Xác định và so sánh về lợi ích giữa các phương án thực hiện

Trang 7

Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Hệ thống đánh giá môi trường

- Phân tích kinh tế

Để đánh giá ảnh hưởng các hoạt động của bệnh viện đến môi trường, phương pháp liệt kê được sử dụng trong báo cáo này Đặc điểm chính của phương pháp liệt kê là: Phương pháp liệt kê tương đối đơn giản, được sử dụng phổ biến, không yêu cầu có quá nhiều về số liệu môi trường, sinh thái, cho phép phân tích đầy đủ các nhân tố gây ra ô nhiễm môi trường của đối tượng

Quá trình tiến hành ĐTM đối với dự án được thực hiện qua các bước chính sau đây:

Bước 1: Xác định các tác đông môi trường (TĐMT) có thể xảy ra đối với các hoạt động của dự án Mục đích của bước này là xác định các TĐMT tiềm tàng mà việc thực hiện các hoạt động của dự án có thể mang lại Căn cứ vào “báo các nghiên cứu khả thi dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi” và qua khảo sát thực tế, tìm ra những hành động quan trọng nhất thiết phải có trong hoạt động tổng thể của dự án Các phương pháp phân tích hợp nhất trong bước này là phương pháp liệt kê số liệu môi trường, phương pháp danh mục tác động môi trường

Bước 2: Phân tích nguyên nhân và hậu quả để từ các TĐMT tiềm tàng tìm ra những TĐMT quan trọng nhất cần đánh giá Việc lựa chọn các TĐMT dựa trên cơ sở phân tích khoa học các tác động tiềm tàng đã xác định, xem xét nguyên nhân của tác động để biết xác xuất xảy ra tác động, xem xét hậu quả để biết tầm quan trọng của tác động Các phương pháp thích hợp với bước này là phương pháp liệt kê số liệu môi trường, danh mục môi trường, ma trận môi trường, sơ đồ mạng lưới và chập bản đồ

Bước 3: Dự báo diễn biến của các tác động Các nguyên nhân gây ra tác động diễn biến theo thời gian, do đó TĐMT cũng diễn biến một cách phức tạp theo thời gian Các phương pháp thích hợp là mô hình toán học, chập bản đồ các nhân tố tác động

Bước 4: Đánh giá các tác động có 2 loại định lượng và định tính :

- Chuẩn định lượng: là các chuẩn về chất lượng môi trường, hoặc về sử dụng tài nguyên của Nhà nước hoặc địa phương ban hành

- Chuẩn định tính: căn cứ vào ba chứa năng cơ bản của môi trường đối với sinh sống và pháp triển của con người là: chức năng về không gian sống, chức năng về nguồn tài nguyên, chức năng về nơi chứa đựng phế thải

Các phương pháp thích hợp nhất trong bước này làphương pháp ma trận

4 TỔ CHỨC THAM GIA BIÊN SOẠN BÁO CÁO

Trang 8

Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Ban quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng Y tế tỉnh Quảng Ngãi chủ trì Trong quá trình thực hiện, Ban quản lý các dự án đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau đây :

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi

- UBND phường Nghĩa Lộ, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Trang 9

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC DỰ ÁN I.1 VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN

- Tên dự án : Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

- Cơ quan chủ quản đầu tư : UBND tỉnh Quảng Ngãi

- Chủ đầu tư : Ban quản lý các Dự án Đầu tư và Xây dựng Y tế tỉnh Quảng Ngãi

- Cơ quan sử dụng : Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

- Hình thức đầu tư : Xây dựng mới

- Tính chất hoạt động : Khám và điều trị bệnh

- Địa điểm xây dựng : Phường Nghĩa Lộ, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

I.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa là rất cần thiết vì:

1 – Đảm bảo cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nói chung và các chuyên gia của KCN Dung Quất nói riêng trong giai đoạn phát triển mới của tỉnh

2 - Xây dựng mới bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 600 giường là mục tiêu trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của tỉnh Quảng Ngãi, đã được Văn phòng Chính phủ đồng ý tại thông báo số 91/TB-VPCP ngày 17/08/2001

I.3 NỘI DUNG DỰ ÁN

I.3.1 Quy hoạch tổng thể mặt bằng và bố trí công năng sử dụng

I.3.1.1 Quy hoạch tổng thể mặt bằng

- Tập trung các công trình chính của bệnh viện (khối khám bệnh đa khoa, khối kỹ thuật nghiệp vụ, khối bệnh nhân nội trú) thành một khối công trình chính cao 8 tầng Các công trình phụ trợ khác được bố trí xung quanh cao từ 1 ÷ 2 tầng

- Cổng chính của bệnh viện được bố trí ở giữa khu đất về phía Đông có đường quy hoạch mới nối đường Bùi Thị Xuân và đường Nguyễn Trãi là trục phố chính của Thị xã Ngoài cổng chính còn bố trí 2 cổng phụ hai bên mở thường xuyên nhằm phục vụ cho cán bộ công nhân viện, bác sĩ, y tá, bệnh nhân vào điều trị

Trang 10

- Phía Tây khu đất bố trí 2 cổng cho việc cung ứng hậu cần và phục vụ tang lễ.

- Phía Nam khu đất bố trí khu vực sân chơi, vườn cảnh tạo điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho bệnh nhân Dự kiến xây dựng thêm các công trình phục vụ cho sinh hoạt của bệnh nhân và cán bộ (phần xây dựng này không nằm trong phạm vi của dự án)

- Xen giữa các công trình có bố trí các sân đi dạo, vườn hoa cây cảnh tạo nên cảnh quan bên ngoài công trình nhằm phục vụ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện

I.3.1.2 Bố trí công năng sử dụng

1 Khối nhà chính : Khối nhà khám đa khoa ngoại trú, khối kỹ thuật nghiệp vụ khám bệnh và điều trị nội trú, ngoại trú Các khu kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng và văn phòng hành chính, lãnh đạo bệnh viện Khu bệnh nhân điều trị nội trú bao gồm: khoa nội, ngoại, phụ sản, nhi, các chuyên khoa nội, ngoại v.v…

Công trình chính gồm 2 phần :

+ Phần đế cao 2 ÷ 3 tầng

+ Phần thân trên cao 8 tầng

Phân khu : chia làm 3 khu :

+ Khu I từ trục 1 đến trục 9 (khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú) : cao 2 ÷ 3 tầng

+ Khu II từ trục 9 đến trục 18 (khối kỹ thuật đẻ, ngân hàng máu, khối bệnh nhân nội trú, các khu kỹ thuật nghiệp vụ v.v…) : cao 8 tầng

+ Khu II từ trục 18 đến trục 26 (khối hành chánh quản trị, khoa dược) : cao 2 ÷ 3 tầng

2 Các công trình khác :

- Khoa dinh dưỡng và chống nhiễm khuẩn (2 tầng)

+ Tầng 1 : khoa dinh dưỡng

+ Tầng 2 : khoa chống nhiễm khuẩn

Ơû giữa là sân trong vừa cách ly khu vực vừa tạo thông thoáng cho công trình

- Khoa bệnh nhân truyền nhiễm (2 tầng) : điều trị bệnh nhân lây theo đường tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn riêng biệt – không chồng chéo lây bệnh cho nhau trong khu điều trị

- Phía Bắc khu đất bố trí khoa bệnh lý giãi phẫu và nhà tang lễ của bệnh viện vừa tiện cho sự giao tiếp với bên ngoài vừa để một khu đất yên tĩnh và cách ly với các công trình khác của bệnh viện

Ngoài các công trình trên, trong khu đất bệnh viện còn dành cho khu vực dịch vụ để phục vụ CBCNV, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở một khu vực thích đáng và thuận tiện cho mọi người, kể cả khu dành riêng cho hoạt động TDTT của CBCNV trong bệnh viện

Trang 11

Bố trí các cổng ra vào, các bãi để xe cho CBCNV và bệnh nhân, khu vườn cây thuốc, khu vườn cây hoa cỏ, cây xanh, kết hợp với hệ thống giao thông nội ngoại viên một cách hợp lý và thuận tiện nhất trong hoạt động của bệnh viện.

Bảng I.2 Bảng tổng hợp diện tích bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi

5 Gara ô tô + xưởng sửa chữa (1 tầng) 202,70 m2

6 Các công trình phụ trợ khác (nhà để xe máy, xe đạp,

thường trực bảo vệ)

300 m2

Hạ tầng kỹ thuật

3 Tường rào xây gạch kết hợp với hoa sắt 1050 m2

Nguồn : LCKTKT “Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi”

I.3.2 Các giải pháp kỹ thuật của phương án

I.3.2.1 Giải pháp xây dựng

a Phần thân công trình

- Hệ kết cấu chịu lực là hệ khung, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép đỗ tại chỗ với bê tông M250

- Tường buồng thang máy cũng sử dụng BTCT đổ tại chỗ dày 200 bằng bê tông M250

- Tường bao che với tường ngăn xây gạch M75 vữa ximăng M50

b Nền móng công trình

- Vì quy mô công trình là 8 tầng, tải trọng chân cột tương đối lớn nên dự kiến phương án xử lý nền là cọc đóng BTCT tiết diện 250 x 250 Phương án này có thể được thay đổi khi có kết quả khoan khảo sát địa chất công trình

c Vật liệu chính sử dụng cho công trình

- Bê tông mác 250 – Rn = 115 kg/cm2

Trang 12

Điểm đấu điện sẽ được cụ thể khi có quyết định và thỏa thuận của Điện lực Quảng Ngãi.

b Chỉ tiêu cấp điện

Để đảm bảo cung cấp đủ điện cho bệnh viện đa khoa 600 giường Quảng Ngãi chỉ tiêu cấp điện lựa chọn chỉ số 2KW/giường :

600 giường x 2KW/giường = 1200 KW

c Máy phát điện dự phòng

Trong bệnh viện đa khoa có các phụ tải sau thuộc hộ tiêu thụ loại I, II :

- 04 thang máy 4 x 15 kw = 60 Kw

- Khối kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm đèn mổ và các thiết bị y tế : 70 Kw

- Khối nhà xác gồm có máy làm lạnh và hệ thống chiếu sáng : 50 Kw

- Hệ thống bơm nước cứu hỏa : 20 Kw

- Hệ thống chiếu sáng sự cố : 30 Kw

- Tổng công suất điện các phụ tải ưu tiên : 230 Kw

Trong đó công suất biểu kiến tính đến :

+ Hệ số cos ϕ = 0,85

+ Hệ số đồng thời Ktt = 0,9

+ Hệ số dự phòng Kdp = 1,1

Trang 13

I.3.2.3 Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải

a Hệ thống cấp nước

- Nguồn nước: nguồn cấp nước cho bệnh viện được lấy từ đường ống cấp nước của Thị xã

- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt : Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 giường bệnh theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam tối đa là 400 lít/ngày (q), số giường bệnh của bệnh viện (N = 600 giường) như vậy:

q x N 400 x 600

QSH = - = - = 240 m3

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho khách : q = 200 lít/khách sẽ là 120 (m3)

- Nhu cầu cấp nước chữa cháy: Theo tính toán thì mức độ cấp nước chữa cháy là 108 m3 trong 3 giờ hoạt động liên tục

- Nhu cầu cấp nước tưới : 86,22 m3 ứng với diện tích 2,874 ha

Như vậy tổng nhu cầu sử dụng nước là : Q = 554 (m3/ngđ)

b Hệ thống thoát nước mưa:

Nước mưa được thu vào các hệ thống rãnh bên trong bệnh viện sẽ được thoát vào cống lớn của hệ thống tập trung và vào hệ thống thoát nước Thị xã

c

Hệ thống thoát nước thải :

Hệ thống thoát nước thải bệnh viện là hệ thống thoát nước riêng, độc lập với hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống thoát nước, các ga thu và trạm xử lý nước thải

Mạng lưới cống thoát nước là các cống bê tông D 200, được thiết kế với chế độ tự chảy có độ dốc nhỏ nhất là 0,0015, và vận tốc tự chảy tối thiểu là 0,7 m/s Các hố ga được đặt tại các điểm thay đổi dòng chảy hay tại những vị trí dự tính thu nước nước thải ra

Dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải của bệnh viện với công suất tương ứng với khoảng 80% nhu cầu sử dụng nước cho chuyên môn và sinh hoạt của bệnh viện là 300 (m3/ng.đ) và diện tích dự kiến 500m2 (12 x 30m)

I.3.2.4 Hệ thống cấp khí y tế

Trang 14

Việc cung cấp khí y tế bao gồm : khí ôxy, khí nén và hút chân không cho các phòng hồi sức, hậu phẩu, tạm lưu và phòng bệnh nhân nặng.

- Tất cả các thiết bị gồm máy hút chân không, cụm điều phối ôxy, điều phối khí nén và các thiết bị tách lọc dịch… được bố trí chung trong một phòng

- Để đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ, phòng cung cấp khí y tế được đặt ở ngoài công trình với khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam về phòng chống cháy nổ

I.3.2.5 Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Với tính chất quan trọng của công trình, hệ thống PCCC của công trình được thiết kế đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn phòng cháy của Việt Nam

- TCVN 5738 – 1993 (hệ thống báo cháy - yêu cầu kỹ thuật)

- TCVN 2622 – 1995 (phòng chữa cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế)

Quy mô bệnh viện có khối tích lớn nên bố trí 2 máy bơm, 1 máy bơm hoạt động và 1 máy bơm dự phòng Hệ thống này bao gồm các hộp cứu hoả đặt ở các tầng với van và cuộn ống dây cứu hỏa, vị trí đặt hộp cứu hỏa được thiết kế để ống cứu hỏa có thể vươn tới tất cả các vị trí của tòa nhà với chiều dài ống khoảng 30m cho mỗi hộp

I.3.2.5 Hệ thống thang máy

Bệnh viện trang bị 7 thang máy: trong đó có 5 thang máy chở bệnh nhân và 2 thang máy phục vụ khách, thân nhân và nhân viên

I.3.3 Công tác đền bù di dân và tái định cư

Diện tích đất quy hoạch bệnh viện là 49,5 ha, toàn bộ khu đất đa số là ruộng màu của dân, chỉ có một số ít nhà dân là nhà cấp 4 Không có công trình kiên cố nào trong phạm vi khu đất xây dựng

Chi phí đền bù cho công trình này rất thấp vì chỉ phải đền bù cho ruộng màu và một số ít nhà dân cấp 4

Theo phương án cấp đất của Sở Địa chính Quảng Ngãi, số hộ dân cần phải giải tỏa, di dời là 31 hộ Hầu hết các hộ được tái định cư ở cách khu vực bệnh viện khoảng 500m

I.4 Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

- Đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là nhu cầu khám chữa bệnh của dân cư Thị xã, các chuyên gia nước ngoài của KCN Dung Quất, khách du lịch, cán bộ cao cấp và lão thành cách mạng

Trang 15

- Từng bước hình thành các chuyên khoa sâu, với đội ngũ cán bộ đủ khả năng chuyên môn và trang thiết bị đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng thuộc các chuyên khoa.

- Là đầu mối để thực hiện các chức năng của một bệnh viện tuyến tỉnh theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/91997 của Bộ trưởng bộ Y tế, cụ thể là: đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu các khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh và hợp tác quốc tế

I.5 TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Dự kiến xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi:

- Tháng 01/2002 : phê duyệt báo cáo NCKT

- Tháng 07/2002 : xong thiết kế, tổng dự toán và hồ sơ mời thầu thiết bị

- Tháng 09/2002 : phê duyệt thiết kế và tổng dự toán

- Tháng 10/2002 : Khởi công trình

- Tháng 12/2005 : Hoàn thành dự án

I.6 KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Nguồn vốn đầu tư :

Toàn bộ vốn đầu tư của dự án là vốn ngân sách cấp theo kế hoạch

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư do Chủ đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng trong hàng rào khu vực bệnh viện được đưa ra trong bảng I.2

Bảng I.2 Nhu cầu vốn đầu tư :

Đơn vị: đồng

Nguồn : LCKTKT “Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi”

Tiến độ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Tiến độ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đưa ra trong bảng I.5

Bảng I.3 Tiến độ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Đvt : 1000 đồng

Trang 16

3 Chi phí kiến thiết

cơ bản khác

Nguồn : LCKTKT “Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi”

I.7 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC

Cơ cấu tổ chức:

Dự kiến cơ cầu tổ chức của bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi gồm 49 khoa phòng (42 khoa và 7 phòng chức năng)

Nhu cầu nhân lực:

- Nhân lực khối khám đa khoa(người) : 12,5% x 600 giường = 75 người

- Nhân lực của các khối khác (người) : 1 người x 600 giường = 600 người

Tổng số cán bộ CNV toàn bệnh viện là : 675 người

Trang 17

CHƯƠNG II

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁNII.1 TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ DỰ ÁN

Khu đất xây dựng nằm ở gò Cây Trâm, phường Nghĩa Lộ, thị xã Quảng Ngãi Khu đất nằm ở vị trí cao và rất thuận tiện về giao thông không bị ngập lụt trong mùa lũ lụt Tổng diện tích đất quy hoạch bệnh viện (kể cả diện tích ngoài hàng rào) là 101.262m2

Kích thước khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi: 315 x 158m, diện tích trong hàng rào xây dựng bệnh viện : 49.504m2

Ranh giới khu đất được xác định như sau :

- Phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 26m (nối giữa đường Nguyễn Trãi và đường Bùi Thị Xuân)

- Phía Tây giáp đường quy hoạch rộng 18m

- Phía Bắc giáp đường Bùi Thị Xuân (sau khi trừ khu dân cư cũ và cây xanh cách ly)

- Phía Nam giáp đường Nguyễn Trãi (sau khi trừ khu dân cư cũ và cây xanh cách ly)

Sơ đồ vị trí dự án được đưa ra trong phụ lục II

II.1.1 Thuận lợi

Dự án nằm trong khu vực đất ở vị trí cao và rất thuận tiện về giao thông không bị ngập lụt trong mùa lũ lụt

II.1.2 Khó khăn

Vị trí nằm trong khu vực dân cư nên việc đầu tư bảo vệ môi trường phải nghiêm ngặt, tốn kém

-II.2 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN KHU VỰC DỰ ÁN

II.2.1 Đặc điểm khí hậu

(Kế thừa số liệu Quốc)

Trang 18

Thị xã Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm có 2 mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Quảng Ngãi nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão

Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.297 mm, lượng mưa trung bình biến thiên từ 90 đến

900 mm Mưa nhiều nhất vào các tháng 9 đến 11 chiếm 80% lượng mưa của cả năm

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 25,70C, trong đó nhiệt độ các tháng biến thiên từ 22 đến 290C Bốc hơi hàng năm khoảng 850 mm

Độ ẩm trung bình năm là 83,5%

Hướng gió chủ đạo trong tháng 9 đến tháng 4 là gió Đông Bắc và gió Tây Bắc, từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chính là gió Đông Nam và Nam

II.2.2 Đặc điểm địa hình

Khu đất xây dựng dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, đa số là vườn trồng mía của dân Khu đất có địa hình cao ráo không bị ngập nước trong những mùa mưa lũ

II.2.3 Đặc điểm địa chất công trình

Khu vực dự án nằm trên địa tầng phù sa dầy 10 đến 50m gồm các lớp cát có lẫn sét và sỏi mỏng, lớp đá nền có độ sâu 40m, do đó địa chất công trình tương đối tốt và ổn định

II.2.4 đặc điểm nguồn nước mặt, thủy triều và lũ lụt

Sông Trà Khúc chảy từ hướng Tây sang Đông dọc theo đường biên giới phía Bắc khu vực nội thị Lưu vực chảy qua thị xã Quảng Ngãi ngắn, dốc và rộng Thị Xã được bảo vệ bằng một con đê (cao 7,35m) chạy dọc theo bờ sông Sông Trà Khúc có độ dốc cao và độ dốc này thay đổi 12m trong khoảng 6km kể từ thị xã đến hạ lưu của sông trước khi đỗ ra biển

Lưu lượng trung bình của sông Trà Khúc đạt khoảng 205 m3/giây, lưu lượng tối đa ghi được là 18.201 m3/giây và tối thiểu là 20,7 m3/giây

Bảng II.1 các mức độ ngập trong theo các chu kỳ khác nhau tại sông Trà Khúc

Nguồn : “Dự án cải thiện môi trường miền Trung”

Trang 19

II.2.5 Động đất và áp lực gió

Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập III) ban hành theo quy định số 439/BXD-CSXD ngày 25/7/1997 của Bộ trưởng Bộ xây dựng thì thị xã Quảng Ngãi nằm trong vùng có động đất và áp dụng gió nhu sau :

- Động đất : vùng chấn động cấp 6 (MSK) với tầng xuất lập lại B1 ≥ 0,005 (chu kỳ T1 ≤

200 năm) Xác xuất xuất hiện chấn động P ≥ 0,1 trong khoảng thời gian 20 năm

- Aùp lực gió : thuộc vùng III.B1 chịu ảnh hưởng của bão lớn, với áp lực gió W0 = 125daN/m2

II.3 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN

II.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn

Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC tiến hành lấy 4 mẫu không khí tại khu vực dự án Kết quả lấy mẫu và phân tích được trình bày trong bảng II.2

Bảng II.2 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án

Điểm đo Độ ồn

quanh

(***) TCVN 5938-1995 : Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép cuả một số chất

độc hại trong không khí xung quanh

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng

Trang 20

Vị trí lấy mẫu không khí được diễn giải trong bảng II.3

Bảng II.3 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu khí

II.4.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC tiến hành lấy 3 mẫu nước biển ven bờ tại khu vực dự án Kết quả lấy mẫu và phân tích được trình bày trong bảng II.4

Bảng II.4 : Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ tại khu vực Dự án

Chỉ tiêu Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Tiêu chuẩn

Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC), 9/2003

Chú ý: TCVN 5942 - 1995 - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng

Trang 21

Vị trí lấy mẫu nước biển ven bờ được diễn giải trong bảng II.5

Bảng II.5 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước mặt

M1

M2

M3

II.4.3 Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án

Nhằm đánh giá được hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC đã tiến hành lấy 3 mẫu ngầm tại khu vực dự án Kết quả lấy mẫu và phân tích được trình bày trong bảng II.6

Bảng II.6 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án

Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC 3/2003.

Ghi Chú : TCVN 5944-1995 - Tiêu chuẩn về nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm

Vị trí lấy mẫu nước ngầm được diễn giải trong bảng II.7

Bảng II.7 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước ngầm

N1

N2

N3

II.5 TÀI NGUYÊN SINH HỌC TẠI KHU VỰC DỰ ÁN

II.5.1 Tài nguyên rừng.

Trang 22

II.5.1.1 Rừng tự nhiên

Rừng tự nhiên hiện nay phân bố chủ yếu ở phía Tây của tỉnh hoặc ở các thung lũng trên những vùng đồi núi cao, dốc, khó khai thác Rừng ở đây tuy còn ít nhưng vẫn mang tính đa dạng và phong phú về loài cây Trong rừng có nhiều gỗ quý như gõ, sơn, chò, giổi, quế, v.v…

Theo quỹ lượng gỗ rừng Quảng Ngãi chia làm 4 loại: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi Diện tích rừng giàu chiếm 3.786 ha (6,3% RTN), rừng trung bình và rừng nghèo chiếm phần lớn diện tích khoảng 43.770 ha (72,5% RTN), rừng phục hồi 18,05% RTN

Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của toàn tỉnh năm 1994 ước tính khoảng 7.555.980 m3, trong đó rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 4.527.140 m3 (chiếm 59,88% tổng trữ lượng)

II.5.1.1 Rừng trồng

Trong tổng số 11.400 ha rừng trồng có khoảng 38,82% là bạch đàn, 28,66% quế, 12,68% phi lao, 10,63% rừng đào, 6,78% thông, còn lại là keo, dứa, mít, cau, tre (1,98% rừng trồng)

Rừng trồng ở giai đoạn hiện nay vẫn làm chức năng cải tạo và bảo vệ đất là chủ yếu Nhìn chưng, trữ lượng rừng trồng chưa được nghiên cứu đánh giá Riêng quế, theo ước tính có khoảng hơn 10.000.000 cây (1994) có khả năng khai thác

II.5.1 Tài nguyên động vật.

Theo số liệu của các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy khu hệ thống động vật Quảng Ngãi bao gồm: 7 bộ thú với 19 họ, 38 loài, 13 bộ chim với 36 hệ, 77 loài Thú ở Quảng Ngãi có thể được chia làm các nhóm sau:

- Nhóm thú kinh tế: nhóm này còn tương đối nhiều ở Quảng Ngãi bao gồm: lợn rừng, hoẵng, nai, nhím

- Nhóm thú có giá trị dược liệu: bao gồm các loài voi, hổ, cừu, nhím, tê, khỉ, …

Quảng Ngãi có một số loài động vật quý hiếm (với số lượng ít) được ghi vào sách đỏ như: khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, hổ, báo xám, mèo gấm,…

Khu hệ chim: hệ chim của tỉnh Quảng Ngãi rất phong phú, gà rừng, gà gô, chim xanh, chim sẻ, chim gáy, chim chào mào … nhóm chim cảnh tiêu biểu như chim vành khuyên, vẹt đầu hồng, vẹt ngực đỏ, vàng anh …

II.5.2 Tài nguyên thực vật

Trang 23

Tài nguyên thực vật Quảng Ngãi tương đối đa dạng và phong phú, xuất hiện một số loài mang tính khu hệ thực vật phía bắc như giẻ lau, re xanh, re gừng, ngọc lan, một số loài cây có nguồn gốc khu hệ thực vật phía Nam như bằng lăng, ổi, pơ tăng, bứa …

Ngoài các loại cây trên thì nhóm cây bụi khá phổ biến ở Quảng Ngãi như lau, lánh, sim, mua, chà là … chúng có độ cao trung bình khoản 1 – 2m và che phủ 50 – 70%

II.6 HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi được dự kiến xây dựng tại khu vực thuộc phường Nghĩa Lộ, thị xã Quảng Ngãi với diện tích đất quy hoạch là 49,5 ha Hiện trạng kinh tế xã hội tại khu vực dự án được trình bày như sau :

(1) Diện tích và Dân số :

Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2002 thì dân số toàn thị xã Quảng Ngãi được chia thành 10 đơn vị hành chính gồm 8 phường và 2 xã Diện tích tự nhiên chiếm 37,13km2 với tổng số dân xấp xỉ 118.380 người Khu vực đô thị chỉ chiếm 46% tổng diện tích nhưng có tới 77% dân số toàn thị xã Mật độ dân cư tại các phường lớn gấp 3 lần so với các xã ở khu vực nông thôn, trong đó phường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Nghiêm là những nơi có mật độ lớn nhất

Mức độ gia tăng dân số khu vực đô thị giai đoạn 1989 đến 1999 ước tính 21,7%

Các số liệu về dân số của 10 đơn vị hành chiùnh thuộc thị xã Quảng Ngãi được thể hiện qua bảng II.8

Bảng II.8 Số liệu dân số toàn thị xã Quảng Ngãi (2001)

Diện tích (ha) (người)Số dân Số hộ (người/ha)Mật độ Quy mô hộgia đình

(người/hộ)

Hộ nghèo (%)

Trang 24

Tổng cộng 3.712 113.658 24.463 31 4,6 14,6

(Nguồn: niên giám thống kê Thị xã Quảng Ngãi năm 2001).

(2) Dân tộc - tôn giáo

− Tại các khu đô thị tỉnh Quảng Ngãi dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn Ngoài ra, tại đây còn có dân tộc Hrê và một số dân tộc khác Thị xã Quảng Ngãi có 99,77% dân tộc Kinh; 0,043% dân tộc Hrê, phần còn lại 0,19% là các dân tộc khác

− Tại các thị trấn huyện đồng bằng tỉ lệ người Kinh chiếm đa số tuyệt đối (ví dụ tại thị trấn Chợ Chùa) hoặc chỉ có thành phần người Kinh sinh sống (ví dụ tại các đô thị huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh)

− Tại các đô thị huyện miền núi đồi trọc, có các dân tộc Kinh, Hrê, Xơ Đăng, Cor và một số dân tộc khác, trong đó người Kinh chiếm chủ yếu tại hầu hết các huyện lỵ Tuy nhiên, tại huyện Ba Tơ, Sơn Hà thành phần dân tộc khác chiếm phần lớn

− Phần lớn nhân dân theo đạo Phật, phần còn lại theo đạo Tin Lành, Công Giáo, và các tôn giáo khác

(3) Giáo dục – y tế

Giáo dục:

Hệ thống giáo dục tại các khu đô thị được đầu tư xây dựng với cơ sở hạ tầng đầy đủ phục vụ học tập, nghiên cứu và có một lực lượng giáo viên đủ khả năng cung cấp kiến thức và đào tạo đạt yêu cầu cuả Bộ giáo dục đề ra Số liệu thống kê năm 2000 được tóm tắt như sau:

− Tại trung tâm thị xã có 15 trường mẫu giáo với 4.192 em và các huyện đồng bằng có

125 trường mẫu giáo với số học sinh 30.178 em, trong đó trung tâm thị trấn chiếm 20% Số trường phổ thông là 300 trong đó cấp I: 164, cấp II: 108, cấp II - III: 5, cấp III: 23

− Số trường mẫu giáo trong 5 huyện miền núi là 21 với 988 em, khu thị trấn các huyện chiếm 30% tổng số Số trường phổ thông là 85 trong đó cấp I: 65, cấp II: 11, cấp I - II:

− Giáo dục trung học chuyên nghiệp có 2 trường của địa phương với 3.075 học viên và

54 giáo viên Số lượng học viên tốt nghiệp năm 2000 là 806 học viên cấp đại học, cao đẳng và 1.932 cấp trung học chuyên nghiệp

Trang 25

− Cấp đại học, cao đẳng có 24 giảng viên trình độ trên đại học, 135 cấp đại học và cao đẳng Cấp trung học chuyên nghiệp có 3 giảng viên trình độ trên đại học, 54 trình độ đại học và 9 là trung học chuyên nghiệp.

Y tế:

Hiện nay, tại thị xã Quảng Ngãi có một bệnh viên đa khoa cấp tỉnh với 565 giường Một số thị trấn có Trung tâm y tế (TTYT) cấp huyện Số lượng giường bệnh tại bệnh viện đa khoa và các TTYT ở đô thị tỉnh Quảng Ngãi được được trình bày trong bảng II.9

Bảng II.9: Số lượng giường bệnh tại một số bệnh viện đô thị tỉnh Quảng Ngãi

TT Bệnh viện Tuyến bệnh viện Số giường Địa phương

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Quảng Ngãi, 2001

Trong những năm gần đây (1995 - 2000), số lượng bác sỹ đưa về các bệnh viện trung tâm ngày tăng cao, năm 2000 bệnh viện tỉnh có 197 bác sỹ, chiếm 56,28% toàn tỉnh; 5 huyện đồng bằng số bác sỹ chiếm 34,86%; các huyện miền núi 7,72% và huyện hải đảo chiếm 1,14%

(4) Điều kiện kinh tế

Trong năm 2000 giá trị sản xuất CN - TTCN thị xã Quảng Ngãi đạt được 789.231 triệu đồng, trong đó công nghiệp quốc doanh đạt 644.463 triệu đồng, ngoài quốc doanh đạt 144.968 triệu đồng

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2001, giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 55,0% kế hoạch năm, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước

Nhìn chung, các cơ sở sản xuất hoạt động ổn định, tăng về số lượng sản phẩm và có nâng cao về chất lượng, được thị trường chấp nhận nên đã tiêu thụ nhanh Có 116 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với tổng vốn 3.384,3 triệu đồng

(5) Phát triển xây dựng

Theo báo cáo năm 2000 thị xã Quảng Ngãi đã thực hiện được 192.881 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ bản, tăng 10,4% so với năm 1999 Phần đầu tư được tập trung chủ yếu cho xây lắp các công trình giao thông công cộng, thủy lợi và hệ thống lưới điện

Trang 26

Trong 6 tháng đầu năm 2001, xây dựng cơ sở hạ tầng tại TX Quảng Ngãi đạt tổng giá trị thực hiện là 10.100 triệu đồng (trong đó xây lắp đạt 4.476 triệu đồng, đền bù là 5.724 triệu đồng) Riêng dự án đường Thành Cổ Núi Bút thực hiện được trên 2.333 triệu đồng (xây lắp trên 1.817 triệu đồng).

(6) Phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản)

Theo báo cáo thống kê năm 2000, tổng sản lượng lương thực tại tiểu vùng đô thị đạt 9.700 tấn (chiếm khoảng 2,9% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh), trong đó chủ yếu là lúa và phần nhỏ là hoa màu, cây công nghiệp, cây trồng lâu năm

Ngành chăn nuôi tại các trung tâm đô thị huyện , thị xã không phát triển mạnh

(7) Giao thông - vận tải

Tỉnh có mạng lưới giao thông với 4 loại đường: Đường sắt, đường bộ, đường sông và đường biển Mạng lưới đường bộ đã rải đều khắp cả tỉnh (mật độ bình quân khoảng 0,22

km đường/ km2, tương đối lớn so với các tỉnh miền Trung khác) Tuy mật độ đường cao, nhưng chất lượng các tuyến đường giao thông (trừ quốc lộ 1A) rất kém, chủ yếu là đường cấp phối và đường đất đã hư hỏng hoặc biến dạng so với ban đầu

Tổng khối lượng hàng hoá được vận chuyển trong năm 2000 tại các trung tâm thị trấn, thị xã là 614.000 tấn (chiếm 85% của cả tỉnh), trong đó vận chuyển bằng phương tiện cơ giới giữa các huyện trong tỉnh chiếm chủ yếu

(8) Thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu

Tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ trong năm 2000 của các đô thị đạt khoảng 3.078 triệu đồng (chiếm 65% của cả tỉnh) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội là 1.323 triệu đồng Hoạt động dịch vụ du lịch, khách sạn của tỉnh trong những năm gần đây có sự chuyển biến rõ rệt, đóng góp một phần lớn vào ngân sách của tỉnh

Trang 27

- Đền bù và giải tỏa

- Đường nội bộ và sân bãi

- Bãi đậu xe

- Vành đai cây xanh

Các công việc xây dựng cơ bản Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi bao gồm:

- Xây dựng và bố trí bệnh viện thành các phòng, khoa theo đúng quy mô và diện tích mà dự án đưa ra;

- Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ để tiếp cận với các trục đường giao thông chính của khu vực;

- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho toàn bệnh viện;

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích khu đất dự án;

- Xây dựng các hệ thống thoát nước bẩn liên kết với các công trình xử lý cục bộ nước thải;

- Xây dựng hố tập trung chất thải cho toàn bệnh viện;

- Xây dựng hệ thống chống ồn cho buồng máy phát điện;

- Xây dựng bãi đậu xe, hoa viên, thảm cỏ, các kho vật tư , nguyên liệu và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

Theo kế hoạch dự kiến thì các công trình kể trên sẽ tiến hành xen kẽ nhau và kết hợp song song cùng lúc một số công việc như thi công các hạng mục công trình liên kết : bồn hoa cây xanh, đường nội bộ, hện thống cấp thoát nước, hệ thống cáp điện ngầm v.v…

Trang 28

III.1.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm

Các nguồn gốc gây ô nhiễm chính trong giai đoạn xây dựng cơ bản có thể tóm lược như sau :

- Ô nhiễm bụi đất, đá trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, thi công có thể gây

ra các tác động lên công nhân trực tiếp thi công và môi trường xung quanh (dân cư, động thực vật)

- Ô nhiễm nhiệt: từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường, các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức) Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường

- Ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận tải, máy móc thi công, chủ yếu là khí thải từ các động cơ các loại (xăng, dầu DO, dầu FO) Loại ô nhiễm này thường không lớn

do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng thoáng

- Ô nhiễm về tiếng ồn, rung do các phương tiện và máy móc thi công trên công trường Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục

- Nước mưa đọng trên mặt đất và đường vận chuyển gây lầy lội và ô nhiễm vào mùa mưa

- Nước thải sinh hoạt của các công nhân xây dựng có thể gây ô nhiễm môi trường, nên đơn vị thi công sẽ xây dựng hệ thống nhà vệ sinh trong quá trình thi công

- Ô nhiễm do chất thải rắn từ các hoạt động xây dựng chủ yếu là xà bần, sắt vụn, gỗ cốt pha , lượng chất thải rắn này thường được thu gom tận dụng để làm chất đốt, bán phế liệu và san lấp mặt bằng Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng có số lượng không lớn, nhưng sẽ được thu gom và xử lý hợp vệ sinh

III.1.3 Các tác động đến môi trường vật lý

III.1.3.1 Tác động do ô nhiễm bụi và tiếng ồn

Bụi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các dạng mục công trình của dự án trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp thi công công trình Mức độ tác động đối với sức khỏe tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm bụi thực sự và thời gian tiếp xúc của người công nhân đối với các nguồn bụi

Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viện dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi quá xa và nguồn phát được che chắn phần thấp dưới đất bằng tường rào bao quanh bệnh viện

Trang 29

Môi trường bị ô nhiễm bụi sẽ có khả năng kéo theo ô nhiễm nguồn nước sử dụng của nhân dân và từ đó gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật nuôi Bụi ô nhiễm còn tác động xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ một lớp bụi trên lá, từ đó gây ra cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lá úa vàng nhanh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển và đơm hoa kết trái của cây trồng.

Tiếng ồn phát ra do các máy móc và phương tiện thi công sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát

III.1.3.2 Tác động do các chất thải sinh hoạt của công nhân thi công công trình

Trong quá trình thi công, do đòi hỏi phải tập trung một lực lượng lao động tương đối lớn nên nếu dự án không bố trí những khu nhà vệ sinh hợp lý thì các chất thải sinh hoạt của công nhân sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường chung của khu vực dự án: bốc mùi hôi thối và tạo điều kiện cho ruồi muỗi, côn trùng phát triển Các chất thải rắn sinh hoạt nếu không có biện pháp thu gom và giải quyết hợp lý cũng sẽ gây những tác động như trên

III.1.3.3 Tác động do ô nhiễm nhiệt, khí thải từ các phương tiện và máy móc thi công

Nhìn chung chỉ ở mức độ nhẹ và ảnh hưởng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp thi công công trình Đáng lưu ý ở đây là các công nhân làm việc với những khu có sử dụng nhiệt như đốt nóng nhựa để rãi đường

III.1.3.4 Tác động của các chất thải rắn

Các loại bao bì, phế liệu sản sinh ra trong quá trình thi công, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh

III.1.4 Các tác động về kinh tế xã hội

III.1.4.1 Tác động do di dân, giải tỏa

Khu đất chịu tác động trực tiếp xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi có diện tích khoảng 49,5ha đa số là ruộng màu và 31 hộ dân cư phải di dời Số hộ di dời trong khu vực Dự án không nhiều cùng với việc đền bù giải tỏa và tái định cư (các hộ được tái định cư ở cạnh cách khu vực bệnh viện khoảng 500m) thỏa đáng Việc ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân cũng có nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều

III.1.4.2 Cảnh quan đô thị

Việc thi công xây dựng hoàn tất dự án sẽ hình thành nên một quần thể kiến trúc với tòa nhà cao 8 tầng nằm giữa khu đất dự án, toàn bộ công trình này được cách ly với môi trường bên ngoài bằng các dãy cây xanh và tường rào bao quanh bệnh viện Xét về mặt

Trang 30

thẩm mỹ thì có thể nói đây là một công trình sạch đẹp, hiện đại, đảm bảo được lộ giới và thuộc loại bệnh viện có quy mô lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi cũng như tương đương với các bệnh viện khu vực miền Trung.

III.1.4.3 Tai nạn lao động

- Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe cao có thể gây ra các tai nạn lao động

- Việc thi công các công trình trên tầng cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trược té trên các giàn giáo, các tai nạn do tiếp cận với điện như thi công hệ thống điện , va chạm vào các đường dây điện , bão gió gây đứt dây điện …

III.1.4.4 Sự cố cháy nổ

- Các nguồn có khả năng cháy nổ như : kho chứa nguyên nhiên liệu cho thi công, máy móc (hóa chất, dung môi, sơn, xăng, dầu DO, dầu FO ) hay các công đoạn gia nhiệt trong thi công (đun nhựa đường ) có thể gây ra cháy nỗ, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và kinh tế nếu như không có các biện pháp phòng ngừa

- Hệ thống điện tạm thời cung cấp điện cho các máy móc thiết bị thi công có thể bị sự cố gây cháy nỗ

III.1.5 Đánh giá tổng hợp các tác động

Bảng III.1 Tóm tắt các tác động trong quá trình xây dựng

Hoạt động Đất Nước Không khí Môi trường

sinh học

Kinh tế xã hội

-Xây dựng hệ thống

giao thông trong nội

bộ bệnh viện

-Xây dựng hệ thống

-Xây dựng hệ thống

thoát nước và xử lý

nước thải

-Ghi chú:

Trang 31

+ : Ít tác động có hại

++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình

+++ : Tác động có hại ở mức mạnh

- : Không tác động có hại

III.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG III.2.1 Xác định các nguồn gốc ô nhiễm và các sự cố có thể xảy ra

Các nguồn có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường và các sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện bao gồm:

- Nước thải các loại (bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, nước thải từ các công trình phụ trợ v.v…);

- Chất thải rắn các loại (bao gồm cả rác sinh hoạt và các bệnh phẩm, bông băng …);

- Tiếng ồn phát sinh do sự hoạt động của máy phát điện;

- Khí thải, bụi thải ra từ máy phát điện, xe cộ lưu thông trong bệnh viện;

- Các chất phóng xạ, tia điện phát ra trong quá trình soi chụp X- quang, siêu âm, scanner, phòng phóng xạ v.v…;

- Các sự cố dẫn đến cháy nỗ;

- Các sự cố khác (nổ vỡ bình hạ thế điện, rò rỉ hóa chất…)

III.2.2 Tác động do Nước thải

Khi dự án bước vào giai đoạn hoạt động ổn định (tất cả các hạng mục công trình điều được xây dựng hoàn chỉnh) thì nước thải trong toàn bộ khuôn viên bệnh viện bao gồm các loại khác nhau với nguồn thải tương ứng như nhau:

- Nước thải từ nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên bệnh viện;

- Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong bệnh viện, của bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh;

- Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh;

- Nước thải từ các công trình phụ trợ (giải nhiệt máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho các máy điều hòa không khí v.v…)

III.2.1.1 Nước thải là nước mưa

Trang 32

Loại nước thải này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt khuôn viên bệnh viện Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rữa trôi Theo phương án bố trí tổng mặt bằng Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, các khu sân bãi, đường giao thông nội bộ đều được trãi nhựa, không để rác rưỡi tích tụ lâu ngày trên khu vực bãi sân, do đó nước mưa khi chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể và được xem là nước thải “quy ước sạch” cùng với nước thu gom trên mái của các khu nhà trong bệnh viện Loại nước này được thu gom bằng hệ thống thoát nước dành riêng cho nước mưa và cho thoát vào hệ thống cống trong khu vực.

III.2.1.2 Nước thải sinh hoạt

Là một loại nước thải ra sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt trong bệnh viện : ăn, uống, tắm rữa, vệ sinh … từ các nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh, nhà ăn, căn tin …

Theo ước tính hệ số thải nước thải bình quân của cán bộ CNV bệnh viện và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi (tính trong trường hợp công suất bệnh viên đạt tối đa 600 giường) thì lượng nước thải sinh hoạt của bệnh viện là 51 m3/ngày đêm

Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong bệnh viện cũng giống như nước thải sinh hoạt từ các cụm dân cư đô thị khác: có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD,COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốtpho) và vi trùng với các đặc trưng như sau:

III.2.1.3 Nước thải khám và điều trị bệnh

Loại nước thải này có thể nói là một loại nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải nước của bệnh viện Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong bệnh viện: giặt tẩy áo quần bệnh nhân, chăn mền, draf, cho các giường bệnh, súc rữa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc v.v… tùy theo từng khâu và quá trình cụ thể mà tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm khi đó sẽ khác nhau

Theo quy chuẩn, lưư lượng nước thải thải ra đối với mỗi giường bệnh là 400 lít/ngàyđêm

Trang 33

Báo cáo này không đi sâu vào việc phân tích thành phần và tính chất nước thải cho riêng từng khâu hay quá trình khám chữa bệnh, mà chỉ tập trung vào việc xác định thành phần và tính chất nước thải hỗn hợp của các khâu và quá trình đó để có cơ sở đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kế hoạch triển khai dự án là chỉ xây dựng một trạm xử lý nước thải tập trung cho toàn bệnh viện chứ không tách riêng tất cả các dòng thải với nhau để tiến hành xử lý cục bộ cho từng dòng, bởi vì khi đó sẽ rất tốn kém cho kinh phí đầu tư và rất khó quản lý trong quá trình vận hành các công trình xử lý cục bộ.

Một số bệnh viện ở khu vực Tp Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành các biện pháp khống chế

ô nhiễm nguồn nước theo chiều hướng trên: tập trung tất cả các loại nước thải khám chữa bệnh dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường ngoài

Thành phần và tính chất nước thải hỗn hợp (không tính nước mưa) của một số Bệnh viện ở khu vực Tp.Hồ Chí Minh được thể hiện qua các Bảng III.2, III.3, III.4,III.5

Bảng III.2 Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Trưng Vương

Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

Bảng III.3 Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

Bảng III.4 Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi

Trang 34

TT Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng Đơn vị đo Nồng độ

Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

Bảng III.5 Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Chợ Rẫy

Nguồn : CEFINEA, tháng 3/1996.

Như vậy đặc trưng nước thải bệnh viện như sau:

III.2.2 Tác động do chất thải rắn

III.2.2.1 Thành phần của chất thải rắn

Trang 35

Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện có thể phân chia thành 2 nhóm theo tính chất ô nhiễm và biện pháp xử lý:

* Chất thải từ các hoạt động chuyên môn (chiếm khoảng 20-30%) bao gồm:

 Khoa điều trị: Bông băng, mủ hoại tử, tổ chức hoại tử đã cắt lọc, kim bơm tiêm, thuốc thừa, các dịch, bệnh phẩm

 Phòng mổ: Bông băng nhiễm khuẩn, mủ tổ chức hoại tử, chi thể cắt bỏ, dịch tổ chức, máu, thuốc hoá chất vô cảm

 Phòng khám: Bệnh phẩm, mủ các tổ chức hoại tử, bông băng gạc nhiễm khuẩn, dụng cụ , nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn

 Khoa xét nghiệm: Máu, hóa chất, bơm kim tiêm, kim chích máu, chai lọ đựng bệnh phẩm, bệnh phẩm sau xét nghiệm như máu, mủ đờm, môi trường nuôi cấy

 Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm không còn sử dụng

* Chất thải sinh hoạt (chiếm khoảng 70 - 80 %): lượng chất thải này từ sinh hoạt của bệnh

nhân, thân nhân bệnh nhân và CBCNV bệnh viện

Chất thải từ bệnh viện không được xử lý triệt để sẽ là môi trường chứa nguy cơ lây nhiễm rất lớn, dễ tạo ô nhiễm môi trường chung quanh, đặc biệt ô nhiễm các khoa phòng tại bệnh viện gây nhiễm khuẩn bệnh viện, kéo dài thời gian điều trị Vì vậy, việc thu gom tiêu huỷ nguồn lây nhiễm này là biện pháp kinh tế để loại trừ một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh dịch và là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nhân dân trong khu vực và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế đối với xã hội

Theo số liệu điều tra, khảo sát tháng 6/2001 do Công ty Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị thự hiện, thì thành phần chất thải rắn của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh như sau:

Bảng III.6 Thành phần chất thải rắn của các bệnh viện đa khoa tuyến

6 Chai nhựa, túi nhựa các loại PP, PE, PVC 5,45

9 Rác hữu cơ (rau, quả, thức ăn thừa, lá cây …) 22,62

10 Đất đá, sỏi cát, sành và các vật rắn khác 5,8

11 Thành phần mùn không thể phân loại 1,4

Trang 36

III.2.2.2 Khối lượng chất thải rắn của Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi

Lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh thay đổi hàng ngày, hàng tháng, theo mừa và thời tiết Không những thế mà còn thay đổi khác nhau theo từng khoa chuyên môn chất thải rắn y tế tập trung khối lượng lớn ở các khoa như : khoa sản và phụ khoa, khoa hồi sức cấp cứu và khoa ngoại …

Theo hệ số phát thải đối với bệnh viện đa khoa do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập thì trung bình mỗi giường bệnh mỗi năm thải ra 706 kg rác thải, trong đó có 243 kg rác thải y tế lây nhiễm (chất thải nguy hại) Như vậy với công suất bệnh viện là 600 giường thì lượng phát thải trong 1 năm là 423,6 tấn (1,160 tấn/ngày), trong đó chất thải nguy hại là 145,8 tấn/năm (400 kg/ngày)

Theo Dự án đề ra thì là đốt rác thải y tế không nằm trong phạm vi đầu tư của dự án này

vì ngành y tế sẽ đầu tư một hệ thống đốt chất thải y tế chung cho toàn thị Xã, vì vậy mức độ ô nhiễm không khí của dầu DO sử dụng cho lò đốt rác không đánh giá)

III.2.3 Các chất ô nhiễm không khí

Lò đốt hiện tại của bệnh viện đa khoa cũ xây dựng năm 2001, công suất 100 kg/giờ, đang hoạt động tốt

Trong quá trình hoạt động của dự án, nguồn thải từ quá trình hoạt động của máy phát điện dự phòng 250 KVA; (định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 130 kg dầu DO/h)

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do sản phẩm cháy của đốt nhiên liệu dầu DO nói trên Trong loại dầu này, ngoài thành phần chính là các hydrocacbon (CXHY), còn có các hợp chất của oxy, lưu huỳnh và nitơ Khi đốt cháy, loại dầu này đều phát sinh các sản phẩm cháy chủ yếu là các khí: CO, CO2, SO2, NO2, hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí CXHY, NOX, SOX, Aldehyde, trong đó các tác nhân cần kiểm soát là SO2 và nO2 (các chất chỉ thị ô nhiễm đầu đốt) Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, công trình và động thực vật, còn mức độ tác động của chúng đến môi trường thì lại phụ thuộc nhiều vào nồng độ và tải lượng của chúng được thải vào khí quyển, cũng như phụ thuộc vào các điều kiện vi khí hậu tại khu vực đang xét (tốc độ gió, nhiệt độ, chế độ mưa v.v…)

Để có cơ sở đánh giá một cách tương đối tác động do các lạoi khí thải của bệnh viện đến môi trường, báo cáo này sẽ dựa vào một số kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên Thế giới để tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí

Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO), vậy có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm khí thải thải ra (xem bảng III.7)

Bảng III.7 : Tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải máy phát điện

Ngày đăng: 24/04/2013, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Infrastructure Projects Khác
3. ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Industrial and Power Development Projects Khác
4. WB (1991). Environmental Assessment Sourcebook. Vol. II, Sectoral Guidelines Khác
5. WB (1992). Environmental Assessment Sourcebook. Vol. III, Guidelines for Environmental Assessment of Energy and Industry project.6 Khác
7. Alexander P. Economopoulos,Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution , WHO ,Geneva ,1993 Khác
8. Alexander P.Economopoulos,Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 2 :Approaches for Consideration in formulating Environmental Control Strategies, WHO,Geneva ,1993 Khác
9. World Health Organization, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental Control Strategies, Geneva, 1993 Khác
10. Roger Batstone, James E. Smith, Jr.and David Wilson, editors, The Safe Disposal of Hazardous Wastes,The Special Needs and Problems of Developing Countries, Volume I, II, III ,WHO ,1989 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng I.2.  Bảng tổng hợp diện tích bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng I.2. Bảng tổng hợp diện tích bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi (Trang 11)
- Thép hình CT3 R= 2.100 kg/cm2 - báo cáo đánh giá tác động môi trường
h ép hình CT3 R= 2.100 kg/cm2 (Trang 12)
- Từng bước hình thành các chuyên khoa sâu, với đội ngũ cán bộ đủ khả năng chuyên môn và trang thiết bị đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng thuộc các chuyên khoa. - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng bước hình thành các chuyên khoa sâu, với đội ngũ cán bộ đủ khả năng chuyên môn và trang thiết bị đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng thuộc các chuyên khoa (Trang 15)
Bảng I.2. Nhu cầu vốn đầu tư : - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng I.2. Nhu cầu vốn đầu tư : (Trang 15)
II.2.2. Đặc điểm địa hình - báo cáo đánh giá tác động môi trường
2.2. Đặc điểm địa hình (Trang 18)
Bảng II.1. các mức độ ngập trong theo các chu kỳ khác nhau tại sông Trà Khúc - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.1. các mức độ ngập trong theo các chu kỳ khác nhau tại sông Trà Khúc (Trang 18)
Bảng II. 2: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án. - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II. 2: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án (Trang 19)
Bảng II.2 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án. - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.2 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án (Trang 19)
Vị trí lấy mẫu không khí được diễn giải trong bảng II.3. Bảng II.3 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu khí - báo cáo đánh giá tác động môi trường
tr í lấy mẫu không khí được diễn giải trong bảng II.3. Bảng II.3 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu khí (Trang 20)
Bảng II. 4: Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ tại khu vực Dự án. - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II. 4: Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ tại khu vực Dự án (Trang 20)
Bảng II.4 : Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ tại khu vực Dự án. - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.4 : Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ tại khu vực Dự án (Trang 20)
Bảng II.3 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu khí - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.3 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu khí (Trang 20)
Bảng II.6. Kết quả phân tích chất lượngnước ngầm tại khu vực Dự án - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.6. Kết quả phân tích chất lượngnước ngầm tại khu vực Dự án (Trang 21)
Vị trí lấy mẫu nước biển ven bờ được diễn giải trong bảng II.5. Bảng II.5 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước mặt - báo cáo đánh giá tác động môi trường
tr í lấy mẫu nước biển ven bờ được diễn giải trong bảng II.5. Bảng II.5 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước mặt (Trang 21)
Bảng II.7 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước ngầm - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.7 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước ngầm (Trang 21)
Bảng II.5 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước mặt - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.5 : Diễn giải đặc điểm của các vị trí lấy mẫu nước mặt (Trang 21)
Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2002 thì dân số toàn thị xã Quảng Ngãi được chia thành 10 đơn vị hành chính gồm 8 phường và 2 xã - báo cáo đánh giá tác động môi trường
heo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2002 thì dân số toàn thị xã Quảng Ngãi được chia thành 10 đơn vị hành chính gồm 8 phường và 2 xã (Trang 23)
Bảng II.8.  Số liệu dân số toàn thị xã Quảng Ngãi (2001) - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.8. Số liệu dân số toàn thị xã Quảng Ngãi (2001) (Trang 23)
Bảng II.9: Số lượng giường bệnh tại một số bệnh viện đô thị tỉnh Quảng Ngãi - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.9: Số lượng giường bệnh tại một số bệnh viện đô thị tỉnh Quảng Ngãi (Trang 25)
Bảng II.9: Số lượng giường bệnh tại một số bệnh viện đô thị tỉnh Quảng Ngãi - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng II.9: Số lượng giường bệnh tại một số bệnh viện đô thị tỉnh Quảng Ngãi (Trang 25)
Bảng III.1. Tóm tắt các tác động trong quá trình xây dựng - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.1. Tóm tắt các tác động trong quá trình xây dựng (Trang 30)
Bảng III.1. Tóm tắt các tác động trong quá trình xây dựng - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.1. Tóm tắt các tác động trong quá trình xây dựng (Trang 30)
Bảng III.2. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Trưng Vương - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.2. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Trưng Vương (Trang 33)
Bảng III.3. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Tri Phương - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.3. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Trang 33)
Bảng III.4. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.4. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi (Trang 33)
Bảng III.5. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Chợ Rẫy - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.5. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 34)
Bảng III.6 Thành phần chất thải rắn của các bệnh viện đa khoa tuyến - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.6 Thành phần chất thải rắn của các bệnh viện đa khoa tuyến (Trang 35)
Bảng III.6  Thành phần chất thải rắn của các bệnh viện đa khoa tuyến - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng III.6 Thành phần chất thải rắn của các bệnh viện đa khoa tuyến (Trang 35)
Hình IV.1. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước thải bệnh viện - báo cáo đánh giá tác động môi trường
nh IV.1. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước thải bệnh viện (Trang 51)
Hình IV.1. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước thải bệnh viện - báo cáo đánh giá tác động môi trường
nh IV.1. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước thải bệnh viện (Trang 51)
Bảng IV.1. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt trên bể tự hoại Các chỉ tiêu ô - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng IV.1. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt trên bể tự hoại Các chỉ tiêu ô (Trang 52)
Bảng IV.1. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt trên bể tự hoại Các chỉ tiêu ô - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng IV.1. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt trên bể tự hoại Các chỉ tiêu ô (Trang 52)
Bảng IV.2. Chất lượngnước thải trước và sau khi xử lý tập trung - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng IV.2. Chất lượngnước thải trước và sau khi xử lý tập trung (Trang 53)
Bảng IV.2. Chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý tập trung - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng IV.2. Chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý tập trung (Trang 53)
Hình IV.2. Sơ đồ nguyên lý công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung ♦   Mô tả công nghệ - báo cáo đánh giá tác động môi trường
nh IV.2. Sơ đồ nguyên lý công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung ♦ Mô tả công nghệ (Trang 54)
Sơ đồ nguyên lý công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung bệnh viện đa khoa  Quảng Ngãi - báo cáo đánh giá tác động môi trường
Sơ đồ nguy ên lý công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi (Trang 54)
Bảng V. 2: Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng V. 2: Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải (Trang 55)
Bảng V.2 : Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải - báo cáo đánh giá tác động môi trường
ng V.2 : Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w