Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề phát triển kinh tế luôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhấttrong tất cả các thời đại, đặc biệt là trong thời đại kinh tế thị trường nhưhiện nay Mỗi doanh nghiệp được ví như là một cơ thể sống của đời sốngkinh tế Tuy nhiên, điều kiện môi trường kinh tế ngày nay đã có nhiều biếnđộng và tốc độ biến động cũng vô nhanh chóng, vì vậy vấn đề kinh doanh cóhiệu quả và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống cònkhông phải của bất cứ doanh nghiệp nào mà là vấn đề cần quan tâm hàng đầucủa tất cả các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế
Việt Nam chúng ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu,chịu nhiều hậu quả chiến tranh và hiện nay đang trong giai đoạn từng bướchội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới Vì vậy môi trườngkinh doanh đang ngày càng chịu sự tác động của nhiều phía với nhiều chiềuhướng khác nhau, tốc độ khác nhau, tác động ngày càng mạnh mẽ vào nềnkinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Đây là một thách thứckhông nhỏ đối cả nền kinh tế quốc dân và đối với tất cả các doanh nghiệp Để
có thể đối phó với mọi biến động của môi trường kinh doanh đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải có sự dự báo, phân tích và đề ra các giải pháp để thích ứngvới sự thay đổi của môi trường kinh doanh hay nói cách khác là phải có cácbiện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Với tính cần thiết của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, tôi chọn đề
tài nghiên cứu trong giai đoạn thực tập thực tế tại đơn vị kinh doanh là : “Một
số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô”.
Chuyên đề này căn cứ trên số liệu thu thập được từ đơn vị kinh doanh
là Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô để phân tích, đánh giá
Trang 3thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, trên
cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinhdoanh cho công ty trong thời gian tới
Chuyên đề này gồm có các nội dung cơ bản sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doang nghiệp và khái quát về Công ty liên doanh kháchsạn Vườn Bắc Thủ Đô
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty liên doanh khách sạn vườn Bắc Thủ Đô
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH, NÂNGCAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁIQUÁT VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ
I Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh:
Từ trước đến nay tồn tại nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả kinhdoanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí nhỏ nhất
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh quá trình sử dụng các nguồnlực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh
tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánhkết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ rahoặc nguồn vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh
Tóm lại chúng ta có thể hiểu khái quát nhất về hiệu quả kinh doanh như sau:hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ cáchoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu đượcvới chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Trên cơ sở trên ta có thể nhận thấy:
- Hiệu quả kinh doanh phải là một đại lượng so sánh
- Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hộiđược xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu đượcvới lượng hao phí lao động xã hội Vì vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm
Trang 5hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quảhoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có.
Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện:
+ Về mặt thời gian: Doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt màquên đi lợi ích lâu dài, không được coi việc giảm chi phí để tăng lợi nhuận làtăng hiệu quả kinh doanh khi việc cắt giảm chi phí tiến hành một cách tuỳtiện, không lâu dài và không có tính khoa học Việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh phải được cân nhắc và tiến hành một cách hệ thống có tính đến tính lợiích lâu dài và lợi ích xã hội
+ Về mặt không gian: Hiệu quả kinh doanh được coi là toàn diện khitoàn bộ hoạt động của các phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp có hiệuquả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung
+ Về mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh những nỗ lực củadoanh nghiệp và phản ánh quản lý của doanh nghiệp, đồng thời gắn những nỗlực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xãhội về kinh tế - chính trị - xã hội hay nói cách khác hiệu quả mà doanh nghiệpđạt được phải gắn chặt với hiệu quả của xã hội
+ Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh là tương quan so sánh giữakết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi:
2.1.1 Mức doanh lợi trên doanh số bán:
Trang 6P: Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
DS: Doanh số bán hàng trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên doanh số bán phản ánh một đơn vị doanh số bán
thực hiện được mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.1.2 Mức doanh lợi trên doanh thu thuần :
P’2 =
P DTT×100%
P’2 : Mức doanh lợi trên doanh thu thuần
DTT : Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên doanh thu thuần phản ánh một đơn vị doanh thu
thuần thực hiện được mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.1.3 Mức doanh lợi trên tổng tài sản :
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản bỏ ra
đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụngtổng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
2.1.4 Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu :
P’4 =
P VCSH×100%
P’4: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu trong kỳ
VCSH : vốn chủ sở hữu
Trang 7Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở
hữu bỏ ra mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh hiệuquả sử dụng vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.5 Mức doanh lợi trên tổng chi phí :
P’5 =
P
∑CP×100%
P’5 : Mức doanh lợi trên tổng chi phí
∑CP : tổng chi phí kinh doanh trong kỳ
Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên tổng chi phí phản ánh để có được một đơn vị lợi
nhuận doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng Chỉtiêu này cho biết hiệu quả đem lại của tổng mức chi phí đã bỏ ra, mức hao phítính ra càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại
2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn :
2.2.1 Số vòng quay vốn lưu động :
N =
DTT TSLDbq
DTT: Doanh thu thuần kỳ kinh doanh
TSLĐbq: Tài sản lưu động bình quân
TSLĐbq =
TSLD dky+ TSLDcky
2
Ý nghĩa: Số vòng quay vốn lưu động phản ánh tốc độ vận động của vốn lưu
động trong chu kỳ kinh doanh
2.2.2 Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
Trang 8V =
T N
T: số ngày của một kỳ kinh doanh
N: Số vòng quay vốn lưu động
V: Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
Ý nghĩa: Số ngày của một vòng quay vốn lưu động phán ánh thời gian để vốn
lưu động quay hết một vòng
2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động :
W =
P LDbq
W : năng suất lao động bình quân của một lao động
LDbq : Số lao động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động phán ánh năng suất lao động
bình quân của một lao động trong doanh nghiệp
3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp :
Một doanh nghiệp được ví như một cơ thể sống trong đời sống kinh tế,
cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải tiến hành trao đổi chất vớimôi trường, và thị trường chính là môi trường của doanh nghiệp, là nơi doanhnghiệp tiến hành trao đổi chất Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay môi trườngbiến động rất nhanh chóng theo nhiều chiều hướng và tốc độ khác nhau vì vậydoanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra các phương thức kinh doanhhiệu quả Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định sự sống còn, đem lại lợi ích chodoanh nghiệp đồng thời cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế thể hiện qua cácvai trò cơ bản :
Trang 9o Hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp.
o Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinhdoanh
o Hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhânviên trong doanh nghiệp, từ đó cũng đóng góp vào sự phát triển chung củanền kinh tế
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp :
Doanh nghiệp khi thành lập đã chịu sự chi phối, ảnh hưởng của rấtnhiều nhân tố Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và đơn vị kinh doanhthực tế phân tích mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp hoạt động đặc thù tronglĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng - khách sạn thì vấn đề hiệu quả kinhdoanh chịu tác động của các nhóm nhân tố cơ bản sau :
4.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô :
Môi trường vĩ mô là mội trường bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tínhchất xã hội rộng lớn, có tác động ảnh hưởng tới các quyết định kinh doanhcủa doanh nghiệp Đây là nhóm nhân tố mà từng doanh nghiệp không thểkiểm soát và thay đổi được Sau đây là một số nhân tố thuộc môi trường vĩ
mô các tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
4.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị - pháp luật là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới cácquyết định kinh doanh của doanh nghiệp Thể chế chính trị, hệ thống cáccông cụ chính sách, cơ chế điều hành cũng như hệ thống pháp luật tác độngtrực tiếp đến sự hình thành cũng như tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trang 10Môi trường chính trị của Việt Nam hiện nay có một đặc trưng và cũng có thểxem là một thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là cómột môi trường chính trị ổn định Tuy nhiên, Việt Nam vừa mới bước sangnền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa yếu vừa chưa đồng
bộ, chưa thích ứng với hệ thống pháp luật cũng như thông lệ quốc tế, đây làmột hạn chế của Việt Nam, là vật cản trong phát triển và mở rộng đầu tư kinhdoanh đặc biệt là trong khu vực đầu tư nước ngoài
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước đã có những nỗ lực trong việcgiữ vững môi trường chính trị ổn định và bổ sung, hoàn thiện hệ thống phápluật tạo điều kiện tốt nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mỗi doanh nghiệpcần thiết phải quan tâm đến các quy định của Nhà Nước có liên quan đếnngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình và nghiên cứu,phân tích và dự đoán xu hướng vận động của các cơ chế, sự điều tiết vàkhuynh hướng điều tiết của chính phủ đối với các vấn đề có ảnh hưởng tớidoanh nghiệp
4.1.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm những nhân tố phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay - tiền gửi, tỷ lệ lạm phát, tỷ giáhối đoái, mức lương tối thiểu, sự kiểm soát về giá cả, thu nhập bình quân dân
cư, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng,… Tất cả những nhân tố đó tạo nêntính hấp dẫn của thị trường, tạo ra sức mua khác nhau đối với các thị trườnghàng hoá khác nhau, từ đó nhận biết được các điều kiện thuận lợi hay các ràocản khi doanh nghiệp quyết định tham gia vào nền kinh tế, vào ngành kinhdoanh hay một vùng lãnh thổ nào đó Môi trường kinh tế là một môi trường
đa nhân tố nhưng không phải nhân tố nào cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp
vì vậy doanh nghiệp cần có sự hiểu biết đầy đủ các nhân tố nào thuộc môi
Trang 11trường này có thể tác động tới doanh nghiệp, và nếu tác động thì tác động nhưthế nào? Nắm được những điều này doanh nghiệp mới có thể đưa ra các đốisách thích hợp để giữ vững và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ở Việt Nam hiện nay môi trường kinh tế có những thay đổi nhanh chóng dochính sách mở cửa hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Vì vậy môitrường kinh tế của doanh nghiệp hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm viquốc gia mà mở rộng ra phạm vi thế giới với những tác động không nhỏ củamôi trường kinh tế quốc tế
4.1.3 Môi trường văn hoá
Văn hoá được định nghĩa là một hệ thống các giá trị, quan niệm, niềm tin,truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thểnào đó được chia sẻ một cách tập thể Văn hoá theo nghĩa này là một hệthống được một tập thể giữ gìn Văn hoá được hình thành trong những điềukiện nhất định về: vật chất, môi trường tự nhiên, khí hậu, các kiểu sống, kinhnghiệm, lịch sử của cộng đồng và sự tác động qua lại của các nền văn hoá.Văn hoá tồn tại ở khắp mọi nơi và tác động thường xuyên tới kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy đôi khi môi trường văn hoá trở thành một hàng ràongăn cản sự gia nhập cũng như các hoạt động trong quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp
Môi trường văn hoá bao gồm các khía cạnh như: những giá trị văn hoá truyềnthống cơ bản, những giá trị văn hoá thứ phát, các nhánh văn hoá của một nềnvăn hoá… Các giá trị văn hoá này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong cách, tậpquán tiêu dùng của phần đông khách hàng sống trong môi trường văn hoá đó,
từ đó tác động trực tiếp tới việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh, phương thứckinh doanh, loại hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế làm trái đất ngày càng trở nên nhỏ bé, môi
Trang 12trường văn hoá có sự đa dạng hoá do kết quả của sự giao thoa giữa các nềnvăn hóa, sắc tộc và tôn giáo Môi trường văn hoá cũng vì vậy mà có sự biếnđộng và ảnh hưởng đa dạng tới doanh nghiệp, nhưng nhìn chung môi trườngvăn hoá đa dạng mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh hơn,cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn Doanh nghiệp cần có sự hiểu biếtsâu rộng về truyền thống, phong tục tập quán của đối tượng khách hàng ở khuvực thị trường của mình để có các quyết định kinh doanh mang lại hiệu quả.
4.1.4 Môi trường tự nhiên và hạ tầng cơ sở vật chất xã hội
Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiềumặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Sự thiếu hụt nguyên liệu thô, nhiên liệu đang là vấn đề nónghiện nay dẫn đến sự gia tăng chi phí ngày càng trở nên nghiêm trọng Bêncạnh đó các vấn đề duy trì và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinhthái, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản,…vấn
đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan, thắng cảnh, vấn đề thiếu tàinguyên, lãng phí tài nguyên,…cũng là các nhân tố tác động trực tiếp đến hoạtđộng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Hạ tầng cơ sở vật chất xã hội bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường,phương tiện, nhà ga, bến đỗ,…), hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại,viễn thông,…), hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu,điện nước,… Nhóm yếu tố này cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu hạ tầng cơ sở vật chất xã hội tốt thìdoanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động kinhdoanh, tiết kiệm được một số chi phí không cần thiết, từ đó đóng góp vào việcnâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, cơ sở hạ tầng yếukém sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp như chi phí cao và gặp nhiều rủi ro
Trang 134.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô:
Môi trường vi mô là môi trường bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đếndoanh nghiệp, nó là các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, người cung ứng,khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Đây là nhóm yếu tố mà trong một chừngmực nào đó doanh nghiệp có thể tác động để cải thiện môi trường vi mô củadoanh nghiệp mình
4.2.1 Các yếu tố thuộc nội tại doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp bản thân nó tồn tại rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh.Ví dụ: việc lựa chọn sản phẩm và lĩnh vực kinh doanhcủa doanh nghiệp, trình độ quản trị nhân sự và nguồn nhân lực, trình độ quảntrị tài chính - kế toán, hệ thống thông tin trong và ngoài doanh nghiệp, nề nếpvăn hoá của tổ chức hay vấn đề nghiên cứu và phát triển trong doanhnghiệp…tất cả các yếu tố nội tại đó nếu không tốt thì đều có thể ảnh hưởngmạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thực vậy, khách hàng chỉ tìm đến với doanh nghiệp khi có nhu cầu về hànghoá và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng đòi hỏi sản phẩm của doanhnghiệp đủ về số lượng, tốt về chất lượng, sản phẩm phải có nhãn hiệu vàthương hiệu nổi tiếng, phù hợp với xu hướng tiêu dùng tiên tiến nhưng lại cógiá cả phải chăng Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải có sự cân nhắc
kỹ càng trong việc lựa chọn sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh; tuyển chọnmột bộ máy lãnh đạo tài năng, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạođức kinh doanh; tuyển chọn một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độtay nghề, thành thạo kỹ thuật, có nghiệp vụ kinh doanh và ngoại ngữ; có hệthống thông tin hoạt động thông suốt cả hai chiều từ cấp lãnh đạo xuống cấpnhân viên và ngược lại; xây dựng một môi trường văn hóa mang bản sắcriêng của doanh nghiệp;…Tóm lại doanh nghiệp muốn hoạt động được phải
Trang 14phối hợp hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp Bản thân một doanhnghiệp ngay khi hình thành đã có nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược nhất định vàmọi hoạt động được thực hiện bởi một hệ thống các phòng ban với chức năng
và nhiệm vụ khác nhau Việc đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ cũng như chiếnlược kinh doanh và tổ chức quá trình thực hiện đều phải căn cứ trên tình hìnhcác nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn tài lực, vật lực, nhân lực hiện có củadoanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các quyết định kinh doanh.Người lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm rõ các nguồn lực của doanh nghiệp để
có kế hoạch quản lý, sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất
Môi trường nội tại của doanh nghiệp là một nhóm các nhân tố thuộc về yếu tốchủ quan và trong một chừng mực nào đó doanh nghiệp có thể có các biệnpháp thích hợp để tác động vào các nhóm yếu tố này, hướng sự vận động củanhóm nhân tố này theo ý muốn chủ quan của người quản lý
4.2.2 Người cung ứng
Người cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng cácyếu tố đầu vào cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh để có thểsản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nhất định Bất kỳ một sự biến động nào từphía người cung ứng dù sớm hay muộn, gián tiếp hay trực tiếp cũng sẽ ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Doanh nghiệpphải có đầy đủ các thông tin chính xác về tình trạng số lượng, chất lượng, giácả,…hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất sản phẩm vàdịch vụ Vì vậy cần phải có chính sách quan tâm tới nhóm đối tượng này,thậm chí còn phải quan tâm tới thái độ của các nhà cung cấp đối với doanhnghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh, tránh sự bất ổn định trong hoạt độngcung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt trong giai đoạn
Trang 15hiện nay khi mà nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng cao thì doanh nghiệp nhấtthiết phải có sự quan tâm thích đáng tới các nhà cung ứng, tìm hiểu rõ đặcđiểm của nguồn cung ứng hàng hóa như: số lượng nhà cung ứng, nguồn hàng,mặt hàng (số lượng mặt hàng nhiều hay ít, có khả năng thay thế hay không,
…), chất lượng hàng hóa và các dịch vụ đi kèm, chi phí vận chuyển từ nguồnhàng về doanh nghiệp,… để biết được sức ảnh hưởng của nhà cung ứng đốivới doanh nghiệp Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo ổnđịnh nguồn hàng hóa, chất lượng hàng hóa, số lượng mỗi lần giao và giá cảphải chăng Muốn vậy doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn cung ứng, tăngcường mối quan hệ kinh tế, tạo điều kiện lẫn nhau trong việc tạo nguồn hàngnhư đầu tư, liên doanh, liên kết, giúp đỡ về vốn, về kỹ thuật,…Doanh nghiệpcòn phải quan hệ với các nguồn cung ứng khác nhau như nguồn cung ứng tàichính, lao động, dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ, dịch vụ quảng cáo,… để có thểtối thiểu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh
4.2.3 Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì khách hàng tạo nên thịtrường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường Khách hàng sẽ baohàm nhu cầu, nhưng bản thân nhu cầu lại không giống nhau giữa các nhómkhách hàng và thường xuyên biến đổi Vì vậy, doanh nghiệp phải thườngxuyên theo dõi khách hàng và tiên liệu những biến đổi về nhu cầu của họ.Một sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng đều có thể đem lại cơ hội kinhdoanh mới cho doanh nghiệp và cũng có thể là nguy cơ trực tiếp hoặc giántiếp ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậynghiên cứu về khách hàng là yêu cầu tất yếu trong vấn đề nâng cao hiệu quảkinh doanh của mọi doanh nghiệp
Trang 164.2.4 Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh điều không tránh khỏi là việc có các đối thủ cạnh tranh,ngành càng có nhiều lợi nhuận thì lại càng có nhiều đối thủ cạnh tranh vàmức độ cạnh tranh càng gay gắt Doanh nghiệp phải quan tâm đến đối thủcạnh tranh của mình để dự đoán và có biện pháp chống lại các mối nguy hiểm
từ phía đối thủ, giữ vững thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Muốnlàm được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi các hoạt độngcủa đối thủ, xem xét chính sách cũng như chiến lược kinh doanh cả ngắn hạn
và dài hạn của đối thủ để dự báo các nguy cơ đe dọa đối với doanh nghiệpmình, từ đó có các đối sách thích hợp không làm ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp
5 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Như đã nói ở trên, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đềuphải quan tâm Theo đó, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, phân tích,đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh từ đónhận biết được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp mình Căn cứ trên kết quả đánh giá đó đưa ra các biện pháp để nângcao hiệu quả kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tiếp theo
Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp cũng như tình hình hoạtđộng kinh doanh của từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể đưa ra các biệnpháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đặc thù trong vấn đề nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp mình Tuy nhiên về cơ bản, để giải quyếtvấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực nhà hàng – khách sạn thì có thể đề xuất một vài nhóm biện pháp cơ bảnsau :
Trang 175.1 Các biện pháp tăng doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh nguồn thu vào của doanhnghiệp Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không tất nhiên khôngthể hoàn toàn đánh giá qua chỉ tiêu này nhưng nó là một chỉ tiêu cơ sở dùng
để đánh giá hiêuh quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một doanhnghiệp không thể kinh doanh có hiệu quả nếu doanh thu từ các hoạt độngkinh doanh thấp, vì vậy muồn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải nghĩ đếncác biện pháp để tăng doanh thu
Trong doanh nghiệp có nhiều loại doanh thu khác nhau: doanh thu từ hoạtđộng bán hàng và cung ứng dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thukhác,…Mỗi loại doanh thu phản ánh kết quả của một lĩnh vực mà doanhnghiệp tham gia, muốn nâng cao tổng doanh thu doanh nghiệp cần có cácbiện pháp để tăng doanh thu của các bộ phận, các lĩnh vực kinh doanh Tuynhiên, mỗi doanh nghiệp luôn có một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh chínhmang lại hiệu quả chủ yếu nên doanh nghiệp cần chú trọng hơn đối với cáclĩnh vực này, tìm các biện pháp để tăng doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh
là thế mạnh của doanh nghiệp
Tuỳ theo điều kiện riêng của mỗi doanh nghiệp mà họ đưa ra các biện pháptăng doanh thu cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý và hiệu quả Đối vớidoanh nghiệp thương mại thì lĩnh vực kinh doanh hàng hoá và dịch vụ là lĩnhvực kinh doanh chính vì vậy cần chú trọng tới các biện pháp tập trung tăngdoanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ Với nhóm biện pháp này có thểthực hiện một số biện pháp cụ thể như:
- Nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng
- Chú trọng nâng cao chất lượng các dich vụ gia tăng, đưa ra các dịch vụ giatăng mới để tăng sự thoả mãn của khách hàng
Trang 18- Tăng cường các hoạt động xúc tiến có hiệu quả như quảng cáo, khuyến mại,xây dựng thương hiệu cho sản phẩm,…
Các biện pháp tăng doanh thu chủ yếu tập trung vào việc thu hút khách hàng,kích thích nhu cầu của khách hàng, khơi gợi các nhu cầu tiềm ẩn hoặc kíchthích các nhu cầu mới của khách hàng nhằm tăng doanh số bán ra, từ đó tăngdoanh thu bán hàng hoặc tăng doanh thu nhờ tăng giá trị của hàng hóa - dịch
vụ cung ứng
5.2 Các biện pháp giảm chi phí
Cùng với việc tăng doanh thu thì các biện pháp giảm chi phí cũng là nhómbiện pháp đầu tiên được quan tâm để nâng cao hiệu quả kinh doanh Mộtdoanh nghiệp có doanh thu cao nhưng sẽ là không đạt được hiệu quả khi chiphí quá lớn, đôi lúc chi phí quá lớn có thể làm doanh nghiệp rơi vào tìnhtrạng thua lỗ mặc dù doanh thu rất cao Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinhdoanh thì phải tiến hành đồng thời hai nhóm biện pháp tăng doanh thu - giảmchi phí hoặc giữ vững doanh thu - giảm chi phí hoặc doanh thu và chi phícùng giảm nhưng mức độ giảm chi phí nhiều hơn thì mới đạt được hiệu quả.Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thường bao gồm các bộphận: chi phí mua hàng, chi phí lưu thông, chi nộp thuế và chi mua bảo hiểm.Giảm chi phí kinh doanh đòi hỏi giảm các khoản mục tạo thành chi phí kinhdoanh Trong đó khoản mục chi thuế và chi mua bảo hiểm về nguyên tắc làkhông giảm được vì khoản mục chi phí này gắn liền với quyền lợi và nghĩa
vụ vủa doanh nghiệp Còn lại hai khoản mục chi phí còn lại có thể có các biệnpháp để giảm chi phí
- Nhóm biện pháp giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng là khoản mục chiphí chính liên quan tới việc mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho công việckinh doanh của doanh nghiệp Đối với nhóm đối tượng này để có thể giảm
Trang 19thiểu chi phí thì biện pháp đầu tiên và tôi ưu nhất là biện pháp liên quan tớicông tác tạo nguồn hàng Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và lựachọn nhà cung ứng thích hợp, một nhà cung ứng thích hợp là nhà cung ứngđáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của doanh nghiệp: cung ứng hàng hóa - dịch
vụ đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đúng về thời gian giao hàng và cơ cấuhang hoá, bên có doanh nghiệp còn xét đến các yếu tố khác như các uy tín,các dịch vụ kèm theo, khoảng cách giữa nguồn cung ứng và doanh nghiệp,…Khi tìm hiểu nguồn hàng doanh nghiệp nên đưa ra một danh mục các nhàcung ứng tiềm năng, sau đó tuỳ vào các điều kiện thoả thuận giữa hai bên đểlựa chọn nhà cung ứng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của doanhnghiệp trong điều kiện ràng buộc phải tối thiểu hóa chi phí để lựa chọn nhàcung ứng hay cơ cấu các nhà cung ứng mang lại hiệu quả cao nhất cho doanhnghiệp
- Nhóm biện pháp giảm chi phí lưu thông: Chi phí lưu thông bao gồm chi phívận tải, bốc dỡ hàng hóa; chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ (bán hàng); chiphí hao hụt hàng hóa; chi phí quản lý hành chính
+ Các biện pháp giảm chi phí vận tải, bốc dỡ: rút ngắn quảng đường vận tảibình quân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hóa; kết hợp chặtchẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố hợp lýmạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận động hợp lý và ngắnnhất; hợp tác chặt chẽ với đơn vị vận chuyển và hai đầu tuyến vận chuyển;…+ Các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máykinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hànghóa luân chuyển; tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinhdoanh; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hóa;
Trang 20tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ chuyêntrách.
+ Biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa: hao hụt hàng hóa có liên quanđến nhiều khâu, nhiều yếu tố vì vậy để giảm chi phí hao hụt có thể áp dụngcác biện pháp: kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa nhập; có sựphân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; xây dựngcác định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quanđến hao hụt tự nhiên; tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật bảo quản và tinh thầntrách nhiệm của công nhân bảo quản, bảo vệ hàng hóa
+ Biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính: Tinh giảm bộ máy quản lýhành chính và cải tiến bộ máy phù hợp với sự phát triển của công ty; giảm bớtcác thủ tục hành chính không cần thiết, các khoản chi có tính chất hình thức,phô trương; áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý hành chính đảm bảothông tin thông suốt, chính xác
5.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân chia làm hai nhóm cơbản là vốn lưu động và vốn cố định Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền củatài sản cố định và vốn lưu thông, vốn lưu động dùng trong kinh doanh thươngmại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lai hìnhthái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa Vốn cố định làbiểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại dùngtrong kinh doanh, tài sản cố định dùng trong kinh doanh thương mại tham giahoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồidần sau nhiều kỳ kinh doanh hay nói cách khác là về mặt thời gian phải trênmột năm
Trang 21+ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: tăng nhanh vòng quaycủa vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vòng lưu chuyển hàng hóa.Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng, thu hútthêm nhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, áp dụng cácbiện pháp để tăng năng suất lao động,…; tiết kiệm chi phí kinh doanh, sửdụng hợp lý tài sản, giảm bớt rủi ro thiệt hại Doanh nghiệp thương mại cầngiảm tối đa chi phí trong đơn giá hàng mua (mua tận gốc, mua buôn, bán tậnngọn,…), tiết kiệm chi phí lưu thông và tìm hiểu đón đầu các xu hướng tiêudùng mới để bán hàng nhanh chóng, thuận tiện,…; tăng cường công tác quảntrị vốn, quản trị tài chính ở doanh nghiệp bằng cách áp dụng chế độ hạch toánkinh doanh đầy đủ ở các chi nhánh, bộ phận, chấp hành đầy đủ kỷ luật thanhtoán, vay trả, quản trị chặt chẽ vốn, các khoản thu chi chống lãng phí, tham ô,giảm các khoản phí phát sinh không đáng có,…
+ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là vốn dùng
để xây dựng và mua sắm, trang bị các loại tài sản cố định khác nhau ở doanhnghiệp thương mại vì vậy để nâng cao hiệu quả của vốn cố định phải nângcao hiệu quả của công tác xây dựng, mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản cốđịnh của doanh nghiệp Các công tác xây dựng, mua sắm và trang bị tài sản
cố định phải được tiến hành trên cơ sở xét duyệt tính khả thi và khả năngphục vụ cho hoạt động kinh doanh nghĩa là mục đích thực hiện vệc xây dựnghay mua sắm phải là góp phần mang lại hiệu quả cao hơn tròn hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là phải xét đến tính kinh tế Bêncạnh công tác xây dựng, mua sắm, trang bị hay sửa chữa tài sản cố định thìvấn đề quản lý, bảo quản sử dụng hợp lý tài sản cố định cũng là một vấn đềcần quan tâm khi muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Tài sản trongdoanh nghiệp càng được sử dụng hợp lý, sử dụng hết công suất cho phép thì
Trang 22hiệu quả mang lại càng cao hay nói cách khác là doanh nghiệp đã hợp lýnguồn lực.
Trang 235.4 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Thực chất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã được đề cậptrong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhưng nói tóm lại để cóthể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì doanh nghiệp khi lập kế hoạch muasắm tài sản cần phải nắm rõ đặc trưng của tài sản như chức năng,công dụng,bảo quản, cách vận hành, sử dụng… để có kế hoạch sử dụng hợp lý đảm bảo
sử dụng đúng công dụng chức năng, vận hành đúng cách, đúng quy trình,đúng công suất,…
5.5 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nguồn lực của doanh nghiệp Suy cho cùng thì mọihoạt động đều do con người thực hiện vì vậy cần phải có chính sách chú trọngtới nguồn lực này Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là cơ sở đểthực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác Đây là một phầntrong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nghệ thuật
và kinh nghiệm quản trị Tuỳ theo đặc điểm của nguồn nhân lực ở doanhnghiệp để nhà quản trị có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn nhân lực Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng để nângcao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
- Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có tài năng, trình độ chuyênmôn cao, có kinh nghiệm quản lý và có đạo đức kinh doanh
- Tuyển chọn đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi công tác nghiệp vụ, giỏingoại ngữ và có tinh thần trách nhiệm
- Đưa ra hệ thống chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức trong laođộng, các chính sách thưởng phạt phân minh rõ ràng, chính sách thưởng đểkhuyến khích sự phấn đấu đóng góp của người lao động và chính sách phạt
Trang 24để tăng cường trách nhiệm của người lao động Hệ thống chính sách này phảiđược nghiên cứu để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng lao động
để đảm bảo tính công bằng
- Có chính sách tiền lương hợp lý phù hợp với đặc thù công việc
- Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có điều kiện nâng cao kiến thức,trình độ nghiệp vụ cũng như tạo điều kiện thăng tiến cho ngươig lao động đểngười lao động có động lực phấn đấu và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
- Quan tâm tới đời sống của người lao động và gia đình
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, gắn bó giúp đỡ nhau vàcùng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp…
II Khái quát về Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô
1
Giới thiệu chung về công ty :
Tên gọi : Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô
Tên viết tắt : khách sạn Vườn Thủ Đô
Địa chỉ :48A Láng Hạ(4 Hoàng Ngọc Phách),Láng Hạ,Đống Đa,Hà Nội
- 3 nhà hàng với công suất thiết kế : 200 chỗ ngồi; phục vụ các món ăn Âu, Á
Trang 252 Quá trình hình thành và phát triển :
Tiền thân là Công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội được thànhlập theo Giấy phép đầu tư số 817/GP do Ủy Ban Nhà Nước về Hợp tác vàĐầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ) cấp ngày 04/03/1994; đến18/01/1995 công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội chính thức đổi tênthành Công ty Liên doanh Khách Sạn Vườn Bắc Thủ Đô theo công văn số06/UB-QL của Ủy ban Nhà Nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạchĐầu tư ) với thời gian hoạt động là 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phépĐầu tư và có trụ sở tại 48A Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Các bên tham gia công ty liên doanh gồm có:
- Bên Việt Nam : Công ty xây dựng bảo tàng Hồ CHí Minh - một doanhnghiệp Nhà Nước có địa chỉ tại 5B Ngọc Hà, Hà Nội
- Bên nước ngoài là TREASURE RESOURCES LTD - một công ty nướcngoài được thành lập theo Luật của Bristish Virgin Island, có trụ sở tại 1501Edinburgh Tower, The Landmark, 15 Queen’s Road, Central Hongkong.Mục tiêu hoạt động của công ty liên doanh là cải tạo, mở rộng, nângcấp tòa nhà 48A Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội thành một khách sạn tiêu chuẩnquốc tế 3 sao và kinh doanh các dịch vụ khách sạn, văn phòng cho thuê tạiđây
Ngay sau khi được cấp giấy phép đầu tư, công ty liên doanh đã nhanhchóng triển khai các công việc cần thiết để đưa công ty liên doanh chính thức
đi vào hoạt động Đến tháng 5/1995, Công ty liên doanh đi vào vận hành thử
và một tháng sau đó chính thức đi vào hoạt động kinh doanh
Trang 26Không khí nghỉ ngơi ở khách sạn khá yên tĩnh đồng thời đội ngũ nhânviên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm Khách hàng khi lưu lại khách sạn có thểbàn bạc, làm việc ngay tại khách sạn; với những khách hàng là khách du lịchthì khách sạn có thể liên hệ các tour du lịch để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Khách sạn cũng có các dịch vụ khác luôn sẵn sàng phục vụ khách hàngnhư: giặt là, đặt xe của khách sạn, phục vụ ăn tại phòng,
Hiện tại, khách sạn luôn hoạt động với công suất phòng khoảng trên75% Đối tượng khách chủ yếu của khách sạn là khách quốc tế trong đó kháchNhật Bản chiếm khoảng 80%
Để ở khách sạn, khách hàng có thể đặt phòng trước với bộ phận đặtphòng qua điện thoại đặt qua mạng hoặc liên hệ trực tiếp tại khách sạn Với
Trang 27những khách hàng có đặt trước, ở khách sạn với thời gian dài và thườngxuyên thì khách sạn sẽ ký hợp đồng với giá cả ưu đãi và phục vụ tất cả cácyêu cầu của phía khách hàng yêu cầu như trong hợp đồng.
về Việt Nam với hương vị rất riêng
Với đội ngũ các đầu bếp giỏi ở cả trong nước và nước ngoài, nhà hàngđưa ra các thực đơn phong phú và hợp khẩu vị với người Việt Nam tuy nhiênvẫn mang đậm phong cách đặc sắc trong cách chế biến cũng như phục vụ cácmón ăn Âu và Á
Không chỉ phục vụ theo thực đơn của nhà hàng mà nhà hàng còn nhậnđặt tiệc theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ như tiệc cưới hoặc các loại tiệcchiêu đãi, gặp mặt theo cả hai phong cách Âu và Á
Nhà hàng còn có phần dành riêng cho cafe và anytime BBQ house &bar để khách hàng có thể nghỉ ngơi thư giãn và thưởng thức các thức uốngtrong không khí ấm cúng, gần gũi
Hai lĩnh vực kinh doanh này tuy được tách thành hai lĩnh vực kinhdoanh khác nhau của công ty nhưng khi hoạt động lại có sự phối kết hợp giữahai bộ phận để hỗ trợ nhau trong việc khai thác nguồn khách hàng chung.Mọiyêu cầu của khách hàng tại khách sạn đều được nhà hàng ưu tiên phục vụ vàngược lại, phía khách sạn góp phần giới thiệu và quảng bá các thực đơn củanhà hàng cho khách hàng để khách hàng có thể cân nhắc khi lựa chọn Sự kếthợp này mang lại lợi ích chung cho cả phía công ty và khách hàng Khách