Các loại vi phạm pháp luật * Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâ
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
BÀI GIẢNG MÔN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Điện thoại/E-mail: toanlm@ptit.edu.vn
Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009
Trang 2Chương III
VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ,
PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I Vi phạm pháp luật
1 Vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật là hành vi của các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể, được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
- Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho xã hội
- Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi
- Vi phạm pháp luật là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị trừng
phạt
Trang 32 Cấu thành của vi phạm pháp luật
* Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những dấu hiệu bên
ngoài của nó, gồm hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa chúng.
* Khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật
điều chỉnh và bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới và gây ra các thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại.
* Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp
luật.
* Chủ thể của vi phạm pháp luật
Đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật
Trang 43 Các loại vi phạm pháp luật
* Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
* Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
* Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi nguy hại cho xã hội xâm phạm tới
những quan hệ tài sản và những quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan với
chúng trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.
* Vi phạm kỷ luật là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ kuật
công vụ, kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự , gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, trường học và những
tổ chức công khác
* Vi phạm công vụ là hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ, gây thiệt hại quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, chế độ trách nhiệm công vụ
được quy định trong pháp luật hành chính.
Trang 5II TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
- Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước
- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý nhà nước, toà án )
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước (thông qua các cơ
quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở các chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.
Trang 62 Các loại trách nhiệm pháp lý
Vi phạm pháp luật
Tội phạm
Vi phạm
hình sự
Trách nhiệm hình
sự
Vi phạm pháp luật khác
Vi phạm hành chính
Vi phạm kỷ luật
Vi phạm dân sự
Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm kỷ
luật
Trách nhiệm dân
sự
Vi phạm công vụ
Trách nhiệm công vụ
Trang 7III PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
a) Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
xã hội chủ nghĩa
b) Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng
c) Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xử sự của công dân
d) Pháp chế xã hội chủ nghĩa có liên hệ mật thiết với dân chủ xã hội chủ nghĩa
Những đảm bảo cần thiết cho sự phát triển của pháp chế xã hội chủ nghĩa
Kinh tế
Chính trị
Tư tưởng
Pháp luật
Trang 82 Những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.1 Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật
2.2 Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc
2.3 Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động có hiệu quả
2.4 Không tách rời công tác pháp chế với văn hoá
Trang 93 Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với pháp chế
3.2 Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
3.3 Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật
3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành
vi vi phạm pháp luật
Trang 10* Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền:
- Là nhà nước có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật có vai trò tối thượng; mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, người có chức vụ và công dân đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
- Là Nhà nước trong đó công dân không chỉ có trách nhiệm đối với Nhà nước,
mà Nhà nước phải có trách nhiệm đối với công dân Trách nhiệm ở đây được hiểu là quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ.
- Các quyền dân chủ, tự do và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn, mọi hành vi lộng quyền hay phạm pháp khác đều
bị nghiêm trị.
- Ba quyền: lập pháp - hành pháp - tư pháp được phân định rõ ràng và hợp lý cho ba hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, đối trọng, chế ước lẫn nhau tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân
Trang 11* Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội Tổ chức lại một số Uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp
lệnh Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
chức năng giám sát tối cao
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại Luật hoá cơ cấu,
tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất
là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa
vụ tài chính đối với Trung ương.
Trang 12Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân Tổ chức hợp lý chính
quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực.
Trang 13BÀI KIỂM TRA SỐ 1:
TẠI SAO PHẢI TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ VÀ XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TẠI VIỆT NAM?
YÊU CẦU:
-Trình bày trên khổ giấy A4, một mặt, đánh máy hoặc viết tay Tối thiểu: 8
trang A4 Tối đa 20 trang A4.
- Ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo: Tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (sách,
báo, tạp chí), NXB, năm XB/ số tạp chí, tháng, năm/ tên bài viết/ nguồn tham khảo trên Internet www.
- Ngày nộp: 26/10/2009.