1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình

108 442 40
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và thường xuyên của NHTM. Đây là hoạt động được xem là mang lại nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: Lý luận cơ bản về XHTD doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại 4

1.1 Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM 4

1.1.1 Tín dụng của NHTM 4

1.1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM 5

1.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 5

1.1.3.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 5

1.2 Hệ thống XHTD doanh nghiệp tại các NHTM 8

1.2.1 Khái niệm XHTD DN 8

1.2.2 Sự cần thiết của XHTD DN tại các NHTM 9

1.2.3 Phương pháp XHTD 10

1.2.4 Nội dung của hệ thống XHTD Doanh nghiệp 14

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác XHTD 16

1.3.1.Các nhân tố bên trong ngân hàng 16

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 18

Chương 2: Thực trạng XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 21

2.1 Tổng quan về chi nhánh NHCT Ba Đình 21

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 23

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình 28

2.2.Thực trạng công tác XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 38

2.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống XHTD DN tại NHCTVN và NHCT Ba Đình 38

2.2.2 Phương pháp XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 40

2.2.3 Quy trình XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 41

2.2.4 Nội dung quy trình xếp hạng khách hàng 43

2.2.5 Giới thiệu các nhóm chỉ tiêu phân tích 50

2.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu về quy mô 50

2.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu tài chính 51

2.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phi tài chính 55

2.3 Áp dụng chấm điểm và xếp hạng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hòa An 66

Trang 2

2.3.1.1 Những vấn đề chung 66

2.3.1.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp 68

2.3.2 Xác định quy mô doanh nghiệp 72

2.3.3 Chấm điểm các tỷ số tài chính 72

2.3.4 Chấm điểm các chỉ số phi tài chính 73

2.3.5 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 77

2.4 Đánh giá thực trạng XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 78

2.4.1 Thành tựu đạt được 78

2.4.2 Hạn chế 82

2.4.2.1 Hạn chế 82

2.4.2.2 Nguyên nhân 86

Chương 3: Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 91

3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh NHCT Ba Đình 91

3.1.1 Định hướng chung 91

3.1.2 Định hướng cụ thể 93

3.1.2.1 Định hướng hoạt động tín dụng 93

3.1.2.2 Định hướng xây dựng hệ thống XHTD nội bộ 94

3.2 Giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp 94

3.2.1.Xây dựng hệ thống thông tin là cơ sở cho phân tích và XHTD doanh nghiệp 94

3.2.2 Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 96

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích 98

3.2.4 Hoàn thiện công tác tổ chức triển khai XHTD doanh nghiệp 101

3.2.5 Ứng dụng kết quả Xếp hạng doanh nghiệp để phân loại nợ 104

3.3 Kiến nghị 105

3.3.1 Kiến nghị với NHCT VN 105

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 106

KẾT LUẬN 108

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và thườngxuyên của NHTM Đây là hoạt động được xem là mang lại nhiều rủi ro nhấtcho Ngân hàng Đặc biệt trong thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đạt tốc

độ tăng trưởng cao với sự bùng nổ của TTCK, TTBĐS và hàng loạt các địnhchế Tài chính được thành lập và tham gia vào thị trường tài chính như: CácNHTM, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư tạo nên môi trường cạnhtranh gay gắt và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tíndụng quá nóng, rủi ro tiềm ẩn lớn nhưng chưa được quan tâm một cách thíchđáng Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra hiện nay đối với các ngân hàng

là việc quản lý rủi ro ngay cả trước, trong và sau quá trình cho vay mà mộttrong những nội dung trọng tâm của công tác đó là nâng cao hiệu quả công tácXếp hạng tín dụng khách hàng Đây là chiến lược phát triển lâu dài và bềnvững mà các NHTM nên triển khai

Tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình, công tác xếp hạng tíndụng khách hàng nói chung và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nói riêng đãđược triển khai trong mấy năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế

trong quá trình triển khai và ứng dụng thực tế Do đó, em chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình” nhằm mục đích giảm thiểu những hạn chế còn tồn tại

và ngày càng hoàn thiện hơn công tác này tại Chi nhánh NHCT Ba Đình

Trang 4

Chương 1:

Lý luận cơ bản về XHTD doanh nghiệp tại các

Ngân hàng thương mại

1.1 Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM

1.1.1 Tín dụng của NHTM

Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu

là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi và sửdụng số tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng Nhưvậy, hoạt động tín dụng được xem là một mảng hoạt động quan trọng củangân hàng Theo đó, tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ chuyển nhượngquyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất địnhvới một khoản chi phí nhất định

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng ngày càng cóvai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng Đặc biệt khi mà môi trường cạnhtranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực phát triểnsản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu Đi đôi với chiến lược đó, nhu cầu vềvốn là vấn đề chung đối với các doanh nghiệp Trong điều kiện vốn tự có là

có hạn thì một trong những nguồn tài trợ dễ tiếp cận với chi phí thấp là tíndụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiệnchiến lược kinh doanh của mình, hoạt động hiệu quả và góp phần đưa nềnkinh tế nước nhà phát triển hơn

Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất chongân hàng, do đó vấn đề rủi ro tín dụng? những nhân tố tác động gây rủi ro tín

Trang 5

dụng? là một khâu quan trọng mà ngân hàng cần tìm hiểu trước khi quyếtđịnh cấp tín dụng.

1.1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM

1.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng là khảnăng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do kháchhàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết

1.1.3.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Nhìn chung rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng tựuchung lại rủi ro tín dụng có thể do bốn nhóm chính là: nhóm yếu tố từ phíangân hàng, nhóm yếu tố từ phía khách hàng, nhóm yếu tố thị trường, nhómyếu tố khác

a Nhóm yếu tố thuộc về phía ngân hàng

- Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng: Hầu hết chưa có NHTMnhà nước nào ban hành chiến lược, chính sách phát triển và quản trị rủi ro tíndụng của Ngân hàng một cách hợp lý đầy đủ bằng văn bản Các Ngân hàngtrung ương chưa làm tốt công tác dự báo và định hướng cho các chi nhánhtrong từng giai đoạn phát triển kinh tế

Tầm nhìn chiến lược không tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhâncủa tình trạng cạnh tranh thu hút khách hàng bằng cách giảm lãi suất bất chấprủi ro là yếu tố tác động đến tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngânhàng

- Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Quy trìnhcấp tín dụng hiện tại đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do các khoản vay chưađược thực hiện rà soát một cách độc lập với bộ phận bán hàng Việc để một

Trang 6

bộ phận thực hiện toàn bộ chức năng cho vay, thu nợ, thẩm định và quản lýrủi ro sẽ gây ra tình trạng quá tải và làm tăng nguy cơ rủi ro đạo đức, gây rủi

ro tín dụng

- Năng lực của cán bộ tín dụng: Năng lực dự báo, phân tích ngành, phântích tài chính,phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ còn rất yếunhất là những ngành hàng đòi hỏi chuyên môn cao Nhiều quyết định cho vaymang tính cảm tính chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinhdoanh mà bỏ qua năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp

- Giám sát kiểm tra sau khi cho vay: Công tác giám sát món vay, đánhgiá lại định kỳ về doanh nghiệp, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng,đặc biệt đối với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụngthường có tâm lý cả nể, tin khách hàng, bỏ qua kiểm tra định kỳ, phương phápkiểm tra không khoa học nên không phát hiện được những dấu hiệu bấtthường trong hoạt động của doanh nghiệp

b Nhóm các yếu tố thị trường

- Chu kỳ kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nghề nóichung đều hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ vì thế tăngđồng thời dư nợ đối với nền kinh tế tăng làm giảm các khoản nợ xấu Nhưngtrong thời kỳ kém tăng trưởng, các ngành kinh doanh sản phẩm tiêu dùng bềnvững, hàng cao cấp, các ngành dịch vụ, các ngành sản xuất vật liệu xây dựngđặc biệt kinh doanh bất động sản…sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các ngành hàngthiết yếu như lương thực, thực phẩm…Các món vay trung và dài hạn đượcquyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành khó đòi vài năm sau

đó Ngân hàng cần lưu ý vấn đề này trước khi quyết định cho vay

- Lãi suất, lạm phát: Lãi suất cơ bản phản ánh chính sách can thiệp củaNHTW khi lạm phát vượt qua mức độ nào đó Khi lãi suất tăng, nguồn vốn

Trang 7

của các ngân hàng khan hiếm hơn đồng thời hoạt động tín dụng cũng phải đốimặt với rủi ro cao hơn.

- Rủi ro chính sách: rủi ro tín dụng chịu nhiều tác động của rủi ro chínhsách Nếu chính sách điều hành của Nhà nước liên tục thay đổi sẽ khiến cácdoanh nghiệp khó có thể chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình.Môi trường kinh doanh không ổn định thường xuyên sẽ gián tiếp làm suy yềuđiều kiện tài chính của người vay

c Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng

- Năng lực tài chính: hầu hết các trường hợp phát sinh rủi ro tín dụng thìyều tố đầu tiên và cốt lõi tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng đó làyếu tố tài chính Nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thì việc một giaodịch không thành công sẽ không làm doanh nghiệp mất đi khả năng trả nợ,còn khi điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng đến tất cả các giao dịch…khả năng trả nợ suy giảm là điều khó tránh khỏi

- Đạo đức, uy tín của chủ doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng có tácđộng đến khả năng hoàn trả nợ tuy nhiên yếu tố này rất khó đánh giá, nguồncung cấp thông tin hiện nay ở Việt Nam hiện nay còn quá thiếu, Ngân hàngđưa ra quyết định chỉ dựa vào yếu tố cảm tính

- Tính khả thi và hiệu quả của bản thân dự án vay vốn: Thẩm định tínhkhả thi của dự án phải xem xét công nghệ, thị trường tiêu thụ, nhiên liệu, hànghoá, vật tư đầu vào, công nghệ thị trường tiêu thụ Liệu dự án có đủ tạo ra giátrị gia tăng để bù đắp chi phí, trả lãi ngân hàng và tạo ra suất sinh lời cao hơnchi phí cơ hội không?

- Tài sản đảm bảo, cầm cố thế chấp của khoản vay: Tài sản thế chấp,cầm cố nếu đảm bảo các yêu cầu giá trị, tính pháp lý, tính dễ chuyển nhượng,không có tranh chấp sẽ làm tăng đáng kể khả năng phục hồi nợ cho ngân hàng

Trang 8

và có thể được xem xét giảm lãi suất, do đó khả năng hoàn trả nợ và lãi sẽ caohơn.

d Các yếu tố khác

- Tính chính xác và sẵn có của thông tin: Thông tin tài chính của các DNkhông đủ độ tin cậy gây khó khăn cho công tác đánh giá khách hàng của NH.Bản thân NH chưa xây dựng được cho mình hệ thống thông tin DN, thông tinngành hay các rủi ro cần thiết cho cán bộ tín dụng

- Hành lang pháp lý: Hệ thống luật, văn bản dưới luật tuy ngày càngđược sửa đổi cho phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường nhưng vẫncòn nhiều vướng mắc, chồng chéo và quá rườm rà trong việc vận dụng củacác Ngân hàng Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi

nợ của Ngân hàng và gián tiếp làm tăng mức độ tổn thất tín dụng

- Vai trò giám sát của Ngân hàng nhà nước: NHNN chưa phát huy hếtvai trò giám sát, nhận dạng và đánh giá về chiến lược, chính sách, quy trìnhcấp tín dụng và quản trị danh mục của các NHTM Thanh tra NHNN mới chỉxem xét các NHTM đã thực hiện đúng quy chế, quy định của NHNN, đánhgiá hoạt động tín dụng dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn chứ chưa đánh giá mức độrủi ro của các giao dịch và cũng chỉ có kiến nghị hay can thiệp khi đã xảy ratrường hợp rủi ro về tín dụng

1.2 Hệ thống XHTD doanh nghiệp tại các NHTM

1.2.1 Khái niệm XHTD DN

Hệ thống xếp hạng tín dụng là một quy trình đánh giá xác suất mộtkhách hàng của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mìnhđối với NHCV như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc viphạm các điều kiện tín dụng khác

Trang 9

1.2.2 Sự cần thiết của XHTD DN tại các NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro được xem là yếu tố không thể táchrời với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trên thị trường.Tuy nhiên, với vai trò to lớn được xem như ‘xương sống của nền kinh tế’, sứckhoẻ của hệ thống ngân hàng không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nềnkinh tế của một quốc gia mà còn gây hiệu ứng lan truyền đến nền kinh tế củatoàn thế giới Theo đó, hơn mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng phải đối phóvới các loại rủi ro từ mọi nguồn gốc

Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và thường xuyêncủa các Ngân hàng, mà cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mấtmát Do đó, việc nhận thức, đánh giá, phòng ngừa và loại trừ rủi ro là vấn đềlàm đau đầu các nhà quản lý cũng như CBTD trực tiếp thực hiện khoản vay.Các NH luôn luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức caonhất có thể có ở các món vay và chứng khoán, đồng thời cố gắng giảm thiểurủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay như: sàng lọc và giám sát kháchhàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tíndụng, vật thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng Tuy nhiên một ngân hàngkhông thể lường trước được những những bẩt ngờ có thể xảy ra khi đưa ranhững quy trình tín dụng, những quy định hạn chế trong một hợp đồng chovay, sẽ luôn có những rủi ro của người vay tiền, chưa có một quy định nàohạn chế được chúng cả Do đó, đòi hỏi công tác quản trị rủi ro nói chung vàquản trị rủi ro tín dụng nói riêng đối với mỗi NH phải được đặc biệt chútrọng Việc phòng ngừa rủi ro tín dụng phải được thực hiện trước, trong và cảsau quá trình cho vay Một trong những biện pháp được coi rất hiệu quả, đượchầu hết các NH áp dụng trước khi quyết định cho vay đó là công tác XHTD.XHTD nhằm mục đích:

- Ra quyết định cấp tín dụng

Trang 10

Ngân hàng thực hiện Xếp hạng khách hàng vay, đánh giá tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp có diễn biến bình thường hay không, đánh giá tìnhhình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của Doanh nghiệp đối với NH Từ

đó, NH sẽ đưa ra chính sách tín dụng hợp lý như: xác định hạn mức tín dụng,

số tiền cho vay bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất, phí, biện pháp bảo đảm chokhoản tín dụng…nhằm thu hồi đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn.Hoặc cũng có thể loại trừ các khách hàng yếu kém nhằm giảm thiểu rủi ro tíndụng có thể xảy ra

- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang có

dư nợ: XHTD có thể cho phép NHCV lường trước được những dấu hiệu xấu

về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời

- Phát triển chiến lược marketing nhằm hưóng tới khách hàng có ít rủi rohơn

- Ước lượng mức vốn đã cho vay không thu hồi được để trích lập dựphòng rủi ro tín dụng

1.2.3 Phương pháp XHTD

Để XHTD khách hàng, các NHTM có thể sử dụng nhiều phương phápkhác nhau, trong đó phổ biến là các phương pháp sau:

a Phương pháp chuyên gia

- Nội dung: Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia tronghoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được soạn trước trongphiếu điều tra

- Quy trình: Gồm 5 bước như sau

Bước 1: Lập các nhóm phân tích, soạn thảo các câu hỏi để hình thànhphiếu điều tra đồng thời tiến hành phân tích, tổng hợp những ý kiến thu nhập

Trang 11

được và nhóm chuyên gia đánh giá, đưa ra ý kiến xếp hạng, cung cấp thôngtin dự báo thay đổi xếp hạng trong tương lai.

Bước 2: Xây dựng bảng hỏi

Bước 3: Phát phiếu điều tra cho chuyên gia trả lời

Bước 4: Thu thập các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc, tóm tắt lại ý kiến củacác chuyên gia và tiến hành phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận Trên cơ sở những kết quả trả lời lần thứ nhất, người đánh giá tiến hành điềuchỉnh bảng hỏi theo hướng thu hẹp phạm vi và đưa ra nội dung cụ thể hơn.Bảng hỏi được tiếp tục gửi đến các chuyên gia đã tham vấn lần thứ nhất.Trong lần này, nếu thấy cần thiết các chuyên gia có thể điều chỉnh ý kiến banđầu của mình

Bước 5: Tổng hợp lại các ý kiến đánh giá lần hai của các chuyên gia, nếuthấy chưa thoả mãn thì có thể lặp lại quy trình như trên cho đến khi đạt yêucầu

- Ưu điểm: Phương pháp chuyên gia tận dụng được kinh nghiệm kiếnthức chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành của họ Đồng thời,kết quả đánh giá được tập hợp từ nhiều chuyên gia nên mức độ tin cậy cao, cóthể tránh được ảnh hưởng của những người có ưu thế trong số người được hỏi

ý kiến

- Hạn chế: Chi phí đánh giá có thể rất cao khi số người tham gia đông và

số lần thu thập ý kiến nhiều Mặt khác, do thời gian tiến hành đánh giá dàinên thường dẫn đến thay đổi nhân sự trong nhóm chuyên gia, điều này gâykhó khăn cho việc tổng hợp phân tích Hơn nữa việc sử dụng phương phápnày không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá

b Phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn

Trang 12

- Nội dung: Phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn là phương pháp màchuyên gia xếp hạng tiến hành cho điểm trên cơ sở thang điểm được ấn địnhtrước.

- Quy trình:

Bước 1: Bước chuẩn bị nhằm xác định những nội dung, tiêu thức cầnđánh giá và xác định điểm chuẩn cho từng tiêu thức

Bước 2: Tiến hành đánh giá

Trên cơ sở thang điểm đã xác định, người đánh giá tiến hành phân tích

dữ liệu , thông tin về doanh nghiệp Tuỳ theo kết quả thu được, người đánhgiá cho điểm phù hợp với thang điểm đã đề ra Sau đó, tổng hợp số điểm vàxếp hạng doanh nghiệp Từ đó, đưa ra biện pháp khắc phục hoặc đưa ra kiếnnghị, đề xuất thiết thực phù hợp với mục tiêu đánh giá

-Ưu điểm: Phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn có ưu điểm đơn giản,

dễ áp dụng Việc đánh giá xếp hạng dựa trên cơ sở định lượng và chi phí thựchiện thấp, thời gian tiến hành ngắn

- Nhược điểm: Kết quả đánh giá có thể mang tính chủ quan cao do chỉ cómột hoặc một vài người thực hiện

Trang 13

- Ưu điểm: Phương pháp này khá đơn giản bởi có thể lấy tiêu thức củamột doanh nghiệp khác có đặc điểm tương tự như doanh nghiệp cần đánh giáhoặc cũng có thể lấy chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở cho đánh giá củamình Đồng thời, phương pháp này cũng có ưu điểm tiết kiệm thời gian do cóthể hoàn thành quy trình trong thời gian ngắn.

- Nhược điểm: Khi lấy một doanh nghiệp khác có đặc điểm tương tựhoặc chỉ số trung bình ngành để làm cơ sở đánh giá sẽ đem lại kết quả có độchính xác không cao

Bước 4: Phân tích và tính điểm XHTD

Căn cứ vào các thông tin thu thập được, người đánh giá phân tích cácthông tin và chấm điểm các chỉ tiêu của doanh nghiệp theo bảng điểm đã xâydựng Căn cứ tổng điểm Doanh nghiệp đạt được, đưa ra kết luận XHTD DN

- Ưu điểm: Phương pháp chấm điểm có ưu điểm triển khai thực hiện đơngiản, dễ hiểu, tiết kiệm thời gian và có thể thực hiện trên diện rộng

Trang 14

- Hạn chế: Không đưa ra được những yếu tố bất thường vào mô hình tínhtoán và kết quả đánh giá có thể mang tính chủ quan cao của bộ phận CBTD.

e Phương pháp kết hợp

Mỗi phương pháp xếp hạng nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chếriêng, có phạm vi áp dụng hữu hiệu nhất định Do vậy, để tận dụng các ưuđiểm và tránh được những nhược điểm của từng phương pháp, người ta có thể

áp dụng phương pháp kết hợp Theo đó, đối với mỗi nội dung cần đánh giá cóthể áp dụng từng phương pháp đánh giá và thực hiện theo một quy trình phùhợp

Nhận xét

Để XHTD khách hàng có nhiều phương pháp khác nhau như trên, tuynhiên phương pháp chuẩn được các tổ chức xếp hạng trên thế giới (Moody,Standard & Poor) và các ngân hàng trên thế giới áp dụng là phương phápchấm điểm tín dụng khách hàng

1.2.4 Nội dung của hệ thống XHTD Doanh nghiệp

Dù có thể áp dụng phương pháp và quy trình khác nhau nhưng nội dụngcủa nghiệp vụ XHTD doanh nghiệp gồm bốn vấn đề cơ bản sau:

a Đối tượng được xếp hạng

Toàn bộ khách hàng là doanh nghiệp/HTX đang vay vốn hoặc có nhucầu thiết lập quan hệ vay vốn với ngân hàng cho vay

b Cơ chế xếp hạng khách hàng của hệ thống

Cơ chế xếp hạng căn cứ vào số điểm có được sau khi đánh giá và chấmđiểm cho bộ chỉ tiêu tiêu chuẩn Bộ chỉ tiêu do mỗi ngân hàng tự thiết kế vàxây dựng dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và các đặc điểmriêng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng ngân hàng đồng thời có cânnhắc mức chi phí - lợi ích mang lại cho ngân hàng từ công tác này

Trang 15

Bộ chỉ tiêu gồm: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính Trong đó,xây dựng dựa trên các tiêu chí: Số lượng các chỉ tiêu, tính chất các chỉ tiêu và

số điểm phân bổ cho mỗi chỉ tiêu và mức trọng số áp dụng cho mỗi chỉ tiêucần đánh giá

c Căn cứ và cách thức XHTD khách hàng

XHTD được thực hiện căn cứ trên việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

và phi tài chính đã được xây dựng tiêu chuẩn hóa

Cán bộ chấm điểm sẽ thu thập các thông tin về khách hàng, các thông tinnày được điền vào một biểu mẫu theo các chỉ tiêu định trước Theo đó, Cán

bộ chấm điểm sẽ cho điểm theo từng chỉ tiêu Tổng số điểm khách hàng đượcđối chiếu với thang điểm có sẵn của ngân hàng để xác định nhóm tín dụng.Dựa vào kết quả xếp hạng mà cán bộ chấm điểm quyết định đồng ý hay từchối cấp tín dụng

d Kiểm soát và đánh giá kết quả xếp hạng

Để đảm bảo kết quả xếp hạng khách hàng phản ánh kịp thời, thực tế vàhợp lý mức độ rủi ro, hệ thống xếp hạng sẽ được thường xuyên kiểm tra định

kỳ, xem xét, đánh giá bằng các thủ tục sau:

Ngân hàng phải có phương pháp phân công đánh giá, cũng như xếp hạngcác chính sách thưởng phạt hợp lý đối với những người tham gia đánh giá để

có thể hạn chế ý kiến chủ quan của người đánh giá do nảy sinh những mâuthuẫn về lợi ích

Rà soát việc thực hiện xếp hạng khách hàng của Cán bộ chấm điểm đốivới các khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập bởi lãnh đạo phòngXếp hạng và cán bộ phòng quản lý rủi ro

Định kỳ đánh giá lại kết quả xếp hạng tùy vào thời gian quy định củamỗi ngân hàng để đảm bảo độ chính xác và công bằng Nếu đánh giá và chấm

Trang 16

điểm lại khách hàng ở hạng khác so với ban đầu thì ngân hàng có thể điềuchỉnh theo kết quả đánh giá lại, phù hợp với mức độ rủi ro hiện tại của kháchhàng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác XHTD

1.3.1.Các nhân tố bên trong ngân hàng

Thứ nhất: phương pháp và quy trình XHTD

Như đã biết, có nhiều phương pháp khác nhau trong việc XHTD, do đómỗi ngân hàng có thể lựa chọn cho mình một hoặc kết hợp nhiều phươngpháp XHTD sao cho phù hợp với hệ thống các chỉ tiêu XHTD, cụ thể như:Đối với các chỉ tiêu tài chính, ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp chođiểm theo tiêu chuẩn kết hợp với phương pháp so sánh; đối với các chỉ tiêuphi tài chính có thể lựa chọn phương pháp chấm điểm kết hợp với phươngpháp chuyên gia Việc áp dụng các phương pháp khác nhau có thể dẫn tới kếtquả đánh giá, xếp hạng khách hàng khác nhau

Bên cạnh phương pháp được lựa chọn đánh giá thì quy trình XHTDtrong phương pháp đó cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả XHTD Mộtquy trình XHTD chung khoa học, hợp lý với sự sáng tạo và vận dụng linhhoạt của mỗi ngân hàng sẽ mang lại kết quả XHTD có độ chính xác càng cao

Thứ hai: Hệ thống chỉ tiêu XHTD

Hệ thống chỉ tiêu XHTD có ảnh hưởng đến chi phí, thời gian, chiều sâu

và đặc tính rủi ro của doanh nghiệp xin vay vốn mà ngân hàng muốn đánhgiá Trong xây dựng và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu XHTD, các ngân hàng luôn

nỗ lực tìm cách hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá đồng thời luôn cân nhắcgiữa chi phí về thời gian, nguồn lực, nguồn thông tin với mức độ ảnh hưởngcủa các chỉ tiêu này đến kết quả XHTD Việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu quá ít

sẽ không phản ảnh hết được vấn đề cần đánh giá nhiều khi còn đưa ra những

Trang 17

quyết định mang tính chủ quan, tuy nhiên hệ thống chỉ tiêu XHTD quá nhiều

sẽ có thể mang lại các kết quả đối lập nhau, gây khó khăn trong việc tổng hợpđánh giá các chỉ tiêu và đôi khi tốn nhiều công sức, tiền bạc không cần thiết

Do đó, việc lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu cần phải đầy đủ, tránh thiếu sót màvẫn đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng chúng để phân tích, chấm điểm

và xếp hạng khách hàng

Thứ ba: Các tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá XHTD

Các ngân hàng thường theo quy trình XHTD chuẩn quốc tế nhưng nộidung cũng như các tiêu chuẩn hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn đó ở mỗingân hàng lại khác nhau Cùng với các chỉ tiêu được lựa chọn, một ngân hàng

có các tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá, thực hiện càng chi tiết , rõ ràng, cụ thểthì càng giúp cho CBTD cũng như các bộ phận quản lý dễ dàng thực thi vàkiểm soát được tính chính xác của công tác XHTD, tránh sai sót và rủi ro đạođức có thể xảy ra Từ đó mang lại kết quả XHTD có tính chính xác và khảnăng so sánh cao Tuy nhiên khi xác định các tiêu chuẩn đánh giá, ngân hàngluôn cân nhắc với chiến lược mà ngân hàng theo đuổi trong từng thời kỳ như:khi trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, ngân hàng muốn mở rộng quy mô tíndụng thì có thể đưa ra các tiêu chuẩn hướng dẫn thông thoáng hơn, dễ dànggiúp cho các doanh nghiệp được chấm điểm cao hơn từ đó dễ dàng tiếp cậnvới vốn ngân hàng hơn

Thứ tư: Cơ sở vật chất và pháp lý

Một ngân hàng có máy móc, thiết bị hiện đại sẽ phục vụ đắc lực cho độingũ cán bộ XHTD hơn trong việc xử lý các thông tin, chấm điểm các chỉ tiêu

và rà soát kết quả hoàn toàn theo lập trình trên máy Điều đó sẽ tiết kiệm tối

đa chi phí về thời gian và sự sai sót không đáng có

Trang 18

Ngoài ra, cơ sở pháp lý vững chắc, tuân thủ đúng theo quy định của NhàNước sẽ tránh được những rắc rối từ phía pháp luật và bảo đảm cho công tácXHTD được thi hành đúng luật định.

Thứ năm: Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ XHTD

Cán bộ tín dụng chính là người thực hiện toàn bộ công tác chấm điểm vàXếp hạng khách hàng cho mỗi khoản vay vì vậy có thể nói yếu tố con người

là yếu tố tác động lớn nhất đến công tác XHTD của Ngân hàng Nếu ngânhàng có đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực cao sẽ mang lai hiệu quả cao chongân hàng trong việc thực thi các quy định đưa ra và dễ dàng linh hoạt vớinhững thay đổi ngoài dự tính do điều kiện môi trường tác động Trình độ nănglực của yếu tố con người được thể hiện trên một vài tiêu chí:

+ Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính

+ Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động, linh hoạt trongcông việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay và nắm vững kiến thức pháp luật.+ Đạo đức nghề nghiệp để tránh rủi ro đạo đức có thể xảy ra

Thứ sáu: Chính sách quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình XHTD

KH Do đó chính sách tuyển dụng, sử dụng đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụngcủa các NH có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chiến lược, chính sáchtín dụng nói chung và công tác XHTD Khách hàng nói riêng của Ngân hàng.Một chiến lược, chính sách quản trị tín dụng tốt mà không đi kèm chính sáchđúng đắn về nguồn nhân lực sẽ không mang lại kết quả mong muốn và giatăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở cán bộ tín dụng

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Thứ nhất: Chất lượng thông tin về khách hàng

Trang 19

Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến công tác chấm điểm và Xếphạng khách hàng của ngân hàng Nguồn thông tin có thể lấy từ nhiều nguồn,kịp thời, minh bạch và bản thân ngân hàng có thể xây dựng được cho mình hệthống thống thông tin ngành, thông tin doanh nghiệp, đó sẽ là công cụ đắc lựcgiúp cho việc phân tích và XHTD DN được thuận lợi, cho kết quả chính xác.

Thứ hai: Môi trường hành lang pháp lý

Môi trường hành lang pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến công tác XHTD

DN tại NHTM Hệ thống luật và văn bản dưới luật chi phối hoạt động của

NH, một mặt thể hiện quy định bắt buộc của NHNN đối với việc sử dụngcông tác XHTD để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tại các NHTM, mặt kháccũng mang tác dụng hỗ trợ về kỹ thuật đối với phân tích XHDN có quan hệtín dụng tại NHTM

Hành lang pháp lý ngày càng được sửa đổi phù hợp với các quy luật củanền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc công tác XHDN ngày càng đượcchú trọng và có xu hướng ngày càng theo chuẩn mực quốc tế hơn->mang lạihiệu quả XHTD ngày càng cao hơn

Thứ ba: Chuẩn mực và phương pháp kế toán áp dụng

Thực chất của việc XHDN là dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu tàichính và phi tài chính Do đó, độ chính xác của kết quả xếp hạng phụ thuộcrất nhiều vào cách hạch toán của doanh nghiệp đối với các chỉ tiêu tài chính.Chuẩn mực kế toán là tiêu chuẩn để doanh nghiệp hạch toán kế toán Do đó,chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả XHTD Việc hệthống ngân hàng các nước cùng áp dụng phương pháp phân tích và XHTD thìkết quả đánh giá vẫn không thể thống nhất nếu các doanh nghiệp áp dụngchuẩn mực kế toán khác nhau như: cùng một DN áp dụng chuẩn mực kế toánquốc tế sẽ cho kết quả khác với áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia

Trang 20

Ngoài ra, phương pháp hạch toán các khoản mục trên báo cáo tài chínhkhác nhau cũng mang lại kết quả XHDN khác nhau, cụ thể như: khi áp dụnghạch toán hàng tồn kho theo các phương pháp Lifo, Fifo sẽ mang lại giá trịhàng tồn kho khác nhau; hay khi áp dụng các phương pháp khấu hao khácnhau cũng làm thay đổi giá trị khấu hao trên BCĐKT…Những điều đó ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả XHDN.

Trang 21

Ngày 1/7/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay làChính phủ), ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hànhchính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lýNgân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại), lấy lợinhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, theo đó các Ngân hàngthương mại quốc doanh lần lượt ra đời (Ngân hàng Công thương, Ngân hàngNgoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn) Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đìnhcũng được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTMQD với tên gọi Chi nhánhNgân hàng Công thương Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành

Trang 22

phố Hà Nội, hoạt động theo mô hình quản lý ba cấp( Trung ương- Thành Quận) Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập (7/1988 –3/1993) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả, không pháthuy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô,

phố-do hoạt động kinh phố-doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà Nội,cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hìnhkinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng Trước những khó khăn vướng mắccủa từ mô hình tổ chức quản lý cũng như cơ chế, bắt đầu từ ngày 1/4/1993,NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hính tổ chức NHCT hai cấp (CấpTrung ương - Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùngvới việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ Do vậy, ngay sau khi nângcấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ trẻ

có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình đã có sức bật mới,hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực,

uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường Nhanh chóngtiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thíchnghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường

Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theođịnh hướng “Ổn định - An toàn - Hiệu quả - phát triển” cả về quy mô, tốc độtăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu, mạng lưới, tổ chức bộmáy Cho đến nay, bộ máy hoạt động của Chi nhánh NHCT Ba Đình có trên

300 cán bộ nhân viên (trong đó có trên 85% có trình độ Đại học và trên Đạihọc, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao độnggiản đơn), với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 12 Quỹ tiết kiệm, hoạtđộng trên một địa bàn rộng lớn bao gồm các quận Ba Đình - Hoàn Kiếm - Tây

Hồ Từ năm 1995 đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT khu

Trang 23

vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong nhữngchi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được Thủtướng tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng huân chương Laođộng hạng Ba, liên tục trong các năm từ năm 2000 - 2005 được nhiều cấpkhen thưởng : Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Thống đốcNHNN Việt Nam tặng bằng khen.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Trang 24

Bảng 1: Sơ đồ Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình

GĐ & PGĐ

Khối Dịch vụ Khối Dịch vụ

Khối quản lý rủi ro Khối quản lý rủi ro

Khối hỗ trợ Khối hỗ trợ

Khối CNTT Khối CNTT

PGD Tây Hồ

Phòng KH

DN lớn Phòng KH

DN lớn

Phòng DNVVN Phòng DNVVN

Phòng

KH cá nhân Phòng

KH cá nhân

Phòng Quản lí rủi ro PhòngKhối Kinh doanh Quản lí rủi ro

Phòng Thông tin

& Điện toán Phòng Thông tin

& Điện toán

Phòng Thanh toán XNK Phòng Thanh toán XNK Phòng Thẻ Phòng Thẻ

Phòng Kế Toán Phòng Kế Toán

Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng Tổng hợp Phòng Tổng hợp

Phòng Tiền Tệ &

Kho quỹ

Trang 25

Theo quyết định số 704/QĐ-NHCT ngày 06/04/2006 của Tổng giám đốcNHCT Việt Nam về việc “Ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng bantại chi nhánh NHCT” Tính đến 1/2007, chi nhánh đã có 11 phòng ban, mỗiphòng ban đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ khác nhau Điều này có tácdụng giới hạn nghĩa vụ quyền hạn của từng phòng ban, trên cơ sở đó thựchiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động cuả chi nhánh Tuynhiên sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối, các phòng vẫn cóquan hệ hữu cơ với nhau trong một tập thể thống nhất, hỗ trợ và bổ sung chonhau.

-Các phòng nghiệp vụ tín dụng

Các phòng nghiệp vụ tín dụng bao gồm có phòng khách hàng 1 (Doanhnghiệp lớn), phòng khách hàng 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ), phòng kháchhàng cá nhân

Chức năng: Đây là những phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng đểkhai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ có liên quanđến tín dụng, quản lý các nghiệp vụ tín dụng

Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn từ đối tượng khách hàng, thực hiện hỗtrợ, tư vấn và chăm sóc khách hàng, thẩm định, chấm điểm và xếp hạng kháchhàng, quản lý hạn mức tín dụng Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và quản lýtheo dõi các khoản tín dụng đã cấp

- Phòng kế toán

Chức năng: Thực hiện giao dịch với khách hàng, quản lý tài chính, chitiêu nội bộ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến hạch toán, quản lý tiền mặt.Nhiệm vụ: Thực hiện các giao dịch với khách hàng, thực hiện kiểm soát sauthanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, quản lý thông tin, lập kế hoạch

Trang 26

báo cáo tài chính, tính trích nộp các khoản cho ngân sách, quản lý chứng từ vàphối hợp với các phòng ban khác.

- Phòng thẩm định và quản lý rủi ro

Chức năng: Phòng thẩm định và quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưucho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, quản lý giám sát thựchiện danh mục cho vay, đầu tư và quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động củangân hàng

Nhiệm vụ: Nghiên cứu chủ trương chính sách của nhà nước, thẩm định

và tái thẩm định các dự án - phương án vay vốn, đánh giá rủi ro và phân loại

nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro, kiểm tra và rà soát kết quả chấm điểm,xếp hạng khách hàng đồng thời nghiên cứu danh mục tài sản đảm bảo nhằmphòng ngừa và hạn chế tổn thất rủi ro có thể xảy ra

- Phòng thẻ

Chức năng: Phòng thẻ trực tiếp tham mưu cho ban Giám đốc chi nhánhtrong việc triển khai mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ thẻ điện tử theođịnh hướng của NHCT VN

Nhiệm vụ: Thực hiện công tác Marketing, tư vấn và hỗ trợ khách hàng

về dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử của NHCT VN trên địa bàn Quản

lý công việc phát hành và các công việc khác nhằm triển khai mở rộng dịch

vụ thẻ

- Phòng thanh toán Xuất nhập khẩu

Chức năng: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu

và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mứcđược cấp, thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ Hỗ trợ phòng kế toán và

Trang 27

phối hợp với bộ phận kiểm soát, đồng thời tư vấn cho khách hàng sử dụng cácsản phẩm tài trợ thương mại, bảo hiểm tỷ giá.

- Phòng tiền tệ kho quỹ

Chức năng: Thực hiện nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹtiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN Ứng và thu tiền cho cácquỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt chocác doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn

Nhiệm vụ: Thực hiện thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, phối hợp với cácphòng kế toán, thường xuyên kiểm tra các hiện tượng sự cố ảnh hưởng tớikho quỹ

- Phòng tổ chức hành chính

Chức năng: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh,quản trị phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo

vệ, an ninh an toàn Chi nhánh

Nhiệm vụ: Thực hiện các quy định của nhà nước, quản lý lao động, bồidưỡng cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý sử dụng các trang thiết bị,

tổ chức công tác văn thư, công tác bảo vệ an toàn cho cơ quan và phối hợpvới các phòng ban khác

- Phòng thông tin điện toán

Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điệntoán tại chi nhánh Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt độngcủa hệ thống, máy tính của chi nhánh

Nhiệm vụ: Thực hiện quản lý về mặt công nghệ, quản lý các giao dịchtrên máy, bảo dưỡng bảo trì hệ thống, triển khai các chương trình phần mềmmới, xây dựng các tiện ích và phối hợp các phòng ban nghiệp vụ

- Phòng tổng hợp

Trang 28

Chức năng: Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốcChi nhánh, dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tìnhhình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hàng năm của chi nhánh.Nhiệm vụ: Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, đánh giá và tổnghợp tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh làm đầu mối cácbáo cáo nghiên cứu và đề xuất phương án mở rộng.

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình

Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nềnkinh tế nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó làthiên tai xảy ra liên tục, sự bất ổn định của kinh tế, chính trị thế giới (khủng

bố, chiến tranh…) cùng với việc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường

đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của nềnkinh tế Chính phủ đã thực thi nhiều chính sách và giải pháp để ổn định môitrường kinh tế vĩ mô cũng như kích cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuynhiên, tốc độ tăng trưởng trong một số ngành, lĩnh vực vẫn chưa đạt được kếtquả mong muốn Vốn là một lĩnh vực kinh doanh hết sức nhạy cảm với sựbiến động của cơ chế thị trường, trước tình hình kinh tế như vậy, hoạt độngNgân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách và chi nhánhNHCT khu vực Ba Đình cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung đó

Năm 2006 hoạt động kinh doanh của NHTM diễn ra rất sôi động Nhiềuchi nhánh, điểm giao dịch của NHTM được mở ra, Giá cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán liên tục tăng trên cả thị trường niêm yết chính thức và thịtrường chứng khoán phi tập trung Trong bối cảnh đó hoạt động kinh doanhcủa các NHTM trên địa bàn thủ đô vẫn tiếp tục ổn định, phát triển đạt đượckết quả cao Tuy nhiên, do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường nên mặt bằnglãi suất huy động của các NHTMCP biến động mạnh, hầu hết đều áp dụngvượt các mức lãi suất đã thỏa thuận của Hiệp hội ngân hàng, tạo ra sự cạnh

Trang 29

tranh, dịch chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác Tình hình đó

đã làm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định, cạnh tranh giữacác Ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt hơn

Năm 2007 là năm có nhiểu diển biến bất lợi, giá dầu mỏ và giá vàng liêntục tăng cao đạt mức kỷ lục Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt vớinhững khó khăn thách thức mới, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã ảnh hưởnglớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sốngnhân dân Cùng với sự xuất hiện thêm nhiều tổ chức định chế tài chính, các tổchức tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt trở lại làm gia tăng áp lựccạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng nhất là trong lĩnh vực huy động vốn,phát triển các dịch vụ Ngân hàng

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nóiriêng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn nhất trong hơn mộtthập kỷ qua do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu Với những biểu hiện cụ thể như: Đầu năm lạm phát tăng cao làmcho lãi suất huy động và cho vay bị đẩy lên rất cao, nhưng đến cuối năm khiNHNN thực hiện đồng bộ các gói giải pháp để kích cầu thì nước ta lại rơi vàotình trạng giảm phát, tuy nhiên cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàngcũng giảm, tình hình thanh khoản tốt hơn

Đứng trước những khó khăn đó, cùng với những định hướng phát triểncủa đất nước, của ngành và với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHCT

VN nói chung và Ban Giám đốc chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng cùng với

sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của các đội ngũ cán bộ nhân viên, Chi nhánhNHCT Ba Đình đã đạt nhiều thành tích, kết quả to lớn đáng khích lệ, duy trì

và đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng phát triển về mọimặt và có uy tín đối với doanh nghiệp và nhiều khách hàng xa gần, góp phầnkhông nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Ta có thể

Trang 30

xem xét tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua một số nghiệp vụ cơ

bản sau:

Thứ nhất: Về công tác huy động vốn

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mộttrong những đặc trưng cơ bản là “ đi vay để cho vay” do đó nguồn vốn huy

động hay còn gọi là đầu vào của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, là điều

kiện tiên quyết cho hoạt động của Ngân hàng

Nhận thức được tầm quan trọng đó, chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình

đã luôn coi trọng công tác huy động vốn tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng

và nâng cao hiệu quả kinh doanh

% Tăng(giảm) Số tiền

Mứctăng (giảm)

% Tăng (giảm)

1 Theo đối tượng khách hàng

- Tiền gửi của Tổ chức kinh tế 1962 2817 855 43.58% 2188 -629 -22.33%

2 Theo loại tiền gửi

Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - NHCT Ba Đình Nhận xét

Trang 31

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình huy động vốn của chinhánh NHCT Ba Đình nói chung có xu hướng tăng từ năm 2006 -2007 nhưngđến năm 2008 lại suy giảm Cụ thể là:

Năm 2006: Tổng nguồn vốn huy động đạt 4350 tỷ đồng

Năm 2007: Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2007 đạt 5141 tỷđồng, tăng 791 tỷ đồng tương ứng tăng 18,18% so với năm 2006

Năm 2008: Tổng nguồn vốn huy động đạt 4493 tỷ đồng, giảm 648 tỷtương ứng giảm 12,6% so với năm 2007

Xét về cơ cấu nguồn vốn có sự biến động khá lớn, cụ thể là:

Nguồn tiền gửi từ các Tổ chức kinh tế năm 2007 tăng 855 tỷ đồng(tương ứng tăng 43,58%) so với năm 2006 nhưng đến 31/12/2008 thì nguồntiền gửi này lại sụt giảm mạnh đạt 629 tỷ (tương ứng giảm 22,33%)

Nguồn tiền gửi VNĐ vào năm 2007: Tăng 543 tỷ đồng (tăng 15,53%) sovới năm 2006 nhưng giảm mạnh khoảng 630 tỷ (tương ứng 15,59%) so vớinăm 2008

Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2007: Tăng 248 tỷ (tương ứng tăng29,07%) so với năm 2006 nhưng lại giảm 18 tỷ (tương ứng 1,63%) vào cuốinăm 2008

Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ: có xu hướng giảm qua các năm nhưng tốc

độ chậm dần, cụ thể là: giảm 64 tỷ (tương ứng 2,68%) so với năm 2007 vàgiảm 19 tỷ (0,82%) vào cuối năm 2008

Nguyên nhân của những biến động bất thường trong ba năm qua do:

Năm 2007

Tổng nguồn vốn huy động nói chung hay cơ cấu các nguồn tiền huyđộng nói riêng cuối năm 2007 tăng so với năm 2006, là do:

Trang 32

- Tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới bất ổn xong kinh tế - chính trịViệt Nam vẫn diễn biến theo tình huống tích cực, các thành phần kinh tế hoạtđộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Chính sách tiền tệ của NHNN cho phép thực hiên cơ chế lãi suất thỏathuận trong cho vay VND, nới lỏng biên độ tỷ giá +/- 2% tạo điều kiện thuậnlợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng quyền tự chủ

- Sự nỗ lực và quyết tâm lớn của toàn thể CBCNV chi nhánh NHCT BaĐình tìm kiếm, khai thác có chọn lọc với lãi suất hấp dẫn từ nhiều nguồn khácnhau

- Do tác động của cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các Tổ chức tín dụng, sựbiến động phức tạp của giá vàng và ngoại tệ trong năm 2008 nên nguồn vốnhuy động tiết kiệm từ dân cư vẫn sụt giảm so với năm 2007

Thứ hai: Về hoạt động tín dụng

Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai tròhết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếunhư huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điềukiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng

Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọng nghiệp

vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương,chính sách của NHCT Việt Nam với phương châm “phát triển- an toàn- hiệu

Trang 33

quả” Trong những năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt đượcnhiều kết quả rất khả quan Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau:

Mức tăng (giảm)

% Tăng (giảm) Tổng dư nợ 2360 2643 283 111.99% 3201 558 21.11%

1 Dư nợ theo loại tiền

3 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước 986 1120.6 134.6 113.65% 1250.6 130 11.60%

DN ngoài quốc doanh 1374 2522.4 1148.4 183.58% 1950.4 -572 -22.68%

Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị- NHCT Ba Đình Nhận xét

Nhìn chung dư nợ cho vay nền kinh tế có xu hướng tăng dần qua cácnăm, cụ thể là: Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 2643 tỷ đồng, so với cùng kỳnăm trước tăng 283 tỷ (+12%), vượt kế hoạch năm 4,9% Đến cuối năm 2008tăng 558 tỷ đồng so với cuối năm 2007, vượt 2,6% kế hoạch giao năm 2008.Trong đó:

Về dư nợ theo loại tiền:

Dư nợ cho vay VNĐ cuối năm 2007 đạt 1844 tỷ, so với kế hoạch nămđạt 104,8%, so với cuối năm 2006 tăng 7,8% Đến 31/12/2008 đạt 103,6% kếhoạch giao và so với cuối năm 2007 tăng 369 tỷ đồng (+20%)

Trang 34

Dư nợ cho vay ngoại tệ đến 31/12/2007 đạt 799 tỷ, so với kế hoạch đề ratrong năm đạt 105,1%, so với cuối năm trước tăng 22,9% và tăng 189 tỷ đồng(+23,7%) vào cuối năm 2008.

Về dư nợ theo thời gian:

Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2007 đạt 2195 tỷ đồng, so với cuối năm

2006 tăng 17,9% nhưng đến 31/12/2008 giảm 108 tỷ đồng, chiếm 65,2% tổng

dư nợ giảm 17,8%

Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2007 đạt 448 tỷ, so với cuối năm

2006 đạt 89,8% Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2008 tăng 666 tỷ đồng tươngđương 148,7% so với cuối năm 2007, chiếm 34,8% tổng dư nợ tăng 17,8%

Về cơ cấu dư nợ:

Tỷ lệ cho vay DNNN cuối năm 2007 đạt 1250,6 tỷ, so với kế hoạch giảm2,6%, so với cuối năm 2006 tăng 13,65% và tăng 11,6% vào cuối năm 2008

Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài Quốc doanh cuối năm 2007 đạt2522,4 tỷ, tăng 83,58% so với năm 2006 nhưng lại giảm mạnh 22,68% vàocuối năm 2008

-Chất lượng tín dụng

Trong năm 2008, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpnói chung gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu Trong khi đó, khối các doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực giaothông vận tải có dư nợ tại Chi nhánh vốn đã khó khăn từ những năm trướcnay tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém, tình hình mất khả năng thanh toán còntrầm trọng, nợ xấu không có dấu hiệu được cải thiện Mặt khác, khối cácdoanh nghiệp liên quan đến vận tải biển rơi vào tình trạng hết sức khó khăn

do doanh thu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm ảnh hưởng đếncam kết trả nợ của Ngân hàng

Trang 35

Mặc dù Ban Giám đốc Chi nhánh đã chỉ đạo sát sao, nắm bắt kịp thờihoạt động sản suất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để đưa ra biệnpháp xử lý, Ban xử lý nợ họp hàng tháng và có kiểm điểm thường xuyên nêntuy nợ nhóm II giảm nhưng nợ xấu vẫn gia tăng và khả năng thu hồi chậm Cụthể như sau:

Bảng4: Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ qua các năm của Chi nhánh

Mức tăng (giảm)

% Tăng (giảm)

Nợ nhóm I 2176.073 2642.845 466.772 21.45% 3200.86 558.0156 21.11%

Nợ nhóm II 183 0.114 -182.886 -99.94% 0.038 -0.076 -66.67%

Nợ xấu (III - V) 0.927 0.041 -0.886 -95.58% 0.1014 0.0604 147.32%

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 2006-2008

• Nợ nhóm II : dư nợ nhóm II giảm dần qua các năm Năm 2006 dư nợnhóm II đạt 183 tỷ chiếm 7,75% tổng dư nợ phát sinh chủ yếu ở doanh nghiệpxây dựng giao thông Tuy nhiên từ năm 2007-2008, nợ nhóm II có xu hướnggiảm mạnh và đến cuối năm 2008 thì nợ nhóm I chỉ còn 38.329 triệu đồng,chủ yếu nằm ở các công ty như: Doanh nghiệp Hoàng Hải, công ty TNHH 1thành viên VT Viễn Dương Vinashin…

• Dư nợ xấu: Tình hình tồn đọng nợ xấu vẫn chưa được cải thiện trongnăm 2008 Mặc dù tỷ trọng nợ xấu đã giảm 95,58% vào năm 2007 nhưng đếnnăm 2008, nợ xấu vẫn tăng 60.458 triệu đồng tương đương tăng 147% so vớicuối năm 2007, so với kế hoạch năm 2008 tăng 238% Tuy nhiên nợ xấu cũngchỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ

Thứ ba: Về các hoạt động khác

- Nghiệp vụ bảo lãnh

Trang 36

Hoạt động bảo lãnh luôn gắn liền với các công tác cho vay, trong nhiềunăm qua nghiệp vụ này của Chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm: Năm

2006, Chi nhánh đã bảo lãnh được 1907 món với giá trị 491,85 tỷ đồng.Trong năm này, phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh là 5,25 tỷ đồng, góp phầnđáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chi nhánh Số dư bảo lãnh đến31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng Đến năm 2007, bảo lãnh phát hành được 1687món, doanh số 645,51 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 doanh số tăng 136,71 tỷđồng (tương đương 26,87%) Giá trị bảo lãnh đến ngày 31/12/2007 đạt 650,84

tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối năm trước (tương đương với 6,46%).Đặc biệt trong năm 2008, do được khách hàng tín nhiệm nên khối lượng dịch

vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ba Đình rất lớn, đạt 1,455 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần

so với năm 2007

- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 878,730 triệu USD, lãigộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng Đến năm 2007, doanh số muabán ngoại tệ cả năm đạt 833,37 triệu USD giảm 45,36 triệu USD so với cuốinăm 2006 Đặc biệt năm 2008 là năm đầy khó khăn kinh doanh đối ngoại dokhủng hoảng kinh tế cộng với tình trạng nhập siêu nên gây hiện tượng khanhiếm ngoại tệ kéo dài, bên cạnh đó có sự thay đổi trong chính sách điều hành

tỷ giá của NHNN và NHCT VN đã dẫn đến biến động rất lớn về kinh doanhngoại tệ, do đó tổng doanh số mua bán ngoại tệ của cả năm 2008 đạt 640,972triệu USD, giảm 192,65 triệu USD so với năm 2007

- Nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu

Trong năm 2006, doanh số thanh toán đạt 175 triệu USD, tương đương

2815 tỷ đồng Sang năm 2007, doanh số thanh toán cả năm là 311,61 triệuUSD, tăng 78% so với năm 2006 Tuy nhiên đến năm 2008, doanh số thanhtoán xuất nhập khẩu chỉ bằng 88% so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu do

Trang 37

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự thay đổi mô hình tổ chức củaNHCT VN với việc thành lập Sở Giao Dịch III.

- Công tác Quản lý kho quỹ

Nói chung công tác tiền tệ kho quỹ khá ổn định và an toàn, cụ thể là:Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng đạt 14610 tỷVND, trong đó ngoại tệ đạt 390 triệu USD, đạt 15931 tỷ VND và 294 triệuUSD vào cuối năm 2007, tăng hơn năm 2006 là 1321 tỷ đồng Đến năm 2008,khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ Ngân hàng đạt 17880 tỷ VNĐ và 90 triệuUSD, chấp hành các quy chế về thu chi tiền mặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối

9340 thẻ ATM, 136 thẻ tín dụng quốc tế và được thiết lập được 22 đơn vịchấp nhận thẻ

Năm 2008, Chi nhánh đã triển khai rất nghiêm túc và có hiệu quả côngtác phát triển thẻ đến toàn bộ các phòng ban, tổ nghiệp vụ Năm 2008, Chinhánh phát hành được: 18657 thẻ ATM đạt 93,3% kế hoạch; 89 thẻ tín dụngquốc tế đạt 111,3%; 10 cơ sở chấp nhận thẻ đạt 50%

Trang 38

Công tác thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử được Chi nhánh xác định làmột mảng nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ cần phải phát huy trong giai đoạntiếp theo.

Thứ tư: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình

Trong 3 năm qua nền kinh tế liên tục có những biến động không ngừngđặc biệt trong năm 2008 việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánhgặp không ít những khó khăn Tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnhđạo cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên kết quả kinhdoanh của chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể: Lợi nhuận (chưatrích dự phòng) của chi nhánh liên tục tăng mạnh qua các năm đặc biệt năm

2008 đạt 210,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro đạt 156 tỷ đồngtăng 266% so với năm trước vượt 4,01% kế hoạch giao, thu nhập của cán bộđược ổn định và từng bước cải thiện

2.2.Thực trạng công tác XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình

2.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống XHTD DN tại

NHCTVN và NHCT Ba Đình

Quá trình thực hiện XHTD DN tại NHCTVN có thể chia thành 3 giaiđoạn:

Giai đoạn 1: Từ năm 2005 trở về trước

Sau khi NHNN có công văn số 538/CV-CLPT ngày 16/09/2004 chấpthuận và cho phép NHCTVN ban hành chính thức sổ tay tín dụng Hội đồngquản trị NHCTVN đã có quyết định số 163/QĐ-NHCT về việc ban hành sổtay tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống NHCT, trong đó chương “Hệ thốngchấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng” là một chương cơ bản, đánhdấu điểm khởi đầu cho việc triển khai chẩm điểm tín dụng và XHKH tạiNHCTVN nói chung và tại chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng

Trang 39

XHTD DN được thực hiện dựa trên phương pháp chấm điểm hai nhómchỉ tiêu chính là: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.Khách hàng được phân chia theo bốn nhóm ngành nghề chính: Ngành nông,lâm, ngư nghiệp; ngành thương mại và dịch vụ; ngành công nghiệp; ngànhxây dựng Việc phân chia này phù hợp với quyết định số 57/2001/QĐ-NHNNngày 24/01/2002 của NHNN về việc thí điểm triển khai đề án phân tích, xếploại tín dụng doanh nghiệp Sau khi thực hiện chấm điểm, khách hàng đượcxếp thành 10 loại theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao Từ đó, đưa ra quyếtđịnh đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời có biện phápkiểm soát những khoản tín dụng sau khi cho vay.

Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến 2008

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/04/2005 của NHNN, trong vòng tối đa 03 năm kể từ ngày quyết định cóhiệu lực thì các tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống XHTD nội bộ để hỗtrợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vihoạt động, tình hình thực tế

Mặt khác, theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt là cáccam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTOthì hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của NHCTVN nói riêngphải tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Do vậy, hệ thốngXHTD nội bộ của NHCTVN phải đảm bảo việc XHTD khách hàng phù hợpvới thông lệ quốc tế và đặc thù của NHCT VN Qua đó, việc phân loại nợ vàtrích lập dự phòng rủi ro của NHCT VN sẽ đảm bảo tuân thủ theo thông lệquốc tế

Sau nhiều lần khảo sát áp dụng Hệ thống XHTD khách hàng trong thực

tế, kết hợp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn chấm điểm, xếp hạng trong nước vànước ngoài NHCT đã có những định hướng sửa đổi, hoàn thiện quy trình

Trang 40

chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng hơn bằng việc ra đời Quy trìnhchấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mã số QT.35.02 ngày30/10/2006 (Áp dụng cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân) ban hànhkèm theo Quyết định số 1880/QĐ-NHCT 35 với nội dung sửa đổi tập trungvào việc tăng cường quy trình kiểm tra và kiểm soát kết quả xếp hạng.

Giai đoạn 3: Từ 2008 đến nay

Sau một thời gian áp dụng Quy trình QT 35.02, xuất hiện một số vấn đềkhông hợp lý và chưa thật cụ thể trong việc hướng dẫn xếp hạng Do đó,NHCTVN lại tiếp tục nghiên cứu và Sửa đổi quy trình QT.35.02 nói trên bằngviệc ra đời Quy trình chấm điểm tín dụng và XHKH mã số QT.35.02 với nộidung thay thế các chỉ tiêu không phù hợp, hướng dẫn chấm điểm các chỉ tiêutài chính và phi tài chính cụ thể hơn

2.2.2 Phương pháp XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình

NHCTVN ban hành phương pháp và quy trình XHTD doanh nghiệpthống nhất từ trụ sở đến toàn Chi nhánh Theo đó, chi nhánh NHCT Ba Đình

áp dụng phương pháp XHTD doanh nghiệp dựa trên việc chấm điểm cácnhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng

XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình có những đặc điểm

cơ bản sau:

- Khách hàng vay vốn được phân loại theo loại hình, lĩnh vực mà doanhnghiệp hoạt động Từ đó, tiến hành đánh giá quy mô hoạt động của doanhnghiệp Ứng với mỗi loại hình và quy mô khác nhau, chấm điểm áp dụngthang điểm và trọng số khác nhau đối với mỗi chỉ tiêu

- Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được phân thành 5 khoảng giá trịtương ứng với 5 mức điểm ban đầu khác nhau là 100,80,60,40,20 đối với cácchỉ tiêu tài chính và 20,16,12,8,4 đối với các chỉ tiêu phi tài chính Tuỳ vào

Ngày đăng: 23/04/2013, 23:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sơ đồ Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 1 Sơ đồ Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 24)
Bảng 1: Sơ đồ Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 1 Sơ đồ Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 24)
xem xét tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua một số nghiệp vụ cơ bản sau: - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
xem xét tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua một số nghiệp vụ cơ bản sau: (Trang 30)
Bảng 5: Quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 5 Quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp (Trang 42)
Bảng 5: Quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 5 Quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp (Trang 42)
Bảng 6: Bảng phân loại doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 6 Bảng phân loại doanh nghiệp (Trang 45)
Bảng 6: Bảng phân loại doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 6 Bảng phân loại doanh nghiệp (Trang 45)
Khi đó, việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp được tiến hành theo bảng sau: - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
hi đó, việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp được tiến hành theo bảng sau: (Trang 46)
Bảng 7: Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 7 Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp (Trang 47)
Bảng 7: Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 7 Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp (Trang 47)
Bảng 9: Thang xếp hạng khách hạng doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 9 Thang xếp hạng khách hạng doanh nghiệp (Trang 50)
Bảng 9: Thang xếp hạng khách hạng doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 9 Thang xếp hạng khách hạng doanh nghiệp (Trang 50)
2.3.1.2. Tình hình tài sả n- nguồn vốn của doanh nghiệp a. Phân tích tổng tài sản - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
2.3.1.2. Tình hình tài sả n- nguồn vốn của doanh nghiệp a. Phân tích tổng tài sản (Trang 68)
Bảng 10: Tóm tắt tình hình tài sản của công ty XNK Hoà An - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 10 Tóm tắt tình hình tài sản của công ty XNK Hoà An (Trang 68)
Theo bảng tóm tắt tình hình tài sản trên ta thấy tổng tài sản của công ty năm nay giảm 889 triệu tương ứng giảm 4,8% so với năm trước - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
heo bảng tóm tắt tình hình tài sản trên ta thấy tổng tài sản của công ty năm nay giảm 889 triệu tương ứng giảm 4,8% so với năm trước (Trang 69)
Bảng 11: Tóm tắt tình hình nguồn vốn của công ty XNK Hoà An - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 11 Tóm tắt tình hình nguồn vốn của công ty XNK Hoà An (Trang 71)
Bảng 11: Tóm tắt tình hình nguồn vốn của  công ty XNK Hoà An - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 11 Tóm tắt tình hình nguồn vốn của công ty XNK Hoà An (Trang 71)
Từ bảng trên, ta thấy công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hòa An được xếp loại 2 (doanh nghiệp vừa). - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
b ảng trên, ta thấy công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hòa An được xếp loại 2 (doanh nghiệp vừa) (Trang 72)
2.3.2. Xác định quy mô doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
2.3.2. Xác định quy mô doanh nghiệp (Trang 72)
c. Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
c. Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng (Trang 74)
Tình hình quan hệ tín dụng với các tổ   chức   tín   dụng   khác   trong   12 tháng vừa qua - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
nh hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác trong 12 tháng vừa qua (Trang 75)
3 Vị thế cạnh tranh (của doanh - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
3 Vị thế cạnh tranh (của doanh (Trang 75)
1 Đa dạng hóa các hoạt động theo: 1) ngành, 2)thị trường, 3)Vị trí địa lý - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
1 Đa dạng hóa các hoạt động theo: 1) ngành, 2)thị trường, 3)Vị trí địa lý (Trang 76)
Tùy theo loại hình doanh nghiệp, Chi nhánh NHCT Ba Đình áp dụng tỷ lệ trọng số khác nhau cho mỗi nhóm tiêu chí phi tài chính trong công tác xếp hạng tín dụng - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
y theo loại hình doanh nghiệp, Chi nhánh NHCT Ba Đình áp dụng tỷ lệ trọng số khác nhau cho mỗi nhóm tiêu chí phi tài chính trong công tác xếp hạng tín dụng (Trang 76)
3 Tình hình và uy tín giao dịch vơi ngân hàng 82 33% 27,06 - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
3 Tình hình và uy tín giao dịch vơi ngân hàng 82 33% 27,06 (Trang 77)
3 Tình hình và uy tín giao dịch vơi ngân hàng 82 33% 27,06 - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
3 Tình hình và uy tín giao dịch vơi ngân hàng 82 33% 27,06 (Trang 77)
- Tình hình tài chính lành mạnh - Khả năng sinh lời tốt - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
nh hình tài chính lành mạnh - Khả năng sinh lời tốt (Trang 80)
Bảng 12: Bảng phân loại nợ theo kết quả XHTD Kết quả - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 12 Bảng phân loại nợ theo kết quả XHTD Kết quả (Trang 104)
Bảng 12: Bảng phân loại nợ theo kết quả XHTD Kết quả - Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh  NHCT Ba Đình
Bảng 12 Bảng phân loại nợ theo kết quả XHTD Kết quả (Trang 104)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w