1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương điều tra quy hoạch full

35 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Đề cương điều tra quy hoạch full

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH

Câu 1 Những chỉ tiêu và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành GTVT.

a Vận tải đường sắt:

- Ưu điểm:

+ Có năng lực vận chuyển lớn, đối tượng phục vụ rộng rãi

+ Đảm bảo vận chuyển hàng hóa thường xuyên, liên tục, không phụ thuộc vào thờitiết

+ Tốc độ đưa hàng nhanh

+ Có khả năng đi qua nhiều dạng địa hình

+ Có giá thành thấp hơn so với vận tải ô tô, đường hàng không

+ Có năng suất lao động cao, ít gây ô nhiễm môi trường

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư lớn

+ Vận tải không triệt để

+ Có chi phí nhiên liệu lớn và tổ chức vận tải phức tạp hơn

Vận tải đường sắt sử dụng thích hợp khi khối lượng vận chuyển lớn, cự ly vậnchuyển dài

b Vận tải ô tô:

- Ưu điểm:

+ Vận tải triệt để, tính cơ động và linh hoạt cao

+ Tốc độ vận chuyển nhanh, phù hợp với vận tải địa phương

+ Tổ chức vận tải đơn giản, dễ dàng

- Nhược điểm:

+ Giá thành vận chuyển cao

+ Gây ô nhiễm môi trường

+ Mức độ an toàn không cao

Vận tải ô tô được sử dụng thích hợp với cự ly vận chuyển ngắn, hoặc để vậnchuyển ở khu vực mà các phương tiện vận tải khác không thể đảm nhiệm được

c Vận tải đường sông:

- Ưu điểm:

+ Có năng lực thông qua và năng lực vận chuyển lớn

+ Có thể vận chuyển được các loại hàng hóa cồng kềnh

+ Năng suất lao động cao, giá thành vận chuyển thấp

- Nhược điểm:

Trang 2

+ Quá trình vận tải không triệt để.

+ Vận tải theo mùa

+ Khối lượng vận tải lớn, có thể vận chuyển hàng hóa cồng kềnh

+ Tốc độ đưa hàng chậm, giá thành vận chuyển thấp

+ Chi phí đầu tư xây dựng tuyến nhỏ

- Nhược điểm:

+ Quá trình vận tải không triệt để

+ Quá trình khai thác phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết

+ Chi phí tác nghiệp hai đầu lớn (bốc xếp hàng hóa) và chi phí xây dựng bến cảng,chi phí phương tiện lớn

Thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, không cóyêu cầu nhanh về thời gian

e Vận tải đường hàng không:

- Ưu điểm:

+ Tốc độ đưa hàng nhanh, chất lượng vận tải cao, thích hợp vận chuyển hành khách

có khoảng cách xa, vận chuyển hàng hóa tươi sống

+ Sử dụng được ở mọi địa hình

- Nhược điểm:

+ Giá thành vận chuyển cao, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí phương tiện lớn

+ Chi phí nhiên liệu, chi phí tổ chức vận tải lớn

f Vận tải đường ống:

- Ưu điểm:

+ Có khả năng tự động hóa cao

+ Thích hợp với nhiều dạng địa hình

+ Cự ly vận chuyển ngắn và thẳng

+ Không gây ô nhiểm môi trường

- Nhược điểm: Chỉ phù hợp với một số loại hàng hóa: chất lỏng, chất khí, dạnghạt…

Trang 3

Câu 2 Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phân loại điều tra kinh tế.

a Ý nghĩa:

- Điều tra kinh tế để cung cấp các căn cứ, các số liệu cho việc lập kế hoạch, cho việcxây dựng các phương án và các định hướng phát triển

- Điều tra kinh tế để cung cấp các số liệu cho việc điều chỉnh kế hoạch

- Điều tra kinh tế đóng vai trò quan trọng về độ tin cậy của công tác lập kế hoạch,phân tích và dự báo

b Mục đích:

- Phản ánh hiện trạng của GTVT và tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực:

- Phương tiện GTVT, số lượng và chất lượng

- Tổ chức GTVT

Từ hiện trạng GTVT, ta có thể rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu củacác chuyên ngành GTVT

+ Tình hình phát triển kinh tế xã hội: - Tình hình phát triển các nghành kinh tế, từ

đó rút ra được nhu cầu vận chuyển của cácnghành kinh tế

- Tình hình thị trường GTVT đối với việc đápứng các nhu cầu vận chuyển trên

- Điều tra để cung cấp các cơ sở dữ liệu dự báo trong tương lai, phục vụ cho công táclập quy hoạch:

+ Dự báo xu hướng phát triển và khả năng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai,

từ đó xác định được khả năng phát triển của nhu cầu vận tải

+ Dự báo khả năng phát triển GTVT và khả năng đáp ứng của nó trong tương lai

c Nhiệm vụ:

Điều tra để thu thập các số liệu về tình hình kinh tế kỹ thuật nhằm phục vụcho công tác lập quy hoạch phát triển GTVT trong khu vực:

- Thu thập các số liệu để phục vụ cho công tác lập các dự án đầu tư

- Thu thập các số liệu để phục vụ cho công tác lập các kế hoạch vận chuyển

- Thu thập các số liệu để phục vụ cho công tác điề chỉnh những kế hoạch xây dựng,

Trang 4

d Nguyên tắc của điều tra kinh tế:

Khi điều tra kinh tế phục vụ quy hoạch, phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Chú ý tới tác dụng tích cực của GTVT đối với sự phát triển kinh tế xã hội trongkhu vực

+ Chú ý tới tính thống nhất của toàn mạng lưới GTVT: xem xét mối tương quangiữa các nghành vận tải, xem xét giữa hệ thống GTVT khu vực với mạng lướiGTVT toàn quốc, xem xét tính chất, tác dụng của từng tuyến GTVT với hệ thốngGTVT khu vực cũng như mạng lưới GTVT toàn quốc

+ Chú ý tới sự phát triển tương đối của các khâu, các công đoạn trong quá trình vậntải

+ Chú ý tới sự liên quan hữu cơ giữa các thành phần kinh tế để phát triển GTVT

e Phân loại điều tra kinh tế:

- Phân loại theo các nghành kinh tế: nhằm thu thập các số liệu cần thiết về: số lượngvận tải, chủng loại mặt hàng…

- Phân loại theo tính chất, nhiệm vụ điều tra:

+ Lập quy hoạch kinh tế

+ Lập các dự án đầu tư

+ Lập các kế hoạch vận chuyển

+ Điều chỉnh các kế hoạch đầu tư

- Phân loại theo mục đích và phạm vi điều tra:

+ Điều tra tổng quát: là điều tra mang tính định hướng, lúc đấy số liệu điều tra sẽliên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều nghành nghề trên phạm vi rộng

+ Điều tra theo từng vấn đề: là điều tra để giải quyết trọn vẹn một vấn đề cụ thể,mục đích điều tra sẽ thu hẹp và cụ thể hơn

- Phân loại theo khối lượng công tác điều tra:

+ Điều tra sơ bộ: tiến hành điều tra trên phạm vi rộng, mức độ chính xác, không yêucầu cao nhằm cung cấp các số liệu, các tài liệu để có thể phát hiện ra các tình huống,các vấn đề

+ Điều tra chi tiết: cung cấp các số liệu đầy đủ, chi tiết về đối tượng cụ thể và mức

độ chính xác, chi tiết của số liệu yêu cầu cao

Trang 5

Câu 3 Tổ chức đoàn điều tra.

a Chuẩn bị về mặt tư tưởng:

Cần thống nhất về mục đích và nhiệm vụ của điều tra kinh tế, từ đó đi đếnthống nhất quan điểm, nguyên tắc điều tra và phương pháp thu thập từng loại số liệu

cụ thể

b Chuẩn bị về mặt tổ chức:

Tiến hành tổ chức đoàn điều tra theo mô hình thành lập một ban lãnh đạo vàcác tổ công tác, có thể chia làm 2 tổ:

- Tổ công tác nội nghiệp: làm các công việc tại văn phòng: chuẩn bị tài liệu, tập hộp,

xử lý các số liệu điều tra…

- Tổ công tác ngoại nghiệp: bao gồm các thành viên chuyên đi điều tra, thu thập các

số liệu cần thiết theo nhiệm vụ điều tra Có thể chia ra các nhóm:

+ Nhóm chuyên đi điều tra các số liệu ở cơ quan cấp trên

+ Nhóm chuyên thu thập các số liệu trong khu vực điều tra

+ Nhóm chuyên đi thu thập các tài liệu thuộc khu vực lân cận có liên quan

Cũng có thể chia các nhóm điều tra theo nghành, theo vùng lãnh thổ…

c Chuẩn bị về vật chất:

Căn cứ vào thời gian tiến hành điều tra và số lượng cán bộ trong đoàn điều tra

mà tiến hành chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác điều tra như: điều kiện ăn

ở, làm việc, đi lại, sinh hoạt và các dụng cụ cần thiết cho quá trình điều tra

d Chuẩn bị các biểu mẫu báo cáo các số liệu thu thập đối với từng loại đối tượng công tác điều tra:

- Các biểu báo cáo về hiện trạng mạng lưới giao thông

Trang 6

Câu 4 Phương pháp điều tra.

a Nhóm các phương pháp điều tra trực tiếp:

a1 Điều tra trực tiếp tại hiện trường:

- Phương pháp này có nghĩa là nhân viên điều tra sẽ tiếp xúc trực tiếp với đối tượngđiều tra và tiến hành quan sát, ghi chép các số liệu điều tra

- Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ: máy ảnh, máy ghi âm…

- Ưu điểm: + Có độ chính xác cao

+ Không phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của nhân viên điều tra

- Nhược điểm: sử dụng nhiều nhân lực, chi phí tốn kém

- Phạm vi áp dụng: chỉ sử dụng trong trường hợp số liệu yêu cầu có độ chính xáccao

- Ưu điểm: + Độ chính xác cao

+ Thu thập được những số liệu, những thông tin mà quan sát bằng mắtkhông thể xác định được

- Nhược điểm: chi phí tốn kém

- Phạm vị áp dụng: điều tra các vấn đề mang tính xã hội

a3 Phương pháp ghi báo:

- Là phương pháp mà nhân viên điều tra phát phiếu điều tra, hướng dẫn cách ghichép nội dung cho đối tượng điều tra tự ghi chép và sau đó thu lại các phiếu điều tra

để thu thập kết quả

- Yêu cầu: + Tính tự giác của đối tượng điều tra

+ Chuẩn bị sẵn các biêu mẫu đơn giản, dễ hiểu

- Ưu điểm: + Nhanh chóng, thu thập được nhiều thông tin, ít tốn kém

+ Có thể thu thập được các thông tin không quan sát bằng mắt được

- Nhược điểm: phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của đối tượng điều tra

a4 Phương pháp gửi thư:

- Là phương pháp mà nhân viên điều tra gửi các phiếu điều tra cho các đối tượngđiều tra qua đường bưu điện và cũng thu thập lại qua đường bưu điện

Trang 7

- Ưu điểm: dễ điều tra, chi phí thấp.

- Nhược điểm: độ chính xác không cao

b Nhóm các phương pháp điều tra gián tiếp:

b1 Điều tra, thu thập số liệu thông qua hệ thống sổ sách:

- Sử dụng những hệ thống sổ sách có tính pháp lý, đã được ghi chép rõ ràng để thuthập các số liệu cần thiết

- Hệ thống các sổ sách được quyền sử dụng:

+ Các loại niên giám thống kê

+ Các báo cáo tài chính đã được xác nhận

+ Các tài liệu liên quan đến quy hoạch mà đã được công bố chính thức

b2 Phương pháp tính toán các số liệu cần thiết:

- Dựa vào những định mức, những tỷ lệ theo quy định, dựa vào các tài liệu có liênquan, dựa vào mối tương quan giữa các số liệu, các hàm, các biến có sự xác nhậncủa khoa học để tính toán ra các số liệu cần điều tra

Trang 8

Câu 5 Nội dung điều tra: tự nhiên – kinh tế xã hội, ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải.

a Điều tra tự nhiên – kinh tế xã hội:

a1 Điều kiện tự nhiên:

- Thời tiết, khí hậu, thủy văn:

+ Thu thập số liệu về nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm, chế độ mưa bão…

+ Hệ thống sông ngòi, chế độ thủy văn trên các con sông

+ Chế độ nước lũ và mức độ ảnh hưởng của mưa, lũ đến giao thông trong khu vực

- Tình hình phân bố tài nguyên:

+ Các tài nguyên bao gồm: tài nguyên đất, nước, tài nguyên rừng, biển, thủy hải sản,khoáng sản…

+ Cần thu thập các số liệu về các nguồn tài nguyên, trữ lượng, khả năng khai thác…cũng như việc khai thác các nguồn tài nguyên này ảnh hưởng thế nào đến phát triểnkinh tế xã hội trong khu vực

a2 Điều tra xã hội:

- Nhằm xác định những số liệu về mặt xã hội trong khu vực có liên quan đến tìnhhình phát triển lực lượng sản xuất trong khu vực, đến nhu cầu vận tải và tổ chức vậntải

- Cần chú ý đến những vấn đề sau:

+ Tình hình phát triển dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư

+ Thành phần dân số theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, theo trình độ văn hóa

+ Đặc điểm dân cư, thói quen đi lại, tỷ lệ sử dụng các phương tiện vận tải

+ Tình hình lao động và phân bố lao động

+ Mức thu nhập và phong tục tập quán khu vực, thị hiếu tiêu dung và mức tiêu thụbình quân

b Điều tra nghành công nghiệp:

Trang 9

Những nội dung cơ bản trong điều tra nghành công nghiệp là:

- Sự phân bố các cơ sở sản xuất trong khu vực quy hoạch, ở hiện tại và tương lai

- Mối liên hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau và với các nghành sản xuất khác

- Các nguồn nguyên vật liệu, số lượng bao nhiêu? vận chuyển theo phương thứcnào?

- Số liệu về dân số, lực lượng lao động trong các cơ sở sản xuất

- Tình hình phát triển dân số và tính chất dân cư trong khu vực sản xuất côngnghiệp

- Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng của từng loại sản phẩm và của từng cơ sởsản xuất

c Điều tra nghành nông nghiệp:

- Tình hình sản xuất nông nghiệp:

+ Tình hình phân bố cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp, rau, màu… về diệntích gieo trồng, chế độ thâm canh…

+ Tình hình năng suất cây trồng

+ Sản lượng cũng như tổng sản lượng của từng loại sản phẩm

+ Số lượng xuất, nhập khẩu các loại sản phẩm trong năm hiện tại và các năm tiếptheo

+ Số lượng từng loại sản phẩm chế biến, nơi tiêu thụ

+ Số lượng về kho tang, dung lượng của kho, địa điểm kho trung chuyển

- Nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất nông nghiệp:

+ Nhu cầu tiêu dùng cho sản phẩm nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp.+ Định mức tiêu dùng để sản xuất cho một đơn vị diện tích gieo trồng

+ Tình hình phân bố các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, công suất chế biến

và mặt hàng chề biến

+ Nơi cung cấp sản phẩm phục vụ cho chế biến

+ Thời điểm tiêu thụ để sản xuất theo thời vụ, nơi cung cấp và phương thức vậnchuyển sản phẩm

- Tình hình dân cư và nhu cầu tiêu thụ cho tiêu dùng của dân cư:

+ Tình hình dân cư vùng nông nghiệp, tốc độ tăng dân số, tình hình cơ cấu dân số.+ Tình hình lao động, cơ cấu lao động

+ Tập quán sinh hoạt và thói quen tiêu dùng của dân cư

+ Mức tiêu dùng bình quân về sản phẩm nông nghiệp và các loại sản phẩm khác.+ Nhu cầu đi lại của người dân trong vùng, đặc điểm đi lại, nhu cầu sử dụng phươngtiện vận tải

- Tình hình chăn nuôi:

Trang 10

+ Nhu cầu tiêu dùng cho các cơ sở chăn nuôi.

+ Vị trí các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi

+ Nơi cung cấp và số lượng cung cấp sản phẩm chăn nuôi và chế biến

+ Khả năng phát triển nghề chăn nuôi và các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi

d Điều tra nghành ngư nghiệp:

- Tình hình các cơ sở, khai thác, chế biến thủy, hải sản:

+ Vị trí, sản lượng khai thác, loại sản phẩm khai thác

+ Nơi cung cấp các sản phẩm khai thác, phương thức vận chuyển

+ Vị trí, công suất các cơ sở chế biến

+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các cơ sở chế biến

+ Mối quan hệ kinh tế - vận tải giữa các cơ sở sản xuất , khai thác, chế biến trong vàngoài khu vực với hệ thống giao thông

+ Tình hình dân cư và tính chất dân cư của các cơ sở khai thác, chế biến

+ Đặc điểm tiêu dùng và tính chất đi lại của dân cư

- Tình hình nuôi trồng thủy, hải sản:

+ Sản phẩm nuôi trồng, sản lượng thu hoạch hàng năm

+ Nơi cung cấp sản phẩm thu hoạch, phương thức vận chuyển

+ Nhu cầu tiêu thụ cho sản xuất và tiêu dùng

+ Tình hình dân số của các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản

+ Đặc điểm dân cư của các cơ sở này về tiêu dùng cho sinh hoạt, đặc điểm về nhucầu đi lại

+ Mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội các cơ sở sản xuất thủy hải sản với các cơ

sở sản xuất trong và ngoài khu vực

e Điều tra về giao thông vận tải:

e1 Điều tra cơ sở hạ tầng giao thông vận tải:

- Hệ thống giao thông đường bộ:

+ Hệ thống đường do Trung ương quản lý:

+ Hệ thống giao thông đường địa phương:

rộng nền, mặt đường

Trang 11

 Mật độ giao thông: số km/km2 km/1000 dân, tổng diện tích giành chogiao thông.

tạo hoặc đưa lên cấp quản lý cao hơn

+ Tình hình các công trình nhân tạo trên từng tuyến đường

 Khổ cầu, tải trọng thiết kế, tốc độ thiết kế

+ Hiện trạng bến xe, bãi đỗ:

- Hệ thống giao thông đường sắt trong khu vực:

+ Tổng chiều dài toàn bộ các tuyến đường sắt đi qua

+ Chiều dài từng đoạn đường sắt quốc gia, đường nhánh đi qua địa bàn, khổ đường,loại đường

+ Hiện trạng về chất lượng nền đường và kiến trúc tầng trên của các tuyến đườngsắt

+ Tình hình khai thác các tuyến đường sắt đi qua địa bàn

+ Tình hình các công trình nhân tạo trên từng tuyến đường

- Hệ thống giao thông đường thủy nội địa:

+ Tình hình đường sông, luồng lạch trong khu vực:

vét

+ Tình hình bến bãi:

- Hệ thống giao thông đường biển:

Trang 12

+ Vị trí hệ thống cảng biển trên địa bàn.

+ Các tuyến vận tải biển từ các cảng biển phân ra cảng biển dọc bờ, cảng biển quốctế

+ Tình hình luồng ra vào các cảng biển

+ Hiện trạng cơ sở vật chất của từng cảng

+ Tình hình các kho chứa, tình trạng giao thông trong khu vực cảng

- Nghành hàng không dân dụng:

+ Số lượng, cấp hạng sân bay

+ Số lượng đường hạ cánh, cất cánh, tình trạng kỹ thuật đường cất, hạ cánh

+ Diện tích nhà ga, tình trạng kỹ thuật nhà ga

+ Số khách đi, đến sân bay

e2 Điều tra phương tiện vận tải và kết quả hoạt động của nghành:

- Vận tải ô tô:

+ Thống kê số lượng ô tô theo chủng loại, theo tải trọng và theo thành phần kinh tế.+ Chất lượng phương tiện vận tải: năm sản xuất, tình trạng chất lượng…

+ Tình hình tổ chức và khai thác những phương tiện vận tải

+ Hiện trạng cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải

- Vận tải đường sắt:

+ Số lượng chủng loại đầu máy theo khổ đường, theo loại đầu máy…

+ Số lượng toa xe khách, toa xe hàng…

+ Tình hình tổ chức, khai thác và sử dụng phương tiện vận tải đường sắt

+ Vai trò của ngành vận tải sắt đến phát triển kinh tế xã hội và các nghành vận tảikhác trong khu vực

- Vận tải đường sông, đường biển:

+ Số lượng vận tải đường sông (biển) hiện có

+ Tình trạng về chất lượng phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách

+ Tình hình khai thác và sử dụng phương tiện vận tải, năng suất phương tiện

+ Vai trò của nghành vận tải sông, biển đối với phát triển kinh tế và các nghành vậntải khác trong khu vực

e3 Điều tra các cơ sở vật chất của các nghành khác, tình hình thực hiện đầu tư vàtình hình tổ chức quản lý của nghành:

- Thu thập các số liệu về hiện trạng các đơn vị xây dựng giao thông, các đơn vị duy

tu, sửa chữa, bảo dưỡng đường, quản lý đường…

- Tình hình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng các tuyến đường, các bến xe, bãiđỗ

Trang 13

- Tình hình tổ chức và quản lý nghành về các mặt: quản lý đầu tư xây dựng và sửachữa và quản lý các công trình giao thông, tổ chức và quản lý vận tải, tình hình tainạn giao thông…

Câu 6 Khái niệm, phân loại khu vực hấp dẫn.

a Khái niệm khu vực hấp dẫn:

Khu vực hấp dẫn là khu vực được giới hạn về mặt địa lý, bao gồm toàn bộ những

cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các khu dân cư, các trung tâm kinh tế, hành chính mà sựgiao lưu giữa chúng và với bên ngoài được phục vụ bằng đường vận tải nào đó (hoặcmột công trình nào đó như nhà ga, bến, cảng) hợp lý nhất

b Phân loại khu vực hấp dẫn:

Khu vực hấp dẫn trực tiếp là khu vực được giới hạn về mặt địa lý, bao gồm toàn

bộ các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các trung tâm hành chính, các điểm dân cư màhàng hóa và hành khách được phục vụ trực tiếp bằng đường vận tải nào đó hợp lýnhất

Khu vực hấp dẫn gián tiếp là khu vực được giới hạn về mặt địa lý, bao gồm toàn

bộ các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các trung tâm hành chính, các điểm dân cư, màhàng hóa và hành khách trong khu vực này được phục vụ vận chuyển từ các đườngtiếp giáp cùng loại (tuyến nhánh) hay khác loại sang tuyến đường ta đang nghiêncứu (tuyến chính)

- Khu vực hấp dẫn trung chuyển:

Khi hàng hóa hoặc hành khách trong khu vực hấp dẫn trực tiếp của một tuyếnđường nhánh được vận chuyển qua tuyến đường chính cùng loại ta được nghiên cứu.Khu vực hấp dẫn trực tiếp này gọi là khu vực hấp dẫn trung chuyển

- Khu vực hấp dẫn chuyển tải:

Khu vực hấp dẫn chuyển tải là khu vực được giới hạn về mặt địa lý mà ở đó, toàn

bộ khối lượng vận chuyển của các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các trung tâm hànhchính, các cụm dân cư được vận chuyển từ tuyến đường thuộc phương thức vận tảinày sang tuyến đường thuộc phương thức vận tải khác loại mà ta đang nghiên cứu

Câu 7 Phương pháp xác định khu vực hấp dẫn (phương pháp biểu đồ, phương pháp phân tích, phương pháp biểu đồ - phân tích).

Trang 14

1 Phương pháp biểu đồ:

Phương pháp đường phân giác:

Bước 1: Chia tuyến đường AB, AC thành các đoạn thẳng, theo nguyên tắc khônglàm sai đi hình dạng của các đoạn thẳng đó

Đánh số thứ tự những đoạn thẳng đó Trên một tuyến thì đánh số những đoạnthẳng theo số chẵn (Tuyến AC gồm các đoạn 2,4,6) còn trên tuyến đường kia thìđánh số theo số lẻ (Tuyến AB gồm các đoạn 1,3,5)

Bước 2: Tiến hành ghép các đoạn thẳng chẵn lẻ thành từng đôi một theo nguyêntắc các cặp này phải có mối quan hệ với nhau về vận chuyển

Bước 3:

+ Bắt đầu từ giao điểm của các đường giao thông (điểm A) ghép 2 đoạn thẳngchẵn lẻ đầu tiên (1 và 2) tạo thành 1 góc rồi vẽ đường phân giác của góc tìm được.+ Vẽ đường phân giác của góc tạo bởi 2 đường thẳng tiếp theo (đoạn 3 và 4)đường này cắt đường phân giác đầu tiên tại điểm 1’

+ Tiếp tục vẽ đường phân giác của các góc tạo bởi 2 đường thẳng kế sau (đoạn 5

và 6), đường này cắt đường phân giác kế trước tại điểm 2’ Cứ tiếp tục như vậy, tađược các giao điểm của các đường phân giác 1’ 2’ 3’…D

Bước 4: Nối các giao điểm cắt nhau của các đường phân giác tìm được theo thứ

tự nhất định, ta được 1 đường gấp khúc liên tục A 1’ 2’ … D và đó là đường giớihạn của khu vực hấp dẫn trực tiếp của tuyến đường AB và đường AC Bởi vì mỗiđiểm nằm trên đường giới hạn này thì cách đều hai đường vận tải cạnh nhau

Đường A 1’ 2’… D gọi là đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn của tuyến

AB và AC

Phương pháp đường trung trực:

Trang 15

Bước 1: Trên bản đồ khu vực, đánh số các điểm dỡ theo thứ tự nhất định Cácđiểm xếp dỡ trên đường này đánh số lẻ, còn các điểm xếp dỡ trên đường kia đánh sốchẵn Trên đường AB có các điểm xếp dỡ 1,3,5 Trên đường CD có các điểm xếp dỡ2,4,6.

Bước 2: Các điểm xếp dỡ của 2 đường vận tải nằm kế nhau được nối với nhautừng đôi một (chẵn với lẻ) tạo thành những đoạn thẳng Việc ghép đôi 2 điểm xếp dỡdựa theo tính chất và mối quan hệ vận chuyển giữa chúng (gần nhau nhất) Chẳnghạn ta có các đoạn thẳng 1-2, 3-4, 5-6

Bước 3: Lần lượt vẽ đường trung trực của các đoạn thẳng được nối giữa 2 điểmghép đôi (1-2, 3-4, 5-6) Các đường thẳng này cắt nhau tại các điểm 3’ – 5’ Vì điểm2’ và 4’, 6’ là điểm giữa các đoạn thẳng 1-2, 3-4, 5-6 nên chúng cũng là điểm phânchia giới hạn phục vụ các điểm xếp dỡ 1 và 2, 3 và 4, 5 và 6 Nối các điểm 2’ 3’ 4’5’ 6’ ta đường gãy khúc

Bước 4: Giới hạn khu vực hấp dẫn ở điểm nối các đường vận tải, được xác địnhbằng phương pháp đường phân giác, đường phân giác này cắt đường trung trực tạiđiểm 1’

Bước 5: Nối các điểm A 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 6’ ta được đường phân định giới hạn khuvực hấp dẫn cần tìm

* Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ xác định, không cần tính toán phức tạp

Trang 16

- Csông: Chi phí vận chuyển hàng hóa trên đường sông, bao gồm chi phí vậnchuyển và tác nghiệp kỹ thuật tại các điểm đầu, cuối (đồng/tấn);

nghiệp kỹ thuật tại các điểm đầu, cuối (đồng/tấn);

điểm chuyển tải sang đường sắt hoặc sang đường sông (đ/tấn);

Côtô = ai + bô * Lô

dừng

Lập phương trình để điều chỉnh:

- Theo hướng đường sắt: Fsắt = ai + bô * (L/2 – X) + Csắt

- Theo hướng đường sông: Fsông = ai + bô * (L/2 + X) + Csắt

Phương pháp này áp dụng đối với khu vực nghiên cứu tương đối lớn, với yêu cầuchính xác nhất định Thường dùng để xác định khu vực hấp dẫn để xác định khốilượng vận chuyển trong lập quy hoạch GTVT hoặc để lập dự án đầu tư xây dựngcông trình

Trang 17

3 Phương pháp phân tích:

Bước 1: Chia các tuyến đường nội bộ trong khu vực thành các đoạn tuyến có đặcđiểm kỹ thuật không giống nhau, sao cho trên cùng 1 đoạn tuyến, có giá thành vctương tự nhau

Bước 2: Xác định các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng tuyến đường nhánhnhư: Cấp đường, loại mặt đường, độ dốc dọc…và các yếu tố cần thiết để có thể xácđịnh được các chi phí vc trên từng tuyến đường

Bước 3: Xác định điểm cơ sở: Dựa vào tính chất điểm cơ sở để lập phương trìnhđiểm cơ sở

Bước 4: Nối các điểm cơ sở lại với nhau theo thứ tự nhất định, ta được đườnggiới hạn khu vực hấp dẫn cần tìm

- Ca, Cb: Chi phí chuyển tải tại điểm a, b (đồng/tấn)

- Cô: Giá thành vc bằng ô tô trên tuyến đường phụ a – b (đông/tấn-km)

- Csắt: Chi phí vc bằng đường sắt từ điểm (a) về nơi tập kết hàng hóa

- Csông: Chi phí vc bằng đường sông từ điểm (b) về nơi tập kết hàng hóa

- Cbx: Chi phí bốc xếp tại điểm C1 (đồng/tấn)

Chi phí vc từ điểm C1 về nơi tập kết theo hướng đường sắt:

Bằng cách tính toán tương tự ta xác định được C2, C3, C4,…., Cn

Nối chúng lại ta được đường giới hạn khu vực hấp dẫn theo phương pháp phântích

Ưu điểm có độ chính xác cao

Ngày đăng: 03/12/2015, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w