Sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh binh vận đã được Đảng, quân và dân thực hiện trong cuộc chiến tranh cách mạng thời kỳ 1954 – 1975.. - Về thực tiễn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Kim Hương
SỰ KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” Ở HUYỆN MỎ CÀY – TỈNH BẾN TRE TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
(1961 – 1968)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Kim Hương
SỰ KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” Ở HUYỆN MỎ CÀY – TỈNH BẾN TRE TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ VĂN ĐẠT
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng Công trình nghiên cứu này chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Võ Thị Kim Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, tổ Lịch sử Việt Nam trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Tuyên giáo Huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS Lê Văn Đạt
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Võ Thị Kim Hương
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 5
MỞ ĐẦU 7
1 Lí do chọn đề tài 7
2 Lịch sử vấn đề 8
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Những đóng góp của luận văn 11
6 Kết cấu luận văn 12
Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG CHÂM ĐẤU TRANH KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MỎ CÀY (1954 – 1960) 13
1.1 Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Mỏ Cày 13
1.2 Sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và binh vận trong giai đoạn 1954 – 1960 16
1.2.1 Yêu cầu của quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới 16
1.2.2 Sự hình thành phương châm đấu tranh bằng kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện Mỏ Cày (1954 – 1960) 22
1.2.3 “Ba mũi giáp công” trong phong trào Đồng khởi năm 1960 31
Tiểu kết chương 1 35
Chương 2 SỰ KẾT HỢP ĐẤU TRANH “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỎ CÀY NHỮNG NĂM 1961 – 1965 36
2.1 Âm mưu, hành động mới của Mĩ - ngụy và việc xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng của quân, dân huyện Mỏ Cày 36
2.1.1 Âm mưu và những hành động chủ yếu của Mĩ - ngụy trên địa bàn huyện Mỏ Cày 36
Trang 62.1.2 Quân dân Mỏ Cày vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, giữ và phát triển
thành quả của phong trào Đồng Khởi 38
2.2 Vận dụng sáng tạo sự kết hợp đấu tranh “ba mũi giáp công” góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở huyện Mỏ Cày (1961 – 1965) 44
Tiểu kết chương 2 55
Chương 3 ĐẤU TRANH “BA MŨI GIÁP CÔNG” CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở HUYỆN MỎ CÀY (1965 – 1968) 57
3.1 Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” trên chiến trường huyện Mỏ Cày 57
3.2 Sự kết hợp “ba mũi giáp công” của quân, dân huyện Mỏ Cày từ năm 1965 – 1968 61
3.2.1 Giai đoạn 1965 – 1967 61
3.2.2 Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 70
3.3 Hiệu quả của phương châm đấu tranh kết hợp “ba mũi giáp công” trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở huyện Mỏ Cày giai đoạn 1961 – 1968 75
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 97
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Trong suốt chặng đường lịch sử ấy, nhân dân ta phải đương đầu với nhiều thế lực xâm lược và có lúc phải đối đầu với đội quân xâm lược vào loại hùng mạnh nhất Đặc biệt trong 30 năm của thế
kỉ XX (1945 – 1975) quân, dân Việt Nam đã đấu tranh toàn diện với 2 đế quốc lớn Pháp và
Mĩ Ta đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, có thời kì đứng trước những thách thức cực kì nguy hiểm mà tưởng chừng như không thể vượt qua nổi Nhưng bằng sức mạnh vật chất và tinh thần, cùng với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ, sự vận dụng một cách sáng tạo đường lối và chủ trương của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp, chiến đấu anh dũng và đã giành những thắng lợi vang dội qua các thời kì chiến tranh
Quá trình lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân đã được đúc kết thành kiểu chiến tranh nhân dân Việt Nam mà tư tưởng chỉ đạo là “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều” để từ đây dần dần chuyển hóa và tạo nên một sức mạnh thần kì để giành thắng lợi Hay nói cách khác nguồn gốc để đưa đến những thắng lợi đó là tính đúng đắn và sáng tạo, tính khoa học và cách mạng của đường lối cách mạng, đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng Đường lối đúng đắn, sáng tạo đó riêng bản thân nó đã mang sẵn một tư tưởng chiến lược tiến công, một khả năng sáng tạo về hình thức đấu tranh cách mạng cũng như nghệ thuật quân sự cách mạng
Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh của dân tộc từ thấp đến cao Đặc biệt khi đế quốc Mĩ ồ ạt đưa quân đội Mĩ, quân viễn chinh và quân chư hầu vào tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam cũng như tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam thì nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam lại tiếp tục được phát huy cao độ Quân dân miền Nam đã vận dụng một cách sáng tạo những chiến lược, chiến thuật trong chiến tranh cách mạng Một trong những sáng tạo mà quân dân miền Nam sử dụng và đem lại hiệu quả nhất là sự kết hợp giữa nhiều lực lượng, nhiều biện pháp, nhiều phương pháp đấu tranh cách mạng khi tiến hành chiến tranh nhân dân chống Mĩ - ngụy
Trang 8Sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh binh vận đã được Đảng, quân và dân thực hiện trong cuộc chiến tranh cách mạng thời kỳ 1954 – 1975 Trên cơ sở đó dần dần hình thành nên phương châm đánh địch bằng “ba mũi giáp công” trên chiến trường miền Nam, có nghĩa là có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị – quân
sự – binh vận Đây là sự phối hợp đấu tranh chống giặc toàn diện nhất nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, thể hiện bước phát triển cao của chiến tranh nhân dân Việt Nam
Mỏ Cày là một huyện của tỉnh Bến Tre, là bộ phận máu thịt của Việt Nam, là mảnh đất có truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất Là vùng đất cù lao với bốn bề sông nước, với bản chất thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm kiên cường trong đấu tranh cách mạng Đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhân dân
Mỏ Cày đã góp phần cùng với nhân dân trong tỉnh Bến Tre và toàn miền Nam lập nên những chiến công hiển hách Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), nhân dân
Mỏ Cày đã tiến hành cuộc “Đồng Khởi” đem lại chiến thắng vang dội khắp nơi (17/01/1960) Từ đây, hòa cùng khí thế chung của cách mạng miền Nam, quân dân Mỏ Cày
đã kết hợp, phát triển đường lối nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam là kết hợp “ba mũi giáp công” để đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng
Tôi rất tự hào vì mình là người con của “quê hương Đồng Khởi” Chính vì vậy, tôi lại thấy mình có trách nhiệm hơn khi là giáo viên giảng dạy Lịch sử, nhất là về lịch sử địa phương mình Bởi vì thế hệ trẻ hôm nay cần phải hiểu rõ những gì mà thế hệ trước đã cống hiến và hy sinh gian khổ Để góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương, tôi thấy rất cần có những công trình nghiên cứu, những bài phân tích làm rõ về từng khía cạnh của nghệ thuật quân sự ở địa phương đã tiến hành trong kháng chiến chống xâm lược Từ đây giúp cho thế hệ mai sau hiểu rõ và tự rút ra cho bản thân những bài học quí báu nhằm vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Sự kết hợp “ ba mũi giáp công” ở huyện Mỏ Cày - tỉnh Bến Tre trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1961 – 1968)” làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 9trang nhân dân” được xuất bản năm 1966, trong đó có đề cập nhiều về vai trò của chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, theo đó trong cuộc đối đầu không cân sức với kẻ thù, để đi đến một sự thành công thì cần phải thể hiện rõ vai trò của chiến tranh nhân dân Việt Nam và lực lượng vũ trang nhân dân cũng như cần phải phát huy hết sức mạnh của toàn dân tộc
+ Võ Nguyên Giáp với tác phẩm: “Chiến tranh nhân dân của ta đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ”, cũng lý giải rằng: đường lối đúng đắn của Đảng ta là nguồn gốc của mọi thắng lợi Ngoài ra trong sách: “Về sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam”, tác giả cũng đề cập đến việc xây dựng lực lượng cho chiến tranh và lực lượng vũ trang cách mạng để tạo nên một sức mạnh giành thắng lợi
+ Thiếu tướng Hồ Đệ trong tác phẩm: “Góp phần tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử giữ nước” đã đề cập đến yếu tố kết hợp đấu tranh chính trị với công tác binh vận, địch vận làm tan rã ý chí tinh thần địch
+ Lê Duẩn cũng thể hiện những ý kiến của bản thân về cách mạng giải phóng dân tộc miền Nam qua nhiều tác phẩm: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới” và những ý kiến chỉ đạo chung cho cách mạng Miền Nam trong “Thư vào Nam”
- Về thực tiễn gắn với cuộc chiến tranh cách mạng ở Bến Tre trong đó có huyện Mỏ Cày đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
+ Lê Minh Đào, nguyên tỉnh đội trưởng tỉnh đội Bến Tre – phó Tư lệnh tham mưu trưởng Quân khu 8 có tác phẩm: “Trên thế trận đồng bằng”, tác giả đã ghi nhận và kể lại những trận đánh, những chiến lược, chiến thuật mà quân dân trong toàn tỉnh Bến Tre sử dụng trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước
+ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Tổng kết viết sử có: “Bến Tre 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ”; “Lịch sử hậu cần nhân dân Bến Tre (1945 – 1975)”; “Truyền thống binh chủng đặc công Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ (1960 – 1975)”; “Những trận đánh của lực lượng vũ trang Bến Tre”; “Truyền thống quân báo Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)”
+ Ban Tuyên giáo huyện Mỏ Cày đã chỉ đạo cho Ban chấp hành Đảng bộ các xã soạn và viết sách lịch sử đấu tranh cách mạng: “Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Đa Phước Hội (1930 – 2007)”; “Lịch sử đấu tranh cách mạng xã An Thạnh (1930 – 2002)”; Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Định Thủy (1930 – 1985)”; “Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Phước
Trang 10Hiệp (1930 - 1985)”; “Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Mỏ Cày (1930 – 2000)”; “Lịch
- Về tổng kết, xuất hiện nhiều công trình có giá trị cao cần đề cập đến là:
+ Bộ Tổng tham mưu, tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương với chuyên đề:
“Kết hợp đấu tranh 2 chân, 3 mũi giáp công trên chiến trường Quân khu V (1954 – 1975)”
+ Tỉnh ủy Bến Tre với: “Báo cáo công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước trên chiến tranh Bến Tre (1954 – 1975)”
+ Ban Tổng kết chiến tranh Bến Tre đã nêu ra dự thảo đề cương báo cáo tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên chiến trường Bến Tre (1954 – 1975)
- Ngoài ra, còn rất nhiều những tác phẩm, những bài viết, tạp chí, chuyên đề, kỷ yếu khoa học khác cũng phần nào đề cập đến hình thức đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận Những công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp cho tôi nhiều cơ sở lý luận quan trọng để thực hiện đề tài luận văn của mình Tuy các công trình trên đã đề cập đến nhiều mặt, cả lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến đề tài, nhưng chưa có công trình nào giải quyết vấn đề
mà luận văn nêu ra: Đó là tìm hiểu về “ba mũi giáp công” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
ở Mỏ Cày: chính trị – quân sự – binh vận, cũng như những thắng lợi mà quân dân Mỏ Cày đạt được khi kết hợp “ba mũi giáp công” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ từ năm 1961 –
1968 Đây chính là nhiệm vụ mà đề tài cần làm rõ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sự kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện Mỏ Cày
- tỉnh Bến Tre trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1961 – 1968)
- Ba mũi giáp công: chính trị – quân sự – binh vận
- Sự kết hợp “ba mũi giáp công” trên chiến trường Mỏ Cày (1961 – 1968)
- Thắng lợi của quân dân Mỏ Cày trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ (1961 – 1968)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh binh vận trên chiến trường Mỏ Cày trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1968
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
- Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự và chiến tranh cách mạng, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về chiến tranh cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối cách mạng miền Nam Việt Nam
- Quan điểm của một số nhà nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta Những kinh nghiệm quí báu được rút ra từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống xâm lược về sự chỉ đạo tài tình và việc thực hiện những chiến lược quân sự tài giỏi của quân dân ta trong giai đoạn 1954 – 1975
4.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp những sự kiện có liên quan đến đề tài và sắp xếp theo trình tự thời gian
- Phương pháp điền giã: Thu thập tư liệu thông qua các vị lão thành cách mạng ở địa phương trong những buổi trò chuyện trực tiếp nói về đấu tranh cách mạng ở huyện Mỏ Cày trong giai đoạn 1961 – 1968
- Phương pháp so sánh lịch sử: Sự kết hợp “ba mũi giáp công” trong kháng chiến chống Mĩ được sử dụng ở nhiều địa phương trên chiến trường miền Nam và vào những thời gian khác nhau, nên ở đây sử dụng những sự kiện lịch sử nhằm so sánh sự giống và khác nhau trong cách kết hợp đó ở từng địa phương cũng như trong từng thời gian cụ thể nhằm làm nổi bật nội dung của đề tài
5 Những đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp cụ thể sau:
- Góp phần lý giải và làm sáng rõ hơn nguồn gốc đưa đến những thắng lợi mà quân, dân Mỏ Cày đạt được trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1961 – 1968 Bồi dưỡng thêm lòng tự hào cho những thế hệ mai sau – những công dân được sinh ra và lớn lên trên quê hương Mỏ Cày
Trang 12- Góp phần tạo ra nhận thức đúng đắn về đường lối chiến lược sự kết hợp “ba mũi giáp công” mà quân dân Mỏ Cày đã sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn
1961 – 1968
- Góp phần bổ sung vào kho tư liệu của địa phương giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), làm phong phú thêm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Mỏ Cày nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung Đồng thời cũng là tư liệu để cho cán bộ nghiên cứu và những người quan tâm đến lịch sử địa phương huyện Mỏ Cày tham khảo và vận dụng cho mục đích nghiên cứu của mình
- Ngoài ra, đây còn là nguồn tư liệu giúp cho việc giảng dạy lịch sử địa phương huyện Mỏ Cày ở các trường trung học phổ thông trong thời gian tới
6 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm những phần sau đây:
Chương 3 Đấu tranh “ba mũi giáp công” chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của
đế quốc Mĩ ở huyện Mỏ Cày (1965 -1968)
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 13Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG CHÂM ĐẤU TRANH KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MỎ CÀY
(1954 – 1960)
1.1 Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Mỏ Cày
Huyện Mỏ Cày là vùng đất nằm ngay giữa Cù Lao Minh, là một trong 8 huyện của tỉnh Bến Tre Nhìn từ bản đồ, huyện Mỏ Cày có hình chữ nhật nằm ở phía Nam của tỉnh Bến Tre; phía Bắc và phía Nam giáp sông Hàm Luông ngăn cách với với huyện Giồng Trôm và thị xã Bến Tre, giáp sông Cổ Chiên ngăn cách với tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Chợ Lách; phía Đông giáp huyện Thạnh Phú
Với diện tích 356,3 km2nên Mỏ Cày là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bến Tre Nằm ở hạ lưu sông Cửu Long nên khí hậu ở Mỏ Cày tương đối ôn hòa với hai mùa mưa nắng Hằng năm vào mỗi tháng ba âm lịch có nước mặn nhiễm nhẹ ở các xã cuối huyện giáp với huyện Thạnh Phú, các nơi còn lại có nước ngọt quanh năm Ngoài ra vào mùa gió chướng nước dâng cao gây ngập nước nhưng mức độ không nhiều và thời gian ngập cũng không kéo dài Sự bồi đắp phù sa của hai nhánh sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên đã hình thành nên một vùng đất màu mỡ với nhiều loại hoa màu xen lẫn những vườn dừa, ruộng lúa, bãi mía và các vườn cây ăn trái xum xuê Bên cạnh hai con sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, huyện Mỏ Cày có mạng lưới sông rạch chằng chịt như: rạch Cái Quao, rạch Tân Hương, rạch Cái Mơn, rạch Cái Cấm, rạch Mỏ Cày, kênh Thom, kênh Ngang, kênh Vàm Sả,… Địa hình có nhiều sông rạch, kênh mương kết hợp với sự um tùm của vườn dừa, bãi mía đã tạo ra những điểm khác biệt giữa Mỏ Cày và nhiều địa phương khác; dù đi đến nơi nào trong huyện cũng thấy một màu xanh bạt ngàn của dừa và mía Trong những năm kháng chiến chống Mĩ quân và dân Mỏ Cày đã tận dụng địa hình để phát huy thế mạnh của lối đánh du kích nhằm hạn chế những loại vũ khí hiện đại tối tân của địch, quân dân Mỏ Cày đã dựa vào địa hình này phát huy sức mạnh của thế trận “hai chân, ba mũi” gây cho địch nhiều khó khăn thất bại
Như ta đã biết vào năm 1757 vùng đất Mỏ Cày đã chính thức có tên trên bản đồ nước Việt Nam Mỏ Cày lúc bấy giờ thuộc tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định và Mỏ Cày trở thành một huyện của tỉnh Bến Tre vào thời gian trước năm 1945, từ đó
Trang 14đến nay huyện Mỏ Cày đã nhiều lần tách nhập ra làm hai huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam Cụ thể năm 1959 huyện được chia làm hai huyện là Minh Tân gồm những xã ở phía Bắc và Mỏ Cày là những xã còn lại ở phía Nam Đến tháng 4 năm 1960 hai huyện trên được nhập lại thành huyện Mỏ Cày Mãi đến tháng 9 năm 1970 khi phong trào đấu tranh chống địch bình định trên diện rộng, huyện Mỏ Cày lại thêm một lần chia thành huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, đầu năm 1976 hai huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam được họp lại thành huyện Mỏ Cày Trong khoảng thời gian sau giải phóng nhân dân trong huyện đã chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp
Hiện nay do diện tích của huyện rộng lớn và do sự điều chỉnh về địa giới chung trong
cả nước nên theo Nghị định số 08/CP ngày 9/2/2009 của Chính phủ đã chia huyện Mỏ Cày một lần nữa thành huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam (đến ngày 25/3/2009 việc chia tách được thi hành) Mặc dù vậy, nhân dân Mỏ Cày nói chung vẫn không ngừng ra sức đưa huyện nhà ngày một tiến lên bước đường phồn vinh, giàu đẹp trong hiện tại cũng như tương lai sắp tới
Theo thống kê dân số của huyện là 277.058 người, thành phần đông nhất vẫn là người Kinh Theo tìm hiểu qua một số tài liệu thì cư dân ở huyện Mỏ Cày có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung Nhớ lại những năm chiến tranh phong kiến loạn lạc ở vào thế kỉ XVI, XVII làm cho tình hình đất nước vô cùng khó khăn, nhân dân lao động phải sống trong cảnh
vô cùng cơ cực Các thế lực địa chủ phong kiến thay phiên nhau bóc lột, thêm vào đó là nạn bắt lính, lao dịch, phu phen khiến cho người dân lâm vào cảnh bần cùng Thấy không thể nào sống được trong hoàn cảnh như thế buộc họ phải rời bỏ quê hương theo đường bộ băng rừng vượt suối và đường thủy bằng những chiếc ghe bầu xuôi dòng về phía Nam để tìm đất sống mới Vào lúc này đất đai ở phương Nam vẫn còn khá nhiều vùng đất hoang chưa được khai phá và đây chính là quê hương mới với một cuộc sống tự do hơn thoát khỏi sự ràng buộc của triều đình phong kiến Dần về sau ngay cả quan lại cũng được triều đình nhà Nguyễn kêu gọi, cho phép vào đây để khai khẩn đất đai xây dựng dinh thự, điền trang Một
bộ phận nữa là những binh lính chống đối chiến tranh hoặc một số tàn binh của Tây Sơn cũng lẫn vào vùng đất mới để tìm chốn mưu sinh Từ chỗ mạnh dạn dám đương đầu với những khó khăn thử thách khi rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” để đi tìm vùng đất mới, những
cư dân ở đây đã hình thành cho mình một đức tính kiên cường, dũng cảm Bằng nghị lực phi thường đó ông cha đã từng bước biến những vùng đất hoang vu sình lầy, rừng rậm thành
Trang 15những vùng đất trồng trọt trù phù Có lẽ trong một hoàn cảnh gian nan đầy nguy hiểm như thế đã hình thành cho ông cha ta một bản lĩnh kiên cường, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và sự đoàn kết tương thân tương ái Những đức tính tốt đẹp trên đã được lưu truyền cho các thế hệ con cháu Truyền thống đó được nhân lên gấp bội khi cuộc sống gọi là tự do ở vùng đất mới dần bị bóp chết bởi bàn tay của bọn thực dân phong kiến Năm 1867 khi xâm chiếm tỉnh Bến Tre, thực dân Pháp đã nhanh tay xây dựng một bộ máy cai trị đến tận cấp huyện Thực dân Pháp đã sử dụng bọn địa chủ phong kiến làm tay sai để áp bức bóc lột nhân dân, duy trì những quyền lợi của chúng ở vùng đất này Chính vì vậy những vùng đất mà người dân lao nhọc khai phá được dần dần bị bọn địa chủ bao chiếm Bị địa chủ bóc lột, người dân Mỏ Cày còn phải mang gánh nặng thuế khóa do thực dân phong kiến gây ra Đời sống của người dân ngày càng cơ cực với nhiều nỗi khổ: đói nghèo, bệnh tật, dốt nát,… và từ đây đã nung nấu trong lòng mỗi người một mối căm thù sâu sắc đối với bọn thực dân phong kiến
Người Mỏ Cày vừa kiên cường, dũng cảm, gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương mới, vừa mang trong lòng một tình yêu nước nồng nàn, bất khuất nên đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn quê hương đất nước Tính sáng tạo, mưu trí mà người dân Mỏ Cày thừa hưởng ở ông cha từ trước, nay đã được vận dụng vào trong cuộc đấu tranh chống giặc để cứu nước, cứu mình như: lập ra các ổ đề kháng, đóng cọc đắp cản
để ngăn tàu giặc trên sông rạch, làm vườn không nhà trống những nơi mà giặc đến Năm
1874, các anh hùng Nhiêu Đẩu, Nhiêu Cương, Khoan Dân, Thọ Dung cùng nhau lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh Pháp rất kiên cường Năm 1893, một nghĩa quân tên là Hung tù Côn đảo vượt ngục về đã tập hợp lực lượng tập kích đồn Bang Tra nằm ven sông Cổ Chiên Năm
1878, nhân dân Tân Bình đốt chợ Giồng Keo; năm 1879 nhân dân An Thạnh đốt chợ Thom
tỏ thái độ bất hợp tác với địch và làng An Thới, Tổng Minh Huệ đã bỏ quê kéo nhau đi nơi
khác sinh sống Mùng 1 Tết năm 1916 (năm Bính Thìn), tổ chức Thiên địa hội ở làng Tân
Phú Tây, đứng đầu là Tám Đáng và Chín Sửu đã tập hợp đông đảo người dân nổi dậy chiếm nhà việc, kéo nhau đi lùng bắt bọn chánh phó tổng và bọn tề làng, kêu gọi mọi người đứng lên đánh Pháp [4, tr.20] Có thể nói phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Mỏ Cày
trong thời kì này rất sôi nổi, nhưng hầu như tất cả đều thất bại Mặc dù vậy, nó vẫn thể hiện lòng yêu nước, chí căm thù giặc của từng người ở đây vẫn luôn trào dâng sôi sục Đồng thời
để lại vô vàng bài học quí báu về những cách thức đấu tranh chống giặc cũng như niềm tự hào về tinh thần yêu nước đó
Trang 16Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng theo một đường lối đúng đắn Sự trông chờ của nhân dân huyện Mỏ Cày đã trở thành hiện thực và giờ đây ngọn lửa yêu nước trong nhân dân được thổi bùng lên cùng với cả nước đập tan ách cai trị của thực dân Pháp trên đất nước, mở ra kỷ nguyên xây dựng nền độc lập, tự do cho dân tộc Trong 30 năm (1945 – 1975), nhân dân huyện Mỏ Cày đã lập nên nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại và can thiệp Mĩ Qua hai cuộc kháng chiến bản lĩnh hiên ngang, mưu trí và đầy sáng tạo của con người ở vùng đất cù lao được thể hiện rõ nét Một phong trào “Đồng Khởi” (năm 1960) giành thắng lợi vang dội như là một minh chứng đầy sức thuyết phục về quyết tâm đánh giặc giữ nước của nhân dân huyện Mỏ Cày
Hàng thế kỉ sống, lao động và chiến đấu trên dãi đất cù lao mênh mông sông nước,
để có được những vườn dừa, bãi mía và những cánh đồng lúa tươi tốt như hôm nay là trải qua biết bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhiều thế hệ người Mỏ Cày, tinh thần bản lĩnh độc lập tự chủ, tự cường, yêu nước sâu sắc cũng dần được tôi luyện Khi đứng trước những khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên hay trong những khúc quanh co ngặt nghèo của lịch sử mà tưởng chừng không vượt qua nổi, nhân dân Mỏ Cày đã tự mình nổ lực vươn lên để giữ gìn và phát triển những gì mà ông cha đã dày công kiến tạo
1.2 Sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và binh vận trong giai đoạn 1954 –
1960
1.2.1 Yêu cầu của quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới
Ngày 21/7/1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết Hòa bình được lập lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam sau 9 năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ Nền độc lập, thống nhất và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam giờ đây được công nhận, buộc thực dân Pháp xâm lược phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam Tuy nhiên, do so sánh lực lượng và tình hình chính trị thế giới lúc đó phức tạp nên đất nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc với 2 chế độ chính trị khác nhau, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời
Từ đây cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: vừa tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
để tiến tới thực hiện việc thống nhất nước nhà
Hòa cùng không khí chung của cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Mỏ Cày vui tươi, phấn khởi đón chào nền độc lập với niềm tự hào khôn xiết Giờ đây ách áp bức, bóc lột
Trang 17của thực dân phong kiến hoàn toàn bị xóa bỏ, người dân có quyền làm chủ cuộc sống của mình Nhà nhà, người người hào hứng bàn tán xôn xao về chuyện trở về quê cũ làm ăn, xây dựng cuộc sống mới với niềm vui về một nền hòa bình thật sự trọn vẹn như qui định của hiệp định Giơnevơ Tuy nhiên, trong suy nghĩ riêng của mỗi người đều hiểu rằng việc đấu tranh để củng cố hòa bình thống nhất nước nhà là một cuộc đấu tranh lâu dài và đầy gian khổ, cuộc đấu tranh giành lấy nền hòa bình không vì việc đình chỉ chiến sự mà kết thúc, cuộc đấu tranh đó vẫn còn đang tiếp tục
Cùng với cả nước, ngay sau khi được các cấp triển khai nội dung, ý nghĩa thắng lợi của hiệp định Giơnevơ, cán bộ cốt cán trong huyện Mỏ Cày đã nhanh chóng ra sức tuyên truyền, lo phổ biến rộng rãi và tổ chức cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm giúp mọi người dân hiểu rõ việc thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ cũng như việc cần nắm vững nội dung pháp lý của các điều khoản dùng làm cơ sở cho việc đấu tranh Khi hiểu rõ về thắng lợi trên mặt trận quân sự và ngoại giao, nhân dân huyện Mỏ Cày đã chủ động ra sức tuyên truyền về ý thức hòa bình cho binh lính ở các đồn, bót và đa số những binh lính trong hàng ngũ địch rất vui mừng vì chiến tranh đã kết thúc
Theo hiệp định Giơnevơ, quân đội cách mạng phải chuyển ra Bắc tập kết, vì vậy ở trong Nam chỉ còn có chính quyền và quân đội địch tạm thời quản lý Hiểu rõ 2 nhiệm vụ:
“Đi tập kết cũng vinh quang; ở lại cũng vinh quang”, Huyện ủy Mỏ Cày đã chuẩn bị tổ chức
chuyển quân tập kết thực hiện đúng qui định
Ngày 25/8/1954, huyện Mỏ Cày đã tổ chức đưa 500 người đi tập kết gồm phần lớn là cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện, du kích các xã và cán bộ Đảng, thương binh, con
em cán bộ cách mạng cùng với 2500 lực lượng các huyện trong tỉnh đã rời quê hương xứ dừa vào Cà Mau để tập kết ra Bắc [3, tr.75]
Những buổi chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ra đi và người ở lại với ước hẹn ngày gặp lại sau 2 năm, nhưng trong thâm tâm của từng người không khỏi băn khoăn cho cuộc đấu tranh sắp tới khi đế quốc Mĩ đã thay chân Pháp nhảy vào xâm lược Việt Nam Trước sự phản bội lại những gì đã kí kết tại hội nghị Giơnevơ của những nước lớn (thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ), Đảng bộ và nhân dân huyện Mỏ Cày trên cơ sở chung là sự chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng đã chủ động chuẩn bị mọi mặt để đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra Trước
tiên là phải nhanh chóng kiện toàn tổ chức lại bộ tham mưu của Đảng Đồng chí Nguyễn Văn Khái được phân công giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy cùng nhiều đồng chí khác có trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức nhân dân tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh và đấu tranh
Trang 18chống Mĩ để giải phóng quê hương đất nước Thứ hai, cần nhanh chóng ổn định lại các tổ
chức cơ sở Đảng và đoàn thể Các tổ chức Đảng ở các xã như: Thành Thới, Phước Hiệp, Bình Khánh, Đa Phước Hội, An Thạnh, Tân Trung,… được củng cố với số lượng đảng viên
có nơi lên tới 50 người, đa số các cán bộ đảng viên được học tập triển khai nắm được tình hình đấu tranh trong giai đoạn mới Đây là lực lượng chính gần gũi với các tầng lớp nhân dân để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đấu tranh cách mạng Về phía tổ chức đoàn thể cũng
có sự thay đổi, nhiều tổ hội mới được thành lập như: Đoàn Thanh niên cứu quốc được đổi tên là Đoàn Thanh niên lao động, đã tập hợp những thanh niên yêu nước và có thành tích lớn trong giai đoạn trước vào tổ chức Đoàn; còn có: Hội chùa, hội đình, tổ vạn vần đổi công, đoàn cải lương Lam Sơn (Định Thủy), tổ chức nghiệp đoàn nông dân,… mặt trận đoàn kết nhân dân được hình thành rộng khắp trong từng cụm dân cư sẵn sàng đấu tranh buộc địch
phải thi hành hiệp định Thứ ba: Tranh thủ thời gian chuyển quân tập kết tiến hành phân
chia ruộng đất cho dân cày mà trước đây bị bọn thực dân phong kiến bao chiếm, nhằm tạo
cơ sở ổn định cuộc sống cho nhân dân, tạo niềm tin chắc chắn vào chính quyền cách mạng, ngoài ra căn cứ vào thành tích của từng đơn vị, cá nhân đã đạt được trong kháng chiến chống Pháp, chính quyền cấp trên đã tổ chức biểu dương, khen thưởng đem lại niềm tự hào
vô kể tạo thành một luồng sức mạnh mới trong toàn thể nhân dân Thứ tư, mặc dù đã
nghiêm chỉnh thực hiện việc chuyển quân tập kết nhưng cũng ban lãnh đạo đã bí mật giữ lại một số cán bộ quân sự và duy trì một số cơ sở sản xuất vũ khí, cùng với việc phân tán, chôn giấu vũ khí ở nhiều nơi Mặc dù cán bộ ở lại và vũ khí không nhiều, không hiện đại nhưng đây cũng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng, là sự chuẩn bị rất cần thiết cho cuộc
đấu tranh vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào Thứ năm, cần đặc biệt quan tâm đến công
tác tình báo nhằm nắm thông tin tình hình địch qua các cơ sở báo cáo mà kiểm nghiệm hoặc đào tạo, giáo dục tổ chức đưa người vào các cơ quan, chính quyền, lực lượng quân sự của địch làm cơ sở nội tuyến, qua gia đình và hộp thư mật theo qui định để “nắm bắt” nguồn tin tức có tính chất lâu dài
Có thể nói mặc dù sau 9 năm kháng chiến còn bộn bề với bao khó khăn thách thức, nhưng với ý chí, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân huyện Mỏ Cày từng bước xây dựng cho mình một tâm thế bước tiếp trên con đường cách mạng
Trong khi ta nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơnevơ thì địch tìm mọi cách phá hoại hiệp định một cách trắng trợn Lợi dụng 300 ngày chuyển quân tập kết, Pháp và Mĩ cấu kết nhau tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đồng thời
Trang 19độc chiếm miền Nam Việt Nam thông qua bộ máy tay sai là chính quyền Ngô Đình Diệm (thực chất là Mĩ đã từng bước gạt Pháp ra khỏi cuộc xâm lược này bằng hai bản hiệp ước được kí ngày 13/12/1954 và ngày 19/12/1954) Thực tế ở miền Nam Việt Nam nói chung và huyện Mỏ Cày nói riêng sau hiệp định Giơnevơ diễn ra cuộc chạy đua tranh giành quyền lực của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới Đế quốc Mĩ dựa vào sức mạnh về kinh tế, quân sự của mình cũng như dựa vào chính quyền Sài Gòn đã từng bước
tiến hành chống phá cách mạng ở miền Nam Với sự hậu thuẩn của Mĩ, Ngô Đình Diệm
nhanh chóng xây dựng một bộ máy chính quyền nhằm biến miền Nam thành “một quốc gia mạnh” của “thế giới tự do”, có một “đạo quân cảnh sát” và một “đạo quân sen đầm” lớn mạnh để chống cách mạng, chống cộng sản[52, tr.157] Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng xong bộ máy tề ngụy từ huyện đến xã Đến lúc này kẻ thù đã lộ rõ bộ mặt tàn bạo và hung ác Chúng bắt đầu tập trung quân, đóng đồn bót, xây dựng lại công sở, đưa bọn lưu vong trở về lập lại bộ máy tề xã, ấp, tiến hành bắt lính Để quản lí, kiềm kẹp nhân dân chúng đã ra thông báo kêu người kháng chiến cũ ra trình diện, thực hiện việc kiểm tra nắm lại nhân khẩu trong huyện, xã, ấp Ngoài ra, Ngô Đình Diệm còn cho thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, công khai khủng bố những người cộng sản và những người kháng chiến cũ Hàng vạn đồng bào yêu nước và những đảng viên cộng sản bị bắt tù đày, tra tấn dã man và bị giết chết không cần xét xử Chúng biến những nơi thờ tự như: thánh thất, nhà thờ, đình chùa thậm chí cả trường học thành những nơi giam cầm, tra tấn dã man đồng bào yêu nước Đình Hội Yên ở Mỏ Cày trước kia đã được những người dân lập ra để thờ cúng với mong ước có được cảnh sống hòa bình, ấm no giờ đây bị Mĩ, ngụy biến thành nơi
mà ngày đêm đồng bào yêu nước phải rên rỉ đau thương bằng cả nước mắt và máu dưới bàn tay tra tấn tàn bạo của kẻ thù Có thể nói, một nền hòa bình yên vui thật sự mà nhân dân cả nước cũng như nhân dân huyện Mỏ Cày từng ngày, từng giờ nghĩ tới chắc có lẽ còn lâu lắm bởi âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ của địch dần dần bị bóc trần Quê hương trở nên u
ám, không khí căng thẳng, trả thù, khủng bố đau thương tràn ngập vùng quê Tháng 7/1956, Ngô Đình Diệm đã trắng trợn tuyên bố không thi hành hiệp định Giơnevơ và cũng có nghĩa
là đất nước Việt Nam sẽ không có ngày tổng tuyển cử để thống nhất theo qui định Một mặt,
Mĩ - ngụy tiếp tục thực hiện chính sách khủng bố đàn áp phong trào cách mạng, xúi giục binh lính tàn sát đẫm máu nhân dân, tạo ra tâm trạng chiến tranh và làm mất dần sự tin tưởng của nhân dân với cách mạng cũng như việc chia cắt đất nước lâu dài Ngoài ra, chúng còn tổ chức tuyên truyền xuyên tạc nói xấu vai trò của miền Bắc và đường lối của Đảng
Trang 20nhằm gây tâm lý hoang mang bất an trong binh sĩ cũng như quần chúng nhân dân Đây là thời kì đen tối, ngột ngạt của nhân dân ở miền Nam, chưa bao giờ trong lịch sử có những cuộc khủng bố, đàn áp với một qui mô lớn và dai dẳng như những năm Mĩ - Diệm thực hiện chống phá cách mạng miền Nam bằng chiêu bài chống cộng, diệt cộng
Cuối năm 1957, Mĩ - Diệm càng tăng cường kiềm kẹp nhân dân rất gắt gao, buộc từng người dân ở đây phải làm thẻ căn cước, kê khai thành viên trong gia đình, thực hiện chính sách đối xử phân biệt với từng gia đình đồng thời dùng gia đình này giám sát gia đình khác Về mặt quân sự chúng còn tăng cường thêm lực lượng công an, cảnh sát từ tỉnh và huyện Mỏ Cày; tăng thêm tổng đoàn dân vệ đến cấp xã hòng xiết chặt hơn vòng vây khủng
bố cách mạng: Ở xã Đa Phước Hội có tên đồn trưởng Xê ác ôn thường xuyên bắt bớ những người mà y cho rằng là Việt Cộng rồi mổ bụng, ăn gan, uống mật kể cả những người dân vô tội; ở xã Định Thủy có tên đội trưởng Dung hoạt động trong tổ Minh Đạt,…
Giữa năm 1958, Mĩ - Diệm cho xây dựng khu trù mật Thành Thới (xã Thành Thới – huyện Mỏ Cày) đây là một trong 4 khu trù mật mà Mĩ, ngụy cho lập ra ở tỉnh Bến Tre Với chính sách này chúng muốn thực hiện ý đồ tách dân ra khỏi cách mạng, không để cho dân làm chỗ dựa cho chính quyền cách mạng, phân tán làm lung lay niềm tin của nhân dân vào đường lối đấu tranh chính trị của Đảng Chính vì vậy, việc đi lại hoạt động của cán bộ Đảng viên gặp nhiều khó khăn, buộc phải đi nơi khác để bảo toàn lực lượng, người dân yêu nước
vô cùng lo lắng cho phong trào cách mạng cho cán bộ Đảng viên Lợi dụng tình hình này bọn tay sai của Mĩ - Diệm ngóc đầu lên tiến hành chống phá ác liệt phong trào cách mạng Tháng 3/1959, địch tuyên bố đặt miền Nam Việt Nam trong tình trạng chiến tranh Tháng 5/1959, chúng ban hành Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam để công khai chém giết đồng bào Miền Nam Rõ ràng đã đến lúc kẻ địch không thể nào tiến hành theo phương thức thống trị như cũ được nên chúng mới dùng đến những hành động dã man, tàn ác nhằm cố gắng duy trì sự thống trị của mình mà theo cách gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam Nhưng tất cả những thủ đoạn trên đã không chứng minh được là bọn Mĩ, ngụy đang mạnh dần lên hay rất mạnh mà nó thể hiện sự bối rối, khủng hoảng, suy yếu và ngày càng bế tắc Nhân dân Mỏ Cày với lòng tin sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng nên ngay
từ đầu khi địch thực hiện những chính sách này đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ từng tấc đất quê hương Giờ đây, lòng căm thù giặc trong nhân dân đã thành cơn bão táp sẵn sàng vùng lên cùng với nhiều sáng tạo mới trong đường lối đấu tranh để lật đổ mọi áp bức, tự giải phóng mình
Trang 21Từ tình hình trên đã đặt ra cho cách mạng miền Nam trong có huyện Mỏ Cày trước những yêu cầu mới Hoàn toàn khác với những năm về trước, từ sau năm 1954, nhân dân miền Nam đã phải đương đầu với kẻ thù mới với nhiều âm mưu thủ đoạn mới Hơn lúc nào hết phải thật sự bình tĩnh phân loại và xác định được kẻ thù trực tiếp của cách mạng là đế quốc Mĩ Bởi vì không còn nghi ngờ gì nữa khi đế quốc Mĩ với vị trí là 1 trong 5 nước có vai trò bảo vệ hòa bình chung trên thế giới lại ngang nhiên phá hoại hiệp định Giơnevơ, nhảy vào miền Nam Việt Nam, hất cẳng Pháp nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới Âm mưu cơ bản của chúng là khai thác mọi nguồn nhân lực, vật lực ở miền Nam Việt Nam để phục vụ cho chiến tranh, tập trung mọi lực lượng nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta tiến tới áp đặt sự thống trị theo cái gọi là chế độ chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên đất nước Việt Nam Song song với sự nhận định, kẻ thù chính là đế quốc Mĩ, nhân dân hiểu rõ rằng bên cạnh còn có một kẻ thù vốn là công cụ tay sai - chính quyền Ngô Đình Diệm với chính sách độc tài gia đình trị nhằm đàn áp nhân dân và phong trào cách mạng Tất cả những ai khi chúng nghi ngờ là lực lượng cách mạng hoặc có liên quan đến cách mạng đều bị bắt bớ, giam cầm và giết hại Những hình thức tra tấn dã man từ thời trung cổ và bọn đế quốc phát xít hiện đại thường dùng như: xẻo tai, móc mắt, cho uống nước tiểu, xà bông, bỏ vô thùng thiếc phơi nắng,…, đến cả những hành động man rợ: đâm chém, mổ bụng, moi gan, chôn sống, cột vào đá thả trôi sông,…, đặc biệt là phụ nữ phải chịu hành hạ tàn khốc về thể xác và khủng bố về tinh thần Tuy vậy sự tàn bạo ấy không những không làm cho nhân dân Mỏ Cày khiếp sợ, phục tùng mà ngược lại lòng căm thù trong mỗi con người ở đây càng dâng cao cùng với quyết tâm tiêu diệt cho được kẻ thù Chính nghĩa, anh hùng, lòng bác ái độ lượng cao cả, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước, nhân dân Mỏ Cày quyết đấu tranh để lật đổ ngụy quyền tay sai cũng như đánh bại chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, góp phần giải phóng miền Nam, tiến tới hoàn toàn thống nhất nước nhà Để thực hiện được mục tiêu cao cả ấy, cần nhanh chóng thực hiện cho bằng được những nhiệm vụ cụ thể trước mắt mà các cấp ủy Đảng đã đề ra trong tình hình mới Phát động, tổ chức nhân dân đấu tranh đòi địch phải thi hành hiệp định Giơnevơ, giữ gìn hòa bình nhằm đòi quyền dân sinh dân chủ; tạo mọi điều kiện hợp pháp cho cán bộ Đảng viên có điều kiện bám dân đi lại hoạt động, luôn củng cố lập trường khí tiết người cộng sản chống lại tư tưởng bất an, sợ sệt, mất cảnh giác trước kẻ thù Ngoài ra đối với bản thân của từng cán bộ Đảng viên cần không ngừng ra sức học tập nâng cao hơn về nhận thức lập trường tư tưởng, nắm vững phương thức, nguyên tắc hoạt động của Đảng trong tình hình
Trang 22mới, cần bám chặt vào dân để hoạt động và lãnh đạo nhân dân đấu tranh Ngày 5/9/1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương họp hội nghị lần 6 và xác định: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chưa hoàn thành, cuộc đấu tranh đó vẫn còn tiếp diễn nhưng chúng ta cần thay đổi phương thức đấu tranh cho hợp lý Cuộc đấu tranh đó phải chuyển từ
đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị Nhiệm vụ của Đảng là lãnh đạo nhân dân đấu
tranh thực hiện đình chiến, củng cố hòa bình, đòi các quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất, tranh thủ độc lập, chống khủng bố, bảo vệ những thành quả mà quần chúng đã giành được trong thời kì kháng chiến chống Pháp [41, tr.161] Để thực hiện chỉ thị trên Huyện ủy đã chỉ đạo xuống các xã nhanh chóng tiến hành tập hợp nhân dân nhằm xây dựng lực lượng chính trị cho cuộc đấu tranh chính trị sắp tới Đẩy mạnh tuyên truyền, tố cáo, vạch trần âm mưu và tội ác của bọn Mĩ - Diệm trước đồng bào trong huyện nhằm hình thành một tâm thế vững vàng cho các tầng lớp nhân dân trong việc phân định và đấu tranh với kẻ thù Đồng thời chỉ rõ tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống quân xâm lược để từ đó củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, một lòng một dạ đoàn kết theo Đảng chiến đấu để đi đến thắng lợi cuối cùng
1.2.2 Sự hình thành phương châm đấu tranh bằng kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện Mỏ Cày (1954 – 1960)
Trong lịch sử đấu tranh của nhân dân ta, tinh thần “trọng hòa bình, tránh xung đột trực tiếp và nhân đạo” dường như giữ vai trò chủ đạo Chính điều này định hướng con đường mà Đảng đã lựa chọn trong buổi đầu đấu tranh trực diện với kẻ thù mới – Mĩ, ngụy Với phương châm đấu tranh của cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị cũng không nằm ngoài tinh thần ấy Bởi ta đã thấy được đấu tranh chính trị có một vai trò rất quan trọng, trong cuộc chiến tranh không cân sức này chỗ mạnh cơ bản của ta là chính trị và chỗ yếu cơ bản của Mĩ, ngụy cũng là chính trị Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược này hoàn toàn phi nghĩa đang bị dư luận thế giới phản đối Để thuận lợi cho âm mưu xâm lược chúng đã dùng rất nhiều thủ đoạn chính trị để lừa bịp nhân dân Nhưng chúng đã lầm khi thực hiện âm mưu ấy với một dân tộc có bề dày đấu tranh chính trị rất anh dũng kiên cường, với một trình độ giác ngộ chính trị và tổ chức rất cao Cho nên sau năm 1954, căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp trên, Huyện ủy Mỏ Cày đã lãnh đạo,
tổ chức nhân dân trong huyện tiến hành đấu tranh chính trị đòi Mĩ phải thi hành hiệp định Giơnevơ Để việc đấu tranh có hiệu quả cần tập trung giải quyết cho bằng được những yêu cầu cụ thể của việc đấu tranh chính trị Đấu tranh chính trị nhằm giải quyết được những
Trang 23quyền lợi thiết thân của nhân dân như vấn đề ruộng đất, về quyền tự do, dân sinh, dân chủ Cũng từ trong đấu tranh chính trị từng bước giác ngộ cách mạng cho nhân dân, giúp nhân dân thấy rõ hơn bộ mặt phản bội, tàn bạo của kẻ thù cũng như cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà cả nước đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành Đấu tranh chính trị là đánh vào chỗ yếu của Mĩ, ngụy vừa góp phần phân hóa, cô lập bọn giặc, mặt khác giúp ta phát triển, củng cố thêm lực lượng cách mạng
Khi nói về biện pháp đấu tranh chính trị, các cấp ủy Đảng cũng đã chỉ ra rất rõ khi đấu tranh phải hết sức khéo léo, mềm dẽo, đấu tranh phải có lý, có lợi, thật sự đúng mức Sức mạnh của quần chúng nhân dân được dùng làm chỗ dựa vững chắc cho việc đấu tranh Nên dùng lời lẽ thuyết phục, giằng co với địch; không nên quá mềm yếu nhưng lại càng không nên nóng vội mà không thực hiện hoặc thực hiện sai yêu cầu Tận dụng mọi biện pháp hợp pháp hoặc bất hợp pháp để lôi kéo, tranh thủ sự đồng tình của gia đình binh sĩ, nhân viên ngụy quyền và binh sĩ ngụy, thực hiện tốt việc cô lập bọn ác ôn ngoan cố Nhân dân đang thực hiện một cuộc chiến tranh cách mạng chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất, chính
vì vậy trong đấu tranh chính trị cần tận dụng tất cả những hình thức đấu tranh nếu có thể như: dân canh chống cướp; kiên quyết đấu tranh đòi việc bầu cử dân chủ hội đồng hương chính; đòi tự do dân chủ, giữ vững quyền lợi về kinh tế trong đó quan tâm hàng đầu là vấn
đề ruộng đất; khi bị địch bắt đi quân dịch thì tìm cách né tránh, không đi nghe các buổi tuyên truyền nói xấu cách mạng của địch, nếu như bị bắt ép quá mức thì cần lên tiếng chất vấn giằng co, tìm mọi cách gây rối trật tự, nếu như địch đưa ra và yêu cầu hô khẩu hiệu của chúng thì cố tình hô sai; dựa vào lực lượng đông đảo của quần chúng và lấy cớ bảo vệ xóm làng khỏi trộm cướp bắt bọn do thám, chỉ điểm tay sai của địch khi chúng có ý định theo dõi bắt bớ Sáng tạo biến tiếng mõ báo động có Việt Cộng thành tiếng mõ tập hợp quần chúng vây bắt những tên tay sai ôm chân Mĩ, ngụy,… Đây chính là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp trên, để từ đây nhân dân Mỏ Cày đã tiến hành hàng loạt cuộc đấu tranh chính trị rầm
rộ ở nhiều xã trong huyện
Hòa bình được lập lại chưa được bao lâu, lực lượng quân ngụy đã đánh chiếm lại các
xã trong huyện Tại xã Định Thủy, ngày 14/8/1954, bọn binh lính dưới sự dẫn đầu của tên
thiếu úy Lực và đội Điều đến chiếm và đóng đồn tại khu vực Vàm nước Trong [21, tr.36]
Bọn chúng rất hung hăng, hống hách, khi đến ấp Thanh Thủy chúng đã bắt một người nông dân đang cày ruộng (ông Nguyễn Văn Lữ) phải đi theo chúng làm đồn bót Ông Lữ kiên quyết không đi theo, bọn chúng xông tới đánh ông, liền lúc đó bà con xung quanh trong ấp
Trang 24đã kéo đến để phản đối Địch vẫn ngang ngược bắt ông Lữ về bót Trước tình hình đó chi bộ
đã vận động hơn 200 người kéo đến bót Vàm nước Trong đấu tranh đòi thả ông Lữ [21,
tr.36] Trước khí thế và lực lượng đông đảo của quần chúng nhân dân, bọn lính hoảng sợ đành phải thả ông Lữ ra và bắt tên đội Điều phải xin lỗi ông Lữ rồi bà con mới chịu về Đây
là phong trào đấu tranh chính trị đầu tiên đã giành được thắng lợi Tin thắng lợi này đã nhanh chóng lan sang các ấp, xã khác và được xem là một hình thức đấu tranh có hiệu quả nhằm gây áp lực chống lại bọn tề ngụy Ngày 13/9/1954, một cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân ở các xã Khánh Thạnh Tân, An Thạnh, Đa Phước Hội cũng đã diễn ra theo hình thức này Vào ngày này trong lúc bắt dân đi làm bót, xây phòng tuyến, tên Xệ cùng lính dân vệ và một số lính khác đã đánh anh Đứa là một nông dân đang nhổ mạ không đi làm bót Bức xúc trước hành động ngang tàn của bọn lính, nhân dân đã khiêng nạn nhân đi đấu tranh đòi lẽ công bằng với khẩu hiệu “đả đảo lính đánh dân”, quần chúng tham gia vào đoàn đấu tranh mỗi lúc một đông kéo dài khoảng 3 cây số Vì đây là cuộc đấu tranh mang tính tự phát, chưa nắm rõ phương châm và nguyên tắc đấu tranh, mặc dù chi ủy xã có cử đảng viên và một số cán bộ cốt cán cùng tham gia để giảm phần nào thiệt hại, nhưng do địch
quá hung hăng nên cuộc đấu tranh này bị giải tán với khoảng 200 người bị bắt giam ở thị
trấn Mỏ Cày, nhiều người bị thương và thiệt mạng [1, tr.46] Cuộc đấu tranh này đã làm cho
bọn địch một phen hoảng sợ trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và anh dũng của nhân dân
Mỏ Cày Tại xã Phước Hiệp vào cuối tháng 8 năm 1954, bọn lính cũng ngang ngược và tàn
ác không kém, chúng hãm hiếp một phụ nữ, đã khiến cho nhân dân vô cùng phẫn nộ, chi bộ phát động hàng trăm chị em phụ nữ tiến hành đấu tranh đòi lẽ công bằng; chị em phụ nữ dùng đò máy chở nạn nhân lên tới huyện Mỏ Cày để đấu tranh trực tiếp với tên Quận trưởng nhằm tố cáo hành động của bọn lính là vi phạm Hiệp định Bằng những lý lẽ của quần chúng cùng với chứng cứ rõ ràng, bọn lính không còn đường nào chối cãi Giằng co mãi cuối cùng tên Quận trưởng phải nhận lãnh trách nhiệm về việc làm này của bọn lính, hứa là
sẽ điều tra và trừng trị bọn lính, chấp nhận đưa nạn nhân đi điều trị Cuộc đấu tranh này đã
tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng của chị em phụ nữ Mỏ Cày Thật xứng đáng là “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đây là sự khởi đầu cho việc hình thành “đội quân tóc dài” với những chiến tích lẫy lừng trong đấu tranh chống giặc Từ thắng lợi này nhân dân vô cùng phấn khởi tin tưởng vào chính nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước, sự đoàn kết nhất trí trong đấu tranh cách mạng Qua ba phong trào đấu tranh trên cho thấy một điều là cho dù giặc có hung bạo, bất nhân đến đâu thì ta cũng có đủ thực lực để đấu tranh đến đấy Tuy có những
Trang 25thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học vô cùng quí báu cho những phong trào đấu tranh trong thời gian tiếp theo
Ngày 8/1/1955, Ngô Đình Diệm ra chỉ dụ Số 2 “về cải cách điền địa”, hòng muốn cướp lại ruộng đất mà trước đây cách mạng đã tạm cấp cho nông dân Lợi dụng tình hình
đó, những tên địa chủ cũ đòi lại đất và truy thu tô đối với nông dân Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh chống lại việc tăng tô thuế bằng nhiều cách như: tìm cách đấu tranh liên tục và kéo dài quyết không để mất đất, chống lại việc tăng tô, truy tô,… Phong trào này
đã giành được thắng lợi lớn là làm cho việc lập khế ước của địch không thành và có ít tên địa chủ với tư tưởng sợ sệt, cầu an đã không dám đòi lại đất
Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt tháng 10 năm 1955 Ngô Đình Diệm làm trò hề “trưng cầu dân ý” nhằm phế truất Bảo Đại và suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy Đảng nhân dân các xã trong huyện Mỏ Cày đã đồng loạt không đi bỏ phiếu Nếu tình thế bức bách buộc phải đi không né tranh được, ban lãnh đạo cho viết và mang theo mỗi người
một khẩu hiệu “đả đảo Ngô Đình Diệm, đả đảo đế quốc Mĩ can thiệp miền Nam Việt Nam”
[23, tr.37] Ở xã Định Thủy khi bỏ phiếu một số bà con đã dùng tay bấm thủng hình của
Ngô Đình Diệm in trên phiếu Địch đã phát hiện và bắt ông Năm Tấn [21, tr.37] Do có sự
lãnh đạo trước nên bà con đã dùng lý lẽ của mình biến cuộc bầu cử thành cuộc đấu tranh chống bắt bớ Bà con đã sử dụng việc “trưng cầu dân ý” thì người dân được quyền ý kiến
và lựa chọn nên buộc địch phải thả ông Năm Tấn Thế là cuộc bầu cử bị xáo trộn và thất bại với số phiếu không đạt yêu cầu
Nhân dân Mỏ Cày với một tinh thần đấu tranh cách mạng cao độ đã không ngần ngại,
sợ hãi trước mọi hành động của kẻ thù, mọi sự đe dọa, mua chuộc của kẻ thù không sao làm lung lay được ý chí của người dân ở mảnh đất xứ dừa “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là sự tổng hòa những yếu tố thuận lợi góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng Những vườn dừa bạt ngàn, những hàng dừa nước băng băng đã cùng nhân dân che chắn bảo vệ cho lực lượng cách mạng Thiên nhiên ở đây là thế và con người ở đây cũng vậy, luôn gắn bó với mảnh đất quê hương, một lòng tin theo Đảng và làm theo Đảng Chủ trương bám vào dân hoạt động của các cấp đã thể hiện được niềm tin của Đảng vào sức mạnh của lực lượng quần chúng Trong quần chúng nhất là các mẹ, các chị đã không quản khó khăn cực khổ đã nhường từng bát cơm, con cá, may vá từng mảnh áo cho chiến sĩ và sẵn sàng tìm mọi cách giải thoát cho cán bộ cách mạng Có nhiều trường hợp bọn địch đột kích bất ngờ truy bắt
Trang 26cán bộ, nhân dân đã mạnh dạn xin nhận là người thân, là bà con thậm chí là chồng, là con của mình để qua mắt bọn địch Cụ thể như ở xã Hưng Khánh Trung, có anh Lê Trí vốn là cán bộ kháng chiến, ban đêm anh phát hiện bọn mật thám đang rình rập bắt anh, nhanh trí anh đã tri hô to “Cướp!”, “Cướp!”, nghe tiếng hô bà con xung quanh hưởng ứng lập tức đốt đuốc, xách cây kéo đến Bọn địch hoảng sợ buộc phải rút lui, kế hoạch bắt anh Lê Trí bị thất
bại Ở xã An Thới, nhân dân cũng đã 2 lần giải thoát cho đồng chí Hòa Bình – Bí thư Chi
bộ xã [3, tr.83] Đặc biệt xã An Thạnh đã giải thoát được cho đồng chí Nguyễn Thị Định –
Phó Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trần Văn Giàu (Ba Cầu) - ủy viên thường vụ Huyện ủy Mỏ Cày khi ở và làm việc tại đây Khi địch vào bất ngờ, đồng chí Nguyễn Thị Định không kịp xuống hầm bí mật, vợ đồng chí Hai Vân đã nhanh trí đưa quần áo cũ ra thay và đích thân dẫn đồng chí Định thoát ra khu vực đánh phá, lên hướng chợ Thom để tránh địch Đồng chí Giàu bị chúng bắt được, lợi dụng chúng sơ hở, đồng chí Giàu bỏ chạy nhưng bị địch bắn theo bị thương ở chân Nhân dân trong xóm tự động xóa vết máu, băng bó cho đồng chí và che giấu bọn địch nhờ vậy đồng chí Giàu cũng được an toàn chuyển nơi khác điều trị Bọn ngụy tức giận chúng bắt bớ những người xung quanh tra khảo và đưa về Bến Tre bỏ tù Mặc
dù bị địch tìm mọi cách đàn áp, bắt bớ nhưng phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong huyện vẫn không ngừng dâng cao
Ngày 4/3/1956, Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội riêng lẽ ở miền Nam Lần này Huyện ủy đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh với nhiều hình thức phát triển và phong phú hơn Tại xã Định Thủy, được sự hướng dẫn của chi bộ bà con đã tập hợp hàng ngàn chữ
ký vào một bảng kiến nghị phản đối cuộc bầu cử lần này gởi đến các cấp ngụy quyền Cuộc bầu cử vẫn được bọn chúng tiến hành, giống như lúc trước bà con kiên quyết không đi Không đạt được mục đích với 100% số phiếu bà con bỏ thăm, bọn tề xã đành làm trò hề gian lận tự dồn phiếu bầu vào thùng phiếu và bị bà con vạch trần Riêng ở xã An Định việc phản đối cuộc bầu cử diễn ra có phần quyết liệt hơn, buổi sáng nhân dân không đi bỏ phiếu,
đợi đến chiều nhân dân đồng loạt kéo đến đông nghẹt nhằm gây rối trật tự Lúc đó tên
Nguyễn Chí Thiện đang giữ thùng thăm, có hành động hống hách với dân, hắn đã bị tổ hành động của ta đập chết [3, tr.83] Tinh thần đấu tranh của quần chúng dâng cao bà con dùng
trống mõ báo động hô là có lực lượng giáo phái về để phá cuộc bầu cử càng làm cho bọn địch lo sợ, dao động, cuộc bầu cử bị thất bại Bà con ở các xã lân cận như Bình Khánh biết được cũng đã tự giải tán không đi bầu cử Qua phong trào này bọn địch càng ra sức đàn áp, khủng bố dã man hơn, chúng như con hổ dữ bị cướp mất mồi nên tỏ ra hung hăng tàn ác
Trang 27hơn Chúng tiến hành lùng sục khắp nơi để bắt bớ những người cách mạng, bắt dân tra tấn
vì chúng nghĩ “đánh vào dân sẽ lòi Việt Cộng” Không khí căng thẳng bao trùm khắp nơi trong huyện Đã có những người khi bị địch bắt không giữ được khí tiết khai báo về tổ chức
và cơ sở cách mạng đã làm cho hoạt động của cán bộ Đảng viên gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đồng chí sa vào tay giặc, bị tù đày, giết hại,… Từ tình hình khó khăn trên Huyện ủy thực hiện tạm thời thay đổi cơ sở cách mạng cũng như chuyển một số cán bộ Đảng viên sang nơi khác Bên cạnh đó một số cán bộ Đảng viên vẫn kiên trì chịu đựng gian khổ: ăn uống kham khổ, thiếu thốn, ngủ bụi, nằm bờ, ngủ trên cây dừa hàng tháng để tiếp tục lãnh đạo quần chúng Riêng quần chúng nhân dân tìm mọi cách để tiếp tế cho cán bộ cách mạng, kiên trì đấu tranh đến cùng với kẻ thù
Để đấu tranh chính trị có hiệu quả hơn, ngay từ đầu Đảng đã coi công tác binh vận là một vũ khí đắc lực cho đấu tranh cách mạng và là công tác có vai trò chiến lược lâu dài trong đường lối chiến lược của cách mạng miền Nam Ngày 6/9/1954, Bộ Chính trị Ban
chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị và nêu rõ nhiệm vụ của công tác binh vận “… Trước
hết cần nhận rõ, mặc dù hòa bình trở lại, ta vẫn không coi nhẹ việc vận động ngụy binh, trái lại phải hết sức chú trọng công tác đó Những khẩu hiệu, hình thức và mục tiêu vận động phải thay đổi hẳn….… chú trọng vận động gia đình ngụy binh để họ giúp vào việc tuyên truyền ngụy binh … căn bản nắm cho được bộ máy ngụy quyền cấp xã, tranh thủ cán bộ, gia đình bên trên, đưa người của ta ra ứng cử vào chính quyền các cấp Đó là một công tác cực kì quan trọng” [52, tr.29] Chỉ thị này thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Bộ chính trị,
từ đó Tỉnh ủy Bến Tre đã nêu ra ý kiến chỉ đạo cho các huyện là: “phát động toàn Đảng,
toàn dân làm công tác binh vận, tuyên truyền, giáo dục nắm gia đình binh sĩ và nhân viên ngụy quyền, hình thành khối đoàn kết toàn dân, tiến công chính trị vào hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, phục vụ cho việc triển khai lực lượng bám đất, bám dân bảo vệ cơ sở Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng” [52, tr.30]
Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy Mỏ Cày đã phân tích kỹ giúp quần chúng nhân dân hiểu rõ về vai trò của công tác binh vận trong giai đoạn mới Điểm này xuất phát từ tư tưởng yêu hòa bình, nhân đạo, trọng hòa hiếu cũng như tránh việc hy sinh nhiều xương máu của đồng bào Để làm được điều ấy, chủ trương đánh vào lòng người được xem là một trong những chiến lược hữu hiệu nhất Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Mỏ Cày đã làm rất tốt công tác binh địch vận Trong cuộc chiến tranh cách mạng chống Mĩ – ngụy công tác binh vận tiếp tục được sử dụng với những bước phát
Trang 28triển hơn về nhiệm vụ cũng như biện pháp đấu tranh góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị đi đến thắng lợi Ở Mỏ Cày bộ máy binh vận được xây dựng nhanh chóng ở
huyện và xuống tận cấp xã Ban binh vận huyện do đồng chí Nguyễn Văn Sanh (Tư Năng)
làm trưởng ban, đồng chí Phan Văn Bé được bố trí điểm thị trấn Mỏ Cày [3, tr.77]
Ngô Đình Diệm khi lên nắm quyền tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền kiềm kẹp ở khắp nơi miền Nam, nhưng thực chất việc quản lý hệ thống chính quyền mới trên một địa bàn rộng gặp rất nhiều khó khăn lung túng Thật ra chúng chỉ quản lý thật chặt ở cấp tỉnh, còn ở cấp huyện, xã, ấp phải thông qua bọn tề, ngụy Đây là chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch Do nhận thấy ngay từ đầu bọn ngụy chưa gây được cơ sở trong xã hội để thống trị mà chủ yếu dựa vào gia đình binh sĩ tại địa phương, vì thế trong đấu tranh cách mạng phải tận dụng lợi thế này Thông qua việc vận động gia đình binh sĩ để họ góp phần khuyên giải, giáo dục con em không đi theo giặc mà chống lại nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước của họ, chỉ ra cho họ thấy được âm mưu của Mĩ –ngụy là dùng “người Việt đánh người Việt” để giác ngộ cho con em mình Sự kiên trì vận động từ ngày 1, ngày 2….và nhiều ngày với phương châm “mưa dầm thấm đất” Biện pháp thực hiện tuyên truyền vận động: thông qua mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò, họ hàng; ở mọi lúc mọi nơi như hội hè, thể thao, đám tiệc,… cán bộ và nhân dân đều có thể thực hiện được Bằng những lời bàn luận về tình hình chung hiện tại rồi dần dần dẫn đến khâu tuyên truyền về chủ trương của Đảng, về hành vi tội ác của giặc nhằm khơi sâu lòng căm thù đối với Mĩ –ngụy Ngoài ra để làm tốt hơn nữa công tác binh vận phục vụ cho đấu tranh chính trị, tổ chức chủ trương cài cấm người vào trong hàng ngũ địch Người được đưa vào làm công tác này đòi hỏi phải là những cán bộ cách mạng kiên trung; đảng viên, đoàn viên hoặc nhân dân phải là người tuyệt đối trung thành với lý tưởng, mục tiêu của đảng Công tác này được triển khai thực hiện tốt ở nhiều
địa phương trong huyện Ở xã Định Thủy ta đã đưa Ba Mẫn vào làm cảnh sát; Hai Vã, Chín
Huề, Tám Chơi, Tư Thậm vào lực lượng quân sự của địch [21, tr.38] Đào Văn Vũ được
đưa vào làm cảnh sát ở xã Phước Hiệp, rồi chuyển qua xã Cẩm Sơn và qua ông đã hỗ trợ cho chi bộ các xã này hoạt động rất tốt Thông qua một số tổ chức như Hội phụ nữ Việt Nam; Nghiệp đoàn nông dân lần lượt đưa người ra ứng cử để tạo cơ sở đấu tranh cách mạng Ở thị trấn Mỏ Cày, cũng gây được cơ sở trong ban hội tề Đa Phước Hội, trong đại đội bảo an, cảnh sát,… Kết quả đạt được từ công tác binh vận trong giai đoạn đầu sau Hiệp định Giơnevơ rất khả quan, tổ chức cách mạng đã nắm được một phần số tề xã, tề ấp, dân vệ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ở các cấp hoạt động
Trang 29Nhưng thực tế mà nói trong giai đoạn 1957 – 1959 những phong trào đấu tranh chính trị có sự phối hợp của công tác binh vận ở Mỏ Cày ngày càng đi vào khó khăn Trong hàng ngũ cán bộ Đảng viên cũng như nhân dân đã xôn xao nhiều ý kiến là “đấu tranh chính trị chỉ huề với thua mà thôi” hoặc “Ta đấu tranh chính trị còn địch sử dụng bạo lực cách mạng đàn
áp thì đấu tranh chính trị không thể nổi” Do ngay từ đầu Mĩ –ngụy nắm được phương châm đấu tranh của Đảng là đấu tranh chính trị chủ yếu, nên chúng đã tăng cường khủng bố tàn sát phong trào đấu tranh của quần chúng Về phía cách mạng cũng do kiên quyết thực hiện cho bằng được việc đấu tranh đơn thuần bằng chính trị nên Đảng bộ và nhân dân Mỏ Cày phải trả một giá rất đắc, hàng ngàn cán bộ Đảng viên và những người dân yêu nước bị địch giết hại, tù đày Đã đến lúc bạo lực phản cách mạng phải trả bằng bạo lực cách mạng Ý thức được vấn đề này nên trong mỗi người dân xứ dừa đã nảy nở mầm đấu tranh quân sự Như vậy từ trong nhân dân đã có ý thức về sự kết hợp đấu tranh giữa chính trị, binh vận,
quân sự và mong muốn nhận được chỉ thị của cấp trên để thực hiện phương châm đấu tranh
đó
Trong tình hình đó, Huyện ủy Mỏ Cày được Tỉnh ủy phổ biến nghị quyết của Xứ ủy
Nam Bộ: “Do nhu cầu của phong trào cách mạng miền Nam trong chừng mực nào đó cần
phải có lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị
và tiến tới sau này dùng lực lượng vũ trang để lật đổ Mĩ –Diệm” [4, tr.97] Như vậy những
khó khăn hiện tại ở huyện Mỏ Cày đã có hướng giải quyết Và ở đây nhận thấy nhân dân
Mỏ Cày không thể nào đứng yên mà chờ chết, nhân dân đã thực hiện công lý của mình theo một cách riêng Ở cấp xã nhiều tổ hành động, lực lượng mật đã được xây dựng để trừ khử bọn ác ôn, công an, cảnh sát, bọn do thám tay sai Tuy nhiên trong từng hành động của mình
nhân dân sử dụng những hình thức đấu tranh rất khôn khéo đảm bảo được bí mật Ta khéo
dụ bọn ác ôn đi xa đồn rồi bí mật giết chúng để bịt tung tích, diệt xong ác ôn, anh em thề không cho trên hay biết [15, tr.37] Như thế vẫn kiên quyết giữ đấu tranh chính trị là chủ
yếu nhưng bên cạnh đó đã đẩy mạnh đấu tranh vũ trang một cách bí mật để hỗ trợ Phong trào chống khủng bố, diệt tề ngụy và bọn ác ôn được tiến hành ở nhiều nơi trong huyện: xã Phước Hiệp lực lượng mật đã diệt tên Đa và một tên cận vệ của hắn; ở Tân Phú Tây giết chết tên Sứ ác ôn; ở Tân Thanh Tây diệt được tên tình báo Ba Chấp; ở Thạnh Ngãi tên cảnh sát Bính cũng bị lực lượng mật kết hợp với cơ sở binh vận thủ tiêu,… Qua đây góp phần hạn chế bàn tay tàn ác của quân thù, đồng thời củng cố lại niềm tin trong lòng quần chúng nhân dân Từ thực tế trên đã có nhiều ý kiến của đảng viên và đồng bào nhiều nơi xin cấp
Trang 30trên phát động đấu tranh vũ trang Nhưng cho đến cuối năm 1958 – đầu năm 1959, Bộ Chính trị và Xứ ủy vẫn chưa cho phép hoạt động vũ trang một cách công khai Vì cho rằng nếu sử dụng đấu tranh bằng bạo lực thì cũng đã vi phạm hiệp định Giơnevơ Mà từ năm
1957, năm 1958, đầu năm 1959 khi sử dụng đấu tranh chính trị đã không có hiệu quả rõ rệt, phong trào cách mạng lâm vào bị động thoái trào, cơ sở Đảng bị tiêu hao, tan rã gần hết, một số người đã có biểu hiện không tin vào hiệu quả của đấu tranh chính trị đã xin nghỉ việc
và chờ lệnh đấu tranh vũ trang Bài toán về đường lối đấu tranh của Đảng lúc này dường như rất khó giải
Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng dưới sự chủ trì
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam: “Giải phóng
miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc dân chủ nhân dân Phương pháp cách mạng miền Nam hiện nay là dùng sức mạnh của quần chúng
là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang hoặc nhiều, hoặc ít để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân” [52, tr.41] Hội
nghị cũng đề ra phương pháp đấu tranh trước mắt của cách mạng miền Nam là sử dụng nhiều hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp và bí mật Ngoài ra hội nghị còn nhấn mạnh ở nơi nào có sử dụng vũ trang phải thực hiện việc đấu tranh vũ trang phục vụ cho đấu tranh chính trị Có nghĩa là tùy lúc, tùy nơi có thể sử dụng vũ trang để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh chính trị vẫn là chủ yếu, đấu tranh vũ trang nhưng không làm cho đấu tranh chính trị yếu đi Trong lúc chờ đợi Nghị quyết lần thứ 15 được phổ biến, hội nghị Tỉnh ủy họp tại ấp Phước Lý xã Bình Khánh (5/1959) nhằm tìm ra giải pháp mới đấu tranh với giặc Hội nghị thống nhất nhận định tình hình chung, đề ra các nội dung, biện phápvề công tác tư tưởng, khẩu hiệu và hình thức đấu tranh để giữ gìn, phát triển phong trào Từ hội nghị này đã tạo ra chuyển biến mới làm tiền đề chuẩn bị cho việc tiếp thu nghị quyết mới của Đảng Tháng 12/1959, Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 được phổ biến cho các địa phương ở miền Nam Nhân dân miền Nam đón nhận nghị quyết trong niềm vui tột bật, niềm trông ngóng lâu nay về một đường lối mới cùng với quyết tâm tiêu diệt giặc giờ đây được thỏa nguyện Đến đây Đảng đã cho phép đấu tranh vũ trang, phát động nhân dân nổi dậy diệt ác ôn, phá kiềm kẹp Đấy là sự chỉ đạo chung nhất của Trung ương cho cách mạng toàn miền Nam, còn việc vận dụng vào từng địa phương như thế nào còn phụ thuộc vào sự linh hoạt của từng nơi Huyện Mỏ Cày tiếp nhận nghị quyết trong hoàn cảnh cực kì khó khăn Lực lượng quân sự của huyện lúc này chưa có, cộng thêm trang bị vũ khí lại thiếu
Trang 31thốn, trong tay bộ đội chẳng có gì ngoài một vài cây súng cũ và một số vũ khí tự tạo như: chông, giáo mác, gậy gộc,….Thế là phải “tùy cơ ứng biến”, cần phải sáng tạo ra phương châm đấu tranh mới phù hợp với hoàn cảnh Sử dụng mũi đấu tranh quân sự nhằm chống khủng bố, diệt bọn ác ôn, phối hợp với mũi chính trị đấu tranh vạch mặt kẻ thù, đòi dân sinh dân chủ giữ thế hợp pháp cho quần chúng, liên hệ mật thiết với mũi binh vận để tấn công vào tinh thần của kẻ thù, tổ chức khéo léo để lấy vũ khí của địch mà trang bị thêm cho lực lượng quân sự ở huyện Một phương châm đấu tranh mới đã xuất hiện ở Mỏ Cày – đưa lên một phong trào chính trị và binh vận mạnh mẽ tấn công địch cùng với quân sự, không phải tấn công một cách riêng lẽ mà mũi chính trị, quân sự, binh vận phối hợp lại với nhau thành
“ba mũi giáp công” trong một cuộc đấu tranh, một đợt đấu tranh Phương châm đấu tranh này được thể hiện rõ trong phong trào Đồng Khởi năm 1960
1.2.3 “Ba mũi giáp công” trong phong trào Đồng khởi năm 1960
Ngày 1/1/1960, đồng chí Nguyễn Thị Định đã truyền đạt chủ trương khởi nghĩa tại nhà chị Bảy Tốt, ấp Tân Huề, xã Minh Đức [4, tr.105] Theo kế hoạch cuộc khởi nghĩa sẽ
được tiến hành ở ba xã điểm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh vào ngày 17/1/1960 Sở
dĩ Tỉnh ủy chọn ba xã này làm nơi khởi nghĩa đầu tiên vì ba xã nằm liền ranh nhau, được bao quanh bởi hai nhánh sông Cái Quao và Định Thủy Với địa hình kênh mương chằng chịt, vườn dừa và rặng dừa nước um tùm dọc hai bên kênh rạch là thế thuận lợi cho việc mai phục, phục kích giặc Ngoài ra ở đây có chi bộ mạnh, tinh thần cách mạng của nhân dân rất cao qua các thời kì đấu tranh và ở đây đã xây dựng được tổ hành động cũng như cơ sở nội tuyến Trước khi khởi nghĩa cán bộ và nhân dân trong huyện đã nhận được sự chỉ đạo của Huyện ủy Do tình hình chung là ở Mỏ Cày không có lực lượng vũ trang thực chất và vũ khí đầy đủ, nên cần chú ý việc sử dụng nội ứng để lấy vũ khí của giặc để làm vũ khí cho mình, tận dụng mọi vũ khí sẵn có và tự tạo để bắt bọn do thám chỉ điểm, tề xã, tề ấp rồi phát động nhân dân cùng tấn công chính trị phối hợp làm tốt công tác binh vận Lưu ý trong đấu tranh cần giữ vững phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, việc sử dụng đấu tranh quân sự chỉ hỗ trợ, phục vụ cho đấu tranh chính trị; cần tránh nặng về đấu tranh vũ trang, tránh chém giết tràn lan hoặc trả thù cá nhân khi diệt ác trừ gian Mọi việc phải hết sức bí mật, bất ngờ
để nhanh chóng đi đến thắng lợi
Ngày 11/1/1960, Nghị quyết lần thứ 15 của Đảng được truyền đạt đến xã Định Thủy
[21, tr.45] Chi bộ xã đã nhanh chóng cho xây dựng kế hoạch, thành lập tổ hành động, móc
nối cơ sở binh vận Vạch ra mục tiêu của cuộc nổi dậy là: cần tiêu diệt Tổng đoàn dân vệ do
Trang 32đội Tý chỉ huy có 13 tên [21, tr.45], trong đó có cơ sở nội tuyến là Năm Vận và một người
có cảm tình với cách mạng là Năm Vị Để thực hiện được mục tiêu này cần phát động đông đảo quần chúng tiến công bằng chính trị, vũ trang đồng loạt nổi dậy giành chính quyền làm chủ ở xã ấp Mặt khác, dùng lực lượng quần chúng kết hợp với cơ sở nội tuyến diệt đồn Vàm Nước Trong và diệt bọn tề xã đóng tại đây
Thời gian nổi dậy đồng loạt là 16 giờ chiều ngày 17/1/1960, nhưng mới 7 giờ sáng khi nắm được tin đội Tý cùng Năm Vị mang một súng tiểu liên ra ngã tư Định Phước Chớp thời cơ lực lượng cách mạng tổ chức cải trang thành những người đi quét mộ tìm cách diệt đội Tý Khi thấy tên đội Tý uống nước trà tại tiệm chị Năm Thiểu, lợi dụng lúc hắn không
để ý, tổ hành động khi ấy cũng đang ở tiệm đã nhanh tay khống chế hắn Theo kế hoạch là bắt sống nhưng do đội Tý chống cự quá mạnh nên tổ hành động buộc phải nổ súng giết chết hắn, bắt sống một tên khác và thu một tiểu liên, một lựu đạn bình vôi và một trái khói Tiếng súng bắn diệt đội Tý lúc 8 giờ ngày 17/1/1960 đã báo hiệu cuộc Đồng Khởi lịch sử đã bắt đầu Vừa lúc đó dọc theo bờ ruộng, bờ dừa bà con tại xã tập hợp lại rất đông, người cầm trống mõ, người cầm giáo mác, người đem gậy gộc, người mang cả cờ đỏ sao xanh kéo vào
hỗ trợ đánh tan bọn Tổng đoàn dân vệ thu vũ khí Đội Tý bị tiêu diệt bọn địch như rắn mất đầu nên phải cử Năm Vận lên làm chỉ huy Năm Vận vốn là nội tuyến nên lực lượng cách mạng dễ dàng bắt được bọn ác ôn và thu về hàng chục súng Chỉ trong vòng một tiếng đồng
hồ khi tiếng súng Đồng Khởi đầu tiên nổ, xã Định Thủy đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân
đổ ra đường trong đó có gia đình binh sĩ, mang theo giáo mác, nổi trống mỏ, phóng loa, dùng mâm thau, thùng thiếc đánh vang dậy tìm bắt bọn tề diệp ác ôn còn lại đang lẫn tránh, phá tan mọi hình thức kiềm kẹp của địch
Lúc 20 giờ cùng ngày, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức có gần 200 người đến dự
[21, tr.53] Tiếng mõ càng lớn càng thể hiện lòng căm thù vô hạn của nhân dân đối với bọn giặc làm cho chúng phải thất kinh hồn vía Trong trận đầu tiên đã giành được thắng lợi vang dội và đã hình thành thế tiến công địch bằng “ ba mũi giáp công” rất hoàn hảo, từ đây đã trở thành lối đánh sở trường của nhân dân Mỏ Cày nói riêng và của cả tỉnh Bến Tre nói chung trong suốt cuộc Đồng Khởi cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Phương châm đấu tranh này chính là sự sáng tạo của nhân dân xứ dừa từ trong gian khổ đứng lên, từ tay không vùng dậy giành thắng lợi, từ không có súng giờ đây đã có vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang và đã hình thành phương châm đấu tranh bằng sự kết hợp chính trị, quân sự,
Trang 33binh vận Từ thắng lợi này tạo ra một niềm tin tất thắng trong quần chúng nhân dân, tạo thế
và lực đưa phong trào cách mạng ở huyện nhà tiếp tục tiến lên
Ngày 25/3/1960, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng còn non trẻ của ta ở ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, Ngô Đình Diệm đã huy động một lực lượng đông đảo hơn 10.000 quân hỗn hợp mở một cuộc tấn công qui mô lớn [21, tr.55] Quân, dân Mỏ Cày
vừa giành được chính quyền trong muôn vàn khó khăn giờ đây việc giữ vững chính quyền lại càng khó khăn gấp bội Nhưng với tinh thần yêu nước chiến đấu bảo vệ quê hương xứ
sở, từng người dân ở đây đã kiên quyết tổ chức đánh trả kẻ thù bằng mọi giá Tỉnh ủy Bến
Tre chỉ đạo cho các lực lượng bằng mọi biện pháp kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công: chính trị - quân sự - binh vận nhằm căng kéo địch [5, tr.173] Quân, dân Mỏ Cày quyết định
tập trung lực lượng vũ trang nhỏ bé của mình dựa vào kênh mương, vườn dừa, bãi mía với
vũ khí tự tạo “súng ngựa trời” quyết định đánh thắng địch nhằm hạ uy thế của chúng Lực lượng vũ trang, du kích các xã gài lựu đạn, cắm chông, phục kích, bắn tỉa tiêu hao quân địch
Nhằm phối hợp với lực lượng vũ trang để bảo tồn lực lượng, bảo vệ căn cứ và đồng bào, ban lãnh đạo phát động một cuộc đấu tranh chính trị rộng rãi trong quần chúng ở Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh và các xã lận cận bằng hình thức “tản cư ngược” Ngày 1/4/1960 hàng ngàn quần chúng trong đó có những người già yếu và trẻ em bồng bế nhau, mang theo cả vật dụng hằng ngày kéo ra thị trấn Mỏ Cày đấu tranh Bốn năm ngày sau đó,
đồng bào kéo vô thị trấn càng đông hơn Ba xã đang bị càn báo cáo có gần 5000 đồng bào
Các xã kế cận báo cáo có gần 5000 đồng bào đến hỗ trợ [53, tr.118] Quần chúng nhân dân
đã tiến hành đấu tranh trực diện với tên Quận trưởng, tố cáo lính chủ lực đàn áp, giết hại đồng bào Đồng thời bằng sáng kiến của mình đồng bào đã dùng những lý lẽ để phân hóa, tranh thủ bọn lính, phân biệt “lính địa phương” và “lính trung ương” nhằm tạo ra tâm lý hoang mang, dao động trong hàng ngũ bọn lính Do có sự lãnh đạo, chuẩn bị kỹ từ trước nên khí thế đấu tranh của đồng bào rất sôi nổi Mũi tấn công chính trị lúc này thật sự đạt hiệu quả và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang huyện tiến đánh tiêu diệt giặc Một bộ phận người dân tham gia “tản cư ngược” phần lớn là người già, trẻ em và các chị em phụ nữ nên việc bảo vệ an toàn cho họ khi tác chiến với giặc được đảm bảo Còn bộ phận người dân ở lại bám trụ chống giặc càn quét là cán bộ, du kích, thanh niên Lực lượng vũ trang tự vệ ở các xã tiến hành đánh vào các điểm giặc đóng quân làm cho chúng phải đối phó một cách mệt mõi, sợ sệt Lực lượng du kích tổ chức mai phục, ém quân trong vườn cây, bờ
Trang 34mía…bọn lính ngụy biết được nên cũng e dè chỉ hành quân càn quét ở những con đường lớn trong xã chứ không dám vô sâu hơn Nhân dân cố ý bàn luận phóng đại về sự lớn mạnh của
bộ đội cũng như những vũ khí mà lực lượng cách mạng đang sử dụng Mệt mõi, lo sợ, tinh thần sa sút là tâm trạng chung của bọn thủy quân lục chiến trong những ngày tiến hành đánh phá quyết tiêu diệt cho bằng được lực lượng cách mạng Tại thị trấn Mỏ Cày bà con đang đấu tranh quyết liệt với quận trưởng không chịu về Tại ba xã Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy, bọn lính ngụy không sao đối phó lại lực lượng vũ trang và dân quân, du kích Như thế trước sức mạnh của tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao độ của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh cách mạng và sự linh hoạt, sáng tạo của lực lượng quân sự buộc giặc phải rút lui chấm dứt cuộc càn quét Thắng lợi trên đã chứng minh một điều: dù cho lực lượng vũ trang có nhỏ bé nhưng biết sáng tạo ra phương châm đấu tranh đúng đắn, kết hợp đấu tranh chính trị - đấu tranh binh vận – đấu tranh vũ trang trong từng con người, từng trận đánh thì chắc chắn sẽ giành thắng lợi
Cuối tháng 4/1960, sau trận chống càn thắng lợi ở ba xã của huyện Mỏ Cày, Tỉnh ủy
và các cơ quan dời về căn cứ xã Châu Bình – Giồng Trôm để chuẩn bị hội nghị tổng kết 4 tháng thực hiện Nghị quyết trung ương 15 Hội nghị tiến hành nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện đường lối cách mạng trong thời gian qua Ban lãnh đạo nghiêm chỉnh tự phê bình, phê bình, rút kinh nghiệm và đề ra chủ trương trong thời gian tới Hội nghị đã xác định phương châm đánh địch bằng “ba mũi giáp công” là phương châm mang lại hiệu quả nhất trong tình hình cách mạng đã chuyển lên Tỉnh ủy đã chỉ ra: “cách đánh, cách thắng trong
Đồng khởi phải bằng 3 mũi chính trị, binh vận, vũ trang kết hợp thì sẽ giành thắng lợi” [53,
tr.139] Ngoài ra hội nghị cũng chủ trương: “tiếp tục phát động quần chúng bằng 3 mũi:
chính trị, binh vận, vũ trang tấn công liên tục, đánh bồi, đánh nhồi, phá kìm, diệt bót, trừ ác
ôn phát huy khí thế cách mạng của quần chúng” [52, tr.48] Có thể nói, nếu như Nghị quyết
15 trung ương đã tạo ra bước ngoặt cho phong trào cách mạng miền Nam, thì hội nghị Tỉnh
ủy tổng kết 4 tháng thực hiện Nghị quyết 15 trung ương đã tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng với cách đánh, cách thắng bằng ba mũi tạo nên bước ngoặt lịch sử về phương thức, phương châm đánh giặc Phương châm đấu tranh đã nẩy mầm ngay khi Mĩ - Diệm khủng bố tàn sát đồng bào sau năm 1954, dần dần được định hình trong những ngày đầu của cuộc Đồng Khởi và đến đây phương châm đấu tranh ấy đã phát triển cao: mũi chính trị và binh vận nổi lên thành mũi tấn công rất sắc bén với kẻ địch, góp phần cùng đấu tranh quân sự đưa phong trào cách mạng ở huyện nhà đi đến thắng lợi
Trang 35Tiểu kết chương 1
Vùng đất Mỏ Cày có lịch sử hình thành từ hàng chục năm về trước, nhưng đây là mảnh “đất mới” của những lưu dân từ mọi miền của Tổ quốc hội tụ về Bằng khối óc và bàn tay của mình đã từng bước khai phá rừng rậm, sình lầy thành đồng ruộng phì nhiêu Đó là cuộc chiến đấu đầy gian lao, khổ cực Có lẽ trong một hoàn cảnh gian nan đầy nguy hiểm đã hình thành nên bản lĩnh của con người ở đây Người Mỏ Cày vừa kiên cường, dũng cảm, gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương mới, vừa mang trong lòng một tình yêu nước nồng nàn, bất khuất đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn quê hương đất nước Tính sáng tạo, mưu trí mà người dân Mỏ Cày thừa hưởng ở ông cha từ trước, nay
đã được vận dụng vào trong cuộc đấu tranh chống giặc để cứu nước, cứu mình
Sự thất bại của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam không là dấu ấn độc lập hoàn toàn của Tổ quốc, mà là sự khởi đầu chiến tranh xâm lược nước ta của đế quốc Mĩ Từ đây nhân dân Mỏ Cày lại tiếp tục đương đầu với hàng loạt âm mưu mới của Mĩ – ngụy Những khó khăn bộn bề chồng chất sau 9 năm đầy gian khổ chống Pháp vẫn không làm tinh thần và nghị lực của con người ở đây suy giảm, mà ngược lại bằng quyết tâm giữ lấy độc lập tự do cho quê hương xứ sở, nhân dân Mỏ Cày đã có những bước chuẩn bị thật kỹ, thật nhanh nhưng vẫn thực hiện đúng nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954
Một sáng tạo của người dân xứ dừa là đã tìm ra phương châm đấu tranh mới để đáp ứng với tình hình mới nhằm đem lại hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh này Đây là sự sáng tạo to lớn của nhân dân huyện Mỏ Cày trong việc vận dụng kết hợp đấu tranh bằng đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và binh vận, mà đội quân chính trị đó có một binh chủng đặc biệt là “đội quân tóc dài”
Phương châm đấu tranh bằng sự kết hợp “ba mũi giáp công” trở thành phương châm đánh giặc chủ yếu mà nhân dân huyện Mỏ Cày sử dụng xuyên suốt rộng rãi được kiểm nghiệm là phương châm đấu tranh đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả trong những năm 1961 –
1965
Trang 36Chương 2 SỰ KẾT HỢP ĐẤU TRANH “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỎ CÀY NHỮNG NĂM 1961 – 1965
2.1 Âm mưu, hành động mới của Mĩ - ngụy và việc xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng của quân, dân huyện Mỏ Cày
2.1.1 Âm mưu và những hành động chủ yếu của Mĩ - ngụy trên địa bàn huyện Mỏ Cày
Sau khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân huyện Mỏ Cày trong phong trào Đồng Khởi năm 1960, Mĩ –ngụy đã tăng cường thêm lực lượng quân sự, trang bị vũ khí cũng như những biện pháp chiến tranh mới để đàn áp nhân dân và lực lượng cách mạng ở huyện
Thứ nhất: Mĩ –ngụy nhận thấy rằng cần phải tăng cường thêm lực lượng ngụy quân,
chính vì vậy việc làm đầu tiên để tạo lại sức mạnh cho chúng tại địa phương là tiến hành việc bắt lính, phát triển lực lượng bảo an, dân vệ địa phương Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn như: dùng vũ lực càn quét, bao vây làng xóm, đánh rớt hoặc đuổi học những học sinh đang theo học, dùng tiền bạc để mua chuộc, dụ dỗ một số thanh niên có ý tưởng lệch lạc đối với cách mạng bổ sung vào số lượng binh lính Rõ ràng trong bước đi tiếp theo của cuộc chiến tranh phi nghĩa này, âm mưu lớn nhất của Mĩ –ngụy vẫn là dùng lực lượng binh sĩ tại địa phương để tăng thêm lực lượng quân sự Mặc dù quần chúng nhân dân đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế các cuộc bắt lính, nhưng địch vẫn tìm mọi cách để bắt lính và phát triển lực lượng Với quân số tăng lên không ngừng từ năm 1961 cùng với bọn chủ lực, bảo an tiến hành càn quét đánh phá vào vùng tranh chấp và vùng giải phóng Trong các cuộc càn quét chúng đã qui định sẵn con số cho các đơn vị phải bắn giết đồng bào, đồng chí Mổ bụng, chặt đầu, moi gan, uống mật,… những hình thức tra tấn dã man khác đều là những hành động mà chúng được phép tiến hành trong những đợt càn quét; với mục đích chính là làm cho quần chúng nhân dân khiếp sợ, tình hình cách mạng rối loạn, không ổn định để chúng chiếm lại các vị trí đã mất
Thứ hai: Mĩ – ngụy tập trung lực lượng chiếm đóng lại một số vị trí đã mất ở các xã
nhằm kìm kẹp nhân dân Tại xã Định Thủy, chúng chiếm đóng đồn Vàm Nước Trong; xã
Phước Hiệp, chiếm lại trụ sở Tề ở Chợ Mới [8, tr.15] Có những xã địch không chiếm đóng
Trang 37ở những vùng trọng điểm được thì chúng cũng tìm mọi cách để nắm được một số ấp có vị trí thuận lợi cho chúng như trục giao thông hoặc những nơi mà lực lượng cách mạng bố trí mỏng Tại các xã, chúng đã thổi vào tư tưởng bọn ác ôn những lời mị dân lừa bịp để những tên này càng ác ôn hơn, càn quét giết hại nhân dân táo bạo hơn Tên Phòng ở xã An Thạnh; tên Út Phú ở xã Thành Thới; tên Cường ở xã Tân Trung là những tên thường xuyên dẫn lính tiến hành lùng sục ở khắp nơi trong các xóm, ấp để bắt những gia đình mà chúng tình nghi
là có người tham gia cách mạng hoặc chứa chấp cán bộ cách mạng Ngoài ra phối hợp với bọn bảo an ở Mỏ Cày, bọn thủy quân lục chiến ở đình Hội Yên mở càn quét khắp nơi để tìm lực lượng vũ trang và cơ quan lãnh đạo của ta Cũng trong thời gian này khu trù mật Thành Thới (xã Thành Thới) – một trong những cứ điểm quan trong của Mĩ trong chiến lược bình định miền Nam được củng cố lại Hằng ngày bọn địch trong khu trù mật thường xuyên phối hợp với những đơn vị bảo an tiến hành đánh phá vào các vùng xung quanh như ấp Bình Thới và ấp An Hòa (xã An Thạnh)
Thứ ba: Mĩ – ngụy tăng cường thực hiện chiến tranh tâm lý, mua chuộc, đầu độc,
kìm kẹp nhằm nắm chắc binh lính cũng như dụ dỗ nhân dân Tại Mỏ Cày bọn chúng tiến hành tuyên truyền đến các xã, ấp những luồng tư tưởng chính trị phản động nhằm kích động tinh thần cuồng chiến trong hàng ngũ binh lính và tâm lý hoang mang dao động trong nhân dân Bằng luận điệu xuyên tạc “miền Bắc xâm lược miền Nam” nên “miền Nam phải có nhiệm vụ bảo vệ”, để binh lính được phép tự do tàn sát, cướp bóc đồng bào qua các cuộc càn quét; một cuộc sống phồn vinh giả tạo được chúng vẽ ra để lừa bịp những gia đình binh
sĩ và các tầng lớp nhân dân Bên cạnh đầu độc về chính trị, bọn chúng còn đưa ra những hình thức kỷ luật hà khắc để khống chế binh lính Thực hiện khẩu hiệu “đầu hàng coi là giặc”, chúng sẵn sàng thủ tiêu bất cứ người lính nào nếu như có biểu hiện đầu hàng Ngoài
ra Mĩ – ngụy đã lập ra tổ chức “phòng phản vận” nhằm chống lại công tác binh vận của cách mạng bằng cách tung ra hàng loạt những tên tình báo, gián điệp lúc nào cũng rình rập theo dõi mọi động tĩnh của ta; một bộ phận “phòng thức vụ” cũng được lập ra nhằm giáo dục, tuyên truyền phản động những nội dung giáo dục của cách mạng đối với những binh sĩ địch bị bắt và trả về
Thứ tư: Mĩ – ngụy còn tăng cường bắt nhân dân khắp nơi ở miền Nam trong đó có
nhân dân huyện Mỏ Cày đóng góp tiền cho chiến tranh làm cho đời sống vật chất của nhân dân vô cùng khốn đốn Ở Mỏ Cày đa số nhân dân làm ruộng, trồng mía, trồng dừa, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn do chiến tranh, nay lại phải gồng lưng gánh nhiều loại thuế má,
Trang 38giá cả sinh hoạt tăng lên vùn vụt làm cho đời sống nhân dân lâm vào cùng cực Lòng căm thù giặc của nhân dân dâng lên cao, hơn lúc nào hết phải nhanh chóng xây dựng, phát triển lực lượng để phát huy hơn nữa thành quả của phong trào Đồng Khởi cũng như đập tan mọi
âm mưu mới của địch
2.1.2 Quân dân Mỏ Cày vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, giữ và phát triển thành quả của phong trào Đồng Khởi
Trải qua một năm đấu tranh liên tục với Mĩ – ngụy, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam chuyển sang một giai đoạn mới, thực hiện đấu tranh cách mạng toàn dân, toàn diện, đấu tranh chính trị cùng với đấu tranh vũ trang, đánh địch bằng kết hợp “ba mũi giáp công”:
chính trị - quân sự - binh vận Đầu năm 1961, căn cứ vào chỉ thị của Tỉnh ủy là: “nhanh
chóng củng cố, phát triển thực lực cách mạng, xây dựng các ngành chuyên môn chính trị, quân sự, binh vận, xây dựng vùng giải phóng” [5, tr.193], Huyện ủy Mỏ Cày đã nhanh
chóng đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong huyện là: “vừa
nhanh chóng xây dựng phát triển lực lượng, vừa đẩy mạnh tiến công địch cả bằng chính trị,
vũ trang, binh vận, ngăn chặn địch càn quét, giữ và mở rộng vùng làm chủ của ta” [3,
tr.112].Có thể nói đây là những chủ trương rất kịp thời, đúng đắn nhằm tiến hành những cuộc đấu tranh ngăn chặn những cuộc càn quét của địch để củng cố phát triển thực lực cách mạng, đồng thời giữ vững thành quả của phong trào Đồng Khởi Trong cuộc đấu tranh sắp tới,quân dân huyện Mỏ Cày vẫn thực hiện phương châm đánh giặc bằng “ba mũi giáp công”, các mặt quân sự, chính trị, binh vận tiếp tục được kết hợp lại tiến công vào chiến lược chiến tranh mới của kẻ thù
Trong những bước tiếp theo trên con đường cách mạng, các cấp ủy Đảng đã nhận thấy rõ âm mưu chính trị và chiến lược cụ thể của Mĩ – ngụy Chính vì vậy trong đấu tranh cách mạng các cấp ủy đảng vẫn xem trọng việc xây dựng lực lượng chính trị và tiến hành những phong trào đấu tranh chính trị rộng rãi trong toàn dân Mặc dù cho đến lúc này kẻ thù
đã tung ra hàng loạt những loại vũ khí tối tân hiện đại hay những thủ đoạn lừa bịp mị dân nhưng với sức mạnh vô địch của nhân dân, sự kiên cường bất khuất của nhân dân huyện Mỏ Cày hoàn toàn có khả năng đập tan mọi âm mưu cuồng vọng đó Như vậy để thực tốt cuộc đấu tranh chính trị trong thời gian tới điều đầu tiên cần phải làm là xây dựng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một tinh thần bền bỉ chiến đấu Nhận biết rằng đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ quê hương xứ sở, cuộc chiến tranh này có khả năng kéo dài Chính vì vậy cần phải có những tính toán hợp tình hợp lý để đi đến thắng lợi Ở Mỏ Cày,
Trang 39sau cuộc nổi dậy đồng loạt trong năm 1960, chính quyền ở các xã cơ bản là do nhân dân quản lý Tuy nhiên do lực lượng cách mạng chưa mạnh hẳn và muốn tránh bớt sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù nên cần tiến hành các cuộc đấu tranh chính trị nhằm giữ thế hợp pháp cho nhân dân Rút kinh nghiệm những cuộc đấu tranh chính trị từ trước, trong lần đấu tranh này cần phải tổ chức thật chặt chẽ, tính kỹ lưỡng từng đường đi nước bước Xác định quyền lợi kinh tế, quyền tự do dân sinh dân chủ là những quyền lợi thiết thân của nhân dân nên được xem đây là khẩu hiệu đấu tranh hàng đầu Những yêu cầu này rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên sẽ có sức mạnh hiệu triệu nhân dân cùng tham gia đấu tranh Nhưng ở đây theo các cấp lãnh đạo không nên tiến hành những cuộc đấu tranh ồ ạt, liên miên, kéo dài không có mục đích như trước, vì như vậy dễ làm hao mòn sức của dân Đấu tranh cần phải vạch ra kế hoạch cụ thể, bên cạnh tổ chức những lực lượng công khai hợp pháp đấu tranh, ngoài ra cũng tranh thủ xây dựng và phát triển các lực lượng bí mật trong từng xã, ấp Do ý
đồ chính trị của địch mỗi lúc mỗi khác nên yêu cầu nội dung và hình thức của từng cuộc đấu tranh cũng khác nhau Lực lượng nòng cốt phải biết ngụy trang khéo léo, luôn ở tư thế sẵn sàng, tinh thần luôn tỉnh táo, tùy thời cơ, tùy lực lượng mà tiến hành đấu tranh; khi nào nên tiến, khi nào nên lui để giảm thiệt hại thương vong và giành thắng lợi cao trong từng cuộc đấu tranh
Thực tế đấu tranh cách mạng từ năm 1960 cho thấy lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Mỏ Cày đang ở thế thuận lợi, lực lượng chính trị ngày càng lớn mạnh, quần chúng nhân dân tin tưởng một lòng theo Đảng đánh giặc Phong trào đấu tranh chính trị trong huyện diễn ra mạnh mẽ, chống trả lại quyết liệt những âm mưu mới của
Mĩ – ngụy; nhiều cuộc mit tinh, họp xóm ấp diễn ra liên tục để tố cáo tội ác của địch, khơi sâu lòng căm thù giặc và quyết tâm chống giặc trong mọi tầng lớp nhân dân Để tạo ra uy thế và tập dợt đấu tranh, nhiều cuộc đi “chợ nhồi” được tổ chức ở các xã Lợi dụng tình thế
“ta địch xen kẽ” nhân dân ở xã Định Thủy, Phước Hiệp, An Định, Cẩm Sơn đã khéo léo đấu tranh trực diện với địch tố cáo bọn lính đi càn bắt bớ, giết hại những người dân vô tội, chống cướp giật, chống bắt lính,… Từ thực tiễn đấu tranh trực diện với kẻ thù, lực lượng chính trị của huyện từng bước được hình thành và đấu tranh có hiệu quả mà lực lượng có vai trò quan trọng là “đội quân tóc dài” Trong đấu tranh các mẹ, các chị có rất nhiều sáng tạo trong cách dùng lý lẽ để đấu tranh và những hình thức đấu tranh hết sức linh hoạt mang
ý nghĩa chính trị sâu sắc “Đội quân tóc dài” ra đời trong phong trào Đồng Khởi ngày 17/1/1960 đã nâng tầm vóc phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ Mỏ Cày nói riêng và
Trang 40toàn tỉnh Bến Tre lên một tầm cao mới, đây là “Binh chủng đặc biệt của nữ giới, được tổ
chức thành đội ngũ chặt chẽ, có lực lượng tiến công, hậu bị, hậu cần, y tế, cứu thương,….”
[48, tr.44] Ở xã Thành Thới có mẹ Lê Thị Biếu còn gọi là Bảy Tranh – là một chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh chính trị, mẹ đã có mặt cùng đồng đội trong hàng trăm cuộc đấu tranh trực diện Ở xã Cẩm Sơn có mẹ Lê Thị Cát, bản thân mẹ là một người cán bộ phụ nữ tiêu
biểu của địa phương Năm 1962, mẹ là hội viên hội phụ nữ và là tổ trưởng tổ đấu tranh
chính trị [27, tr.42] Bản thân mẹ đã có hàng chục lần đấu tranh chính trị trực diện với kẻ
thù Với sự lớn mạnh của lực lượng chính trị, nhân dân trong huyện đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh có qui mô lớn và đem lại kết quả thắng lợi Như ở xã An Thạnh một cuộc đấu tranh tố cáo tên Phòng ác ôn của gia đình bà Nguyễn Thị Tề ở ấp An Bình Quần chúng nhân dân kiên trì kéo dài cuộc đấu tranh có bằng cớ, khẩu hiệu đã kéo đến Sài Gòn, cuối cùng tên Phòng bị sa thải đúng theo ý nguyện của quần chúng Thắng lợi này nhanh chóng
được truyền đi khắp nơi và đặc biệt báo chí Sài Gòn đã đăng tải nhiều bài với nội dung “Bà
Bảy ở An Thạnh đã vật ngã con hùm xám, cai tổng Phòng” [2, tr.92] Ngoài ra ở xã An Định
địch đóng một bót lớn ở Cầu Sập, hằng ngày bọn lính tiến hành càn quét bắn giết bà con một cách vô cớ, nạn nhân bị giết chết là bà Nguyễn Thị Tờ Quần chúng nhân dân vô cùng căm phẫn đã khiêng xác nạn nhân đến đấu tranh trực diện với bọn bảo an và kéo xuống tận Hương Mỹ Ban đầu bọn bảo an có ý chống cự lại nhưng với lý lẽ chính nghĩa và nhân chứng rõ ràng đã thuyết phục được bọn lính ở đây Chúng nhập vào đoàn biểu tình cùng quần chúng đấu tranh và giành thắng lợi Đây là thắng lợi tạo ra thế hợp pháp cho quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chính trị, đồng thời làm cho binh lính ngụy tỏ ra lúng túng, lo sợ trước sức mạnh của quần chúng nhân dân
Phong trào đấu tranh chính trị ở huyện Mỏ Cày giành được những thắng lợi như trên
là do sự khéo léo của các cấp ủy Đảng và quần chúng nhân dân trong việc phối hợp với công tác binh vận Nhờ có mũi binh vận phối hợp nên mũi chính trị càng thêm sắc bén Quần chúng vận dụng binh vận kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị đưa phong trào đấu tranh chính trị tiến lên mạnh mẽ và tấn công sâu rộng vào hàng ngũ địch Từ sau phong trào Đồng Khởi năm 1960, phong trào binh vận của quần chúng trong huyện có những bước phát triển mới, ban binh vận từng bước được củng cố và lãnh đạo đấu tranh ngày càng có hiệu
quả Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy: “Đẩy mạnh phong trào binh vận, kết hợp chặt chẽ
với phong trào chính trị và vũ trang, tấn công mạnh mẽ làm tan rã hàng ngũ địch, đồng thời
để xây dựng cơ sở trong lòng địch, phục vụ cho việc gỡ đồn bót, mở rộng vùng” [6, tr.72],