6. Kết cấu luận văn
1.2.3. “Ba mũi giáp công” trong phong trào Đồng khởi năm 1960
Ngày 1/1/1960, đồng chí Nguyễn Thị Định đã truyền đạt chủ trương khởi nghĩa tại nhà chị Bảy Tốt, ấp Tân Huề, xã Minh Đức [4, tr.105]. Theo kế hoạch cuộc khởi nghĩa sẽ được tiến hành ở ba xã điểm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh vào ngày 17/1/1960. Sở dĩ Tỉnh ủy chọn ba xã này làm nơi khởi nghĩa đầu tiên vì ba xã nằm liền ranh nhau, được bao quanh bởi hai nhánh sông Cái Quao và Định Thủy. Với địa hình kênh mương chằng chịt, vườn dừa và rặng dừa nước um tùm dọc hai bên kênh rạch là thế thuận lợi cho việc mai phục, phục kích giặc. Ngoài ra ở đây có chi bộ mạnh, tinh thần cách mạng của nhân dân rất cao qua các thời kì đấu tranh và ở đây đã xây dựng được tổ hành động cũng như cơ sở nội tuyến. Trước khi khởi nghĩa cán bộ và nhân dân trong huyện đã nhận được sự chỉ đạo của Huyện ủy. Do tình hình chung là ở Mỏ Cày không có lực lượng vũ trang thực chất và vũ khí đầy đủ, nên cần chú ý việc sử dụng nội ứng để lấy vũ khí của giặc để làm vũ khí cho mình, tận dụng mọi vũ khí sẵn có và tự tạo để bắt bọn do thám chỉ điểm, tề xã, tề ấp rồi phát động nhân dân cùng tấn công chính trị phối hợp làm tốt công tác binh vận. Lưu ý trong đấu tranh cần giữ vững phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, việc sử dụng đấu tranh quân sự chỉ hỗ trợ, phục vụ cho đấu tranh chính trị; cần tránh nặng về đấu tranh vũ trang, tránh chém giết tràn lan hoặc trả thù cá nhân khi diệt ác trừ gian. Mọi việc phải hết sức bí mật, bất ngờ để nhanh chóng đi đến thắng lợi.
Ngày 11/1/1960, Nghị quyết lần thứ 15 của Đảng được truyền đạt đến xã Định Thủy
[21, tr.45]. Chi bộ xã đã nhanh chóng cho xây dựng kế hoạch, thành lập tổ hành động, móc nối cơ sở binh vận. Vạch ra mục tiêu của cuộc nổi dậy là: cần tiêu diệt Tổng đoàn dân vệ do
32
đội Tý chỉ huy có 13 tên [21, tr.45], trong đó có cơ sở nội tuyến là Năm Vận và một người có cảm tình với cách mạng là Năm Vị. Để thực hiện được mục tiêu này cần phát động đông đảo quần chúng tiến công bằng chính trị, vũ trang đồng loạt nổi dậy giành chính quyền làm chủ ở xã ấp. Mặt khác, dùng lực lượng quần chúng kết hợp với cơ sở nội tuyến diệt đồn Vàm Nước Trong và diệt bọn tề xã đóng tại đây.
Thời gian nổi dậy đồng loạt là 16 giờ chiều ngày 17/1/1960, nhưng mới 7 giờ sáng khi nắm được tin đội Tý cùng Năm Vị mang một súng tiểu liên ra ngã tư Định Phước. Chớp thời cơ lực lượng cách mạng tổ chức cải trang thành những người đi quét mộ tìm cách diệt đội Tý. Khi thấy tên đội Tý uống nước trà tại tiệm chị Năm Thiểu, lợi dụng lúc hắn không để ý, tổ hành động khi ấy cũng đang ở tiệm đã nhanh tay khống chế hắn. Theo kế hoạch là bắt sống nhưng do đội Tý chống cự quá mạnh nên tổ hành động buộc phải nổ súng giết chết hắn, bắt sống một tên khác và thu một tiểu liên, một lựu đạn bình vôi và một trái khói. Tiếng súng bắn diệt đội Tý lúc 8 giờ ngày 17/1/1960 đã báo hiệu cuộc Đồng Khởi lịch sử đã bắt đầu. Vừa lúc đó dọc theo bờ ruộng, bờ dừa bà con tại xã tập hợp lại rất đông, người cầm trống mõ, người cầm giáo mác, người đem gậy gộc, người mang cả cờ đỏ sao xanh kéo vào hỗ trợ đánh tan bọn Tổng đoàn dân vệ thu vũ khí. Đội Tý bị tiêu diệt bọn địch như rắn mất đầu nên phải cử Năm Vận lên làm chỉ huy. Năm Vận vốn là nội tuyến nên lực lượng cách mạng dễ dàng bắt được bọn ác ôn và thu về hàng chục súng. Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ khi tiếng súng Đồng Khởi đầu tiên nổ, xã Định Thủy đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân đổ ra đường trong đó có gia đình binh sĩ, mang theo giáo mác, nổi trống mỏ, phóng loa, dùng mâm thau, thùng thiếc đánh vang dậy tìm bắt bọn tề diệp ác ôn còn lại đang lẫn tránh, phá tan mọi hình thức kiềm kẹp của địch.
Lúc 20 giờ cùng ngày, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức có gần 200 người đến dự
[21, tr.53]. Tiếng mõ càng lớn càng thể hiện lòng căm thù vô hạn của nhân dân đối với bọn giặc làm cho chúng phải thất kinh hồn vía. Trong trận đầu tiên đã giành được thắng lợi vang dội và đã hình thành thế tiến công địch bằng “ ba mũi giáp công” rất hoàn hảo, từ đây đã trở thành lối đánh sở trường của nhân dân Mỏ Cày nói riêng và của cả tỉnh Bến Tre nói chung trong suốt cuộc Đồng Khởi cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Phương châm đấu tranh này chính là sự sáng tạo của nhân dân xứ dừa từ trong gian khổ đứng lên, từ tay không vùng dậy giành thắng lợi, từ không có súng giờ đây đã có vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang và đã hình thành phương châm đấu tranh bằng sự kết hợp chính trị, quân sự,
33
binh vận. Từ thắng lợi này tạo ra một niềm tin tất thắng trong quần chúng nhân dân, tạo thế và lực đưa phong trào cách mạng ở huyện nhà tiếp tục tiến lên.
Ngày 25/3/1960, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng còn non trẻ của ta ở ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, Ngô Đình Diệm đã huy động một lực lượng đông đảo hơn 10.000 quân hỗn hợp mở một cuộc tấn công qui mô lớn [21, tr.55]. Quân, dân Mỏ Cày vừa giành được chính quyền trong muôn vàn khó khăn giờ đây việc giữ vững chính quyền lại càng khó khăn gấp bội. Nhưng với tinh thần yêu nước chiến đấu bảo vệ quê hương xứ sở, từng người dân ở đây đã kiên quyết tổ chức đánh trả kẻ thù bằng mọi giá. Tỉnh ủy Bến Tre chỉ đạo cho các lực lượng bằng mọi biện pháp kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công: chính trị - quân sự - binh vận nhằm căng kéo địch [5, tr.173]. Quân, dân Mỏ Cày quyết định tập trung lực lượng vũ trang nhỏ bé của mình dựa vào kênh mương, vườn dừa, bãi mía với vũ khí tự tạo “súng ngựa trời” quyết định đánh thắng địch nhằm hạ uy thế của chúng. Lực lượng vũ trang, du kích các xã gài lựu đạn, cắm chông, phục kích, bắn tỉa tiêu hao quân địch.
Nhằm phối hợp với lực lượng vũ trang để bảo tồn lực lượng, bảo vệ căn cứ và đồng bào, ban lãnh đạo phát động một cuộc đấu tranh chính trị rộng rãi trong quần chúng ở Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh và các xã lận cận bằng hình thức “tản cư ngược”. Ngày 1/4/1960 hàng ngàn quần chúng trong đó có những người già yếu và trẻ em bồng bế nhau, mang theo cả vật dụng hằng ngày kéo ra thị trấn Mỏ Cày đấu tranh. Bốn năm ngày sau đó, đồng bào kéo vô thị trấn càng đông hơn. Ba xã đang bị càn báo cáo có gần 5000 đồng bào. Các xã kế cận báo cáo có gần 5000 đồng bào đến hỗ trợ [53, tr.118]. Quần chúng nhân dân đã tiến hành đấu tranh trực diện với tên Quận trưởng, tố cáo lính chủ lực đàn áp, giết hại đồng bào. Đồng thời bằng sáng kiến của mình đồng bào đã dùng những lý lẽ để phân hóa, tranh thủ bọn lính, phân biệt “lính địa phương” và “lính trung ương” nhằm tạo ra tâm lý hoang mang, dao động trong hàng ngũ bọn lính. Do có sự lãnh đạo, chuẩn bị kỹ từ trước nên khí thế đấu tranh của đồng bào rất sôi nổi. Mũi tấn công chính trị lúc này thật sự đạt hiệu quả và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang huyện tiến đánh tiêu diệt giặc. Một bộ phận người dân tham gia “tản cư ngược” phần lớn là người già, trẻ em và các chị em phụ nữ nên việc bảo vệ an toàn cho họ khi tác chiến với giặc được đảm bảo. Còn bộ phận người dân ở lại bám trụ chống giặc càn quét là cán bộ, du kích, thanh niên. Lực lượng vũ trang tự vệ ở các xã tiến hành đánh vào các điểm giặc đóng quân làm cho chúng phải đối phó một cách mệt mõi, sợ sệt. Lực lượng du kích tổ chức mai phục, ém quân trong vườn cây, bờ
34
mía…bọn lính ngụy biết được nên cũng e dè chỉ hành quân càn quét ở những con đường lớn trong xã chứ không dám vô sâu hơn. Nhân dân cố ý bàn luận phóng đại về sự lớn mạnh của bộ đội cũng như những vũ khí mà lực lượng cách mạng đang sử dụng. Mệt mõi, lo sợ, tinh thần sa sút là tâm trạng chung của bọn thủy quân lục chiến trong những ngày tiến hành đánh phá quyết tiêu diệt cho bằng được lực lượng cách mạng. Tại thị trấn Mỏ Cày bà con đang đấu tranh quyết liệt với quận trưởng không chịu về. Tại ba xã Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy, bọn lính ngụy không sao đối phó lại lực lượng vũ trang và dân quân, du kích. Như thế trước sức mạnh của tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao độ của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh cách mạng và sự linh hoạt, sáng tạo của lực lượng quân sự buộc giặc phải rút lui chấm dứt cuộc càn quét. Thắng lợi trên đã chứng minh một điều: dù cho lực lượng vũ trang có nhỏ bé nhưng biết sáng tạo ra phương châm đấu tranh đúng đắn, kết hợp đấu tranh chính trị - đấu tranh binh vận – đấu tranh vũ trang trong từng con người, từng trận đánh thì chắc chắn sẽ giành thắng lợi.
Cuối tháng 4/1960, sau trận chống càn thắng lợi ở ba xã của huyện Mỏ Cày, Tỉnh ủy và các cơ quan dời về căn cứ xã Châu Bình – Giồng Trôm để chuẩn bị hội nghị tổng kết 4 tháng thực hiện Nghị quyết trung ương 15. Hội nghị tiến hành nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện đường lối cách mạng trong thời gian qua. Ban lãnh đạo nghiêm chỉnh tự phê bình, phê bình, rút kinh nghiệm và đề ra chủ trương trong thời gian tới. Hội nghị đã xác định phương châm đánh địch bằng “ba mũi giáp công” là phương châm mang lại hiệu quả nhất trong tình hình cách mạng đã chuyển lên. Tỉnh ủy đã chỉ ra: “cách đánh, cách thắng trong Đồng khởi phải bằng 3 mũi chính trị, binh vận, vũ trang kết hợp thì sẽ giành thắng lợi” [53, tr.139]. Ngoài ra hội nghị cũng chủ trương: “tiếp tục phát động quần chúng bằng 3 mũi: chính trị, binh vận, vũ trang tấn công liên tục, đánh bồi, đánh nhồi, phá kìm, diệt bót, trừ ác ôn phát huy khí thế cách mạng của quần chúng”[52, tr.48]. Có thể nói, nếu như Nghị quyết 15 trung ương đã tạo ra bước ngoặt cho phong trào cách mạng miền Nam, thì hội nghị Tỉnh ủy tổng kết 4 tháng thực hiện Nghị quyết 15 trung ương đã tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng với cách đánh, cách thắng bằng ba mũi tạo nên bước ngoặt lịch sử về phương thức, phương châm đánh giặc. Phương châm đấu tranh đã nẩy mầm ngay khi Mĩ - Diệm khủng bố tàn sát đồng bào sau năm 1954, dần dần được định hình trong những ngày đầu của cuộc Đồng Khởi và đến đây phương châm đấu tranh ấy đã phát triển cao: mũi chính trị và binh vận nổi lên thành mũi tấn công rất sắc bén với kẻ địch, góp phần cùng đấu tranh quân sự đưa phong trào cách mạng ở huyện nhà đi đến thắng lợi.
35 Tiểu kết chương 1
Vùng đất Mỏ Cày có lịch sử hình thành từ hàng chục năm về trước, nhưng đây là mảnh “đất mới” của những lưu dân từ mọi miền của Tổ quốc hội tụ về. Bằng khối óc và bàn tay của mình đã từng bước khai phá rừng rậm, sình lầy thành đồng ruộng phì nhiêu. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian lao, khổ cực. Có lẽ trong một hoàn cảnh gian nan đầy nguy hiểm đã hình thành nên bản lĩnh của con người ở đây. Người Mỏ Cày vừa kiên cường, dũng cảm, gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương mới, vừa mang trong lòng một tình yêu nước nồng nàn, bất khuất đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn quê hương đất nước. Tính sáng tạo, mưu trí mà người dân Mỏ Cày thừa hưởng ở ông cha từ trước, nay đã được vận dụng vào trong cuộc đấu tranh chống giặc để cứu nước, cứu mình.
Sự thất bại của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam không là dấu ấn độc lập hoàn toàn của Tổ quốc, mà là sự khởi đầu chiến tranh xâm lược nước ta của đế quốc Mĩ. Từ đây nhân dân Mỏ Cày lại tiếp tục đương đầu với hàng loạt âm mưu mới của Mĩ – ngụy. Những khó khăn bộn bề chồng chất sau 9 năm đầy gian khổ chống Pháp vẫn không làm tinh thần và nghị lực của con người ở đây suy giảm, mà ngược lại bằng quyết tâm giữ lấy độc lập tự do cho quê hương xứ sở, nhân dân Mỏ Cày đã có những bước chuẩn bị thật kỹ, thật nhanh nhưng vẫn thực hiện đúng nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954.
Một sáng tạo của người dân xứ dừa là đã tìm ra phương châm đấu tranh mới để đáp ứng với tình hình mới nhằm đem lại hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh này. Đây là sự sáng tạo to lớn của nhân dân huyện Mỏ Cày trong việc vận dụng kết hợp đấu tranh bằng đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và binh vận, mà đội quân chính trị đó có một binh chủng đặc biệt là “đội quân tóc dài”.
Phương châm đấu tranh bằng sự kết hợp “ba mũi giáp công” trở thành phương châm đánh giặc chủ yếu mà nhân dân huyện Mỏ Cày sử dụng xuyên suốt rộng rãi được kiểm nghiệm là phương châm đấu tranh đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả trong những năm 1961 – 1965.
36
Chương 2. SỰ KẾT HỢP ĐẤU TRANH “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỎ CÀY NHỮNG NĂM 1961 – 1965 2.1. Âm mưu, hành động mới của Mĩ - ngụy và việc xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng của quân, dân huyện Mỏ Cày.
2.1.1. Âm mưu và những hành động chủ yếu của Mĩ - ngụy trên địa bàn huyện Mỏ Cày. Cày.
Sau khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân huyện Mỏ Cày trong phong trào Đồng Khởi năm 1960, Mĩ –ngụy đã tăng cường thêm lực lượng quân sự, trang bị vũ khí cũng như những biện pháp chiến tranh mới để đàn áp nhân dân và lực lượng cách mạng ở huyện.
Thứ nhất: Mĩ –ngụy nhận thấy rằng cần phải tăng cường thêm lực lượng ngụy quân, chính vì vậy việc làm đầu tiên để tạo lại sức mạnh cho chúng tại địa phương là tiến hành việc bắt lính, phát triển lực lượng bảo an, dân vệ địa phương. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn như: dùng vũ lực càn quét, bao vây làng xóm, đánh rớt hoặc đuổi học những học sinh đang theo học, dùng tiền bạc để mua chuộc, dụ dỗ một số thanh niên có ý tưởng lệch lạc đối với cách mạng bổ sung vào số lượng binh lính. Rõ ràng trong bước đi tiếp theo của cuộc chiến tranh phi nghĩa này, âm mưu lớn nhất của Mĩ –ngụy vẫn là dùng lực lượng binh sĩ tại địa phương để tăng thêm lực lượng quân sự. Mặc dù quần chúng nhân dân đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế các cuộc bắt lính, nhưng địch vẫn tìm mọi cách để bắt lính và phát triển lực lượng. Với quân số tăng lên không ngừng từ năm 1961 cùng với bọn chủ lực, bảo an tiến hành càn quét đánh phá vào vùng tranh chấp và vùng giải phóng. Trong các cuộc càn quét chúng đã qui định sẵn con số cho các đơn vị phải bắn giết đồng bào, đồng chí. Mổ bụng, chặt đầu, moi gan, uống mật,…. những hình thức tra tấn dã man khác đều là những hành động mà chúng được phép tiến hành trong những đợt càn quét; với mục đích chính là làm