Giai đoạn 1965 – 1967

Một phần của tài liệu sự kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện mỏ cày – tỉnh bến tre trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1961 – 1968) (Trang 61 - 70)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1. Giai đoạn 1965 – 1967

Sau chiến thắng của phong trào phá “ấp chiến lược” trong năm 1964 và việc đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ đã thúc đẩy phương châm đấu tranh kết hợp “ba mũi giáp công” ngày càng phát triển mạnh. Trước sự thay đổi về chiến lược mới của Mĩ, những khó khăn mới của tình huống quân viễn chinh Mĩ ồ ạt vào tham chiến, Đảng ta không hề có sự ngập ngừng, dao động về tư tưởng chính trị và về chiến lược. Quân, dân Việt Nam triệu người như một cả nước đồng lòng, quyết đánh và thắng Mĩ, sẵn sàng đón đánh quân Mĩ ngay khi chúng mới đổ quân vào thiết lập lập chỗ đứng chân. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đế quốc Mĩ đang thất bại và sẽ hoàn toàn thất bại. Nhân dân ta đang ở thế tiến công và nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang” [46, tr.471]. Đây có thể được xem là một nguồn cổ vũ, động viên về mặt tinh thần để toàn quân, toàn dân nhất tề đồng lòng, đồng loạt tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Trên cơ sở những phân tích của Ban chấp hành Trung ương Đảng về âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mĩ, tháng 4 năm 1965 Tỉnh uỷ Bến Tre họp hội nghị đánh giá tình hình chung trong thời gian qua và đưa ra nhiều chủ trương: “….Đẩy mạnh tấn công địch bằng ba mũi, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, uy hiếp mạnh vùng yếu, thị xã, thị trấn, giữ và mở rộng vùng giải phóng, chuẩn bị tư thế sẵn sàng đánh phủ đầu quân Mĩ” [5, tr.227]. Trong chủ trương Tỉnh ủy đã chỉ rõ hướng phát triển của cách mạng trong toàn tỉnh Bến Tre vẫn là tấn công địch bằng “ba mũi giáp công”. Nhưng trong giai đoạn này do phải đối phó với nhiều điểm mới, nên trong sự kết hợp đánh giặc bằng “ba mũi giáp công” cũng có nhiều điểm khác hơn so với giai đoạn từ 1961 – 1965.

Căn cứ vào chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy Mỏ Cày cũng đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn mới để chuẩn bị cùng cả nước bước vào thực hiện những nhiệm vụ mới. Trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân không khí chuẩn bị và quyết tâm đánh Mĩ sôi nổi trong từng giới, từng ngành và trong từng xóm ấp. Về mặt quân sự, lực lượng vũ trang của huyện đã phát triển có đại đội và hai trung đội đặc công. Bộ đội, du kích, dân quân, lực lượng hậu cần đã thật sự mạnh cả về số lượng cũng như trang bị. Ban chỉ huy quân sự huyện tiến hành huấn luyện quân sự, triển khai việc học tập chính trị nhằm nâng cao trình độ chiến đấu và củng cố thêm lập trường, tư tưởng cho cán bộ, bộ đội. Nhằm giúp cho những lực lượng quân sự vừa chiến đấu có hiệu quả, lực lượng trinh sát, quân báo ngày đêm bám sát

62

địch để nắm tình hình diễn biến của địch ở các đồn bót, địa hình, địa vật trên chiến trường.Thanh niên tình nguyện gia nhập bộ đội, thanh niên xung phong, giao liên ngày càng đông, đảm bảo đủ và dư số lượng bộ đội để rút về trên. Những loại vũ khí tự tạo trước đây giờ vẫn tiếp tục sử dụng kèm theo nhiều vũ khí có từ địch một phần và một phần do trên cấp về. Các khẩu hiệu: “Tìm Mĩ mà diệt, tìm ngụy mà đánh”; “Đi là chiến thắng, đánh là dứt điểm”…., thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc giải phóng quê hương mình.

Qua đánh giá tình hình lực lượng quân sự của Mĩ, ban lãnh đạo Đảng thấy rằng: trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ sử dụng lực lượng chính yếu là quân ngụy trong các cuộc càn quét. Khi triển khai chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã sử dụng cả quân viễn chinh Mĩ và quân chư hầu. Mặc dù vậy thật sự mà nói trong lúc này quân, dân Mỏ Cày đánh Mĩ còn “dễ” hơn đánh ngụy. Bởi vì, quân ngụy vốn là người Việt Nam, thậm chí là người tại địa phương, thông hiểu về địa hình, quen hợp với khí hậu và trong một chừng mực nào đó cũng có sự hiểu biết về con người Việt Nam ở đây. Ngược lại, chiến trường này, xứ sở này hoàn toàn xa lạ với những tên lính Mĩ và đội lính đánh thuê ở các nước khác của Mĩ. Sự “ngơ ngác”, “chậm chạp” của chúng là điều vô cùng có lợi cho lực lượng cách mạng huyện trong lối đánh du kích. Như thế, cho dù Mĩ có trang bị vô số vũ khí hiện đại để càn quét vùng giải phóng và cơ sở cách mạng ở huyện, nhưng cũng không sao chống lại nỗi vũ khí được ngụy trang rất khéo của bộ đội Mỏ Cày. Một vùng đất với đặc điểm địa hình rất phức tạp: kênh mương, cầu kì, vườn dừa, bãi mía nối tiếp um tùm…. Đây chính là cái thuận lợi nhất để quân, dân Mỏ Cày thực hiện tốt lối đánh du kích sở trường của mình. Vẫn là sự kết hợp những loại vũ khí như bàn chông, chông đòn, lựu đạn trái, ong vò vẽ với súng bắn tỉa đã gây nhiều khó khăn cho giặc. “Ba mũi giáp công” vẫn là phương châm đánh địch được quân, dân Mỏ Cày sử dụng để tiến công tiêu diệt lực lượng của địch.

Huyện Mỏ Cày tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của cấp trên thông qua Thư gởi vào chiến trường Nam Bộ của đồng chí Lê Duẩn: “Để chống chính sách “bình định” của địch phải kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, phát triển chiến tranh du kích cao hơn nữa, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị và công tác binh vận” [16, tr.129]. Từ đây, Huyện uỷ đã tổ chức cho toàn đảng viên và các lực lượng nòng cốt những đợt sinh hoạt chính trị. Qua các buổi sinh hoạt đó, các cấp, các ngành đã nắm chắc được những âm mưu và hành động mới của Mĩ, từ đó củng cố tinh thần và niềm tin tất thắng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến này. Đảng bộ ở xã, ấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân, động viên quần chúng nhân dân kiên trì chịu đựng khó khăn ban đầu để bám đất, vừa chiến đấu, vừa

63

tranh thủ tăng gia sản xuất. Vượt lên những khó khăn thách thức, cùng với sự chuẩn bị lực lượng cho đấu tranh quân sự, kế hoạch cho phong trào đấu tranh chính trị và công tác binh vận phối hợp cũng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Sức mạnh của bom đạn Mĩ không thể đốt cháy lòng yêu nước và ý thức bảo vệ đất nước của đồng bào, đồng chí. Đế quốc Mĩ đã thua ngay từ trong suy nghĩ khi dùng biện pháp chính trị đối phó với lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị của quân, dân huyện Mỏ Cày. Ban lãnh đạo đấu tranh chính trị huyện được củng cố và vạch ra nhiều kế hoạch cho cuộc đấu tranh sắp tới. Qua đó khi tiến hành đấu tranh chính trị không còn chung chung chính trị đơn thuần, kéo dài với qui mô lớn như lúc trước nữa, mà đấu tranh trong thời kỳ này phải đi vào chiều sâu, tổ chức chặt chẽ về lý lẽ đấu tranh, bộ phận tiếp tế, lừa địch, kìm chân địch…

Bên cạnh đó, bằng khẩu hiệu “sạch làng, tốt xóm” ở nhiều xã trong huyện, cán bộ binh vận và quần chúng nhân dân dùng mọi biện pháp để kêu gọi binh sĩ ngụy về với cách mạng, tạo dựng cơ sở nội tuyến. Ban lãnh đạo thường xuyên tiến hành tuyên truyền, tổ chức học tập chính trị cho gia đình binh sĩ, vạch trần tội ác của Mĩ xâm lược, sự khinh miệt của sĩ quan, cố vấn Mĩ đối với binh lính người Việt; khơi dậy tinh thần yêu nước, khơi sâu sự bất mãn, mâu thuẫn giữa binh sĩ và sĩ quan Mĩ nhằm lôi kéo, cô lập binh sĩ không hợp tác với Mĩ. Sự đoàn kết, nhạy bén của quần chúng nhân dân là vũ khí lợi hại đập tan mưu đồ chính trị của Mĩ, trừng trị những tên tay sai, mật thám có nợ máu với cách mạng, với bà con.

Việc tăng quân, tăng vũ khí trong mục tiêu “tìm diệt” đã không chứng tỏ Mĩ mạnh lên về quân sự mà là đang khủng hoảng về đường lối, những tính toán để “bình định” lực lượng cách mạng và quần chúng nhân dân lại tỏ rõ sự thất bại về mặt chính trị. Đây là những thuận lợi cần thiết để lực lượng cách mạng huyện Mỏ Cày tiếp tục tiến công địch theo chủ trương của Tỉnh ủy: “….liên tục tấn công chính trị vào hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, khêu gợi lòng căm thù Mĩ, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống Mĩ …. đồng thời kiên quyết phát động phong trào đấu tranh chính trị, binh vận trong các vùng yếu. Ra sức xây dựng cơ sở bên trong bảo đảm yêu cầu tấn công địch trong từng lúc” [52, tr.103].

Nhìn chung trong 3 năm liên tục 1965, 1966, 1967, bộ đội địa phương huyện Mỏ Cày phối hợp với lực lượng của khu, Tỉnh tổ chức đánh địch với sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và công tác binh vận. Kinh nghiệm nhiều lần chống càn quét, diệt đồn bót trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được tiếp tục sử dụng và giành được nhiều thắng lợi. Đồng bào ở các ấp, xã trong huyện đã tích cực đấu tranh phối hợp với

64

bộ đội, du kích từng bước ngăn chặn tiêu diệt địch. Dân quân, du kích tìm mọi cách tiêu hao sinh lực địch, trừng trị bọn “tay sai bình định” của địch.

Cụ thể khi bước sang năm 1966, đối với địa bàn huyện Mỏ Cày bọn Mĩ - ngụy đã tỏ ra ngao ngán, e ngại. Tuy nhiên chúng vẫn còn tổ chức ra 2 trung đội: chiêu hồi và bình định cùng hoạt động tại đình Đa Phước Hội (xã Đa Phước Hội). Qua công tác quân báo, Huyện uỷ Mỏ Cày nắm được ý đồ của chúng muốn tìm hiểu, nắm bắt tình hình của cách mạng nhằm phục vụ cho việc triển khai những âm mưu mới ở huyện Mỏ Cày. Theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Mỏ Cày đã phân công cho đơn vị quân sự Đại đội 1 nhiệm vụ tiến đánh phủ đầu, đập tan mưu đồ của giặc. Theo kế hoạch đã định, bà con nhân dân ở xã Đa Phước Hội và các xã lân cận theo dõi nắm lịch sinh hoạt hằng ngày của bọn lính để lực lượng quân sự huyện phối hợp tấn công.

Đúng 0 giờ đêm 7 rạng sáng 8/2/1966, cuộc chiến bắt đầu. Do yếu tố bất ngờ và không có công sự nên trong 10 phút đầu nổ súng gần 1/3 quân địch bị tiêu diệt, số còn lại hốt hoảng tháo chạy không kịp. Lực lượng cách mạng phát loa gọi hàng và cử người vào tận trong đồn để tuyên truyền, kêu gọi. Sau 25 phút chiến đấu, lực lượng cách mạng đã tiêu diệt hoàn toàn bọn này, loại khỏi vòng chiến đấu 43 tên, thu 39 súng [8, tr.88]. Có thể nói đây là một trận đánh rất nhanh, gọn và hiệu quả nhất trong kết hợp ba mũi tấn công kẻ thù. Mũi quân sự được thực hiện trong vai trò là mũi tấn công chính yếu. Điều đó chứng minh được thực lực quân sự của huyện có sự phát triển vượt bậc so với trước; mũi chính trị và binh vận cùng kề vai sát cánh hiệp đồng tác chiến, thu về thắng lợi trọn vẹn.

Sau thất bại này Mĩ - ngụy tiếp tục xây dựng đồn bót ở Kinh Ngang. Đồn này có vị trí nằm ở ngã ba Kinh Ngang và sông Thom, cách chi khu Mỏ Cày 3km về hướng tây. Cơ sở nội tuyến ở đây đã kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về đồn Kinh Ngang: trong đồn hiện do một trung đội dân vệ đóng giữ, trang bị vũ khí mạnh. Bằng cả quyết tâm đánh diệt cho bằng được đồn này nhằm tạo điều kiện cho bộ đội Quân khu 8 và tiểu đoàn 516 của tỉnh Bến Tre tiêu diệt trung đoàn 10 sư đoàn 7 tại mặt trận bắc Mỏ Cày.

Đêm 9 rạng 10/11/1966, lực lượng vũ trang Tỉnh, huyện, xã kết hợp diệt đồn Kinh Ngang. Lực lượng vũ trang huyện, xã chia làm 2 mũi đột kích để tiến công. Vì quá bất ngờ và nhanh chóng, bọn lính dân vệ trở tay không kịp. Diệt và bắt sống 27 tên, thu 26 súng. Trong trận này bộ đội tổn thất không đáng kể”[8, tr.93]. Một lần nữa lối đánh sở trường của lực lượng quân sự huyện, xã ở Mỏ Cày tiếp tục được sử dụng và đem lại kết quả tốt. Tỉnh uỷ

65

gởi đề nghị về trên tặng thưởng 2 Huân chương chiến công giải phóng hạng nhất cho tập thể Đại đội 1 huyện Mỏ Cày. [8, tr.96] .

Từ những thắng lợi trên đã đem lại niềm tin tất thắng cho đông đảo nhân dân trong huyện. Tư tưởng băn khoăn, lo lắng khi đối diện với chiến lược chiến tranh mới đã bị đẩy lùi. Giờ đây triệu người như một cùng chung tâm trạng phấn khởi, tự tin vào khả năng đánh và thắng Mĩ.

Trong những trận chống càn sự sáng tạo của quân, dân Mỏ Cày ở kết hợp đấu tranh “ba mũi giáp công” tiếp tục được thể hiện. Lắm khi giặc cho máy bay ném bom bắn phá với cường độ mạnh, lực lượng cách mạng tạm thời ẩn nấp, chỉ vài giờ sau bộ đội và nhân dân chủ động áp sát địch. Bộ đội đã ra dấu hù doạ quân Mĩ rằng cách mạng có vô số cạm bẫy nguy hiểm. Còn bà con nhân dân thì tỏ ra thân thiện: hỏi thăm gia đình, sức khoẻ của bọn lính, thậm chí mời chúng vào nhà uống nước rồi chỉ đường đi, dùng xuồng đưa qua sông…. Nhờ vậy đã góp phần hạn chế được phần nào những cuộc đụng độ giữa lực lượng cách mạng với bọn lính Mĩ, hạn chế đến mức thấp nhất sự tổn hao xương máu cho cả hai bên, mà phía lính Mĩ có một số rất vui vẻ ngã về phía cách mạng, bớt đi lùng sục, bắn giết như lúc trước.

Ngoài ra trong thời gian này nhiều cuộc đấu tranh chống bắt bớ, chống xây đồn bót cũng diễn ra quyết liệt. Nhiều cuộc đấu tranh trực diện chống Mĩ càn quét, ném bom, phá nhà cửa, làng xóm đã giành thắng lợi rõ rệt. Nhiều cụ già, phụ nữ tay không chặn đầu xe giặc…. Giờ đây, tất cả các kế hoạch “bình định” của Mĩ - ngụy ở huyện Mỏ Cày trong năm 1966 đều bị cao trào chiến tranh du kích kết hợp đấu tranh “ba mũi giáp công” phá vỡ hoàn toàn.

Mặc dù vậy, đầu năm 1967, Mĩ - ngụy cố gắng tìm mọi cách xây dựng chi khu quân sự mới ở huyện Mỏ Cày. Chi khu Hương Mỹ nằm giữa chi khu Mỏ Cày và chi khu Thạnh Phú. Tại chi khu này, có 1 đại đội bảo an, cơ quan hành chánh quận [29, tr.215] .Sau khi rút kinh nghiệm trong trận đánh mở mảng vùng giải phóng ở xã Châu Hưng (huyện Bình Đại), ngày 14/3/1967, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bến Tre các lực lượng quân sự: Tiểu đoàn 516, Tiểu đoàn 216 và các đơn vị trực thuộc tỉnh, Đại đội 1 Mỏ Cày và lực lượng du kích các xã nam Mỏ Cày chuẩn bị đánh chi khu Hương Mĩ [8, tr.98] . Quyết tâm của ban chỉ huy mặt trận bằng mọi giá phải tiêu diệt cho được chi khu này nhằm mở rộng vùng giải phóng, tiến tới bao vây, chia cắt, cô lập chi khu Thạnh Phú và chi khu Mỏ Cày. Với sức mạnh của nhân dân tại địa phương và công tác vận động binh sĩ tốt, lực lượng quân sự nổ

66

súng tiến công đồn Thạnh Tây. Mặc dù bọn lính trong đồn bắn ra dữ dội nhưng xét về tinh thần cho thấy bọn chúng đã bắt đầu lo sợ và hoảng loạn. Thừa thế bộ đội tiến lên bằng sự dũng cảm, kiên cường. Tất cả các mũi đột kích, vừa bắn trả địch, vừa phát loa gọi hàng. Sau 40 phút chiến đấu, ta tiêu diệt toàn bộ 14 tên dân vệ, thu 15 súng [8, tr.99]. Sau đợt tấn công này lực lượng quân sự huyện Mỏ Cày đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và tiếp tục vận dụng cách đánh chi khu Hương Mỹ vào công tác nghiên cứu phương án tiến công chi khu

Một phần của tài liệu sự kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện mỏ cày – tỉnh bến tre trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1961 – 1968) (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)