Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” trên chiến trường huyện Mỏ Cày

Một phần của tài liệu sự kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện mỏ cày – tỉnh bến tre trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1961 – 1968) (Trang 57 - 61)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” trên chiến trường huyện Mỏ Cày

3.1. Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” trên chiến trường huyện Mỏ Cày. Cày.

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ bị phá sản. Đây là một thất bại vô cùng nặng nề trong âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” kéo dài 4 năm với 2 kế hoạch là Stalay Taylor và Giôn xơn Macnamara đã không đem lại cho Mĩ – ngụy những điều mà bọn chúng mong muốn, ngược lại càng tiến hành chiến lược thì càng vấn sâu vào chỗ lún của sự thất bại. Tính chung qui trong thời gian ngót 10 năm phản bội hiệp định Giơnevơ và tiến hành chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam. Chúng đã hao phí 4.000 triệu đôla của nhân dân Mĩ

[46, tr.287]. Có rất nhiều tên cố vấn Mĩ phải bỏ mạng tại chiến trường miền Nam. Nhân dân khắp nơi trên thế giới kịch liệt phản đối hành động chiến tranh đó. Giờ đây Mĩ đã thật sự thất bại. Bản chất ngoan cố, hiếu chiến của bọn xâm lược ngày càng được phơi bày. Lòng căm thù giặc và quyết tâm tiêu diệt giặc của quân, dân Việt Nam ngày càng được phát huy cao độ. Đứng trước sự thất bại thảm hại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bởi chiến tranh du kích của quân dân miền Nam, đế quốc Mĩ càng hung hăng, tàn bạo hơn. Chúng không từ bỏ mục tiêu và hơn lúc nào hết chúng vẫn kiên trì bám giữ miền Nam với quyết tâm tiêu diệt cho bằng được lực lượng cách mạng và thu phục “nhân tâm” của nhân dân ta. Rõ ràng việc Mĩ không chấp nhận sự thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, mà còn tăng cường nhiều loại quân vào miền Nam thì đây lại là bước chuyển sang một chiến lược chiến tranh xâm lược mới – “chiến tranh cục bộ”.

“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ nhằm thay thế cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Trong chiến lược này sử dụng lực lượng gồm: quân Mĩ, quân chư hầu và quân ngụy Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng được tăng lên không ngừng về số lượng cũng như trang bị vũ khí. Nhìn chung đây là một chiến lược chiến tranh mới về chiến thuật cũng như lực lượng tham chiến, tuy

58

vậy về mục tiêu cơ bản vẫn như trước không có sự thay đổi nhiều. Mục tiêu chính của chiến lược “chiến tranh cục bộ” mà Mĩ đưa ra là “tìm diệt” và “bình định”.

Sự thất bại nặng nề của Mĩ – ngụy trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”ở ngay quê hương Đồng Khởi đã để lại cho chúng nhiều bài học xương máu. Vốn là một đế quốc mạnh hàng đầu thế giới với vô số vũ khí tối tân hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của lực lượng ngụy quân đông đảo, nhưng đế quốc Mĩ vẫn không thực hiện được dã tâm bóp chết lực lượng cách mạng mặc dù còn rất non trẻ. Bằng sự sáng tạo của mình quân dân Mỏ Cày đã thực hiện thành công phương châm đấu tranh bằng sự kết hợp đấu tranh chính trị - đấu tranh quân sự - đấu tranh binh vận trong chiến tranh du kích, làm cho đế quốc Mĩ lâm vào sự khủng hoảng liên hoàn về đường lối tiến hành chiến tranh.

Ngay từ đầu năm 1965, Mĩ đã tăng cường thêm cố vấn quân sự cùng lực lượng quân sự và nhiều loại vũ khí mới vào chiến tranh miền Nam nói chung và huyện Mỏ Cày nói riêng. Bởi lẽ chúng xác định Mỏ Cày là một trong những nơi có vị trí then chốt quan trọng đối với chúng. Cũng tại mảnh đất này phong trào cách mạng diễn ra rầm rộ gây cho Mĩ – ngụy nhiều khó khăn tổn thất nhất kể từ phong trào Đồng Khởi năm 1960 đến nay; nơi mà bọn Mĩ – ngụy phải sợ hãi trước sức mạnh của “đội quân đầu tóc”; nơi mà những chiến sĩ du kích “biến hóa” bất thình lình kèm theo vô vàn những cạm bẫy nguy hiểm luôn chờ sẵn đợi giặc đến; và cũng là nơi mà tấm lòng nhân hậu, ý thức giác ngộ cách mạng được lan tỏa rộng khắp tận các đồn bót của giặc. Qua chỉ thị của cấp trên, công tác tình báo và sự theo dõi tin tức của quần chúng, Huyện uỷ Mỏ cày đã nắm được tình hình Mĩ bắt đầu triển khai nội dung của chiến lược chiến tranh mới đến tận cấp huyện, cấp xã.

Đầu năm 1966, âm mưu trên được Mĩ triển khai thực hiện một cách nhanh chóng. Bằng hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”, âm mưu đánh bại lực lượng cách mạng và phong trào đấu tranh cách mạng để chúng nắm quyền kiểm soát. Tại Mỏ Cày đế quốc Mĩ và quân ngụy từng “nếm mùi” thất bại trước lối đánh sáng tạo của quân dân trong huyện, nên giờ đây chúng có sự chuẩn bị chu đáo hơn nhằm đối phó với từng mũi quân sự - chính trị - binh vận trong “ba mũi giáp công”.

Thứ nhất, Mĩ đề ra mục tiêu “tìm diệt” là để đối phó với quân chủ lực ở huyện - tức là để đánh vào mũi quân sự .

Trong thời gian này, quân Mĩ và quân đồng minh ồ ạt tiến vào để bao vây, cô lập huyện Mỏ Cày theo ba hướng: một hướng từ sông Cổ Chiên kéo vào tới chợ Thom (xã An Thạnh); một cánh quân từ sông Hàm Luông tiến xuống theo Quốc lộ Mỏ Cày – Bến Tre và

59

một phận chắn ngang ranh giới với huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) vừa tiến đánh vào nơi vận chuyển vũ khí của cách mạng, đồng thời ngăn chặn không cho lực lượng quân sự của huyện Mỏ Cày phối hợp. Bên cạnh đó Mĩ còn tăng cường thêm cố vấn quân sự và cả chuyên viên nghiên cứu chiến tranh đến để hỗ trợ quân ngụy tiến hành càn quét với mức độ cao. Ở đây có một điểm mới trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, mặc dù lực lượng quân sự của Mĩ được tăng lên nhanh chóng và có nhiều loại quân nhưng lực lượng chủ yếu là quân Mĩ và chư hầu. Có lẽ sự tin tưởng của Mĩ vào quân ngụy đã có phần giảm sút sau những thất bại liên tiếp trong chiến lược chiến tranh trước đó; điều đó cũng đồng nghĩa là Mĩ đã thừa nhận sự thất bại của chúng trước công tác binh vận của ta cũng như phương châm đấu tranh bằng “ba mũi giáp công”. Tuy nhiên, dù sao đi nữa lực lượng ngụy quân vẫn là tay chân đắc lực cho Mĩ trong cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới và là chỗ dựa vững chắc để chúng tồn tại trên chiến trường Mỏ Cày. Ngoài ra chúng rất quan tâm đến việc khôi phục, phát triển, trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh cho quân ngụy. Lợi dụng những khó khăn trong cuộc sống vì chiến tranh, Mĩ đã tung ra tiền bạc, địa vị để mua chuộc lôi kéo những thanh niên có tư tưởng lệch lạc với cách mạng hay gây ra những hiểu lầm mâu thuẫn trong nội bộ gia đình để có thêm quân số cho các đội dân vệ, cảnh sát và bảo an. Hơn thế, chúng còn đem vào chiến trường này nhiều loại vũ khí tối tân hiện đại như các loại máy bay, xe tăng, thiết giáp, tàu chiến,…. để mở hàng loạt cuộc càn quét với quyết tâm tiêu diệt lực lượng cách mạng ở huyện.

Ở vùng giải phóng thuộc các xã Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy, An Thới, Minh Đức,… Mĩ sử dụng hỏa lực mạnh ngày đêm tăng cường đánh phá vào vườn dừa, bãi mía, những khu đông dân như chợ, thị trấn, trường học, đền chùa,…. Bọn địch được phép ném bom đánh phá vào bất cứ nơi nào và chỉ trừ những nóc nhà có dấu “thập ngoặt”. Trên các nhánh sông, địch sử dụng các loại tàu chiến lớn nhỏ bắn đạn pháo, luồng lách khắp nơi sục sạo để bắt bớ nhân dân và lực lượng cách mạng. Thậm chí Mĩ đã dùng phi cơ rãi chất độc hóa học để khai hoang và triệt phá hoa màu của quần chúng ở một số xã như: Tân Bình, Tân Phú Tây,Thạnh Ngãi…. Cường độ và mức độ đánh phá của địch ngày một tăng, ngày chúng cho máy bay dội bom 6 – 15 lần [21, tr 64]. Chúng tin tưởng rằng bằng sức mạnh tàn phá của bom đạn thì lực lượng cách mạng và nhân dân yêu nước ở huyện Mỏ Cày sẽ khuất phục đầu hàng.

60

Thứ hai, Mĩ đề ra mục tiêu “bình định” có trọng điểm là nhằm kiểm soát cho bằng được quần chúng nhân dân trong huyện, tách dân ra khỏi cách mạng để dễ dàng tấn công tiêu diệt lực lượng cách mạng – tức là để đánh vào mũi chính trị, binh vận.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bản thân đế quốc Mĩ cũng thấy được chỗ yếu của chúng là chính trị. Chúng đã từng thất bại trước sức mạnh của lực lượng chính trị ở miền Nam nói chung và huyện Mỏ Cày nói riêng. Giờ đây khi quân đội viễn chinh Mĩ được đưa vào tham chiến thì bộ mặt “giả nhân giả nghĩa” của chúng càng được phơi bày. Trong bước đường của chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã không còn gì để che giấu bộ mặt phi nghĩa đó. Những đợt bắn phá bom đạn dữ dội ngoài việc tiêu diệt lực lượng cách mạng, còn nhằm uy hiếp tinh thần của quần chúng. Một bộ phận nhỏ cán bộ cách mạng và quần chúng nhân dân chịu đựng bom đạn không nổi đã dao động chạy vào vùng địch kiểm soát để tránh đạn. Đế quốc Mĩ đã tung ra bọn mật thám, lính kín để theo dõi hành động, kế hoạch của lực lượng cách mạng ở mọi lúc mọi nơi; bọn việt gian, bọn tâm lý chiến ra sức tuyên truyền những nội dung phản động phô trương sức mạnh về vũ khí, về sự giàu có của Mĩ hòng lôi kéo quần chúng nhân dân xa rời cách mạng. Thường xuyên tổ chức nói xấu cách mạng, tạo ra tâm lý hoang mang trong các tầng lớp nhân dân. Đối với bộ phận binh sĩ đa số là chúng dùng tiền mua chuộc tạo ra cảnh sống phồn vinh giả tạo bằng những chính sách khen thưởng, tăng lương, cứu trợ để thúc đẩy binh sĩ lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Một cuộc thanh lọc nội bộ ngụy quân cũng được Mĩ tiến hành nhằm đối phó với công tác binh vận và tình báo. Ở Mỏ Cày chúng rà soát lại lực lượng ở các đồn bót cũ và mới ở xã An Thạnh, Phước Hiệp, Thành Thới,… quản lý thật chặt binh lính trong mối quan hệ gia đình, cũng như kiên quyết xử tử những binh lính mà chúng nghi ngờ có liên hệ với cách mạng, đào ngũ hoặc rã ngũ.

Có thể nói đây là kế hoạch chiến tranh rất hoàn hảo mà những cố vấn quân sự của Mĩ đã rất tâm đắc vạch ra. Vì theo đó cả “ba mũi giáp công”– chính trị - quân sự - binh vận của quân, dân huyện Mỏ Cày đều bị bẽ gãy bằng chiến lược chiến tranh này.

61

Một phần của tài liệu sự kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện mỏ cày – tỉnh bến tre trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1961 – 1968) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)