Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Ninh Thuận đã động viên chồng, con, anh em lên đường nhập ngũ bảo vệ quê hương, đất nước, bản thân chị em nhiệt tình hăng hái, xông
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…o0o…
LÊ DIỆU HÀ
ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG
SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU
NƯỚC (1954 – 1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…o0o…
LÊ DIỆU HÀ
ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG
SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU
Trang 3M ỤC LỤC
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 10
5 Đóng góp khoa học của luận văn 11
6 Bố cục của luận văn 12
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI NINH THUẬN 13
1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận 13
1.2 Vài nét về truyền thống phụ nữ Ninh Thuận 18
Chương 2: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN (1954 – 1960) 23
2.1 Tình hình Ninh Thuận sau Hiệp định Genève và chủ trương của Đảng đấu tranh đòi thi hành Hiệp định 23
2.2 Phụ nữ Ninh Thuận chống dồn dân và chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa (1954 – 1960) 27
2.3 Phụ nữ Ninh Thuận trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) 30
Chương 3: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ(1961 – 1975) 45
3.1 Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng góp phần xây dựng căn cứ kháng chiến vững mạnh 45
3.2 Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh vận 50
3.2.1 Giai đoạn 1961 – 1968: 50
3.2.2 Giai đoạn 1969 – 1975 56
3.3 Phụ nữ Ninh Thuận tích cực chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu 62
3.4 Phụ nữ Ninh thuận cùng cả nước tiến tới tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương tháng 4/1975 75
Trang 4KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 97
Trang 5M Ở ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, phụ nữ nước ta đã có những đóng góp, cống hiến vô cùng lớn lao, họ thật sự xứng đáng được ghi nhận, được vinh danh như một biểu tượng cao đẹp, một niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam
Cũng như phụ nữ cả nước, phụ nữ Ninh Thuận luôn nỗ lực phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, cần cù lao động, kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt Không phân biệt là phụ nữ Việt hay phụ nữ các dân tộc khác, phụ nữ Ninh Thuận đã luôn kề vai sát cánh, đùm bọc tương trợ lẫn nhau, cùng nhau góp sức mình chiến đấu và xây dựng quê hương, đất nước
Có thể nói, sự đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận thể hiện rất rõ nét trong
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ lâu dài, gian khổ, ác liệt của dân tộc Trong
công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Ninh Thuận đã động viên chồng, con, anh em lên đường nhập ngũ bảo vệ quê hương, đất nước, bản thân chị em nhiệt tình hăng hái, xông pha vào các trận tuyến, ra sức tăng gia sản xuất
ở hậu phương, đảm đương cả phần việc của chồng con, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ…
Những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận nói chung, các huyện miền núi của tỉnh nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là giai đoạn ( 1954 –
1960 ) đã góp phần đưa huyện Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận trở thành huyện đầu tiên của Nam Trung Bộ giành được quyền làm chủ, đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho phong trào “Đồng khởi” Địa bàn Ninh Thuận nằm ở vị trí chuyển tiếp nối giữa Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, là đơn vị đầu mối tiếp nhận sự chi viện từ Bắc vào Nam, lại án ngữ ở vị trí cửa ngõ phía bắc của Sài Gòn, nên Ninh Thuận có một vị trí khá quan trọng Cả phía ta và phía địch đều cố gắng tranh thủ được mặt lợi thế của địa bàn Ninh Thuận Chính
vì vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa bàn Ninh Thuận luôn sôi động, từ
Trang 6những trận chống càn ác liệt, đẫm máu cho đến các hoạt động giao liên, vận tải hàng chi viện từ miền Bắc…Và trong bất cứ hoạt động nào cũng có sự hăng hái tham gia của phụ nữ Ninh Thuận, chị em không quản ngai hi sinh, gian khổ vì ngày mai toàn thắng Sự hi sinh thầm lặng, vô tư của họ đã góp phần to lớn cho thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
Chiến tranh tuy đã lùi xa vào quá khứ, nhưng những chiến công của phụ
nữ Ninh Thuận năm xưa vẫn luôn sống mãi trong mỗi người đã từng sống và chiến đấu trên mảnh đất kiên trung này
Quá khứ dù đã qua nhưng nó lại là nền tảng cho hiện tại và tương lai, nên như một lẽ hiển nhiên chúng ta phải cố gắng học hỏi từ quá khứ để phục vụ cho hiện tại và dự báo cho tương lai Tìm hiểu, nghiên cứu về sự đóng góp của phụ
nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thật sự là một nghĩa cử, một
sự tri ân của hậu thế đối với những đóng góp, hi sinh của những người đi trước Tuy nhiên, hiện nay do hạn chế về sử liệu cùng nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác, nên vẫn chưa thật sự có những hoạt động nghiên cứu một cách thật hệ thống và đầy đủ về những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Cho nên, các sách, tài liệu…viết về những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ vẫn còn rất ít ỏi và chung chung
Chính vì thế, tôi chọn vấn đề: “ Đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” làm đề tài luận văn thạc
sỹ khoa học Lịch sử
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “ Đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” nhằm trình bày một cách có hệ thống và toàn diện những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn và của cả dân tộc Trên cơ sở đó cố gắng khái quát đặc điểm, vai trò của phụ nữ Ninh Thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đề tài cũng cố gắng tìm ra
Trang 7những bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức phụ nữ, nhất là phụ nữ các dân
tộc ít người sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong những giai đoạn lịch sử cụ
thể; từ đó đề xuất một vài kiến nghị về vấn đề công tác phụ nữ ở Ninh Thuận để
phụ nữ thực sự trở thành một lực lượng xung kích trong cuộc đấu tranhh xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đề tài lịch sử về sự đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ chỉ mới được đề cập một cách khá chung chung
hoặc trong những công trình nghiên cứu chung về lịch sử Đảng, lịch sử quân sự
hay lịch sử chuyên đề…của tỉnh Ninh Thuận, khu VI, cụ thể :
+ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thuận Hải, “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Thuận
Hải”,Nxb Xí nghiệp in Thuận Hải, 1991 Đây là tác phẩm lớn nhất đề cập đến
phụ nữ Ninh Thuận Tác phẩm đã cố gắng khái quát những đóng góp của phụ nữ
Ninh Thuận qua các thời kỳ kháng chiến Tác phẩm trình bày theo kết cấu
chương hồi, bám sát theo từng giai đoạn lịch sử, khá giống lịch sử Đảng bộ nên
chưa thực sự làm bật lên sự đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận + Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận, “Lịch sử phong trào phụ nữ
tỉnh Ninh Thuận”,Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 1997 và Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh Ninh Thuận, “Truyền thống cách mạng phụ nữ Ninh Thuận 1930 – 1975”,
Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 1997 , đây cũng là những tác phẩm trình bày khá
khái quát về những cống hiến của phụ nữ Ninh Thuận trong kháng chiến chống
Mỹ Tuy nhiên, tác phẩm cũng có kết cấu theo từng chiến lược chiến tranh khá
giống với lịch sử Đảng Nhiều chỗ chỉ mang tính liệt kê sự kiện,chưa làm rõ
được đặc điểm của phong trào, chưa dựng được bức tranh sinh động về những
đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong tất cả các lĩnh vực
Ngoài ra, còn có những tác phẩm như: “Phụ nữ Nam Trung Bộ trong sự
nghiệp kháng chiến cứu nước (1930 – 1975), Nxb Đà Nẵng, 1999, đây là tác
Trang 8phẩm khá đồ sộ tái hiện toàn bộ những hoạt động của chị em phụ nữ Nam Trung
Bộ, trong đó có chị em phụ nữ Ninh Thuận thời kỳ 1930 – 1975 Do thời gian khá dài nên quy mô tác phẩm chỉ tái hiện những sự kiện tương đối quan trọng và chỉ điểm xuyết một ít những đóng góp của chị em phụ nữ Ninh Thuận Thêm vào đó, một số tác phẩm như: “ Ninh Thuận 30 năm chiến tranh giải phóng”,Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 2000; “Truyền thống cách mạng của Đảng
bộ và nhân dân huyện Ninh Sơn (1955 – 1975),Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 2000;“Lịch sử Đảng bộ huyện Bác Ái (1930 – 2000),Nxb Xí nghiệp in Phan Rang, 2005;“Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Phước (1930 – 2000),Nxb Xí nghiệp
in Phan Rang, 2005; “Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Hải (1930 – 2000),Nxb Xí ngiệp in Phan Rang, 2005; “Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Sơn (1930 – 2000), Nxb Xí nghiệp in Phan rang, 2005; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1930 – 1975”, in tại Xí nghiệp in số 3, quận I, thành phố hồ Chí Minh, 1995 Toàn bộ những tác phẩm trên chủ yếu viết về lịch sử Đảng bộ tỉnh và các huyện Song những tác phẩm trên cũng tái hiện ít nhiều về những hoạt động của chị em phụ
nữ Ninh Thuận trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì Bên cạnh những tác phẩm đã liệt kê, thì những tác phẩm, bài báo, công trình nghiên cứu sau cũng thể hiện được những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như: “Lịch sử khu VI”, Nxb Quân đội nhân dân, 1995; “Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Ninh Thuận”, Nxb Xí nghiệp in Phan Rang,2002; “Kỷ yếu hội thảo: Vai trò đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ trong chiến tranh giải phóng (1945 -1975)”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2004; Nguyễn Nam Khánh, “Miền Trung những năm tháng không quên”, Nxb Quân đội nhân dân, 2003 và “Đất và người duyên hải miền Trung”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 Nguyễn Trọng Xuyên, “Nhớ về chiến trường khu VI”, Nxb Quân đội nhân dân, 2004; “H50 ngày ấy”,Nxb Xí nghiệp
in Phan Rang; 2005 “Tuổi trẻ Ninh Thuận những chặng đường đấu tranh cách mạng (1930 -1975), Xí nghiệp in Phan Rang,2005 “Lịch sử Đảng bộ thành phố
Trang 9Phan Rang – Tháp Chàm (1930 – 2005), Xí nghiệp in Phan Rang, 2007 “Nam Trung Bộ kháng chiến”,Nxb Quân đội, 2007 “Phước Thuận những chặng đường đấu tranh cách mạng và xây dựng (1930 – 1975), Xí nghiệp in Phan Rang, 2010
“Lịch sử truyền thống ngành y tế Ninh Thuận (1945 – 2000), Xí nghiệp in Phan Rang, 2010 “Lịch sử bưu điện tỉnh Ninh Thuận (1930 – 1998), Xí nghiệp in Phan Rang, 2010
Bên cạnh đó, một số tư liệu bằng hiện vật thật, hồi kí và lời kể của một số nhân chứng tham gia kháng chiến chống Mỹ mà tôi khai thác được qua công tác điền dã cũng là tư liệu quý để tôi hoàn thành tốt đề tài này
Những tác phẩm dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau đã ít nhiều đề cập đến phong trào đấu tranh của phụ nữ Ninh Thuận Nhưng nhìn chung, chưa có một công trình nào trình bày một cách hệ thống và toàn diện những hoạt động đấu tranh, những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; cũng như chưa đưa ra được những đánh giá, đặc điểm, vai trò và những bài học kinh nghiệm về phong trào đấu tranh của phụ nữ Ninh Thuận Mặc dù vậy, những công trình này là nguồn tài liệu quý giá, hữu ích góp phần giúp tôi hoàn thành luận văn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung trình bày về phong trào đấu tranh của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và những đóng góp của họ thể hiện trên tất cả các mặt dưới sự lãnh đạo của khu ủy khu VI, Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận Đồng thời luận văn cũng bước đầu tìm hiểu về quá trình chuyển biến tâm lý của phụ nữ Ninh Thuận từ thụ động đến hăng hái, xông pha vào trên các mặt trận trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc kháng chiến chống Mỹ và những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến đó
+ Phạm vi nghiên cứu
Trang 10Về thời gian: luận văn được giới hạn trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến ngày 30/4/1975, để giúp cho việc trình bày những đóng góp của của phụ nữ Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách có luận chứng
và khoa học hơn, luận văn sẽ mở rộng thời gian về trước thời điểm 1954 để tạo tiền đề so sánh, nắm bắt tình hình chuyển biến của phong trào phụ nữ từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ
Về không gian: không gian đề cập trong luận văn là địa bàn tỉnh Ninh Thuận, nhưng tập trung chủ yếu ở địa bàn các huyện miền núi tỉnh Ninh Thuận như: Bác Ái, Ninh Sơn
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác xít, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu, xem đây
là phương pháp chủ yếu Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp các nguồn tài liệu và khảo cứu từ thực địa, lập tư liệu bằng ảnh chụp, phỏng vấn tọa đàm với các nhân chứng nhằm khai thác thêm
tư liệu, làm rõ hơn những nguồn tư liệu chưa chính xác, chưa đống nhất; ngoài
ra luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh theo lịch đại, đồng đại và phương pháp liên ngành (phương pháp thống kê, định lượng…) nhằm phát hiện những điểm tương đồng và dị biệt của những sự kiện lịch sử của tỉnh Ninh Thuận cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước Từ đó, luận văn sẽ làm sáng tỏ những nét đặc thù trong phong trào phụ nữ của tỉnh Ninh Thuận và những đóng góp riêng của họ
- Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn bao gồm các văn bản, nghị quyết, chỉ thị báo cáo tình hình chung về quân sự, chính trị, văn hóa,kinh tế…và các tài liệu tổng kết tình hình từng năm của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận:
Trang 11• Chỉ thị : “ Tiếp tục đẩy mạnh các mặt hoạt động năm 1969 của tỉnh ủy Ninh thuận.” ( lưu tại Ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Thuận)
• Báo cáo thống kê của tỉnh ủy Ninh thuận năm 1974 (lưu tại ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Thuận )
• Báo cáo của tỉnh ủy năm 1973 – 1974 (lưu tại Ban tuyên giáo tinh ủy Ninh Thuận)
• Dự thảo Nghị quyết hội nghị và chỉ thị về xây dựng căn cứ miền núi của Liên khu ủy V (lưu tại ban tuyên giáo tỉnh ủy Phú yên)
• Tài liệu của Ty nông – lâm – ngư nghiệp 1971, 1975(lưu tại Ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Thuận
…
Những văn bản nghị quyết về công tác phụ nữ của Trung ương và Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận Các công trình sử học đã xuất bản của Trung ương và địa phương về lịch sử Đảng, lịch sử quân sự, lịch sử phong trào phụ nữ, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng; các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Nghiên cứu quân sự…các bài nghiên cứu đăng trên báo địa phương Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn tài liệu thông qua các cuộc tọa đàm, hồi ký viết tay, băng ghi âm lời kể cùng hình ảnh của nhân chứng lịch sử cung cấp; tài liệu tổng kết chiến tranh của tỉnh Ninh Thuận
5 Đóng góp khoa học của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn sẽ góp phần:
- Trình bày có hệ thống những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận thể hiện trên tất cả các lĩnh vực trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Đặc biệt là những đóng góp của phụ nữ các dân tộc thiểu số cũng như những đóng góp có được từ tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa phụ nữ Kinh và các dân tộc thiểu số khác
Trang 12- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bước đầu nêu lên ý nghĩa của những đóng góp của phụ nữ Ninh Thuận, nguyên nhân đưa đến những đóng góp
đó Từ đó đề tài cũng cố gắng nêu ra những đặc điểm riêng của phong trào phụ nữ ở Ninh Thuận trong việc vận dụng sáng tạo sự lãnh đạo của Đảng,
tổ chứ hội…
- Tập hợp giới thiệu tư liệu, góp phần hiệu đính, chỉnh sửa những sử liệu còn chưa chính xác về phong trào phụ nữ ở Ninh Thuận và những đóng góp của họ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
- Dựa trên kết quả đã nghiên cứu được luận văn cũng cố gắng đề xuất một
số ý kiến về việc giải quyết chính sách cho những chị em phụ nữ có công trong cuộc kháng chiến, giới thiệu rộng rãi những mô hình tổ chức phụ nữ hoat động hiệu quả trong kháng chiến chống Mỹ để áp dụng cho công tác phụ nữ hiện nay
- Làm tài liệu giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là nữ thanh thiếu niên trong cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng trong giai đoạn hiện nay
6 B ố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành ba chương chính, gồm:
Chương 1: Tổng quan về vùng đất, con người Ninh Thuận
Chương 2: Phụ nữ Ninh Thuận trong giai đoạn (1954 – 1960)
Chương 3: Phụ nữ Ninh Thuận trong chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ (1961 – 1975)
Trang 13
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI NINH
THU ẬN
1.1 Vài nét v ề điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận
Có thể nói, Ninh Thuận là một tỉnh có nhiều nét đặc thù về cả điều kiện
tự nhiên sinh thái và con người, xã hội Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông Diện tích tự nhiên 3.358
km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện Tp Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp Nha Trang 105 km và cách Tp Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội
Xét về địa hình, Ninh Thuận có hình dạng như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía Tây Bắc và Đông Nam Nó nằm giữa từ 11o18' đến 12o9' vĩ
độ Bắc và từ 108o9' đến 109o14' Các tỉnh nằm lân cận Ninh Thuận có chung một nhiệt độ và lượng mưa ôn hòa hơn nhiều, riêng Ninh Thuận sở hữu một nhiệt độ cao, lượng mưa vô cùng khan hiếm, có năm chưa tới 700mm Nguyên nhân chủ yếu của vị trí địa lý là do Ninh Thuận nằm ngay chỗ góc cạnh đổi hướng của hình thể Việt Nam Nếu quan sát thì ta sẽ thấy: từ Đà Nẵng hình thể Việt Nam bắt đầu cong , lấy Quy Nhơn làm điểm nhấn của hình cong đó và hình thể đó tiếp tục cong đến vùng biên giới Khánh Hòa và Ninh Thuận thì bắt đầu chuyển hướng mà Ninh Thuận là một điểm nhấn, hình thể lúc này bị bẻ xuống một góc khoảng 45o, với cái góc này đã khiến cả ba phía Bắc - Tây - Nam đều nằm trong đất liền chỉ có khoảng 105 km đường bờ biển ở phía Đông là giáp biển Khi gió mùa Đông Bắc thổi từ trung tâm Châu Á xuống đã mang theo hơi nước từ vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông vào gây mưa tại vùng đông bằng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến phía Bắc Khánh Hòa mà không tới được Ninh Thuận Bất cứ tỉnh duyên hải miền Trung
Trang 14nào ở phía Tây đều giáp với Tây Nguyên và dãy Nam Trường Sơn Khi càng về phía Nam dãy Nam Trường Sơn càng chia ra làm nhiều nhánh đâm ra biển Ví
dụ như một nhánh đâm ra biển nơi tiếp giáp hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa tạo nên đèo Cả trên quốc lộ 1A, Ngoài ra còn có những đỉnh núi cao trên 2000m như hòn vọng phu đã ngăn mây mưa của gió mùa Đông Bắc vào lãnh thổ Ninh Thuận, mưa đã trút hết ở những bức tường tự nhiên đâm ra biển của dãy Nam Trường Sơn, các đám mây khô được gió đưa lên cao mà khi vào Ninh Thuận chúng chỉ còn lại hơi lạnh khô vào ban đêm và nóng hanh vào ban ngày Còn ảnh hưởng thêm ở địa thế hình lòng chảo, làm cho các cơn gió mùa này bị tù túng, đã tạo nên những cơn gió rất mạnh cuốn cát bụi mịt mù Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa Tây Nam này không đến được Ninh Thuận Cũng như cơn gió mùa Đông Bắc, cơn gió mùa Tây Nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng Cho nên trong khi
nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh
Ninh Thuận có địa hình khá đặc biệt, nằm ở địa thế lòng chảo, lấy Phan Rang làm trung tâm, tiến về phía Bắc, là một hệ thống núi cao trên 1000m che chắn, đó là các núi Đá Mài (Đá Mài Thượng và Đá Mài Hạ) phía Tây thuộc Du Long, và dãy núi Kiền Kiền thuộc Ninh Hải phía Tây là khu vực giáp với rìa cao nguyên Di Linh, có độ cao từ trên 1000m đến 2500m tạo thành một bức bình phong khá cao ngăn cản gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau không có hiệu quả mang mưa đến Ninh Thuận Gió mùa Đông Bắc thổi từ lục địa Trung Quốc tràn vào lãnh thổ Việt Nam, khi qua khoảng từ Bồng Sơn đến mũi Dinh chiều gió theo hướng Bắc Nam Trước khi ngọn gió này vào Việt Nam, nó đã mang mưa lớn vào miền Bắc Việt Nam vì ngọn gió này mang hơi nước của vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông khi chúng qua đây Nhưng khi đến Khánh Hòa và Ninh Thuận thì chúng bị các ngọn núi Vọng Phu
Trang 15và hệ thống khác của dãy Nam Trường Sơn ngăn lại và chuyển lên cao và tiêu tan
Chạy về phía Tây Nam có một hệ thống núi thuộc dãy Nam Trường Sơn đâm ra sát biển, đoạn cuối của Ninh Thuận, nơi giáp ranh với Bình Thuận thuộc địa phận Cà Ná,sát biển và núi, chỉ cách biển và đường sắt Bắc - Nam mỗi bên 5m và đường sắt chỉ cách núi 5m Nếu so với các rặng núi phía Bắc Ninh Thuận thì núi ở phía Nam Ninh Thuận tương đối thấp hơn (cao không quá 1000m), nhưng chúng có sức cản trở cơn gió mùa Tây Nam một cách hiệu quả khi cơn gió này đã đi một đoạn đường khá dài trên lãnh thổ Việt Nam trước khi vào Ninh Thuận Khi nhìn nhận về mặt khoa học, ta thấy gió mùa Tây Nam mang hơi nước từ vịnh Bengan, biển Andaman và vịnh Thái Lan và phải đi thêm khoảng 1000km nữa vào Việt Nam và chúng trút mưa trên một đoạn đường dài như vậy, tuy những ngọn núi ở biên giới Ninh Thuận - Bình Thuận không cao nhưng cũng cản trở hiệu quả con gió này
Cũng giống nhiều tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Ninh Thuận có đường bờ biển dài với khoảng 105km đường bờ biển và có khí hậu chịu chi phối khá nhiều từ biển Ngoài khơi biển Đông thuộc khu vực Ninh Thuận có hai dòng hải lưu đối ngược nhau di chuyển gần bờ qua vùng biển này Trong đó có một dòng nóng di chuyển từ Phía Nam và một dòng lạnh từ phía Bắc xuống Vị trí của hai dòng này đã quyết định khá lớn đến chi phối mưa từ biển vào Ninh Thuận Dòng biển lạnh di chuyển gần bờ, trong khi đó dòng biển nóng di chuyển
ở ngoài, làm cản trở quá trình tạo mưa cho khu vực đất liền
Ninh Thuận có bờ biển dài, có nhiều vùng biển sâu, nhiều chân núi đá granit nhoài ra tận biển, tạo nên những vũng, vịnh, cồn, đẹp về du lịch, thuận về việc xây dựng cảng và nơi neo đậu của tàu thuyền Đây là một nguồn lực tài nguyên vô giá mà Ninh Thuận mới chỉ bắt đầu khai phá Vùng biển Nam Trung
bộ là vùng biển sâu, nước biển luôn trong xanh và độ mặn cao, nhiều hải sản quý Việc Ninh Thuận chọn mũi nhọn kinh tế thủy sản, công nghiệp muối và
Trang 16công nghiệp sau muối, xây dựng cảng nước sâu là những tư duy thông minh Ninh Thuận còn là một mỏ đá granit lộ thiên có trữ lượng cao nhất ở Việt Nam Khai thác các núi đá granit không chỉ cho ta nguồn lợi về kinh tế mà còn có thể làm thay đổi môi trường khí hậu khi loại bỏ dần những bức bình phong chắn những luồng gió mang mây mưa tới vùng lòng chảo Ninh Thuận
Như chúng ta biết một vùng đất muốn mát mẻ cần phải có các yếu tố như
độ cao, gió, độ ẩm, mưa và ảnh hưởng của đại dương Ninh Thuận đã không có hay thiếu một số yếu tố trên Cao độ của khu vực đồng bằng Phan Rang chỉ vào khoảng 10m - 20m so với mặt biển Trong khi đó Đà Lạt cùng chung vĩ độ nhờ
có độ cao trên 1500m nên khí hậu mát quanh năm
Với điều kiện khí hậu như vậy, do không chủ động nước, việc phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, gặp rất nhiều khó khăn Nhưng với khí hậu đặc thù (sa thảo), Ninh Thuận lại có những loài cây, con thích hợp như trồng bông, nho, hành, tỏi, nuôi dê, cừu và có thể có nhiều loài cây, con khác thích hợp với kiểu khí hậu này mà chúng ta chưa khám phá hết Ninh Thuận là tỉnh có nhiều vùng sinh thái, khí hậu khác nhau: vùng biển, vùng đồng bằng, trung du
và miền núi gắn liền với các tiềm năng có thể khai thác trên nhiều lĩnh vực, về đất đai, tài nguyên khoáng sản, phát triển nông nghiệp và thủy sản
Với chiều dài 105 km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng từ lâu như bãi tắm Ninh Chử, Cà Ná, một số bãi biển đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch như: Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh và Nam Cương Quy hoạch đã xác định toàn tỉnh có 5 khu vực biển là Bình Sơn - Ninh Chử, Vĩnh Hy - Thái An, Bình Tiên, Cà Ná , Nam Cương - Mũi Dinh, mỗi khu du lịch có hàng trăm ha đất với bờ biển dài hàng chục km đã và đang mở ra tiềm năng phát triển du lịch rất lớn
Các khu du lịch biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, trong đó có vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc
Trang 17dụng của quốc gia, gắn liền biển có quy mô diện tích 50 ngàn ha, gồm 43 ngàn
ha mặt đất và 7 ngàn ha mặt biển
Nhìn nhận về điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận Nhiều người nghiên cứu đã cùng chung nhận định cho rằng Ninh Thuận là “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á” Ninh Thuận được bao bọc 3/4 lãnh thổ bởi những dãy núi cao, như những chiếc bình phong chắn những luồng gió mùa Đông – Bắc và Tây – Nam mang mây và mưa tới vùng đồng bằng nhỏ hẹp Vì vậy, vùng trời Ninh Thuận luôn trong xanh, nắng chói chang và có lượng mưa thấp nhất toàn quốc, mỗi năm chỉ có trên dưới 50 ngày mưa, lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng trên dưới 700 mm (trong khi đó, lượng mưa bình quân của Nha Trang là
1356 mm, ở Phan Thiết là 1187 mm) Ngược lại, những khe núi hẹp và cửa biển hẹp lại tạo hình thành nên cái “phễu đón gió”, tạo điều kiện cho những luồng gió biển thổi mạnh vào lòng chảo Ninh Thuận, cộng với khí hậu khô nóng nên về mùa khô, cả vùng Ninh Thuận gió cát mịt mù trên những cánh đồng khô hạn, nắng cháy như sa mạc
Tuy lượng mưa ít nhất toàn quốc, nhưng cá biệt có những năm, khi thổi qua biển Việt Nam, một phần gió mạnh mang mưa ghé vào cửa biển Ninh Thuận gây ra mưa rất lớn, nước sông dâng cao, cộng thêm lũ từ trên cao nguyên Lâm Đồng đổ về gây ra lũ quét Do sông ngắn, thác cao nên những cơn lũ không những không bồi đắp phù sa mà còn cào đi lớp phù sa ít ỏi của đồng bằng Ninh Thuận đổ ra biển, chỉ để lại hai bên bờ sông, bờ biển những cồn cát trắng Những con sông ở Ninh Thuận quanh năm cạn nước, nhưng khi mùa lũ về lại trở thành con lũ cuốn phăng tất cả mọi thứ ở hai bên bờ Một bên núi quá cao, một bên biển quá sâu nên về địa văn hoá, âm dương khó giao hòa, tạo nên sự khắc nghiệt
Trong khi ở Đà lạt rất mát mẻ, mưa nhiều và ẩm ướt thì ở Phan Rang lại rất khô nóng Các nhà địa lý học đều cho rằng, từ Cam Ranh đến Cà Ná, khí hậu
ẩm ướt gió mùa đã bị thay thế bởi khí hậu nhiệt đới khô, tính theo thảm thực vật,
Trang 18có thể gọi đây là vùng có khí hậu xavan (savana), là điển hình của “lỗ hổng hư không khí hậu”
Nhìn chung, địa hình, địa thế Ninh Thuận thì đại bộ phận là rừng núi, đồng bằng nhỏ hẹp, dân số ít và chủ yếu tập trung ở những địa bàn thuận lợi để sinh sống, có nhiều vùng không có dân sinh sống và bị ngăn cách bởi địa hình hiểm trở Đặc điểm địa hình trên tuy thuận lợi cho cho ta có địa hình hiểm trở nhưng cũng gây ra khó khăn trong việc bố trí lực lượng triển khai hoạt động, do vậy địch thường coi vùng này là hậu phương an toàn của chúng Do đặc điểm về địa hình, địa thế khá đặc biệt nên chiến trường Ninh Thuận có vị trí chiến lược quan trọng Làm chủ được vùng này sẽ có điều kiện tiến công uy hiếp thủ đô ngụy Sài Gòn từ hướng đông, đông bắc, có điều kiện đánh xuống các tỉnh nam trung bộ, thực hiện chia cắt chiến lược giữa Sài Gòn và các tỉnh miền Trung Và thực tế, trong những năm kháng chiến Ninh Thuận luôn là địa bàn chiến lược góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ thống nhất đất nước
1.2 Vài nét v ề truyền thống phụ nữ Ninh Thuận
Ninh Thuận một vùng đất đầy nắng gió ở cực Nam Trung Bộ Có lẽ, sự khắc nghiệt của thiên nhiên cũng là nhân tố tạo cho nhân dân và phụ nữ Ninh Thuận bản tính lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, dũng cảm đảm đang…điều này càng thể hiện rõ trong những thời điểm lịch sử cam go, khốc liệt nhất
Ninh thuận là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống cách mạng và
có nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, dù trải qua nhiều biến cố lịch sử đồng bào các dân tộc vẫn giữ gìn tôn tạo và làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật của mình
Cái quý nhất đối với người phụ nữ là huyết thống, dòng giống dân tộc và giới tính đã hun đúc từ thời lập nước, rồi định hình theo thời gian, phát triển hơn trên vùng đất cực Nam Trung Bộ, và cho dù lịch sử đã trải qua nhiều biến cố,
Trang 19dòng người quy tụ từ nhiều nguồn, nhiều sắc tộc khác nhau Phụ nữ Kinh, Chăm, Rắc Lây… trên mảnh đất Ninh Thuận vẫn là một trong những lực lượng quan trọng kết thành đại gia đình dân tộc Việt Nam
Bản sắc và truyền thống của phụ nữ Ninh Thuận không tách rời bản sắc và truyền thống của phụ nữ Việt Nam và của nhân dân Ninh Thuận:
Phụ nữ Ninh Thuận cũng như phụ nữ Việt Nam có đức tính tần tảo, tháo vát, đảm đang, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong công việc gia đình và xã hội Phụ nữ Ninh Thuận có đức tính vị tha, nhân nghĩa, thủy chung với chồng con, hiếu thảo với cha mẹ Đoàn kết, nghĩa tình với làng xóm Thẳng thắn, bộc trực, yêu nước, thương nòi, kiên cường, dũng cảm trước áp bức, bất công
Trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, phụ nữ chiếm số đông Với bản tính cần cù, nhẫn nại, chịu khó, qua nhiều thế hệ, phụ nữ Ninh Thuận cùng chồng, con khai phá đất hoang, chăm lo sản xuất đảm bảo cuộc sống hắng ngày, đẩy lùi nghèo đói, góp phần phát triển sản xuất Với trí thông minhh và đôi bàn tay khéo léo của mình, từ xa xưa, người phụ nữ Ninh Thuận đã góp phần sản xuất được nhiều sản phẩm không những để tiêu dùng mà còn trao đổi với những nơi khác
Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng chính trong trong chăn nuôi, tần tảo tháo vát trong buôn bán cũng như hết lòng vì chồng con , vì hạnh phúc gia đình Sự
hy sinh đó tưởng chừng thật nhỏ bé, thầm lặng nhưng nó lại là cái nôi đạo nghĩa, của điều thiện và lòng nhân ái
Chung thủy với nhau trong quan hệ vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa cũng
là đức tính nổi bật của phụ nữ Ninh Thuận Khi tổ quốc lâm nguy, người chồng phải lên đường ra trận hay chẳng may bị tai nạn, bệnh tật qua đời, người vợ đảm đang, gánh vác cả cơ nghiệp nhà chồng, nuôi cha mẹ già dạy dỗ con cái
Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, người phụ nữ Ninh Thuận còn
có tấm lòng vị tha nhân hậu, tình đoàn kết cộng đồng làng xóm, tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc cưu mang người nghèo khổ hoạn nạn
Trang 20Trong xã hội cũ, người phụ nữ không được đi học nhưng họ vẫn tảo nuôi con cái ăn học; bản thân một số chị em cũng tìm cách học hành Năng khiếu thi
ca bắt nguồn từ cuộc sống và lao động Trên ruộng đồng, xưởng máy hay cả khi
bị giam hãm trong tù ngục của đế quốc phong kiến, bằng lời thơ, tiếng hát, họ đã động viên nhau làm ăn sản xuất, giữ vững đạo lý làm người, nâng cao tinh thần cách mạng, yêu nước, yêu quê hương, chống ngoại xâm, chống cường quyền, áp bức
Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý bất diệt: đất nước ta, qua bao nỗi thăng trầm,cứ mỗi lần tổ quốc bị xâm lăng thì phụ nữ lại cùng đồng bào đứng lên giết giặc cứu nước, cứu nhà Khí phách anh hùng của phụ nữ Ninh Thuận được thể hiện trong những cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì công bằng và tiến bộ xã hội, góp phần tô thắm cho những trang sử oai hùng của dân tộc, của quê hương Truyền thống anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam từ Bà Trưng, Bà Triệu được phụ nữ Ninh Thuận kế thừa và phát triển đa dạng qua bao thế hệ nối tiếp
Từ những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, đến các phong trào đấu tranh giành độc lập dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phụ nữ Ninh Thuận cùng phụ nữ cả nước đã viết nên biết bao trang sử hào hùng Từ thời kì đầu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phụ nữ Ninh Thuận đã vùng lên tích cực hưởng ứng và phối hợp với phong trào khởi nghĩa lúc bấy giờ
Trong suốt quá trình Pháp đô hộ, phụ nữ Ninh Thuận cũng hăng hái cùng phụ nữ cả nước tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền lợi…cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng cả nước phụ nữ Ninh Thuận cũng dần dần hình thành nét riêng trong hoạt động dấu tranh của mình Hòa mình cùng cả nước đồng loạt nổi dậy giành chính quyền vào tháng 8/1945.Sau cách mạng tháng Tám khi Pháp quay trở lại xâm lược nước ta thì Ninh Thuận là một trong những địa phương đầu tiên trở thành vùng địch tam chiếm Cùng với nhân dân cả nước
Trang 21phụ nữ Ninh Thuận cũng sớm hòa mình vào cuộc chiến mới Trải qua nhiều thời
kỳ cam go,ác liệt
Từ những hoạt động dấu tranh chính trị đến trực tiếp tham gia chiến đấu Chị em phụ nữ Ninh Thuận đều hết mình tham gia Và cùng với cả nước đánh đuổi kẻ thù của dân tộc Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp đánh dấu sự trưởng thành của phụ nữ Ninh Thuận trong đường lối, tổ chức cũng như kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết nội bộ…
Đó chính là tài sản quý báu, là động lực mạnh mẽ giúp chị em phụ nữ Ninh Thuận chiến đấu hết mình cho sự nghiệp giải phóng quê hương
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Với những đặc điểm về địa hình, đều kiện tự nhiên cũng như truyền thống yêu nước vốn có của phụ nữ Ninh Thuận đã có những thuận lợi khi bước vào cuộc kháng chiến tuy vẫn còn không ít khó khăn trước mắt
Những thuận lợi có thể kể đến, phụ nữ Ninh Thuận vốn có tinh thần yêu nước, căm thù giặc cao độ, sẵn sàng đứng lên làm cách mạng, tin tưởng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Chị em đã tham gia kháng chiến chống Pháp thắng lợi, rút được nhiều kinh nghiệm quý báu từ trong kháng chiến
Phụ nữ Ninh Thuận vốn có truyền thống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để mưu sinh nên họ đã tôi rèn được tinh thần chịu khó, quật cường Đây
là yếu tố rất quan trong giúp chị em vượt qua khó khăn gian khổ trong lửa đạn chiến tranh
Cũng như phụ nữ cả nước, phụ nữ Ninh Thuận luôn chịu thương, chịu khó, nhịn đói, mặc rét để dành miếng cơm,manh áo cho cán bộ, chiến sĩ góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Về địa hình Ninh thuận vốn có đồng bằng nhỏ hẹp, có núi bao bọc ba phía
ra tận đến tận biển và đặc biệt có dãy núi Cà Đú không cao, nhưng sừng sững giữa đồng bằng, có nhiều tảng đá chồng chất lên nhau rất thuận lợi trong việc xây dựng căn cứ kháng chiến Bờ biển dài cũng là một thuận lợi cho kháng
Trang 22chiến, nhất là khi “đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” được hình thành Tuy nhiên địa hình chia cắt cũng gây ra không ít khó khăn nhất là trong việc vận động quần chúng…
Với những thuận lợi và khó khăn đó, chị em phụ nữ cùng quân dân toàn tỉnh đã bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với quyết tâm giành thắng lợi Phát huy những thế mạnh có được và quyết tâm hạn chế những yếu điểm chị em cùng quân dân toàn tỉnh đã cùng nhau sát cánh vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ của chiến tranh, giành thắng lợi từng bước và đi đến thắng lợi cuối cùng
Trang 23Chương 2: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN (1954 –
1960) 2.1 Tình hình Ninh Thu ận sau Hiệp định Genève và chủ trương của Đảng đấu tranh đòi thi hành Hiệp định
Hiệp định Genève được kí kết là một thắng lợi hết sức to lớn,
vẻ vang của nhân dân ta, đòng thời đánh dấu một thất bại thảm hại không thể cứu vãn của thực dân Pháp, buộc phải công nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thể của nước ta
Hiệp định Genève sẽ mở ra cho nhân dân ta khả năng thực hiện những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ do Cách mạng tháng tám đề ra bằng đường lối hòa bình và những giải pháp chính trị để khôi phục lại đất nước Song, trên con đường thực hiện nguyên vọng tha thiết của nhân dân ta, mà trước hết là nguyện vọng thiêng liêng thống nhất đất nước, thì lại xuất hiện một kẻ thù mới, nguy hiểm gấp bội
kẻ thù trước đây- đó chính là Đế quốc Mỹ
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc đều rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Bởi thế, chính quyền Mỹ với dã tâm xâm lược nước ta, dã lựa chọn đường lối phá hoại giải pháp hòa bình và vấn đề Việt Nam được ghi trong hiệp định Giơnevơ Chính quyền Mỹ ra sức tìm kiếm một nhân vật chính trị cần thiết, mà chúng có thể dựa vào đó để can thiệp vào nước ta- Ngô Đình Diệm chính là sự lựa chọn của chúng Với sự giúp đỡ đắc lực của Đế quốc Mỹ, ngày 26/01/1955 tại Sài
G ò n “Việt Nam Cộng hòa” do Ngô Đình Diệm đứng đầu được tuyên bố thành lập
Ngay sau khi tiếp quản miền Nam đặc biệt là ngay sau khi chuyển quân tập kết, chính quyền tay sai Ngô Đinh Diệm đẩy mạnh khủng bố, phá hoại hiệp định Giơnevơ Và trong cuộc đấu tranh mới
Trang 24này, những người phụ nữ lại bước vào một giai đoạn đầy cam go, khốc ỉiệt với niềm tin mãnh ỉiệt sau hai năm đất nước sẽ thống nhất Nhưng có lẽ với dã tâm của đế quốc Mỹ, điều này chắc khó xảy ra
Ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức tập hợp bọn
nợ máu với nhân dân ta và các lực lượng phản động đe dọa, lôi kéo những đảng viên bất mãn, phản bội Chúng dùng bọn này đề kê khai danh sách cán bộ kháng chiến Chúng còn bố trí lưới cảnh sát, mật
vụ dầy đặc Mỹ-Dìệm còn ra sức đàn áp khủng bố hết sức dã man
mà trọng điểm là vùng tự do và căn cứ kháng chiến cũ Chúng
ra sức ngăn cấm mọi hoại động, đi lại của nhân dân, nhất là nam giới, cứ tiếp quản đến đâu chúng lại khủng bố, bắt bớ, giết người, gieo rắc đau thương tang tóc đên đó
Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và những băn khoăn lo lắng của đồng bào miền Nam-trước bước ngoặt mới của cuộc cách mạng, ngày 22/7/1954, Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi:“Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết giác ngộ rất cao Tôi tin chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cổ hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ
trong toàn quốc Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ Để giành thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội và cán bộ ta từ Bắc đến nam cần phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng phải thống nhất, hành động phải nhất trí”.[3; tr.200]
Tháng 9/1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị vạch rõ
kẻ thù trước mắt của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và tay sai của chúng Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại là:”Lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đỉnh chiến,
Trang 25củng cố hòa bỉnh, thực hiện tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập Đòng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, đánh phá
cơ sở ta, bắt bớ cán bộ và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến công của địch, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong kháng chiến, nhất là ở vùng căn cứ địa và vùng du kích của ta” Phương châm của ta lúc này là “tranh thủ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp, kết hợp công tác hợp tác với công tác không hợp pháp”.[3; tr 202]
Thấy trước âm mưu đen tối của kẻ thù và để kịp thời lãnh đạo phong trào miền Nam trong giãi đoạn mới, trung ương Đảng quyết định lập lại khu ủy khu V, xứ ủy Nam Bộ và cơ quan tỉnh ủy, huyện
ủy cũng được kiện toàn lại
Cuối tháng 7/1954, Liên khu uy V đề ra một số công tác cấp bách trong đó nhấn mạnh công tác tuyên truyền giải thích thắng lợi của hiệp định Giơnevơ, dựa vào pháp lý của hiệp định, đấu tranh giữ vững hòa bình, đòi thi hành hiệp định, đòi dân chủ tự do, cải thiện đời sống Về tổ chức quần chúng, khu chỉ đạo đình chỉ hoạt động các đoàn thể cũ, dần dần hình thành các tổ chức hợp pháp mang màu sắc nghề nghiệp, làm ăn, văn hóa, văn nghệ của nhân dân
và đặc biệt chú ý xây dựng cốt cán bên trong
Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận bước vào cuộc đấu tranh mới dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy V Đầu tháng 8 – 1954 tại căm cứ ( Lê Hồng Phong, Bình Thuận), đồng chí Nguyễn Văn Minh, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy V, thay mặt liên khu ủy chỉ định Ban cán sự Cực Nam mới, đồng thời phổ biến tinh thần chỉ đạo của Liên khu ủy sau khi có hiệp định Genève:
Trang 26Thứ nhất, mở đợt tuyên truyền, giáo dục về hiệp định Genève,nhất là về ý nghĩa thắng lợi và tình hình nhiệm vụ mới, về chuyển hướng phương châm, phương pháp hoạt động và đấu tranh
Thứ hai, khẩn trương tổ chức sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo, các
tổ chức đảng và đoàn thể từ Liên khu đến cơ sở
Thứ ba, về phương hướng tổ chức, trước hết chọn một số ít đảng viên có tư tưởng vững vàng, chưa bị lộ, tự nguyện hoạt động trong hoàn cảnh mới, tổ chức thành chi bộ nhỏ gọn, tổ chức các đảng viên đơn tuyến
Thứ tư, về tổ chức quần chúng, đình chỉ hoạt động các đoàn thể, dần dần hình thành các tổ chức hợp pháp, nửa hợp pháp với các hình thức làm ăn trợ và các tổ chức văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể
thao trong nhân dân.[3; tr 244]
Sau khi sắp xếp ổn định tổ chức, Tỉnh ủy Ninh Thuận đề ra một số chủ trương cấp bách trước mắt với từng địa bàn lớn như:
Thứ nhất, ở đồng bằng thị xã, tranh thủ đưa cán bộ kháng chiến ( không ở trong diện tập kết ở lại hoạt dộng bí mật), về sống hợp pháp trong nhân dân làm ăn, sinh sống dựa vào pháp lý của
Hiệp định, hướng dẫn quần chúng bằng mọi hình thức công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, tuyên truyền phổ biến Hiệp định cho nhân dân để đấu tranh để đấu tranh với địch
Thứ hai, rà soát lại các chi bộ, đảng viên, cốt cán, xem đồng chí nào quá lộ, hay dao động thì cho nghỉ hoặc tam nghỉ, hoặc tám lánh đi nơi khác Chọn một số cán bộ chưa lộ, tin cậy tổ chức lại và chuyện phương thức hoạt động
Thứ ba, nhanh chóng hình thành và lợi dụng các tổ chức công khai, nửa công khai để hoạt động, chú ý tranh thủ vận động tầng lớp trên, trí thức có cảm tình với cách mạng
Trang 27Thứ tư,vận động những người tốt vào nắm các tổ chức tề vệ ở
xã, phường
Thứ năm, ở miền núi, trong lúc địch chưa với tới ta, ta chủ trương ra sức chỉnh đốn, củng cố thực lực đã có, khẩn trương ra sức chỉnh đốn, củng cố thực lực đã có, khẩn trương phát triển mở rộng
cơ sở lên miền Tây Bác Ái.[3, tr.263]
Sau hiệp định Genève, ở Ninh Thuận, tình hình ngụy quyền cũng ở phường, xã tan rã, tinh thần binh lính hoang mang, dao động, khí thế cách mạng của quần chúng đang lên nên địch lúc đầu cũng còn dè dặt chưa dám trắng trợn khủng bố Bên cạnh đó, chúng còn
lo chúng còn đang lo đối phó trong nội bộ Tuy thế, một thời gian sau địch tập trung về Ninh Thuận một lượng tay sai hùng hậu và tuyên bố xóa sạch “cộng sản Ninh Thuận” bằng cách dùng vũ lực dồn dân lập ấp, bắt những người tham gia kháng chiến cũ phải tra trình diện lấy giấy quy thuận,ai không trình diện sẽ bị chúng thủ tiêu hoặc bắt giam
Trong hoàn cảnh cam go ấy,không những không làm giảm đi ý chí chiến đấu của chị em cùng đồng bào toàn tỉnh mà còn làm xuất hiện nhiều tấm gương hi sinh anh dũng của nhiều cán bộ, gây xúc động, cảm kích mãnh liệt trong nhân dân Như một quy luật bất biến càng trong gian khó thì tinh thần yêu nước, vượt lên khó khăn của nhân dân ta càng được phát huy Và chị em phụ nữ Ninh Thuận cũng phát huy nhiệt liệt tinh thần ấy trong những năm tháng cam go,thử thách của chiến tranh Từ đó, trong chị em và nhân dân dấy lên niềm tin vào cán bộ cách mạng, vào thắng lợi ngày mai Đó thật sự
là những tín hiệu tốt đẹp cho một tương lai thắng lợi sau này
2.2 Phụ nữ Ninh Thuận chống dồn dân và chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa
Trang 28(1954 – 1960)
Mặc dù địch khủng bố nặng nề, tàn bạo nhưng nhân dân Ninh Thuận nói chung và chị em phụ nữ nói riêng vẫn không bị khuất phục Chị em cùng nhân dân toàn tỉnh vẫn có nhiều hình thức đấu tranh chống địch khi sôi nổi, mạnh mẽ khi lại âm ỉ nhưng chưa có lúc nào chị em và nhân dân lại có ý định từ bỏ đấu tranh
Trong rất nhiều hình thức đấu tranh ấy, thì hình thức phổ biến và hiệu quả nhất của chị em vẫn là trong lúc học tố cộng, diệt cộng, chị
em né tránh không chịu đi hoặc đi học thì cố tình gây ồn ào, nói chuyện, làm cho trẻ con la khóc, đòi về người xin ra, người xin vào gây mất trật tự lớp học tố cộng Kẻ địch bắt phát biểu thì chị em giả
vờ nói ngọng, nói lịu
Một hình thức đấu tranh khác của chị em cũng khá hiệu quả
đó là xé ảnh của Ngô Đình Diệm, các khẩu hiệu chống cộng Chị em còn ra sức bàn tán công khai, tạo dư luận rộng rãi phản đối địch vi phạm Hiệp định, trả thù, khủng bố, giam cầm những người kháng chiến cũ và đồng bào cơ sở
Ngoài ra, chị em còn làm kiến nghị gửi Ủy ban quốc tế, yêu cầu phải điều tra nhiều vụ địch khủng bố nhân dân
Từ sau Hiệp định Genève đến cuối năm 1956, ở Ninh Thuận địch đã bắt hơn 300 cán bộ cốt cán của giam ở nhà lao Phan Rang.[3; tr.265] Nhằm củng cố các tổ chức, đảng phái phản động chống cộng cực đoan như: Đảng cần lao nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia, Thanh niên chiến đấu, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới tổ chức huấn luyện quân sự và huy động lực lượng này để đánh phá cơ sở cách mạng của ta từ bên trong
Trong khó khăn, gian khổ và thử thách của những năm đấu tranh chính trị với địch, quần chúng cơ sở cốt cán vẫn một lòng
Trang 29trung kiên, bảo vệ, nuôi dấu, che chở cho cán bộ, đảng viên Có rất nhiều tấm gương điển hình cho tinh thần ấy như: mẹ Võ Thị Phiến là
cơ sở của ta ở thị xã Phan Rang – Tháp Chàm Kẻ địch xông vào nhà, thẩm vấn, tra tấn dã man nhưng mẹ vẫn cắn răng chịu đựng không hé nửa lời Khi bị địch bắt mẹ không lo lắng cho sự an nguy của bản thân mà chỉ lo cho hai đồng chí cán bộ đang ở dưới hầm nhà mình sẽ ra sao?
Mẹ Bảy Xiết là cơ sở trung kiên của cách mạng ở xã Phước Dân, mẹ cùng cả gia đình của mình tham gia cách mạng, chồng mẹ
là cơ sở tuyên truyền, các con làm liên lạc, bảo vệ cách mạng, nắm tình hình Bên cạnh đó, mẹ còn động viên các gia đình người Hoa, người Chăm ở xã Phước Dân bán bớt ruộng vườn ủng hộ cho cách mạng những lúc khó khăn
Má Sửa ở ấp Ma Hê cũng là một tấm gương điển hình, mẹ bị địch bắt dồn về ấp Hoài Trung, nhưng mẹ đã cố gắng thực hiện chỉ đạo của cách mạng đã chuyển ra cánh rừng đầu làng làm chòi ở, phát rẫy trồng hoa màu tạo cơ sở cho ta làm hầm bí mật, xây dựng chỗ đứng chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây Mẹ còn là người đảm nhận tiếp tế lương thực, con trai của mẹ làm tự vệ mật, con con gái của mẹ làm liên lạc
Một thực tế cách mạng chung từ năm 1954 đến 1956 là phần lớn cán bộ, đảng viên chưa thấy hết bản chất thâm độc của Mỹ - Diệm, cho nên chưa chuẩn bị tinh thần đấu tranh đúng mức, đôi khi còn chủ quan , khinh địch Song phần lớn cán bộ của ta vẫn trung kiên, dũng cảm đấu tranh và vững tin vào ngày thắng lợi
Tới đầu năm 1957, tình hình ở đồng bằng gặp nhiều khó khăn, cơ sở
bị vỡ, nhiều cán bộ bị đánh bật ra khỏi dân, việc tiếp tế lương thực,
ăn ở, đi lại gặp rất nhiều khó khăn
Trang 30Trước tình hình đó, ở Ninh Thuận, ta tiến hành đưa cán bộ ra hợp pháp có cân nhắc, thận trọng, chậm nhưng ít tổn thất nhất Một
số cán bộ đã hòa nhập vào quần chúng, bám trụ làm ăn và đã hoạt động được.Ở Ninh Thuận còn tương đối đông cán bộ chưa đưa ra hợp pháp vì chưa chuẩn bị đủ điều kiện, hơn nữa địch biết chủ trương của ta, chúng bố trí vây bắt khắp nơi, nên Tỉnh ủy quyết định không cho ra hoạt động hợp pháp nữa
Đầu năm 1957, trong lúc ta đang chủ trương tích cực chuẩn bị chuyển cán bộ và cơ quan ra hoạt động hợp pháp, thì cũng là lúc địch bắt đầu mở chiến dịch “tố cộng” Chuyển trọng tâm đánh phá lên miền núi với phương châm “đánh mạnh, nhổ sạch cơ sở cách mạng, lấy người dân tộc trị người dân tộc” Chúng lừa mị mua chuộc đồng bào dân tộc với những khẩu hiệu mị dân, kêu gọi bình đẳng cho người Thượng, dùng tiền bạc, vật chất để dụ dỗ, mê hoặc nhân dân Sử dụng nhiều cảnh sát mật vụ trà trộn vào trong nhân dân để theo dõi cán bộ kháng chiến và những gia đình có quan hệ với cách mạng Song song với việc lừa mị đồng bào, chúng còn tiến hành âm mưu bình định ở miền núi bằng nhiều chiến dịch gây ra nhiều phẫn uất trong nhân dân và tổn thất cho cách mạng
Những trò mị dân cùng với những hành vi tội ác của kẻ địch, trên thực tế đã không làm lung lạc được ý chí sắt đá của chị em cùng đồng bào Trái lại, chính sự dã man, đê hèn đó của chúng đã giúp đồng bào nhận ra được bản chất thật sự của kẻ thù Từ đó, chị em cùng đồng bào quyết bền gan quyết chí đánh giặc Dù cho khó khăn, thử thách còn chờ đợi họ rất nhiều
2.3 Ph ụ nữ Ninh Thuận trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)
Sau khi thực hiện nhiều biện pháp từ dụ dỗ,mua chuộc, lừa bịp
Trang 31cho đến trấn áp bằng vũ lực, về cơ bản địch cũng đã “bình định” được vùng đồng bằng Nhưng vùng miền núi Ninh Thuận dù còn hơi
xa tầm tay của địch nhưng chúng cũng ra sức tìm ra “trăm phương ngàn kế” để “nhổ sạch cỏ cộng sản” ở vùng đất căn cứ cách mạng của ta
Trong gian khó, hiểm nguy nhân dân Bác Ái hiện lên như một
“mầm xanh” cách mạng thách thức với sự dã man, tàn bạo của kẻ địch Chị em và đồng bào cùng cán bộ cách mạng nơi đây cùng với
sự giúp đỡ của chị em và nhân dân toàn tỉnh đã làm nên một kì tích thật sự trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Ninh Thuận
Trên vùng căn cứ Bác Ái, âm mưu của địch muốn bóp chết phong trào cách mạng ngay từ đầu Nhưng do sức có hạn và còn phải
lo tập trung đánh phá ở đồng bằng Đầu năm 1955, địch sử dụng một
số thương lái đưa lên bảo dân lập hội tề, chúng bắt dân chụp hình làm cạc (thẻ căn cước), nhằm qua đó nắm dân Bọn thương lái cùng
với nhiều phần tử có tham gia kháng chiến trước đây phản bội cách mạng,tuyên truyền, dụ dỗ đồng bào với luận điệu : “cụ Ngô rât thương đồng bào dân tộc, muôn đồng bào xuống đồng bằng sinh sống để có điều kiện giúp đỡ đồng bào làm ăn”…nhưng kẻ địch đều thất bại Đồng bào và chị em phần đông vẫn rất tin tưởng vào cách mạng, vào Bác Hồ
Nhìn chung hai năm 1955 – 1956, trên vùng căn cứ vẫn được yên ổn, nhân dân vẫn tăng gia sản xuất, khai thác lâm sản đem xuống đồng bằng mua muối vải về dự trữ Huyện Bác Ái vốn là căn
cứ quan trọng của cách mạng Ninh Thuận từ thời kháng chiến chống Pháp Và là “cái gai” trong mắt kẻ địch nhưng chưa nhổ được Huyện Bác Ái lúc này về mặt hành chính được thành lập gồm 15 xã: Đoàn kết, Phước Kháng, Phước Trung, Phước Chiến, Phước Thành,
Trang 32Phước Thắng, Phước Đại, Phước Tiến,Phước Bình, Phước Hòa, Phước Chính, Phước Lâm, Phước Trường, Phước Nghĩa và Phước
Lợi Đồng chí Nguyễn Huề được giao nhiệm vụ làm bí thư huyện
ủy Lúc này, tổ chức hội phụ nữ bất đầu được kiện toàn, củng cố
ra khỏi quần chúng
Tháng 4/1957, cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng tổ chức tại Bác Ái đã quán triệt nghị quyết của Khu ủy Khu V, về việc chuyển cản bộ ra hợp pháp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống dồn dân lập ấp Hội nghị đã xác định cách mạng miền Nam còn phải kiên trì lãnh đạo và trải qua nhiều hi sinh gian khổ vì kẻ thù không thực hiện hiệp định Giơnevơ, chúng trắng trợn đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ta và thực hiên âm mưu chia cắt lâu dài nước ta
Chấp hành nghị quyết của trên, một số đồng chí chuyển về căn
cứ Bác Ái Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, mặc dù cán
bộ, đảng viên cùng đoàn thể nhân dân ở vùng đồng bằng đã quyết tâm bám trụ giằng co với địch Nhưng lực lượng của ta quá ít lại đương đầu với đội quân thiện chiến với vũ khi hiện đại, tối tân, nên phong trào cách mạng bị lắng xuống một thời gian dài Sau khi thực hiện nghị quyết của khu ủy khu V, cơ quan huyện ủy trên toàn tỉnh
Trang 33được kiện toàn lại
Tại căn cứ Bác Ái, thực hiện nghị quyết của Khu ủy, chuyển cán bộ ra hợp pháp, huyện đã chuẩn bị cho một số đồng chí ra hoạt động hợp pháp nhưng sau đó có nhiều khó khăn nên ở lại hoạt động.Do vậy cán bộ đảng viên khó tiếp xúc với đồng bào gây ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh chung
Tháng 7/1957, Tổng Phát quận quận An Phước cứ đại diện củng với lính bảo an lên căn cứ Bác Ai bắt đại diện xã tập trung đồng bào chúng tuyên truyền: “chính phủ rất thương đồng bào muốn giúp đỡ cho đồng bào muối vải và lương thực”.Địch bảo đồng bào
lên rừng chặt cây về làm khu tập trung, tổ chức những cuộc hành quân càn quét, ép buộc đồng bào học chính, sách “tố cộng” theo phương châm: ”ai biết ít nói ít, ai biết nhiều nói nhiều,ai không tố giác Việt cộng là phản q u ố c đ ồ n g thời tiến hành tìm nòng cốt trong tầng lớp trên để gây dựng cơ sở cho chúng Địch ra sức kiểm soát mọi hoạt động đi lại của đồng bào, cấm đồng bào không được
tụ họp bàn tán, đi đêm phải đốt đuốc, đêm không được ở lại
n g ò a i rẫy
Trong khi đó do cán bộ phải hoại động bí mật nên không nắm được dân, còn kẻ địch lại trắng trợn dùng mọi cách để dồn dân bằng các hoạt động vũ trang đến dụ dỗ, lừa mị Mối liên lạc giữa cán bộ cách mạng và đồng bào bị đứt đoạn, quần chúng mất phương hướng
Trong suy nghĩ của đồng bào xuất hiện tư tưởng cầu an:”theo chế độ Quốc gia hay theo bộ đội cụ Hồ” Lợi dụng tình hình trên địch ra sức tuyên truyền:” cán bộ cách mạng đã bỏ đồng hào lập kết ra Bắc; đồng bào không theo Quốc gia sẽ bị bỏ
t ù ” đ ồ n g bào muốn tự do đi lại phải làm cạc, nếu không làm cạc
Trang 34là dân cậu sẽ bị bỏ tù Sau một thời gian kiên trì dụ dỗ, dọa nạt, địch chỉ dồn được số ít đồng bào xuống đồng bằng chủ yếu là họ hàng các đầu lớn – những người có thế lực trong cộng đồng Đến tháng 8/1957 địch dùng vũ lực ép buộc đồng vùng Phước chiến, Phước Kháng về trại tập trung Đồng Dầy, Brâu chúng chủ yếu dồn được người già, phụ nữ và trẻ em
Không từ bỏ âm mưu dồn dân xuống đồng bằng, đến giữa năm
1958 địch đem quân lên càn thôn Đầu Suối – Phước Chiến Thanh niên đánh mỏ báo động đồng bào trốn vào hang núi Dùng vũ lực không thành, địch nhanh chóng chuyến sang kế hoạch mị dân: “Hôm nay chính phủ Quốc gia lên gặp đồng bào, thăm hỏi xem nguyện vọng đồng bào muốn ở lại núi hay về các khu tập trung, nếu đa số đồng bào muốn lại thì cán bộ cho ở lại làm ăn” Đồng bào đang trốn trong hang núi nghe vậy lũ lượt kéo nhau ra trình diện,đưa nguyện vọng của mình liền bị địch mặt dùng súng cưỡng chế dồn về khu
tập trung Do quá bất ngờ đồng bà0 không kịp trở tay Bằng trò lừa
mị kết hợp với vũ lực, địch đã dồn được một số lượng lớn đồng bào xuống các khu tập trung Cà rôm, râu, Đồng dày, Tầm Ngân, Suôi Luối
Cùng với việc dồn dân, địch cồn chặt phá hoa màu, nương rẫy, đốt phá làng mạc, nhà cửa để đồng bào hết chỗ nương tựa, từ bỏ ý định trở về núi rừng Trong lúc kẻ thù điên cuồng đàn áp, dồn dân xuống núi,bằng đủ mọi hình thức lùng sục cán bộ cách mạng Thì chị em phụ nữ Raglai, nhất là những chị em đã từng hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chị em là cán bộ Hội vẫn một lòng tin theo Đảng, theo Bác Hồ Mặc dù cuộc sống còn khó
khăn nhiều bề nạn đói, thiếu muối, vải xảy ra thường xuyên nhưng các mẹ, các chị vẫn dành cho cán bộ từng hạt muối, củ mỳ để cán
Trang 35bộ có thể bám trụ được với núi rừng Vì chị em biết cán bộ người miền xuôi không quen cảnh thiếu muối
Chính chị em là những người hoạt tích động tích cực nhất trong phong trào chống dồn dần xuống núi Được cán bộ cách mạng hướng dẫn, tuyên truyền các chị em khi bị địch bất học lốp “tố cộng
”thì tìm đủ mọi cácg khổng đi, hoặc có đển thì theo con trẻ, bày cho các cháu khóc la inh ỏi khiến cho bọn địch chẳng khai thác được gì Hay để hạn chế việc lùng sục của địch trong thôn ấp, chị em giả vở giăng bùa ngãi trước làng, trước nhà lừa kẻ địch trong làng có người bệnh, kiêng kị không vào được Địch bất đồng bào làm cạc, ép đồng bào xuông núi thì chị em cứ thống nhất lí lẽ: “Người Thượng chúng tôi trên rừng núi này qua khác, quen cái nắng cái gió rồi, quen làm rẫy bằng cây rựa, cây ní, xuông đồng bằng không quen cái nắng, cái gió dưới đó, không quen làm ruộng như người Kinh, xuống đó không sống nổi chịu thôi, không đi đẩu, xin chính phủ cho ở núi thôi”.[3; tr.275]
Đồng thời chị em rất nghiêm túc thực hiện khẩu hiệu : không biết; không nghe; không thấy khi bị địch bắt đi tìm cán bộ Chị Chamalé Thị Dí (Phước Kháng) là một tấm gương điển hình, chị được giao nhiệm vụ làm liên lạc giữa cán bộ cách mạng với đồng
bào khu tập trung trốn về Bọn biệt kích bắt chị dẫn chứng đến nơi
có cán bộ trú ẩn, chỉ dẫn bọn chúng đến một vực thẳm và dõng dạc tuyên bố: “Đây lầ chỗ ở của cán bộ tao” rồi chị nhảy xuống vực chấp nhận cái chết, đế bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng, Chính tấm gương hi sinh anh dũng của chị đã gây xúc động, tạo nên sự căm thù giặc Mỹ sâu sắc trong đồng bào cũng như phụ nữ Raglai, nhiều cuộc đấu tranh nổ ra sau này là mội điều minh chứng cho tinh thần căm thù giặc Nhiều chị em dẫu trong khó khăn vẫn giữ thông
Trang 36suốt đường dây liên lạc giữa cán bộ, đảng viên và đồng bào, vẫn nuôi giấu cán bộ…tiêu biểu là bà Kadá Thị Bình ở Phước Đại
Chị em nào bị địch dồn xuống các khu tập trung thì tích cực tuyên truyền cho đổng bào hiểu để đấu tranh đòi về đi núi rừng Còn các chị em vẫn bám rẫy, bám làng thì tích cực tăng gia sản xuất, cất
giấu lương thực, muối vải cho đồng bào các khu tập trung Chị em
còn ra sức tham gia bố phòng chống địch lên càn, dồn dân
Nhờ những hoạt động tích cực đó của chị em đã hạn chế và Gầm chần địch đi càn, tạo điểu kiện cho nhiều đồng bào trốn vào rừng, cán bộ cách mạng kịp thời rút vào an tòan Đồng bào nào bị dồn xuống núi cũng yên tâm vì nhà cửa, nương rẫy đã có người sửa sang, coi sóc Chính nhờ những hoạt động tích cực trên của chị em phụ nữ Raglai đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như vật chất cho cuộc nổi dậy khởi nghĩa phá kìm kẹp của đồng bào và chị em sau này
Sau một thời gian ra sức dồn dân, địch cũng dồn được một
số lượng lớn đồng bào, trong đó có rất nhiều chị em phụ nữ xuống các khu tập trung Khi đền được đồng bào xuống các khu tập trung, chúng ra sức kiểm soát, ngăn chặn không cho đồng bào trốn về núi Để xóa đi tư tưởng cách mạng trong đồng bào, địch bắt đồng bào học “tố cộng”, bắt li khai và tập hợp con em đồng bào
để thành lập lực lượng thanh niên cộng hòa làm nhiệm vụ tuần tra canh gác “dùng đồng bào để kiểm soát đồng bào”
Cuộc sống của đồng bào ở các khu tập trung quả là địa ngục, khí hậu nóng nực, ăn ở chật chội, dịch bệnh tràn lan, không có thuốc men chữa trị Bên cạnh đó, đồng bào còn bị bọn đại diện đánh đập, bớt xén tiêu chuẩn khi cấp phát Đã vậy địch còn bắt đồng bào lao động không công cho chúng, từ người già, phụ nữ có con nhỏ,
Trang 37trẻ em chúng đều bắt đi cuốc đất, cuốc gò khai hoang trồng trọt cho chúng Bọn địch đã lộ rõ bản chất dã man của chúng khi cùng nhau đổ nước mắm vào mũi một cháu bé 3 tháng tuổi năm ở nhà khi
mẹ nó đi cuốc gò , đến khi cháu bé tắt thở chúng mới thôi Nạn hãm hiếp phụ nữ diễn ra thường xuyên, cuộc sống tủi nhục, cực khổ đã làm cho đồng bào ngày càng căm ghét Mỹ-Diệm, hừng hực khí thế phá ấp về núi Nhưng bọn địch ngày càng ra sức kiểm soát gắt gao hòng dập tắt ý định đó của đồng bào Tuy nhiên sự kiểm soát gắt gao của chúng chỉ càng làm cho chị em và đồng bào thêm nung náu lòng căm thù, sẵn sàng cho một cuộc khởi nghĩa để được trở về với rừng núi thân yêu
Hiểu được tâm tư của đồng bào, một số chị em phụ nữ được cán bộ hướng dân, đã cùng với nhiều đồng bào xuống kêu kiện ở quận An Phước, tố cáo tội ác bọn công an, mật vụ Chị Chamalé Thị
Ba đã mạnh dạn tố cáo tội ác của chúng, yêu cầu cho đồng bào đi về xóm cũ, hái rau xanh, thu hoạch bắp lúa về sử dụng và ở lại 1 -2 đêm ngoài rừng cho đỡ nhớ Với những lí lẽ hợp lí cuộc đấu tranh
do chị Chamalé Thị Ba dẫn đầu đã khiến quận trưởng , đến tỉnh trưởng Ninh Thuận phải xoa dịu tình hình, chúng đã cho xe chở lá
đu đủ về phát cho đông bào
Bên cạnh đó, chị em trong các khu tập trung vận động một số binh lính không nên làm khổ đồng bào mình Chị em còn tập trung
muối, vải, gạo đưa cho một số thanh niên lẻn trốn vào rừng đưa cho cán bộ cất giữ Trong thời gian bọn địch huy động đồng bào vào rừng chặt cây về củng cố ranh rào nhà cửa khu tập trung, chị em đã tuyên truyền cho đồng bào tìm cách trốn tránh không đi, hoặc có đi
thì lo đào củ mang về, hoặc tranh thủ thời gian trốn về núi Ở khu tập trung Tâm Ngân, địch muốn biến vùng đất này thành một đồn
Trang 38điền trồng dâu và trồng đay nhằm bóc lột nhân công rẻ mạt thấy rõ được âm mưu nham hiểm đó, chị em đã luộc chín hạt đay để gieo, hạt giống không nảy mầm được Chỗ nào cây mọc khi làm cỏ, chị
em nhóm gốc, bẻ đọt làm cho cầy héo dần rồi chết Địch đưa đàn trâu Thái Lan về để đồng bào sản xuất làm lợi cho chúng, thì chị em vận động đồng bào lùa vào rừng cho uống nước đậu cút trắng, trâu quặn ruột dần chết mòn Sợ địch làm căng thẳng, và được cán bộ phổ biến chị em đã tự giác xin giống về trồng, thực hiện những quy định của trại tập trung để che mắt địch
Những hình thức đấu tranh đó đã góp phần tạo nên nhiều khó khăn cho địch, che được mắt chúng, từ đó đồng bào được chị em vận động cứ khi nào thu hoạch mùa màng thì tìm cách cất giấu ở căn
cứ chỉ đem một ít về khu tập trung Vì dù kiểm soát gắt gao nhưng chúng cũng phải cho phép đồng bào về rẫy để sản xuất, thu hoạch, dưới sự giám sát của chúng Lợi dụng việc này nhiều chị em đã liên lạc được với cán bộ cách mạng, và được cán bộ hướng dẫn những chính sách của cách mạng, phương pháp đấu tranh rồi chị em tự tuyên truyền cho nhau, đồng tâm đấu tranh Chị em và đồng bào trong các khu tập trung đã hừng hực lòng căm thù Mỹ - Diệm, lại được sự hướng dẫn của một số cán bộ được cài cắm vào khu tập trung, nên chị em đã sẵn lòng cho một cuộc nổi dậy khởi nghĩa
Sau một thời gian chị em cùng đồng bào kiên nhẫn thực hiện những quy định ở khu tập trung để che mắt địch, làm cho bọn địch nhầm tưởng đồng bào đã yên tâm ở lại khu tập trung, không muốn
về núi nữa, nên chúng có phần buông lỏng quản lí Cộng với bức xúc lúc này ở khu tập trung khí hậu nóng bức xảy ra bệnh dịch tả làm chết hàng trăm người, việc chôn cất lại thiếu cẩn thận gây ô nhiễm mất vệ sinh, dịch bệnh lan tràn khắp nơi, đồng bào hoang
Trang 39mang lo sợ Huyện uỷ Bác Ái quyết định cho đồng bào bác ái phá khu tập trung bung về núi Chị Chamalé Thị Lực cùng với một số chị em trung kiên khác được sự hướng dẫn của cấp trên bí mật trà trộn vào khu tập trung, tuyên truyền chủ trương cấp trên đồng bào hiếu, hướng dẫn cho đồng bào cất trữ lương thực, muối vải mang về núi; đồng thời chị em còn vận động những binh lính có cảm tỉnh với cách mạng, nói cho họ hiểu những chính sách của Đảng
Đầu năm 1960 phong trào đấu tranh cách mạng của quân dân huyện Bác Ái thu nhiêu thắng lợi trên tất cả các mặt như: Đánh địch chống càn, tăng gia sản xuất, xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức
bố phồng xung quanh bản làng nương rẫy thì nghị quyết 15 cửa trung ương Đảng đến với quân dân Bác Ái Nghị quyết chi rõ phương thức đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, cho phép diệt ác trừ gian để giữ vững phong trào
Lúc này, Ninh Thuận tiếp nhận đoàn cán bộ ở miền Bắc vào do đồng chí Nguyễn Thúc Khôi dẫn đầu.Đến giữa năm 1960, Tỉnh ủy Ninh Thuận được củng cố và bầu ra các vị trí chủ chốt
Về lực lượng vũ trang, giữa năm 1960, Ninh Thuận đã có một trung đội bao gồm người Việt và các dân tộc thiểu số trên địa bàn
Ở căn cứ Bác Ái, Anh Dũng đều có lực lượng vũ trang địa phương,
ở đồng bằng,mỗi địa bàn đều có tổ vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Vùng ủy và vũ trang diệt ác
Tháng 5/1960, Liên tỉnh 3 quyết định hợp nhất huyện Bác Ái với 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa để thành lập khu căn cứ Ái Vĩnh Sơn
Cuối tháng 5/1960, Liên tỉnh 3 có chủ trương mở đợt tấn công quân sự vào các khu tập trung đưa dân về căn cứ và hỗ trợ phong trào dấu tranh chính trị ở đồng bằng
Trang 40Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, nhân dân Bác Ái, Anh Dũng cùng với lực lượng liên tỉnh 3, đồng loạt tấn công đánh địch khắp mọi nơi
Trận mở màn vào tối ngày 28/8/1960 rạng ngày 29/8/1960, thực hiện chủ trương Liên tỉnh, lực lượng đại đội 120 phối hợp với
du kích địa phương tấn công đồn Tàlú, Ma Ty, bọn địch bị tiêu diệt đồn bị hạ, đồng bào nổi dậy phá khu tập trung bung về rẫy làm ăn Đồn Đầu Suối bị du kích ta bao vây địch hoảng sợ tháo chạy, một số đầu hàng giao nộp vũ khí cho Cách mạng
Đồn Tà Lú, Ma Ty bị ta tiêu diệt, đã có tác động đến nhiều khu tập trung khác, quân địch ở các đồn khác bắt đầu tỏ ra lo sợ Tại đồn Đầu Suối, quân dân xã Phước Chiến dùng vũ khí thô sơ bao vây đánh đồn làm cho quân địch mất ăn mất ngủ, không còn tinh thần chiến đấu Đến ngày 29/8/1960, quân địch ở đồn Đầu Suối đã khiếp
sợ bỏ đồn rút chạy Ở khu tập trung Đồng Dày, đồng chí Pi Năng Thạnh chỉ huy đội du kích mật phối hợp với lực lượng vũ trang huyện cùng nhân dân nổi dậy phá khu tập trung, làm cho 2 trung đội dân vệ có trang bị vũ khí hiện địa phải bỏ chạy, hơn 1200 đồng bào trở về núi rừng Tiếp đó, các khu tập trung ở huyện Bác Ái như Ma Trai, Ruộng dân .nhân dân cũng đồng loạt nổi dậy phá khu tập trung trở về làng cũ
Đến tháng 9/1960 căn cứ Bác Ái từ miền Đông đến miền Tây hoàn toàn giải phóng, đi vào đấu tranh bất hạp pháp với địch Bác
Ái trở thành huyện đầu tiên được giải phóng ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Đây là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp Cách mạng không chỉ của huyện nhà, tỉnh Ninh Thuận mà còn của cả cách mạng vùng Nam Trung Bộ
Phấn khởi vui mừng trước cảnh quê hương được giải phóng,