Phụ nữ Ninh Thuận trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ ninh thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

2.3.Phụ nữ Ninh Thuận trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)

cho đến trấn áp bằng vũ lực, về cơ bản địch cũng đã “bình định” được vùng đồng bằng. Nhưng vùng miền núi Ninh Thuận dù còn hơi xa tầm tay của địch nhưng chúng cũng ra sức tìm ra “trăm phương ngàn kế” để “nhổ sạch cỏ cộng sản” ở vùng đất căn cứ cách mạng của ta.

Trong gian khó, hiểm nguy nhân dân Bác Ái hiện lên như một “mầm xanh” cách mạng thách thức với sự dã man, tàn bạo của kẻ địch. Chị em và đồng bào cùng cán bộ cách mạng nơi đây cùng với sự giúp đỡ của chị em và nhân dân toàn tỉnh đã làm nên một kì tích thật sự trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Ninh Thuận.

Trên vùng căn cứ Bác Ái, âm mưu của địch muốn bóp chết phong trào cách mạng ngay từ đầu. Nhưng do sức có hạn và còn phải lo tập trung đánh phá ở đồng bằng. Đầu năm 1955, địch sử dụng một số thương lái đưa lên bảo dân lập hội tề, chúng bắt dân chụp hình làm cạc (thẻ căn cước), nhằm qua đó nắm dân. Bọn thương lái cùng với nhiều phần tử có tham gia kháng chiến trước đây phản bội cách mạng,tuyên truyền, dụ dỗ đồng bào với luận điệu : “cụ Ngô rât thương đồng bào dân tộc, muôn đồng bào xuống đồng bằng sinh sống để có điều kiện giúp đỡ đồng bào làm ăn”…nhưng kẻ địch đều thất bại. Đồng bào và chị em phần đông vẫn rất tin tưởng vào cách mạng, vào Bác Hồ.

Nhìn chung hai năm 1955 – 1956, trên vùng căn cứ vẫn được yên ổn, nhân dân vẫn tăng gia sản xuất, khai thác lâm sản đem xuống đồng bằng mua muối vải về dự trữ. Huyện Bác Ái vốn là căn cứ quan trọng của cách mạng Ninh Thuận từ thời kháng chiến chống Pháp. Và là “cái gai” trong mắt kẻ địch nhưng chưa nhổ được. Huyện Bác Ái lúc này về mặt hành chính được thành lập gồm 15 xã: Đoàn kết, Phước Kháng, Phước Trung, Phước Chiến, Phước Thành,

Phước Thắng, Phước Đại, Phước Tiến,Phước Bình, Phước Hòa, Phước Chính, Phước Lâm, Phước Trường, Phước Nghĩa và Phước Lợi. Đồng chí Nguyễn Huề được giao nhiệm vụ làm bí thư huyện ủy. Lúc này, tổ chức hội phụ nữ bất đầu được kiện toàn, củng cố đế thích ứng với tình hình cách mạng.

Đầu năm 1957, Mỹ - Diệm tiến hành chiến dịch tố cộng đợt 3 ở đồng bằng và chúng bắt đẩu thực hiện chiến dịch “Thượng du vận” nhằm đánh phá lên rừng núi, càn quét dồn đồng bào miền núi về khu tạp trung ổ đồng bằng, biển vùng căn cứ Bác A i t r d -thành vừng trắng khổng sốn sự sống. Đe lực lượng cách mạng không còn chỗ dựa, để chứng dễ bề tiêu diệt. Địch đã dùng chính sách khủng bố tàn bạo, nhằm quết sạch lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng.

Tháng 4/1957, cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng tổ chức tại Bác Ái đã quán triệt nghị quyết của Khu ủy Khu V, về việc chuyển cản bộ ra hợp pháp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống dồn dân lập ấp. Hội nghị đã xác định cách mạng miền Nam còn phải kiên trì lãnh đạo và trải qua nhiều hi sinh gian khổ vì kẻ thù không thực hiện hiệp định Giơnevơ, chúng trắng trợn đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ta và thực hiên âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.

Chấp hành nghị quyết của trên, một số đồng chí chuyển về căn cứ Bác Ái. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, mặc dù cán bộ, đảng viên cùng đoàn thể nhân dân ở vùng đồng bằng đã quyết tâm bám trụ giằng co với địch. Nhưng lực lượng của ta quá ít lại đương đầu với đội quân thiện chiến với vũ khi hiện đại, tối tân, nên phong trào cách mạng bị lắng xuống một thời gian dài. Sau khi thực hiện nghị quyết của khu ủy khu V, cơ quan huyện ủy trên toàn tỉnh

được kiện toàn lại.

Tại căn cứ Bác Ái, thực hiện nghị quyết của Khu ủy, chuyển cán bộ ra hợp pháp, huyện đã chuẩn bị cho một số đồng chí ra hoạt động hợp pháp nhưng sau đó có nhiều khó khăn nên ở lại hoạt động.Do vậy cán bộ đảng viên khó tiếp xúc với đồng bào gây ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh chung.

Tháng 7/1957, Tổng Phát quận quận An Phước cứ đại diện củng với lính bảo an lên căn cứ Bác Ai bắt đại diện xã tập trung đồng bào chúng tuyên truyền: “chính phủ rất thương đồng bào muốn giúp đỡ cho đồng bào muối vải và lương thực”.Địch bảo đồng bào lên rừng chặt cây về làm khu tập trung, tổ chức những cuộc hành quân càn quét, ép buộc đồng bào học chính, sách “tố cộng” theo phương châm: ”ai biết ít nói ít, ai biết nhiều nói nhiều,ai không tố giác Việt cộng là phản q u ố c đ ồ n g thời tiến hành tìm nòng cốt trong tầng lớp trên để gây dựng cơ sở cho chúng. Địch ra sức kiểm soát mọi hoạt động đi lại của đồng bào, cấm đồng bào không được tụ họp bàn tán, đi đêm phải đốt đuốc, đêm không được ở lại n g ò a i rẫy...

Trong khi đó do cán bộ phải hoại động bí mật nên không nắm được dân, còn kẻ địch lại trắng trợn dùng mọi cách để dồn dân bằng các hoạt động vũ trang đến dụ dỗ, lừa mị... Mối liên lạc giữa cán bộ cách mạng và đồng bào bị đứt đoạn, quần chúng mất phương hướng.

Trong suy nghĩ của đồng bào xuất hiện tư tưởng cầu an:”theo chế độ Quốc gia hay theo bộ đội cụ Hồ”. Lợi dụng tình hình trên địch ra sức tuyên truyền:” cán bộ cách mạng đã bỏ đồng hào lập kết ra Bắc; đồng bào không theo Quốc gia sẽ bị bỏ t ù ” đ ồ n g bào muốn tự do đi lại phải làm cạc, nếu không làm cạc

là dân cậu sẽ bị bỏ tù . Sau một thời gian kiên trì dụ dỗ, dọa nạt, địch chỉ dồn được số ít đồng bào xuống đồng bằng chủ yếu là họ hàng các đầu lớn – những người có thế lực trong cộng đồng. Đến tháng 8/1957 địch dùng vũ lực ép buộc đồng vùng Phước chiến, Phước Kháng về trại tập trung Đồng Dầy, Brâu... chúng chủ yếu dồn được người già, phụ nữ và trẻ em.

Không từ bỏ âm mưu dồn dân xuống đồng bằng, đến giữa năm 1958 địch đem quân lên càn thôn Đầu Suối – Phước Chiến. Thanh niên đánh mỏ báo động đồng bào trốn vào hang núi. Dùng vũ lực không thành, địch nhanh chóng chuyến sang kế hoạch mị dân: “Hôm nay chính phủ Quốc gia lên gặp đồng bào, thăm hỏi xem nguyện vọng đồng bào muốn ở lại núi hay về các khu tập trung, nếu đa số đồng bào muốn lại thì cán bộ cho ở lại làm ăn”. Đồng bào đang trốn trong hang núi nghe vậy lũ lượt kéo nhau ra trình diện,đưa nguyện vọng của mình liền bị địch mặt dùng súng cưỡng chế dồn về khu tập trung. Do quá bất ngờ đồng bà0 không kịp trở tay. Bằng trò lừa mị kết hợp với vũ lực, địch đã dồn được một số lượng lớn đồng bào xuống các khu tập trung Cà rôm, râu, Đồng dày, Tầm Ngân, Suôi Luối...

Cùng với việc dồn dân, địch cồn chặt phá hoa màu, nương rẫy, đốt phá làng mạc, nhà cửa để đồng bào hết chỗ nương tựa, từ bỏ ý định trở về núi rừng. Trong lúc kẻ thù điên cuồng đàn áp, dồn dân xuống núi,bằng đủ mọi hình thức lùng sục cán bộ cách mạng. Thì chị em phụ nữ Raglai, nhất là những chị em đã từng hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chị em là cán bộ Hội.... vẫn một lòng tin theo Đảng, theo Bác Hồ. Mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhiều bề nạn đói, thiếu muối, vải... xảy ra thường xuyên nhưng các mẹ, các chị vẫn dành cho cán bộ từng hạt muối, củ mỳ ... để cán

bộ có thể bám trụ được với núi rừng. Vì chị em biết cán bộ người miền xuôi không quen cảnh thiếu muối.

Chính chị em là những người hoạt tích động tích cực nhất trong phong trào chống dồn dần xuống núi. Được cán bộ cách mạng hướng dẫn, tuyên truyền các chị em khi bị địch bất học lốp “tố cộng ”thì tìm đủ mọi cácg khổng đi, hoặc có đển thì theo con trẻ, bày cho các cháu khóc la inh ỏi khiến cho bọn địch chẳng khai thác được gì. Hay để hạn chế việc lùng sục của địch trong thôn ấp, chị em giả vở giăng bùa ngãi trước làng, trước nhà lừa kẻ địch trong làng có người bệnh, kiêng kị không vào được. Địch bất đồng bào làm cạc, ép đồng bào xuông núi thì chị em cứ thống nhất lí lẽ: “Người Thượng chúng tôi trên rừng núi này qua khác, quen cái nắng cái gió rồi, quen làm rẫy bằng cây rựa, cây ní, xuông đồng bằng không quen cái nắng, cái gió dưới đó, không quen làm ruộng như người Kinh, xuống đó không sống nổi chịu thôi, không đi đẩu, xin chính phủ cho ở núi thôi”.[3; tr.275]

Đồng thời chị em rất nghiêm túc thực hiện khẩu hiệu : không biết; không nghe; không thấy khi bị địch bắt đi tìm cán bộ. Chị Chamalé Thị Dí (Phước Kháng) là một tấm gương điển hình, chị được giao nhiệm vụ làm liên lạc giữa cán bộ cách mạng với đồng bào khu tập trung trốn về. Bọn biệt kích bắt chị dẫn chứng đến nơi có cán bộ trú ẩn, chỉ dẫn bọn chúng đến một vực thẳm và dõng dạc tuyên bố: “Đây lầ chỗ ở của cán bộ tao” rồi chị nhảy xuống vực chấp nhận cái chết, đế bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng, Chính tấm gương hi sinh anh dũng của chị đã gây xúc động, tạo nên sự căm thù giặc Mỹ sâu sắc trong đồng bào cũng như phụ nữ Raglai, nhiều cuộc đấu tranh nổ ra sau này là mội điều minh chứng cho tinh thần căm thù giặc. Nhiều chị em dẫu trong khó khăn vẫn giữ thông

suốt đường dây liên lạc giữa cán bộ, đảng viên và đồng bào, vẫn nuôi giấu cán bộ…tiêu biểu là bà Kadá Thị Bình ở Phước Đại.

Chị em nào bị địch dồn xuống các khu tập trung thì tích cực tuyên truyền cho đổng bào hiểu để đấu tranh đòi về đi núi rừng. Còn các chị em vẫn bám rẫy, bám làng thì tích cực tăng gia sản xuất, cất giấu lương thực, muối vải cho đồng bào các khu tập trung. Chị em còn ra sức tham gia bố phòng chống địch lên càn, dồn dân.

Nhờ những hoạt động tích cực đó của chị em đã hạn chế và Gầm chần địch đi càn, tạo điểu kiện cho nhiều đồng bào trốn vào rừng, cán bộ cách mạng kịp thời rút vào an tòan. Đồng bào nào bị dồn xuống núi cũng yên tâm vì nhà cửa, nương rẫy đã có người sửa sang, coi sóc. Chính nhờ những hoạt động tích cực trên của chị em phụ nữ Raglai đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như vật chất cho cuộc nổi dậy khởi nghĩa phá kìm kẹp của đồng bào và chị em sau này.

Sau một thời gian ra sức dồn dân, địch cũng dồn được một số lượng lớn đồng bào, trong đó có rất nhiều chị em phụ nữ xuống các khu tập trung. Khi đền được đồng bào xuống các khu tập trung, chúng ra sức kiểm soát, ngăn chặn không cho đồng bào trốn về núi. Để xóa đi tư tưởng cách mạng trong đồng bào, địch bắt đồng bào học “tố cộng”, bắt li khai và tập hợp con em đồng bào để thành lập lực lượng thanh niên cộng hòa làm nhiệm vụ tuần tra canh gác “dùng đồng bào để kiểm soát đồng bào”.

Cuộc sống của đồng bào ở các khu tập trung quả là địa ngục, khí hậu nóng nực, ăn ở chật chội, dịch bệnh tràn lan, không có thuốc men chữa trị. Bên cạnh đó, đồng bào còn bị bọn đại diện đánh đập, bớt xén tiêu chuẩn khi cấp phát. Đã vậy địch còn bắt đồng bào lao động không công cho chúng, từ người già, phụ nữ có con nhỏ,

trẻ em... chúng đều bắt đi cuốc đất, cuốc gò khai hoang trồng trọt cho chúng. Bọn địch đã lộ rõ bản chất dã man của chúng khi cùng nhau đổ nước mắm vào mũi một cháu bé 3 tháng tuổi năm ở nhà khi mẹ nó đi cuốc gò , đến khi cháu bé tắt thở chúng mới thôi. Nạn hãm hiếp phụ nữ diễn ra thường xuyên, cuộc sống tủi nhục, cực khổ đã làm cho đồng bào ngày càng căm ghét Mỹ-Diệm, hừng hực khí thế phá ấp về núi. Nhưng bọn địch ngày càng ra sức kiểm soát gắt gao hòng dập tắt ý định đó của đồng bào. Tuy nhiên sự kiểm soát gắt gao của chúng chỉ càng làm cho chị em và đồng bào thêm nung náu lòng căm thù, sẵn sàng cho một cuộc khởi nghĩa để được trở về với rừng núi thân yêu.

Hiểu được tâm tư của đồng bào, một số chị em phụ nữ được cán bộ hướng dân, đã cùng với nhiều đồng bào xuống kêu kiện ở quận An Phước, tố cáo tội ác bọn công an, mật vụ. Chị Chamalé Thị Ba đã mạnh dạn tố cáo tội ác của chúng, yêu cầu cho đồng bào đi về xóm cũ, hái rau xanh, thu hoạch bắp lúa về sử dụng và ở lại 1 -2 đêm ngoài rừng cho đỡ nhớ... Với những lí lẽ hợp lí cuộc đấu tranh do chị Chamalé Thị Ba dẫn đầu đã khiến quận trưởng , đến tỉnh trưởng Ninh Thuận phải xoa dịu tình hình, chúng đã cho xe chở lá đu đủ về phát cho đông bào.

Bên cạnh đó, chị em trong các khu tập trung vận động một số binh lính không nên làm khổ đồng bào mình. Chị em còn tập trung muối, vải, gạo... đưa cho một số thanh niên lẻn trốn vào rừng đưa cho cán bộ cất giữ. Trong thời gian bọn địch huy động đồng bào vào rừng chặt cây về củng cố ranh rào nhà cửa khu tập trung, chị em đã tuyên truyền cho đồng bào tìm cách trốn tránh không đi, hoặc có đi thì lo đào củ mang về, hoặc tranh thủ thời gian trốn về núi. Ở khu tập trung Tâm Ngân, địch muốn biến vùng đất này thành một đồn

điền trồng dâu và trồng đay nhằm bóc lột nhân công rẻ mạt. thấy rõ được âm mưu nham hiểm đó, chị em đã luộc chín hạt đay để gieo, hạt giống không nảy mầm được. Chỗ nào cây mọc khi làm cỏ, chị em nhóm gốc, bẻ đọt làm cho cầy héo dần rồi chết. Địch đưa đàn trâu Thái Lan về để đồng bào sản xuất làm lợi cho chúng, thì chị em vận động đồng bào lùa vào rừng cho uống nước đậu cút trắng, trâu quặn ruột dần chết mòn. Sợ địch làm căng thẳng, và được cán bộ phổ biến chị em đã tự giác xin giống về trồng, thực hiện những quy định của trại tập trung để che mắt địch.

Những hình thức đấu tranh đó đã góp phần tạo nên nhiều khó khăn cho địch, che được mắt chúng, từ đó đồng bào được chị em vận động cứ khi nào thu hoạch mùa màng thì tìm cách cất giấu ở căn cứ chỉ đem một ít về khu tập trung. Vì dù kiểm soát gắt gao nhưng chúng cũng phải cho phép đồng bào về rẫy để sản xuất, thu hoạch, dưới sự giám sát của chúng. Lợi dụng việc này nhiều chị em đã liên lạc được với cán bộ cách mạng, và được cán bộ hướng dẫn những chính sách của cách mạng, phương pháp đấu tranh rồi chị em tự tuyên truyền cho nhau, đồng tâm đấu tranh. Chị em và đồng bào trong các khu tập trung đã hừng hực lòng căm thù Mỹ - Diệm, lại được sự hướng dẫn của một số cán bộ được cài cắm vào khu tập trung, nên chị em đã sẵn lòng cho một cuộc nổi dậy khởi nghĩa.

Sau một thời gian chị em cùng đồng bào kiên nhẫn thực hiện những quy định ở khu tập trung để che mắt địch, làm cho bọn địch nhầm tưởng đồng bào đã yên tâm ở lại khu tập trung, không muốn về núi nữa, nên chúng có phần buông lỏng quản lí. Cộng với bức xúc lúc này ở khu tập trung khí hậu nóng bức xảy ra bệnh dịch tả làm chết hàng trăm người, việc chôn cất lại thiếu cẩn thận gây ô

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ ninh thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 30)