6. Bố cục của luận văn
3.2.2. Giai đoạn 1969 – 1975
Bước sang năm 1969, hầu hết các mặt hoạt động quân sự, chính trị, binh vận của ta ở Ninh Thuận đều tăng cường rõ rệt.Những hoạt động đấu tranh chính trị, binh vận của chị em được tổ chức chặt chẽ và quyết liệt hơn.
Tiêu biểu là phong trào đấu tranh chống ấp lập chiến lược của đồng bào các thôn Thương Diêm, Lạc nghiệp (Ninh Phước)…kéo dài suốt mấy tháng. Nhiều nơi khác ở nông thôn và cả trong thị xã Phan Rang chị em hăng hái tham gia tuyên truyền, bàn tán Mỹ sẽ thua, ta sẽ thắng, đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình, Mỹ rút nước, lật đổ Thiệu - Kỳ - Hương và đòi quyền dân sinh dân chủ. Chị em còn vận động nhiều gia đình binh sĩ viết thư trực tiếp kêu gọi chồng con em bỏ ngũ về nhà, chị em cùng đồng bào tiến đến gần các nơi có lính đứng canh để vận động, làm cho binh lính dao động về tinh thần. Những hoạt động trên rất phổ biến ở các nơi như: Thương Diêm, Lạc Nghiệp, Lạc Tân, Long Bình (Ninh Phước), Sơn Hải, Vinh Trường, Hòa Thủy (Ninh Hải), Mỹ Hiệp, Đô Vinh (Phan
Rang).
Ngoài ra, ở một số nơi phong trào nổi lên khá quyết liệt như: tại Trung tâm huấn luyện nghĩa quân Phú Nhuận (An Phước) bị D480 và bộ đội địa phương tấn công, quân sự kết hợp với binh vận làm cho một số bỏ chạy, số không chạy được bị ta bắt ra tuyên truyền giáo dục chính sách rồi thả về.
Ở thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, địch thường cho bọn quân cảnh cùng với cảnh sát dã chiến bao vây lục soát từng nhà, bắt thanh niên đi lính và vào phòng vệ dân sự. Mỗi khi địch đến bắt lính chị em tổ chức lực lượng đến bao vây, giải thoát cho thanh niên bị bắt lính. Hoặc tập hợp lực lượng kéo lên tỉnh, quận đấu tranh đòi thả chồng, con,em của họ ra.Năm 1969 có cuộc đấu tranh của đông đảo những người là gia đình, họ hàng của những thanh niên bị bắt lính chị em xông vào cản xe, níu kéo thanh niên bị tòng quân lại và kết quả tạo điều kiện cho hơn 200 thanh niên chạy trốn.
Một sự kiện gây rúng động dư luận vào tháng 8/1969, bọn lính Nam Triều đóng ở gần Cà Đú đã làm nhục và sát hại các ni cô chùa Linh Sơn. Hành động phi nhân tính ấy của chúng đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong quần chúng. Hàng ngàn chị em cùng đồng bào thôn Dư Khánh, Văn Sơn, Nhơn Sơn, Tri Thủy, Phan Rang – Tháp Chàm cùng các tăng ni, phật tử ở Nha Trang, Sài Gòn, Huế cùng về chùa Linh Sơn tham gia đấu tranh. Đoàn biểu tình đã lôi cuốn học sinh, công chức, binh lính ngụy tham gia. Cuộc đấu tranh không còn mang tính chất tôn giáo, mà đã mang một nội dung chính trị rõ rệt. Cuộc biểu tình đã tạo nên khí thế cách mạng sôi động trong toàn tỉnh. Lực lượng cảnh sát địch đã đến hòng giải tán đoàn biểu tình nhưng trước khí thế đấu tranh của chị em và đồng bào địch phải nhường bộ. Tên tỉnh trưởng phải xin lỗi nhà chùa.
Bước sang năm 1970,nhất là những năm 1971, 1972, thực hiện nghị quyết của Đại hội phụ nữ tỉnh, chị em phụ nữ toàn tỉnh từ miền núi đến đồng bằng và thị xã ra sức đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận kết hợp với hoạt động quân sự.
Trong hoạt động đấu tranh chính trị nhờ biết cách phối hợp với các lực lượng trong năm 1970, chị em đã thực hiện thành công 183 đợt vận động ở 36 thôn xóm, tuyên truyền giáo dục cho hơn 2317 quần chúng. [30; tr167] Chị em vẫn hăng hái tổ chức hàng trăm cuộc đấu tranh chống khủng bố bắn phá, rào làng, bắt lính, đòi quyền lợi, đòi bung ra sản xuất làm ăn. Có nhiều địa bàn tiêu biểu cho phong trào đấu tranh trên như: Thương Diêm, Lạc Nghiệp, Từ Tâm, Thành Tín, Phước Lập, Ba Tháp, Phương Cựu...
Trên đà thắng lợi, bước sang năm 1971, chị em phối hợp với lực lượng tự vệ của ta đã tiến hành 164 đợt vận động ở 35 thôn xóm, trong đó chị em nhiều lần tiến hành ở thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, đã tuyên truyền cho hơn 8310 đồng bào. Được chị em thuộc hội phụ nữ cắm cơ sở vận động tuyên truyền chị em cùng nhân dân thôn Khánh Nhơn, Mỹ Tường đấu tranh đã đấu tranh chống địch phá ruộng lấy đất làm đường phục vụ chiến tranh. Theo đó, quần chúng cũng rầm rộ đấu tranh đòi bung ra làm ăn. Nổi bật nhất trong hoạt động đấu tranh này là các địa bàn: Ba tháp, Phương Cựu, Thương Diêm, Lạc Nghiệp, Lạc Nghiệp, Vụ Bổn, La Chữ...
Trong nửa đầu năm 1972, các hoạt động tuyên truyền vẫn được chị em duy trì mặc dù địch ráo riết khủng bố,kết quả của những đợt tuyên truyền không mệt mỏi của chị em là có hơn 17 thôn xóm tham gia đấu tranh chính trị, chống bắt người vô cớ. Dưới sự chỉ đạo của cán bộ cơ sở, chị em đã tổ chức từng đoàn người từ 50 đến hơn 200 người kiên trì kéo lên tỉnh quận đấu tranh chống bắt lính. [30;
tr167]
Cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972 của ta giành thắng lợi, buộc chính phủ Mỹ và chính quyền miền Nam Việt Nam phải chấp nhận bản Hiệp dịnh do phía ta đưa ra. Hiệp định Pari được kí kết chưa bao lâu,thì Mỹ - Ngụy lại lật lọng. Năm 1973, địch đã trắng trợn phá hoại Hiệp định bằng hàng loạt hành động ngang ngược bất chấp luật định. Trước tình hình đó, Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận hướng dẫn các địa phương phát huy tận dụng pháp lý của hiệp định, đẩy mạnh tấn công 3 mũi.
Chị em hăng hái trong hoạt động đấu tranh, chính trị và binh vận khi địch lật lọng hiệp định. Các tổ chức cơ sở hội phụ nữ ra sức bám thôn xóm, ruộng rẫy tuyên truyền tuyên truyền giáo dục cho hàng ngàn lượt quần chúng, trong đó có hàng trăm phòng vệ dân sự, lính đào ngũ...làm dao động tinh thần, tư tưởng ngụy quân, ngụy quyền, tạo điều kiện tiến hành công tác binh vận làm đào rã ngũ hàng trăm binh sĩ, nhiều dân vệ, phòng vệ dân sự ở các thôn miền núi: Xóm Bằng, Bà Râu, Ma Trai, Mỹ Hiệp và Cà Dập; và các thôn ở đồng bằng như: Thương Diêm, Lạc Nghiệp, Sơn Hải, Ba Tháp, Phương Cựu...Khi chị em cùng cán bộ tuyên truyền phổ biến về Hiệp định đều tỏ ra hết sức hào hứng, hoan nghênh.
Bước sang năm 1974, địch vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch “bình định”, “lấn chiếm”, liên tiếp thi hành những chính sách phát xít ở vùng chúng kiểm soát. Trước tình hình trên và dựa vào chủ trương của Trung ương Đảng, Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị các địa phương phải đẩy mạnh 3 mũi tấn công địch nhằm tiêu diệt và làm tan rã nhiều sinh lực địch, nhất là bọn kìm kẹp ở địa phương tạo thế quần nổi dậy đấu tranh chính trị và binh vận thực hiện công nông binh liên hiệp, nhiều mức độ như binh lính cùng với nhân dân bung
ra làm ăn, cùng với nhân dân đấu tranh giành quyền lợi ...Qua phong trào quần chúng mà phát động binh sĩ địch chống hành quân càn quét lấn chiếm, chống bắt lính, đòi được về quê làm ăn...
Theo báo cáo của văn phòng Tỉnh ủy, các địa phương đơn vị tích cực xây dựng được 173 cơ sở binh vận trong đó có 73 cơ sở trong phòng vệ dân sự, 28 cơ sở trong dân vệ và 6 cơ sở trong tề. [3;tr 400]. Phong trào binh vận có chuyển biến tiến bộ cả ở nông thôn, thị trấn, thị xã,cơ sở binh vận và quần chúng cách mạng biết tận dụng Hiệp định, chính sách binh vận 10 điểm và khẩu hiểu trung tâm để tuyên truyền vận động gia đình và binh sĩ ngụy hưởng ứng hòa bình đình chiến...
Bước sang năm 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng xác nhận tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có nhiều chuyển biến, thế và lực mới của cách mạng thể hiện ở nhiều mặt. Bộ chính trị chủ trương tranh thủ thuận lợi chuẩn bị để tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam càng nhanh càng tốt. Thi hành chủ trương của Bộ chính trị, Ban Thường vụ Khu ủy Khu 6 chỉ thị cho các tỉnh ủy, các cấp, các ngành, các lực lượng xác định mùa khô năm 1974 – 1975 là thời điểm tấn công địch, đánh bại một bước kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch...chuẩn bị cho cho năm 1975 giành thắng lợi.
Chấp hành nhiệm vụ của Khu ủy, quân và dân toàn tỉnh phát huy thắng lợi đã đạt được, tận dụng thắng lợi của chiến trường chính đang chiến thắng, hăng hái triển khai vừa chuẩn bị, vừa hoạt động đánh bọn “bình định lấn chiếm”, tiêu diệt tiêu hao sinh lực địch, giành thế làm chủ ở nhiều thôn xóm. Nhất là khi quân và dân khu VI giải phóng tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức; quân và dân toàn tỉnh đã hăng hái tiến công địch, giải phóng các thôn xã dọc hai bên
đường 11 từ đèo Krông Pha xuống đèo Cậu, thực hiện nối liền vùng căn cứ hai huyện Bác Ái và Anh Dũng. Ở các huyện đồng bằng, được lực lượng vũ trang hỗ trợ, quần chúng nổi dậy phá kèm giành quyền làm chủ đại bộ phận nông thôn, hầu hết dân vệ, phòng vệ dân sự và bộ máy ngụy quyền thôn xã nghe tiếng gọi của cách mạng đều bỏ nhiệm sở, giải tán, giao nộp vũ khí. Ở những nơi có lực lượng vũ trang hỗ trợ, chị em cùng đồng bào hăng hái tuyên truyền, vận động binh lính bỏ vũ khí hướng về cách mạng.
Tóm lại, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của tỉnh nhà, chị em phụ nữ luôn là lực lượng hăng hái đi dầu trong hoạt động đấu tranh chính trị và binh vận. Những đóng góp của chị em trong lĩnh vực hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn.
Từ những đóng góp ấy của chị em phụ nữ tỉnh Ninh Thuận,có thể rút ra một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm quý giá như: Thứ nhất,Tỉnh ủy luôn luôn giáo dục làm quán triệt sâu sắc toàn diện về ý nghĩa, nội dung công tác chính trị và binh vận là một trong 3 mũi tiến công chiến lược trong suốt cuộc kháng chiến, có tác dụng góp phần làm suy yếu tan rã binh lính địch về tư tưởng Thứ hai, Tỉnh ủy có chính sách binh vận đúng đắn, chính nghĩa thể hiện lòng nhân đạo bao dung và được phổ biến sâu rộng trong binh lính địch. Chính sách binh vận 10 điểm của Ủy ban mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là một minh chứng điển hình.
Thứ ba, công tác chính trị, binh vận trở thành nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tham gia với ý thức trách nhiệm cao.
Thứ tư, Có phương pháp vận động đúng đắn với từng dối tượng, hoàn cảnh và tình huống.