6. Bố cục của luận văn
3.3. Phụ nữ Ninh Thuận tích cực chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu
đấu.
Có lẽ, khi nói đến đóng góp của chị em phụ nữ Ninh Thuận trong việc chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu là phải kể đến phong trào đi dân công phục vụ kháng chiến của chị em. Đây là một phong trào vô cùng quan trọng góp phần tạo nên nhũng thắng lợi ở chiến trường. Hàng trăm chị em đã mạnh dạn thoát ly khỏi gia đình, thay phiên nhau đi tải đạn, vận chuyển lương thực, đi lấy muối đưa vào chiến trường. Từng đoàn chị em nối nhau vượt qua bao núi cao vưc sâu, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, muỗi rùng, vắt, thú dữ, bệnh tật, đói rét luôn rình rập họ.Vì các chị em “ chân yếu tay mền” nên phải đi cùng đoàn có nam giới để còn tương trợ nhau. Nhưng vì nạn
“thiếu vải” ở căn cứ mà nhiều chị em phải mặc quần áo rách. Do đó các chị em không thể đi cùng với nam giới nên họ đã quyết
định thành lập một đoàn đi riêng, dù rất khó khăn nhưng không có chị em nào nao núng tinh thần. Chính lòng căm thù giặc mỹ của chị em, lòng tin vào Đảng, vào Bác Hồ đã giúp chị em có nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách. Không chỉ hoạt động trong huyện, trong tỉnh, đoàn dân công còn đi phục vụ ở các tỉnh lân cận như Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai, Phước Long.... Nhiều chị em còn tham gia vào đơn vị vận chuyển H50 - một đơn vị hoạt động có tiến vang ở chiến trường khu I nói riêng và toàn miền Nam nói c h u n g .
Sự tồn tại và ngày càng lớn mạnh của căn cứ Bác Ái là cái gai trong mắt kẻ thù. Vì vậy chúng luôn tìm cách tiêu diệt, xóa bỏ căn cứ này. Tính từ năm 1961 đến nấm 1963, địch đã tổ chức 13 cuộc đi quét qui mô lớn có phi pháo yểm trợ đánh vào Bác Ai. Trọng điểm của cuộc càn quét đó là trận đánh vào căn cứ Phước Bình ngày
10/8/1961. Đây là trận đánh để lại nhiều tiếng vang của quân dân du kích Bác Ái nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Pi Năng Tắc chị em du kích cùng nhiều đồng bào đã tham gia tích cực và đã tạo nên một chiến thắng vang dội, làm kẻ thù khiếp vía, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho đồng bào, mà nó còn có tác dụng quan trọng làm cho tinh thần và ý chí của binh lính địch hoang mang và lo sợ. Làm cho lực lượng của ta ngày càng trưởng thành qua khói lửa chiến tranh, sau một trận càn giành thắng ỉợi, ý chí quyết tâm của quân dân Bác Ái nói riêng, Ninh Thuận lại càng cao.
Không từ bỏ âm mưu xóa sổ căn cứ Bác Ái, tháng 8/1964 địch sử dụng một trung đoàn tiến công đánh phá vào Suối Khô. Kẻ thù thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch, giết sạch, phá sạch”. Trước lúc địch càn quét chúng cho bắn phi pháo dọn đường, tiếp đỏ địch cho bộ binh ồ ạt tấn công vào những mục tiêu đã định trước.
Để chống lại cuộc càn này, nhân dân Bác Ái Đông, trong đó có một lực lượng chị em du kích, và nhiều chị em khác cùng sự hỗ trợ của chị em các huyện lân cận đã tham gia tích cực vào công tác chống càn, do biết cách dựa vào tuyến bố phòng hầm chông, bẫy đá, mang cung ... kết hợp với súng đạn dàn thành thế trận bao vây tiêu diệt địch nên đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch và thu nhiều vũ khí các loại gây cho địch tư tưởng khiếp sợ khi nghĩ đến hầm chông bẫy đá do chị em cùng đồng bào dày công cài cắm. Một tên địch khiếp sợ nói rằng: “Lần đó không chỉ có nhân dân đánh chúng tôi, mà cả cây rừng bẫy đá hầm chông đều đánh chúng tôi”.[3, tr 345]
Cũng xuất phát từ yêu cầu thực tế của cách mạng, đầu năm 1963 tỉnh ủy chỉ đạo,căn cứ Bác Ái chia thành hai huyện Bác Ái
Đông do đồng chí Võ Đình Ninh làm bí thư, huyên Bác Ái Tây do đồng chí Võ Viết Hằng làm bí thư, Chị Pinăng Thị Tình làm ủy viên ban chấp hành huyện ủy.
Không chỉ đánh địch chống càn trên căn cứ, quân dân Bác Ái cũng toàn tỉnh còn tổ chức lực lượng tiến ra phía trước mở rộng phong trào xuống vùng giáp ranh nhằm tiêu hao sinh lực địch, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh ở đồng bằng. Đầu năm 1964 huyện ủy Bác Ái Đông thành lập hãi đội công tác do đồng chí Tám Thiết phụ trách chung, một đội hoạt động từ Brâu đến Suối Đá và một đội hoại động từ Trại Láng - Cà Rôm - Mỹ Thạnh, các đội hoạt động trên được chị em và đồng bào tại chỗ giúp đỡ nhiệt tinh.
Có thể nói, trong giai đoạn chông chiến lược chống chiến tranh đặc biệt của Mĩ - Ngụy, chị em phụ nữ toàn tỉnh nói chung và Raglai nói riêng đã có những đóng góp vô cùng to lớn. Thắng lợi của phụ nữ Ninh Thuận không chỉ góp phần bảo toàn và phát triển căn cứ Bác Ai mà còn góp phần cho những thắng lợi trong tỉnh và chiến trường miền Nam.
Với lòng dũng cảm và quyết tâm đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược của chị em cùng với sự hỗ trợ của chị em toàn tỉnh. Chúng ta tin tưởng rằng kẻ thù dù có âm mưu nham hiểm, xảo quyệt đến đâu có thay đổi nhiều chiến lược chiến tranh đi nữa thì chúng cũng sẽ thất bại vì không chỉ có lực lượng vũ trang mà toàn dân đều tham gia đánh giặc. Trong đó ch em phụ nữ là lực lượn tham gia tích cực, anh dũng.
Đầu năm 1965, khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, Mĩ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí, phượng tiện chiến tranh hiện đại, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Mĩ chuyển
sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đế quốc Mĩ muôn nhanh chóng lấy miền Đông Nam Bộ. làm chiến thắng chủ yếu để thực hiện “chiến lược tìm hiểu” và bình định ở đồng bằng sông cửu Long, củng cố Ngụy quyền và ngăn chặn hành lang biến giới, đường biển của ta.
Sau khi đưa quân chiếm đóng một số nơi ở miền Nam, ngày 24/8/1 965, Mĩ đưa đến Ninh Thuận 900 lính kĩ thuật vầ lính chiến đấu. Đầu tháng 12/1965, Mĩ lại đưa 800 lính về làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ sân bay Thành Sơn, ống dẫn dầu từ cảng hậu cần Ninh Chữ về sân bay và một sổ” vị trí trọng yếu khác[30; tr175]. Đầu năm 1966, chúng đưa tiếp về Ninh Thuận E.44, E.73 thuộc sư đoàn Bạch Mã lính Nam Triều- Tiển. Địch ra sức xây dựng đồn bốt dọc đường 11 nhằm hình thành thể bao vây, phòng thủ rộng để bảo vệ hậu cứ của chúng, vừa- khống chế, đánh phá căn cứ Bác Ái. Âm mưu của Mĩ lá muốn biển căn cứ Bác Ái thành vùng trắng không còn sự sống. Từ đầu năm 1966, Mĩ đã cho phi pháo bắn phá suốt ngày để ra vùng Bác Ái. Có tháng địch cho máy bay bắn phá 30 ngày đêm liên tục. Trong điểm là thôn Rã Trên (thuộc xã Phước Trung ) cơ gần 200 đồng bào mà phải chịu đựng 300 quả bom nổ, 303 quả bom cháy, trên 1000 quả bom bi và hàng ngân quả đạn pháo[4; tr105].
Không chỉ ném bom đánh phá, địch còn dùng chất hóa học rải xuống núi rừng Bác Ái nhằm hủy diệt môi trường sinh thái nơi đây. Nứi rừng Bác Ái suôt ngày đêm chìm trong khói lửa mịt mùng.
Đảng bộ và quân dân huyện Bác Ái với sự hủy diệt ghê gớm và kẻ thù gây ra. Lúc này huyện ủy BÁc Ái cùng ban cán sự đường 11 vừa phải lo củng cố các cấp lãnh đạo từ huyện đến xã; đồng thời làm công tác tư tưởng cho cán bộ và đồng bào không sợ Mĩ và quyết
tâm đánh Mĩ cũng như ra sức xây dựng bộ phò ng, tổ chức lành xã chiê n đẩu..
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ Cách mạng trong tình hình mới từ 1966 trên vùng căn cứ Bác Ái Đông, Bác Ái Tây tiến hành phân chia lại các xã:xã Phước Lâm tách thêm Phước Châu, Phước Kháng và Phước Kỳ, xã Phước Trung tách thêm xã Phước Lợi; xã Phước Chiến tách thêm Phước Sơn, Phước Thắng tách thêm Phước Hà, Phước Hải, xã Phước Tiến tách thêm Phước Hùng,Phước Cường; xã Phước Tân tách thêm Phước Lập; xã Phước Bình tách thêm Phước Năng; xã Phước Hòa tách thêm Phước Gia và xã Phước Đại tách thêm Phước Du.
Lúc nầy Bác Ái qồm: Bác Ái Đông và Bác Ái Tây. về phần Bác Ái Đông, chị Chamalế Thị Hường làm hội trưởng hội phụ nữ và chị Chamalé Thị Lực làm Chủ tịch Mặt trận huyện. Còn ở Bác Á i T ây chị PiNăng Thị Tình làm hội trưởng hội phụ nữ.
Những năm bước vào chiến lược “chiến tranh cục bộ ”, các tổ chức hội và phong trào phụ nữ cũng được chú trọng phát triển cho phủ hợp với hoàn cảnh, tình hình rađi. Cuối năm 1965, tỉnh Ninh Thuận thành lập Ban phụ vận và đến tháng 11/1969, Đại hội bầu Ban chấp hành Hội phụ nữ giải phóng tỉnh. Có sự chỉ đạo của Tỉnh hội, phong trào phụ nữ được phát triển mạnh cả về tổ chức và phong trào. Vì tổ chức hội đã phát triển hơn cả về chất và lượng nên tiêu chuẩn để trở thành hội viên phải dựa vào tiểu chuẩn 5 tốt:
• Đoàn kết đấu tranh chính trị
• Bám đất giữ làng, lao động sản xuất
• R èn luyện đạo đức
• Xây dựng Hội vững mạnh
Một thực tế lúc này là đồng bào bắt đầu xuất hiện tư tưởng hoang mang, sợ địch cứ trốn vào hang không đi sản xuất, không đi sửa các tuyến bố phòng bị hỏng. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do đồng bà o cho rằng cố làm thì địch cũng phá hết, không có cách gì để chống lại pháo và máy bay của địch được. Tình hình trên kéo dài làm cho sản xuất đình đôn, công tác bố phòng bị buông lỏng. Trước tình hình đó, được sự phổ biến của cấp trên, các chị em trong Hội phụ nữ ra sức tuyên truyền, vân động cho đồng bầo hiểu rõ tác dụng của việc đào hầm tránh bom, phải bám rẫy, bám làng thì mới cố cái ẩn, rađi đánh được Mĩ ... Sau một thời gian kiên trì vận động, đồng bào đã nghe và tin vào việc đào hầm. Phong trào đào hầm trú ẩn được phát triển rầm rộ, nhiều sáng kiến đào hầm được vận dụng, mà tiểu biểu là hầm chữ A rất chắc chắn. Nhờ việc đào hầm, đồng bào đã yên tâm sản xuẩt. Củng cố sản xuất, công tác bố phòng chống địch càng được đẩy mạnh hơn. Củng cố đánh du kích, chị em du kích, cũng nhiệt tình xông xáo từ việc cải tiến, thay đổi vũ khí thô sơ đến việc đào công sự dựa theo mé núi đến các hướng địch có thể đi càn quét qua. Chị em luôn sẵn sàng tiếp tế chông, cung, bẫy đấ đến những điểm đã định để luồn theo cổng sự bố phòng ngay sau khi địch dứt ném bom, pháo đế bộ binh tiến lên. Ớ trên những khu vực đồi trông, nhứng nơi địch đô’ quân đều bị chị em bổ phồng cấc loại chông, mìn. Khi địch địch đổ bộ xuống, chị em bám sát hướng địch bắn tỉa làm cho địch hết sức hoang mang.
Củng cố việc bố phòng theo lối truyền thống, để kịp thời thích ứng với tình hình mới, phong trào tập bắn máy bay đã được huyện ủy phát động. Chị em đã nhiệt tình tham gia sôi nối với việc tham
gia đào hầm, xây dựng công sự, tiếp tế động viên các anh em du kích bắn máy bay. Ngoài ra, một số chị em còn trực tiếp phục kích để bắn hạ máy bay địch trong đó điển hình là chị Thép, chị Bui, chị Cay. Mặc dù nhiệm vụ chính của các chị là ỉàm chị nuôi nhưng với lòng căm thù bọn Mĩ, vào những khi nghỉ trưa, cấc chị đã tranh thủ phục kích máy bay cũng góp phần bấn hạ được máy bay địch.
Chiến tranh cáng ác liệt thì nhu cầu lương thực cho chiến trưởng ngày càng nhiều hơn và viếc lao động sản xuất càng được đẩy mạnh, với tình hình địch ngày đêm bắn phá khu căn cứ, việc sản xuất hết sức khó khăn và nguy hiểm. Nhưng chị em vẫn quyết íẩm vượt lển mọi khố khăn, gian khổ thậm chí hi sinh đế tửng ngày từng tăng gia sản xuất vơi tinh thân “tất cả vì tiền tuyến”. Các phong trào vần công, hợp tác lao động đựơc đẩy mạnh. Lúc này chị em phụ nữ là lực lượng chính trong mặt trận sản xuất.
Nhưng Mĩ -Ngụy với dã tâm xóa sổ căn cứ Bác Ái đã không ngừng bắn phá suốt ngày đêm, rải chất độc hóa học. Hễ phát hiện được đâu có rẫy là chúng tập trung bắn phá, hòng ngăn chặn chị em sản xuất tăng gia. Ngay cả đối với những rẫy còn non, địch cũng bắn phá bằng bom Napan làm cho cây cháy nham nhở khiến cây con không thề phục hồi được. Chị em vừa mất công trồng nay lại thêm công nhô’ bỏ trồng cây đi. Địch còn tranh thủ ném bom vào những rẫy vừa dọn sạch vào mùa mưa để chị em không ra trĩa lúa, trĩa bắp, trồng mì được.
Khó khăn là vậy nhưng không thể khuất phục được quyết tâm bám rẫy của chị em. Quyết tâm đó được thể hiện trong việc chị em liên tục ngày đểm bám rẫy bất kể nắng mưa, đào hẩm ngay trong rẫy. Chị em dùng lá cây ngụy trang quanh mình như chiến sĩ ngoà i mặt trận. Chị em tổ chức đổi công, vần công cho nhau, vận động
cùng nhau vào tổ chức hợp tác lao động. Nhờ vậy, nhà nào cũng có lương thực và gửi ra tiền tuyến. Tinh thần sản xuất của chị em phụ nữ Raglai được thế hiện trong Bức thư của một cán bộ gửi cho chồng : “Anh ạ ! Cái thằng Mĩ nó ác lắm, nó không cho đồng bào mình làm rẫy để bị đói, đế không làm cách mạng được. Rẩy nhà mình ngứa mặt về hướng sân bay, cái con mất nó ngó thấy, nó bắn phá liên tục vào rẫy, cách khoảng hút hết Bửa tấu thuôc lại ban. Nhưng cái thằng Mĩ đâu có chặn được. Anh biết không! Chị em n à o cứng đào hầm ngay sau rẫy,núp trong hầm vữa dứt tiếng pháo lại bung ra trỉa, lầm cả, áng chừng nó sắp bắt lại xuống hầm. Cứ thế rồi cái rẫy cũng trỉa xong anh ạ ! Chắc đến khi cấi ray củ a mình bấp, lúa, mì lển xanh tổ máy bay nó bay qua nó thấy tức cái bụng lấm phải không anh. [ 4; tr. 171]
Mặc dù chiến tranh khắc liệt nhưng chị em tiếp tục duy trì phong trào học chữ văn nghệ. Dù khó khăn, chị em vẫn cố gắng học chữ, tập văn nghệ, vệ sinh phòng bệnh.Những đêm văn nghệ ca ngợi chiến công của bộ đội địa phương, của các anh chị dân quân du kích chống càn, gan dạ, mưu trí, ca ngợi chị em phụ nữ sản x uất giỏi, đi dân quán ... Với tinh thần “tiếng hát át tiếng bom” , tất cả các xã đều có đội văn nghệ phục vụ đồng bào sau những ngày lao động cực nhọc. Chị em thanh niên là lực lương nòng côt t r o n g p h o n g t r à o n à y .
Bên cạnh phong trào văn nghệ, phong trào học chữ cũng không kém phần sôi nổi. Nhìn chung, ỏ mỗi xã đều tổ chức trường cho thanh niên đến học tập theo tửng đợt. Ớ huyện Bác Ái, có chị Chamaié Thị Vinh làm uỷ viên ban chấp hành chi đoàn vừa làm công tác đoàn vừa làm giáo viên dạy chữ cho đồng bào.
Ban y tế chăm lo công tác chăm lo và chữa bệnh cho nhân dần. Nó thế hiện được sự quan tâm của Đảng bộ huyện đốì với đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào.Đây cũng chính là một trong những nguyên nhắn dẫn tới sự thắng lợi của phong trào phụ nữ nơi