Giai đoạn 1961 – 1968:

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ ninh thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 50 - 56)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.Giai đoạn 1961 – 1968:

Không chỉ là lực lượng hăng hái trong hoạt động xây dựng căn cứ vững mạnh mà chị em phụ nữ còn là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh vận.

Trong hoàn cảnh lịch sử mới, cùng với nhiệm vụ mới chị em phụ nữ toàn tỉnh thật sự bước vào một mặt trận mới đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy vinh dự, tự hào. Trong cuộc chiến giữa xây và phá ấp chiến lược ác liệt, dai dẳng, chị em phụ nữ đã thể hiện mình là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh chính trị và binh vận.

Để công tác binh vận hiệu quả trong thời kỳ mới, Tỉnh ủy đã triệu tập hội nghị mở rộng kiểm điểm đánh giá tình hình và đề ra những chủ trương công tác cho thời gian tới. Tỉnh ủy nhận định: + Đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt chống phá kế hoạch bình định, chống phá quốc sách ấp chiến lược, chống càn quét bảo vệ căn cứ

+ Tăng cường củng cố xây dựng căn cứ về mọi mặt, kiên quyết đánh bại mọi cuộc càn quét lớn nhỏ của địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất, tiếp tục mở rộng diện làm chủ và xây dựng cơ sở, mở

rộng phong trào vào thị xã .

+ Ra sức vận động thanh niên chống bắt lính, thoát ly tòng quân, vận động binh lính địch đào rã ngũ, án binh bất động...

Trên địa bàn toàn tỉnh, địch ra sức củng cố và phát triển xây dựng lực lượng bảo an thành hệt thống hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, địch còn tổ chức lực lượng bán vũ trang, bắt thanh niên tập quân sự, trangg bị vũ khí để canh gác tại chỗ và làm lực lượng hậu bị cho quân đội ngụy. Đồng thời tiến hành càn quét gom dân lập ấp chiến lược đối phó với ta quyết liệt.

Đối phó với tình hình trên, ta thực hiện đấu tranh 2 chân 3 mũi. Đến năm 1963, trên toàn tỉnh có rất nhiều thôn xã đã thành lập tổ chức binh vận, chị em tham gia rất đông và tích cực. Nhiều nơi hoạt động rất hiệu quả như: Phước Dinh (Ninh Phước) cơ sơ đã vận động đông đảo đồng bào ra đấu tranh với địch, đòi được tự do đi lại, buôn bán. Qua nhiều ngày kiên trì đấu tranh cuối cùng tên đồn trưởng cũng phải chấp nhận yêu sách của bà con. Một địa phương khác cũng tiêu biểu trong hoạt động đấu tranh là Phước Thiện (Ninh Phước), địch dùng súng cối bắn vào thôn Từ Thiện làm chết một bé gái. Dưới sự chỉ huy của chi bộ, chị em đã vận động đồng bào tổ chức biểu tình với hàng trăm đồng bào tham dự, đoàn biểu tình đã khiêng thi thể em bé đến đồn, quận đòi bồi thường. Trước sự dấu tranh mạnh mẽ của đồng bào. Tên đồn trưởng đã phải xin lỗi và trị tội tên lính bắn chết em bé. Chị em còn vận động được một số tên làm tay sai cho địch trở về với gia đình.

Ở các địa bàn người Chăm ở huyện Ninh Phước như : Hoài Trung, Đá Trắng, Hậu Sanh, Hữu Đức...phòng vệ dân sự không cho đồng bào vào rừng chặt củi. Ban đêm địch giăng dây thép và gài mìn dọc ngang khắp nẻo đường buộc nhân dân ban đêm phải ở nhà,

khi có Việt Cộng vào phải đánh mõ báo tin...Ở Hữu Đức một số chị em trong lúc đi lại đã bị dây thép móc rách quần áo, nhân cơ hội đó, tổ chức đã vận động chị em cùng đồng bào, lôi kéo cả những gia đình dân vệ, tranh thủ các cả sư tìm cách lôi kéo bọn tề vệ bằng nhiều hình thức.

Ở Phước Hải, chị em vận động thanh niên trong làng không đi lính ngụy bỏ ra rẫy trốn, nếu bị bắt đi lính cũng không gây tội ác, tranh thủ mang súng đạn về nộp cho cách mạng.

Cuối năm 1964 – 1965, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp Hội phụ nữ, chị em đã liên tục tấn công địch trên mặt trận binh vận kết hợp chặt chẽ với lực lượng du kích bên trong. Trọng tâm của công tác binh vận lúc này trong thời gian này là ra sức tuyên truyền giáo dục những gia đình binh lính địch, tề, ngụy, kêu gọi chồng con em trả súng đào rã ngũ trở về làm ăn, khi giao chiến thì bỏ chạy hoặc quay súng bắn lại...Đồng thời móc nối xây dựng cơ sở nội tuyến trong đồn bót, trong dân vệ, phòng vệ dân sự diệt ác.

Tình hình đấu tranh của quần chúng ở các xã Thuận Dinh, Thuận Diêm, Thuận Tâm (Ninh Hải) từ cuối năm 1964 đến 1965 rất sôi nổi, khiến bọn tề ngụy hoang mang lo sợ. Trước khí thế đó, tổ binh vận của Ninh Hải thường xuyên tổ chức cho chị em cơ sở vận động lính ngụy. Cơ sở binh vận ở đây có tổ chức khá chặt chẽ, địch ở vùng này có âm mưu gì, thì trước đó vài ngày cơ sở đã báo cho ta biết.

Từ giữa năm 1965, nhằm cứu vãn sự thất bại của chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược chiến tranh mới bằng việc điều động một lực lượng binh lính hùng hậu và một khối lượng khổng lồ vũ khí, phương tiện hỗ trợ chiến tranh vào miền Nam Việt Nam.

Tình hình cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi chị em phải có hoạt động có tổ chức chặt chẽ hơn. Nắm được tình hình trên và để phát huy tối đa sức mạnh của lực lượng phu nữ, tỉnh ủy đã từng bước hình thành tổ chức lãnh đạo của phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở. Cuối năm 1965, tỉnh ủy thành lập Ban Dân Binh Vận, đồng chí Đặng Thị Thu làm công tác phụ vận. Mặc dù, ở cấp huyện lúc này chưa Ban chấp hành phụ nữ cấp huyện nhưng có cán bộ phụ nữ tham gia các đội công tác, hoặc xuống các xã, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy. Hầu hết đội ngũ cán bộ phụ nữ có mặt hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh. Ở huyện Thuận Nam có các đồng chí: Tư Nen, Liên, Hồng, Hoa và chị Sẳng. Ở huyện An Phước có các đồng chí: Thu, Nhụy và chị Trương. Ở huyện Thuận Bắc có các đồng chí: Năm Tuất. Ở huyện Bác Ái có các đồng chí: Chamalé Thị Lực, Chamalé Thị Hường và huyện Anh Dũng có đồng chí La Thị Nguyệt. Ngoài ra, ban cán sự phụ nữ ở cấp xã cũng được tăng cường và củng cố. Trong suốt cuộc kháng chiến, nhất là giai đoạn (1965 – 1968) tỉnh ủy Ninh Thuận rất tin tưởng giao nhiệm vụ cho chị em và tăng cường cho công tác giáo dục động viên mọi chị em phụ nữ trong toàn tỉnh đoàn kết với mọi tầng lớp nhân dân hướng về cách mạng, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi khẩu hiệu: “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.

Được quân Mỹ và chư hầu yểm trợ, chính quyền tay sai đã huy động một lực lượng lớn ngụy quân ra sức bình định nông thôn, đẩy mạnh càn quét đánh phá các ấp làm chủ và tranh chấp của ta nhằm lập lại ấp chiến lược.

Ngày 25/11/1965 địch sử dụng một tiểu đoàn có xe tăng yểm trợ càn quét vào Sơn Hải thuộc địa phận huyện Ninh Hải. Lúc này chị em đã tập hợp lực lượng đông đảo và mạnh dạn đấu tranh chính

trị với địch. Sau đó, địch vẫn tiếp tục càn quét, chị em ở Sơn Hải, Vĩnh Trường từ thiện rầm rộ kéo xuống tỉnh đấu tranh.

Sau nhiều lần càn quét, địch vẫn không thể dập tắt được lò lửa cách mạng ở Sơn Hải, Vĩnh Trường, Từ Thiện không những thế tinh thần cách mạng của nơi này còn lan rộng ra khắp nơi trong địa bàn tỉnh.

Hưởng ứng tinh thần cách mạng của chị em Sơn Hải, Vĩnh Trường, Từ Thiện. Chị em ở những nơi khác như: Từ Tâm, Hòa Thủy, Phước Lập, La Chữ, Hậu Sanh, Thương Diêm, Lạc Nghiệp...chị em cũng mạnh dạn đấu tranh chính trị với địch, tạo nên làn sóng đấu tranh chính trị mạnh mẽ rộng khắp trong vùng, gây nhiều khó khăn cho địch.

Ở địa bàn Thuận Bắc, chị em cũng hăng hái phối hợp với các đội công tác đấu tranh trực diện với địch. Chị em phá rào, bung ra làm ăn tự do. Vừa lo tăng gia sản xuất ủng hộ cách mạng vừa ra sức đấu tranh chống bắt lính, đòi dân sinh, dân chủ. Điển hình cho tinh thần đấu tranh ấy là trường hợp của chị Nguyễn Thị Hỉnh ở thôn Phương Cựu, xã Phương Hải đã dũng cảm vào nhà tên xã trưởng để vận động tài chính ủng hộ cách mạng, nhiều lần bị bắt, lao tù nhưng chỉ vẫn hăng hái hoạt động.

Được lực lượng 610 hỗ trợ. Chị em ở các ấp Đá Trắng, Thái Dao, Hoài Trung, Bình Chữ đã nổi dậy đấu tranh chính trị, binh vận, phá ấp chiến lược, làm lỏng thế kìm kẹp của địch. Chị Đặng Thị Nhung thuộc đội công tác xã Phước Thái là một tấm gương điển hình trên mặt trận đấu tranh chính trị, binh vận. Chị cùng chị em trong xã hăng hái bám ấp, đột ấp, vũ trang tuyên truyền gây cơ sở, cùng nhân dân bung ra làm ăn, phá lỏng thế kìm kẹp của địch.

nơi trong tỉnh, những hoạt động sôi nổi của chị em nông thôn, vùng biển đã gây nhiều ảnh hưởng tới chị em ở thị xã, thôi thúc chị em vùng lên đấu tranh. Chị em cơ sở chính trị của ta trong thị xã đã chỉ đạo chị em đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, xây dựng cơ sở ở phường Đô Vinh.

Trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp của chị em,nhằm tăng cường và củng cố công tác Hội phụ nữ,giữa năm 1968, tỉnh ủy Ninh Thuận chỉ định Ban phụ vận tăng cường thêm một số chị em cốt cán.

Song song với phong trào đấu tranh chính trị, chị em còn hăng hái trong phong trào vận động thanh niên thoát li, đấu tranh chống bắt lính, vận động binh lính địch bỏ ngũ trở về với cách mạng. Vừa đấu tranh chống bắt lính vừa vận động binh lính ngụy bỏ ngũ trở về thật sự là một cuộc đấu tranh lâu dài, dai dẳng và cũng không kém phần ác liệt, cam go.

Tiêu biểu cho phong trào binh vận phải kể đến chị em phụ nữ huyện Ninh Phước, dù tổ vũ trang chỉ gồm 6 chị em nhưng do biết dựa vào quần chúng, nên chị em đã gây cho địch rất nhiều khó khăn. Chị em vừa trực tiếp đánh địch vừa vận động những gia đình có con đến tuổi đi lính và đã bị bắt đi lính đấu tranh chống bắt lính, đòi trả chồng, con, em về gia đình gây thành một phong trào rộng lớn trong huyện và lan sang cả thị xã.Mặc dù địch thực hiện hàng loạt cuộc bố ráp bắt thanh niên lính, chị em kêu gọi các gia đình có con em bị bắt lính cùng nhiều gia đình khác đổ ra đường ngăn chặn lực lượng bắt lính, những thanh niên bị bắt thì nhân dân chặn xe không cho đưa đi. Nổi bật là vụ việc, địch bắt 20 thanh niên ở Phước Khánh chở về Phan Rang. Chị em phụ nữ Phước Khánh đã theo con em mình qua Phan Rang rồi đến dinh tỉnh trưởng kêu khóc đòi thả con

em được đông đảo chị em ở Phan Rang và cả phế binh tham gia, biến thành cuộc biểu tình chống bắt lính làm náo động cả thị xã. Rồi hàng tuần đều có những cuộc biểu tình chống bắt lính diễn ra đều đặn làm cho địch khó khăn nhiều trong hoạt động bắt lính.

Có thể nói, từ năm 1961 – 1968, chị em từ miền núi đến đồng bằng, đô thị đã kiên cường tấn công địch bằng quân sự, chính trị và binh vận, giải phóng một vùng rộng lớn ở miền núi và giành quyền làm chủ phá lỏng, rã kèm ở một số ấp ở đồng bằng, góp phần cùng toàn Khu đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt” và “ chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ ninh thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 50 - 56)