Một công cụ đo lường hữu hiệu được sử dụng từ lâu trên thế giới là trắc nghiệm trí tuệ, nhằm xác định chỉ số trí thông minh của học sinh, giúp phân loại học sinh để giảng dạy và giáo dục
Trang 1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Mã số: CS99-11
DÙNG ĐO TRÍ THÔNG MINH CHO TRẺ EM
Ch ủ nhiệm đề tài: LÊ THỊ HÂN
Nhóm th ực hiện: - Lý Minh Tiên
- Đỗ Hạnh Nga
- Tr ần Thị Thu Mai
- Hu ỳnh Lâm Anh Chương
TP HỒ CHÍ MINH 2002
Trang 3M ỤC LỤC
M ỤC LỤC 3
Phần I: MỞ ĐẦU 5
I LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI 5
II M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6
III GI Ả THUYẾT NGHIÊN CỨU 7
IV NHI ỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 7
V ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 8
VI GI ỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 8
VII PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU: 8
Ph ần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU 10
I L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 10
II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 12
1 Lý lu ận về trí thông minh (trí tuệ) 12
2 Ngôn ng ữ và năng lực ngôn ngữ của học sinh 16
III TH Ể THỨC NGHIÊN CỨU: 18
1 Ch ọn mẫu: 18
2 D ụng cụ nghiên cứu: 19
3 Cách cho điểm 21
4 Cách x ử lý: 22
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
I K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN MỘT 24
1 K ết quả về bài trắc nghiệm 24
2 K ết quả về câu trắc nghiệm 25
II K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN HAI 35
1 Các thông s ố của bài trắc nghiệm ở hai lần đo 35
2 Phân tích câu tr ắc nghiệm 36
3 So sánh gi ữa các nhóm học sinh 40
4 Các b ảng định chuẩn 46
Trang 4K ẾT LUẬN 60 TÀI LI ỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 63
Trang 5Ph ần I: MỞ ĐẦU
I LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển của xã hội loài người nói chung và sự phát triển tâm lý con người nói riêng không thể tách rời ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện đặc thù của con người để nhận thức thế giới, nhận thức bản thân, để diễn đạt tư tưởng tình cảm,
để giao tiếp hình thành, hiện thực hóa các mối quan hệ và để bồi đắp tâm hồn con người Dưới góc độ là một hiện tượng tâm lý, ngôn ngữ mang tính cá nhân và thể
hiện toàn bộ những đặc điểm của cá nhân ấy như trình độ trí tuệ, văn hóa, đạo đức,
lối sống và thẩm mỹ Trong sự phát triển tâm lý của trẻ em, thì ngôn ngữ một trong
những chỉ số quan trọng Vì thế sự phát triển nhân cách, trong đó có sự phát triển trí tuệ của con người không thể thiếu ngôn ngữ Ngôn ngữ vừa là công cụ của tư duy, vừa là một dạng, một thành phần của trí thông minh Cùng với các mặt giáo
dục, phát triển ngôn ngữ cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay
Trong giáo dục đào tạo, vấn đề đo lường trí thông minh, trong đó có năng lực ngôn ngữ của học sinh đóng vai trò quan trọng Một công cụ đo lường hữu hiệu được sử dụng từ lâu trên thế giới là trắc nghiệm trí tuệ, nhằm xác định chỉ số trí thông minh của học sinh, giúp phân loại học sinh để giảng dạy và giáo dục cá biệt; đồng thời căn cứ vào đó mà tư vấn, hướng học, hướng nghiệp phù hợp Ở tầm vĩ
mô, xác định chỉ số thông minh của học sinh để các nhà quản lý giáo dục hoạch định và điều chỉnh chính sách giáo dục - đào tạo, nhằm hình thành phát triển nhân cách con người Trong giai đoạn đổi mới về giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay,
nền giáo dục đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa là nền giáo đục theo hướng
"chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" Điều đó càng cần thiết phải có quan tâm tới
sản phẩm giáo dục là con người - nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước
Khi sử đụng những trắc nghiệm trí tuệ của nước ngoài cho trẻ em Việt nam,
có rất nhiều vấn đề đặt ra như: các trắc nghiệm ấy có thích hợp với trẻ em Việt Nam hay không, khả năng trí tuệ của trẻ em Việt Nam ra sao, có những khác biệt
Trang 6gì với trẻ em cùng độ tuổi ở các nước khác hay không Để trả lời những câu hỏi
ấy, trong nhiều năm qua đã có nhiều trắc nghiệm của nước ngoài được thử nghiệm trên trẻ em Việt nam và đã thu được những kết quả nhất định
Trong điều kiện nước ta hiện nay chưa xây dựng được những trắc nghiệm như nước ngoài, thì việc học tập và kế thừa những thành tựu về trắc nghiệm đã được chuẩn hóa của thế giới là việc làm cần thiết Tuy nhiên, khi định sử dụng một
trắc nghiệm nào dù đã được chuẩn hóa để đo lường trên trẻ em Việt Nam, thì việc
thử nghiệm nhằm xác định những thông số kỹ thuật nói chung và cải biên theo đặc điểm văn hóa, xã hội, giáo dục của Việt nam; đưa ra bảng định chuẩn phù hợp là công việc nghiêm túc và quan trọng, để trắc nghiệm ấy được sử dụng một cách khoa học và có hiệu quả
Có nhiều trắc nghiệm trí tuệ có thể cải biên và định chuẩn để sử dụng ở Việt Nam, trong đó có trắc nghiệm trí tuệ của Hans Eysenck - mà trắc nghiệm ngôn ngữ
là một thành phần Bộ trắc nghiệm này dựa trên cấu trúc trí tuệ tổng quát, có thể thích hợp cho đo lường khả năng trí tuệ trẻ em Việt Nam Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu "Cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ cửa Hans
Eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại Thành Phố Hồ Chí Mình"
II M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm mục đích:
1 Cải biên trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans Eysenck dành cho trẻ em từ 10 đến
15 tuổi tại Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Xác định các thông số kỹ thuật cần thiết của trắc nghiệm ngôn ngữ cải biên
(độ khó, độ tin cậy, độ phân cách)
3 Tìm hiểu sự khác biệt về điểm số bài trắc nghiệm ngôn ngữ theo độ tuổi, giới tính, loại trường và thành lập bảng định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ dành cho
trẻ em từ 10 đến 15 tuổi
Trang 7III GI Ả THUYẾT NGHIÊN CỨU
1 Trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans Eysenck dành cho trẻ em 10 đến 15 tuổi được cải biên là phù hợp với trẻ em Việt Nam Những thông số kỹ thuật của
một trắc nghiệm như hệ số tin cậy, độ khó của bài trắc nghiệm được bảo đảm khi đo trên trẻ em Việt Nam
2 Có sự khác biệt về điểm bài trắc nghiệm ngôn ngữ giữa các nhóm học sinh xét theo độ tuổi (giữa lớp 6 và lớp 5; giữa lớp 7, lớp 8 và lớp 9)
3 Không có khác biệt về điểm số bài trắc nghiệm giữa nam sinh và nữ sinh trong cùng nhóm tuổi
4 Có sự khác biệt giữa học sinh trường bán công và trường công lập về điểm
số của bài trắc nghiệm
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1 Cải biên trắc nghiệm ngổn ngữ của Hans Eysenck dành cho trẻ em từ 10 đến
15 tuổi, xác định có phù hợp hay không với hoàn cảnh xã hội, văn hóa và trình độ phát triển ngôn ngữ của học sinh Việt Nam
2 Xác định những thông số kỹ thuật cần thiết của bài trắc nghiệm ngôn ngữ như: hệ số tin cậy, các giá trị độ khó của bài trắc nghiệm giữa hai lần đo
3 Xác định độ khó và độ phân cách của câu trắc nghiệm Nhận xét những nhóm câu trong mối quan hệ hai chỉ số này qua hai lần đo
4 Tính các số thống kê căn bản như điểm trung bình, độ lệch tiêu chuẩn qua đó
kiểm chứng các giả thuyết về sự khác biệt điểm số trắc nghiệm ngôn ngữ
giữa các học sinh trong lứa tuổi từ 10 đến 15; giữa nam sinh và nữ sinh trong
hai nhóm tuổi; giữa loại trường công lập và bán công
5 Thiết lập các bảng định chuẩn cho mỗi trắc nghiệm ngôn ngữ dùng trong các nhóm tuổi tính theo toàn thể và theo các biến số : giới tính, lớp học, loại trường
Trang 8V ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
1 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố cấu thành khả năng ngôn ngữ dựa trên
bài trắc nghiệm của Hans Eysenck đã được dịch thuật, cải biên
2 Khách thể nghiên cứu: Là các học sinh trong độ tuổi từ 10 đến 15, tương
ứng với lớp 5 đến lớp 9 trường phổ thông trong địa bàn TP HCM Do đề tài được
thực hiện làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 là thẩm định bài trắc nghiệm đã dịch thuật,
cải biên; giai đoạn 2: định chuẩn theo các nhóm tuổi Khách thể được chọn trong
từng giai đoạn là :
Giai đoạn 1: 222 học sinh chọn từ trường Tiểu học Khai Minh (quận 1) và
trường THCS Cầu Kiệu (quận Phú Nhuận)
Giai đoạn 2: 502 học sinh TP HCM thuộc trường Tiểu học Trương Định (quận 10), trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), trường THCS Đồng
Khởi (quận Tân Bình)
VI GI ỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Trắc nghiệm ngôn ngữ là một trong 5 subtest trong bộ trắc nghiệm trí tuệ của Hans Eysenck, do đó nó có mối liên hệ với bốn trắc nghiệm còn lại Một học sinh
phải thực hiện cả 5 trắc nghiệm mới có đủ điểm số là cơ sở thẩm định các giá trị
của trắc nghiệm cũng như tính thương số trí tuệ Trong điều của một đề tài cấp trường cũng như những đòi hỏi cao của việc thu số liệu, đề tài nghiên cứu chỉ giới
hạn ở học sinh từ 10 đến 15 tuổi tại một số trường Tiểu học và THPTCS nội thành
TP Hồ Chí Minh
VII PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU:
Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài:
1 Tham kh ảo tài liệu: đọc tài liệu có liên quan đến cơ việc cải biên và định
chuẩn trắc nghiệm trí tuệ dành cho tuổi học sinh, trong đó có trắc nghiệm ngôn
ngữ
Trang 92 Phương pháp chuyên gia: trao đổi cùng các chuyên gia trong lĩnh vực
trắc nghiệm và các thầy cô giáo dạy môn Văn, Tiếng Việt phổ thông Tham khảo cách chấm điểm và xử lý thống kê
3 Phương pháp toán thông kê: dùng các số thống kê thông dụng trong trắc
nghiệm như:
- Tính hệ số tin cậy (theo công thức Kuder Richardson)
- Tính độ khó, độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm
- Tính độ khó (tỉ lệ người làm đúng) và độ phân cách từng câu (công thức hệ
số tương quan điểm nhị phân - Rpbis) trên toàn thể mẫu
- Dùng các kiểm nghiệm t (t test), kiểm nghiệm F
- Tính các điểm số tiêu chuẩn : z, thứ hạng bách phân, IQ
Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dùng SYSTAT của công ty SYSTAT Inc (Hoa Kỳ), và chương trình máy tính phục vụ việc phân tích
trắc nghiệm được viết bằng ngôn ngữ lập trình PASCAL do ông Lý Minh Tiên viết
và xử lý theo đề xuất của người nghiên cứu
Trang 10Ph ần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU
I LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trắc nghiệm trí tuệ ra đời vào thế kỷ thứ XIX gắn liền với tên tuổi của một bác sỹ người Pháp - Esquisol Ông là người đầu tiên đề cập đến việc phân loại và giáo dục trẻ chậm khôn, những người thiểu năng về trí tuệ
Một nhà sinh lý học người Anh là Francis Galton với ý muốn đo sự khác biệt
giữa các cá nhân, ông đã đưa ra một trắc nghiệm nhấn mạnh việc đo lường khả
năng giác quan và trí nhớ Theo ông, đặc tính cá nhân là do di truyền và đặc điểm
ấy bao gồm cả năng lực trí tuệ và thể lực
Trước năm 1900, nhà bác học người Mỹ James Mckeen Cattell đã mang nhiều ý tưởng của Galton về Mỹ, ông đã đưa ra hàng chục test và tin rằng chức năng trí tuệ có thể đo được tốt nhất thông qua các trắc nghiệm
Năm 1904, nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet, được giới lãnh đạo nhà trường ở Paris yêu cầu xây dựng một phương pháp để xác định những trẻ em bị tàn
tật về mặt tâm thần mà không thể tiếp thu được theo cách dạy của nhà trường Ông
đã đề xuất một trắc nghiệm phân loạt trí tuệ từ thấp nhất đến cao nhất, xác định
tuổi trí lực của học sinh thông qua điểm số
Từ đó các thang đo trí tuệ lần lượt ra đời Trước hết là thang đo Binet Simon (trắc nghiệm Binet - Simon) Với thang này có thể nhận ra sự khác biệt về
-mức độ trí thông minh hay trì chậm qua những khác biệt so với khả năng trung bình ở một lứa tuổi
Năm 1910 trắc nghiệm Binet - Simon được dịch ra để dùng ở Mỹ Năm 1916
bản dịch đã được sửa đổi lại và các chuẩn mới được xây dựng trên các nhóm mẫu
của trẻ em Mỹ Việc sửa đổi được tiến hành bởi tiến sỹ Lewis Terman ở trường đại
học Stanford, và trắc nghiệm được gọi là trắc nghiệm Stanford - Binet Từ đó bài
trắc nghiệm này đã qua hai lần sửa vào năm 1937 và năm 1960
Trang 11Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hiệp hội Tâm lý học Mỹ xây dưng bài trắc nghiệm để phân loại những người được tuyển, đó là trắc nghiệm Alpha của quân đội (trắc nghiệm cho những người biết chữ); và sau này ra đời một trắc nghiệm không đòi hỏi khả năng đọc hiểu (trắc nghiệm Beta của quân đội)
Trong những năm sau này, một số các trắc nghiệm trí tuệ khác mang tính nhiều mặt và liên hiệp hóa Phải kể đến trắc nghiệm D Wechsler (có từ năm 1939)
Trắc nghiệm này có 2 phần: ngôn ngữ (có 5 trắc nghiệm phụ) và phi ngôn ngữ (có
4 trắc nghiệm phụ) dùng cho 2 độ tuổi trẻ em và người lớn
Hans J Eysenck - nhà Tâm lý học người Anh khá nổi tiếng với lý thuyết phân tích nhân tố về nhân cách Tuy nhiên ông cũng khẳng định những yếu tố nhân cách có liên quan đến khả năng trí tuệ Năm 1996, ông đưa ra bộ trắc nghiệm trí tuệ cho lứa tuổi từ 10 - 15, gồm có 5 tiểu nghiệm là: trắc nghiệm số, trắc nghiệm ngôn
ngữ, trắc nghiệm suy luận trừu tượng, trắc nghiệm tri giác và trắc nghiệm tri giác không gian
Từ ngày xuất hiện trắc nghiệm trí tuệ được thực hành ở rất nhiều nước, nhất
là Tây Âu và Bắc Mỹ
Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã sử dụng một số trắc nghiệm trí thống minh
để tuyển lựa học sinh Nhưng việc sử dụng trắc nghiệm chưa được Việt Nam hóa Trong khoảng 20 năm gần đây, trắc nghiệm trí tuệ đã được sưu tầm, thích nghi hóa
sử dụng trên trẻ em Việt Nam Chúng ta đang học hỏi và huấn luyện những chuyên gia để sử dụng và xây dựng những trắc nghiệm thích hợp với trẻ em Việt Nam
Một số đề tài khoa học ở Miền Nam trong những năm gần đây có sử dụng
trắc nghiệm ngôn ngữ với tư cách là một thành phần của trí tuệ như:
- Đề tài: "Dùng phương pháp trắc nghiệm đo lường một số biểu hiện sự phát
tri ển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ em mẫu giáo nhỡ và lớn tại một số trường
M ầm non ở Thành Phố Hồ Chí Minh''' do ông Đoàn Văn Điều chủ trì
- Đề tài: "Tỉm hiểu mức độ phát triển ngôn ngữ của học sinh cuối bậc Tiểu
học Thị xã Tây Ninh dưới góc độ Tâm lý học thần kinh", luận văn Thạc sỹ của
Nguyễn Thị Bích Phượng, 1988
Trang 12Nhìn chung, còn chưa có nhiều những trắc nghiệm về ngôn ngữ được sử
dụng trên trẻ em Việt Nam Vì vậy việc cải biên định chuẩn những trắc nghiệm nước ngoài về trí tuệ trong đó có ngôn ngữ luôn là việc làm rất cần thiết hiện nay
II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1 Lý lu ận về trí thông minh (trí tuệ)
1.1 Định nghĩa trí thông minh
Trong đời thường không ai xa lạ với từ "thông minh", vì xung quanh ta có
nhiều người thông minh; ai thông minh là được nhiều người quý mến, kính trọng Trong Tâm lý học vấn đề trí thông minh hay trí tuệ thường được tranh luận sôi nổi Ngày nay vấn đề toi thông minh đã trở thành vấn đề liên ngành phức hợp Tuy nhiên bản chất trì thông minh có được làm sáng tỏ mới có thể đo lường được nó
Có nhiều định nghĩa khác nhau về trí thông minh Nhìn chung có 3 loại định
nghĩa:
- Coi thông minh là năng lực học tập những điều mới
- Coi thông minh là năng lực tư duy trừu tượng
- Coi thông minh là năng lực thích ứng
Các quan điểm cơ bản trên đây đối với việc định nghĩa trí thông minh không
loại trừ lẫn nhau Mỗi quan điểm đều xuất phát từ một dấu hiệu nào đó được cho là quan trong nhất Rõ ràng là không một định nghĩa nào chứa đựng hết bản chất của
hiện tượng phức tạp như trí thông minh
Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để hiểu trí thông minh chúng ta cần chú ý những vấn đề lý luận và phương pháp luận sau:
❖ Tính độc lập tương đối của trí thông minh đối với các thuộc tính khác của nhân cách
❖ Sự hình thành và thể hiện của trí thông minh trong hoạt động
❖ Tính chế ước của những điều kiện văn hóa - lịch sử đối với những thể hiện
của trí thông minh
Trang 13❖ Chức năng thích ứng tích cực của trí thông minh
Theo lập trường trên Blâykhe V.M Burơlachuc L.F đã đưa ra định nghĩa sau
đây về trí thông minh: "Thông minh - đó là một cấu trúc động, tương đối độc lập
của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong
ho ạt động, do những điều kiện vấn hóa - lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho
s ự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích
hi ện thực ấy" {7,44}
1.2 C ấu trúc của trí thông minh (cấu trúc của trí tuệ người)
❖ Thuyết của Charler Spearman (1863 - 1945) về trí tuệ chung
Spearman đã dùng phương pháp phân tích nhân tố xác định mức độ tương quan giữa việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau Ông đã phát hiện ra rằng: các
trắc nghiệm nhằm vạch ra những năng lực riêng biệt có tương quan dương tính rõ
rệt với nhau, và ông đi tới kết luận về sự tồn tại một nhân tố chung nào đó có ảnh
hưởng tới tất cả các trắc nghiệm được nghiên cứu Ông gọi là yếu tố "g" (general) Như vậy một nhân tố khác - nhân tố riêng " s" (special) chỉ tồn tại đối với mỗi trắc nghiệm nhất định
❖ Thuyết về các năng lực trí tuệ nguyên thủy của Louis Thurstone (1887 1955)
-Cũng dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định bản chất của trí thông minh Nhưng khác với Spearman, ông cho rằng không hề có nhân tố chung của trí
tuệ Ông đã xác định được 7 nhân tố mà ông gọi là những năng lực nguyên thủy (primary mantal abilities), đó là:
- Suy lu ận (R - reasoning)
- Lưu loát về ngôn ngữ (W - Word fluency)
- T ốc độ tri giác (P - Perceptual Speet)
- Thông hi ểu ngôn ngữ (V - Verbal Comprehension)
- Tưởng tượng không gian (S - spatial visualization)
- Tính toán b ằng con số (N - Numerical Calculation)
Trang 14- Trí nh ớ liên tưởng (M - Associative Memory)
❖ Thuyết đa trí tuệ của H Gardner Ông
cho rằng có 7 loại trí tuệ:
❖ Các nhân tố của trí thông minh theo Hastian và Cattell (1974)
Năng lực ngôn ngữ (V - verbal ability): hiểu được từ và các ý tưởng Xác định được các từ đồng nghĩa, ý nghĩa của tục ngữ, các phương pháp loại suy; Yếu
tố bằng số ( N - numerial fatory); Yếu tố không gian (S - spatial fatory): khả năng nhìn con số 2 hoặc 3 chiều khi việc định hướng chúng thay đổi; Yếu tố tri giác tốc
độ và chính xác (P); Tốc độ đóng kín của một tổng giác (ghestalt) (Cs); Suy luận quy nạp (I); Trí nhớ liên hệ (Ma); Năng lực hoặc tri thức cơ học (Mk); Tính linh
hoạt của sự đóng kín (Cf); Trí nhớ bắc cầu (Ms); Đánh vần (Sp); Khiếu suy luận
thẩm mỹ (E); Ghi nhớ có ý nghĩa (Mm); Tính độc đáo của sự linh hoạt ý tưởng (1) ; Sự lưu loát về ý tưởng (Fl); Sự lưu loát về từ (W); Tính sáng tạo độc đáo (2) ; Mục tiêu (A); Khả năng vẽ đại diện( R)
D - Suy luận suy diễn (deductive reasoning); M - Sự phối hợp động cơ tổng quát (general motor coordination); Amu - Bắt chước giọng âm nhạc và tính nhạy
cảm tổng quát (musical pitch and sensitivity); Fe - Thể hiện sự lưu loát (expressional Auency); Ams - Tốc độ động cơ (motor speed); Asd - Tốc độ phân
biệt biểu tượng (speed of symbol discrimination); Nhịp điệu và thời gian (musical rhythm and timing); J - Phán xét (juggement)
Trang 15Gr - Trí tuệ lỏng (Fluid Intelligence); Gc - Trí tuệ kết tinh; Gv - Sự hình dung (Visuallisation); Gr - Khả năng phục hồi lại hoặc sự lưu loát tổng quát (Retrieval capacity or general íluency); Gs - yếu tố tốc độ nhận thức cognitive speed factor)
Trong các dạng cấu trúc trí thông minh nêu trên đều có mặt của yếu tố ngôn
ngữ, ngôn ngữ có thể là một trong những yếu tố chung tương đương với các yếu tố như toán học, suy luận, trí nhớ Tuy nhiên ngôn ngữ còn nằm trong thành phần
của yếu tố khác và bản thân năng lực ngôn ngữ cũng bao hàm các năng lực trí tuệ khác
Bài trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans Eysenck dành cho trẻ em từ 10 đến 15
tuổi với cấu trúc như đã nêu ỏ phần dụng cụ nghiên cứu Dựa theo phân loại trí thông minh của Hakstian và Cattell (năm 1974), các nhân tố trí thông minh ngôn
ngữ cụ thể như sau:
- Yếu tố V (hiểu được các từ và ý tưởng; xác định được các từ đồng nghĩa; ý nghĩa của tục ngữ; suy luận)
- Yếu tố w (Sự lưu loát về từ, nhanh chóng tạo lập từ ngữ)
- Yếu tố Cs (tốc độ khả năng hoàn thành một tổng giác khi thành phần của
một kích thích thiếu hoặc biến mất)
- Yếu tố Gs (tốc độ nhận thức trong viết và tính toán)
1.3 Khái ni ệm định chuẩn
Trắc nghiệm trí tuệ hầu hết đánh giá bằng điểm số số điểm đạt được không
phải là một đo lường như vật lý mà chỉ để so sánh kết quả của một đối tượng với
một nhóm người có những đặc điểm giống như đối tượng (về tuổi tác, trình độ văn hóa, thành phần xã hội ) Việc đánh giá kết quả phải xem xét nó có giống với đặc điểm cơ bản của nhóm mẫu mà trắc nghiệm đã đưa vào để định chuẩn Với một
trắc nghiệm nước ngoài, khi cải biên áp dụng cho trẻ em Việt Nam, cần thiết phải định chuẩn - tức là xác lập một thang đo chung cho một dân số
Trang 162 Ngôn ng ữ và năng lực ngôn ngữ của học sinh
2.1 Khái ni ệm ngôn ngữ
- Là đối tượng của Ngôn ngữ học, thuật ngữ "ngôn ngữ" được hiểu là một hệ
thống các ký hiệu âm thanh, từ ngữ được sắp xếp theo một quy tắc nhất định của
một dân tộc hay cộng đồng người, được nảy sinh phát triển cùng với sự phát triển
của cộng đồng, dân tộc ấy (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt )
- Là đối tượng của Tâm lý học, ngôn ngữ được hiểu là ngôn ngữ của một cá nhân Mỗi con người ra đời đều được tiếp xúc với một thứ ngôn ngữ nhất định (tiếng mẹ đẻ) Nhờ hoạt động giao tiếp và học tập, tiếng nói, chữ viết chung của dân tộc đã được từng cá nhân lĩnh hội, sử dụng và sáng tạo để trở thành ngôn ngữ riêng của bản thân
"Ngôn ng ữ là quá trình cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói nào đó để giao
ti ếp, để truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử hoặc để kế hoạch hóa ho ạt động " {1, 184}
Nếu như ngôn ngữ dân tộc có tính chất chung như một phương tiện xã hội, thì ngôn ngữ cá nhân mang tính chất riêng (về cách phát âm, giọng điệu, cách dùng
từ, mức độ nắm quy tắc ngữ pháp, cách diễn đạt ) Cái riêng ấy mang dấu ấn của trí tuệ, nhân cách, đạo đức và cá tính của họ, cá nhân đã biến ngôn ngữ chung thành tài sản riêng và làm phong phú cho ngôn ngữ chung Nếu như ngôn ngữ chung mang tính cấu trúc, hệ thống thì ngôn ngữ cá nhân mang tính đa dạng và phong phú Ngôn ngữ cá nhân gắn bó với tất cả các mặt của ý thức: cảm giác, tri giác, tình cảm, ý chí và tư duy
Giữa ngôn ngữ chung và ngôn ngữ cá nhân có mối quan hệ thống nhất: ngôn
ngữ cá nhân nào cũng phải xuất phát từ một thứ tiếng nào đó, dùng thứ tiếng ấy để
tư duy và diễn đạt tư tưởng tình cảm cho người khác hiểu Đồng thời không một ngôn ngữ chung nào lại tồn tại, phát triển ngoài ngôn ngữ của cá nhân Chỉ như vậy ngôn ngữ mới thực hiện được chức năng của mình; ngôn ngữ bao giờ cũng tồn tại trong trạng thái động
2.2 Năng lực ngôn ngữ của học sinh
Trang 17❖Năng lực ngôn ngữ có thề hiểu là khả năng sử dụng linh hoạt và sáng tạo
những tri thức và kỹ xảo ngôn ngữ trong hoạt động và giao tiếp Thể hiện:
- Khả năng nhận biết từ: nhận biết từ có nghĩa là đồng nhất nó với từ đã biết,
với cái đã có trong kinh nghiệm của chủ thể
- Khả năng liên kết ngữ nghĩa: liên kết được ngữ nghĩa của các từ với nhau; liên kết ngữ nghĩa các thành phần của câu; liên kết ngữ nghĩa của các câu
- Khả năng dự đoán, suy luận
- Khả năng thông hiểu: hiểu nghĩa (nội dung khách quan của ngôn ngữ) và
hiểu ý (hiểu nghĩa của thuật ngữ)
- Khả năng tái tạo lời nói: khả năng phát âm, đọc, diễn đạt
♦♦♦ Năng lực ngôn ngữ có thể được xem xét trên các mặt kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng viết: gồm có xác định nội dung ý tưởng; cách tổ chức ý tưởng; chữ
viết, chính tả, ngữ pháp và việc chọn lựa từ ngữ
- Kỹ năng nói: kỹ năng nói thể hiện ở việc giao tiếp thành công Kỹ năng nói
phải đạt tới: tính chính xác, tính thích hợp, tính linh hoạt,
- Kỹ năng đọc: hiểu được nghĩa của văn bản ở các tầng bậc hiển ngôn ( nhận
ra ý chính, trật tự các sự kiện được miêu tả, nhận ra mối quan hệ ) và hàm ẩn trong văn bản (nhận ra nghĩa bóng của từ; xâu chuỗi nghĩa của các từ ngữ thành ý nghĩa của câu; phán đoán suy luận từ những chi tiết dữ kiện; nhận ra tình cảm, thái
độ, quan điểm của người viết )
- Ngữ pháp: nắm vững thành thạo các cấu trúc ngữ pháp cơ bản của tiếng
Việt Thể hiện: nhận diện, diễn đạt, xác lập
- Từ vựng: Nhận diện (từ đồng nghĩa, khác nghĩa); tạo lập (dùng từ ngữ để
viết một định nghĩa nào đó, một đoạn văn )
Năng lực ngôn ngữ trước hết thể hiện ở việc nắm vững và sử dụng thành thạo
tiếng mẹ đẻ, vì thế học sinh phải thành thạo và biến thành của mình thứ ngôn ngữ dân tộc mình Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng đằng sau ngôn ngữ là tư duy, là tình
cảm, kinh nghiệm sống, văn hóa, thẩm mỹ và toàn bộ nhân cách con người Ngôn
ngữ đã thấm và thể hiện toàn bộ nội tâm của mỗi con người
Trang 18III TH Ể THỨC NGHIÊN CỨU:
Quá trình nghiên cứu đề tài này được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 (cải biên): Công việc chính là thẩm định và cải biên hai bộ trắc
nghiệm ngôn ngữ dành cho độ tuổi 10 - 12 và độ tuổi 13 - 15 của Hans Eysenck,
thông qua việc thử nghiệm trên học sinh từ 10 đến 15 tuổi tại TP Hồ Chí Minh
xem có phù hợp hay không
Giai đoạn này được tiến hành từ tháng 12/ 1999 đến tháng 5/2000
Giai đoạn 2: (định chuẩn): Thử nghiệm lần 2 trắc nghiệm ngôn ngữ đã qua
chỉnh lý trên nhiều thành phần học sinh khác nhau và lập các bảng định chuẩn theo
độ tuổi, giới tính và loại trường phù hợp với học sinh Việt Nam Giai đoạn này diễn
ra từ tháng 9/2000 trở đi
1 Ch ọn mẫu:
Giai đoạn 1 : Mẫu được chọn không lớn, đủ để thử nghiệm lần 1
Mầu được chọn gồm 222 em học sinh lớp 5, 6, 7, 8, 9 tương đương với độ
tuổi từ 10 - 15 tại trường Tiểu học Khai Minh quận 1 và Trung học Cơ sở Cầu Kiệu
quận Phú Nhuận Các thành phần trong mẫu được mô tả trong bảng sau:
Giai đoạn 2: Mẫu được chọn gồm có 502 em học sinh khối lớp 5, 6, 7, 8, 9
thuộc các trường: Tiểu học Trương Định quận 10; THCS bán công Cách Mạng Tháng Tám quận 10; THCS công lập Đồng Khởi quận Tân Bình Thành phần mẫu phân bố như sau:
Trang 19Trường L ớp
Gi ới tính Lọai
trường Nam N ữ
Dụng cụ nghiên cứu là hai bài trắc nghiệm ngôn ngữ dùng cho tuổi 10-12
và tuổi 13-15 của Hans Eysenck đã được dịch qua tiếng Việt có cải biên cho phù
hợp với đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt có tính đến yếu tố văn hóa và nội dung chương trình môn Văn, Tiếng Việt của học sinh ở độ tuổi từ 10 đến 15 (học sinh các lớp 5, 6, 7, 8, 9) Mỗi bảng trắc nghiệm ngôn ngữ có 40 câu hỏi gồm những nhóm câu hỏi thành phần đo lường một số khả năng ngôn ngữ của trẻ em Về mặt
cấu trúc hai bài trắc nghiệm gần giống, nội dung thể hiện mức độ khó theo hai
mức: mức cho học sinh 10-12 tuổi và mức cho học sinh 13-15 tuổi
Sau thử nghiệm ở giai đoạn Ì, dựa trên các thông số kỹ thuật và nội dung, cách diễn đạt bằng tiếng Việt đã có những chỉnh sửa để phù hợp hơn Bài trắc nghiệm đã được cải biên - chỉnh sửa dùng để đo lường vào giai đoạn 2 - giai đoạn định chuẩn Việc chỉnh sửa nhằm vào những câu có độ khó quá dễ hay quá khó;
những câu không phân cách hay phân cách âm; những từ, câu dịch qua tiếng Việt còn chưa chuẩn; những từ còn xa lạ với ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam
Trong phần cải biên và chỉnh sửa, người nghiên cứu tham khảo chương trình môn Văn - Tiếng Việt các lớp 5, 6, 7, 8, 9 phổ thông, nhằm xác định những kiến
thức cơ bản ở từng khối lớp và những điểm chung về vốn tiếng Việt của học sinh
Trang 20theo hai độ tuổi: 10-12 và 13 -15 Thông qua đó chuyển và sửa nội dung cho sát
với học sinh Việt Nam mà khổng mất đi ý tưởng cũng như cấu trúc của trắc nghiệm
- Nhóm 1: Nh ận biết từ (câu 1 đến câu 5) Học sinh phải nhận biết được từ
nêu ra thuộc loại từ nào trong hai loại từ gần giống nhau Nhóm này liên quan đến
kiến thức về từ vựng, nhằm đo lường năng lực so sánh, phân loại về từ của học sinh
- Nhóm 2: Điền chữ cái (câu 6 đến câu 10) Nhiệm vụ của học sinh là phải
điền những chữ cái bỏ trống vào một từ cho sẩn để được một từ có nghĩa giống như định nghĩa Nhóm này đo lường khả năng dự đoán, liên kết, khái quát từ và hiểu khái niệm
- Nhóm 3: Hi ểu ý nghĩa thành ngữ, tục ngữ (từ câu 11 đến câu 15) Học sinh
phải chỉ ra 2 câu (cụm từ) có nghĩa gần như nhau trong số 4 câu hay cụm từ Nhóm này đo lường năng lực thông hiểu ngôn ngữ ở các tầng lớp ý nghĩa, mối liên hệ của các câu với nhau, khả năng trừu tượng và khái quát
- Nhóm 4: x ếp từ cùng nhóm (từ câu 16 đến câu 19) Có 3 nhóm từ cho sẵn,
học sinh phải tìm từ thích hợp ở nhóm 3 để xếp vào một trong 2 nhóm kia cho phù
hợp Loại câu này nhằm đo khả năng so sánh, khái quát những dấu hiệu chung của
một loạt sự vật hiện tượng thành nhóm
- Nhóm 5: Tim t ừ khác nhóm (từ câu 20 đến câu 24) Cho một nhóm gồm có
4 từ, học sinh phải chỉ ra 1 từ không cùng nhóm Nhóm này liên quan đến khả năng
so sánh, phân biệt và hiểu khái niệm
- Nhóm 6: x ếp các chữ cái bị đảo lộn trong 1 từ (câu 25 đến câu 29) Nhóm
này nhằm lường khả năng liên kết nghĩa của từ và khả năng dự đoán từ
Trang 21- Nhóm 7: Hi ểu trật tự từ trong câu (câu 30 đến câu 34) Học sinh phải nhận
biết trật tự từ trong câu là đúng hay sai Loại câu hỏi này liên quan đến khả năng
hiểu ý tưởng và sự thông thạo ngữ pháp của học sinh
- Nhóm 8: Ghép t ừ (câu 35 đến câu 40) Với 1 tiếng cho sẵn học sinh phải
ghép với 1 tiếng khác để trở thành 1 từ gồm 2 tiếng có nghĩa Nhóm này nhằm
kiểm tra vốn kiến thức từ vựng của học sinh, trí nhớ từ và sự linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng từ ngữ
Hai bài trắc nghiệm ngôn ngữ cho trẻ em 10 - 12 tuổi và 13 - 15 tuổi đều có
cấu trúc giống nhau từ nhóm 1 đến nhóm 7 Nhưng điểm khác của trắc nghiệm cho
trẻ 13- 15 tuổi là:
- Nhóm 8: Tìm t ừ cùng nghĩa (câu 35 đến câu 36) Học sinh phải tìm từ cùng
nghĩa với từ cho sẵn từ 4 từ cho sẵn khác Các câu ở nhóm này nhằm xác định các
từ đồng nghĩa, đòi hỏi học sinh phải hiểu từ, so sánh và phân loại từ
- Nhóm 9: Tim t ừ gần nghĩa (câu 37 đến 40) Học sinh phải tìm từ gần nghĩa
với từ đã cho, tìm được càng nhiều từ càng tốt Nhóm câu hỏi này đo lường khả năng suy luận tương tự về ngôn ngữ
3 Cách cho điểm
3.1 Tr ắc nghiệm cho học sinh lo -12 tuổi:
- Nhóm 1 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 2 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 3 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 4 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 5 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 6 (4 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 7 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 8 (6 câu): có 4 mức điểm: cứ đúng 2 phần được 1 điểm không giới
hạn số phần đúng
3.2 Tr ắc nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi:
Trang 22- Nhóm 1 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 2 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 3 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 4 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 5 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 6 (4 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 7 (5 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 8 (2 câu): mỗi câu đúng được 1 điểm
- Nhóm 9 (4 câu): đúng 3 phần được 1 điểm; đúng 6 phần được 2 điểm; đúng
7 phần được 4 điểm; đúng 8 phần được 4 điểm
4 Cách x ử lý:
Giai đoạn 1 : Xác định các chỉ số về bài và câu trắc nghiệm mới cải biên:
Trong mỗi trắc nghiệm, tính hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm (Rtc), điểm trung bình (Mean) và độ lệch tiêu chuẩn (SD) cho toàn thể học sinh trong nhóm, sai
số tiêu chuẩn của đo lường (SEM) Xác định trị trung bình lý thuyết làm cơ sở phân định độ khó của bài test so với nhóm học sinh trong độ tuổi Quan sát các trị số MIN (điểm thấp nhất) và MAX (điểm số đạt cao nhất) để thẩm định hàng số, nhận xét biến thiên điểm số
Đối với từng câu trắc nghiệm, tính độ khó (ĐK) và độ phân cách từng câu (Rpbis) Quan tâm các tần số học sinh làm sai (điểm 0) hay bỏ trống không trả lời (missing) trong mỗi câu để có những nhận xét kỹ lưỡng hơn về những ưu nhược điểm của học sinh đối với những loại câu nào
Giai đoạn 2 : Thực hiện các đối chiếu giữa hai lần trắc nghiệm, thống kê so
sánh các nhóm học sinh và định chuẩn
- Xác định lần thứ hai các chỉ số về bài và câu trắc nghiệm sau khi chỉnh sửa
ở giai đoạn 1 Dựa vào các số liệu này nhận xét tính ổn định hay thay đổi của các
chỉ số về bài, câu trắc nghiệm
- Phân tích thống kê dựa trên điểm số của học sinh để đối chiếu các kết quả
giữa những học sinh theo các biến số độc lập như : giới tính (nam, nữ), khối lớp
Trang 23(lớp 5 và 6; lớp 7, 8 và 9), loại ữường (bán công, công lập) Ngoài tổng điểm toàn bài, còn quan tâm điểm từng phần trong các nhóm câu như đã mô tả trong dụng cụ nghiên cứu Các kiểm nghiệm t, F được sử dụng
- Lập các bảng định chuẩn chung cho toàn học sinh; riêng cho từng nhóm theo giới tính nam, nữ; cho từng lớp 5, 6, 7, 8, 9; theo trường Trong từng bảng có thể qui đổi các điểm thô trên bài trắc nghiệm sang các loại điểm tiêu chuẩn z, thương số thông minh (IQ) Kết quả tính theo các công thức sau, căn cứ trên Mean và SD của các học sinh trong nhóm cần định chuẩn (và được giả định là của dân số học sinh
từ đó chọn ra nhóm này)
Điểm tiêu chuẩn Z : Gọi X là điểm trắc nghiệm của 1 học sinh (điểm thô),
Mean và SD lần lượt là điểm thô trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của toàn nhóm làm trắc nghiệm thì :
Z = 𝑿−𝑴𝒆𝒂𝒏𝑺𝑫
Th ứ bậc bách phân (PR): Từ điểm số thô tiến hành lập phân bố tần số cho
mỗi điểm số Tích lũy tần số (Cf) từ điểm số thấp trở lên cho đến mỗi điểm số, sau
đó tích lũy cho đến trung điểm mỗi điểm số (Cf/Mp), chuyển sang số phần trăm tích lũy (Cp/Mp) PR chính là trị số làm tròn của CP/Mp đến số nguyên gần nhất
Thương số thông minh (IQ): Dùng công thức tính điểm IQ theo Wechsler
IQ = 𝟏𝟎𝟎 + 𝟏𝟓 ∗ 𝐙
Trang 24Ph ần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dùng hai bài trắc nghiệm về khả năng ngôn ngữ của Hans Eysenck đã được chuyển và hiệu chỉnh qua tiếng Việt để đo lường trên học sinh ở hai độ tuổi: 10 -
12 tuổi và 13 - 15 tuổi Có 222 học sinh làm trắc nghiệm này, trong đó có 98 em
học sinh từ 10 đến 12 tuổi, 124 học sinh từ 13 đến 15 tuổi
1 K ết quả về bài trắc nghiệm
B ảng 1: Độ khó và độ tin cậy của toàn bài trắc nghiệm
❖ Độ tin cậy của bài trắc nghiệm
Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm: 10-12 tuổi = 0.885
1 3 - 15 tuổi = 0.790
So với lý thuyết thì hai bài trắc nghiệm có độ tin cậy ở mức khá cao
❖ Độ khó của bài trắc nghiệm
So sánh độ khó toàn bài trắc nghiệm với độ khó lý thuyết:
Trắc nghiệm 10 - 12 tuổi: 81.2% > 75.0% Độ khó bài trắc nghiệm lớn hơn
độ khó vừa phải lý thuyết, có nghĩa là bài trắc nghiệm này dễ hơn so với trình độ
học sinh
Trắc nghiệm 13 - 15 tuổi: 73.4% xấp xỉ = 75.0% Như vậy bài trắc nghiệm này là vừa sức so với trình độ của học sinh
Trang 25Với kết quả trên cho thấy cần xem xét chỉnh sửa bài trắc nghiệm 10-12
tuổi theo hướng tăng độ khó hơn lên Tuy nhiên cần phân tích từng câu với những thông số nhất định mới đưa ra nhận định cụ thể
2 K ết quả về câu trắc nghiệm
2.1 Phân tích câu trắc nghiệm theo độ khó
Kết quả cho thấy từng câu trắc nghiệm có mức độ khó khác nhau Độ khó
vừa phải của câu trắc nghiệm 2 lựa chọn là 75%, có thể chia ra 4 mức độ khó của các câu trắc nghiệm theo quy ước sau:
- Những câu dễ: có độ khó từ 86% trở lên (86% học sinh làm đúng)
- Những câu vừa phải: có độ khó từ 66% - 85%
- Những câu hơi khó: có độ khó từ 40% - 65%
- Những câu rất khó: có độ khó dưới 40%
Độ khó vừa phải của câu có 4 lựa chọn là 62.5% Quy ước như sau:
- Những câu dễ: có độ khó từ 72% trở lên (86% học sinh làm đúng)
- Những câu vừa phải: có độ khó từ 52% - 71%
- Những câu hơi khó: có độ khó từ 32% - 51%
- Những câu rất khó: có độ khó dưới 30%
B ảng 2: Phân bố những câu trắc nghiệm cổ độ khó > 85% (câu dễ)
Tr ắc nghiệm 10-12 tuổi Tr ắc nghiệm 13-15 tuổi
Câu Độ khó Thu ộc nhóm câu Câu Độ khó Thuôc nhóm câu
3 1.000 Nh ận biết từ 25 0.991 x ếp chữ cái đảo lộn
30 0.989 Hi ểu trật tự câu 29 0.990 xếp ch ữ cái đảo lộn
33 0.979 Hi ểu trật tự câu 2 0.983 Nh ận biết từ
8 0.978 Điền chữ cái 4 0.983 Nh ận biết từ
10 0.979 Điền chữ cái 26 0.975 xếp ch ữ cái đảo lộn
28 0.969 x ếp chữ cái đảo lộn 7 0.973 Điền chữ cái
29 0.969 x ếp chữ cái đảo lộn 8 0.965 Điền chữ cái
5 0.959 Nh ận biết từ 1 0.967 Nh ận biết từ
34 0.959 Hi ểu trật tự câu 23 0.894 lìm t ừ khác nhóm
31 0.948 Hi ểu trật tự câu 36 0.960 Tìm t ừ cùng nghĩa
7 0.947 Điền chữ cái 3 0.943 Nh ận biết từ
26 0.938 x ếp chữ cái 5 0.935 Nh ận biết từ
9 0.926 Điền chữ cái 27 0.890 xếp ch ữ cái đảo lộn
Trang 26Tr ắc nghiệm 10-12 tuổi Tr ắc nghiệm 13-15 tuổi Câu Độ khó Thu ộc nhóm câu Câu Độ khó Thuôc nhóm câu
B ảng 3: Phân bố những câu có độ khó vừa phải (66% - 85%)
Tr ắc nghiệm 10-12 tuổi Tr ắc nghiệm 13-15 tuổi Câu Đô khó Thuôc nhóm câu Câu Đô khó Thu ốc nhóm câu
15 0.843 Hi ểu ý nghĩa tục ngữ 28 0.853 x ếp chữ cái đảo lộn
21 0.835 Tìm t ừ khác nhóm 33 0.853 Hi ểu trật tự câu
27 0.827 x ếp chữ cái đảo lộn 31 0.837 Hi ểu trật tự câu
32 0.824 Hi ểu trật tự câu 35 0.814 lìm t ừ cùng nghĩa
Bảng 4: Phân bố những câu trắc nghiệm có độ khó từ 40% ~ 65% (câu khó)
Tr ắc nghiệm 10-12 tuổi Tr ắc nghiệm 13- 15 tuổi Câu Độ khó Thuốc nhóm câu Câu Độ khó Thuôc nhóm câu
Trang 27B ảng 5: Những câu quá khó (có độ khó <40%)
Tr ắc nghiệm 10 - 12 tuổi T ắc nghiệm 13-15 tuổi
Câu Đô khó Thuôc nhóm câu Câu Độ khó Thu ốc nhóm câu
Kết quả từ bảng 2, 3, 4, 5 cho thấy:
- Với bài ở bài trắc nghiệm dùng cho học sinh 10-12 tuổi, số câu dễ chiếm tỷ lệ cao: 47.5% Các câu khó chiếm tỷ lệ thấp (12.5%), có rất ít câu quá khó (5%) Như vậy, tỷ lệ câu dễ và câu khó của bài trắc nghiệm này là không tương đương
- Với bài trắc nghiệm dùng cho học sinh 13 - 15 tuổi, tỷ lệ câu dễ, câu vừa
và câu khó tương đương nhau (dễ: 35%, vừa: 30%, khó + rất khó: 35%)
Qua các bảng phân bố độ khó câu trắc nghiệm theo các mức độ, đối chiếu
với nội dung từng câu hỏi cho thấy các câu dễ, vừa, khó phản ánh khả năng ngôn
ngữ nói chung của học sinh, cũng như khả năng ngôn ngữ của các em ở từng nhóm năng lực ngôn ngữ khác nhau
♦♦♦ Những câu dễ đối với nhóm học sinh làm trắc nghiệm
Bài tr ắc nghiệm cho học sinh 10 - 12 tuổi: các câu dễ tập trung nhiều ở các
khả năng sau:
- Nhận biết từ láy và từ ghép (câu 3, 5, 1, 4)
- Điền chữ cái để thành một từ có nghĩa theo định nghĩa (8, 10, 9, 6)
- Nắm được trật tự từ trong một câu (câu 33, 34, 31)
- Xếp thứ tự chữ cái bị đảo lộn trong một từ (28, 29, 25)
Bài tr ắc nghiêm cho học sinh 13 - 15 tuổi: các câu dễ tập trung vào các khả
năng:
- Nhận biết từ láy và từ ghép (câu 2, 4, 1, 3, 5)
- xếp thứ tự chữ cái bị đảo lộn trong một từ (câu 25, 29, 26, 27)
- Điền chữ cái để thành một từ có nghĩa theo định nghĩa (câu 7, 8)
Trang 28♦ Những câu có vừa phải
Bài tr ắc nghiệm cho học sinh lo -12 tuổi, các câu vừa tập trung nhiều ở các
khả năng sau:
- Tìm từ khác với một nhóm từ (câu 21, 24, 23, 19)
- Ghép thành một từ có nghĩa gồm hai tiếng (câu 39, 40)
Bài tr ắc nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi, các câu vừa tập trung vào các khả
năng:
- Nắm được trật tự từ trong một câu (câu 30, 31, 32, 33)
- Ghép thành một từ có nghĩa gồmhai tiếng (câu 37, 38, 39, 40)
- Hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ (câu 11, 12, 13)
- Tim từ cùng loại (câu 17, 18, 19)
- Điền chữ cái để thành một từ có nghĩa theo định nghĩa (câu 9, 10)
♦♦♦ Những câu rất khó
Bài tr ắc nghiệm cho học sinh 10 - 12 tuổi, các câu rất khó là câu về khả
năng ghép từ và tìm từ cùng loại
Bài tr ắc nghiệm cho học sinh 13 - 15 tuổi: các câu rất khó là những câu về
khả năng hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ (có tới 3 câu loại này: 14, 15, 16)
Hầu hết học sinh trả lời đúng cho nhóm câu hỏi phân biệt từ láy và từ ghép, đây là những câu hỏi dễ đối với các em Kiến thức về từ, trong đó từ láy và từ ghép được lặp lại nhiều lần và nâng cao hơn trong chương trình học môn Tiếng Việt qua các lớp 5, 6, 7, nên các em đã chứng tỏ khả năng nhận biết, phân biệt hai loại từ này khá dễ dàng
Trang 29Loại câu đo lường khả năng hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ là những câu khó đối với học sinh tham gia làm trắc nghiệm ở cả hai độ tuổi Học sinh không chỉ
phải hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ mà còn cả nghĩa bóng, qua đó so sánh và khái quát ý nghĩa tương tự của những câu tục ngữ Trong bài trắc nghiệm 13-15 tuổi,
số câu trắc nghiệm loại này gồm 6 câu thì có 3 câu rất khó Lấy câu 15 làm ví dụ:
■ Câu 15: Hai câu tục ngữ nào dưới đây có nghĩa gần như nhau?
a Trăm voi không được bát nước xáo
b Đẽo cày giữa đường,
c L ắm thầy thối ma
d Trăm dâu đổ đầu tằm
Đáp án đúng: b và c
Kết quả: Chỉ có 15 học sinh làm đúng, 109 học sinh làm sai, không trả lời (missing) là 16 Sai lầm phổ biến là các em chọn đáp án a và d, hai lựa chọn này có chung một dấu hiệu không bản chất là "trăm" (trăm voi - trăm dâu) Học sinh
thường chú ý vào dấu hiệu bề ngoài của ngôn ngữ thay vì hiểu đúng nghĩa của chúng, nên đã khái quát không chính xác và chọn đáp án sai khá nhiều
2.2 Phân tích câu tr ắc nghiệm theo độ phân cách
Dùng công thức hệ số tương quan Rpbis tính độ phân cách của từng câu trắc nghiệm Giá tri của Rpbis có ý nghĩa ở mức xác suất <.01 và <.05 Giá trị này được phân chia thành bốn nhóm:
- Nhóm các câu có độ phân cách rất tốt: Rpbis > 0.40
- Nhóm câu có độ phân cách khá tốt: Rpbis từ 0.30 đến 0.39
- Nhóm câu có độ phân cách tạm được: Rpbis từ 0.20 đến 0.29
- Nhóm câu có độ phân cách yếu: Rpbis < 0.19
B ảng 6: Độ phân cách của từng câu trắc nghiệm
M ức Tr ắc nghiệm 10-12 tuổi Tr ắc nghiệm 13- 15 tuổi
PC Câu Độ PC Câu Độ PC Câu Độ PC Câu Độ PC
35 0.61 18 0.59
R ất tốt 27 0.44 19 0.58
Trang 30Tr ắc nghiêm cho học sinh lo -12 tuổi có:
- 6 câu có độ phân cách rất tốt, chiếm tỷ lệ 15%
- 15 câu có độ phân cách tốt, chiếm tỷ lệ 37.5%
- 1 1 câu có phân cách nhưng thấp (tạm được), chiếm tỷ lệ 27.5%
8 câu có phân cách rất thấp hoặc không phân cách, chiếm tỷ lệ 20%
Như vậy trong bài trắc nghiệm này số câu có phân cách là 80% Trắc nghi ệm cho học sinh 13 -15 tuổi có
- 1 1 câu có độ phân cách rất tốt, chiếm tỷ lệ 27.5%
- 7 câu có độ phân cách tốt, chiếm tỷ lệ 17.5%
Trang 31- 1 2 câu có phân cách nhưng thấp (tạm được), chiếm tỷ lệ 30%
- 10 có phân cách rất thấp hoặc không có phân cách, chiếm tỷ lệ 25%
S ố câu đạt tiều chuẩn về độ phân cách trong bài trắc nghiệm này là 75%
Những câu đạt tiêu chuẩn về độ phân cách ở cả hai bài trắc nghiệm được ưu tiên lựa chọn vì nó phân biệt được những học sinh có điểm số khác nhau khi làm
trắc nghiệm, đồng thời nói lên tính hiệu lực của trắc nghiệm Tuy nhiên phải kết
hợp với việc phân tích độ khó của các câu này để nhìn nhận toàn diện hơn
♦♦♦ Bài trắc nghiệm cho học sinh 10 -12 tuổi:
Dựa trên tiêu chuẩn độ phân cách, những câu được chọn là: 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 34, 35, 36, 37, 38,
39, 40
Trong số các câu trên, chúng tôi lưu ý tới những câu quá dễ là câu: 8, 10, 30,
31, 34 xem xét nội dung các câu này để sửa lại một số chi tiết theo hướng làm tăng
độ khó của câu đó lên Căn cứ để sửa là dựa nội dung chương trình môn Tiếng Việt
Câu này quá dễ, vì thế phải dùng một câu khác thay thế, đó là câu:
Đã biến thành màu xanh cánh buồm nâu
Chúng tôi đã xem xét một số câu khó (độ khó dưới 40%) đó là câu 38
Câu này không chỉnh sửa vì các lý do:
- Bài trắc nghiệm dễ, số câu khó ít hơn số câu dễ
Trang 32- Nội dung hai câu này liên quan đến những kiến thức trong chương trình môn Tiếng Việt của học sinh 10 - 12 tuổi, không cao đối với các em
Ngoài ra các câu khác có sửa một số bộ phận cho phù hợp với tiếng Việt và
văn hóa Việt Nam, đó là các câu: 10, 19, 21,22,34
Với những câu không đạt tiêu chuẩn về độ phân cách, phải xem xét lại để
chỉnh sửa dùng cho lần thử nghiệm thứ hai Đó là câu: 1, 3, 5, 14, 20, 28, 29, 33
Thay thế từ "XUÔI NGƯỢC bằng từ "ĐI ĐỨNG"
Từ "đi đứng" là từ ghép bởi hai tiếng Đi và Đứng, học sinh có thể lầm đó là
từ láy âm (âm Đ) Sẽ thử nghiệm ở lần hai và phân tích kết quả ở lần hai
■ Câu 28: Thay thế bằng một từ khác để tăng độ khó
■ Câu 29: Thay thế bằng một từ khác để tăng độ khó
■ Câu 20 và câu 33: giữ nguyên không sửa vì xét nó là một thành phần trong nhóm câu đo lường một khả năng ngôn ngữ nào đó của học sinh;
mặt khác nội dung các câu liên quan chặt chẽ với chương trình môn Toán và Tiếng việt 5-6
Minh h ọa:
■ Câu 20: mỗi từ ở cột C có thể là từ cùng loại với cột A hay cột B Em
hãy đánh dấu từ nào thuộc cột A hoặc B
Trang 33Với trình độ học sinh 10-12 tuổi, nhận ra nhóm số chẵn và lẻ không thể là quá sức
của các em Vì thế câu này nên giữ lại
❖ Bài tr ắc nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi
Theo tiêu chuẩn độ phân cách, các câu được chọn là: 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, l 1 ,
13, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 39
Một số câu dễ (có độ khó > 0.95) cần lưu ý là: 4, 7, 8, 29, 36 Trong số này
có 2 câu phải sửa để tăng độ khó lên là các câu: 4, 29
Trang 34Một số câu có độ phân cách yếu hoặc không phân cách: câu 1, 2, 5,12,14,
Câu 14, 15 nhằm ở nhóm "hiểu nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ" Hai câu đều
có độ phân cách rất thấp và đều là câu khó
Minh h ọa:
■ Câu 14: Hai câu tục ngữ nào dưới đây có nghĩa gần như nhau?
Nh ịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng
Buôn tàu bán bè không b ằng ăn dè hà tiện
Ti ền vào nhà khố như gió vào nhà trống
Trong câu này, đáp án "a" như một mồi nhử tốt, vì nó khá tương xứng với
"b" v ề câu, cũng như các vế trong câu 8 chữ (nhịn ăn với buôn ăn) Vì thế thoạt
nhìn học sinh hay lầm tưởng a và b là gần nghĩa với nhau (có rất nhiều học sinh
chọn đáp án sai này) Chúng tôi cho rằng cần xem lại câu tục ngữ "a" và sửa lại
theo hướng giảm bớt độ khó Câu "Nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng" đã được
thay thế bằng câu "Ăn trông nồi ngồi trông hướng"
Các câu 12, 21, 24 tuy có độ phân cách yếu, nhưng nội dung liên quan đến
kiến thức phổ thông lớp 7, 8, 9 nên chúng tôi cho rằng không nên chỉnh sửa
Trang 35Ngoài ra, các câu khác trong bài trắc nghiệm này đã được chỉnh sửa một vài
bộ phận hay toàn thể cho phù hợp với văn hóa địa phương, cũng như đã gắn với
chương trình môn học tiếng Việt Các câu có sửa là: câu 3,15, 29,31,33
Sau thử nghiệm lần thứ nhất và chỉnh sửa những chi tiết dựa trên độ khó, độ phân cách cũng như những chỉnh sửa về diễn đạt nhưng không ảnh hưởng đến cấu
trúc của bài trắc nghiệm Hai bài trắc nghiệm được thử nghiệm lần 2 trên 200 em
học sinh 10 - 12 tuổi và 302 em học sinh 13-15 tuổi ở một số trường phổ thông Thành Phố Hồ Chí Minh
1 Các thông s ố của bài trắc nghiệm ở hai lần đo
B ảng 7: So sánh các thông số toàn bài trắc nghiệm cho học sinh 10-12 tuổi
xấp xỉ bằng độ khó vừa phải lý thuyết (58.6%), trong khi lần 1 thì độ khó của bài
trắc nghiệm có trị số lớn hơn độ khó vừa phải Như vậy ở lần 2, bài trắc nghiệm
n à y vừa sức với học sinh hơn
Bảng 8: So sánh các thông số toàn bài trắc nghiệm cho học sinh 13 - 15 tuổi ở hai
l ần đo
Các trí s ố quan sát L ần 1 L ần 2 Các tr ị số lý thuyết L ần 1 L ần 2
Trang 36Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm ở hai lần đo là tương đương nhau và ở
mức khá cao Độ khó của bài trắc nghiệm lần 2 nhỏ hơn so với độ khó lý thuyết Như vậy bài trắc nghiệm lần hai này hơi khó so với trình độ học sinh
Xét chung cả hai trắc nghiệm lần 2 trên phương điện độ khó ta thấy: hai bài
trắc nghiệm này đều khó hơn so với lần một Đây cũng thể hiện một thay đổi tương đồng qua hai lần đo trên hai mẫu khác nhau Nghĩa là có sự phù hợp về các thông số của bài trắc nghiệm ở hai lần đo
2 Phân tích câu tr ắc nghiệm
2.2 Độ khó của câu trắc nghiệm
B ảng 9: Phân bố câu trắc nghiệm theo độ khó
M ức khó Tr ắc nghiệm 10 - 12 tu ổi Tr ắc nghiệm 13 -15 tuổi
Câu s ố Tông Câu s ố T ổng
Trang 37là 35% và 40% Bài trắc nghiệm cho học sinh 14 - 15 tuổi có tỷ lệ câu dễ so với câu khó là 25% và 50%
- Đối chiếu độ khó của từng câu trắc nghiệm ở hai lần đo (xem phụ lục) cho thấy: không có những khác biệt trái ngược giữa hai lần đo về độ khó của câu
- Các câu dễ trong bài trắc nghiệm cho trẻ 10 - 12 tuổi vẫn tập trung cao vào nội dung "phân biệt từ" (4 câu) Các câu rất khó ở trắc nghiệm cho học sinh
13 -15 tuổi liên quan đến khả năng "tìm từ gần nghĩa với từ cho sẵn"
- Các câu khó trong cả hai bài trắc nghiệm vẫn tập trung vào nội dung
"hi ểu nghĩa câu tục ngữ"
- Câu 12 và 14 đều là câu rất khó đối với học sinh ở cả hai độ tuổi Các câu
này liên quan đến khả năng "hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ"
Qua sự phân tích độ khó của câu trắc nghiệm như trên, có thể nói rằng: có chiều hướng thống nhất giữa hai lần đo trên phương diện các thông số kỹ thuật cũng như trên phương diện khả năng ngôn ngữ của học sinh
Mình h ọa một số câu có những đặc biệt về độ khó
■ Câu số 3 (trắc nghiệm cho học sinh lo -12 tuổi)
Lựa chọn: sai đúng missing
Số liệu trên cho thấy, việc sửa chữa câu 3 sau lần thử nghiệm một đã góp
phần làm thay đổi các thông số thể hiện câu 3 là một câu tốt, xét trên phương diện
độ khó và độ phân cách
■ Câu số 15 (trắc nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi)
Lựa chọn: sai đúng missing
Trang 38Kết quả cho thấy câu 13 quá khó đối với học sinh ở cả hai lần đo Câu này
nhằm đo khả năng hiếu ý nghĩa của tục ngữ Có lẽ những câu tục ngữ nêu trong câu
hỏi còn chưa thật gần gũi đối với các em Chúng tôi cho rằng việc hiểu ý nghĩa của câu không chỉ là việc hiểu cấu trúc câu, nghĩa khách quan của từ, mà điều quan
trọng là hiểu ý tưởng chứa trong đơn vị từ ngữ ấy - đó chính là việc làm của tư duy
Ở đây xét trên các thông số về câu trắc nghiệm thì: câu khó ở cả hai lần đo cho thấy
sự tương đồng khi đo trên hai lần khác nhau; câu quá khó cần xem xét lại; cũng cần chú ý tới độ phân cách Trường hợp câu 15 chỉ số độ phân cách là không đạt
2.2 K ết quả về độ phân cách của câu trắc nghiệm
Tr ắc nghiệm cho học sinh 10 -12 tuổi
Kết quả đợt thử nghiệm này chọn ra được:
- 23 câu có độ phân cách rất tốt (R > 0.4) Đó là các câu: 6, 7, 8, 9, 10, 11,
Trang 3940
- 8 câu có độ phân cách tạm chấp nhận là các câu: 2, 7, 8, 31, 32, 34, 35, 36
- 10 câu có độ phân cách rất yếu hoặc không có phân cách là các câu: 1, 3,
Y ếu, không
PC
8 20% 4 10% 10 25% 10 25%
S ố câu PC 32 80% 36 90% 30 75% 30 75%
S ố liệu bảng 10 cho thấy:
- Tỷ lệ câu có độ phân cách rất tốt là rất cao ở trắc nghiệm cho học sinh 10 -
Minh h ọa một số câu về độ phân cách:
Trang 40■ Câu số 3 (trắc nghiệm cho học sinh (13-15 tuổi)
Lựa chọn: sai đúng missing
HỈ) Từ ghép này có âm "H", học sinh nếu không thận trọng sẽ nhầm là từ láy; mặt khác đây là câu hai lựa chọn nên yếu tố ngẫu nhiên khá cao khi trả lời
3 So sánh gi ữa các nhóm học sinh
Trong phần này chúng tôi so sánh giữa các nhóm học sinh theo giới tính,
khối lớp và loại trường về kết quả bài trắc nghiệm, để xác định có sự khác biệt hay không về khả năng ngôn ngữ của học sinh Sự so sánh này theo các nhóm yếu tố
của trắc nghiệm này
3.1 Xét khối lớp học
B ảng11: Kết quả so sánh điểm trung bình từng nhóm năng lực ngôn ngữ qua bài
trắc nghiệm 10 -12 tuổi tính theo khối lớp:
Nhóm năng lực ngôn
ng ữ
Lớp 5 Lớp 6 T
test p Kết luận Mean SD Mean SD