Kết quả về câu trắc nghiệm

Một phần của tài liệu cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của hans eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 25)

I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN MỘT

2. Kết quả về câu trắc nghiệm

2.1. Phân tích câu trắc nghiệm theo độ khó

Kết quả cho thấy từng câu trắc nghiệm có mức độ khó khác nhau. Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm 2 lựa chọn là 75%, có thể chia ra 4 mức độ khó của các câu trắc nghiệm theo quy ước sau:

-Những câu dễ: có độ khó từ 86% trở lên (86% học sinh làm đúng) -Những câu vừa phải: có độ khó từ 66% - 85%.

-Những câu hơi khó: có độ khó từ 40% - 65% -Những câu rất khó: có độ khó dưới 40%

Độ khó vừa phải của câu có 4 lựa chọn là 62.5%. Quy ước như sau: -Những câu dễ: có độ khó từ 72% trở lên (86% học sinh làm đúng) -Những câu vừa phải: có độ khó từ 52% - 71%.

-Những câu hơi khó: có độ khó từ 32% - 51% -Những câu rất khó: có độ khó dưới 30%

Bảng 2: Phân bố những câu trắc nghiệm cổ độ khó > 85% (câu dễ)

Trắc nghiệm 10-12 tuổi Trắc nghiệm 13-15 tuổi Câu Độ khó Thuộc nhóm câu Câu Độ khó Thuôc nhóm câu

3 1.000 Nhận biết từ 25 0.991 xếp chữ cái đảo lộn 30 0.989 Hiểu trật tự câu 29 0.990 xếpchữ cái đảo lộn 33 0.979 Hiểu trật tự câu 2 0.983 Nhận biết từ

8 0.978 Điền chữ cái 4 0.983 Nhận biết từ

10 0.979 Điền chữ cái 26 0.975 xếpchữ cái đảo lộn 28 0.969 xếp chữ cái đảo lộn 7 0.973 Điền chữ cái

29 0.969 xếp chữ cái đảo lộn 8 0.965 Điền chữ cái 5 0.959 Nhận biết từ 1 0.967 Nhận biết từ 34 0.959 Hiểu trật tự câu 23 0.894 lìm từ khác nhóm 31 0.948 Hiểu trật tự câu 36 0.960 Tìm từ cùng nghĩa

7 0.947 Điền chữ cái 3 0.943 Nhận biết từ 26 0.938 xếp chữ cái 5 0.935 Nhận biết từ

Trắc nghiệm 10-12 tuổi Trắc nghiệm 13-15 tuổi Câu Độ khó Thuộc nhóm câu Câu Độ khó Thuôc nhóm câu

6 0.905 Điền chữ cái 22 0.879 Tìm từ khác nhóm 4 0.918 Nhận biết từ 35 0.903 Ghép từ 1 0.887 Nhận biết từ 25 0.887 Xếp chữ cái đảo lộn 21 0.885 Tìm từ khác nhóm Tổng cộng: 19; Tỷ lệ: 47.5% Tổng cộng:14; Tỷ lệ: 35%

Bảng 3: Phân bố những câu có độ khó vừa phải (66% - 85%)

Trắc nghiệm 10-12 tuổi Trắc nghiệm 13-15 tuổi Câu Đô khó Thuôc nhóm câu Câu Đô khó Thuốc nhóm câu

15 0.843 Hiểu ý nghĩa tục ngữ 28 0.853 xếp chữ cái đảo lộn 21 0.835 Tìm từ khác nhóm 33 0.853 Hiểu trật tự câu 27 0.827 xếp chữ cái đảo lộn 31 0.837 Hiểu trật tự câu 32 0.824 Hiểu trật tự câu 35 0.814 lìm từ cùng nghĩa 24 0.793 Tìm từ khác nhóm 40 0.807 Tìm từ gần nghĩa 1 1 0.789 Điền chữ cái 39 0.706 Tìm từ gần nghĩa 40 0.710 Ghép từ 37 0.704 Tìm từ gần nghĩa

2 0.785 Nhận biết từ 6 0.800 Điền chữ cái 23 0.783 Tìm từ khác nhóm 38 0.706 Tìm từ gần nghĩa 19 0.736 Tìm từ cùng nhóm 30 0.699 Hiểu trật tự câu 13 0.718 Hiểu ý nghĩa tục ngữ 24 0.663 Tìm tứ khác nhóm 39 0.710 Ghép từ 32 0.661 Hiểu trật tự câu 36 0.704 Ghép từ 18 0.666 Tìm từ cùng loại Tổng cộng: 14; Tỷ lệ:35% Tổng cộng: 12; Tỷ lệ: 30%

Bảng 4: Phân bố những câu trắc nghiệm có độ khó từ 40% ~ 65% (câu khó)

Trắc nghiệm 10-12 tuổi Trắc nghiệm 13- 15 tuổi Câu Độ khó Thuốc nhóm câu Câu Độ khó Thuôc nhóm câu

17 0.614 Từ cùng loại 20 0.622 Từ khác nhóm 14 0.606 Tục ngữ 34 0.609 Trật tự câu 16 0.583 Từ cùng loại 9 0.593 Điền chữ 37 0.510 Ghép từ 1 1 0.593 Tục ngữ 12 0.500 Tục ngữ 13 0.591 Tục ngữ 19 0.589 Từ cùng loại 18 0.578 Từ cùng loại 10 0.546 Điền chữ cái 12 0.546 Hiểu ý nghĩa tục ngữ 17 0.516 Tìm từ cùng loại Tổng cộng: 5; Tỷ ỉệ:12.5% Tổng cộng: 10; Tỷ lệ: 25%

Bảng 5: Những câu quá khó (có độ khó <40%)

Trắc nghiệm 10 - 12 tuổi Tắc nghiệm 13-15 tuổi Câu Đô khó Thuôc nhóm câu Câu Độ khó Thuốc nhóm câu

38 0.305 Ghép từ 16 0.278 Tục ngữ 20 0.319 Từ cùng loại 21 0.260 Từ khác nhóm

14 0.245 Tục ngữ 15 0.138 Tục ngữ

Tổng cộng: 2; Tỷ lệ: 5% Tổng cộng: 4 ; Tỷ lệ: 10%

Kết quả từ bảng 2, 3, 4, 5 cho thấy:

-Với bài ở bài trắc nghiệm dùng cho học sinh 10-12 tuổi, số câu dễ chiếm tỷ lệ cao: 47.5%. Các câu khó chiếm tỷ lệ thấp (12.5%), có rất ít câu quá khó (5%). Như vậy, tỷ lệ câu dễ và câu khó của bài trắc nghiệm này là không tương đương.

-Với bài trắc nghiệm dùng cho học sinh 13 - 15 tuổi, tỷ lệ câu dễ, câu vừa và câu khó tương đương nhau (dễ: 35%, vừa: 30%, khó + rất khó: 35%).

Qua các bảng phân bố độ khó câu trắc nghiệm theo các mức độ, đối chiếu với nội dung từng câu hỏi cho thấy các câu dễ, vừa, khó phản ánh khả năng ngôn ngữ nói chung của học sinh, cũng như khả năng ngôn ngữ của các em ở từng nhóm năng lực ngôn ngữ khác nhau.

♦♦♦ Những câu dễ đối với nhóm học sinh làm trắc nghiệm

Bài trắc nghiệm cho học sinh 10 - 12 tuổi: các câu dễ tập trung nhiều ở các khả năng sau:

-Nhận biết từ láy và từ ghép (câu 3, 5, 1, 4).

-Điền chữ cái để thành một từ có nghĩa theo định nghĩa (8, 10, 9, 6). -Nắm được trật tự từ trong một câu (câu 33, 34, 31).

-Xếp thứ tự chữ cái bị đảo lộn trong một từ (28, 29, 25)

Bài trắc nghiêm cho học sinh 13 - 15 tuổi: các câu dễ tập trung vào các khả

năng:

-Nhận biết từ láy và từ ghép (câu 2, 4, 1, 3, 5).

-xếpthứ tự chữ cái bị đảo lộn trong một từ (câu 25, 29, 26, 27). -Điền chữ cái để thành một từ có nghĩa theo định nghĩa (câu 7, 8).

♦ Những câu có vừa phải

Bài trắc nghiệm cho học sinh lo -12 tuổi, các câu vừa tập trung nhiều ở các

khả năng sau:

-Tìm từ khác với một nhóm từ (câu 21, 24, 23, 19). -Ghép thành một từ có nghĩa gồm hai tiếng (câu 39, 40)

Bài trắc nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi, các câu vừa tập trung vào các khả

năng:

-Nắm được trật tự từ trong một câu (câu 30, 31, 32, 33).

-Ghép thành một từ có nghĩa gồmhai tiếng (câu 37, 38, 39, 40).

♦♦♦ Những câu khó

Bài trắc nghiệm cho học sinh 10- 12 tuổi, các câu khó tập trung nhiều ở các

khả năng sau:

-Hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ (câu12, 14). -Tìm từ cùng loại (câu 16, 17).

Bài trắc nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi, các câu khó tập trung vào các khả

năng:

-Hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ (câu 11, 12, 13). -Tim từ cùng loại (câu 17, 18, 19).

-Điền chữ cái để thành một từ có nghĩa theo định nghĩa (câu 9, 10).

♦♦♦ Những câu rất khó

Bài trắc nghiệm cho học sinh 10 - 12 tuổi, các câu rất khó là câu về khả

năng ghép từ và tìm từ cùng loại.

Bài trắc nghiệm cho học sinh 13 - 15 tuổi: các câu rất khó là những câu về

khả năng hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ (có tới 3 câu loại này: 14, 15, 16).

Hầu hết học sinh trả lời đúng cho nhóm câu hỏi phân biệt từ láy và từ ghép, đây là những câu hỏi dễ đối với các em. Kiến thức về từ, trong đó từ láy và từ ghép được lặp lại nhiều lần và nâng cao hơn trong chương trình học môn Tiếng Việt qua các lớp 5, 6, 7, nên các em đã chứng tỏ khả năng nhận biết, phân biệt hai loại từ này khá dễ dàng.

Loại câu đo lường khả năng hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ là những câu khó đối với học sinh tham gia làm trắc nghiệm ở cả hai độ tuổi. Học sinh không chỉ phải hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ mà còn cả nghĩa bóng, qua đó so sánh và khái quát ý nghĩa tương tự của những câu tục ngữ. Trong bài trắc nghiệm 13-15 tuổi, số câu trắc nghiệm loại này gồm 6 câu thì có 3 câu rất khó. Lấy câu 15 làm ví dụ:

■ Câu 15: Hai câu tục ngữ nào dưới đây có nghĩa gần như nhau? a. Trăm voi không được bát nước xáo.

b. Đẽo cày giữa đường,

c. Lắm thầy thối ma.

d. Trăm dâu đổ đầu tằm.

Đáp án đúng: b và c.

Kết quả: Chỉ có 15 học sinh làm đúng, 109 học sinh làm sai, không trả lời (missing) là 16. Sai lầm phổ biến là các em chọn đáp án a và d, hai lựa chọn này có chung một dấu hiệu không bản chất là "trăm" (trăm voi - trăm dâu). Học sinh thường chú ý vào dấu hiệu bề ngoài của ngôn ngữ thay vì hiểu đúng nghĩa của chúng, nên đã khái quát không chính xác và chọn đáp án sai khá nhiều.

2.2. Phân tích câu trắc nghiệm theo độ phân cách

Dùng công thức hệ số tương quan Rpbis tính độ phân cách của từng câu trắc nghiệm. Giá tri của Rpbis có ý nghĩa ở mức xác suất <.01 và <.05. Giá trị này được phân chia thành bốn nhóm:

-Nhóm các câu có độ phân cách rất tốt: Rpbis > 0.40.

-Nhóm câu có độ phân cách khá tốt: Rpbis từ 0.30 đến 0.39. -Nhóm câu có độ phân cách tạm được: Rpbis từ 0.20 đến 0.29. -Nhóm câu có độ phân cách yếu: Rpbis < 0.19.

Bảng 6: Độ phân cách của từng câu trắc nghiệm

Mức Trắc nghiệm 10-12 tuổi Trắc nghiệm 13- 15 tuổi PC Câu Độ PC Câu Độ PC Câu Độ PC Câu Độ PC

35 0.61 18 0.59

22 0.41 13 0.55 23 0.41 17 0.52 10 0.40 27 0.49 8 0.40 28 0.45 Tổng cộng: 6; Tỷ lệ: 15% Tổng cộng: 11 ; Tỷ lệ: 27.5% 9 0.39 19 0.37 10 0.38 Tốt 1 1 0.39 25 0.36 26 0.38 18 0.39 2 0.35 36 0.38 7 0.38 32 0.34 1 1 0.37 21 0.38 17 0.33 35 0.37 6 0.37 24 0.33 16 0.36 14 0.37 38 0.33 6 0.30 37 0.32 Tổng cộng: 15 ; Tỷ lệ: 37.5% Tổng cộng: Tỷ lệ: 17.5% 15 0.29 16 0.23 34 0.27 3 0.23 Tạm 36 0.27 4 0.21 39 0.27 20 0.22 được 34 0.26 30 0.21 25 0.26 4 0.21 39 0.26 31 0 2 0 30 0.24 33 0.21 40 0.25 12 0.19 32 0.24 38 0.21 26 0.19 22 0.23 37 0.19 Tổng cộng:1;tỷ lệ: 27.5% Tổng cộng: 12; Tỷ lệ: 30% 33 0.18 14 0.13 40 0.18 5 0.13 yếu 5 0.16 20 0.13 14 0.18 21 0.13 29 0.14 28 0.12 24 0.17 15 0.12 1 -0.17 2 0.16 31 0.10 3 NA 1 0.13 12 0.08 Tổng cộng : 8; Tỷ lệ: 20% Tổng cộng: 10; Tỷ lệ: 20%

Số liệu từ bảng 6 cho thấy:

Kết quả chung:

Trắc nghiêm cho học sinh lo -12 tuổi có:

- 6 câu có độ phân cách rất tốt, chiếm tỷ lệ 15%. - 15 câu có độ phân cách tốt, chiếm tỷ lệ 37.5%.

- 1 1 câu có phân cách nhưng thấp (tạm được), chiếm tỷ lệ 27.5%. 8 câu có phân cách rất thấp hoặc không phân cách, chiếm tỷ lệ 20%.

Như vậy trong bài trắc nghiệm này số câu có phân cách là 80%. Trắc

nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi có

- 1 1 câu có độ phân cách rất tốt, chiếm tỷ lệ 27.5%. -7 câu có độ phân cách tốt, chiếm tỷ lệ 17.5%.

- 1 2 câu có phân cách nhưng thấp (tạm được), chiếm tỷ lệ 30%.

-10 có phân cách rất thấp hoặc không có phân cách, chiếm tỷ lệ 25%.

Số câu đạt tiều chuẩn về độ phân cách trong bài trắc nghiệm này là 75%.

Những câu đạt tiêu chuẩn về độ phân cách ở cả hai bài trắc nghiệm được ưu tiên lựa chọn vì nó phân biệt được những học sinh có điểm số khác nhau khi làm trắc nghiệm, đồng thời nói lên tính hiệu lực của trắc nghiệm. Tuy nhiên phải kết hợp với việc phân tích độ khó của các câu này để nhìn nhận toàn diện hơn.

♦♦♦ Bài trắc nghiệm cho học sinh 10 -12 tuổi:

Dựa trên tiêu chuẩn độ phân cách, những câu được chọn là: 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40.

Trong số các câu trên, chúng tôi lưu ý tới những câu quá dễ là câu: 8, 10, 30, 31, 34. xem xét nội dung các câu này để sửa lại một số chi tiết theo hướng làm tăng độ khó của câu đó lên. Căn cứ để sửa là dựa nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 và lớp 6 phổ thông.

Minh họa:

■ Câu 30: Trật tự các từ sau đây là đúng hay sai?

Muốn em cha mẹ chăm học.

Lựa chọn sai đúng missing

Tần số 2 96 1

Tỷ lệ 2.0% 98%

Độ phân cách -0.09 0.21

Xác suất NS <.0.5

Câu này quá dễ, vì thế phải dùng một câu khác thay thế, đó là câu:

Đã biến thành màu xanh cánh buồm nâu.

Chúng tôi đã xem xét một số câu khó (độ khó dưới 40%). đó là câu 38. Câu này không chỉnh sửa vì các lý do:

- Nội dung hai câu này liên quan đến những kiến thức trong chương trình môn Tiếng Việt của học sinh 10 - 12 tuổi, không cao đối với các em.

Ngoài ra các câu khác có sửa một số bộ phận cho phù hợp với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, đó là các câu: 10, 19, 21,22,34.

Với những câu không đạt tiêu chuẩn về độ phân cách, phải xem xét lại để chỉnh sửa dùng cho lần thử nghiệm thứ hai. Đó là câu: 1, 3, 5, 14, 20, 28, 29, 33.

Hướng chỉnh sửa:

Câu 1 (có độ phân cách -0.17, độ khó = 88.7%): thay thế bằng một từ

láy khác.

Câu 3 (không phân cách, độ khó = LO): thay thế bằng một từ ghép

khác khó hơn.

Minh họa:

Câu 3: Những từ sau đây là từ láy hay từ ghép?

XUÔI NGƯỢC (từ láy) (từ ghép)

Thay thế từ "XUÔI NGƯỢC bằng từ "ĐI ĐỨNG"

Từ "đi đứng" là từ ghép bởi hai tiếng Đi và Đứng, học sinh có thể lầm đó là từ láy âm (âm Đ). Sẽ thử nghiệm ở lần hai và phân tích kết quả ở lần hai.

■ Câu 28: Thay thế bằng một từ khác để tăng độ khó. ■ Câu 29: Thay thế bằng một từ khác để tăng độ khó.

■ Câu 20 và câu 33: giữ nguyên không sửa vì xét nó là một thành phần trong nhóm câu đo lường một khả năng ngôn ngữ nào đó của học sinh; mặt khác nội dung các câu liên quan chặt chẽ với chương trình môn Toán và Tiếng việt 5-6.

Minh họa:

Câu 20: mỗi từ ở cột C có thể là từ cùng loại với cột A hay cột B. Em

A B C Ba hai tám a b Chín mười sáu a b Một bốn năm a b mười một a b bảy a b

Với trình độ học sinh 10-12 tuổi, nhận ra nhóm số chẵn và lẻ không thể là quá sức của các em. Vì thế câu này nên giữ lại.

Bài trắc nghiệm cho học sinh 13 -15 tuổi.

Theo tiêu chuẩn độ phân cách, các câu được chọn là: 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, l 1 , 13, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 39.

Một số câu dễ (có độ khó > 0.95) cần lưu ý là: 4, 7, 8, 29, 36. Trong số này có 2 câu phải sửa để tăng độ khó lên là các câu: 4, 29.

Minh họa:

■ Câu 4: từ láy hay từ ghép

MƠN MỞN (Từ láy) (Từ ghép)

Lựa chọn sai (từ ghép) đúng (từ láy)

Tần số 2 122

Tỷ lệ 1.6% 94.4%

Độ phân cách -0.21 0.21

Mức xác xuất <05 <05

Độ khó 0.983

Câu này quá dễ đối với học sinh, độ phân cách không cao (0.21), vì thế đã được thay thế bằng từ láy khác: NGẤM NGUÝT.

Một số câu có độ phân cách yếu hoặc không phân cách: câu 1, 2, 5,12,14, 21,24,31,40.

Các câu 1, 2, 5 đều nằm ở nhóm phân biệt từ láy, từ ghép; đều là câu phân cách rất thấp và là những câu dễ (93%). Các câu này đều được sửa bằng cách thay thế những từ láy, từ ghép khác khó phân biệt hơn, nhằm tăng độ khó của câu trắc nghiệm.

Câu 14, 15 nhằm ở nhóm "hiểu nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ". Hai câu đều có độ phân cách rất thấp và đều là câu khó.

Minh họa:

■ Câu 14: Hai câu tục ngữ nào dưới đây có nghĩa gần như nhau?

Nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng.

Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.

Một phần của tài liệu cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của hans eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)