So sánh giữa các nhóm học sinh

Một phần của tài liệu cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của hans eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 40)

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN HAI

3.So sánh giữa các nhóm học sinh

Trong phần này chúng tôi so sánh giữa các nhóm học sinh theo giới tính, khối lớp và loại trường về kết quả bài trắc nghiệm, để xác định có sự khác biệt hay không về khả năng ngôn ngữ của học sinh. Sự so sánh này theo các nhóm yếu tố của trắc nghiệm này.

3.1. Xét khối lớp học

Bảng11: Kết quả so sánh điểm trung bình từng nhóm năng lực ngôn ngữ qua bài

trắc nghiệm 10 -12 tuổi tính theo khối lớp:

Nhóm năng lực ngôn ngữ Lớp 5 Lớp 6 T test p Kết luận Mean SD Mean SD Phân biệt từ 2.500 0.538 2.750 0.483 3.430 0.001 Có YN Điền chữ cái phù hợp 3.889 1.256 4.761 0.581 6.124 0.000 Có YN Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ 2.454 1.494 3.770 1.236 6.392 0.000 Có YN xếptừ cùng nhóm 2.194 1.816 2.902 1.670 2.844 0.005 Có YN xếptừ khác nhóm 1.722. 1.267 2.283 1.377 2.995 0.003 Có YN xếpchữ cái bịđảo lộn 3.056 1.734 3.946 1.278 4.070 0.000 Có YN

Trật tự từ trong câu 3.870 1.015 4.370 0.848 3.736 0.000 Có YN Ghép từ 6.889 3.030 10.804 4.514 7.291 0.000 Có YN Tổng điểm TB 26.574 8.624 35.522 9.188 7.096 0.000 Có YN

Kết quả bảng 11 cho thấy: Có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai khối lớp 5 và lớp 6 ở tất cả các nhóm năng lực ngôn ngữ. Nhìn vào điểm trung bình thấy rõ điểm trung bình ở cả 8 nhóm của lớp 6 đều cao hơn so với lớp 5. Như vậy trình độ học vấn và lứa tuổi cao hơn thì khả năng ngôn ngữ phát triển hơn. Số liệu trên còn cho biết rằng: khả năng hiểu nghĩa của câu tục ngữ và đặc biệt là khả năng ghép từ của lớp 6 hơn hẳn so với học sinh lớp 5 (Điểm trung bình lớp 6 = 10.804, trong khi điểm trung bình của lớp 5 = 6.886).

Kết quả điểm trung bình còn cho biết khả năng nhận biết xếp loại từ khác nhóm của học sinh lớp 5 và lớp 6 đều ở mức dưới trung bình và trung bình (lớp 5 = 1.722, lớp 6 = 2.238). Nhưng việc nắm được trật tự các thành phần trong câu (ngữ pháp tiếng Việt) lại thể hiện ở mức khá cao (lớp 5 có điểm trung bình là 3.870, lớp 6 là 4.370). (xem thêm phần phụ lục về điểm tối đa và tối thiếu của từng nhóm năng lực ngôn ngữ).

Bảng 12: Kết quả so sánh điểm trung bình từng nhóm năng lực ngôn ngữ qua bài

trắc nghiệm 13 -15 tuổi tính theo lớp:

Nhóm NLNN

Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 F p Kết luận Mean SD Mean SD Mean SD

PB từ 2.063 0.765 1.971 0.782 2.118 0.708 0.997 0.370 Không Điền chữ 3.688 1.079 3.500 0.995 3.725 0.997 1.431 0.241 Không Hiểu TN 2792 1.239 3.231 1.054 3.676 1.091 15.215 0.000 Khác Nhóm NLNN Lớp7 Lớp 8 Lớp 9 F p Kết luận Mean SD Mean SD Mean SD

Xếp từ 1.333 1.102 0.990 0.930 1.520 0.962 7.456 0.001 Khác Xếp từ 2.979 1.214 2.769 1.151 3.343 0.980 6.935 0.001 Khác xếpchữcái 3.604 1.244 3.846 0.943 4.373 0.783 15.337 0.000 Khác Trát tư 3.313 1.394 3.231 1.271 3.853 1.172 7.105 0.001 Khác Tìm từ 1.313 0.670 1.308 0.725 1.480 0.376 2.253 0.107 Không TừGN 5.250 3.064 4.702 3.441 5.529 3.199 1.736 0.178 Không Tổng TB 25.333 7.964 25.548 6.128 29.618 5.838 10.671 0.000 Khác Từ bảng 12 cho thấy:

Không có sự khác biệt về khả năng phân biệt từ, khả năng điền chữ cái phù hợp, khả năng tìm từ cùng loại và khả năng tìm từ gần nghĩa giữa học sinh lớp 7, lớp 8 và lớp 9.

Có sự khác biệt về khả năng ngổn ngữ giữa lớp 7, lớp 8 và lớp 9 về các nhóm cụ thể sau:

-Nhóm khả năng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: khác nhau giữa lớp 7 và lớp 9. Điểm trung bình lớp 7 nhỏ hơn điểm trung bình của lớp 9 (2.792 < 3.676).

-Nhóm năng lực xếp từ cùng nhóm: khác nhau giữa lớp 8 và lớp 9. Lớp 9 có điểm trung bình cao hơn lớp 8 (1.520 > 0.990).

-Nhóm năng lực xếp từ khác nhóm: lớp 9 cao hơn so với lớp 8 (điểm trung bình của lớp 9 là 3.345, điểm trung bình của lớp 8 là 2.769).

-Nhóm năng lực xếp chữ cái: lớp 9 cao hơn lớp 7 và lớp 8.

-Nhóm năng lực hiểu trật tự từ trong câu: lớp 9 cao hơn so với lớp 8 (điểm trung bình không chênh lệch nhiều).

Kết luận chung:

Năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 9 cao hơn học sinh lớp 7 và lớp 8. Giữa lớp 7 và 8 không có sự khác nhau đáng kể về năng lực ngôn ngữ. Có thể lý giải như sau: lớp 7 và 8 là hai lớp giữa cấp, trong khi học sinh lớp 9 ở cuối cấp đã tích lũy được vốn kiến thức nói chung và tiếng Việt tương đối để chuẩn bị chuyển cấp.

3.2. Xét theo giới tính

Bảng 13: Kết quả so sánh điểm trung bình từng nhốm năng lực ngôn ngữ qua bài

trắc nghiệm 10 -12 tuổi tính theo giới tính:

Nhóm NLNN Nam Nữ T test p Kết luận Mean SD Mean SD Phân biệt từ 2.551 0.536 2.688 0.510 1.840 0.067 Không có khác biệt Điền chữ cái phù hợp 4.215 1.182 4.376 0.977 1.043 0.298

Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ 2.879 1.515 3.204 1.500 1.523 0.129 xếp từ cùng nhóm 2.430 1.760 2.624 1.817 0.765 0.445 xếp từ khác nhóm 1.841 1.340 2.140 1.340 1.737 0.117 xếp chữ cái bị đảo lộn 3.280 1.687 3.677 1.476 1.759 0.080 Trật tự từ trong câu 4.280 0.937 4.280 0.387 2.467 0.014 Ghép từ 9.312 4.630 9.312 4.530 1.942 0.054

Tong điểm TB 32.301 10.064 32.301 10.064 2.159 0.032

Kết quả kiểm nghiệm T test ởbảng 13 cho thấy: trị số T đều rất nhỏ so với Ta (mức xác suất ∝ = .01). Kết luận: không có sự khác biệt ý nghĩa về năng lực ngôn ngữ giữa nam và nữ. Nói khác đi đặc điểm giới tính hầu như không tạo nên sự khác biệt về năng lực ngôn ngữ của học sinh thuộc ở các giới tính khác nhau. Quan sát điểm trung bình của từng nhóm năng lực ngôn ngữ của nam và nữ học sinh là xấp xỉ nhau.

Bảng 14: Kết quả so sánh điểm trung bình từng nhóm năng lực ngôn ngữ qua bài

trắc nghiệm 13 -15 tuổi theo giới tính:

Nhóm NL Nam Nữ T p Kết luận Mean SD Mean SD P B từ 2.013 0.773 2.088 0.730 0.872 0.384 Không KB Điền chữ 3.523 0.963 3.755 1.076 1.981 0.049 Không KB Hiểu TN 3.052 1.221 3.442 1.050 2.910 0.004 Có KB Xếpt ừC N 1.174 0.968 1.388 1.063 1.827 0.069 Không KB Xếp từ KN 2.897 1.207 3.170 1.049 2.095 0.037 Không KB xếpchữcái 3.877 1.158 4.020 0.918 1.185 0.237 Không KB Trát tư câu 3.329 1.344 3.612 1.252 1.892 0.059 Không KB Tim từ CL 1.323 0.654 1.415 0.671 1.212 0.227 Khôn^ KB Từ GN 4.452 2.700 5.898 3.609 3.957 0.000 Có KB Tổng TB 25.639 6.095 28.789 7.317 4.073 0.000 Có KB

Nhận xét:

Chỉ có một sự khác biệt trên phương diện giới tính về nhóm năng lực hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ. Cụ thể học sinh nữ hiểu ý nghĩa câu tục ngữ hơn so với học sinh nam (điểm trung bình của nữ cao hơn điểm trung bình của nam. Nữ = 3.442, nam = 3.052). Điểm trung bình cho thấy sự khác biệt này là không nhiều. Lý do của sự khác nhau có thể do các em nữ ở tuổi này khi học môn Văn hay khi đọc sách thường hay suy ngẫm nhiều hơn so với các em nam; mặt khác môn Văn thường không phải là sở trường của phái nam.

Không sự khác biệt giữa nam và nữ ở lứa tuổi 13-15 tuổi về 7 nhóm năng lực ngôn ngữ còn lại. Kết quả này thống nhất với kết quả so sánh giữa nam và nữ ở lứa tuổi 10-12 như đã phân tích ở trên.

3.3. Xét theo loại trường (bán công và công lập):

Bảng 15: Kết quả so sánh điểm trung bình từng nhóm năng lực ngôn ngữ qua bài

trắc nghiệm 10-12 tuổi tính theo trường:

Nhóm NLNN B á n công Công lập T t e s t p Kết luận Mean SD Mean SD

Phân biêt từ 2.550 0.597 2.904 0.298 3.719 0.000 Có KB Điền chữ cái phù hợp 4.515 0.781 4$04 0.298 2.789 0.006 Có KB Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ 3.075 1.328 4.192 0.908 4.787 0.000 Có KB

xếp từ cùng nhóm 1.375 1.102 4.077 0.926 12.772 0.000 Có KB Xếp từ khác nhóm 1.025 0.800 3.250 0.837 12.880 0.000 Có KB xếp chữ cái bị đảo lộn 3.200 1.522 4.519 0.610 5.690 0.000 Có KB Trật tự từ trong câu 4.050 1.011 4.615 0.599 3.343 0.001 Có KB Ghép từ 6.775 2.567 13.904 2.966 12.107 0.000 Có KB Tống điểm TB 26.625 5.261 42.365 4.433 15.563 0.000 Có KB

Kết quả ương bảng 15 cho thấy: học sinh giữa hai loại trường bán công và công lập có sự khác nhau về năng lực ngôn ngữ ở cả 8 nhóm năng lực. Điểm trung bình của 8 nhóm năng lực của học sinh trường công lập đều cao hơn hẳn so với học sinh trường dân lập, chứng tỏ học sinh học ở hệ cổng lập có khả năng ngôn ngữ tốt hơn so với học sinh học hệ dân lập. Điều này cũng có thể là hợp lý vì điểm chuẩn đầu vào của trường công lập cao hơn nhiều so với hệ bán công, tất cả học sinh vào được trường công lập đều là học sinh có kết quả tốt nghiệp Tiểu học loại khá và giỏi, đó chính là điểm xuất phát thuận lợi cho quá trình và chất lượng học tập của học sinh công lập. Trong sự phát triển tâm lý, chúng ta đều thừa nhận sự tác động của quy luật không đồng đều. Nhưng dù sao cũng hy vọng hoạt động dạy và học ở các trường dân lập được tổ chức tốt nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển tối đa năng lực của họ và mất đi khoảng cách giữa học sinh dân lập với học sinh công lập.

Bảng 16: Kết quả so sánh điểm trung bình từng nhổm năng lực ngôn ngữ qua bài

trắc nghiệm 13 -15 tuổi theo loại trường:

Nhóm NL B á n công Cổng lập T p Kết luận Mean SD Mean SD P B từ 2.020 0.863 2.079 0.625 0.680 0.497 Không KB Điền chữ 3.300 1.060 3.967 0.872 5.975 0.000 C Ó K B Hiểu TN 2.847 1.246 3.632 0.968 6.118 0.000 CỔKB Xếp từ CN 0.820 0.820 1.730 0.996 8.663 0.000 C Ó K B Xếp từ KN 2.607 1.170 3.447 0.941 6.888 0.000 Có KB Xếp chữ cái 3.633 1.138 4.257 0.850 5.399 0.000 Có KB Trật tư câu 3053 1.394 3.875 1.069 5.752 0.000 Có KB Tim từ CL 1.287 0.689 1.447 0.628 2.119 0.035 Không KB TừGN 3.440 2.150 6.849 3.271 10.686 0.000 Có KB Tổng TB 23.007 5.706 31.283 5.315 13.045 0.000 Có KB Nhận xét:

Có sự khác biệt giữa học sinh trường bán công so với công lập ở hầu hết (7/9) nhóm năng lực ngôn ngữ. Học sinh trường công lập chứng tỏ năng lực ngôn ngữ tốt hơn học sinh trường bán công, thể hiện ở kết quả điểm trung bình luôn cao hơn họ sinh bán công. Kết quả này thống nhất với kết quả của bài trắc nghiệm cho học sinh 10 - 12 tuổi. Như vậy ở lứa tuổi nào (từ 10 đến 15 tuổi) thì năng lực ngôn ngữ của học sinh bán công cũng thua kém hơn học sinh công lập.

Một nhóm năng lực ngôn ngữ không có sự khác biệt trên phương diện trường bán công và công lập cần lưu ý, đó là nhóm năng lực phân biệt "từ láy và

từ ghép". Sự không khác biệt này là do các lý do: thứ nhất nhóm câu này ở cả

hai lần đo đều có độ phân cách yếu, không phân biệt được người giỏi với người dở. Thứ hai là kiến thức về từ láy và từ ghép được học khá kỹ ở lớp 5, 6, 7. Từ láy và từ ghép trong chương trình tiếng Việt rất được chú trọng, nó là kiến thứ khá đặc trưng đối với học sinh cuối Tiểu học, đầu Trung học Cơ sở dù là công lập hay bán công.

Một phần của tài liệu cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của hans eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 40)