Hiện nay, trắc nghiệm khách quan đã và đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong việc kiểm tra, đánh giá, thi đối với các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học…Tuy nhiên đối với môn Công nghệ
Trang 1Mở ĐầU
1 Lí do chọn đề tài
Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngày nay con người không thể tiếp thu hết tri thức của nhân loại khi ngồi trên ghế nhà trường và khi ra cuộc sống vẫn phải tiếp tục học mới đáp ứng được sự phát triển của xã hội
Thực tế đó đòi hỏi giáo dục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, phương thức kiểm tra đánh giá và đặc biệt quan trọng là về phương pháp đào tạo Trong tiến trình lịch sử mỗi xã hội, mỗi thời đại đều đòi hỏi và cũng sẽ tạo nên một phương pháp đào tạo thích ứng Ngày nay các phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội Vì vậy Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định nhiệm
vụ của ngành giáo dục là: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học,… áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
Thực hiện chủ trương đó những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự lực, sáng tạo của học sinh đã được đầu tư nghiên cứu mạnh mẽ và từng bước được áp dụng vào thực tiễn dạy học Hiện nay, trắc nghiệm khách quan
đã và đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong việc kiểm tra, đánh giá, thi
đối với các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học…Tuy nhiên đối với môn Công nghệ mới chỉ dừng lại ở phạm vi lý luận chưa thực sự trở thành nhu cầu bức thiết đối với học sinh Do đó, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra đánh giá đối với môn công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dạy học, là một việc có ý nghĩa hết sức thiết thực Do vậy, việc ra đề trắc nghiệm khách quan góp phần đánh giá chất lượng dạy học, nắm vững kiến thức của học sinh
Trang 2Qua nghiên cứu nội dung, chương trình chương 1 môn Công nghệ 11 và những lí do trên tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “Phương pháp ra đề trắc nghiệm chương 1 môn Công nghệ 11”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu và đưa ra một số những vấn đề liên quan về trắc nghiệm khách quan như mục đích, khái niệm, phân loại đánh giá, những yêu cầu khi soạn đề kiểm tra và giải pháp trả lời, điều kiện để áp dụng trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra - đánh giá và thi, trắc nghiệm khách quan là gì, các mức độ nhận thức khi ra đề kiểm tra, các hình thức ra đề truyền thống xét về mặt lý luận
- Khả năng vận dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn Công nghệ
- Tìm ra những ưu điểm của đề trắc nghiệm khách quan so với các dạng
đề khác
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các hình thức, các quy rình ra đề đối với môn Công nghệ
nói chung
- Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi lớp 11 THPT
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài để xác định được cơ sở của việc áp dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá để đưa ra nhận xét về thực trạng của quá trình áp dụng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra, đánh giá, củng cố… môn Công nghệ 11
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn
Trang 3- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hoá, thống kê toán học, xử lý số liệu, …
6 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra và thi thì quá trình dạy học môn Công nghệ sẽ đạt hiểu quả cao hơn như đảm bảo tính tổng thể, tính tích cực, tính độc lập, tính tư duy lôgíc…ở người học tốt hơn
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc kiểm tra- đánh giá
Chương 2: Hình thức ra đề trắc nghiệm
Chương 3: Giới thiệu một số đề kiểm tra, đáp án
Trang 4NộI DUNg CHƯƠNG 1 : CƠ SƠ Lý LUậN CủA VIệC
KIểM TRA - đánh giá
1.1 Mục đích của việc kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá nhằm những mục đích sau:
1.1.1 Đối với học sinh
+ Phát hiện năng lực và trình độ của học sinh để phân loại, tuyển chọn
và hướng học cho học sinh (đánh giá đầu vào)
+ Thúc đẩy, động viên học sinh cố gắng khắc phục kiến thức sai sót, phát huy năng lực của mình để học tập đạt kết quả cao hơn
+ Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của học sinh theo mục tiêu giáo dục (đánh giá đầu ra)
1.1.2 Đối với giáo viên
+ Cung cấp thông tin phản hồi về tình hình học tập của học sinh giúp giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy tốt hơn
+ Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
1.1.3 Đối với các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục
+ Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến mọi mặt hoạt động của giáo dục, từ phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, quản lý nhà trường
+ Cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá các cơ sở giáo dục 1.2 Khái niệm về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trong lý luận dạy học,kiểm tra (thi) là giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học nhằm đảm bảo chức năng dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu của quá trình dạy học
Trang 5Kiểm tra bao gồm ba chức năng, bộ phận liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập và bổ sung cho nhau, dó là : đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh
1.2.1 Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục
đích dạy là mô tả định tính và định lượng những khía cạnh như kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh, đối chiếu nhưng chỉ tiêu của mục đích, dự kiến, mong muốn
1.2.2 Phát hiện lệch lạc
Qua đánh giá sẽ phát hiện ra được những mặt được và chưa được trong trình độ đạt tới của học sinh nghĩa là những chỉ tiêu chưa đạt được và những chỉ tiêu đã đạt được Từ đó phát hiện ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh Trên cơ sở đó phát hiện những nguyên nhân của lệch lạc, về phía người dạy cũng như về phía người học hoặc có thể
về phía khách quan
Phát hiện lệch lạc, tìm ra nguyên nhân của lệch lạc là quan trọng hàng
đầu so với việc liệt kê thành tích vì sự công đạt trong kiểm tra là điều đã được
dự kiến trong mục tiêu còn nhưng lệch lạc là điều xảy ra bất thường, loại trừ
được chúng thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao
1.2.3 Điều chỉnh kế hoạch, uốn nắn lệch lạc
Việc đánh giá và phát hiện lệch lạc giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch lệch lạc nhằm uốn nắn, loại trừ những lệch lạc đó, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh
1.3 Những yêu cầu khi biên soạn đề kiểm tra và giải pháp trả lời
Do trình độ của người học và cơ sở vật chất ở từng vùng, miền và trong trường hợp rất khác nhau nên để đảm bảo tính khả thi của đề kiểm tra cần có những thay đổi thích hợp về nội dung cũng như về mức độ khó, dễ Tuy nhiên, cần lưu ý:
Trang 61.3.1 Yêu cầu đối với giáo viên
- Nắm được các nguyên tắc và tuân thủ các nguyên tắc khi ra đề trắc nghiệm khách quan
- Có khả năng thông hiểu tài liệu
- Có khả năng vận dụng linh hoạt các nguyên tắc ra đề kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan vào lúc nào
- Có khả năng bao quát toàn bộ chương trình
- Xây dựng nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi kiểm tra
1.3.2 Yêu cầu đối với nội dung đề kiểm tra
- Phải đảm bảo thể hiện được những mục tiêu đã ghi trong chương trình, không hạ thấp cũng như nâng cao một cách tuỳ tiện mức độ khó, dễ của
đề kiểm tra theo ý muốn chủ quan của người dạy
- Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc về mặt lý luận và bám sát nội dung chương trình
- Để tránh việc học sinh hỏi nhau khi làm bài nên thay đổi thứ tự của các câu hỏi để tạo ra những đề kiểm tra như nhau có cấu tạo khác nhau
- Những đề kiểm tra này có thể được dùng nhiều lần, để có thể dùng nhiều lần đề kiểm tra nên cho học sinh làm ra một tờ giấy riêng ghi rõ họ tên, không nên làm vào đề
1.3.3 Yêu cầu khi biên soạn giải pháp trả lời
- Các nguyên tắc trả lời phải độc lập với nhau về ngữ nghĩa
- Không được đưa ra những phương án không có nghĩa phù hợp với nội dung câu hỏi để đánh lạc hướng người trả lời
- Tránh dùng chung từ cho phần câu hỏi và phân trả lời
- Không được biên soạn câu trả lời một cách chi tiết và đầy đủ còn các phương án khác lại quá sơ sài Các phương án trả lời phải có độ phức tạp như nhau
Trang 7- Các dữ kiện trong phần câu hỏi phải có cùng mức độ tổng quát
- Trong một bài kiểm tra cần lưu ý không để câu dẫn của câu hỏi này
là gợi ý đúng cho giải pháp lựa chọn câu hỏi khác
1.3.4 Yêu cầu đối với học sinh
- Chuẩn bị kiến thức rộng, bao quát toàn bộ chương trình của môn học
- Chủ động thời gian trong phòng thi trắc nghiệmy quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh
1.4 Điều kiện để áp dụng TNKQ trong việc kiểm tra, đánh giá và thi TNKQ là một phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và đang được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Vấn đề cần bàn bây giờ là việc ra đề TNKQ như thế nào trong các giai đoạn của quá trình dạy học, những kiến thức kĩ thuật công nghệ sao cho có thể khai thác tối đa ưu điểm nổi bật của phương pháp kiểm tra này
Hiện nay đây là một hình thức thi và kiểm tra đã đưa vào áp dụng rộng rãi với các môn học cơ bản: Toán học, Vật lý, Hoá học…Tuy nhiên với môn Công nghệ đây còn là một hình thức khá mới mẻ Theo tôi, khi ra đề TNKQ trong quá trình dạy học người giáo viên phải dựa trên các điều kiện sau:
1 Kiểm tra không chỉ đánh giá, mà qua đó phải tạo điều kiện cho học sinh “tự đánh giá” từ đó góp phần tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân
2 Ưu điểm chính của ra đề TNKQ không chỉ là kiểm tra rộng rãi trong thời gian ngắn với việc đánh giá một cách khách quan nhất Điều này còn
đúng trong đánh giá xác nhận, mà TNKQ trong quá trình dạy học cần hiểu là một phương pháp dạy học giúp cho người học tự đánh giá và điều chỉnh quá trình tự đào tạo một cách có hiệu quả nhất đồng thời có điều kiện tạo ra mối liên hệ ngược giữa giáo viên và học sinh để nhanh chóng tạo ra sự điều chỉnh việc dạy học của giáo viên Lúc này TNKQ thể hiện vai trò đánh giá mang tính đào tạo
Trang 8Vấn đề ra đề TNKQ như thế nào?
Hiện nay, trong quá trình dạy học về mặt quy định chúng có bốn hình thức kiểm tra để thu được kết quả bằng điểm số, từ đó đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua kiểm tra: Miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ
1.4.1 Điều kiện kiểm tra miệng
Có thể kiểm tra vào đầu giờ học, cách kiểm tra này nhằm tác động đến việc tự học của học sinh Qua đó, đánh giá, uốn nắn ngay ý thức học tập của học sinh, việc nắm kiến thức của học sinh sau giờ học Ngoài ra người giáo viên còn dùng nó để tạo ra các tình huống học tập mong muốn
1.4.2 Điều kiện kiểm tra 15 phút
Sau khi học xong một phần có kiến thức nhất định có liên quan Có thể chọn những bài học gần nhất, ưu tiên cho loại câu hỏi nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá việc nắm vững kiến thức của học sinh
1.4.3 Điều kiện kiểm tra một tiết
Sau khi kết thúc một chương, có thể diễn ra từ 35 đến 45 phút Qua bài kiểm tra này để nắm vững toàn bộ kiến thức của chương, từ đó phân loại học sinh và điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp
1.4.4 Điều kiện thi học kì
Sau khi kết thúc chương trình học của một kỳ hoặc cả năm
1.5 Phân loại đánh giá
1.5.1 Đánh giá mang tính đào tạo
Đây là sự đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh tự kiểm tra mình
để rồi tự điều chỉnh kế hoạch tự học Nó cũng mang tính chất chuẩn đoán (tìm
ra nguyên nhân của tiến bộ và lệch lạc), dự đoán xu hướng phát triển, tìm biện pháp xử lí để tiến bộ trong học tập; hình thức kiểm tra đánh giá này không nên dùng để xử phạt
1.5.2 Đánh giá xác nhận
Trang 9Là loại đánh giá dùng để xác nhận trình độ đạt tới sau một giai đoạn đào tạo Nó còn có tác dụng làm cơ sở cho những quyết định pháp lí cho học sinh như: cho lên lớp, công nhận tốt nghiệp,…Nó còn có chức năng ngăn trở những học sinh không đạt yêu cầu được hành nghề trong xã hội Nó diễn ra không thường xuyên, còn được gọi là kiểm tra, tổng kết, tích luỹ, thưởng phạt
1.6 Các mức độ nhận khi ra đề kiểm tra
Trong lĩnh vực nhận thức, người ta chia các mức độ hành vi và sắp xếp thành các mức độ từ đơn giản đến phức tạp
1.6.1 Nhận biết: Là khả năng nhớ, nhận ra một sự vật hiện tượng dựa trên các
thông tin đặc thù
1.6.2 Thông hiểu: là khả năng nắm vững ý nghĩa của tài liệu
1.6.3 Vận dụng: Là khả năng vận dụng linh hoạt các tài liệu vào trong các
tình huống của kiến thức
1.6.4 Phân tích: Chia thông tin thành các thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu
được cấu trúc của tài liệu
1.6.5 Tổng hợp: Sắp xếp, thiết kế lại thông tin các bộ phận từ nguồn tài liệu
1.7 Các hình thức kiểm tra truyền thống
1.7.1 Kiểm tra viết
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá thường xuyên và tiến hành theo quy định của môn học, thường là khi kết thúc một chương hay một phần nào đó Với phương phàp này, giáo viên đặt ra các câu hỏi và bài tập cho tất cả các học sinh làm bài và mỗi học sinh sẽ trình bày ra giấy bài làm của mình
1.7.2 Kiểm tra miệng
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và nó được tiến hành hầu hết trong các giờ học Qua phương pháp kiểm tra này giáo viên có thể đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức cũ
Trang 10của học sinh và cơ sở để tiếp thu kiến thức mới Để đạt được hiệu quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi một cách chu đáo và cẩn thận
1.8 Trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
1.8.1 Trắc nghiệm khách quan là gì ?
TNKQ là một kĩ thuật dùng để tìm hiểu về trí tuệ và năng lực của người học hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ của người học Trong đó, mỗi câu hỏi hay yêu cầu thực hiện có kèm theo câu trả lời sẵn hoặc các phương án tiến hành và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc một phương án hay phải điền thêm một thông tin nhất định vào câu trả lời Loại câu hỏi này được gọi là khách quan vì câu trả lời đã rõ ràng
và việc đánh giá không phụ thuộc vào người chấm bài Tuy nhiên, ta không loại trừ tính chủ quan trong việc lựa chọn nội dung và cách soạn câu hỏi
1.8.2 Bản chất của TNKQ
Đã có rất nhiều nhà lí luận đi sâu nghiên cứu về TNKQ và đã đưa ra nhiều ý kiến Hiện nay, đa số các nhà lí luận dạy học đều xem trắc nghiệm là một phương pháp dạy học dùng một bài tập ngắn để kiểm tra và đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ của học sinh khi họ học xong một phần kiến thức, một môn học…Điều này phải coi là dấu hiệu, bản chất của TNKQ trong quá trình dạy học mà cụ thể là trong kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.8.3 Phân loại câu hỏi TNKQ
a Câu đúng – sai: Đây là những phát biểu được đánh giá là “đúng” hoặc
“sai” hoặc chúng có thể là các câu hỏi trực tiếp có thể trả lời được là “có” hoặc “không” Loại câu hỏi này thích hợp khi cần gợi nhớ lại kiến thức và có thể kiểm tra được một số lượng kiến thức lớn một cách nhanh chóng
Tuy nhiên, do yêu cầu cơ bản của loại câu hỏi này là phải hoàn toàn rõ ràng là “đúng” hoặc “sai” hay “có” hoặc “không” để có thể trả lời dứt khoát,
Trang 11nên tạo ra sự khó khăn khi áp dụng loại câu hỏi này để kiểm tra trình độ hiểu biết cao hơn
b Câu điền: Loại câu hỏi này yêu cầu người học phải điền thêm một từ, một
câu, một con số, một kí hiệu…còn thiếu cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ Loại câu hỏi này có ưu thế là đòi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin Tuy nhiên đây là loại câu hỏi khó được xây dựng rõ ràng vì có thể có nhiều câu trả lời có giá trị gần như nhau và gây nên khó khăn cho người chấm
c Câu nhiều lựa chọn: Đây là loại câu hỏi TNKQ được sử dụng rộng rãi nhất,
nó có hình thức là một câu phát biểu không đầy đủ được nối tiếp bằng một số phương án trả lời mà người học phải lựa chọn một phương án phù hợp nhất theo yêu cầu Cụ thể, đó là câu trả lời đúng rõ rệt hay câu trả lời tốt nhất trong nhiều câu hợp lý, hoặc câu trả lời kém nhất không liên quan gì nhất Các phương án còn lại là câu nhiễu
Với loại câu hỏi này, cho phép đo được kiến thức, sự hiểu biết và kĩ năng tư duy của học sinh với môn học Câu trắc nghiệm loại này làm giảm trả lời kiểu đoán mò Vấn đề đặt ra cho soạn thảo chính là đề ra được các câu nhiễu thích hợp
d Câu ghép đôi: Loại câu này thường là hai dãy thông tin có câu dẫn và câu
đáp, chúng được yêu cầu ghép lại kiểu tương ứng 1 – 1 Số câu trong hai dãy thông tin không nên bằng nhau Đây cũng là loại câu giúp kiểm tra được ở mức độ cao về khả năng nắm vững và vận dụng của học sinh
Ngoài bốn loại câu hỏi trên còn có thể tạo các câu hỏi phức hợp từ biến thể chúng
1.8.4 Ưu, nhược điểm của phương pháp TNKQ
Ưu điểm:
- Bài kiểm tra bằng TNKQ bao gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể bao quát một phạm vi rất rộng của nội dung chương trình Nhờ đó mà các đề kiểm
Trang 12tra bằng TNKQ có tính toàn diện và hệ thống so với các đề kiểm tra bằng tự luận
- Có tiêu chí đánh giá đơn giản, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm Do đó, kết quả đánh giá khách quan hơn hẳn so với tự luận
- Sự phân bố các bài kiểm tra bằng TNKQ được trải trên một phổ rộng hơn nhiều tự luận Nhờ đó giáo viên có thể phân biệt được rõ ràng các trình độ học tập của học sinh, thu được thông tin phản hồi đầy đủ hơn về quá trình dạy
và học
- Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong việc chấm điểm
và phân tích kết quả kiểm tra Do đó, việc chấm bài và phân tích kết quả giáo viên không mất nhiều thời gian
Nhược điểm:
- Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ của học sinh để trả lời một câu hỏi hoặc bài tập Do đó, nếu chỉ sử dụng hình thức này trong kiểm tra thì việc kiểm tra,
đánh giá có thể có còn hạn chế việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh
- Việc soạn các đề kiểm tra rất khó và mất nhiều thời gian
Tuy còn có nhược điểm, trắc nghiệm vẫn là một phương pháp thuận lợi giúp cho việc vận dụng toán học và việc đánh giá quá trình thu nhận kiến thức Dùng phương pháp này đảm bảo tính khách quan trong đánh giá đồng thời giúp học sinh hệ thống lại được nội dung, kiến thức đã học được ở diện rộng “Trắc nghiệm” đã và đang trở thành một hình thức kiểm tra, thi phổ biến
được quan tâm nhiều hơn trong quá trình dạy - học ở các nhà trường phổ thông
Trang 13Kết Luận chương 1 Qua tìm nghiên cứu, thực hiện và đối chiếu với mục đích của đề tài thì chương 1 cũng đạt được những mức độ sau:
- Nắm được việc kiểm tra - đánh giá nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập cả học sinh, phát hiện lệch lạc để từ đó uốn nắn lệch lạc và điều chỉnh
kế hoặch và phương pháp giảng dạy cho phù hợp
- Nắm được những yêu cầu khi soạn đề kiểm tra và giải pháp trả lời
- Biết được điều kiện để áp dụng trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra đánh giá và thi
- Biết được trắc nghiệm khách quan là gì? Thấy được ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan so với phương pháp kiểm tra truyền thống
Từ những cơ sở lý luận của chương 1 thì để có thể ra đề trắc nghiệm khách quan thì cần phải biết được các tiêu chí ra đề, cấu trúc, quy trình và quá tình biên soạn đề kiểm tra
Trang 14CHƯƠNG 2 HìNH THứC RA Đề TRắC NGHIệM
2.1 Các tiêu chí ra đề trắc nghiệm
Ra đề trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chỉ
có tác dụng tích cực nếu các công cụ kiểm tra bảo đảm được một số tiêu chí nhất định Sau đây là những tiêu chí chính:
2.1.1 Tính toàn diện
Tiêu chí này yêu cầu các đề kiểm tra phải thể hiện một cách toàn diện các mục tiêu đã được xác định trong chương trình các môn học, các đề kiểm tra cũng như thi tốt nghiệp trước đây được biên soạn theo hình thức tự luận thường không đảm bảo tiêu chí này vì chỉ có thể bao gồm một ít câu thuộc một số nội dung của chương trình môn học
2.1.2 Độ tin cậy
Một đề kiểm tra - đánh giá được coi là có độ tin cậy nếu:
- Dùng cho các đối tượng khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau
đều cho cùng một kết quả hoặc chỉ sai khác trong một phạm vi sai số cho phép
- Các giáo viên chấm cùng một bài phải cho điểm như nhau hoặc chỉ sai khác trong một phạm vi cho phép
- Kết quả làm bài phản ánh đúng trình độ của người học và đúng mục
Trang 152.1.4 Khả năng phân loại tích cực
Học sinh có năng lực cao hơn phải có kết quả cao hơn một cách rõ rệt Bài kiểm tra phản ánh được càng rõ ràng và càng nhiều trình độ của học sinh càng tốt
2.1.5 Tính giá trị
Một bài kiểm tra chỉ có giá trị khi đánh giá được học sinh về lĩnh vực cần
đánh giá, đo được cái cung đo, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đặt ra cho bài kiểm tra
2.2 Cấu trúc đề TNKQ
2.2.1 Kiểm tra miệng
- Hình thức: Tiến hành vào đầu giờ học, giữa giờ hoặc cuối mỗi giờ cho
từ 2 đến 3 học sinh, trong khi đó có thể kiểm tra vở học tập của một số học sinh khác trong lớp
- Cấu trúc đề: Hỏi mỗi học sinh một đến hai câu để kiểm tra mức độ
nắm vững kiến thức và ý thức học bài cũ ở nhà của học sinh
2.2.2 Kiểm tra 15 phút
- Hình thức: Cho đề tổng hợp một phần kiến thức đã học ở những bài gần
nhất, đồng loạt cho học sinh làm bài thông qua đề đã in sẵn Giáo viên phát đề cho tập thể học sinh làm bài kiểm tra trong 8 đến 10 phút
- Cấu trúc đề: Với các đề kiểm tra khác nhau, mỗi đề gồm 8 đến 10 câu
hỏi Sau đó giáo viên chia đề cho cả lớp, thông thường với kiểm tra này giáo viên có thể kiểm tra vào bất kì thời điểm nào trong tiết học, học sinh không
được báo trước
2.2.3 Kiểm tra một tiết
- Hình thức: Đây là loại đề kiểm tra quan trọng để đánh giá khả năng
nắm vững kiến thức của học sinh về các kiến thức của một chương Do đó đề kiểm tra phải bao quát được tất cả các vấn đề trong chương Đồng loạt cho học sinh thực hiện và thời gian từ 30 đến 35 phút
Trang 16- Cấu trúc đề: Mỗi đề gồm 15 đến 20 câu hỏi về kiến thức cả chương
Sau đó giáo viên sẽ sửa chữa lại đề, loại kiểm tra này được báo trước
2.2.4 Kiểm tra học kì
- Hình thức: Đây là loại đề kiểm tra quan trọng để đánh giá khả năng
nắm vững kiến thức của học sinh về các kiến thức của học kì Do đó, đề kiểm tra phải bao quát được tất cả các vấn đề trong cả học kì Đồng loạt cho học sinh thực hiện và thời gian là 60 phút
- Cấu trúc đề: Mỗi đề khoảng 30 đến 35 câu hỏi về kiến thức cả học kì
Hình thức thi này được biết trước
2.3 Quy trình ra đề trắc nghiệm khách quan
Phương pháp ra đề trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con người Hiện nay, ở nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kì thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và kì thi kết thúc học phần tại nhiều trường
Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực của người học một việc vô cùng quan trọng là cần xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có chất lượng, có thể mô tả qua lưu đồ:
Trang 173 Tổ chức kiểm tra
đánh giá người học
4 Thu thập số liệu thống kê
5.Đánh giá
chất lượng câu hỏi và bộ đề
Kết thúc
Qua lưu đồ trên ta thấy quá trình xây dựng và triển khai đánh giá bằng TNKQ cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện, chỉ chấm dứt khi người dạy nhận thấy hình thức này không còn phù hợp với phần đang dạy
Trang 182.4 Quá trình biên soạn một số đề kiểm tra viết bằng phương pháp TNKQ
Việc biên soạn một số đề kiểm tra bằng phương pháp TNKQ có thể theo quy trình sau:
2.4.1 Xác định mục tiêu cần kiểm tra
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau những bài nào, chương nào sau một học kì hay cả năm
2.4.2 Xác định nội dung kiểm tra
Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra, liệt kê các kiến thức theo mức độ từ thấp đến cao, nhận thức, thông hiểu, vận dụng, đào sâu kiến thức
2.4.3 Lựa chọn các dạng trắc nghiệm tương ứng với từng yêu cầu kiểm tra
TNKQ có thể dùng cho mọi yêu cầu, ở mọi trình độ Thường thì câu
“đúng – sai” và câu ghép đôi được dùng để đánh giá trình độ “biết”, “hiểu” và
“vận dụng” cũng như “đào sâu kiến thức” Có thể dùng cho cả bài tập định tính cũng như định lượng
Trang 19Kết Luận chương 2
Qua quá trình thực hiện chương 2 và đối chiếu với nhiệm vụ chương 1
đề ra thi căn bản hoàn thành:
- Đã nắm được các tiêu chí để ra đề trắc nghiệm khách quan
- Cấu trúc đề trắc nghiệm khách quan đối với kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết, học kỳ là như thế nào?
- Quy trình để có thể ra đề trắc nghiệm khách quan
- Quá trình biên soạn đề kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan
Sau khi đã nắm được từ cơ sở lý luận cho đến hình thức ra đề thì cần phải ứng dụng biên soạn một số đề kiểm tra và đưa ra được đáp án
Trang 20CHƯƠNG 3: GIớI THIệU MộT Số Đề KIểM TRA
Đề số 1 Câu 1 Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2
Trang 21Câu 4 Trong phương pháp chiếu góc thứ 3, vị trí hình chiếu bằng
được đặt ở
a Góc bên trái bản vẽ, trên hình chiếu đứng
b Góc bên phải bản vẽ, dưới hình chiếu đứng
c Góc bên phải bản vẽ, trên hình chiếu đứng
d Góc bên phải bản vẽ, dưới hình chiếu đứng
Câu 5 Vẽ thêm những nét còn thiếu trên hình chiếu của các khối
Câu 6 Cho các góc ' ' ' ' ' ' ' ' '
X O Y ;X O Z ; Z O Y là các góc trục đo thì hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm
Trang 22Câu 8 Trên bản vẽ kỹ thuật đường gióng kích thước, đường ghi kích thước được vẽ bằng:
a Nét gạch chấm mảnh c Nét liền đậm
b Nét liền mảnh d Nét đứt
Câu 9 Cho các góc ' ' ' ' ' ' ' ' '
X O Y ;X O Z ; Z O Y là các góc trục đo thì hình chiếu trục đo vuông góc đều có đặc điểm
a X O Y' ' ' X O Z' ' ' Z O Y' ' ' 1300
b X O Z' ' '90 ;X O Y0 ' ' 'Z O Y' ' '1350
c X O Y' ' ' 90 ;X O Z0 ' ' ' Z O Y' ' ' 1350
d X O Y' ' ' X O Z' ' ' Z O Y' ' ' 1200
Câu 10 Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng?
a Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt
b Mặt cắt là hình biểu diễn phần vật thể trên mặt phẳng chiếu
c Hình cắt thực chất là hình chiếu một phần của vật thể còn lại sau khi cắt
d Mặt cắt và hình cắt có thể dùng để thay thế các hình chiếu biểu diễn vật thể
Câu 12 Trong bản vẽ kỹ thuật, nét chấm gạch mảnh dùng để:
a Vẽ đường trục đối xứng, đường tâm
b Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất của vật thể
Trang 23c Phép chiếu song song
d Không theo phép chiếu nào ?
Câu 14 Cho hai hình chiếu của vật thể như hình vẽ, trong các hình chiếu bên cạnh hình chiếu nào là hình chiếu thứ ba của vật thể
Câu 15 Hình chiếu trục đo được dùng để :
a Thể hiện các chi tiết của vật thể
b Biểu diễn các kích thước của vật thể
c Biểu diễn hình dạng của vật thể
d Biểu diễn khoảng cách của vật thể
Câu 16 Phương pháp chiếu góc thứ ba khác phương pháp chiếu góc thứ nhất ở chỗ Chọn đáp án đúng nhất
a Mặt phẳng hình chiếu