1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp ra đề trắc nghiệm chương 1 môn Công nghệ 11

45 653 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 4,77 MB

Nội dung

Trang 1

MO DAU

1 Li do chon dé tai

Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngày nay con

người không thể tiếp thu hết tri thức của nhân loại khi ngồi trên ghế nhà trường và khi ra cuộc sống vẫn phải tiếp tục học mới đáp ứng được sự phát triển của xã hội

Thực tế đó đòi hỏi giáo dục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về nội dung,

chương trình, phương thức đào tạo, phương thức kiểm tra đánh giá và đặc biệt

quan trọng là về phương pháp đào tạo Trong tiến trình lịch sử mỗi xã hội, mỗi

thời đại đều đòi hỏi và cũng sẽ tạo nên một phương pháp đào tạo thích ứng

Ngày nay các phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế,

không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội Vì vậy Nghị quyết Hội nghị

lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VỊI đã xác định nhiệm

vụ của ngành giáo dục là: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn để”

Thực hiện chủ trương đó những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự lực, sáng tạo của học sinh đã được đầu tư nghiên cứu mạnh mẽ và từng

bước được áp dụng vào thực tiễn dạy học Hiện nay, trắc nghiệm khách quan

đã và đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong việc kiểm tra, đánh giá, thi đối với các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học Tuy nhiên đối với môn Công

nghệ mới chỉ dừng lại ở phạm vi lý luận chưa thực sự trở thành nhu cầu bức

thiết đối với học sinh Do đó, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học và

phương thức kiểm tra đánh giá đối với môn công nghệ nhằm nâng cao chất

Trang 2

Qua nghiên cứu nội dung, chương trình chương 1 môn Cong nghé 11 va

những lí do trên tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “Phương pháp ra đề trắc

nghiệm chương 1 môn Công nghệ 11”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu và đưa ra một số những vấn đề liên quan về trắc nghiệm

khách quan như mục đích, khái niệm, phân loại đánh giá, những yêu cầu khi

soạn đề kiểm tra và giải pháp trả lời, điều kiện để áp dụng trắc nghiệm khách

quan trong việc kiểm tra - đánh giá và thi, trắc nghiệm khách quan là gì, các

mức độ nhận thức khi ra đề kiểm tra, các hình thức ra đề truyền thống xét về mặt lý luận - Khả năng vận dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn Công nghệ - Tìm ra những ưu điểm của đề trắc nghiệm khách quan so với các dạng đề khác

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng: Các hình thức, các quy rình ra đề đối với môn Công nghệ

nói chung

- Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi lớp 11 THPT 4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài để xác định được cơ sở

của việc áp dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Công

nghệ

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá để đưa ra nhận xét về thực trạng của quá

trình áp dụng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra, đánh giá, củng cố môn Công nghệ II

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trang 3

- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hoá, thống kê toán

học, xử lý số liệu, 6 Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra và thi thì quá

trình dạy học môn Công nghệ sẽ đạt hiểu quả cao hơn như đảm bảo tính tổng

thể, tính tích cực, tính độc lập, tính tư duy lôgíc ở người học tốt hơn

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc kiểm tra- đánh giá

Chương 2: Hình thức ra đề trắc nghiệm

Trang 4

NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO LY LUAN CUA VIEC

KIEM TRA - DANH GIA

1.1 Mục đích của việc kiểm tra đánh giá

Việc kiểm tra đánh giá nhằm những mục đích sau:

1.1.1 Đối với học sinh

+ Phát hiện năng lực và trình độ của học sinh để phân loại, tuyển chọn và hướng học cho học sinh (đánh giá đầu vào)

+ Thúc đẩy, động viên học sinh cố gắng khắc phục kiến thức sai sót, phát huy năng lực của mình để học tập đạt kết quả cao hơn

+ Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của học sinh theo mục tiêu

giáo dục (đánh giá đầu ra) 1.12 Đối với giáo viên

+ Cung cấp thông tin phản hồi về tình hình học tập của học sinh giúp giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy tốt hơn

+ Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương

pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục 1.1.3 Đối với các cơ quan quản lý và nghiên cứu giáo dục

+ Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến mọi mặt hoạt động của giáo dục, từ phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, quản lý nhà trường

+ Cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá các cơ sở giáo dục 1.2 Khái niệm về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trang 5

Kiểm tra bao gồm ba chức năng, bộ phận liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập và bổ sung cho nhau, dó là : đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều

chỉnh

1.2.1 Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy là mô tả định tính và định lượng những khía cạnh như kiến thức, kỹ

năng, thái độ của học sinh, đối chiếu nhưng chỉ tiêu của mục đích, dự kiến, mong muốn

1.22 — Phát hiện lệch lạc

Qua đánh giá sẽ phát hiện ra được những mặt được và chưa được trong

trình độ đạt tới của học sinh nghĩa là những chỉ tiêu chưa đạt được và những

chỉ tiêu đã đạt được Từ đó phát hiện ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh Trên cơ sở đó phát hiện những nguyên nhân của lệch lạc, về phía người dạy cũng như về phía người học hoặc có thể

về phía khách quan

Phát hiện lệch lạc, tìm ra nguyên nhân của lệch lạc là quan trọng hàng đầu so với việc liệt kê thành tích vì sự công đạt trong kiểm tra là điều đã được dự kiến trong mục tiêu còn nhưng lệch lạc là điều xảy ra bất thường, loại trừ được chúng thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao

1.2.3 Điều chỉnh kế hoạch, uốn nắn lệch lạc

Việc đánh giá và phát hiện lệch lạc giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch

lệch lạc nhằm uốn nắn, loại trừ những lệch lạc đó, tháo gỡ những khó khăn trở

ngại, thúc đẩy quá trình chiếm Iĩnh tri thức của học sinh

1.3 Những yêu cầu khi biên soạn đề kiểm tra và giải pháp trả lời

Do trình độ của người học và cơ sở vật chất ở từng vùng, miền và trong

Trang 6

1.3.1 Yêu cầu đối với giáo viên

- Nắm được các nguyên tắc và tuân thủ các nguyên tắc khi ra đề trắc

nghiệm khách quan

- C6 kha nang thong hiéu tài liệu

- C6 kha nang van dung linh hoat cdc nguyén tac ra dé kiém tra dang

trắc nghiệm khách quan vào lúc nào

- Có khả năng bao quát toàn bộ chương trình

- Xay dựng nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi kiểm tra

1.3.2 Yêu câu đối với nội dung đề kiểm tra

- Phải đảm bảo thể hiện được những mục tiêu đã ghi trong chương

trình, không hạ thấp cũng như nâng cao một cách tuỳ tiện mức độ khó, dễ của đề kiểm tra theo ý muốn chủ quan của người dạy

-_ Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc về mặt lý luận và bám sát

nội dung chương trình

-_ Để tránh việc học sinh hỏi nhau khi làm bài nên thay đổi thứ tự của

các câu hỏi để tạo ra những đề kiểm tra như nhau có cấu tạo khác nhau

-_ Những đề kiểm tra này có thể được dùng nhiều lần, để có thể dùng

nhiều lần đề kiểm tra nên cho học sinh làm ra một tờ giấy riêng ghi rõ họ tên,

không nên làm vào đề

1.3.3 Yêu cầu khi biên soạn giải pháp trả lời

- _ Các nguyên tắc trả lời phải độc lập với nhau về ngữ nghĩa

-_ Không được đưa ra những phương án không có nghĩa phù hợp với nội dung câu hỏi để đánh lạc hướng người trả lời

- _ Tránh dùng chung từ cho phần câu hỏi và phân trả lời

-_ Không được biên soạn câu trả lời một cách chỉ tiết và đầy đủ còn các

Trang 7

- _ Các dữ kiện trong phần câu hỏi phải có cùng mức độ tổng quát

- Trong một bài kiểm tra cần lưu ý không để câu dẫn của câu hỏi này

là gợi ý đúng cho giải pháp lựa chọn câu hỏi khác

1.3.4 Yêu cầu đối với học sinh

- _ Chuẩn bị kiến thức rộng, bao quát toàn bộ chương trình của môn học -_ Chủ động thời gian trong phòng thi trắc nghiệmy quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh

1.4 Điều kiện để áp dụng TNKQ trong việc kiểm tra, đánh giá và thi

TNKQ là một phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và đang được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Vấn đề cần bàn bây

giờ là việc ra đề TNKQ như thế nào trong các giai đoạn của quá trình dạy học,

những kiến thức kĩ thuật công nghệ sao cho có thể khai thác tối đa ưu điểm nổi bật của phương pháp kiểm tra này

Hiện nay đây là một hình thức thi và kiểm tra đã đưa vào áp dụng rộng

rãi với các môn học cơ bản: Toán học, Vật lý, Hoá học Tuy nhiên với môn

Công nghệ đây còn là một hình thức khá mới mẻ Theo tôi, khi ra đề TNKQ

trong quá trình dạy học người giáo viên phải dựa trên các điều kiện sau:

1 Kiểm tra không chỉ đánh giá, mà qua đó phải tạo điều kiện cho học sinh “tự đánh giá” từ đó góp phần tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân

2 Ưu điểm chính của ra đề TNKQ không chỉ là kiểm tra rộng rãi trong

thời gian ngắn với việc đánh giá một cách khách quan nhất Điều này còn đúng trong đánh giá xác nhận, mà TNKQ trong quá trình dạy học cần hiểu là một phương pháp dạy học giúp cho người học tự đánh giá và điều chỉnh quá trình tự đào tạo một cách có hiệu quả nhất đồng thời có điều kiện tạo ra mối liên hệ ngược giữa giáo viên và học sinh để nhanh chóng tạo ra sự điều chỉnh việc dạy học của giáo viên Lúc này TNKQ thể hiện vai trò đánh giá mang

Trang 8

Vấn đề ra đề TNKQ như thế nào?

Hiện nay, trong quá trình dạy học về mặt quy định chúng có bốn hình

thức kiểm tra để thu được kết quả bằng điểm số, từ đó đánh giá kết quả học

tập của học sinh thông qua kiểm tra: Miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ

1.4.1 Điều kiện kiểm tra miệng

Có thể kiểm tra vào đầu giờ học, cách kiểm tra này nhằm tác động đến

việc tự học của học sinh Qua đó, đánh giá, uốn nắn ngay ý thức học tập của học sinh, việc nắm kiến thức của học sinh sau giờ học Ngoài ra người giáo viên còn dùng nó để tạo ra các tình huống học tập mong muốn

1.4.2 Điêu kiện kiểm tra 15 phút

Sau khi học xong một phần có kiến thức nhất định có liên quan Có thể

chọn những bài học gần nhất, ưu tiên cho loại câu hỏi nhiều lựa chọn để kiểm

tra đánh giá việc nắm vững kiến thức của học sinh 1.4.3 Điều kiện kiểm tra một tiết

Sau khi kết thúc một chương, có thể diễn ra từ 35 đến 45 phút Qua bài

kiểm tra này để nắm vững toàn bộ kiến thức của chương, từ đó phân loại học sinh và điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp

1.4.4 Điều kiện thi học kì

Sau khi kết thúc chương trình học của một kỳ hoặc cả năm 1.5 Phân loại đánh giá

1.5.1 Đánh giá mang tính đào tạo

Đây là sự đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh tự kiểm tra mình

để rồi tự điều chỉnh kế hoạch tự học Nó cũng mang tính chất chuẩn đoán (tìm

ra nguyên nhân của tiến bộ và lệch lạc), dự đoán xu hướng phát triển, tìm biện

pháp xử lí để tiến bộ trong học tập; hình thức kiểm tra đánh giá này không nên

dùng để xử phạt

Trang 9

Là loại đánh giá dùng để xác nhận trình độ đạt tới sau một giai đoạn đào

tạo Nó còn có tác dụng làm cơ sở cho những quyết định pháp lí cho học sinh

như: cho lên lớp, cơng nhận tốt nghiệp, NĐó còn có chức năng ngăn trở những

học sinh không đạt yêu cầu được hành nghề trong xã hội Nó diễn ra không thường xuyên, còn được gọi là kiểm tra, tổng kết, tích luỹ, thưởng phạt

1.6 Các mức độ nhận khi ra đề kiểm tra

Trong lĩnh vực nhận thức, người ta chia các mức độ hành vi và sắp xếp

thành các mức độ từ đơn giản đến phức tạp

1.6.1 Nhận biết: Là khả năng nhớ, nhận ra một sự vật hiện tượng dựa trên các

thông tin đặc thù

1.6.2 Thông hiểu: là khả năng nắm vững ý nghĩa của tài liệu

1.6.3 Vận dụng: Là khả năng vận dụng linh hoạt các tài liệu vào trong các tình huống của kiến thức

1.6.4 Phản tích: Chia thông tin thành các thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu

được cấu trúc của tài liệu

1.6.5 Tổng hợp: Sắp xếp, thiết kế lại thông tin các bộ phận từ nguồn tài liệu

1.7 _ Các hình thức kiểm tra truyền thống

1.7.1 Kiểm tra viết

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá thường xuyên và tiến hành theo quy định của môn học, thường là khi kết thúc một chương hay một phần nào đó Với phương phàp này, giáo viên đặt ra các câu

hỏi và bài tập cho tất cả các học sinh làm bài và mỗi học sinh sẽ trình bày ra

giấy bài làm của mình

1.72 Kiểm tra miệng

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và nó được tiến hành hầu hết trong các giờ học Qua phương

Trang 10

của học sinh và cơ sở để tiếp thu kiến thức mới Để đạt được hiệu quả cao thì

giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi một cách chu đáo và cẩn thận

1.8 Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 1.8.1 Trắc nghiệm khách quan là gì ?

TNKQ là một Kĩ thuật dùng để tìm hiểu về trí tuệ và năng lực của người

học hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ của

người học Trong đó, mỗi câu hỏi hay yêu cầu thực hiện có kèm theo câu trả lời sẵn hoặc các phương án tiến hành và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc một phương án hay phải điền thêm một thông tin nhất định vào câu trả lời Loại câu hỏi này được gọi là khách quan vì câu trả lời đã rõ ràng và việc đánh giá không phụ thuộc vào người chấm bài Tuy nhiên, ta không loại trừ tính chủ quan trong việc lựa chọn nội dung và cách soạn câu hỏi

1.8.2 Ban chat cia TNKO

Đã có rất nhiều nhà lí luận đi sâu nghiên cứu về TNKQ và đã đưa ra

nhiều ý kiến Hiện nay, đa số các nhà lí luận dạy học đều xem trắc nghiệm là một phương pháp dạy học dùng một bài tập ngắn để kiểm tra và đánh giá khả

năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ của học sinh khi họ học xong một

phần kiến thức, một môn học Điều này phải coi là dấu hiệu, bản chất của

TNKQ trong quá trình dạy học mà cụ thể là trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.8.3 Phân loại câu hỏi TNKQ

a Câu đúng — sai: Đây là những phát biểu được đánh giá là “đúng” hoặc “sai” hoặc chúng có thể là các câu hỏi trực tiếp có thể trả lời được là “có” hoặc “không” Loại câu hỏi này thích hợp khi cần gợi nhớ lại kiến thức và có

thể kiểm tra được một số lượng kiến thức lớn một cách nhanh chóng

Tuy nhiên, do yêu cầu cơ bản của loại câu hỏi này là phải hoàn toàn rõ

Trang 11

nên tạo ra sự khó khăn khi áp dụng loại câu hỏi này để kiểm tra trình độ hiểu biết cao hơn

b Câu điển: Loại câu hỏi này yêu cầu người học phải điền thêm một từ, một

câu, một con số, một kí hiệu còn thiếu cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu

nhận định chưa day đủ Loại câu hỏi này có ưu thế là đòi hỏi học sinh phải tìm

kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin Tuy nhiên đây là loại câu hỏi khó được xây dựng rõ ràng vì có thể có nhiều câu trả lời có giá trị gần như nhau và gây nên khó khăn cho người chấm

c Câu nhiều lựa chọn: Đây là loại câu hỏi TÑKQ được sử dụng rộng rãi nhất, nó có hình thức là một câu phát biểu không đầy đủ được nối tiếp bằng một số phương án trả lời mà người học phải lựa chọn một phương án phù hợp nhất

theo yêu cầu Cụ thể, đó là câu trả lời đúng rõ rệt hay câu trả lời tốt nhất trong

nhiều câu hợp lý, hoặc câu trả lời kém nhất không liên quan gì nhất Các

phương án còn lại là câu nhiễu

Với loại câu hỏi này, cho phép đo được kiến thức, sự hiểu biết và kĩ năng tư duy của học sinh với môn học Câu trắc nghiệm loại này làm giảm trả lời kiểu đoán mò Vấn đề đặt ra cho soạn thảo chính là đề ra được các câu nhiễu

thích hợp

d Câu ghép đôi: Loại câu này thường là hai dãy thông tin có câu dẫn và câu

đáp, chúng được yêu cầu ghép lại kiểu tương ứng 1 — 1 Số câu trong hai dãy

thông tin không nên bằng nhau Đây cũng là loại câu giúp kiểm tra được ở mức độ cao về khả năng nắm vững và vận dụng của học sinh

Ngoài bốn loại câu hỏi trên còn có thể tạo các câu hỏi phức hợp từ biến thể chúng

1.8.4 Uu, nhược điểm của phương pháp TNKQ

Uu điểm:

- Bài kiểm tra bằng TNKQ bao gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể bao

Trang 12

tra bằng TNKQ có tính toàn diện và hệ thống so với các để kiểm tra bằng tự luận

- Có tiêu chí đánh giá đơn giản, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan

của người chấm Do đó, kết quả đánh giá khách quan hơn hẳn so với tự luận - Sự phân bố các bài kiểm tra bằng TNKQ được trải trên một phổ rộng

hơn nhiều tự luận Nhờ đó giáo viên có thể phân biệt được rõ ràng các trình độ

học tập của học sinh, thu được thông tin phản hồi đầy đủ hơn về quá trình dạy và học

- Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong việc chấm điểm

và phân tích kết quả kiểm tra Do đó, việc chấm bài và phân tích kết quả giáo

viên không mất nhiều thời gian Nhược điểm:

- Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ của học sinh để trả lời một câu hỏi hoặc bài

tập Do đó, nếu chỉ sử dụng hình thức này trong kiểm tra thì việc kiểm tra,

đánh giá có thể có còn hạn chế việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh

- Việc soạn các đề kiểm tra rất khó và mất nhiều thời gian

Tuy còn có nhược điểm, trắc nghiệm vẫn là một phương pháp thuận lợi

giúp cho việc vận dụng toán học và việc đánh giá quá trình thu nhận kiến thức Dùng phương pháp này đảm bảo tính khách quan trong đánh giá đồng thời giúp học sinh hệ thống lại được nội dung, kiến thức đã học được ở diện

rộng “Trắc nghiệm” đã và đang trở thành một hình thức kiểm tra, thi phổ biến

Trang 13

KET LUAN CHUONG 1

Qua tìm nghiên cứu, thực hiện và đối chiếu với mục đích của đề tài thì chương I1 cũng đạt được những mức độ sau:

-_ Nấm được việc kiểm tra - đánh giá nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập cả học sinh, phát hiện lệch lạc để từ đó uốn nắn lệch lạc và điều chỉnh kế hoặch và phương pháp giảng dạy cho phù hợp

- Nắm được những yêu cầu khi soạn đề kiểm tra và giải pháp trả lời -_ Biết được điều kiện để áp dụng trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra đánh giá và thi

-_ Biết được trắc nghiệm khách quan là gì? Thấy được ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan so với phương pháp kiểm tra truyền

thống

Trang 14

CHUONG 2

HINH THUC RA DE TRAC NGHIEM

2.1 Cac tiéu chi ra dé trac nghiém

Ra đề trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chỉ

có tác dụng tích cực nếu các công cụ kiểm tra bảo đảm được một số tiêu chí nhất định Sau đây là những tiêu chí chính:

2.1.1 Tính toàn diện

Tiêu chí này yêu cầu các đề kiểm tra phải thể hiện một cách toàn diện

các mục tiêu đã được xác định trong chương trình các môn học, các đề kiểm tra cũng như thi tốt nghiệp trước đây được biên soạn theo hình thức tự luận

thường không đảm bảo tiêu chí này vì chỉ có thể bao gồm một ít câu thuộc

một số nội dung của chương trình môn học 2.1.2 Độ tin cậy

Một đề kiểm tra - đánh giá được coi là có độ tin cậy nếu:

- Dùng cho các đối tượng khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau đều cho cùng một kết quả hoặc chỉ sai khác trong một phạm vi sai số cho phép - Các giáo viên chấm cùng một bài phải cho điểm như nhau hoặc chỉ sai khác trong một phạm vi cho phép - Kết quả làm bài phản ánh đúng trình độ của người học và đúng mục đích đánh giá - Học sinh không thể hiểu theo cách khác nhau 2.1.3 Tính kha thi

Nội dung, hình thức và phương tiện tổ chức phải phù hợp với điều kiện

của học sinh, của nhà trường và nhất là phải phù hợp với mục tiêu giáo dục

Trang 15

2.1.4 Khả năng phân loại tích cực

Học sinh có năng lực cao hơn phải có kết quả cao hơn một cách rõ rệt Bài kiểm tra phản ánh được càng rõ ràng và càng nhiều trình độ của học sinh càng tốt

2.1.5 Tính giá trị

Một bài kiểm tra chỉ có giá trị khi đánh giá được học sinh về lĩnh vực cần đánh giá, đo được cái cung đo, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đặt ra cho bài

kiểm tra

2.2 Cau tric dé TNKQ 2.2.1 Kiém tra miéng

- Hình thức: Tiến hành vào đầu giờ học, giữa giờ hoặc cuối mỗi giờ cho từ 2 đến 3 học sinh, trong khi đó có thể kiểm tra vở học tập của một số học

sinh khác trong lớp

- Cấu trúc đề: Hỏi mỗi học sinh một đến hai câu để kiểm tra mức độ

nắm vững kiến thức và ý thức học bài cũ ở nhà của học sinh 2.2.2 Kiểm tra 15 phút

- Hình thức: Cho đề tổng hợp một phần kiến thức đã học ở những bài gần nhất, đồng loạt cho học sinh làm bài thông qua đề đã in sắn Giáo viên phát đề

cho tập thể học sinh làm bài kiểm tra trong 8 đến 10 phút

- Cấu trúc đề: Với các đề kiểm tra khác nhau, mỗi để gồm 8 đến 10 câu hỏi Sau đó giáo viên chia đề cho cả lớp, thông thường với kiểm tra này giáo

viên có thể kiểm tra vào bất kì thời điểm nào trong tiết học, học sinh không

được báo trước

2.2.3 Kiểm tra một tiết

Trang 16

- Cấu trúc để Mỗi đề gồm 15 đến 20 câu hỏi về kiến thức cả chương Sau đó giáo viên sẽ sửa chữa lại đề, loại kiểm tra này được báo trước

2.2.4 Kiểm tra học kì

- Hình thức: Đây là loại để kiểm tra quan trọng để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của học sinh về các kiến thức của học kì Do đó, đề kiểm

tra phải bao quát được tất cả các vấn đề trong cả học kì Đồng loạt cho học sinh thực hiện và thời gian là 60 phút

- Cấu trúc đề: Mỗi đề khoảng 30 đến 35 câu hỏi về kiến thức cả học kì

Hình thức thi này được biết trước

2.3 Quy trình ra đề trắc nghiệm khách quan

Phương pháp ra đề trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc

nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng

lực của con người Hiện nay, ở nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng

trong các kì thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và kì thi kết thúc học phần tại

nhiều trường

Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực của người học

một việc vô cùng quan trọng là cần xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có chất

Trang 17

x 2 Xay dung ngan hàng câu hỏi, bộ đề N 3 Tổ chức kiểm tra đánh giá người học 7.Hoàn thiện câu hỏi, bộ đề Vv 4 Thu thập số liệu thống kê không đạt 5.Đánh giá cần sửa chất lượng câu hỏi và bộ đề

Qua lưu đồ trên ta thấy quá trình xây dựng và triển khai đánh giá bằng

TNKQ cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện, chỉ chấm dứt khi người dạy

nhận thấy hình thức này không còn phù hợp với phần đang dạy

Trang 18

2.4 Qua trinh bién soan mot sé dé kiém tra viết bằng phương pháp TNKQ

Việc biên soạn một số để kiểm tra bằng phương pháp TNKQ có thể theo

quy trình sau:

2.4.1 Xác định mục tiêu cần kiểm tra

Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học

sinh sau những bài nào, chương nào sau một học kì hay cả năm 2.4.2 Xác định nội dung kiểm tra

Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra, liệt kê các kiến thức theo mức độ từ thấp đến cao, nhận thức, thông hiểu, vận dụng, đào sâu

kiến thức

2.4.3 Lựa chọn các dạng trắc nghiệm tương ứng với từng yêu cầu kiểm tra

TNKQ có thể dùng cho mọi yêu cầu, ở mọi trình độ Thường thì câu

Ẩn??

“đúng — sai” và câu ghép đôi được dùng để đánh giá trình độ “biết”, “hiểu” và

“vận dụng” cũng như “đào sâu kiến thức” Có thể dùng cho cả bài tập định

Trang 19

KET LUAN CHUONG 2

Qua quá trình thực hiện chương 2 và đối chiếu véi nhiém vu chuong 1

đề ra thi căn bản hoàn thành:

- _ Đã nắm được các tiêu chí để ra đề trắc nghiệm khách quan

- _ Cấu trúc đề trắc nghiệm khách quan đối với kiểm tra miệng, 15 phút,

một tiết, học kỳ là như thế nào?

-_ Quy trình để có thể ra đề trắc nghiệm khách quan

- _ Quá trình biên soạn đề kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan

Trang 20

CHUONG 3: GIGI THIEU MOT SO DE KIEM TRA ĐỀ SỐ 1 Câu 1 Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2 cot | cột 2 Ag 297x210 mm A, 1189x841 mm Ay 420x297 mm A; 841x594 mm Ay 594x420 mm 594x297 mm Câu 2 Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vị trí hình chiếu bằng được đặt ở

a Góc bên trái bản vẽ, dưới hình chiếu đứng b Góc bên trái bản vẽ, trên hình chiếu đứng c Góc bên phải bản vẽ, dưới hình chiếu đứng d Géc bên phải bản vẽ, trên hình chiếu đứng

Câu 3 cho p, q, r là hệ số biến dạng theo các trục OX,OY,OZ

Hình chiếu trục đo xiên góc cân không có hệ số biến dạng nào ? a qg=r=l; p=0,5

Trang 21

Câu 4 Trong phương pháp chiếu góc thứ 3, vị trí hình chiếu bang

được đặt ở

a Góc bên trái bản vẽ, trên hình chiếu đứng

b Góc bên phải bản vẽ, dưới hình chiếu đứng c Góc bên phải bản vẽ, trên hình chiếu đứng d Góc bên phải bản vẽ, dưới hình chiếu đứng

Câu 5 Vẽ thêm những nét còn thiếu trên hình chiếu của các khối —

Cau 6 Cho cac g6c XOY;XOZ;ZOY 1a cac géc truc do thi hinh

chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm

a XOY =XOZ =ZOY =130°

b XOY =XOZ =ZOY =120°

c XOY =90°;XOZ =ZOY =130°

d XOZ =90°;XOY =ZOY =135°

Trang 22

Câu 8 Trên bản vẽ kỹ thuật đường gióng kích thước, đường ghi kích

thước được vẽ bằng:

a Nét gạch chấm mảnh c Nét liền đậm b Nét liền mảnh d Nét đứt

Câu 9 Cho các góc XOY ;XOZ;ZOY' là các góc trục đo thì hình

chiếu trục đo vuông góc đều có đặc điểm

a XOY =XOZ =ZOY =130°

b XOZ =90°;XO'Y =ZOY =135°

c XOY =90°;XOZ =ZOY =135°

d XOY =XOZ =ZOY =120°

Câu 10 Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng?

a Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt

b Mặt cắt là hình biểu diễn phần vật thể trên mặt phẳng chiếu

c Hình cắt thực chất là hình chiếu một phần của vật thể còn lại sau khi

cắt

d._ Mặt cắt và hình cất có thể dùng để thay thế các hình chiếu biểu diễn vật thể

e Mặt cắt là một phần của hình cắt

Câu 11 Cho p, q, r là hệ số bién dang theo truc O'X'; O'Y'; O'Z' la hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng nào ?

a.p=q=r=l b p=r=l; q=0,5

c.g=r=l; p=0,5 d.p=a=l:r=0,5

Câu 12 Trong bản vẽ kỹ thuật, nét chấm gạch mảnh dùng để:

a _ Vẽ đường trục đối xứng, đường tam

Trang 23

c Vé dudng bao thay, canh thay cita vat thé d Vẽ đường gạch gạch của hình cắt, mặt cắt

Câu 13 Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng:

a Phép chiếu vuông góc b Phép chiếu xuyên tâm

c Phép chiếu song song

d._ Không theo phép chiếu nào ?

Câu 14 Cho hai hình chiếu của vật thể như hình vẽ, trong các hình

chiếu bên cạnh hình chiếu nào là hình chiếu thứ ba của vật thể a b

Cau 15 Hình chiếu trục đo được dùng để :

a _ Thể hiện các chi tiết của vật thể b Biểu diễn các kích thước của vật thể c Biểu diễn hình dạng của vật thể

d Biểu diễn khoảng cách của vật thể

Trang 24

b Vi tri tuong d6i ca mat phang so véi vat thể và người quan sát c Sự bố trí các hình chiếu

d Hướng chiếu

Câu 17 Hình chiếu trục đo vuông góc đều có dấu hiệu nào dưới

đây? Chọn đáp án đúng nhất

a Phương chiếu l không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

b Phương chiếu l vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và p= q=r c p=q=r=l d p#q#r Cau 18 Mat cat nao duoc vé ngay trén hinh chiéu a Chap b Toàn bộ c Một nửa d Rời Câu 19 Sự khác nhau giữa hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân là a Hệ số biến dạng b Phương chiếu c Phương chiếu và hệ số biến dạng d Hệ trục tọa độ, hệ số biến dạng

Câu 20 Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi

a _ Mặt tranh song song với một mặt của vật thể

b Mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể c Mặt tranh song song với ba mặt của vật thể

Trang 25

DE SO 2

Câu 1 Tỉ lệ 1:1 là

a TỈ lệ nguyên hình b Tỉ lệ phóng to

c TỈ lệ thu nhỏ d a, b,c déu sai

Cau 2 Dé vẽ hình chiếu truc do cia vat thé ta thé hién qua bao nhiêu bước: a.2 b.3 c.4 d.5 Câu 3 Nét liền đậm dùng để vẽ: a Đường gạch gạch b Đường trục đối xứng c Đường giới hạn

d._ Đường bao thấy, cạnh thấy

Câu 4 Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng: a Nét liền mảnh b Nét liền đậm

c Nét đứt mảnh d Nét gạch chấm mảnh

Câu 5 Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân thì mặt phẳng toa do

góc XØZ đặt với mặt phẳng hình chiếu:

a Vuông góc b Song song

c Nối tiếp d Bị biến dạng Câu 6 Hình cắt của vật thể có thể là:

a Hình cắt cục bộ c Hình cắt toàn phần

Trang 26

Cau 7 Cach ghi kích thước nào sau day là đúng:

a RF—— d

25 25

b *—————>| 25

Câu 8 Với phương pháp chiếu góc thứ 3 thì hình chiếu đứng được: a Đặt bên trái hình chiếu bằng

b Đặt bên phải hình chiếu bằng

c Đặt đằng sau người quan sát

d Đặt ở giữa người quan sát và vật thể

Câu 9 Trong hình chiếu trục đo thì góc XOZ goi la:

a Góc tọa độ b Góc trục đo c Góc biến dạng d Góc đối diện

Câu 10 Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi:

a _ Mặt tranh song song với một mặt của vật thể

b Mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể

c Mặt tranh song song với ba mặt của vật thể

d Tất cả đều sai

Câu 11 Hình cắt là hình biểu diễn:

a Mặt phẳng cắt b Mặt phẳng hình chiếu bằng c Phần còn lại của vật thể d Phần bỏ đi của vật thể Câu 12 Nét vẽ theo tiểu chuẩn ISO nào?

Trang 27

Cau 13 Dé nhan được hình cắt một nửa thì ta phải: a Cắt toàn bộ vật thể b Cắt một nửa vật thể c Cát một bộ phận vật thể d Cát một phần tư vat thể Câu 14 Muốn ghi kích thước của vật thể ta phải ghi đây đủ: a Chữ số kích thước b Duong kích thước

c Duong kích thước, đường gióng kích thước, chữ số kích thước d._ Đường gióng kích thước, chữ số kích thước

Câu 15 Có thể phân loại hình chiếu phối cảnh theo vị trí: a Vị trí mặt tranh b Vị trí mặt phẳng vật thể

c Vị trí mặt phẳng tâm mắt d VỊ trí đường chân trời

Trang 29

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 Khi vẽ khung vẽ cho bản vẽ A, đặt nằm ngang khoảng cách từ mép giấy bên phải đến khung bản vế là:

a 5 mm b 10 mm

c 15mm d 20 mm

Câu 2 Hình chiếu bằng của PPCG 3 cho biết chiều nào của vật thể:

a Cao và rộng b Dài và cao c Rộng và dài d Rộng và chu vi Câu 3 Hình cắt là: a Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể phía trước mặt phẳng cắt b Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể phía sau mặt phẳng cat c Hinh biéu dién dudng bao cua vật thể trên mặt phẳng cắt d Hình chiếu của vật thể Câu 4 Tỉ lệ là:

a _ TỈ số giữa kích thước vật với kích thước hình biểu diễn b TỈ số giữa kích thước hình biểu diễn với kích thước vật

c Tích số giữa kích thước vật với kích thước hình biểu diễn d Tích số giữa kích thước hình biểu diễn với kích thước vật

Câu 5 Trong PPCG I1 vị trí ba mặt phẳng hình chiếu so với vật thể

như sau:

a Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên,

mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái

b Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên, mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải

c Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở

Trang 30

d Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở

trên, mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái

Câu 6 Nét đứt có ứng dụng:

a Vẽ đường bao khuất b Vẽ đường bao thấy c Vẽ đường gióng kích thước d Vẽ đường ghi kích thước

Câu 7 Khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật có mấy loại: a.4 b.6 c.5 d.3 Câu 8 Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân thì góc XOZ bằng: a 90° b 120° c 135° d 180° Câu 9 Chiều rộng của nét mảnh là: a 0,75 mm b.0,25 mm c 0,35 mm d.0,5 mm Câu 10 Cách ghi kích thước cung tròn có bán kính 50: a r50 b R50 c BK50 d D50 Cau 11 Tỉ lệ phóng to có kí hiệu: a.1:1 b.2:1 c.1:2 đ Tất cả đều đúng

Câu 12 Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng?

a Mặt cất rời được vẽ ở ngoài hình chiếu

b Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền mảnh

c Mặt cắt rời được đặt gần hình chiếu tương ứng và liên hệ với hình

chiếu bằng nét gạch chấm mảnh

d Mặt cắt rời dùng để biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản

Trang 33

By a 2 +B tA | To Câu 20 Khung tên đặt ở đâu trong bản vẽ

a Góc phải phía dưới bản vẽ b Góc phải phía trên bản vẽ

c Góc trái phía dưới bản vẽ d Góc trái phía trên bản vẽ

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 Đường kích thước có đặc điểm:

a _ Vẽ bằng nét đứt, hai đầu có mũi tên

b Vẽ bằng nét liền đậm, hai đầu có mũi tên

c Vẽ bằng nét liền mảnh, hai đầu có mũi tên d Tất cả đều sai

Câu 2 Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng:

a Nét liền mảnh b Nét đứt

c Nét đứt mảnh d Nét liền đậm

Câu 3 Trong PPCG l1 vị trí ba hình chiếu của vật như sau:

Trang 34

d Hình chiếu đứng ở phía dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên

trái hình chiếu đứng

Câu 4 Nét đứt mảnh có chiêu rộng là 0,25 mm thì khoảng cách giữa hai nét đứt là bao nhiêu: a 3mm b.5mm c 10mm d 12mm Câu 5 Trên bản vẽ thể hiện con số kích thước độ dài được quy dinh ghi don vi do la mm: a C6 b Không

c Chữ số d Câu a, b, c đều sai

Câu 6 Trong phép chiếu vuông góc, chọn đáp án đúng nhất

a Hình chiếu từ trước là hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu đứng b Hình chiếu từ trên là hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu bằng c Hình chiếu từ trái là hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cạnh d Chỉ với hai hình chiếu cũng có thể biểu diễn được đầy đủ các yếu tố về hình dạng, kích thước của vật thể e Tất cả các ý kiến trên Câu 7 Cách ghi kích thước đường tròn có đường kính 30: a 130 b R30 c ®30 d D30 Câu 8 Khổ giấy A; có kích thước: a 1189 x 841 b 420 x 297 c 594 x 420 d 297 x 210

Câu 9 Để vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản cần phải tiến hành

qua mấy bước ?

Trang 35

c.6 d.3 Câu 10 Nét chữ Kĩ thuật có chiếu cao là 7 mm thì chiêu rộng của nét chữ là a 0,35 mm b 0,5 mm c 0.7 mm d 1,4 mm Câu 11 Nét liền đậm có ứng dụng:

a Vẽ đường bao thấy b Vẽ đường bao khuất c Vẽ đường gióng kích thước d Vẽ đường kích thước Câu 12 Khổ giấy trong vẽ kĩ thuật theo TCVN nào? a 7284 : 2004 b 7285 : 2004

c 7285: 2003 d 7286 : 2003

Câu 13 PPCG 1 khác PPCG 3 ở chỗ:

a Hướng nhìn c Vị trí đặt các hình chiếu

Trang 37

ĐỀ SỐ 5 Câu 1 Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ nào dưới đây: a A, b A; c Ag d A; Câu 2 Kích thước theo TCVN nào? a 5455 : 1999 b 5705 : 1993 c.5457: 1971 d.5455: 1971

Câu 3 Với PPCG 3 vị trí mặt phẳng hình chiếu như sau:

a Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mắt phẳnghình chiếu bằng ở trên,

mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải trái

b Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở

dưới, mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái

c Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở

trên, mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái

d Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới, mặt

phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải

Câu 4 Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng:

a Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu vuông góc

b Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây

dựng bằng phép chiếu song song

Trang 38

c Duong tam

d Đường bao thấy cạnh thấy

Câu 6 Có mấy loại hình chiếu phối cảnh?

a 3 c 1

b 4 d.2

Câu 7 Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là:

a Đường bao khuất b Mặt cắt

c Đường bao thấy d Hình cắt

Câu 8 Vì sao phải sử dụng hình cắt và mặt cắt (rong bản vẽ kĩ thuật:

a Để biết rõ kích thước của vật

b Để xây dựng đúng các loại hình chiếu

c Dé biết rõ hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể

d Cảa, b,c đều đúng

Câu 9 Có mấy loại tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật?

a.6 b.4

c.3 d.5

Câu 10 Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn có đường kính 30 mm là elíp (vẽ theo hệ số biến dạng p = q = r = 1) có trục dài bằng:

a 36,6 mm b 30,6 mm

c 36 mm d 37,5 mm

Câu 11 Hình cắt một nửa không có đặc điểm nào dưới đây ?

a _ Hình cắt dùng để biểu diễn vật thể đối xứng

b Vẽ các nét đứt ở phần hình chiếu khi chúng đã được thể hiện trên

Trang 39

d Duong phan cach là trục đối xứng vẽ bằng nét chấm mảnh

Câu 12 Lựa chọn đáp án đúng nhất:

a _ Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng cho nghành kĩ thuật

b Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật và trở thành ngôn ngữ chung dùng cho ngành kĩ thuật vì nó được xây

dựng theo một nguyên tắc thống nhất

c _ Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của ngành cơ khí và xây dựng d Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin chỉ dùng cho các lĩnh vực cơ khí và xây dựng và trở thành ngôn ngữ chung vì nó được xây dựng theo một nguyên tắc thống nhất

Câu 13 Lựa chọn phương án đúng Trong phương pháp chiếu góc

thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba, thứ tự các thành phân là: a Diém nhin - Vat thé - Hinh chiéu

b Diém nhin - Hinh chiéu - Vat thé c Vat thé - Hinh chiéu - Diém nhin d Hinh chiéu - Vat thé - Diém nhin

Trang 40

Câu 15 Hinh chiéu truc do 1a gi?

a Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu Song song

b Là hình biểu diễn ba chiếu của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu

song song Trong đó phương chiếu I không song song với ba trục tọa độ và mp hình chiếu

c Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu

song song Trong đó phương chiếu l song song với mặt phẳng hình chiếu

d Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu

song song Trong đó phương chiếu l song song với một trong ba trục tọa độ

Ngày đăng: 24/09/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w