Đối với những giống chó nhập ngoại: Thân hình to, khoẻ mạnh, thần kinh linh hoạt, khả năng huấn luyện nghiệp vụ tốt, nhưng tính thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam thấp, khả năng c
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trần Hữu Côi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của những người thân, các cá nhân và bạn bè đồng nghiệp Tôi vô cùng biết ơn tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình đó!
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Namđã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, các đồng chí, đồng nghiệp làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, đã quan tâm, giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực hiện đề tài
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Xuân Phường (Phó Viện trưởng Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt -Nga), người đã dành thời gian hướng dẫn khoa học tận tình, chi tiết trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Hữu Côi
Trang 5MỤC LỤC
2.1.3 Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam 6
2.3.1 Cơ sở sinh học của tập tính động vật 16
Trang 62.4 Những nghiên cứu về chó nghiệp vụ 20
Chương 3 - ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
3.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm thời gian nghiên cứu 23
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái của giống
3.3.2 Nghiên cứu khả năng làm việc của một số giác quan 26 3.3.3 Nghiên cứu đánh giá các tập tính trội ứng dụng trong công tác
3.3.4 Nghiên cứu khả năng thực hiện nghiệp vụ của giống chó H’mông
3.3.5 Hoàn thiện quy trình, phương pháp huấn luyện đối với giống chó
H’mông cộc đuôi về chuyên khoa truy tìm nguồn hơi 31
4.1 Sự phân bố và điểm hình thái giống chó H’mông cộc đuôi 32 4.1.1 Đặc điểm phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi 32
4.2 Đánh giá khả năng các cơ quan cảm giác 39 4.2.1 Khả năng thị giác của giống chó H’mông cộc đuôi 39 4.2.2 Khả năng thính giác của giống chó H’mông cộc đuôi 41 4.2.3 Khả năng khứu giác của giống chó H’mông cộc đuôi 42
Trang 74.3 Nghiên cứu các hành vi trội 46
4.5 Quy trình huấn luyện sớm đối với giống chó H’mông cộc đuôi
4.5.2 Đánh giá kết quả huấn luyện của giống chó H’mông cộc đuôi áp
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLCD Tỷ lệ chiều dài TLX Tỷ lệ Xương TLĐCC Tỷ lệ độ cao của chân TLTT Tỷ lệ to thân
TLDĐ Tỷ lệ dài đầu TLRĐ Tỷ lệ rộng đầu
Trang 9DANH MỤC BẢNG
4.1 Mức độ phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi tại tỉnh Hà Giang 32 4.2 Một số chỉ số hình thái giống chó H’mông cộc đuôi 35 4.3 Tỷ lệ phần trăm các phần trên cơ thể giống chó H’mông cộc đuôi 38 4.4 Khả năng thị giác của giống chó H’mông cộc đuôi 40 4.5 Khả năng thính giác của giống chó H’mông cộc đuôi 41 4.6 Khả năng khứu giác của giống chó H’mông cộc đuôi 45 4.7 Đánh giá hành vi trội của giống chó H’mông cộc đuôi 46 4.8 Kết quả huán luyện của giống chó H’mông cộc đuôi so với một
4.9 Kết quả đánh giá huấn luyện của giống chó H’mông cộc đuôi áp
Trang 104.5 Tỷ lệ khá giỏi của các giống chó nghiệp vụ 52
Trang 11Chương 1- MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đã từ lâu con người thuần hoá được giống chó nhà để thực hiện việc giữ nhà và săn bắn, về sau chó được huấn luyện để phục vụ nhiều mục đích khác nhau cho con người Trong đó, việc phục vụ mục đích bảo vệ an ninh, quốc phòng và kinh tế xã hội ngày càng được tăng cường và chú trọng hơn
Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma tuý diễn ra rất phức tạp, việc sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác truy lùng và bắt giữ tội phạm bảo vệ kỷ cương pháp luật là rất cần thiết
Mặt khác, nhu cầu chó nghiệp vụ cho công tác cứu hộ - cứu nạn, phòng chống bạo loạn ngày một tăng Bởi vậy, có thể đánh giá nhu cầu thực tế về chó nghiệp vụ để đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Việt Nam trên các lĩnh vực là rất lớn
Tuy nhiên, ngành nuôi dạy chó nghiệp vụ ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề giống và việc nhân giống chó: giống chó gốc Việt Nam có tính thích nghi cao với điều kiện khí hậu bản địa, chống chịu bệnh tốt, nhưng ngoại hình nhỏ Đối với những giống chó nhập ngoại: Thân hình
to, khoẻ mạnh, thần kinh linh hoạt, khả năng huấn luyện nghiệp vụ tốt, nhưng tính thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam thấp, khả năng chống chịu bệnh không cao Bên cạnh đó chưa có nhiều con lai có khả năng phát huy được ưu thế của chó bố mẹ là: Thích nghi tốt và phát triển ổn định với điều kiện sống ở Việt Nam, có thể lực tốt, có hệ thần kinh mạnh và linh hoạt có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật và khả năng huấn luyện nghiệp vụ cao
Việt Nam có nhiều giống chó bản địa có nhiều phẩm chất rất quý, được các chuyên gia Khuyển học đánh giá rất cao, chúng thích nghi tốt và phát triển ổn định với điều kiện sống ở Việt Nam, có thể lực tốt, có hệ thần kinh mạnh và linh hoạt có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật và khả năng huấn luyện nghiệp vụ cao [1][2][3]
Trang 12Giống chó H’mông cộc đuôi là một trong những giống chó bản địa của Việt Nam Qua huấn luyện đánh giá tại Trạm Hòa Lạc - Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga; Cục Huấn luyện, quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ, Tổng cục VII, Bộ Công An, Trường trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ 24, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ trường Nông nghiệp 1 - Hà Nội, thì khả năng thực hiện nghiệp vụ của giống chó H’mông cộc đuôi không thua kém các giống chó nổi tiếng của các nước về một số khoa mục nghiệp
vụ Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc tính sinh học giống chó bản địa H’mông cộc đuôi để nhân nuôi và bảo tồn giống, đồng thời việc nghiên cứu đánh giá huấn luyện và sử dụng thử nghiệm giống chó bản địa này vào một số chuyên khoa nghiệp vụ là việc cần thiết tiến hành
Trước nhu cầu của thực tiễn trên nhiều đề tài đã và đang được tiến hành nghiên cứu về các giống chó bản địa của Việt Nam, tuy nhiên các vấn đề nghiên cứu được đặt ra ở đây là những vấn đề cơ bản về chăm sóc, dinh dương, huấn luyện và thú y Các đặc điểm sinh học, đặc điểm hành vi của các giống chó bản địa đặc biệt là giống chó H’mông cộc đuôi chưa được đề cập tới Để bổ sung dữ liệu khoa học và cơ sở lý luận, phương pháp luận cho quá
trình huấn luyện chó H’mông cộc đuôi, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc tính sinh học giống chó H’mông cộc đuôi phục vụ công tác huấn luyện chó nghiệp vụ”
Trang 131.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, đồng thời còn đưa ra cái nhìn khái quát về giống chó bản địa H’mông cộc đuôi, giúp hiểu được phần nào một số đặc điểm hành vi tập tính, và các cơ quan giác quan của giống chó bản địa H’mông cộc đuôi
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả đề tài sẽ làm cơ sở, phương pháp luận cho công tác huấn luyện chó nói chung đặc biệt là trong công tác huấn luyện chó H’mông cộc đuôi làm chó nghiệp vụ, góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy trình huấn luyện chó nghiệp vụ
Trang 14Chương 2 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc chó nhà
2.1.1 Hệ thống phân loại loài chó
Chó thuộc họ ăn thịt Canidae, bộ ăn thịt Carnivora, lớp phụ thú nhau
trên thế giới có 14 giống, 37 loài và chia thành 5 nhóm: sói đồng cỏ - coyotes, chó - dogs, cáo - foxes, chó rừng - jackals, và chó sói - wolves, chia ra làm 2 tộc là: tộc Chó - Canini và tộc Cáo Vulpini [4]
Các loài thuộc họ chó có phân bố rộng rãi ở hầu hết tất cả các châu lục,
trừ Nam Cực Loài chó nhà được nhiều tác giả gọi bằng tên Canis familiaris
và nhiều tên khác là phụ loài của loài chó sói Canis lupus familiaris (Linnaeus, 1758) Giống chó Dingo có rất nhiều tên gọi như Canis familiaris
dingo; Canis lupus dingo, Canis dingo được coi là có xuất xứ từ châu Úc
được con người thuần hoá từ thời tiền sử Các báo cáo về hoá thạch đã chỉ ra rằng họ chó xuất hiện từ thể Oligocene và Miocene, điều này đã xác nhận họ chó có xuất xứ lâu đời nhất trong bộ ăn thịt Carnivora Họ chó có thể là một nhánh phát triển sớm trong dòng phả hệ bộ ăn thịt
Tổ tiên là các loài ăn thịt có kích thước trung bình, song họ chó lại ăn tạp hơn nhiều họ khác trong bộ ăn thịt, chúng có thể ăn động vật, thực vật
Chân và bàn chân của họ chó có độ dài trung bình và thường đi bằng đầu ngón chân Thông thường bàn chân trước có 5 ngón và bàn chân sau có 4
ngón (riêng giống Lycaon bàn chân trước có 4 ngón) Móng vuốt của họ chó
không có cơ co rút, do vậy nó không được sử dụng như một loại vũ khí Tất
cả các chó được đều có xương ngọc hành rất phát triển
Hộp sọ của chó phát triển kéo dài về phía trước Có rãnh cánh bướm và mấu chỏm bên dài
Răng của họ chó phát triển gần như đủ bộ, và có công thức như là: 3/3,
Trang 151/1, 4/4, 1-2/2-3 = 38-42 răng (một số loài thuộc giống Otocyon có thêm răng
hàm) Các răng nanh lớn nhưng không có gì đặc biệt Răng hàm kiểu nhai nghiền Cặp răng ăn thịt rất phát triển
Một số loài sống thành bầy đàn (thường những loài có kích thước lớn)
có bố trí thứ bậc trong đàn và hệ thống giao phối Săn mồi theo bầy đàn cho phép họ chó có thể bắt được những con mồi có kích thước lớn hơn cơ thể chúng Trong đàn sói việc giao phối sinh sản chỉ được thực hiện ở những cá thể mang tính trội lấn át các con khác trong đàn
2.1.2 Nguồn gốc loài chó nhà
Loài chó nhà (Canis lupus familiaris (Linnaeus, 1758)) đã được thuần
hoá cách đây hàng nghìn năm và rất có ích cho con người: làm công tác vận chuyển chó kéo xe vùng có tuyết, bảo vệ nhà, người và làm chó nghiệp vụ Cho tới thời điểm hiện tại người ta vẫn đặt ra câu hỏi “chó nhà bắt nguồn từ đâu, khi nào, chúng có mối quan hệ như thế nào với chó rừng, chó sói ?
Những ghi nhận khảo cổ học cũng không thể kết luận được là chó nhà
có nguồn gốc từ một quần thể nhất định chó sói nào đó hoặc phát triển từ tích hợp gồm nhiều quần thể chó sói Tuy nhiên khảo cổ học đã chỉ ra rằng chó nhà có thể có một số nguồn gốc Vào cuối kỷ đệ tứ con người và chó sói sống chung với nhau trên một vùng địa lý rộng lớn, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho viêc thu nạp và thuần hoá chó hoang thành chó nhà, trong quá trình này việc trao đổi nguồn gen giữa chó nhà và cho sói liên tục xảy ra Các gen trao đổi này đã được di truyền cho thế hệ sau và có thể giải thích được hiện tượng chó nhà có sự đa dạng về kiểu hình lớn như vậy
Các nhà khoa học Caries Vila, Peter Savolainen, Jesus E Maldonado
và cs thuộc Viện động vật Mỹ (Smithsonian Institution and the American Society of Mammalogists) đã tiến hành thí nghiệm xác định nguồn gốc cổ xưa chó nhà và mối liên hệ của chúng với các loài chó hoang trên cơ sở công nghệ gen Thí nghiệm đã phân tích vùng điều khiển ADN ty thể của 162 mẫu chó
Trang 16sói được thu từ 27 địa điểm và 140 mẫu chó nhà thuộc 67 giống Trình tự gen
ty thể của chó nhà và chó sói thu được mang tính đa dạng rất cao, đồng thời củng cố thêm giả thuyết chó sói là tổ tiên của chó nhà
Chó nhà không tìm thấy trình tự gen nào khác với chó sói quá 12 vị trí thay thế, trong khi đó chó nhà khác với chó sói đồng cỏ ít nhất là 20 vị trí Kết quả này rõ ràng cho phép chúng ta nhận định chó sói là nguồn gốc tổ tiên của chó nhà
Một số tài liệu cho rằng chó nhà hiện nay có nhiều nguồn gốc Các nòi
chó phương bắc (Etkimo), chó Đan Mạch có nguồn gốc từ sói xám châu Âu (Canis lupus)
Như vậy, qua phần tổng quan trên chúng ta thấy rằng chó nhà có nguồn
gốc từ chó sói Canis lupus (Linnaeus, 1758), qua quá trình phát triển, chọn
lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo tại các vùng địa lí khác nhau trong một thời gian dài nên chúng đã phân hoá tạo thành những phụ loài khác nhau
2.1.3 Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về họ chó Canidae ở Việt Nam cho thấy có 5 loài bao
gồm: sói lửa (Cuon alpinus), cáo (Vulpes vulpes), lửng chó
(Nyctereutesprocyonoides), chó rừng (Canis aureus) và một loài chó nhà [4]
Chó nhà tại nước ta hiện có 4 nòi
1 Chó vàng: cỡ trung bình, bộ lông vàng tuyền, là nòi chó săn
2 Chó Mèo: ở miền núi cao, cỡ lớn, tai nhỏ và vểnh
3 Chó Lào: ở miền núi và trung du, lông xồm, màu hung và có 2 vết
Trang 17có rất ít, chỉ là những thống kê không cơ bản về hình thái bên ngoài, chưa đưa
ra được tên khoa học
Trong giai đoạn từ 2007 đến 2011, Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga đã tiến hành nghiên cứu thành phần khu hệ chó bản địa Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc và Trung Việt Nam, tổng số có 14 dạng và giống được ghi nhận; có được bản đồ phân bố các giống chó tại khu vực nghiên cứu [6]
Đặc điểm một số giống chó nội
a Chó Việt Dingo
Việt Dingo hay còn được gọi là giống chó “Vàng”, chó “Gié” Chúng được nuôi phổ biến ở các vùng nông thôn, có tầm vóc trung bình, chiều cao trước: 47,48 cm, trọng lượng trưởng thành là 15,5kg Đây là một trong những giống chó săn được nhân dân ta nuôi để giữ nhà
Chúng thường có màu lông vàng hay vàng nhạt đôi khi có xuất hiện các màu lông khác như xám, trắng,… đầu to rộng, trán rộng, phẳng giữa trán có rãnh khá sâu chia đầu thành hai phần bằng nhau Chiều dài của đầu chiếm 1/3
so với chiều cao trước của chó Chiều dài mõm khoảng 1/3 chiều dài đầu Chiều rộng của xương hộp sọ khoảng 1/2 chiều dài đầu
Ảnh 2.1 Chó Việt Dingo (Nguồn TTNĐVN)
Trang 18b Chó Dingo lớn
Dingo lớn có nhiều đặc điểm giống với Việt Dingo, chúng cũng có màu lông vàng, tai dựng, người dân vẫn gọi Việt Dingo và Dingo lớn là một loại giống chó “Vàng” Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau đáng kể Điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa Việt Dingo và Dingo lớn là ở tầm vóc và kiểu dáng đầu, đôi khi có cả sự khác nhau về kiểu đuôi
Tầm vóc của Dingo lớn to cao hơn so với Việt Dingo bởi chúng có những cặp chân thon, cao, chắc khoẻ, khi trưởng thành chiều cao trước 52,5cm, trọng lượng 20,27kg, có cá thể đạt tới 25kg
Kiểu đầu của giống Dingo lớn trông dài và thon hơn so với Việt Dingo
Tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu là 1/2, tỷ lệ dài mõm và dài đầu khoảng 1/2 Phần lớn các cá thể thuộc giống Dingo lớn có kiểu đuôi dài, thẳng và hơi cụp xuống Trong khi đó kiểu đuôi của Việt Dingo lại có hình xoắn ốc, hướng lên trên và lệch về một phía
Ảnh 2.2 Chó Dingo lớn (Nguồn TTNĐVN)
c Giống chó H’mông lông dài
Một trong những đặc điểm rất dễ nhận dạng chúng là giống H’mông lông dài có bộ lông khá dài giống với giống Bắc Hà song những chiếc lông dài này không chỉ có ở trên mình mà nó còn mọc lan rộng sang hai bên mõm
và toàn bộ mặt
Trang 19Đầu của chúng trông gần giống với giống Việt Dingo, với mõm ngắn rộng, tỷ lệ giữa chiều dài đầu với chiều cao trước là 1/3; tỷ lệ chiều dài mõm với chiều rộng đầu là 1/2 và tỷ lệ giữa chiều rộng đầu - chiều dài đầu là 1/2
Hành vi ứng xử của chúng rất hung dữ nhưng đôi khi lại thân thiện, chúng luôn có trạng thái đề phòng với người lạ
Ảnh 2.3 Chó H’mông lông dài (Nguồn TTNĐVN)
d Giống chó H’mông đuôi cộc
Đây có thể coi là một trong những giống chó tuyệt vời của Việt Nam Chúng có tầm vóc trung bình khá, có những cá thể đặc biệt to lớn Khi trưởng thành chúng đạt chiều cao trước 48,36 cm, trọng lượng trung bình đạt 17,05kg
Về kiểu hình: Lông màu đen, đôi khi xuất hiện màu vằn vện như màu lông hổ Đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều cao trước là 1/3, tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu khoảng 1/3, tỷ lệ giữa chiều dài mõm và chiều dài đầu là 1/2, hai tai thường dựng đứng hoặc dựng nhưng 1/4 phía đỉnh tai lại rủ xuống Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau nhưng dao động từ 3 đến 15cm, đây là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận dạng giống chó này
Chúng sở hữu một trí thông minh tuyệt vời, những con chó con dễ dàng bắt chước các động tác của chó trưởng thành và chúng có khả năng nhớ tốt Bởi vậy hướng sử dụng có thể dùng giống chó này vào hoạt động huấn luyện chó nghiệp vụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
Trang 20Ảnh 2.4 Chó H’mông cộc đuôi (Nguồn TTNĐVN)
e Giống chó Bắc Hà
Bắc Hà là tên gọi của giống chó được tìm thấy ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai Chúng xuất hiện nhiều ở các bản vùng cao hay ngay cả ở các trung tâm huyện, thị trấn, thành phố
Trang 21Khi trưởng thành chúng trông khá to lớn, chiều cao trước đạt 50,56cm, trọng lượng 18,89kg, cơ thể cân đối với những đôi chân to khoẻ
Tính cách chúng thân thiện nhưng sẵn sàng hung dữ với kẻ thù, chúng
có trí nhớ tốt nhưng hệ thần kinh dễ bị chai lì
f Giống chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc là giống chó của Việt Nam hiện đang được nhân giống ra nhiều Chó Phú Quốc thường có bụng thon, trên lưng lông mọc
có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ “ngôi”, là một trong ba quần thể chó
có đặc tính xoáy lưng là chó Phú Quốc Việt Nam, chó xoáy lưng Thái Lan và chó xoáy lưng châu Phi Bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn, màu vàng xám, màu nâu xám hoặc đen Bàn chân của chó Phú Quốc khi đứng
sẽ chụm hẳn lại theo một thế rất vững, từa tựa như bàn chân cọp
Ảnh 2.6 Chó Phú Quốc (Nguồn internet)
Chó Phú Quốc biết leo trèo và đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt Chó Phú Quốc hung dữ nhưng dũng cảm, thích nghi với địa bàn rừng núi
Chó Phú Quốc có 3 loại là chó Đồng Bà, Chó Bắc Đão và chó Ba Chạy
Trang 222.2 Đặc điểm các cơ quan cảm giác
Các cơ quan cảm giác cấu tạo một cách đặc biệt để tiếp nhận kích thích đưa đến từ môi trường bên ngoài và từ chính cơ thể Các cơ quan này làm cho động vật có khả năng tiếp xúc được với môi trường xung quanh và thích ứng được đối với môi trường Các cơ quan cảm giác cấu tạo bởi các cơ quan thụ cảm, các đường dẫn ở vùng ngoại biên và các trung tâm ở vỏ bộ não Trong
cơ thể chia thành các cơ quan phân tích như sau: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác
2.2.1 Cơ quan thị giác
Các các quan phân tích thị giác cho khả năng thu nhận thế giới bên ngoài một cách rõ ràng Cơ quan phân tích thị giác được cấu tạo từ nhãn cầu, các cơ quan phù trợ và bảo vệ, các đường thần kinh dẫn tuyến và trung tâm thần kinh tại vỏ não
Nhãn cầu được cấu tạo từ 3 lớp (màng trắng, màng mạch và võng mạc),
từ môi trường khúc xạ ánh sáng (nhãn mắt), thuỷ tinh thể, dịch nhãn cầu, các mạch máu và dây thần kinh
Màng mắt trong của mắt hay võng mạc có cấu trúc rất phức tạp và là bộ phận chủ yếu của mắt Ở võng mạc diễn ra sự biến đổi kích thích ánh sáng sang quá trình kích thích thần kinh Võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm thụ ánh sáng (tế bào hình nón và tế bào hình que), đó là các cơ quan thụ cảm thị giác Đối với các cơ quan thụ cảm thị giác khi ánh sáng tác động lên chúng thì làm xuất hiện xung đột hần kinh Các xung đột thần kinh này theo dây thần kinh thị giác được chuyền đến trung ương thị giác nằm ở thuỳ chẩm của não bộ
Thị giác của chó có những đặc thù riêng của nó Chó không có khả năng nhìn thấy vật cùng một lúc bằng hai mắt, nghĩa là mỗi mắt của chó có thị trường của mình Như phần lớn động vật có vú, chó là bị mù màu hay còn gọi
là lưỡng sắc biến dị và có tầm nhìn về màu xanh và đỏ tương đương với
Trang 23những người bị mù màu Bởi vậy chó chó thể nhìn thấy màu xanh lam và màu vàng nhưng khó để phân biệt giữa màu xanh lá cây và màu đỏ bởi vì chó chỉ
có hai loại tế bào hình nón trong khi đó ở người có ba loại tế bào này và chó
sử dụng màu sắc thay vì ánh sáng để phân biệt ánh sáng hoặc màu xanh lam màu vàng [7] Chó ít nhạy cảm với sự khác biệt về sắc thái màu xám hơn con người và cũng có thể phát hiện độ sáng ở mức khoảng một nửa độ chính xác của con người [8]
Hệ thống thị giác của chó đã phát triển để hỗ trợ cho việc săn bắt [9] khả năng nhìn của chó phân biệt các đối tượng di chuyển là rất cao; chó cũng được chứng minh có thể phân biệt được người (ví dụ chó có thể nhận ra chủ của mình) ở khoảng 800m đến 900m, tuy nhiên phạm vi này giảm xuống từ 500m - 600m nếu đối tượng đứng im [9]
Khi săn ở lúc trạng vạng tối chó thường dựa vào khả năng nhìn của chúng ở những vùng ánh sáng tối Chúng có đồng tử lớn, mật độ cao các tế bào que trong điểm vàng gữa võng mạc, tăng tốc độ nháy mắt và lớp phản quang trong mắt [9]
Ở các giống khác nhau mắt chó cũng khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu hình võng mạc [10] phần lớn các giống có mũi dài tầm nhìn thành đường thẳng, với điểm vàng rộng chạy theo chiều ngang của võng mạc giúp chúng có tầm nhìn tuyệt vời với khoảng không gian rộng Một vài giống chó
có mõm dài đặc biệt giống chó săn đuổi thì có tầm nhìn lên tới 2700 ( ở người chỉ có 1800) Những giống chó mõm ngắn ở điểm vàng có sự tăng lên gấp 3 lần về số lượng tế bào giúp tầm nhìn của chúng chi tiết như con người Những giống đầu rộng, mõm ngắn có tầm nhìn như con người [11]
Phần lớn các giống chó đều có tầm nhìn tốt nhưng thấy rằng ở một số giống có hiện tượng cận thị như giống Rottweiler Chó có sự khác nhau với con người ở trục mắt, cho phép đồng tử quay xa hơn ở bất kỳ hướng nào Sự phân kỳ của trục mắt của chó khoảng 12 - 250 tùy thuộc vào từng giống [8]
Trang 242.2.2 Cơ quan thính giác
Cơ quan thính giác là tai Tai được cấu tạo bởi phần tai ngoài, tai giữa
và tai trong Cơ quan thính giác của chó có khả năng thu nhận dải tần số khoảng 40 Hz đến 60.000Hz [12], có nghĩa là chó có thể phát hiện âm thanh vượt xa giới hạn của con người [11][12][13] Ngoài ra tai chó có thể
cử động cho phép chó nhanh chóng xác định vị trí của một âm thanh [14],
có khoảng hơn 18 cơ giúp chó điều khiển tai như nghiêng, xoay, nâng lên,
2.2.3 Cơ quan khứu giác
Các cơ quan thụ cảm khứu giác nằm ở các biểu mô khứu giác, sâu trong đường ống trên ở mũi Ở chó vùng khứu giác rộng khoảng 250 đến 400
mm2, và do 125 đến 224 triệu tế bào khứu giác tạo thành Mỗi 1 tế bào lại có
vô số lông mao rất nhỏ, nhờ đó mà khả năng nhạy cảm khứu giác của chó được tăng lên nhiều lần
Sự nhạy cảm cao đối với các chất có trong không khí: là tính chất nổi bật của các tế bào cơ quan thụ cảm khứu giác Người ta đã chứng minh được chó có thể phát hiện được 1 phân tử hơi trong 1 lít không khí, và có thể tiếp nhận được 1 phân tử hơi trong 1 lít nước Các phân tử hơi từ không khí thâm nhập vào vùng khứu giác, tiếp xúc với các lông mao của tế bào thụ cảm và gây nên sự khử cực mạnh của các nơ-ron thần kinh khứu giác Nơ-ron đã được khử cực này sinh ra các xung động hưng phấn có cường độ tần số, biên
độ và thời hạn nhất định trong dây thần kinh khứu giác Sự phối hợp các xung động hưng phấn của các dây nền dây chằng rộng khác nhau, mạng thông tin
Trang 25về mùi hơi đến các tế bào thần kinh hành khứu giác và trung tâm thần kinh khu khứu giác thùy thái dương của vỏ não
Trong khi ở não người, vùng vỏ não chi phối thị giác lớn thì ở chó vùng
vỏ não chi phối khứu giác lớn hơn [9], thùy khứu giác của chó gồ gề gấp 40 lần so với ở người với 125 đến 220 triệu tế bào thụ cảm [9] ở những giống chó săn thì vượt quá tiêu chuẩn với gần 300 triệu thụ thể [9] Bởi vậy chó nói chung có cơ quan khứu giác nhạy hơn 100000 – 1000000 lần so với con người Với mũi luôn ẩm ướt bởi dịch mũi giúp chó định hướng mùi tốt hơn trong không khí [15]
Nhờ có cơ quan phân tích khứu giác mà chó có thể xác định được nồng
độ và cường độ của mùi hơi, mùi hơi mới hay cũ (độ lâu) Người ta đã chứng minh được rằng: Chó có thể phân biệt được các nguồn hơi theo độ lâu với độ chênh lệch nhau trong khoảng từ 3 – 5 phút Còn trí nhớ nguồn hơi của chó có thể cho phép phân biệt được các nguồn hơi giống nhau Các phản xạ có điều kiện đối với mọi tính chất mùi hơi đều có thể dễ dàng được hình thành ở chó, điều này cho phép ta có thể huấn luyện và sử dụng thành công chó nghiệp vụ
về lĩnh vực giám định nguồn hơi và truy vết
2.2.4 Cơ quan vị giác
Lưỡi là cơ quan chủ yếu của vị giác Trong niêm mạc của lưỡi có các núm vị giác chứa trong nó các cơ quan thụ cảm Các núm vị giác thu nhận các kích thích hoá học khi tiếp xúc với các chất hoá học khác nhau Về hình dạng các núm vị giác chia ra làm 3 loại: Các núm có hình nấm, các núm có hình cầu và các núm có hình lá Ngoài núm vị giác nấm còn có các núm hình chỉ, nhưng các núm hình chỉ không chứa trong mình các cơ quan thụ cảm vị giác
mà nó được sử dụng để giữ thức ăn về mặt cơ học trong khoang miệng
Khi có tác động của các chất hoá học vào các cơ quan thụ cảm của các núm vị giác thì diễn ra sự biến đổi kích thích hoá học vị giác trong quá trình
Trang 26kích thích thần kinh, sau đó kích thích thần kinh được chuyền theo các dây thần kinh về hệ thần kinh trung ương
Các cơ quan thụ cảm vị giác có khả năng thu nhận 4 cảm giác vị giác là: Chua, cay, mặn, ngọt Cơ quan vị giác giúp chó phân tích thức ăn và ngoài
ra cơ quan này còn tham gia vào các quá trình tiêu hoá bằng cách kích thích phản xạ phức tạp của các tuyến trong bộ máy tiêu hoá Khi huấn luyện chó cơ quan vị giác được sử dụng rộng rãi để khuyến khích chó bằng bánh kẹo (phương pháp khuyến khích vị giác)
2.2.5 Cơ quan xúc giác
Da bao phủ toàn bộ bề mặt của một cơ thể chó và nhờ các cơ quan phân tích có ở da mà mỗi liên hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài được thực hiện Ở chỗ dày hơn có 5 loại cơ quan thụ cảm cảm giác Các cơ quan này có khả năng thu nhận chỉ một kích thích nào đó như: Dung chạm, áp lực, ấm lạnh và đau Các kích thích này khi tác động vào da thì làm xuất hiện các kích thích thần kinh trong các cơ quan thụ cảm Sau đó các kích thích thần kinh lại theo các dây thần kinh đầu tiên truyền về tuỷ sống, tiếp theo truyền về trung tâm tương ứng nằm ở vỏ não bộ Cảm giác da cũng được sử dụng trong việc huấn luyện chó (phương pháp cơ học)
2.3 Cơ chế tập tính của động vật
2.3.1 Cơ sở sinh học của tập tính động vật
Cơ chế hình thành, điều khiển tập tính động vật chính là cơ chế hoạt động của hệ thần kinh, gồm các cơ quan tiếp nhận cảm giác trong, ngoài, cơ quan vận động và cơ quan điều khiển Mỗi hoạt động bất kì của cơ chế đều là một phần của tập tính động vật Để một hoạt động thực hiện, cơ chế cần có cơ quan tiếp nhận cảm giác, tín hiệu, tiếp thu mọi kích thích bên ngoài và bên trong cơ thể [16]
Trang 27Để thực hiện các hoạt động đa dạng và tổng hợp, hầu hết cơ thể động vật đều có một hện thần kinh phát triển, điều khiển thống nhất, đáp ứng phù hợp với các yếu tố môi trường xung quanh
2.3.2 Các nhân tố trong và nhân tố ngoài
- Tập tính động vật rất đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian, thời điểm khác nhau Tuy chịu cùng một loại kích thích cũng có những phản ứng ngay cả khi không có kích thích bình thường
- Các kích thích trong của một tập tính được biết rõ đó là hoocmon Tập tính hôn phối được một hệ thống hoocmon điều khiển do tuyến sinh dục và mấu não dưới tiết ra Một tập tính hôn phối đầy đủ, từ khoe mẽ, tán tỉnh, chọi nhau, canh tổ, nuôi con chỉ thể hiện được nếu các hoocmon sinh dục được tiết theo một trật tự nhất định
- Các kích thích trong khác là do các cơ quan thụ cảm trong Ví dụ, con thú buồn đái khi các cơ quan thụ cảm ở thành bàng quan phản ứng với áp suất tăng dần của nước tiểu Nhịp thở gấp của con thú là do khu trung ương hô hấp của hành tủy báo hiệu, nồng độ khí CO2 đã tăng trong máu
- Hệ thần kinh trung ương có thể chủ động gây tập tính Ví dụ, mèo đói thích bắt chuột để ăn, nhưng mèo no cũng vẫn thích bắt chuột
- Kích thích bên trong lại do ngoại cảnh điều khiển hoocmon của mấu não dưới và tuyến sinh dục tiết ra là nguyên nhân trong thực sự của tâp tính giao phối Nhưng sự tiết hoocmon đó lại do những nhân tố ngoài gây ra như
sự thay đổi độ dài ngày
- Tập tính là do sự kết hợp của kích thích ngoài với kích thích trong Ví
dụ về bồ câu mớm mồi cho con Diều chim bồ câu bố, mẹ có tuyến tiết chất sữa giầu protein Tuyến này chỉ tiết sữa vào mùa đông Nhưng hoạt động tiết khi mấu não dưới bắt đầu tiết chất prolactin Prolactin kích thích sự tiết sữa trong diều Sữa tích trữ làm căng diều sẽ gây ra phản ứng mớm của chim mẹ
Trang 28Nhưng phản ứng này chỉ xẩy ra khi chim non áp vào ngực chim mẹ Như vậy, phải có chim non và một áp suất nào đó của sữa ở trong diều mới gây cho chim mẹ phản ứng mớm
Những ví dụ trên chứng tỏ, tác dụng của ngoại cảnh rất quan trọng, nhưng đa số động vật đã có cơ chế tập tính ở ngay trong cơ thể Tập tính có thay đổi với sự tiếp xúc ngoại cảnh, nhưng đây chỉ là sự thay đổi đơn giản của một tập tính đã được khởi động
Như vậy, tập tính được hình thành có thể do các tác nhân bên ngoài hoặc các tác nhân bên trong, nhưng cũng có thể do sự kết hợp cả hai yếu tố đó
2.3.3 Sự kết hợp các nhân tố
Nhân tố trong là gốc phát triển tập tính, nhưng vẫn kết hợp chặt chẽ với nhân tố bên ngoài trong sự thành hình tập tính Thử phân tích một chuỗi động tác của chim trong hiện tượng hôn phối Đây là một dây chuyền phức tạp của nhiều sự kiện với tầm quan trọng khác nhau
Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của chim đực, tiếp theo là sự rủ rê chim cái để ghép đôi, xây tổ, ấp trứng và sau cùng là nuôi con
Pha xây tổ: lúc đầu nó làm khung tổ bằng cỏ và sau đó, lót tổ bằng lông chim Trong quá trình này, chim thu nhặt cỏ ít dần và tha lông tăng dần Hoocmon điều khiển tập tính xây tổ, vì chim có thể làm tổ trái mùa nếu nó được tiêm hoocmon sinh dục là chất oestrogen Nhưng sự thay thế dần cỏ bằng lông không do hoocmon mà do kích thích ngoài điều khiển Khi chim mái nằm giữa đống vật liệu thu lượm được đặt trong tổ nó bị cỏ làm ngứa ngáy Trong thời kì đẻ trứng, bụng chim rụng lông tạo thành “tấm ấp” Sự dụng lông do hoocmon tiết ra điều khiển do sự có mặt của chim đực và dựng khung tổ Tất cả những nhân tố đó góp phần tạo nên “tấm ấp” Tấm ấp rất
nhạy cảm và do bị cỏ kích thích, chim chuyển sang pha kiếm lông lót tổ Nằm trên lông, tất nhiên sự kích thích “tấm ấp” của chim cái giảm tới tối tiểu
Trang 29Các pha khác của tập tính hôn phối cũng tuần tự tiếp diễn như thế Cơ chế đầy đủ cứ vận hành có trật tự : hoocmon và kích thích ngoài tác động lẫn nhau ở mỗi pha tạo nên tập tính thích ứng
2.3.4.Tập tính trội và tập tính xung đột
2.3.4.1 Tập tính trội
Trong một thời điểm, từ một địa điểm con vật chỉ sử dụng một tập tính nhất định, trong nhiều trường hợp con vật không thể thực hiện hai, ba tập tính đồng thời Tập tính được thực hiện đó gọi là tập tính trội Trong tình huống này, con vật có khả năng chọn trong số lớn hình ảnh, âm thanh hay kích thích khác thích hợp với yêu cầu đó Dưới đây là một vài ví dụ về tập tính trội :
Ví dụ 1: Thí nghiệm, cắm một điện cực vào não mèo và quan sát trên máy ghi, thấy não phản ứng nhịp nhàng với tiếng gõ của máy đo nhịp Để một con chuột chạy ra, lập tức âm thanh máy đo nhịp không còn ghi trong não
Mèo chạy ra vồ chuột Kích thích bắt mồi từ trong cơ thể mèo đã nổi trội
Ví dụ 2: Cameleon mới bắt về nuôi, thường bỏ chạy, khoảng cách bỏ chạy trung bình 1m Nhưng trong trường hợp nó đang giao cấu, người ta có thể tiếp cận với nó gần tới 50 cm mà nó không bỏ chạy
Như vậy, các kiểu tập tính rõ ràng tùy thuộc vào hoàn cảnh có thể triệt tiêu nhau Hiện tượng đó được giải thích sơ bộ như sau: Nhờ liên hệ với thần kinh trung ương, một kích thích mạnh của một kiểu tập tính sẽ ức chế các hệ thống tập tính khác, nhưng cơ chế của ức chế này còn chưa biết rõ
2.3.4.2 Tập tính xung đột
+ Trong nhiều trường hợp, con vật bị kích thích mạnh, đồng thời bằng nhiều kiểu và hai hay ba kiểu tập tính không thể trội hơn nhau Khi đó có một tập tính xung đột Ví dụ:
- Trên ranh giới lãnh thổ, xuất hiện một cá thể đực khác, thì trong con đực này đồng thời bị kích thích tấn công và bỏ chạy khi gặp chủ nhân của lãnh thổ đó
Trang 30+ Các động tác của tập tính xung đột này rất thú vị, thường được các cá thể khác nhận biết Đây là các tín hiệu cơ sở của ngôn ngữ động vật Trong nhiều tình huống, con vật nổi giận, nhưng đồng thời lại sợ hãi hay có cảm xúc khác, hậu quả của tập tính đó rõ ràng như nhau
Như vậy, tập tính xung đột là cùng một lúc phải đối phó với các tình huống khác nhau, con vật buộc phải chọn lọc tình huống có lợi và xử lý kịp thời
2.4 Những nghiên cứu về chó nghiệp vụ
Có thể thấy rằng cụm từ chó nghiệp vụ (working dog), nó không chỉ đơn thuần là một con vật nuôi mà nó còn phải thực hiện nhiệm vụ học, biểu diễn, thực hành các yêu cầu của con người Như chúng ta đã biết chó có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ hoặc công việc, chính vì vậy tùy theo công việc chó thực hiện mà người ta gọi tên chó Ví dụ: Chó chăn cừu, gia súc (rancher)
Chó săn (hunting dogs) giúp người thợ săn tìm kiếm dấu vết, rượt đuổi con mồi
Chó dẫn đường (guide dogs) chó dắt người mù, giúp người điếc nghe Chó bệnh viện (therapy dogs) chó giúp đõ người không có khả năng di chuyển hoặc trông nom bệnh nhân thần kinh không đi tự do trong khu vực bệnh viện
Chó theo dõi, truy đuổi (tracking dogs), giúp tìm người hoặc động vật, truy đuổi tội phạm nguy hiểm
Chó cứu hộ (rescue dogs), cứu hộ con người trong thảm hoạ, tại nạn tầu thuyền trên sông biển, bị lạc đường trong địa bàn rừng núi, hoặc trong các thảm hoạ sập nhà, tuyết vùi
Chó tìm kiếm phát hiện (detectives dogs), tìm kiếm phát hiện ma tuý, bom, mìn, hoá chất độc hại trong hàng hoá, hành lý, phát hiện ổ mối trong nhà, các công trình xây dựng
Chó chiến đấu (fighting dogs) sử dụng trong chiến tranh, dẹp loạn hoặc cảnh sát chiến đấu bắt tội phạm
Trang 31Chó bảo vệ (Security dogs), sử dụng canh gác các cở sở bí mật
Một số đặc điểm của giống chó nghiệp vụ nước ta
Từ năm 1954, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An nước ta đã tiến hành tổ chức nuôi chó nghiệp vụ Các cơ sở như Trường 24 - Bộ tư lệnh Biên phòng
và Trung Tâm 32 (nay là Cục quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ - Cục C69) đã được thành lập và thực hiện nhiệm vụ này Chúng ta đã nhập, nuôi thích nghi các giống chó của Liên Xô, Đức, đã thử huấn luyện các giống chó nội như chó Mèo, chó lai Việt Nam Đã tiến hành lai chó của Liên Xô, Đức với chó lai Việt Nam Một thực trạng khó khăn trong công việc này là: các giống nhập nội thích nghi kém, khó nuôi nên phải nhập đi nhập lại Sau đây là kết quả thu thập từ hồ sơ chó nghiệp vụ và các tài liệu của trường 24 và Cục C69 [2]
Khả năng thích nghi của đàn chó nhập nội
Tỷ lệ chết trong thời gian nuôi thích nghi
Sự thích nghi của chó nhập nội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chất lượng đàn chó nhập về, chế độ dinh dưỡng, tình hình bệnh tật và các yếu tố khí hậu nói chung Tỷ lệ chết được tính trong vòng 3 năm Chó Đức chết 50%, chó Liên Xô chết 41,49%, đồng thời tỷ lệ chết cũng rất khác nhau giữa các năm Nếu tính phần trăm theo năm trên tổng số con chết trong 3 năm từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 là 58%; 14%; 28% đối với chó Đức và 56,41%; 25,64% và 17,94% đối với chó Nga Như vậy có thể thấy rằng tỷ lệ chết lớn nhất là năm đầu sau nhập
Khả năng sinh sản của đàn chó nhập nội và tập trung vào đẻ lần đầu (lứa 1) (Số liệu được thu từ năm 1978-1990)
Chó Đức: số chó cái sinh sản/số chó cái nhập là 28/61 (45,9%); tỷ lệ chó con/chó cái là 5,35 (150/28)
Chó Liên Xô: số chó cái sinh sản/số chó cái nhập là 42/52 (80,76%); tỷ
lệ chó con/chó cái là 7,31
Trang 32Chó ngoại lai Liên Xô: tỷ lệ chó con/chó cái là 5,0
Như vậy chó Liên Xô có khả năng sinh sản lớn nhất, tiếp đến là chó Đức và thấp nhất là Tây lai Liên Xô
- Kết quả huấn luyện chó nghiệp vụ
Trong công tác huấn luyện chó, để đánh giá mức độ tiếp thu của chó đối với các bài tập người ta thường cho điểm theo bậc thang sau (đây chỉ là ước tính tương đối): giỏi= 1, khá= 2; trung bình= 3 và kém bằng 4 Như vậy điểm càng thấp thì chó càng tốt
Kết quả huấn luyện các giống chó tại trường 24
Liên Xô Đức Tây lai
Ghi chú: dấu gạch ngang (-) chưa theo dõi được
Nhìn vào bảng điểm ta thấy rằng cả 3 loại chó có số điểm gần tương đương nhau.Tuỳ từng khoa mục mà các loại chó khác nhau có số điểm không giống nhau, song mức độ chênh lệch không cao Điều này cho thấy chó lai giữa giống của Việt Nam - Đức, Liên Xô chỉ số thông minh (mức độ tiếp thu) không khác nhiều so với dòng bố mẹ nhập ngoại, hơn nữa khả năng chống chịu đối với môi trường Việt Nam khá hơn rất nhiều so với chó ngoại bố mẹ
Do vậy việc định hướng chọn dòng chó Việt Nam có sức chống chịu tốt lai với chó nước ngoài có chỉ số thông minh cao để tạo ra con lai có những tính trạng mong muốn là có cơ sở khoa học và tính khả thi cao
Trang 33Chương 3 - ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm thời gian nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Giống chó H’mông cộc đuôi
3.1.2 Đối tượng so sánh
Giống chó Coocker, chó Lablador, chó Becgie
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2011 – 09/2013
3.1.4 Địa điểm nghiên cứu
- Tỉnh Hà Giang;
- Trạm Hòa lạc, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;
- Cục Quản lý, Huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (C69) - Tổng cục VII - Bộ Công an
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, mô tả một số điểm hình thái, phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi tại tỉnh Hà Giang;
- Nghiên cứu khả năng của một số cơ quan cảm giác;
- Nghiên cứu đánh giá các hành vi trội ứng dụng trong công tác huấn luyện chó nghiệp vụ;
- Nghiên cứu khả năng thực hiện nghiệp vụ của giống chó H’mông cộc đuôi;
- Đề xuất quy trình, phương pháp huấn luyện đối với giống chó H’mông cộc đuôi về chuyên khoa truy tìm nguồn hơi
Trang 343.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái của giống chó H’mông cộc đuôi
Để nghiên cứu đặc điểm hình thái cũng như sự phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi tại tỉnh Hà Giang chúng tôi tiến hành xây dựng các tuyến, điểm khảo sát dựa trên bản đồ hành chính và bản đồ địa hình
a Nghiên cứu sự phân bố của giống chó H’mông cộc đuôi
Sử dụng máy định vị GPS trên thực địa và được số hóa trên bản đồ địa hình bằng phần mềm Mapinfo
b Nghiên cứu đặc điểm hình thái giống chó H’mông cộc đuôi
Sử dụng phương pháp đo sinh học, đo các chỉ tiêu hình thái, tính tỷ
lệ tương quan giữa các phần trên cơ thể [5][17] Phép đo được thực hiện trên các cá thể trưởng thành (trên 12 tháng tuổi) [18] Để đảm bảo phép
đo được chính xác phép đo được tiến hành ở nơi có bề mặt bằng phẳng,
chó ở tư thế đứng
Chiều Cao trước: Sử dụng thước đo chiều cao, đo từ mặt đất lên đến u vai (đỉnh xương bả vai)
Chiều dài thân: Sử dụng thước đo chiều dài, đo từ khớp xương cánh tay
và xương bả vai đên khớp xương châu và xương đùi
Cao chân trước: Sử dụng thước đo chiều cao đo từ mặt đất lên khớp xương cánh tay và xương cẳng tay
Chiều dài đầu: Phép đo được đo từ đầu mũi đến xương chẩm
Chiều rộng đầu: Đo bề rộng của đầu ở vị trí trước hai gốc tai
Chiều rộng ngực: Đo chiều rộng của lồng ngực – khoảng các giữa hai khớp xương bả vai – cánh tay trái và phải
Chiều dài mõm: Đo từ đầu mũi đến điểm giữa của hai mắt
Vòng cổ chân: Sử dụng thước dây đo chu vi vòng cổ chân tại vị 1/3 phía trên khớp xương bàn chân
Trang 35Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó
1- Chiều dài đầu; 2- Chiều dài mõm; 3- Vòng ngực; 4 – Vòng cổ chân; 5 – Rộng ngực; 6 – Cao thân trước; 7 – Cao thân sau; 8 – Chiêu sâu ngực; 9 – Chiều dài thân
Trọng lượng: Sử dụng cân cân trọng lượng cơ thể chó, phép đo được thực hiện trước hoặc sau khi cho chó ăn 2 giờ
Trang 363.3.2 Nghiên cứu khả năng làm việc của một số giác quan
a Cơ quan thính giác
Sự thành lập phản xạ ăn của chó trên cơ sở bố trí âm thanh, từ đó biết được những đặc tính của âm thanh Việc tạo nên phản xạ được tiến hành vào lúc chó chưa ăn (đói), con vật được nhận thức ăn sau khi có tín hiệu âm thanh,
từ đó có được phản xạ bền vững Để tiến hành thí nghiệm phải đưa chó ra một bãi trống có độ dài hơn 150m và độ rộng hơn 5m Điểm ban đầu để 2 tấm bảng cách nhau 5m, từ đó bố trí tạo âm thanh Trong việc bố trí tính chất của
âm thanh sử dụng chuông điện với âm lượng 80db, điện thế 220v Trên bãi tập bố trí các vạch cách nhau khoảng 10m, từ điểm ban đầu cách xa 50 m Dắt chó đi đến điểm đánh dấu sau đó để trôi qua 2 giây rồi bật tín hiệu âm thanh
từ bảng điều khiển
Số lần thí nghiệm: thực hiện trong khoảng cách 10m một lần, mặt khác
để xác định được khoảng cách xa nhất thì phải tiến hành kiểm tra 3 lần trên cơ
sở số liệu đã có Sau đó để xác định chính xác khoảng cách tối đa mỗi lần tăng, hoặc giảm khoảng cách 1m
Trang thiết bị: Một bãi đất rộng có độ dài hơn 150m x 5m, 2 bảng 1,5m
x 2m, 2 máy phát âm thanh (âm thanh đạt 80db, tần số 50hz, nguồn điện 220v), bảng điều khiển 2 cái, đồng hồ bấm giây 1 cái
Điều kiện tiến hành: Tiến hành thí nghiệm trong điều kiện thời tiết bình thường, không mưa, không nắng quá to và không có gió to, yên tĩnh Những con chó khoẻ mạnh mới được tham gia thí nghiệm
Đánh giá: Khoảng cách chó có thể nghe thấy tiếng chuông
Số liệu nghiên cứu được tổng hợp và ghi chép vào hồ sơ của chó và cả thời gian tiến hành thí nghiệm, tình trạng của chó, điều kiện thời tiết
Trang 37b Cơ quan thị giác
Phương pháp được xây dựng trên сơ sở phản xạ của chó đối với thức
ăn, sử dụng các tấm bảng nhỏ có màu tương phản với môi trường để thử
Bước 1: Thí nghiệm với phản xạ thức ăn của chó được tiến hành trong phạm vi chó có thể nhìn được bảng, có nghĩa là chó có thể nhận được thức ăn (thịt chín) sau tấm bảng Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện chó đói Kết quả đánh giá thị lực của chó được thể hiện việc chó phát hiện và đi tới vị trí đã định
Bước 2: Đánh giá thị lực của chó Thí nghiệm được tiến hành ở bãi trống có độ dài trên 150m, rộng trên 5m, được đánh dấu 10m một Đầu sân có cắm bảng 3-5m, bảng này có thể điều khiển được Dẫn chó vào vị trí xuất phát, ở khoảng cách đã định của thí nghiệm Từ vị trí bảng điều khiển, người điều khiển cho dựng tấm bảng lên; Yêu cầu cần thiết là chó phải phát hiện ra bảng, do vậy bảng có lúc để nguyên, có lúc di động hoặc lắc bảng
Tần suất tiến hành thí nghiệm: Với khoảng cách 10m chỉ cần làm thí nghiệm 1 lần; Để xác định khoảng cách lớn nhất đối với thị lực của chó thì cần thiết phải tiến hành thí nghiệm 3 lần, xác định chính xác khoảng cánh thì mức chia là 1m
Dụng cụ: Sân tập được bố trí đăc biệt; có độ dài lớn hơn 150m; 3 bảng kích thước 1,5m x 1m; Bảng không bóng và có màu tương phản, 3 bảng nhỏ kích thước 12cm x 12cm; đồng hồ bấm giây 1cái; Thước dây
Điều kiện triển khai thí nghiệm: Tiến hành thí nghiệm đối với những cá thể khoẻ mạnh, trong điều kiện thời tiết cho phép tầm nhìn xa trên 200m, điều kiện ngoại cảnh: yên tĩnh, ban ngày
Đánh giá: Đánh giá phản ứng của chó dựa trên việc chó nhận ra bảng hiệu, khoảng cách mà chó có thể nhìn thấy được bảng hiệu và chạy về vị trí
đã quy định
Trang 38Số liệu được tổng hợp và ghi vào hồ sơ của chó cùng với thời gian thực hiện, tình trạng của chó và điều kiện thời tiết
c Cơ quan khứu giác
Phương pháp đánh giá khứu giác dựa trên việc truy vết những dấu vết
rõ ràng, thời gia lưu lại dấu vết Để thực hiện được cần phải có một bãi đất rộng có diện tích lớn hơn 250 m2 Dấu vết được giải chéo trong sân tập, chó
và người huấn luyện đứng đầu vết, cuối vết có để thức ăn (thịt luộc chín) và thưởng cho con chó nào tìm được dấu cuối vết Dấu đầu vết để thời gian lưu vết 30 phút và độ dài đường vết 200m, đường trải vết theo hình zic zắc Trên đường vết đặt 2 vật có mùi hơi cần tìm
Số lần thực hiện: thời gian giãn cách 30 phút/ lần; thử nghiệm 3 lần/buổi
Trang thiết bị: Bãi tập, diện tích 250m2, 01 đồng hồ bấm giây, 01 ẩm
kế, 01 nhiệt kế ngoài trời, 01 máy đo tốc độ gió
Điều kiện thực hiện: Tiến hành thí nghiệm đối với những cá thể chó khoẻ mạnh, thời gian tiến hành vào buổi sáng Không tiến hành thí nghiệm vào ngày mưa, gió to
Tiêu chí đánh giá: Mức độ tích cực tìm kiếm; độ nhạy khứu giác; khả năng hít vết liên tục và định hướng bằng khứu giác Thời gian chó tìm được hết 2 mẫu có nguồn hơi cần tìm; số mẫu vật chó tìm được trong thời gian quy định (tối đa 30 phút)
Số liệu được tổng hợp và ghi vào hồ sơ của chó cùng với đặc tính của dấu vết, thời gian lưu vết, thời gian hoàn thành truy vết và điều kiện thời tiết
3.3.3 Nghiên cứu đánh giá các tập tính trội ứng dụng trong công tác huấn luyện chó nghiệp vụ
1 Bố trí kiểm tra:
Việc xác định phản ứng trội trạng thái phải được tiến hành vào thời điểm mua và tuyển chọn chó đưa vào huấn luyện Đồng thời vào giai đoạn đầu của huấn luyện và cả cuối khóa huấn luyện cũng phải kiểm tra phản ứng trội
Trang 39Để khảo sát các phản ứng hành vi của chó, phải chọn địa điểm chó chưa quen và không có các kích thích bên ngoài, có những nơi ẩn nấp tự nhiên hoặc nhân tạo, riêng biệt cho cán bộ huấn luyện, 2 trợ lý và người chỉ đạo Ở giữa khu vực, phải bố trí cọc buộc chó và dây xích, làm sao để chó không cảm nhận được mùi và không nhìn thấy chủ, các trợ lý và người chỉ đạo
Theo tín hiệu của người chỉ đạo, huấn luyện viên hoặc chủ chó xích chó vào cọc và đi đến địa điểm định sẵn, sao cho chó không thể nhìn thấy Người chỉ đạo quan sát hành vi của chó, đánh giá mức độ thể hiện của phản ứng lệ thuộc và phản ứng định hướng Khi chó đã trấn tĩnh, theo tín hiệu của người chỉ đạo, trợ lý thứ nhất đi ra khỏi nơi ẩn nấp, bình tĩnh tiến đến trước mặt chó, gọi tên, thử trao thức ăn và trốn vào nơi ẩn nấp
Sau khi chó vừa trấn tĩnh, từ phía ngược lại, trợ lý 2 bước ra, cầm theo roi trong tay Trợ lý 2 phải tạo ra tiếng la hét, trêu, kích thích chó bằng
sự di động và nhanh chóng tiến về phía chó, giả bộ tấn công, đánh nhẹ bằng roi, và chạy nhanh vào nơi ẩn nấp
Sau đó, huấn luyện viên bước ra, bình tĩnh đến đặt trước mặt chó chậu thức ăn và trở về nơi ẩn nấp Ngay sau khi chó bắt đầu ăn, người trợ
lý thứ 2 lại xuất hiện, chạy nhanh đến chỗ chó, giả bộ tấn công và giành cướp chậu thức ăn Sau 2 lần giả giành cướp thức ăn, trợ lý 2 trở về chỗ của mình Lần xuất hiện bổ sung của trợ lý, được thực hiện nhằm xác định chính xác lần cuối 2 phản ứng: phòng vệ thụ động hoặc phản ứng hung dữ - hèn nhát, phản ứng nào trội hơn, với sự có mặt của huấn luyện viên
2 Đánh giá:
1 Phản ứng lệ thuộc:
Phản ứng lệ thuộc thể hiện khá mạnh ở hầu hết các cá thể chó Những
cá thể chó có phản ứng lệ thuộc trội, luôn tìm cách chạy đến phía huấn
luyện viên, nhìn về nơi chủ ẩn nấp Khi trợ lý thứ nhất, thứ 2 tiến đến gần, chó phản ứng lại hành vi của họ, nhưng khi họ rút, chó lập tức chuyển sang
Trang 40hướng chủ mình Đối với thức ăn, chó hứng thú ăn khi chủ có mặt, còn khi chủ đi khỏi, chó ngừng ăn và chú ý quan sát hành vi của chủ
2 Phản ứng định hướng
Những cá thể trội phản ứng định hướng, tại những địa bàn mới
thường ngửi xuống đất, nhìn xung quanh và chú ý, lắng nghe Khi trợ lý đến gần, thường rướn lên phía trước, ngửi, ve vãn, thức ăn không nhận ngay, khi bị chọc, không bộc lộ phản ứng tích cực phòng thủ và phản ứng hèn nhát Cần phải nhớ rằng, phản ứng định hướng thường diễn ra trước các phản ứng khác và khi được bộc lộ đúng liều, nó nhanh chóng bị thay thế bằng các phản ứng khác
3 Phản ứng phòng thủ - tích cực
Những cá thể chó trội về phản ứng phòng thủ - tích cực, thường cảnh
giác với người ngoài Khi trợ lý xuất hiện thường tỏ ra hung dữ, tấn công chủ động, cắn xé trợ lý, không nhận thức ăn Khi trợ lý thứ hai xuất hiện, chó còn hăng hơn, quyết liệt hơn, nhất là khi trợ lý dùng roi chọc, đánh Nếu đang ăn, chó lập tức bỏ ăn mà chú ý ngay đến sự xuất hiện của trợ lý Sau khi trợ lý rời đi, chó chưa trở lại ăn ngay mà tiếp tục nhìn theo trợ lý
4 Phản ứng phòng thủ - thụ động
Những con chó trội phản ứng phòng thủ - thụ động, khi đến địa bàn
lạ, thường tỏ hèn nhát nhìn quanh, khi trợ lý xuất hiện thường bỏ chạy, khi
bị trêu chọc thường bỏ chạy lùi về sau hoặc nằm xuống đất Đối với thức
ăn, vừa ăn vừa sợ bỏ chạy hoặc không dám ăn
5 Phản ứng thức ăn
Những cá thể có phản ứng thức ăn trội, thì khi trợ lý đưa thức ăn,
thường ăn ngay, hay ve vãn, khi bị chọc trêu, tỏ phản ứng hung dữ, đối với thức ăn, nhảy bổ vào ăn ngay, đầy tham lam, không để ý đến việc trợ lý đến gần,bảo vệ thức ăn khi bị giật và cố ăn nhanh thức ăn
Chú ý: Sự kết hợp giữa phản ứng phòng thủ tích cực và phản ứng ăn