nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh lâm đồng ( thông tin website)

28 562 0
nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh lâm đồng ( thông tin website)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN SƠN NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC, SINH THÁI CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CÀ CHUA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TỔNG HỢP Ở TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật Mã số : 62.62.01.12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS-TS. Nguyễn Hồng Sơn 2. GS-TS. Phạm Văn Lầm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thư viện Viện Môi trường Nông nghiệp 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cà chua là cây rau ăn quả cao cấp được trồng từ rất lâu ở Việt Nam và được tỉnh Lâm Đồng chú trọng và phát triển mạnh thành những vùng chuyên canh. Nhờ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao như ghép cây giống, dùng màng phủ…, năng suất cà chua ở Lâm Đồng được cải thiện rõ rệt, có nơi năng suất quả đạt 100 tấn/ha/vụ. Do thâm canh cao, sâu bệnh thường xuyên phát sinh và là yếu tố cản trở lớn sản xuất cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù người trồng cà chua đã được tập huấn nhiều về IPM, VietGAP, nhưng vẫn lạm dụng thuốc hóa học BVTV. Đây là khó khăn của tỉnh Lâm Đồng trong giám sát chất lượng, cấp chứng chỉ, xây dựng thương hiệu cà chua an toàn. Để khắc phục vấn đề này cần phải coi quản lý dịch hại tổng hợp đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. Cho đến nay, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sâu hại cây cà chua, chưa có quy trình IPM trên cây cà chua. Đặc biệt, ở tỉnh Lâm Đồng chưa có nghiên cứu chuyên sâu về sâu hại cây cà chua. Vì vậy, luận án đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng”. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của những sâu chính hại cây cà chua nhằm xây dựng các biện pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp, góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, phục vụ sản xuất cà chua an toàn tại tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Yêu cầu - Xác định được thành phần loài sâu hại cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. - Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số sâu hại chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng (bọ phấn trắng thuốc lá, bọ xít mù thuốc lá, ruồi đục lá). - Nghiên cứu đề xuất biện pháp khả thi để phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học mới về thành phần loài sâu hại, đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn trắng thuốc lá, bọ xít mù thuốc lá, ruồi đục lá, sâu xanh và hiệu quả của biện pháp phòng chống các sâu hại chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Các kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở xây dựng quy trình phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng, góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học trừ sâu phục vụ sản xuất cà chua an toàn và bảo vệ môi trường nông nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài sâu hại phổ biến trên cây cà chua (bọ phấn trắng thuốc lá, bọ xít mù thuốc lá, ruồi đục lá, ). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài sâu hại, đặc tính sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng. 2 5. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được 14 loài sâu hại cây cà chua, bổ sung loài ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis; khẳng định bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci, ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis là những sâu hại chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. - Lần đầu cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tính hai mặt của bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis trên cây cà chua ở Việt Nam và bổ sung dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, ruồi đục lá L. huidobrensis, sâu xanh Helicoverpa armigera trên cây cà chua ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng. - Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học mới về hiệu quả của một số biện pháp phòng chống sâu hại chính ở các vùng trồng cây cà chua của tỉnh Lâm Đồng. 6. Cấu trúc của luận án Luận án chính có 134 trang với 34 bảng số liệu, 19 hình. Luận án gồm 5 phần: Mở đầu (6 trang), Chương 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài (30 trang), Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (19 trang), Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (76 trang), Kết luận và đề nghị (3 trang). Đã tham khảo 139 tài liệu, bao gồm 31 tài liệu tiếng Việt và 108 tài liệu tiếng nước ngoài. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: Hệ thống các biện pháp IPM trên cây cà chua được thiết lập dựa trên các mối quan hệ qua lại tay ba giữa cây cà chua, sâu hại và thiên địch. Để IPM trên cây cà chua thành công đòi hỏi phải có hiểu biết về mối quan hệ qua lại tay ba này. Ở các vùng địa lý khác nhau có số lượng loài sâu hại và loài hại chính trên cây cà chua không giống nhau. Quần xã côn trùng trên cây cà chua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường. Sự tác động của các yếu tố này lên quần xã côn trùng rất đa dạng và phức tạp, không giống nhau ở các vùng sinh thái khác nhau và ngay tại cùng một nơi, nhưng vào các thời điểm khác nhau. 1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước 1.2.1. Thành phần, phân bố và tác hại của sâu hại trên cây cà chua: Thế giới đã phát hiện được 208 loài côn trùng và 10 loài nhện nhỏ gây hại cây cà chua. Hoa Kỳ và Ucraina đã ghi nhận tương ứng được 11 và 33 loài côn trùng, nhện nhỏ hại cây cà chua. Trong nhà kính ở Syria, Ucraina đều phát hiện được 16 loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây cà chua (Ahmad, 2006; Brust, 2008; CABI, 2011; Foster, 2010; Васильев, 1975). Vùng Đông Nam Á có 17 loài sâu hại chính trên cây cà chua. Thái Lan, Malaysia, Philipin có 11-13 loài. Campuchia và Indonesia, mỗi nước có 10 loài, các nước khác trong vùng, mỗi nước có 8 loài sâu hại chính trên cây cà chua (Waterhouse, 1993). Sâu xanh H. armigera là sâu hại nguy hiểm nhất trên cây cà chua ở châu Á, gây thiệt hại năng suất tới 55-60% (Talekar et al., 1984). Bọ xít mù thuốc lá N. tenuis vừa là sâu hại vừa là loài bắt mồi có nhiều triển vọng để trừ bọ phấn trắng, ruồi đục lá, (Hughes, 2010; Kessler và Baldwin, 2004; Sanchez et al., 2008; Urbaneja et al., 2005, 2008). 1.2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số sâu hại chính: Các loài sâu hại chính như bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, sâu xanh H. armigera, bọ xít mù thuốc lá N. tenuis, ruồi đục lá L. huidobrensis, đã được nghiên cứu khá toàn diện ở nhiều nước trên thế giới. 1.2.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu hại cây cà chua: Trên thế giới đã nghiên cứu biện pháp canh tác, cơ giới vật lý (cày sâu, thu gom tàn dư, trồng xen,…), dùng giống cà chua kháng sâu hại, 3 biện pháp sinh học (nhân thả nhiều loài ký sinh Trichogramma spp., Cotesia marginiventris, ), bẫy dính màu vàng, bẫy bả pheromon giới tính tổng hợp và thuốc hóa học, IPM. 1.3. Những nghiên cứu ở trong nước 1.3.1. Nghiên cứu thành phần và tác hại của sâu hại cây cà chua: Điều tra cơ bản ở miền Bắc (1967-1968), ở miền Nam (1977-1979) đã phát hiện được tương ứng 11 và 29 loài sâu hại cây cà chua (Viện Bảo vệ thực vật, 1976, 1999). Ngoài ra, một số nghiên cứu chuyên đề về cây cà chua cũng có thành phần sâu hại. Tổng hợp các kết này được 44 loài sâu hại cây cà chua ở Việt Nam (Phạm Văn Lầm, 2013). Nhóm sâu đục quả (sâu xanh H. armigera, H. assulta, sâu khoang S. litura) thường gây ra 37,8-45,3% quả bị hại với tổn thất năng suất là 10,4-13,5 tấn/ha (Nguyễn Kim Chiến, 2012). 1.3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học một số sâu hại chính: Ở Việt Nam, đến nay chỉ có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, sâu xanh H. armigera, H. assulta trên cây cà chua. Chưa có nghiên cứu về bọ xít mù thuốc lá N. tenuis và ruồi đục lá L. huidobrensis hại cây cà chua. 1.3.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu hại cây cà chua: Ở nước ta, đã nghiên cứu áp dụng biện pháp canh tác, cơ giới vật lý (dùng màng nylon phản quang che phủ đất trước khi trồng, trồng xen cây cà chua với cây cây cà Solanum viarum,…), biện pháp sinh học (sử dụng ký sinh Trichogramma spp., các chế phẩm sinh học NPV-Ha, delphin,…), biện pháp hóa học (dùng thuốc secure 10EC, regent 800WG,…). Chưa có nghiên cứu về IPM trên cây cà chua ở nước ta. 1.4. Nhận xét chung và những vấn đề quan tâm: Ở nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu khá sâu và rộng, đầy đủ, toàn diện về mọi khía cạnh đối với sâu hại cây cà chua. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về sâu hại cây cà chua. Các nghiên cứu về sâu hại cây cà chua chủ yếu được thực hiện ở vùng phụ cận Hà Nội. Tại tỉnh Lâm Đồng, chưa có một nghiên cứu nào đã công bố chính thức về sâu hại trên cây cà chua. Luận án này quan tâm đến thành phần loài sâu hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống chúng theo hướng tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu trong phòng được thực hiện ở Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu ở ngoài đồng ruộng được thực hiện tại Đức Trọng, Đơn Dương. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2014. 2.2. Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu Giống cà chua trồng phổ biến ở Lâm Đồng (giống Anna, Kim cương đỏ, Hồng đào). Các loài sâu hại phổ biến, thiên địch trên cây cà chua, một số thuốc bảo vệ thực vật (map- winner 5WG, delfin WG, ), phân bón, màng phủ nilon màu xám bạc, bình bơm thuốc, dụng cụ điều tra, thu thập mẫu vật (khay, vợt bắt côn trùng,…), dụng cụ phân loại nhận dạng sâu hại, nghiên cứu sinh học (kính lúp, tủ sinh thái côn trùng, v.v…). 2.3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài sâu hại trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng; - Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh vật học của một số loài sâu hại chính trên cây cà 4 chua ở điều kiện phòng thí nghiệm; - Nghiên cứu diễn biến mật độ quần thể, yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến số lượng sâu hại chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng; - Nghiên cứu giải pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp phục vụ sản xuất cà chua an toàn ở Lâm Đồng. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu xác định thành phần loài sâu hại trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng Điều tra định kỳ trên 4 vụ cà chua trồng không phun thuốc trừ sâu và ruộng sản xuất đại trà ở Đơn Dương, Đức Trọng. Điều tra theo Quy chuẩn quốc gia QCVN-01- 38:2010/BNNPTNT và phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Tên khoa học của sâu hại xác định theo tài liệu của Ahmad (2006), Ehara và Gotoh (2000), Lewvanich (2001), Shepard et al. (1999), Spencer (1973), Srinivasan (2009) [34], [58], [87], [108], [114]. Đồng thời đối chiếu với bộ mẫu côn trùng bảo quản tại Viện Bảo vệ thực vật với sự giúp đỡ của GS-TS. Phạm Văn Lầm và các chuyên gia côn trùng ở Viện Bảo vệ thực vật. 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính trên cây cà chua ở điều kiện phòng thí nghiệm Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng. Nuôi theo phương pháp cá thể. Mỗi đợt nuôi với số lượng cá thể để có số liệu tính toán với n ≥ 30. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ôn ẩm độ thay đổi của phòng thí nghiệm (điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm). 2.4.3. Nghiên cứu diễn biến mật độ quần thể, yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến số lượng một số loài côn trùng ăn thực vật chính trên cây cà chua Thực hiện tại tại hai địa điểm đại diện cho vùng nghiên cứu là huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Điểu tra ở đồng ruộng được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT (QCVN-01-38:2010/BNNPTNT) và phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). 2.4.4. Nghiên cứu giải pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp phục vụ sản xuất cà chua an toàn ở Lâm Đồng Nghiên cứu biện pháp canh tác, thủ công cơ giới Các thí nghiệm biện pháp canh tác, thủ công ở điều kiện đồng ruộng được bố trí trên diện rộng, không nhắc lại mỗi thí nghiệm là 1.000m 2 . Mật độ sâu hại trong các thí nghiệm được điều tra theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT (QCVN- 01-38:2010/BNNPTNT) và phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Nghiên cứu biện pháp sinh học và sử dụng thuốc thảo mộc * Nghiên cứu lợi dụng thiên địch tự nhiên để hạn chế sâu hại chính trên cây cà chua Xác định thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong hạn chế sâu hại cây cà chua được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Khả năng ăn mồi của bọ xít mù thuốc lá được tiến hành ở phòng thí nghiệm. Những cá thể bọ xít mù thuốc lá (trưởng thành, ấu trùng) cùng ngày tuổi được chọn để thí nghiệm và nuôi cá thể trong ống nghiệm. Trước khi bắt đầu thí nghiệm bỏ đói 24 giờ. Hàng ngày cung cấp cho mỗi cá thể bọ xít mù thuốc lá một lượng con mồi nhất định (nhộng bọ phấn trắng thuốc lá, nhộng ruồi đục lá,…). Sau 24 giờ tiến hành kiểm tra số lượng con mồi đã bị tiêu diệt. Sau đó thay con mồi mới với số lượng như cũ. Thí nghiệm tiến hành từ ấu trùng mới nở đến trưởng thành chết. Thí nghiệm tiến hành với 20-30 cá thể bọ xít mù thuốc lá. 5 * Đánh giá hiệu lực của phẩm sinh học, thảo mộc sẵn có Chọn một số chế phẩm sinh học, thảo mộc sẵn có trên thị trường để thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện như thí nghiệm đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học. Nghiên cứu biện pháp hóa học Chọn một số loại thuốc hóa học đang được nông dân sử dụng để trừ sâu hại trên cây cà chua để đánh giá hiệu lực của chúng đối với sâu hại phổ biến trên cây cà chua. Mỗi loại thuốc là một công thức và đối chứng phun nước lã. Thí nghiệm ngoài đồng nhắc lại 3-4 lần, diện tích ô thí nghiệm từ 75-125m 2 . Liều lượng thuốc sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Theo dõi mật độ sâu hại cây cà chua trên ruộng thí nghiệm vào các thời điểm: trước phun thuốc, sau phun thuốc 1, 3, 5, 7, 10, 14 và 21 ngày. Điều tra mật độ sâu hại trên cây cà chua trong thí nghiệm đồng ruộng theo phương pháp như nêu ở mục 2.4.3. Hiệu lực của thuốc tính theo công thức Henderson-Tilton Ta Cb Hiệu lực (%) = (1- Ca x Tb ) x100 Trong đó : Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước xử lý Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý Tb: Số sâu sống ở công thức phun thuốc trước khi xử lý Ta: Số sâu sống ở công thức phun thuốc sau khi xử lý Xây dựng mô hình phòng trừ sâu hại chính trên cây cà chua Thực hiện 2 mô hình phòng trừ tổng hợp sâu hại cây cà chua tại Đức Trọng và Đơn Dương. Diện tích mỗi mô hình 1.000m 2 . Trong mô hình áp dụng các biện pháp phòng chống sâu hại miệng chích hút ngay từ giai đọan vườn ươm bằng thuốc dragon, dầu khoáng SK. Khi đưa ra trồng, ruộng trồng cây cà chua được phủ nilon, kết hợp biện pháp dùng bẫy xua đuổi. Đối chứng là ruộng cà chua làm theo nông dân. 2.5. Phương pháp tính toán xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp của Gomez và Gomez (1984) [74]. Các bước xử lý số liệu được thực hiện theo chương trình IRRISTAT và Microsoft EXCEL trên máy tính. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài sâu hại trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng 3.1.1. Thành phần loài sâu hại đã phát hiện trên cây cà chua: Số lượng loài chân đốt ăn thực vật đã ghi nhận được trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2014 nhiều hơn so với ở Hoa Kỳ, nhưng ít hơn so với ở Ucraina. Số lượng loài chân đốt tấn công cây cà chua ở 2 quốc gia này tương ứng là 11 loài và 18 loài (Foster, 2010; Васильев, 1975). Số lượng loài chân đốt ăn thực vật đã thu thập ở trong sinh quần cây cà chua tại Lâm Đồng năm 2012-2014 nhiều hơn 3 loài so với kết quả điều tra cơ bản năm 1967-1968, chỉ bằng một nửa số loài sâu hại cây cà chua điều tra ở miền Nam năm 1977-1979 (Viện Bảo vệ thực vật, 1976, 1999). Thành phần loài chân đốt ăn thực vật trong sinh quần cây cà chua tại tỉnh Lâm Đồng nghèo nàn hơn so với ở ngoại thành Hà Nội. Tại vùng Đông Anh và Gia Lâm (Hà Nội), trong các năm 2008-2009 đã ghi nhận được 24 loài chân đốt ăn thực vật trong sinh quần cây cà chua (Nguyễn Kim Chiến, 2012). Đến năm 2013, ở Việt Nam đã ghi nhận được 44 loài chân đốt ăn thực vật trên cây cà chua (Phạm Văn Lầm, 2013). Như vậy, số lượng loài chân đốt ăn thực vật phát hiện được trên cây cà chua tại Lâm Đồng năm 2012-2014 ít hơn rất nhiều (14 loài so với 44 loài) so với số loài chân đốt ăn thực vật 6 đã phát hiện được trên cây cà chua ở Việt Nam (bảng 3.1). Kết quả này cho thấy thành phần loài chân đốt ăn thực vật trên cây cà chua tại tỉnh Lâm Đồng rất nghèo nàn, mặc dù cây cà chua được trồng quanh năm. Điều này có thể lý giải do sức ép quá lớn trong thâm canh đã buộc người nông dân ở tỉnh Lâm Đồng lạm dụng thuốc BVTV trên cây cà chua. Điều tra định kỳ tại huyện Đức Trọng và Đơn Dương từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2014 đã ghi nhận được 14 loài chân đốt ăn thực vật có mặt trong sinh quần cây cà chua ở vùng nghiên cứu (bảng 3.1). Bảng 3.1. Số lượng loài chân đốt gây hại cây cà chua ở Lâm Đồng và các địa phương khác ở Việt Nam (Lâm Đồng, 2012-1014) Số lượng họ/loài đã ghi nhận được trên cây cà chua Lâm Đồng Miền Bắc 1 Miền Nam 2 Hà Nội 3 Cả nước 4 Tên bộ chân đốt A B A B A B A B A B Orthoptera - Cánh thẳng 0 0 2 2 3 10 2 2 3 10 Homoptera - Cánh đều 3 3 2 4 3 5 2 3 3 10 Hemiptera - Cánh nửa 2 2 0 0 2 2 1 2 3 3 Thysanoptera - Cánh tơ 1 1 1 1 0 0 1 6 1 1 Coleoptera - Cánh cứng 1 1 0 0 2 5 1 1 2 5 Lepidoptera - Cánh vảy 1 4 2 4 2 7 2 6 3 8 Diptera - Hai chan 2 2 0 0 0 0 2 3 2 6 Acari – Bét 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 Tổng số 11 14 7 11 12 29 12 24 18 44 Ghi chú: A: Số lượng họ B: Số lượng loài 1 : Vi ện BVTV (1976) 2 : Viện BVTV (1999) 3 : Nguyễn Kim Chiến (2012) 4 : Phạm Văn Lầm (2013) Đến năm 2013, đã thống kê được các loài Liriomyza bryoniae (Kalt.), L. sativae Blanch. và L. trifolii Burg là sâu hại cây cà chua (Phạm Văn Lầm, 2013). Loài ruồi đục lá L. huidobrensis mới chỉ phát hiện được ở tỉnh Lâm Đồng trên các loại cây rau và khoai tây (Andersen, 2003), chưa được tài liệu hóa chính thức là sâu hại cây cà chua ở Lâm Đồng. Nghiên cứu này đã bổ sung loài ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis cho danh lục sâu hại cây cà chua ở Việt Nam. Các loài chân đốt ăn thực vật thu thập tại tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2014 đã được xác định được tên khoa học. Tên khoa học của chúng được trình bày tại bảng 3.2. Thành phần loài chân đốt ăn thực vật đã ghi nhận được trên cây cà chua trong các năm 2012-2014 ở hai ở hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương tương tự như nhau cả về định tính và định lượng. Hầu hết các loài chân đốt ăn thực vật đã ghi nhận được trên cây cà chua ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương trong năm 2012-2014 có mức độ hiện diện từ rất ít gặp đến gặp trung bình. Chỉ có bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, bọ xít mù thuốc lá N. tenuis và ruồi đục lá L. huidobrensis phát sinh ở mức gặp phổ biến. Trong năm 2012-2014 đã ghi nhận được 5 loài côn trùng ăn thực vật trên cây cà chua ở trong nhà kính, nhà lưới (bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, bọ xít mù thuốc lá N. tenuis, ruồi đục lá L. huidobrensis, sâu xanh H. armigera và bọ trĩ Thrips sp.). Số loài chân đốt ăn thực vật trên cây cà chua trong nhà kính, nhà lưới ở Lâm Đồng ít hơn tất nhiều so với ở nhà kính của Ucraina. Trong nhà kính ở Ucraina có 16 loài chân đốt ăn thực vật trên cây cà chua (Васильев, 1975). 7 Bảng 3.2. Thành phần loài sâu hại cây cà chua ở Lâm Đồng (2012-2014) Mức độ phổ biến T T Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Đơn Dương Đức Trọng Bộ cánh đều – Homoptera 1 Rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens (Fabr.) Cicadellidae - - 2 Bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci (Gennadius) 1, 2 Aleyrodidae +++ +++ 3 Rệp muội cà chua Aulacorthum solani Kalt. 1, Aphididae + + Bộ cánh nửa - Hemiptera 4 Bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis (Reuter) 1, 2 Miridae +++ +++ 5 Bọ xít xanh Nezara viridula (Linnaeus) Pentatomidae - - Bộ cánh tơ – Thysanoptera 6 Bọ trĩ Thrips sp. 1, 2 Thripidae ++ ++ Bộ cánh cứng – Coleoptera 7 Bọ rùa ăn lá Epilachna sp. Coccinellidae - - Bộ cánh vảy – Lepidoptera 8 Sâu xám Agrotis ipsilon (Hufnagel) Noctuidae - - 9 Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübn.) 2 Noctuidae ++ ++ 10 Sâu keo da láng Spodoptera exigua (Hübner) Noctuidae - - 11 Sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius) 1, Noctuidae + ++ Bộ hai cánh – Diptera 12 Ruồi đục quả Bactrocera sp. Tephritidae - - 13 Ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis (Blanchard) 1, 2 Agromyzidae +++ +++ Bộ bét – Acari 14 Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus (Banks) Tarsonemidae + + Ghi chú: -: Rất ít gặp hay hiếm gặp (độ thường gặp thấp hơn 5%) +: Ít gặp (độ thường gặp 6-15%) ++: Găp trung bình (độ thường gặp 16-30%) +++: Gặp phổ biến (độ thường gặp nhiều hơn 30%) 1 : Đã ghi nhận được trên cây cà chua ở vườn ươm 2 : Đã ghi nhận được trên cây cà chua ở trong nhà kính/nhà lưới Trong vườn ươm cây giống cà chua ở hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương thường phát hiện thấy 6 loài côn trùng ăn thực vật. Đó là các loài bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, bọ xít mù thuốc lá N. tenuis, rệp muội cà chua A. solani, bọ trĩ Thrips sp., sâu khoang S. litura và ruồi đục lá L. hudobrensis. Như vậy, thành phần côn trùng ăn thực vật trên cây cà chua trồng trong nhà kính, nhà lưới và vườn ươm cây giống cà chua rất nghèo nàn. 3.1.2. Tần suất xuất hiện của các loài sâu hại cây cà chua Kết quả điều tra trong 4 vụ cà chua trồng không phun thuốc hóa học trừ sâu tại Đức Trọng cho thấy chỉ bắt gặp được 9 loài chân đốt ăn thực vật. Trong đó các loài bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, bọ xít mù thuốc lá N. tenuis và ruồi đục lá L. huidobrensis có tần suất xuất hiện đạt rất cao, tương ứng là 92,3-100%; 84,6-100% và 78,6-100%. 8 3.1.3. Độ thường gặp của một số loài sâu hại cây cà chua Trong một vụ cà chua, độ thường gặp của bọ phấn trắng thuốc lá, ấu trùng của ruồi đục lá, bọ xít mù thuốc lá rất biến động ở giai đoạn 7-21 ngày sau trồng và luôn đạt giá trị tuyệt đối là 100% từ 28 ngày sau trồng đến cuối vụ. Trưởng thành ruồi đục lá xuất hiện từ 7 ngày sau trồng và sâu xanh (sâu đục quả) xuất hiện từ 35 ngày sau trồng. Độ thường gặp của chúng rất biến động từ khi xuất hiện đến cuối vụ cà chua. Trong một năm, độ thường gặp của bọ phấn trắng thuốc lá, giòi của ruồi đục lá, bọ xít mù thuốc lá rất ít biến động và luôn đạt giá trị cao, nhưng độ thường gặp của chúng trong tháng 5 đạt thấp nhất. Độ thường gặp của trưởng thành ruồi đục lá trong năm rất biến động. Độ thường gặp của sâu xanh trong cả năm thường ở mức thấp nhất so với các loài sâu hại khác trên cây cà chua ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng. 3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu hại chính trên cây cà chua 3.2.1. Bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis Tập tính hoạt động sống: Trưởng thành cái loài bọ xít mù thuốc lá đẻ trứng đơn lẻ ở trong mô cuống lá, cuống chùm hoa, phần non của các ngọn nhánh cây cà chua. Thiếu trùng bọ xít mù thuốc lá rất ưa hoạt động, bò nhanh nhẹn trong tán lá phía trên ngọn để tìm nguồn thức ăn. Trưởng thành bọ xít mù thuốc lá cũng hoạt động nhanh nhẹn, bò trong tán lá phía trên và khi cần có thể bay từ chỗ này sang chỗ khác. Trên cây cà chua, trưởng thành và thiếu trùng chích hút trên phần ngọn thân, ngọn nhánh cây cà chua, trên lá và hoa. Khi chích hút trên thân, bọ xít mù thuốc lá (cả trưởng thành và thiếu trùng) thường chích hút vòng quanh thân, tạo thành vòng tròn hoại tử màu nâu. Vòng tròn này phát triển, dẫn đến ngọn cây cà chua bị gãy tại vòng tròn hoại tử. Vì vậy mà nông dân gọi bọ xít mù thuốc lá là “bọ cưa”. Thời gian phát triển các pha và vòng đời: Đã tiến hành 3 đợt thí nghiệm nuôi bọ xít mù thuốc lá trên cây cà chua ở điều kiện nhiệt độ dao động từ 18,5-22,4C; ẩm độ 61,4-71,3%. Thời gian phát triển pha trứng kéo dài từ 19,31 ngày đến 20,19 ngày. Pha thiếu trùng (bọ xít non) có 5 tuổi. Thiếu trùng tuổi 2 có thời gian phát triển ngắn nhất (7,07-7,68 ngày). Thiếu trùng tuổi 4 có thời gian phát triển dài gấp khoảng 2 lần so với ấu trùng tuổi 2 (14,0 ngày ở thí nghiệm đợt 3 đến 14,75 ngày ở thí nghiệm đợt 2). Thiếu trùng tuổi 5 có thời gian phát triển dài nhất (19,43 ngày ở thí nghiệm đợt 3 đến 22,33 ngày ở thí nghiệm đợt 1). Thời gian phát triển của thiếu trùng tuổi 5 ở thí nghiệm đợt 2 và thí nghiệm đợt 3 dài tương tự như thời gian phát triển pha trứng và dài gấp 2,53-3,15 lần so với thiếu trùng tuổi 2. Thời gian phát triển của cả pha thiếu trùng kéo dài từ 59,37 ngày ở thí nghiệm đợt 3 đến 62,02 ngày ở thí nghiệm đợt 1 (bảng 3.4). Thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành cái kéo dài từ 7,3 ngày ở thí nghiệm đợt 3 đến 7,6 ngày ở thí nghiệm đợt 2. Thời gian vòng đời của bọ xít mù thuốc lá kéo dài từ 86,4 ngày ở thí nghiệm đợt 3 đến 88,7 ngày ở thí nghiệm đợt 1 (bảng 3.4). Bảng 3.4. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis nuôi trên cây cà chua (Lâm Đồng, 2013) Thời gian phát triển ở các đợt thí nghiệm (ngày) Pha phát triển và tuổi thiếu trùng Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Pha trứng 19,31 ± 2,45 20,19 ± 2,61 19,75 ± 2,27 Thiếu trùng tuổi 1 8,79 ± 2,60 8,48 ± 2,08 9,00 ± 2,44 Thiếu trùng tuổi 2 7,07 ± 1,53 7,37 ± 1,42 7,68 ± 2,04 Thiếu trùng tuổi 3 9,35 ± 3,72 9,44 ± 3,43 9,26 ± 3,24 [...]... hưởng của thuốc thí nghiệm đối với cây trồng sau phun: Tất cả các thuốc được thí nghiệm phòng trừ sâu hại cây cà chua sử dụng ở liều lượng trong thí nghiệm đều không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua (bảng 3.30) 3.4.4 Mô hình phòng chống tổng hợp sâu hại chính trên cây cà chua Hiệu quả kỹ thuật của 2 mô hình phòng chống tổng hợp: Trong mô hình áp dụng các biện pháp phòng chống. .. mưa và đạt thấp nhất vào tháng 5 5 Với sức ép thâm canh và lạm dụng thuốc BVTV, thành phần thiên địch trên cây cà chua ở Đức Trọng, Đơn Dương rất nghèo nàn, không thể hiện rõ được vai trò điều tiết số lượng của những sâu hại chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng Giống cà chua không có ảnh hưởng rõ ràng trong biến động số lượng của những sâu hại chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng 6 Áp dụng các biện pháp phòng. .. tần suất xuất hiện rất thấp và thấp (6 ,3-18,8%) Như vậy, với áp lực cao về thâm canh, ở Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng) không thấy rõ vai trò của thiên địch tự nhiên trong biến động số lượng côn trùng hại cây cà chua 3.4 Giải pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp ở Lâm Đồng 3.4.1 Biện pháp canh tác, thủ công cơ giới Các biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Mật độ bọ phấn trắng... Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng (2 009), bệnh vi rút xoăn vàng ngọn cây cà chua ở mức 3,15-11,4% sẽ làm giảm 7,7-16,1% năng suất so với ruộng cà chua có tỷ lệ cây bị bệnh vi rút xoăn vàng ngọn ở mức 1,14-1,6% Kết quả nghiên cứu năm 2013 cho thấy cây cà chua trồng ở Lâm Đồng thường có tỷ lệ cây bị bệnh vi rút xoăn vàng ngọn ở mức 4,0-12,0% Điều này đồng nghĩa với cây cà chua trồng ở tỉnh Lâm Đồng luôn bị nhiễm... thành phần loài sâu hại cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng và ghi nhận bổ sung loài ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis vào danh sách sâu hại cây cà chua ở Việt Nam Lạm dụng thuốc BVTV là nguyên nhân gây nên sự nghèo nàn về thành phần loài chân đốt trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng 2 Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ xít mù thuốc lá là 86,4-88,7 ngày khi nuôi trên cây cà chua sạch ở 18,5-22,4C và 61,4-71,3%... biệt nhau không ý nghĩa dựa vào trắc nghiệm LSD, P < 0,05 18 3.4.2 Biện pháp sinh học Khả năng lợi dụng thiên địch để phòng chống sâu hại cây cà chua: Kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.2.3 cho thấy với áp lực cao về thâm canh, vài trò của thiên địch sâu hại cà chua ở Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng) không rõ Trong các loài chân đốt ăn thực vật phát hiện được trên cây cà chua ở Lâm Đồng chỉ có loài bọ xít mù... độ sâu xanh H armigera trong các vụ cà chua (Lâm Đồng, 2012-2013) 3.3.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mật độ một số côn trùng ăn thực vật chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng 3.3.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết Ảnh hưởng đến bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis: Bọ xít mù thuốc lá N tenuis phát sinh quanh năm trên cây cà chua ở điều kiện huyện Đơn Dương và Đức Trọng Mật độ trung bình tháng (trung... quả nghiên cứu này cho thấy cần phải thay đổi quan điểm đánh giá ý nghĩa kinh tế (hay tầm quan trọng) của bọ xít mù thuốc lá trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng Không thể coi bọ xít mù thuốc lá (bọ cưa) là sâu hại quan trọng trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng 3.2.2 Bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci Tập tính hoạt động sống: Trứng bọ phấn trắng thuốc lá B tabaci thường được đẻ ở mặt dưới của lá cây cà chua. .. hợp sâu hại cà chua tại Lâm Đồng" , Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, (4 ), tr.107-114 3 Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Hồng Sơn (2 014), "Nghiên cứu diễn biến mật độ quần thể và yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến số lượng sâu hại phổ biến trên cây cà chua tại Lâm Đồng" , Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (1 4), tr 19-26 4 Nguyễn Văn Sơn, Lại Thế Hưng, Phạm Văn Lầm (2 014), "Đặc tính sinh vật... hại chính trên cây cà chua sẽ làm giảm đáng kể chi phí liên quan đến sử dụng thuốc BVTV, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua ở Lâm Đồng Đề nghị - Không coi bọ xít mù thuốc lá N tenuis (bọ cưa) là sâu hại cần phòng trừ trên cây cà chua, cần bảo vệ nó như một thiên địch tự nhiên trên cây cà chua ở Lâm Đồng để hạn chế bọ phấn trắng thuốc lá - Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài . cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng . 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên. sinh thái ảnh hưởng đến số lượng sâu hại chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng; - Nghiên cứu giải pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp phục vụ sản xuất cà chua. thức về sâu hại trên cây cà chua. Luận án này quan tâm đến thành phần loài sâu hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống chúng

Ngày đăng: 22/10/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan