Trong các năm 2012-2014 đã xác định được 14 loài sâu hại trên cây cà chua ở Đức Trọng, Đơn Dương (Lâm Đồng) Trong đó, phổ biến nhất là b ọ phấn trắng thuốc lá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh lâm đồng ( thông tin website) (Trang 25 - 26)

Bemisia tabaci, ruồi đục lá L. huidobrensis và bọ xít mù thuốc lá N. tenuis. Đây là lần đầu

cung cấp dẫn liệu về thành phần loài sâu hại cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng và ghi nhận bổ sung loài ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis vào danh sách sâu hại cây cà chua ở Việt Nam. Lạm dụng thuốc BVTV là nguyên nhân gây nên sự nghèo nàn về thành phần loài chân đốt trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng.

2. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ xít mù thuốc lá là 86,4-88,7 ngày khi nuôi trên cây cà chua sạch ở 18,5-22,4C và 61,4-71,3% ẩm độ. Khi nuôi bằng ấu trùng bọ trên cây cà chua sạch ở 18,5-22,4C và 61,4-71,3% ẩm độ. Khi nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá trong cùng điều kiện nhiệt độ và ẩm độ, thời gian hoàn thành vòng đời ngắn hơn so với khi nuôi bằng cây cà chua sạch (74,0 ngày so với 81,0 ngày). Một trưởng thành cái chỉ đẻ được trung bình là 10,9-18,1 quả trứng phụ thuộc thức ăn. Thời gian đẻ trứng trung bình là 10,3-14,3 ngày.

Bọ xít mù thuốc lá N. tenuis là loài ăn tạp, xuất hiện phổ biến nhưng không gây hại đáng kể cho cây cà chua, có khả năng tiêu diệt ấu trùng và nhộng bọ phấn trắng thuốc lá rất cao. Trong cả đời, một cá thể bọ xít mù thuốc lá có thể tiêu diệt được 1.026,8-1.042,9 ấu trùng tuổi 1 hay 919,8-945,5 nhộng bọ phấn trắng thuốc lá. Cần phải lợi dụng tính ăn động vật của bọ xít mù thuốc lá để hạn chế số lượng phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua.

3. Ở nhiệt độ 21,9-25,5C và ẩm độ là 48,5-66,0%, thời gian hoàn thành vòng đời của bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci trung bình là 25,84-28,54 ngày. Sức đẻ trứng của của bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci trung bình là 25,84-28,54 ngày. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái đạt thấp, trung bình là 84,0-94,9 trứng/cái với thời gian đẻ trứng trung bình là 7,6-8,4 ngày. Ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng, bọ phấn trắng thuốc lá trong một năm

có thể hoàn thành được số thế hệ (7,8-8,0 thế hệ) ít hơn nhiều so với ở vùng Hà Nội (15,3 thế hệ).

4. Tại Đơn Dương, Đức Trọng trong các năm 2012-2013, các loài sâu hại chính (bọ phấn trắng thuốc lá, ruồi đục lá) đều bắt đầu xuất hiện vào thời điểm sau trồng 7 ngày,

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh lâm đồng ( thông tin website) (Trang 25 - 26)