Trên Tạp chí văn học số 1 năm 1978, Phạm Tú Châu bàn về “Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí” và cho rằng “Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách viết về những sự kiện lịch sử
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _
BÙI TRÚC NGUYÊN
TÍNH CHẤT SỬ THI
TRONG HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 2NGHỆ AN - 2012
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _
BÙI TRÚC NGUYÊN
TÍNH CHẤT SỬ THI
TRONG HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRƯƠNG XUÂN TIẾU
Trang 4NGHỆ AN – 2012LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhậnđược sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Thầy Trương Xuân Tiếu, sự góp ý chânthành của nhiều Thầy, Cô giáo giảng dạy trong khoa Ngữ Văn trường Đại họcVinh, cùng người thân và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình thực hiện đề tài
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TrươngXuân Tiếu – giáo viên trực tiếp hướng dẫn, xin được gửi đến các Thầy, Cô giáo
và bạn bè lời cám ơn chân thành nhất
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Bùi Trúc Nguyên
Trang 64 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 10
NỘI DUNG
Chương 1 Giới thuyết tính sử thi trong tác phẩm văn học
và giới thiệu khái quát về Hoàng Lê nhất thống chí 13
1.1 Giới thuyết tính sử thi trong tác phẩm văn học 13
1.1.2 Những biểu hiện của tính sử thi trong tác phẩm văn học 161.1.3 Điều kiện nảy sinh những tác phẩm văn học giàu tính sử thi 20
1.2 Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái 21
1.2.1 Vị trí Hoàng Lê nhất thống chí trong nền văn xuôi
1.2.2 Vấn đề thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí 231.2.3 Tư cách chứng nhân lịch sử của các tác giả
Trang 7Chương 2 Việc bao quát toàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam
cuối thế kỉ XVIII trong Hoàng lê nhất thống chí 35
2.1 Tính biên niên của hệ thống sự kiện trong Hoàng Lê nhất thống chí 352.1.1 Khái niệm tính biên niên của hệ thống sự kiện 352.1.2 Những biểu hiện của tính biên niên trong việc miêu tả các sự kiện
cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX trong Hoàng Lê nhất thống chí 58
2.3.2 Sức mạnh quật khởi của dân tộc Đại Việt trước họa ngoại xâm 69
Chương 3 Việc tạo dựng chân dung các nhân vật lịch sử trong
3.1 Mối quan hệ giữa cái nhìn chính thống, thái độ khách quan sử học và
nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí 75
3.3.2 Mối quan hệ giữa cái nhìn chính thống và việc xây dựng nhân vật
Trang 8thống chí 83
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Mười thế kỉ văn học Việt Nam trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển vănhọc dân tộc.Trong đó, ngay từ thế kỉ X, văn học viết Việt Nam đã có những bướctìm tòi, khám phá phong phú, sáng tạo, trên cơ sở kế tục và phát huy nền tảngcủa văn học dân gian Những thành tựu đã đạt được của văn học trung đại ViệtNam góp phần làm nên diện mạo cho văn học dân tộc Trong hệ thống các thểloại văn học trung đại Việt Nam, thể loại tiểu thuyết phát triển với số lượng tuy
ít, nhưng các tác phẩm đều đạt được những thành công nhất định về mặt nội
dung và nghệ thuật Đó là bộ ba tiểu thuyết chương hồi Nam triều công nghiệp diễn chí (còn gọi là Việt Nam khai quốc chí truyện) của Nguyễn Khoa Chiêm; Tây Dương Gia Tô bí lục do các tác giả Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn Bá Am, Trần Đình Hiến soạn; và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia
Văn Phái Tiểu thuyết Việt Nam thời trung đại với đặc trưng như Trần Đình Sử
đã nhận định là: “hầu như không đề cập đến đề tài tình yêu, mà chỉ liên quan đến
đề tài lịch sử” [52;358] Theo B.L.Ríptin, riêng với Hoàng Lê nhất thống chí thì
đề tài lịch sử “không phải là lịch sử quá khứ, mà là lịch sử đương đại của tác giả”[3;359] Nhận xét này rất phù hợp với cả ba bộ tiểu thuyết nêu trên và chỉ ra nétđộc đáo trong sự đối sánh tiểu thuyết trung đại với tiểu thuyết hiện đại
1.2 Với sứ mệnh là người thư kí trung thành của thời đại, văn chương ViệtNam thời trung đại đã phản ánh một cách chân thực và sống động từng trang sửcủa dân tộc Những tác phẩm thơ, kí, tiểu thuyết… giai đoạn này thấm đẫm hơithở của thời đại, ẩn chứa những tinh hoa cội nguồn dân tộc và chúng mang trongmình một sức sống mạnh mẽ ngay từ buổi đầu dựng nước, góp phần đắc lực vào
Trang 10việc hình thành nền móng vững chắc cho văn học giai đoạn sau phát triển vàhoàn thiện Hệ thống thể loại tiểu thuyết Việt Nam trung đại được ghi nhận với
sự mở đầu của Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm; và dần phát triển với Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái Hoàng Lê nhất thống chí là đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại, tác
phẩm đánh dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự của dân tộc Đây là tácphẩm duy nhất phản ánh phong trào Tây Sơn và phản ánh một cách chân thực
nhất Như vậy, Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm không những chỉ có giá trị
về mặt văn chương, mà còn là tư liệu quý giá cho sử học Chất văn, chất sử bàngbạc khắp thiên truyện, hòa quyện với nhau tạo nên tính chân thực, sống động Vì
lẽ đó, tác phẩm luôn được đánh giá cao ở mọi thời đại về tính lịch sử, cũng nhưtính văn chương Mặc dù mang đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi được dunhập từ Trung Hoa, nhưng thông qua việc tái hiện chân thực lịch sử Việt Namtrong một giai đoạn quan trọng, cho nên tác phẩm cũng đồng thời mang nhữngđặc điểm của tiểu thuyết sử thi Tính chất sử thi trong tác phẩm vì vậy được biểuhiện một cách sinh động và hấp dẫn
1.3 Từ trước tới nay, những công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí cũng đã xuất hiện khá nhiều, từ việc nghiên cứu về mặt
lý thuyết, cũng như đi sâu nghiên cứu về nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩmvới đa dạng hướng nghiên cứu, và song song với việc so sánh tác phẩm cùng vớicác tiểu thuyết chương hồi khác Ở mỗi khía cạnh, các tác giả đã cố gắng khai
thác những thành tựu mà Hoàng Lê nhất thống chí đạt được; để góp phần vào
việc tiếp cận và giải mã những giá trị ẩn chứa bên trong tác phẩm Tác phẩmmang tính nguyên hợp cao, nên xuyên suốt tác phẩm là hơi thở thời đại Đó làthời đại của những biến động thăng trầm, thay vua đổi chúa và nhiều cuộc khởinghĩa nông dân đã nổ ra Chân lí và sự thật lịch sử được các tác giả đảm bảo tái
Trang 11hiện một cách chân thực nhất Cũng vì lẽ đó, Hoàng Lê nhất thống chí được xem
là tác phẩm mang tầm quy mô sử thi; với vai trò một pho sử sống động của đấtnước giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX Vì vậy, khai thác tínhchất sử thi trong tác phẩm là một hướng nghiên cứu hay, vì từ trước nay chưacông trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về vấn đề này
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài Tính chất sử thi trong “Hoàng Lê nhất thống chí” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ.
2 Mục đích nghiên cứu
Hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIXcùng với sự sa đọa về mặt đạo đức, sự sụp đổ của giai cấp thống trị đã trở thànhtiền đề quan trọng làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, mà đỉnh cao làchiến thắng hơn hai mươi vạn quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn Nghiên cứutác phẩm theo hướng khai thác chất sử thi từ hiện thực xã hội thời bấy giờ sẽ đưalại một cái nhìn toàn cảnh, bao quát lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII
và hiểu được ý nghĩa của việc tạo dựng chân dung các nhân vật lịch sử trong
Hoàng Lê nhất thống chí.
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1 Trong lịch sử phát triển của văn học trung đại Việt Nam, tiểu thuyết sửthi là thể loại có vị trí quan trọng, vì nó đưa lại cho độc giả một cái nhìn khách
quan về những vấn đề được đề cập Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiểu
thuyết văn xuôi chữ Hán có tính chất sử thi được khá nhiều nhà nghiên cứu quantâm Vì vậy, có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm ở nhiềuphương diện và đây cũng là con đường làm sáng tỏ và tiếp cận những giá trị
nghệ thuật, cũng như giá trị sử học của Hoàng Lê nhất thống chí Dựa trên nguồn
tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lạimột số vấn đề cơ bản dưới đây
Trang 123.2 Trên Tạp chí văn học số 1 năm 1978, Phạm Tú Châu bàn về “Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí” và cho rằng “Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách viết về những sự kiện lịch sử thăng trầm - nói đúng hơn là sự
thăng trầm của một triều đại, bên cạnh đó là sự thay bậc đổi ngôi của một vàitriều đại khác, do đó, nhân vật nữ trong số rất nhiều nhân vật của cuốn sách hầu
hết đều thuộc tầng lớp trên” [5;38] Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí tập trung quanh ba chặng lịch sử: từ sự sa đọa của Trịnh Sâm đến sau
khi Trịnh Tông được lên ngôi chúa với Đặng Thị Huệ, Dương Thị Ngọc Hoan,Trịnh Thị Ngọc Lan; thứ hai, từ sự kiện Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất với sựxuất hiện một nhân vật nữ là công chúa Lê Thị Ngọc Hân; thứ ba là chặng đường
từ khi Lê Chiêu Thống bỏ chạy khỏi Thăng Long cho đến lúc chết nhục nhã ởnước người với ba nhân vật nữ (mẹ, vợ thứ của Chiêu Thống, một người cungnhân cũ của nhà Lê) Nhà nghiên cứu dành ngòi bút ưu ái để ngợi ca “một NgọcHân mà tên tuổi đã vĩnh viễn được ghi trên những trang sử vẻ vang của nước ta
cùng với người chồng anh hùng Nguyễn Huệ và với tác phẩm Ai tư vãn bi tráng nổi tiếng của nàng” [5;38] Về những hồi đầu của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, Phạm Tú Châu tập trung phân tích “tính cách của những nhân vật nữ ở đây
bộc lộ rõ nét hơn, sinh động hơn, uyển chuyển hơn do phải đấu tranh, cọ xát vớinhau” [5;39]
3.3 Trên Tạp chí văn học số 2 năm 1984, nhà nghiên cứu người Nga B.L Ríptin đề cập đến “Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết
Viễn Đông” Tác giả đã nhìn nhận giá trị tác phẩm trong bối cảnh của truyềnthống văn học khu vực, đồng thời ông cũng đã nêu lên nét giống nhau, khác nhautrên con đường phát triển của văn học thành văn của các quốc gia tiêu biểu trongkhu vực Viễn Đông Tác giả cũng khẳng định rằng “số phận của tiểu thuyết đượcđịnh đoạt có phần hơi khác trong văn học Việt Nam” [3;40] và đề cập đến sự ra
Trang 13đời tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí Việc xác định thể loại tác phẩm là một
vấn đề rất phức tạp; và ông đưa ra một kết luận “có lẽ hợp hơn cả là dùng thuậtngữ tiểu thuyết - biên niên sử để giải thích bản chất thể loại của tác phẩm này,thuật ngữ có nghĩa là sự ghi chép tuần tự những sự kiện của cuộc sống đươngthời đang diễn ra trước mắt tác giả” [3;40] Bên cạnh đó, ông cũng đi tìm câu trảlời cho việc các tác giả dòng họ Ngô chọn hình thức tiểu thuyết chương hồi củaViễn Đông để miêu tả những sự kiện bão táp của thời đại mình Đó là sự “phùhợp với phương châm mỹ học của tác giả đầu tiên trong nhóm là Ngô Thì Chí,người mà rõ ràng có ý định xây dựng một tác phẩm văn xuôi nghệ thuật chứkhông phải là sự ghi chép bình thường các sự kiện như các nhà chép sử thườnglàm” [3;40]
3.4 Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Nhà xuất bản Đồng
Tháp, 1996, tác giả Phạm Thế Ngũ mô tả vắn tắt nội dung của 17 hồi và nêu lênhoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đồng thời, tác giả cũng bàn về vấn đề tác phẩm
dù được biên soạn tập hợp lại, nhưng “sự thật lịch sử có thể coi là một điểm nhấttrí” [41;235] của tác phẩm Bức tranh xã hội loạn lạc thế kỉ XVIII được các tácgiả nhìn nhận, phân tích và suy xét từ nhiều góc độ; đưa lại cho độc giả một cách
đánh giá cụ thể về hoàn cảnh xã hội của Hoàng Lê nhất thống chí Tác phẩm
đảm bảo “theo sát sự thật lịch sử”, nhưng để hấp dẫn hơn “tác giả trình bày ratheo lối tiểu thuyết, chia làm 17 hồi, mỗi hồi đầu có 2 câu thơ làm mào, cuối có 2câu thơ kết thúc Tự sự có đoạn mạch, trên dưới liên lạc, trước sau hồi cố, tìnhtiết lại ly kỳ, đọc qua thấy phảng phất phong vị của một tiểu thuyết Tàu, tức như
bộ Tam quốc chí diễn nghĩa vậy” [41;226-227].
3.5 Trong Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1998, Nguyễn Xuân Hòa đề cập đến cơ sở
xã hội, thời đại, quan niệm thẩm mỹ của sự giao lưu; sự ảnh hưởng về phương
Trang 14diện nội dung (tư tưởng; hình tượng nhân vật; đề tài chủ đề, cốt truyện; điển tích,điển cố) và nghệ thuật (thể loại, kết cấu, xây dựng nhân vật) Theo Nguyễn Xuân
Hòa, “xét về mặt nghệ thuật Hoàng Lê nhất thống chí chịu ảnh hưởng thể loại
tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc” [20;53] Trong lời giới thiệu bản dịch
Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô Tất Tố đã có một nhận xét khá chính xác: “Thể
tài của nó theo lối diễn nghĩa, mỗi hồi đều khởi bằng hai câu mào đầu và kết thúcbằng hai câu thơ, giống như tiểu thuyết Tàu nhưng nội dung thì là một truyệnchí, chép toàn sự thật, không bịa đặt, không tây vị” [20;53]
3.6 Nguyễn Lộc trong Giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỉ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, đã đề cập đến vấn đề lai lịch
của tác phẩm, bức tranh của xã hội phong kiến Việt Nam những năm nửa cuối
thế kỉ XVIII và bàn về nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí Theo ông, Hoàng Lê nhất thống chí là một ký sự lịch sử, tức là tác giả khẳng định khuynh
hướng hiện thực trong tác phẩm chính là vấn đề cốt lõi “Hoàn cảnh xã hội nước
ta những năm nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX có nhiều biến động sâusắc Thích ứng với một đối tượng phản ánh đa dạng và biến động như vậy, trongvăn xuôi chữ Hán giai đoạn này xuất hiện một thể loại mới là ký sự Các tác
phẩm như Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục, Công dư tiệp ký, đều thuộc loại này Trong số đó Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm ký
sự về lịch sử đồ sộ nhất và viết có nghệ thuật nhất” [31;241] Các tác giả họ Ngô
đã đưa lại một cái nhìn tổng quát về hiện thực được đề cập, về sự thối nát và sụp
đổ tất yếu của triều đình Lê - Trịnh và chính sự sụp đổ đó là cơ sở làm bùng nổphong trào khởi nghĩa Tây Sơn
3.7 Trong chuyên khảo Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn
đề văn xuôi tự sự (tái bản, 2007), Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Đăng Na đã
đề cập đến quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật của tiểu
Trang 15thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại Trong đó, nhà nghiên cứu đã khẳng
định Hoàng Lê nhất thống chí “là một bước tiến dài trên con đường phát triển tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam” [37;83]; và “phải đợi đến Hoàng Lê nhất thống chí, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam mới thực sự hoàn thiện” [37;88] trong sự đối sánh với Nam triều công nghiệp diễn chí và Thiên Nam liệt truyện “Với nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí trước hết họ Ngô mặc nhiên khẳng định tác phẩm của mình là sử không phải là văn, bởi lẽ chí là một trong ba lối viết sử của thể kỉ truyện Song, khi đọc, ta không khỏi ngạc nhiên nhận thấy
rằng, tác phẩm này không thuộc loại hình lịch sử, mà thuộc loại hình vănchương; chẳng những thế, nó còn là tác phẩm văn chương đặc sắc” [37;88]
Đánh giá và nhận xét về thành công của Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đăng
Na cũng chỉ rõ bảy nét đặc sắc mà chỉ riêng tác phẩm của các tác giả họ Ngô mới
có được
3.8 Trên Tạp chí giáo dục số 205 kì 1-1/2009, Trương Xuân Tiếu đề xuất
việc “Tiếp cận đoạn trích hồi thứ 14 viết về chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
theo hướng khám phá đặc sắc nghệ thuật” trong Hoàng Lê nhất thống chí Cùng
với việc khám phá hồi thứ 14, hồi đặc sắc nhất kể về một trong những biến cố vĩđại nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, tác giả đi vào tìm hiểunghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Theo tác giả, ở hồi 14 này, có sự “kếthợp nhuần nhuyễn nghệ thuật kể chuyện với nghệ thuật tả cảnh chiến trận để thểhiện nhân vật vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn” và “dưới ngòi bút củanhà văn họ Ngô, hình tượng vua Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn được thểhiện thật đẹp đẽ Đó là những người anh hùng yêu nước, ra trận trong tâm thếchủ động, công đồn trong khí thế tiến công; và đã đánh bại quân Thanh xâm lượcbằng tinh thần quyết chiến quyết thắng, bằng tư thế hùng dũng, đứng trên đầuthù Vẻ đẹp của vua Quang Trung và của nghĩa quân Tây Sơn trong đoạn văn
Trang 16này chính là vẻ đẹp của dân tộc ta giai đoạn cuối thế kỷ XVIII” [64;30] Ngoài
ra, ở bài viết này, tác giả cũng đề cập đến nghệ thuật trào phúng, châm biếmtrong việc các tác giả họ Ngô thể hiện cảnh chạy trốn nhục nhã của bọn cướpnước Tôn Sĩ Nghị và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống
3.9 Trong Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc (2011), tác giả Đinh
Phan Cẩm Vân đưa đến một góc nhìn chung nhất về ảnh hưởng của tiểu thuyếtchương hồi Trung Quốc đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam Theo đó, nhữngảnh hưởng được biểu hiện trong hệ tư tưởng tác giả là tư tưởng chính thống, bởicác tác giả Việt Nam và Trung Quốc đều tôn trọng dòng dõi, huyết thống Bêncạnh đó, việc tiếp nhận nghệ thuật trần thuật và xây dựng hồi truyện ở Việt Nam
có sự đổi mới khi “xu hướng phát triển cốt truyện của tiểu thuyết chương hồiViệt Nam cũng theo quy luật nhân quả nhưng trong từng hồi không hoàn toànhọc tập cách làm của các nhà văn Trung Quốc” [67;150] và “điểm sửa đổi nàyphản ánh xu thế phát triển từ tự sự truyền miệng sang hình thức thành văn”[67;151] Đồng thời, việc tiếp nhận hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết chươnghồi Việt Nam tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng “nó vừa tiếp thu truyền thống vừa cónhững đổi mới cập nhật… Bước sang thế kỷ XVIII, văn học Việt Nam rất quantâm đến việc mô tả hiện thực Hướng tới thực tại sẽ giúp cho văn chương rời xakhuôn mẫu, tiền lệ, sáo mòn Điều đó làm cho tiểu thuyết chương hồi lịch sửViệt Nam có những điểm khác biệt so với tiểu thuyết chương hồi lịch sử TrungQuốc” [67;164]
3.10 Trong những năm gần đây, Hoàng Lê nhất thống chí trở thành đề tài
nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án Năm 2004, Vũ Thanh Hà - trường Đại
học Vinh, với đề tài luận văn Tính nguyên hợp của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” đã đi sâu nghiên cứu một trong những đặc trưng của văn học trung
đại đó là hiện tượng “văn - sử - triết bất phân” được biểu hiện cụ thể qua tác
Trang 17phẩm tiêu biểu là Hoàng Lê nhất thống chí Với tác phẩm này, ranh giới “văn
-sử bất phân” rất rõ, nên từ lâu việc xác định thể loại cho tác phẩm rất khó, đi đếnkết luận có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này Luận văn đã lần lượt làm sáng
tỏ vấn đề, trên cơ sở phân tích tính nguyên hợp của Hoàng Lê nhất thống chí
nhìn từ góc độ tác giả và nhân vật, góc độ thể loại, góc độ nội dung tư tưởng
Năm 2007, trong đề tài luận văn “Hoàng Lê nhất thống chí” với lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Thị Chung Thủy, trường Đại học Vinh, khẳng định: “Việc tìm hiểu Hoàng Lê nhất thống chí với hiện thực lịch sử xã hội
Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII sẽ giúp ta không chỉ hiểu hơn về một quyluật phát triển của văn học Việt Nam (mối quan hệ giữa văn học và lịch sử) màcòn hiểu được sự đề cao khát vọng thống nhất dân tộc, đề cao chính nghĩa và sựkhẳng định sức mạnh đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến đấu chống thù trong giặcngoài, cũng như tài năng nghệ thuật của các tác giả dòng họ Ngô Thì” [60;6-7].Đồng thời, tác giả cũng đi sâu phân tích những nội dung nổi bật của lịch sử xãhội lúc bấy giờ: đó là sự suy yếu, sụp đổ của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và
phong trào Tây Sơn được phản ánh trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Gần đây nhất là luận văn Nghệ thuật tự sự của “Hoàng Lê nhất thống chí”
(2010) của tác giả Nguyễn Thị Tâm, Đại học Vinh Công trình nghiên cứu đưalại cho chúng ta một góc nhìn đầy đủ về nghệ thuật miêu tả sự kiện lịch sử, nghệ
thuật xây dựng cốt truyện và miêu tả nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Và theo ý kiến của tác giả “Có thể nói rằng, được kết hợp khéo léo giữa khoa
học lịch sử và cảm hứng văn chương, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí đã đạt
đến trình độ mẫu mực của thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học Việt
Nam trung đại Qua những thành công của Hoàng Lê nhất thống chí, đặc biệt là
nghệ thuật xây dựng cốt truyện, miêu tả sự kiện và nhân vật lịch sử, đã cho thấy
sự trưởng thành vượt bậc của các tác giả văn xuôi trung đại Việt Nam Từ một
Trang 18thể loại vay mượn của Trung Quốc, các nhà văn Việt Nam đã vận dụng để phảnánh những vấn đề nóng bỏng của lịch sử dân tộc” [55;85-86].
Qua sơ bộ tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tính chất
sử thi của Hoàng Lê nhất thống chí chưa được công trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ Vì vậy, ở luận văn này, vấn đề tính chất sử thi của Hoàng Lê nhất thống chí sẽ được chúng tôi tập trung nghiên cứu, làm nổi bật.
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tính chất sử thi được thể hiện trong Hoàng Lê nhất thống chí của
Ngô gia văn phái
4.2 Phạm vi tư liệu khảo sát
Luận văn tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí của các
tác giả thuộc dòng họ Ngô Đây là tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán gồm 17 hồi(bảy hồi đầu do Ngô Thì Chí viết, sau nữa do Ngô Thì Du, Ngô Thì Thuyếnviết) Tác phẩm viết vào những năm cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX và baoquát những biến cố lớn lao xảy ra trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên bản dịch của Nguyễn Đức Vân vàKiều Thu Hoạch [40], bởi đây là bản dịch có độ chính xác cao và được nhiều nhànghiên cứu sử dụng phổ biến
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, giới thuyết tính sử thi trong tác phẩm văn học và giới thiệu khái quát về Hoàng Lê nhất thống chí.
Thứ hai, chỉ ra được tính sử thi trong Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện qua
việc tác phẩm đã bao quát toàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII
Trang 19Thứ ba, chỉ ra được tính sử thi khá nổi bật qua việc tạo dựng chân dung các nhân vật lịch sử trong Hoàng Lê nhất thống chí.
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống - cấu trúc, Phương pháp loại hình; Phương pháp so sánh - đối chiếu; Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
7 Đóng góp của luận văn
Luận văn tiếp cận Hoàng Lê nhất thống chí ở góc độ tính sử thi, từ đó xây
dựng cơ sở để nắm bắt được giá trị của tác phẩm một cách sâu sắc và toàn diệnhơn, nhất là giá trị về mặt sử liệu Luận văn tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hộicủa thời đại có nhiều biến động với đa dạng những diễn biến, sự kiện cùng conngười gắn với những sự kiện đó Vì vậy, với khả năng phản ánh bao quát toàn
diện như Hoàng Lê nhất thống chí, khai thác tính chất sử thi sẽ đưa lại một góc
nhìn cận cảnh về xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, đồngthời giúp người đọc nắm bắt được giá trị toàn vẹn của tác phẩm cả về nội dunglẫn nghệ thuật
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1 Giới thuyết tính sử thi trong tác phẩm văn học và giới thiệu khái
quát về Hoàng Lê nhất thống chí.
Chương 2 Việc bao quát toàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ
XVIII trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Chương 3 Việc tạo dựng chân dung các nhân vật lịch sử trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Trang 20Chương 1 GIỚI THUYẾT TÍNH SỬ THI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
1.1 Giới thuyết tính sử thi trong tác phẩm văn học
1.1.1 Khái niệm sử thi và tính sử thi
Sử thi là một thuật ngữ văn học bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ (épos, épic) Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng sử thi tồn tại với hai
nghĩa: theo nghĩa rộng, sử thi “cũng gọi là tự sự, là một trong ba thể loại vănhọc, phân biệt với trữ tình và kịch”; theo nghĩa hẹp, “sử thi trỏ một hoặc mộtnhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức là những thiên tự sự kể vềquá khứ anh hùng, hàm chứa những “bức tranh” rộng và hoàn chỉnh về đời sốngnhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới sử thi nào đó,
Trang 21thống nhất và hài hòa” [2;291] Đồng thời, anh hùng ca là “tác phẩm tự sự cỡlớn, hoành tráng, chủ đề mang tính toàn dân, toàn dân tộc Ở những thời kỳ pháttriển ban đầu của sáng tác ngôn từ, dạng thức phổ biến hơn cả là sử thi anhhùng” [2;291] cũng nằm trong đặc điểm của sử thi.
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cho rằng: sử thi là “tác phẩm lớn
thuộc loại văn tự sự, miêu tả sự nghiệp của những người anh hùng và các sự kiệnlịch sử lớn (thiên sử thi)”; và là “tên gọi chung loại văn tự sự trong đó tính cách
và sự nghiệp được phát triển toàn diện trong một giai đoạn trọn vẹn nhất địnhcủa cuộc đời nhân vật, của lịch sử xã hội” [69;877]
Từ điển thuật ngữ văn học (1992) đề cập đến khái niệm tiểu thuyết sử thi và
cho rằng “tiểu thuyết sử thi còn gọi là tiểu thuyết anh hùng ca Tên gọi ước lệ(ghép tên gọi thể loại “sử thi” - épopée với tên gọi “tiểu thuyết” - roman) để chỉnhững tiểu thuyết (từ thế kỉ XIX - XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tàilịch sử - dân tộc Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiềuthuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tínhhoành tráng của sự kiện có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc hoặc lịch sử, mô tảcác sự kiện và xung đột có tính chất bước ngoặt như chiến tranh cách mạng…)”[19;285]
Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa: “Tiểu thuyết anh hùng ca, còn gọi là
tiểu thuyết sử thi Thuật ngữ chỉ một loại hình của thể loại tự sự, là sự phát triểntổng hợp, nâng cao và đổi mới của loại hình anh hùng ca dân gian cổ điển và loạihình tiểu thuyết Tiểu thuyết anh hùng ca phản ánh những sự kiện, những biến cốlịch sử quan trọng, lớn lao và có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của mộtnhân dân, một dân tộc Đó là hiện thực lịch sử có ý nghĩa toàn dân Trên cơ sởcủa việc tái hiện đúng bản chất một giai đoạn lịch sử và miêu tả khá cụ thể vềsinh hoạt tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội, phong tục tập quán, tiểu thuyết anh
Trang 22hùng ca gắn bó số phận những nhân vật của mình với sự kiện, biến cố lịch sử,đặt số phận nhân vật trước câu hỏi, trước thử thách của lịch sử tạo thành mối liên
hệ quy định tất yếu của lịch sử đối với số phận nhân vật Cảm hứng chủ đạo củatiểu thuyết anh hùng ca là khẳng định sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng và chiếncông của nhân dân như là động lực của lịch sử” [46;1725]
Như vậy, thuật ngữ sử thi đã tồn tại nhiều cách hiểu; và từ những cách hiểu
trên, chúng tôi quy về hai cách hiểu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, ta có thể hiểu sử thi là thể loại văn học nảy sinh và phát triển vào
thời chế độ cộng sản nguyên thủy, tồn tại trong xã hội cổ đại, kéo dài đến thờitrung cổ và biến mất trong các giai đoạn tiếp theo Như vậy, theo cách hiểu này,thì sử thi là một “tử thể loại” thuộc về quá khứ xa xăm không trở lại, nó thuộc vềquá khứ tuyệt đối Hêghen là đại diện tiêu biểu cho cách hiểu này; và ông chorằng sử thi xuất hiện vào những thời điểm thế kỷ của những anh hùng theo kiểucủa Asin, Đam San, Xinh Nhã…Bakhtin cũng có cách hình dung về sử thi tương
tự Ông hình dung sử thi là những tác phẩm có trình độ cổ điển đến mẫu mực của
mọi thời đại, phải kể đến như Iliat, Ôđixê (Hi Lạp), trường ca Ramayana, Mahabharata (Ấn Độ), Ilia Murometx (Nga), Đam San, Xinh Nhã (Việt Nam).
Theo Hoàng Mạnh Hùng: “những kiến giải của M Bakhtin về thế giới nghệthuật sử thi, về “quá khứ tuyệt đối” của sử thi cũng cho thấy nhà bác học có cáchhình dung về sử thi tương tự” [23;15]
Thứ hai, theo ý kiến của giáo sư Nga G.N.Pôxpêlôp, sử thi là một loại hình văn học ưu tiên cho đề tài lịch sử dân tộc và tồn tại trong suốt tiến trình văn học
[23;16] Với cách hiểu này thì sử thi trở thành một văn mạch; và mỗi một thờiđại đều có một sử thi cho riêng mình Chẳng hạn nền văn học thế giới sẽ có sửthi cổ đại, sử thi trung đại, sử thi hiện đại
Trang 23Trong hai cách hiểu trên, cách hiểu thứ hai hợp lí hơn và được nhiều ngườichấp nhận hơn Ta có thể lí giải điều này, bởi quan niệm ấy cho phép các tácphẩm dù thuộc thể loại nào, nếu chúng mang nội dung lịch sử dân tộc và có hìnhthức biểu đạt tương ứng, thì đều có thể coi là văn học sử thi Mỗi giai đoạn pháttriển của văn học sẽ tồn tại những tác phẩm sử thi tương ứng với thời đại củariêng nó; và văn học sử thi của giai đoạn trước sẽ được văn học sử thi giai đoạnsau tiếp nối, phát triển trong sự chuyển mình vận động của lịch sử dân tộc.
Về bản chất, sử thi ở đây được hiểu là khuynh hướng ưu tiên cho vấn đềdân tộc, đó là mâu thuẫn giữa địch - ta, vấn đề xây dựng con người tiêu biểu cho
ý chí và phẩm chất cao đẹp của dân tộc
Theo một số tài liệu, sử thi anh hùng còn lại trong văn học tồn tại dưới dạng
các thiên anh hùng ca cỡ lớn, được ghi chép thành sách như Iliat, Ôđixê, Mahabharata, Ramayana; dưới dạng truyền miệng như sử thi Đam San, Đẻ đất
đẻ nước; hoặc các bài sử thi ngắn Bulina của Nga, Junas của Nam Tư Chúng ta
thường thấy các tác phẩm dưới dạng bài ca và lời thơ hòa lẫn vào nhau, ít khithấy tác phẩm ở dạng văn xuôi
1.1.2 Những biểu hiện của tính sử thi trong tác phẩm văn học
1.1.2.1 Tinh thần dân tộc trong trạng thái sử thi của tác phẩm văn học
Vấn đề nổi bật hàng đầu ở mọi thời đại, mọi quốc gia, lãnh thổ đó chính là
ý thức dân tộc nảy sinh trong những thời điểm đặc biệt, mà ta có thể gọi là tinhthần dân tộc trong trạng thái sử thi Hêghen đã phân tích rằng: “Khi một thể chất
xã hội đạt tới một hình thái độc đáo, trong đó nền tảng của sự phục tùng khôngphải do một uy quyền thuần túy mà là một tinh thần danh dự, sự tôn trọng, thái
độ xấu hổ trước người có quyền lực đặc biệt hơn thì mới xuất hiện sử thi” [17;583] Mọi tác phẩm sử thi đều nảy sinh và hình thành khi ý chí của cộng đồng vàmục đích lớn lao mang tính lý tưởng của mọi con người trong cộng đồng đó
Trang 24được đặt lên hàng đầu Trong những thời điểm then chốt, vấn đề lịch sử - dân tộcđược đưa lên hàng đầu, vận mệnh dân tộc, danh dự quốc thể được quan tâm hơn
là vấn đề thuộc về quan hệ và số phận cá nhân Dân tộc là một trong những vấn
đề mấu chốt thúc đẩy ý thức cộng đồng trỗi dậy trong những hoàn cảnh đặc biệtcủa dân tộc và đây cũng là cơ sở tạo nên tính sử thi của tác phẩm văn học
1.1.2.2 Tập trung thể hiện xung đột cộng đồng
Mỗi loại hình văn học có một loại xung đột và việc tái hiện những xung độttrở thành đặc trưng của văn học Chẳng hạn để phân biệt thần thoại, ta căn cứvào xung đột giữa con người với thiên nhiên Còn cổ tích có yếu tố hoangđường, lại có thêm yếu tố thiên nhiên, nhưng thiên nhiên không phải là đối tượng
để phản ánh mối quan hệ con người với thiên nhiên Xung đột chính của cổ tích
là giữa con người với con người, giữa con người với các thế lực mang yếu tốhoang đường Với sử thi, xung đột cộng đồng được xác định là xung đột cơ bảncủa một dân tộc, một tập thể người Sử thi Ấn Độ đã tái hiện xung đột giữangười Hi Lạp và người Tơroa, loại xung đột như vậy được gọi là xung đột sử thi.Như vậy, “xung đột cộng đồng chính là nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệtương tác giữa hình tượng trong tác phẩm sử thi” [13;299] Chúng ta có thể thấynhững biểu hiện của xung đột cộng đồng như sau:
Thứ nhất, xung đột cộng đồng tiêu biểu nhất là xung đột giữa các cộng
đồng dân tộc” [13;299] Hêghen đã có một sự phân biệt rất sâu sắc ở chỗ chorằng những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc xa lạ thì mới có tính sử thi “Thựcvậy, trong chiến tranh chính là toàn bộ dân tộc đang vận động Nó bị kích thíchphải hành động bởi vì nó phải bảo vệ toàn bộ dân tộc mình” [17;594] Cuộcchiến giữa một bên xâm lược với một bên bảo vệ độc lập chủ quyền mang tính
sử thi, còn cuộc chiến tranh mang tính chất nội chiến không mang tính sử thi, bởi
nó là sự tranh giành quyền lực trong nội bộ, chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống một
Trang 25dân tộc với mục đích củng cố quyền lực thống trị, trong đó, dân tộc không hưởngđược quyền lợi gì.
Thứ hai,xung đột cộng đồng được biểu hiện qua xung đột giữa con ngườitrong cộng đồng đối với thế giới tự nhiên Sử thi Đam San là một biểu hiện, nóphản ánh mơ ước và sự nghiệp chinh phục tự nhiên của con người Tây Nguyên.Xét rộng ra, tự nhiên luôn luôn là đối tượng để con người luôn mơ ước khám phá
và trong chừng mực nào đó, họ muốn chinh phục, chế ngự tự nhiên và xung đột
vì vậy mang tầm vóc của sử thi
Thứ ba, xung đột sử thi cũng được xếp vào dạng mang tính chất thời đại.
Nói như Hêghen, xung đột dân tộc không chỉ nhân danh dân tộc, mà nó còn diễn
ra “nhân danh một đòi hỏi có tính toàn nhân loại và có tính chất lịch sử mà mọidân tộc đưa ra với một dân tộc khác” [17;595] Đó là xung đột giữa tiến bộ vàlạc hậu trong xã hội
Tóm lại, xung đột sử thi tồn tại nhiều dạng phong phú, nhưng tất cả đều làxung đột trên những vấn đề thuộc về quyền lợi của cả cộng đồng dân tộc to lớn;được toàn thể cộng đồng quan tâm và kết quả của việc giải quyết xung đột đóảnh hưởng to lớn đến quyền lợi, danh dự và vị thế của cả cộng đồng Yếu tốcộng đồng ảnh hưởng và chi phối nội dung được phản ánh trong sử thi; và có thểthấy rằng, xã hội càng phát triển thì nội dung của xung đột sử thi càng được mởrộng về bình diện và chất lượng phản ánh
1.1.2.3 Tập trung xây dựng nhân vật cá nhân anh hùng và nhân vật nhândân anh hùng
Sử thi tập trung phản ánh những vấn đề nóng bỏng của thời đại, nên kiểunhân vật được đưa lên bình diện hàng đầu trong sử thi là nhân vật cá nhân anhhùng và nhân vật tập thể nhân dân anh hùng Bởi “đây là hai kiểu nhân vật có ýnghĩa loại hình tiêu biểu của thế giới nghệ thuật sử thi” [13;300]
Trang 26Nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi, các nhân vậtkhác thường giữ vai trò làm sáng tỏ vẻ đẹp tiêu biểu của người anh hùng Vẻ đẹpcủa người anh hùng sử thi trước hết toát ra từ vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật.Ngoại hình nhân vật anh hùng được phi thường hóa, luôn mang vẻ ngoài thần
linh, thần thánh như Asin ở Thần thoại Hi Lạp, anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc…Do áp lực của sử thi, nên người anh hùng được xây
dựng có xu hướng siêu phàm và kì vĩ hóa “Nhân vật anh hùng sử thi thường cótầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó Đặc điểm ngoại hình
sử thi nổi bật nhất của người anh hùng là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quanđiểm thẩm mỹ, theo chuẩn mực riêng của nội bộ cộng đồng” [13;301]
Vẻ đẹp người anh hùng trong sử thi chủ yếu là vẻ đẹp của tài năng và phẩmchất đạt mức phi thường Ở thời cổ đại, phẩm chất và tài năng người anh hùngđược thiên phú như Asin vốn sinh ra từ mẹ là thần biển Thetis Sang thời hiệnđại, người anh hùng như là kết quả của một quá trình tôi luyện và được tiếp sứcbởi nhân dân Người anh hùng sử thi luôn mang một lý tưởng cao cả và khátvọng lớn lao dâng hiến, đóng góp tài năng cho dân tộc, lăn xả vì quyền lợi dântộc và vì nhờ thế, họ luôn lập được nhiều chiến công hiển hách
Như vậy, nhân vật anh hùng sử thi “luôn hiện diện với tổng hòa các sứcmạnh thể chất và tinh thần” [13;301] Vẻ đẹp người anh hùng luôn là điểm sángtrung tâm của tác phẩm sử thi và là điểm nhấn quan trọng tạo nên thành công cho
sử thi mọi thời đại Trong cái nhìn tổng quan, “người anh hùng sử thi luôn đượcnhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng” [13; 301] Do đó,chiến công và sự nghiệp anh hùng của nhân vật trung tâm trong sử thi luôn làniềm tự hào, là lý tưởng xã hội của toàn thể cộng đồng
Người anh hùng sử thi được tiếp sức bởi một khối sức mạnh to lớn là nhândân Đây là hình tượng “có sức mạnh hòa hợp, luôn tiếp sức cho người anh hùng
Trang 27làm nên những chiến công hiển hách” [13;302] Trong sử thi, hình tượng nhândân được thể hiện thông qua những nhân vật cụ thể, với nhiều loại khác nhaunhư: nhân vật người già, nhân vật phụ nữ và nhân vật số đông Nhân vật anhhùng và nhân vật quần chúng nhân dân là hai dạng nhân vật không thể thiếutrong tác phẩm sử thi Mỗi dạng nhân vật đều đóng một vai trò quan trọng trongquá trình phản ánh tinh thần của thời đại, khát vọng cao đẹp của cộng đồng dântộc.
1.1.3 Điều kiện nảy sinh những tác phẩm văn học giàu tính sử thi
Văn học là nhân học, bởi lẽ qua lăng kính văn học, cuộc sống con ngườiđược phản chiếu rõ nét và chân thực Đây cũng chính là cội nguồn của sự phảnánh thế giới phong phú và đa dạng của con người, từ con người và vì con người
mà ra Sự xuất hiện và ra đời những tác phẩm văn học luôn gắn với những điềukiện xã hội nhất định Với sứ mệnh phản ánh những chiến công của người anhhùng và đời sống nhân dân rộng lớn, những tác phẩm sử thi bao giờ cũng gắn vớihoàn cảnh xã hội đặc biệt Đó là những thời đại có nhiều biến động lớn lao ảnhhưởng đến quyền sống của cộng đồng và dân tộc, là những bước ngoặc quantrọng đòi hỏi toàn thể nhân dân phải đoàn kết để bảo vệ sự bình yên của cả cộngđồng và dân tộc Đóng vai trò là lăng kính phản chiếu nhịp sống thời đại, sử thimang trong mình một sứ mệnh cao cả, đó không đơn thuần chỉ là ghi chép ngườithật việc thật, có gì ghi nấy; sử thi phải luôn luôn phản ánh lịch sử ở một tầm caohơn, đó là một bản tráng ca ca ngợi sự sục sôi ý chí mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần vìcộng đồng và chiến đấu vì nền hòa bình cho dân tộc, cho nhân loại Theo PhươngLựu, “anh hùng ca không nhất thiết là miêu tả các cuộc xung đột quân sự, các anhhùng chiến trận, mà còn thể hiện tinh thần, trí tuệ bộ tộc và thời đại lịch sử”[32;382] Vì vậy, khi con người có khát vọng muốn miêu tả quy mô rộng lớn đờisống nhân dân từ sinh hoạt đạo đức, phong tục, tín ngưỡng cũng là điều kiện để
Trang 28sử thi ra đời Bản anh hùng ca mà sử thi tái hiện phải đủ sức lan tỏa ra cộng đồngnhằm tôn vinh, ngợi ca sức mạnh cộng đồng đã được thần thánh hóa, lý tưởnghóa, thể hiện ước vọng của cộng đồng, dân tộc Hầu hết các quốc gia từ phươngĐông đến phương Tây đều có nền văn học sử thi của dân tộc mình, đấy không chỉ
là những tác phẩm văn học có giá trị mà còn là những di sản văn hóa phi vật thể,
là vốn quý cần được gìn giữ và phát huy
Bên cạnh đó, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha vốn
là một niềm tự hào thiêng liêng nhất để mỗi thế hệ con cháu mai sau noi gương
và gìn giữ Chính vì lẽ đó, sử thi ra đời như một quy luật tất yếu Vô vàn sự kiệncủa đời sống xã hội đã tác động mạnh mẽ đến giác quan nhạy cảm của người cầmbút, thôi thúc họ phải viết, viết về những chiến công đáng tự hào của cha ông, vềnhững sự kiện liên quan đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước nhằm để giáodục truyền thống vẻ vang cho con cháu thế hệ mai sau Nói như lời cụ Mết trong
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng
thương núi, thương nước, hãy lắng nghe, mà nhớ Sau này tau chết rồi, chúngmày phải kể lại cho con cháu nghe…” [45;148] thì nguyện vọng của người viết
sử thi chính là để lại tài sản tinh thần vô giá cho đời sau soi chung
Như vậy, mỗi tác phẩm văn học là một thực thể sống động và là tấm gươngphản chiếu tinh thần chân thực nhất về cuộc sống con người Với sứ mệnh cao cả,
từ khi ra đời đến nay, những tác phẩm giàu tính sử thi đã đem đến cho chúng tanhững giá trị kết tinh nhân văn của toàn nhân loại Bất cứ ở đâu và bất cứ khi nàocòn cuộc sống, dòng mạch sử thi vẫn sẽ mãi tồn tại và chảy mãi như một mạchngầm văn hóa thiêng liêng trong tiềm thức con người
1.2 Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái
1.2.1 Vị trí Hoàng Lê nhất thống chí trong nền văn xuôi Việt Nam trung đại
Trang 29Văn học Việt Nam trung đại là một giai đoạn văn học gắn với quá trình pháttriển: nếu như thế kỷ X - XIV là giai đoạn hình thành văn học trung đại, thế kỷ
XV - XVII là giai đoạn trưởng thành, thì thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX làgiai đoạn phát triển rực rỡ nhất, giai đoạn đơm hoa kết trái và đầy thành tựu của
văn học trung đại Hoàng Lê nhất thống chí của các tác giả họ Ngô Thì ở thế kỷ XVIII đã góp phần hình thành và phát triển thể loại tiểu thuyết chương hồi ở
Việt Nam, với kinh nghiệm sáng tác truyện ngắn được tích lũy gần tám trăm năm
kể từ thế kỷ X, khi nền văn học viết ra đời Cùng với Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Thiên Nam liệt truyện của tác giả họ Nguyễn Cảnh…, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái đã đánh dấu bước nhảy
vọt của văn xuôi tự sự chữ Hán của văn học Việt Nam Đây cũng được xem làmột khởi đầu mới mẻ để văn học có thể phản ánh những vấn đề lớn lao của xãhội với quy mô rộng lớn trên phạm vi cả nước Tác phẩm được đánh giá cao vàtrở thành một trong những mẫu mực cho văn học trung đại Việt Nam và đời sauvươn tới
Sự biến chuyển của văn xuôi trung đại thực sự là một quá trình thay đổi vềchất để đảm đương trọng trách mà lịch sử giao phó Từ những câu chuyện đơn
giản trong Việt điện u linh tập đến những câu chuyện viết về số phận một con người, chẳng hạn Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ; từ những quy mô truyện ngắn như Truyền kỳ mạn lục đến tiểu thuyết chương hồi dài tới vài trăm trang, phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động như Hoàng Lê nhất thống chí, có thể nói, văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại đang tiến dần đến bờ
của văn học cận - hiện đại
Theo Nguyễn Đăng Na trong Văn học trung đại Việt Nam, giai đoạn thế kỉ
XVIII - nửa đầu XIX, văn học có nhiệm vụ “phản ánh sức mạnh của con ngườiViệt Nam, dân tộc Việt Nam; phơi bày những mặt trái của xã hội; phản ánh số
Trang 30phận “đoạn trường” của những kiếp người thấp cổ bé họng…” [38;26] Thật vậy,
Hoàng Lê nhất thống chí đã đóng góp vào văn học giai đoạn này một bức tranh
hiện thực sống động với những sự kiện lịch sử chân thật Tác phẩm còn là mộttrong ba bộ tiểu thuyết đồ sộ, phản ánh quá trình đấu tranh của dân tộc, đạt đượcthành tựu cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật
Với khả năng phản ánh rộng về diện và lượng, sức chứa của tác phẩm là tưliệu quý giá, là những bằng chứng, chứng cứ, cứ liệu lịch sử đáng tin cậy cholịch sử nước nhà Ngòi bút của các tác giả họ Ngô đã ghi chép lại những biếnđộng của một thời đại đầy giông bão, những thăng trầm, biến đổi, thịnh suy vàđược đánh giá là “một mẫu mực sáng tạo mới đặc biệt khiến người ta yêu thíchtrong số các tác phẩm văn xuôi của dân tộc Việt Nam, phản ánh một cách rõ nét
sự kiện khởi nghĩa Tây Sơn xảy ra chẳng khác gì bão táp ở đương thời” [7;250]
Những trang văn sống động mà Hoàng Lê nhất thống chí viết nên sẽ là tài liệu
quý báu trong lịch sử văn học Việt Nam Đây cũng là con đường để giáo dục cácthế hệ sau hiểu biết và tự hào về truyền thống đấu tranh và chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc, để thêm yêu, thêm kính trọng những thế hệ cha ông
1.2.2 Vấn đề thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí
Khi tiếp cận một tác phẩm như Hoàng Lê nhất thống chí, có một vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về ranh giới văn và sử, vấn đề nào là chủ đạo vànên gọi đây là tác phẩm văn học giàu chất sử, hay gọi là một cuốn sử biên niêngiàu chất văn Thực tế cho thấy những sự kiện xuất hiện trong tác phẩm đi sát với
sự thực trong lịch sử Vì vậy, các nhà nghiên cứu sử học xem đây là một cuốn sử
đáng tin cậy Còn giới nghiên cứu văn học coi tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
như là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh, với nhiều cách gọi tên về thể loại khácnhau; như tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết chương hồi, tác phẩm ký sự Xác định
Trang 31thể loại của tác phẩm không phải là vấn đề đơn giản, nó cần phải có những lý lẽphù hợp và xác đáng.
Ta có thể thấy, bao trùm Hoàng Lê nhất thống chí là những sự thật, sự kiện
lịch sử, nhân vật có thực; nhưng các tác giả rõ ràng không muốn người đọc hiểulầm tác phẩm của họ là một cuốn sử khô khan Các tác giả có dụng ý viết theo thểtài tiểu thuyết chương hồi, diễn nghĩa do ảnh hưởng từ văn học cổ - trung đạiTrung Quốc Với kết cấu được chia làm nhiều hồi, mỗi hồi mào đầu bằng hai vếthơ đối nhau và những chữ quen thuộc như “lại nói”, “lại nói về” và kết thúcbằng hai câu thơ, câu chuyển tiếp “chưa biết việc này ra sao, xin xem hồi sau sẽrõ”, “chưa biết việc tới ra sao, chờ xem hồi sau phân giải” Những sự kiện, diễnbiến ghi chép trong sử sách được các tác giả bám sát, có chỗ lại thêm vào đó một
số chi tiết, sáng tạo thêm những mẩu đối thoại, làm cho câu chuyện kể sinh động
và chân thực
Theo Nguyễn Lộc, “nếu đi sâu vào đặc trưng kết cấu nghệ thuật của nó (tức
tác phẩm), không thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử được, mà phải gọi là một tác phẩm ký sự mới đúng” [31;240] Ông giải thích rằng đấy là ký
sự với hai lí do: thứ nhất, nếu là tiểu thuyết thì phải hư cấu, mà đây lại là sự thậtlịch sử “Tất cả con người, sự kiện, năm tháng ở đây đều có thực, chính xác, tácgiả cố ý ghi chép một cách trung thành mà không bịa đặt một điều gì” [31;241];thứ hai, tác phẩm có nhiều tác giả viết và viết ở nhiều thời điểm khác nhau, nếu làtiểu thuyết thì làm sao nhất quán, toàn vẹn được Ký sự là thể loại được nảy sinh
và thích ứng với một đối tượng phản ánh đa dạng trong hoàn cảnh xã hội nước tanhững năm nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX có nhiều biến động sâu sắc
Trần Đình Sử lại đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết
sử thi với các đặc điểm sau:
Trang 32Thứ nhất, “tiểu thuyết miêu tả vận mệnh toàn xã hội, toàn đất nước: triều đạisuy tàn, xã hội phân hóa, vua chúa bất lực, kiêu binh nổi loạn, người tài chạy đitìm chủ, vua hèn rước voi giày mồ, Nguyễn Huệ diệt Trịnh, đuổi ngoại xâm,xưng hoàng đế thống nhất đất nước, nhưng số mệnh ngắn ngủi, sơn hà vào taynhà Nguyễn [52;366].
Thứ hai, “các nhân vật đa dạng là những mảnh khảm lớn nhỏ trong bức tranhtoàn cảnh của bức tranh xã hội Không nhân vật nào chi phối toàn bộ cốt truyệntác phẩm” [52;366]
Thứ ba, “nhân vật được miêu tả hoặc bằng âm mưu, lời đối thoại, bằng cửchỉ, tiếng cười, tiếng khóc, rất cô đọng mà hiểu rõ kẻ trung, người nịnh, kẻ khíkhái, kẻ tiểu nhân, kẻ thị tài tầm thường, bậc anh hùng hào kiệt” [52;366]
Thứ tư, “thái độ miêu tả của tác giả giữ được tính khách quan không vồ vậpmột ai mà ngụ ý khen chê rất rõ” [52;366]
B.L.Riptin lại cho rằng cách gọi “ký sự lịch sử” của Nguyễn Lộc là “chưathỏa đáng” Theo ông, cả khái niệm “lịch sử”, “ký sự” đều không hợp và “có lẽ
hợp hơn cả là dùng thuật ngữ tiểu thuyết - biên niên sử để giải thích bản chất thể
loại của tác phẩm này, thuật ngữ có nghĩa là sự ghi chép tuần tự những sự kiệncủa cuộc sống đương thời đang diễn ra trước mắt tác giả” [7;218] Sự lựa chọnnày phù hợp với ý định của Ngô Thì Chí là xây dựng một tác phẩm văn xuôinghệ thuật, chứ không phải là một sự ghi chép bình thường các sự kiện như cácnhà chép sử thường làm Những nhà chép sử Viễn đông hay của châu Âu, haycủa Nga, cơ sở để sắp xếp câu chuyện bao giờ cũng là thời gian, còn trong
Hoàng Lê nhất thống chí lại là một hướng trình bày khác, cái chính không phải là
ngày tháng, mà là những sự kiện được miêu tả Đặt trong trục so sánh, biểu hiện
bề ngoài của hiện tượng đó khác với biên niên sử, năm tháng không phải bao giờcũng đặt trước những sự kiện được miêu tả mà thường là đặt sau đó như là để kết
Trang 33thúc một đoạn và để gắn nó với thời gian hiện thực lịch sử Nhiệm vụ chung vềmặt thẩm mỹ của các tác giả là nhiệm vụ không chỉ để lại cho đời sau bản ghichép một cách đơn thuần những sự kiện trong thứ tự thời gian của chúng, màphải miêu tả những sự kiện ấy bằng cách xây dựng những nhân vật hiện thực,miêu tả hành động, suy nghĩ của họ; ngay cả bản thân hình thức nghệ thuật của
sự miêu tả rút từ truyền thống của văn trần thuật vùng Viễn đông cho chúng ta cơ
sở để khẳng định rằng Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một bản ghi chép
có tính chất biên niên và một tác phẩm ký sự, mà là một cuốn tiểu thuyết do cáctác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứngkiến và tham gia vào đó [70;334-336]
Các tác giả họ Ngô khi đặt nhan đề tác phẩm của mình là Hoàng Lê nhất thống chí cũng đã ngầm thông tin rằng tác phẩm của họ là sử không phải là văn, nhất là một cuốn sử khô khan; bởi vì chí là một trong ba thể loại của ký truyện Trung Quốc Chữ “chí” của Việt Nam bắt nguồn từ chữ chí trong thời cổ xưa của
Trung Quốc với nghĩa đầu tiên là “nghị lực”, “chí hướng”, ký hiệu này cũngđược dùng cho chữ “chí” đồng âm trong tiếng Trung Quốc, có nghĩa là “ghi
chép”, “miêu tả” Sách Chu Lễ có nói rằng: “Các nhà chép sử ghi chép (chí)
những công việc của quốc gia” Bản chú giải cổ nhất của Nhan Sư Cổ giải thích:
“Chí - là bản ghi chép; là bộ sưu tập các bản ghi chép về những sự kiện nào đấy”.Ngay ở Việt Nam, ký hiệu “chí” cũng đôi khi dùng trong tên các tác phẩm lịch sử
và địa lý, chẳng hạn như Việt Nam thế chí (miêu tả lịch sử Việt Nam) của Hồ
Tông Thốc, còn ở thế kỷ XIX dùng trong tên rất nhiều tác phẩm địa lý (chẳng
hạn như Đại Nam nhất thống chí - miêu tả chung miền Đại Nam, nơi mà từ “chí”
- “sự miêu tả” đã đứng sau tính từ “nhất thống”) Như vậy, không chỉ trong phạm
vi văn học dân tộc, bình diện còn được mở rộng sang cả phạm vi của văn họctoàn vùng Viễn đông Các tác giả họ Ngô cho chúng ta thấy khả năng sáng tạo
Trang 34nên một tác phẩm có tính chất lịch sử như Hoàng Lê nhất thống chí đậm chất văn chương và giàu giá trị nghệ thuật Tuy nhiên, vấn đề tính chất thể loại của Hoàng
Lê nhất thống chí vẫn là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau được
đưa ra
Hoàng Lê nhất thống chí đã trình bày, phản ánh những sự việc thật, con
người thật của hoàn cảnh xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII; và quan trọnghơn, các tác giả họ Ngô đã gia công xây dựng nên nội dung của truyện, nhằm nêubật ý nghĩa xã hội của tác phẩm Tác phẩm ghi chép các sự kiện từ khi Trịnh Sâmlên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ lộng quyền, cho đến khi Nguyễn Ánh lật đổ nhàTây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn (từ 1768 đến 1802) Đó là một bức tranhrộng lớn và sinh động với những gam màu sáng, tối, đối lập nhau Mảng tối phơitrần ra với bộ mặt thối nát, rệu rã, mục nát, suy tàn và phản động của các tậpđoàn phong kiến, mọi nền nếp, kỉ cương bị quật ngã, sợi dây đạo lý ngàn đời bịgiật tung trong cuộc chiến quyền lực khốc liệt Mảng sáng hiện lên khí thế hàohùng của nghĩa quân Tây Sơn với những chiến công hiển hách, vang dội cả thờiđại trong sự nghiệp thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủquyền dân tộc
Mặc dù, khi sáng tác Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả họ Ngô muốn
người đọc xem tác phẩm của họ là sử; nhưng giá trị nguyên bản của tác phẩm vẫn
là một áng văn chương đích thực Bởi vậy, khác hẳn với nội dung của những
cuốn sử khô khan, Hoàng Lê nhất thống chí đầy ắp những sự kiện, thể hiện thái
độ, cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của các tác giả họ Ngô Những sự kiệnkhông được trình bày theo một công thức và khuôn khổ, đôi chỗ được kể lướtqua, nhằm đi đến sự kiện quan trọng tiếp theo mà tác giả muốn phản ánh Hàmchứa trên trang văn là những chi tiết, hình ảnh sinh động của trận đánh, nhữngsuy nghĩ, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật… Đặc biệt, ở hồi thứ 14, các tác
Trang 35giả họ Ngô tập trung miêu tả cuộc tấn công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn làmkhiếp đảm quân giặc Mãn Thanh Thành công của tác phẩm chính là đã xây dựngnên một bức tranh lịch sử rộng lớn với đa dạng các nhân vật gắn liền với lịch sử,mỗi nhân vật được tái hiện một cách sinh động, vận động và phát triển mang đậm
chất tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết chương hồi ViệtNam thời trung đại
“Hoàng Lê nhất thống chí dường như kết tinh được những thành tựu nghệ
thuật của các tác phẩm truyền kỳ, tùy bút, ký sự từ thế kỷ XVIII trở về trước”
[17;39] Thật vậy, Vũ trung tùy bút, Thượng kinh ký sự trước đó chỉ mang tính
chất ghi chép một vài nét hiện thực, dựng lên được một vài nhân vật lịch sử; còn
Hoàng Lê nhất thống chí đã khái quát được một giai đoạn lịch sử dài từ khi Trịnh
Sâm lên ngôi chúa (1767) đến lúc Nguyễn Huệ ra Bắc diệt quân Thanh, Lê ChiêuThống lại chạy sang cầu cứu nhà Thanh, vua Quang Trung đại thắng và cuối
cùng Nguyễn Ánh cướp lại cơ đồ (1802) Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí
“không làm cái việc của các nhà nho xưa: chép truyện quá khứ để nêu lên nhữngbài học đạo đức cho người đương thời như Nguyễn Dữ mượn chuyện Hồ Quý Ly
để công kích nhà Mạc, Đoàn Thị Điểm ca ngợi những cung phi và liệt nữ đời
Trần, Lê, Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút rút ngắn hơn cái khoảng cách
lịch sử ước lệ đó và đã bắt đầu ghi lại những chuyện của thời Lê mạt” [17;39],
Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh những sự kiện lịch sử đương thời mà tác giả
chứng kiến Tác phẩm đã “bám sát và theo dõi diễn biến của các sự kiện lớn cuốithế kỳ XVIII, thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam đang trải qua một cơn khủnghoảng trầm trọng và kéo dài chưa từng thấy trong lịch sử” [17;39]
Như vậy, Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn học, viết về đề tài lịch sử
theo hình thức tiểu thuyết chương hồi Mặc dù được sáng tạo trên cơ sở tiếp thu
Trang 36hình thức tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, nhưng các tác giả họ Ngô luôn
có ý thức tự tìm cho mình một hình thức thể hiện phù hợp với tư duy người Việt
Và với bản lĩnh, cũng như cá tính sáng tạo của người cầm bút, những sự kiện lịch
sử đã được chọn lọc để tạo thành những hư cấu nghệ thuật hấp dẫn, sinh động màvẫn đảm bảo tính chân thực, khách quan Phan Cự Đệ đánh giá rằng: “Phần lớntác giả là những nhà nho nên họ vẫn viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, chưa
thoát khỏi những câu chuyện anh hùng hảo hán trong Thủy hử, Tam quốc Ưu
điểm của họ là đã phát huy vai trò của hư cấu sáng tạo, không hoàn toàn nô lệvào tài liệu lịch sử” [15;42] Bên cạnh đó, tác phẩm càng có giá trị hơn, khi chínhnhững tác giả cũng là nhân vật tham gia vào các sự kiện lịch sử; và họ muốn sángtạo nên một tác phẩm nghệ thuật giàu giá trị nhân văn, góp phần phản ánh bứctranh thời đại biến động dữ dội trong lịch sử Tác phẩm cũng đã bước đầu xâydựng được những nhân vật có tính cách điển hình, đây là một bước tiến mới đángghi nhận “Tác giả không chỉ trình bày nhân vật trong cái tư thế lịch sử mà còncho chúng ta biết nhiều mặt sinh hoạt riêng tư, thầm kín của họ Không phải chỉ
có chuyện phế Trịnh Tông lập Trịnh Cán, Nguyễn Huệ phù Lê diệt Trịnh và đại
phá quân Thanh… mà Hoàng Lê nhất thống chí còn ghi lại những câu chuyện
Huy Quận “vào sờ chính cung”, Trịnh Sâm bị Đặng Thị Huệ làm cho mê mẩn,câu chuyện tâm tình cởi mở và tương đắc giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân côngchúa, chuyện Án đô vương Trịnh Bồng cắt tóc đi tu ở các chùa hẻo lánh vùngLạng Sơn, Cao Bằng” [16;40] Các tác giả họ Ngô còn cố gắng đi sâu vào khámphá tâm lý, tư tưởng, tình cảm con người Mặt khác, cũng cần nhìn nhận lạinhững hạn chế do ảnh hưởng quan niệm “văn - sử - triết bất phân” còn tồn tại,
cho nên trong Hoàng Lê nhất thống chí, nhân vật vẫn chỉ là đối tượng để phản
ánh lịch sử, nhân vật ở đây có cá tính, nhưng chưa được “gia công” về nội tâm
Có thể nói, Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta bước đầu
Trang 37tiếp cận được ranh giới hiện thực chủ nghĩa, khơi dòng cho xu hướng này pháttriển và đạt được những thành tựu ở văn học các giai đoạn tiếp theo.
1.2.3 Tư cách chứng nhân lịch sử của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí
Vấn đề tác giả Hoàng Lê nhất thống chí lâu nay được quan tâm và bàn cãi
nhiều Đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau; nhưng ý kiến tựu trung xoay quanh bốnngười là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô Thì Nhậm, và Ngô Thì Thiến Do đượcviết trong những thời gian khác nhau, do những người khác nhau, nên chính kiếncủa các tác giả, thái độ của họ đối với các triều đại không giống nhau Mặc dù vậy,
về tổng thể, tác phẩm là một chỉnh thể toàn vẹn, người đọc không quá bị ám ảnh bởithái độ chính trị của các tác giả
Một điều dễ nhận thấy là trong Hoàng Lê nhất thống chí có những nhân vật lại
chính là tác giả sáng tác Họ sáng tạo nên tác phẩm, ghi chép lại những người thật,việc thật và cả chính họ tham dự vào những sự kiện trong tác phẩm Tiêu biểu đó làNgô Thì Chí, Ngô Thì Du Hai ông vốn đã có tình cảm sâu sắc đối với bộ truyện
lịch sử nổi tiếng Trung Quốc là Tam quốc chí diễn nghĩa và “đó cũng là nguyên
nhân khiến hai ông chọn thể loại tiểu thuyết chương hồi để gửi gắm nỗi niềm, cáchnhìn của mình về thời cuộc và cả về chính những người thân” [7;132] Có tác giảkhông chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn “kiêm” luôn vai trò nhân vật lịch sử trongtác phẩm, đó là Ngô Thì Chí, người mà cả cuộc đời gắn bó với triều Lê, dù bị bệnhnặng, nhưng khi nghĩ đến “nghĩa vua tôi” trong “cơn nguy biến” đã “dám đâu vìviệc riêng mà tiếc thân; nguyện sẽ đeo bệnh tật để dấn bước” [40;280] “trên conđường khuông phò cỗ xe chính trị đang nghiêng đổ của Lê Chiêu Thống” [36;106].Trong thời đại có những biến động dữ dội như thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷXIX, mọi quan hệ xã hội, cương thường đạo lý bị đảo lộn, thời kỳ hưng phế của cáctriều Lê - Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn Gia Long, các ông Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí,Ngô Thì Du, Ngô Thì Thiến đã phải chứng kiến biết bao biến cố ập đến dòng họ
Trang 38mình Trong cơn giông bão chuyển mình của xã hội ấy, sức hút mãnh liệt của nókhiến tất cả dường như đều bị cuốn vào vòng xoáy không gì cưỡng lại nổi
Sự thật lịch sử được ngòi bút khách quan của các tác giả họ Ngô với chủ trươngthuật lại một cách vô tư mọi điều hay cũng như dở của các nhân vật, mặc dù mộtphần nhỏ trong đó ta thấy có tư ý của tác giả Chẳng hạn, ở phần đầu, Ngô Thì Chí
đã gỡ cho Ngô Thì Nhậm khỏi cái tiếng tố giác phe Trịnh Tông trong vụ án nămCanh Tý và ném tấm màn che phủ lên một tấn bi kịch trong chính gia đình họ Ngô
Ở phần kết, Ngô Thì Du đã chịu ảnh hưởng của Tây Sơn hoặc của chính anh mình
là Ngô Thì Nhậm, mà mô tả Nguyễn Hữu Chỉnh như một tên gian hùng lấn át nhàvua mà không biết lượng sức Ngoài phần tư kiến ấy, còn có một phần nào “tínhcách tiểu thuyết” của tác phẩm, như việc chia ra từng hồi mở đóng theo lối tiểuthuyết Trung Quốc, nhặt nhạnh một vài chi tiết làm chúng ta ngày nay phải hoàinghi, là những yếu tố kỳ ảo, hoang đường như điềm trời, mộng báo trước, đàn ongbay đến đốt Nguyễn Hữu Chỉnh khi ra quân, đặc biệt là chi tiết khó tin như trái timvua Lê Chiêu Thống sau 12 năm chôn vùi dưới đất vẫn “không nát mà màu sắc hầunhư vẫn còn tươi” [40;403]
Hơn nữa, sự thật ấy được đảm bảo bởi người viết ra là những ngòi bút đáng tincậy “Họ Ngô ở Tả Thanh Oai là một họ hiển đạt về thời Lê mạt Đương đời TrịnhSâm, Ngô Thì Sĩ làm đốc đồng trấn Lạng Sơn, con là Ngô Thì Nhậm làm đốc đồng
ở Kinh Bắc Trịnh Sâm đã giao cho Ngô Thì Nhậm điều tra vụ án năm Canh Tý.Ngô Thì Chí theo vua Lê Chiêu Thống chạy đến Chí Linh, rồi phụng mệnh lên LạngSơn tụ tập đồ đảng, dọc đường bị bệnh mà mất Sang đời Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm
là một cánh tay đắc lực của vua Quang Trung, chuyên giao thiệp với nhà Thanh.Cho nên, thời sự bấy giờ, người trong họ Ngô hẳn phải am tường hơn cả, từ việc lớnnhư những cuộc hành quân, giao phong, những âm mưu chính trị, đến việc nhỏ như
Trang 39một cử chỉ, một câu nói nơi tư thất Tất cả đều là sự thật quý báu mà những chứngnhân có uy tín của thời đại bấy giờ đã để lại cho chúng ta” [40;235-236].
Vốn là những chứng nhân chứng kiến những biến cố trong giai đoạn khủnghoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, nên những gì mà các tác giả họ Ngô phản
ánh trong Hoàng Lê nhất thống chí được đảm bảo tính chân thật, sống động Trước
tình hình giai cấp thống trị suy yếu cuối những năm 70 của thế kỷ XVIII, tác phẩm
đề cập đến những kiến nghị của Ngô Thì Nhậm, nhưng không được chúa Trịnh đểmắt tới Do ăn chơi trác táng, hành lạc phung phí, mà sức khỏe Trịnh Sâm sa sútnghiêm trọng “chúa rất sợ nắng gió, bình thường phải ở luôn trong thâm cung và nơi
đó phải thắp nến suốt đêm ngày… Các hàng văn võ trong triều, thì thường không hềthấy được mặt rồng Việc của phủ chúa, bên ngoài người ta đồn đại như là việcThiên Tào Cứ như thế, sự ngăn cách, che lấp càng thêm tệ” [40;27] Theo Phạm Tú
Châu: “Bảy hồi sau của Hoàng Lê nhất thống chí chẳng những đã kể tiếp chuyện
trong cung phủ, triều đình, ngoài dân gian biên ải, mà đáng lạ hơn là có cả nhữngtrang ghi lại thật sinh động hình tượng của chàng rể vua Lê trong cuộc đại phá quânThanh Và khi viết những trang này hẳn là Ngô Thì Du đã phải sưu tầm tư liệu củanhiều người trong họ, của nhiều người đương thời từng tham gia và chứng kiếnnhững sự kiện trên” [7;107]
Các tác giả họ Ngô là những người đã kế tiếp nhau chứng kiến các sự kiện lớn
nhất của thời đại: phong trào nông dân nổ ra từ đầu đời Cảnh Hưng (1740), vụ án
Kỷ Sửu (1769), Trịnh Sâm truất ngôi thái tử Lê Duy Vĩ, vụ án năm Canh Tý (1780),Trịnh Khải bị truất ngôi thế tử, loạn kiêu binh (1782), Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắcdiệt Trịnh (1785), chiến thắng Đống Đa (1789), Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lênngôi (1802) Những biến chuyển dữ dội của thời đại đã tác động mạnh đến mọi quan
hệ xã hội, khiến họ Ngô Thì rơi vào trạng thái bị phân hóa mãnh liệt Có nhiều sựđổi thay xảy ra, sau vụ án Canh Tý (1780) khi Trịnh Khải được kiêu binh phò lập
Trang 40lên làm chúa, Ngô Thì Nhậm phải lẩn tránh Thời gian sau khi Nguyễn Huệ kéoquân ra Bắc với danh nghĩa diệt Trịnh phò Lê (1785), Ngô Thì Nhậm lại bỏ nhà Lê,cộng tác với Tây Sơn Khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai (1788) diệt Vũ Văn Nhậm,Ngô Thì Nhậm bấy giờ được cử làm Lại bộ tả thị lang giúp Ngô Văn Sở trấn thủBắc Hà Cùng lúc đó, thì Ngô Thì Chí lại bỏ chạy theo Lê Chiêu Thống và tỏ ratrung thành với nhà Lê Đến khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngô Thì Nhậm bị thuộc hạcủa Nguyễn Ánh là Đặng Trần Thường làm chức Tán lý Bắc thành đem ra phạttrượng trước Văn Miếu cùng với Phan Huy Ích, về tội đã đi theo ngụy triều Tây Sơn
để cảnh cáo các sĩ phu Bắc Hà Cũng vì có tư thù từ trước, Đặng Trần Thường saitẩm thuốc độc vào trượng đánh chết Trong khi đó, Ngô Thì Du lại ra làm quan vớinhà Nguyễn và được bổ làm đốc học Hải Dương
Trên nền bối cảnh hiện thực đó, các tác giả họ Ngô - những nhân chứng sốngđộng, đã ghi chép những điều mắt thấy tai nghe về thời cuộc thay đen đổi trắng, lậtlọng tráo trở của lũ quan lại yếu hèn, những cuộc tranh giành gây bao biến loạntrong phủ chúa, sự nhu nhược, đớn hèn của các đấng quân vương, đặc biệt, đó làcuộc hành quân thần tốc, chiến thắng quân Thanh chớp nhoáng của quân Tây Sơn
là hiện thân của vẻ đẹp nội dung lẫn hình thức của những tài năng và kết tinh sáng
tạo nghệ thuật Với một tác phẩm giàu chất sử thi như Hoàng Lê nhất thống chí, thì
sự thành công của các tác giả họ Ngô đã được thể hiện rõ trên những trang văn đầy
ắp sự kiện lịch sử của một thời đại có nhiều biến động của xã hội Việt Nam nửa cuối