1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non qua bộ phận văn học dành cho trẻ em

37 16,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 321,84 KB

Nội dung

Khi nói đến giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, người ta coi đó là nhiệm vụ của trường mầm non trong các tiết học: tạo hình, âm nhạc, đóng kịch… dựa trên các tác phẩm văn học.. Giáo dục thẩm mỹ là

Trang 1

Mục lục

Trang

Phần 1 mở đầu

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Lịch sử nghiên cứu khoa học 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

Phần 2 nội dung

Chương 1 Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học 5

1 Khái niệm thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ 5

2 Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm non 5

2.1 Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm non 5 2.2 Khả năng của văn học trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non 6

3 Một số đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ mầm non 7

3.1 Sự hồn nhiên ngây thơ 7

3.2 Sự ngắn gọn và rõ ràng 8

3.3 Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu 9 3.4 Sử dụng từ ngữ chọn lọc trong sáng và dễ hiểu 10

3.5 Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện 11

3.6 ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng 12

4 Vai trò của văn học đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non 12

Chương 2 Văn học dành cho trẻ em và chức năng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non 18

1 Tổng quan về loại tự sự dân gian và sức hấp dẫn đặc biệt của một số thể loại tự sự dân gian đối với trẻ mần non 18

1.1 Thần thoại 20

a Khái niệm` 20

b Đề tài và giá trị xã hội của thần thoại 20

c Chức năng giáo dục thẩm mỹ của thần thoại đối với trẻ mầm non 22

Trang 2

1.2 Truyện cổ tích 22

a Khái niệm 22

b Đề tài và giá trị xã hội của truyện cổ tích 22

c Chức năng giáo dục thẩm mỹ của truyện cổ tích đối với trẻ mầm non 24

2 Tổng quan về loại trữ tình dân gian và sức hấp dẫn đặc biệt của một số thể loại trữ tình dân gian đối với trẻ mần non 24

2.1 Ca dao dân ca 29

a Khái niệm 29

b Đề tài và giá trị xã hội của ca dao - dân ca 29

2.2 Hát ru 30

a Khái niệm 30

b Đề tài và giá trị xã hội của hát ru 31

2.3 Chức năng giáo dục thẩm mỹ của ca dao – hát ru đối với trẻ mầm non 31

kết luận 33

Tài liệu tham khảo 37

Trang 3

Phần 1: Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

Điều 21, 22 Luật Giáo dục (2005) xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo

dục Mầm non : Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về

thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Đối với trẻ mầm non các môn học trong nhà trường như toán, văn học, các tiết học làm quen, khám phá, hình thành biểu tượng… đã góp phần giúp trẻ xây đắp những ước mơ lớn lao cho tương lai của mình, đặc biệt là môn văn học Ngoài những đặc tính chung của nghệ thuật, văn học cho trẻ em còn mang những đặc tính rất riêng do tâm lý tiếp nhận của lứa tuổi quy định Văn học sáng tác cho trẻ em xuất phát từ sự hồn nhiên, ngây thơ trong sáng của trẻ Trẻ mầm non rất giàu xúc cảm tình cảm, đây là nét tâm lý nổi bật của trẻ Trẻ luôn có nhu cầu được người khác quan tâm, luôn bày tỏ tình cảm với mọi người xung quanh Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự thay đổi của thế giới thiên nhiên, trẻ xúc động ngỡ ngàng trước những điều rất đơn giản

Có thể nói để tiếp nhận thế giới của cái đẹp được xây dựng trong văn học nghệ thuật thì không ai có lợi thế bằng trẻ em Văn học có tầm quan trọng

đặc biệt, đảm nhiệm các chức năng giáo dục: chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng thông tin, chức năng giải trí và xây dựng trí tưởng tượng phong phú cho trẻ Giáo dục thẩm mỹ là nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với trẻ và là việc cần tiến hành nghiêm túc từ tuổi mẫu giáo Có

thể coi trẻ mẫu giáo là thời kì hoàng kim của giáo dục thẩm mỹ Do vậy, năng

khiếu nghệ thuật cũng được nảy sinh từ lứa tuổi này

Khi nói đến giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, người ta coi đó là nhiệm vụ của trường mầm non trong các tiết học: tạo hình, âm nhạc, đóng kịch… dựa trên các tác phẩm văn học Qua đó trẻ được làm quen, tiếp xúc với văn học Văn học là nghệ thuật phổ biến và có tác dụng giáo dục thẩm mỹ mạnh mẽ nhất Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện hay, kèm theo những bức tranh sinh

động Đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, đưa trẻ vào thế giới bí ẩn

đầy huyền ảo và giàu trí tưởng tượng Thêm vào đó ngôn ngữ, giọng điệu của người đọc người kể dẫn trẻ đến với văn học một cách hứng thú, say mê

Trang 4

Trẻ nhận thấy trong văn học luôn là điều hay, cái đẹp, cái thần kì nhiệm màu Qua đó giáo dục trẻ chân, thiện, mỹ của con người Vì vậy, là giáo viên tương lai tôi chọn đề tài này để tìm hiểu thêm về cái hay, cái đẹp cần giáo dục trẻ qua văn học

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu bộ phận văn học dành cho trẻ em, qua đó thấy được vai trò của văn học dành cho trẻ em trong việc giáo dục thẩm mỹ cho tre mầm non

3 Lịch sử nghiên cứu đề tài

PGS.TS Nguyễn Thị Bình Sức hấp dẫn văn học viết thiếu nhi qua hình tượng “ nhóc Nicolas” Tạp chí văn học 6/2008

TS Hồ Thị Hạnh Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật Báo Giáo Dục Mần Non

Lê Phương Liên Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lai Những ảnh hưởng của Văn học thiếu nhi đến sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kì

đổi mới 9/2009

4 Phạm vi nghiên cứu

Do khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp và thời gian nghiên cứu không dài, trong khi văn học dành cho trẻ em là một kho tàng rộng lớn Với đề tài này tôi

chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non qua bộ phân văn

học dành cho trẻ em Dựa trên thể loại tự sự dân gian (thần thoại; truyện cổ

tích) và trữ tình dân gian (ca dao; hát ru)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân loại

Trang 5

Phần 2: Nội Dung

Chương 1: Chức năng giáo dục thẩm mỹ

trong văn học

1 Khái niệm thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ

Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp Cái đẹp

là cái hài hoà, sự cân đối cả trong đời sống vật chất và tinh thần Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện đối với trẻ và cần được tiến hành ngay từ tuổi mẫu giáo

Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, đặc biệt là trong văn học để đưa cái

đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo

2 Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm non

2.1 Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm non

Văn học là sách giáo khoa về cuộc sống (những quan hệ thẩm mỹ giữa

nghệ thuật và hiện thực) Nói như vậy là muốn đề cập đến chức năng của văn học đối với cuộc sống tinh thần của con người

Lý luận văn học truyền thống thường nói đến chân – thiện – mỹ của văn học Sau này người ta coi văn học có ba chức năng gắn bó mật thiết với nhau là: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ Gần đây người ta còn nêu thêm nhiều chức năng khác nhau nữa của văn học như: chức năng giao tiếp, chức năng giải trí, chức năng dự báo… Việc nêu thêm những chức năng cho văn học, xét

ở những góc độ khác nhau đều có những lý lẽ xác đáng của nó Song ở góc độ nào cũng đều phải nhìn nhận các chức năng trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm làm rõ đặc trưng của văn học Đề tài này tôi chỉ đề cập đến chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ em

Khi phản ánh cuộc sống, văn học có chức năng góp phần làm thoả mãn các nhu cầu về cái đẹp, trau dồi năng lực và thị hiếu thẩm mỹ cho con người.Văn học làm thỏa mãn những nhu cầu về cái đẹp bằng cách tạo cho con người những rung động sâu sắc về tình cảm, được nếm trải những giây phút lo

âu, hồi hộp, vui sướng, ước vọng… qua những bước thăng trầm, biến đổi của

Trang 6

cuộc đời Cái đẹp do văn học tạo ra là cái đẹp được chọn lọc có tính chất điển hình, khái quát, có chất lượng cao và mới mẻ hơn cái đẹp trong đời thường

Nó có khả năng nuôi dưỡng những xúc cảm thẩm mỹ cho con người và giúp con người phát triển những phẩm chất nghệ sĩ vốn có của mình

2.2 Khả năng của văn học trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non, giáo dục đạo đức cần phải gắn chặt với giáo dục thẩm mỹ Giáo dục cho trẻ cảm nhận cái hay cái đẹp trong xã hội, trong tự nhiên đồng thời phải giáo dục trẻ biết làm theo các tấm gương tốt, biết trân trọng giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên Văn học phản ánh hiện thực hay nói khác

đi văn học là cái phản ánh và hiện thực là cái được phản ánh Giáo dục thẩm

mỹ cho trẻ làm cho trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong hiện thực (cái

được phản ánh) và cái đẹp của chính ngôn ngữ tác phẩm (cái phản ánh) Cái

đẹp trong xã hội mà tác phẩm văn học đem đến cho trẻ chính là cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người (tình cảm đối với những người ruột thịt, tình cảm với bạn bè…)

Cái đẹp trong tự nhiên đem lại cho trẻ những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh Đáng yêu sao chú gà con mới nở:

“Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu

Lông vàng mát dịu

Mắt đen sáng ngời ”

Đẹp biết bao những chiếc nấm :

“ ở rừng mỗi bận mưa xong

Bao nhiêu nấm trắng, nấm hồng, nấm nâu

Nấm đi trước nấm đi sau

Nấm nào cũng đội trên đầu chiếc ô… ”

(Nguyễn Châu – Nấm rừng)

Cây dưới ngòi bút của các nhà thơ đem lại cho trẻ cái nhìn mới mẻ Cây không phải là khúc gỗ đâu nhé, cây cũng có tâm hồn, có quan hệ với các bạn cây khác, với gió, với chim Bốn mùa trong thiên nhiên cũng đi vào tác phẩm văn học, trẻ cảm thấy không khí trong lành, ấm áp của mùa xuân qua các bài

thơ: cây đào, mùa xuân; không khí mùa thu mát mẻ dưới ánh trăng: trăng

ơi…từ đâu đến; những ngày hè nóng nực: trưa hè và những cơn mưa mùa hạ

ngọt ngào: mưa; mưa làm nũng; mùa đông lạnh với bài thơ: mùa đông; chiếc

lá bàng,… Khi nghe đọc thơ, kể chuyện trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên

nhiên, của các con vật, đồ vật đã được thơ, truyện phản ánh Tình yêu thiên

Trang 7

nhiên là khởi điểm của tình yêu đất nước (đọc và kể chuyện văn học ở vườn

trẻ) Nếu trẻ có tình yêu và lòng nhân hậu đối với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên thì trẻ sẽ có tình yêu nồng nàn với Tổ quốc và con người

Bên cạnh việc đem lại cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ, các tác phẩm luôn nhắc nhở trẻ phải biết bảo vệ thiên nhiên, biết chăm sóc các con vật, giữ gìn

và sử dụng tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi…(trồng cây, tưới rau, nuôi gà, hoa kết trái,…)

Cái đẹp trong ngôn ngữ tác phẩm cũng đa dạng như nội dung phản ánh

để miêu tả thiên nhiên, các con vật các nhà thơ thường sử dụng lối nói ví von,

sự so sánh kết hợp với lối nói ẩn dụ và hoán dụ:

…“Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng mà không rơi Những hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi”…

(Trăng ơi… từ đâu đến - Trần Đăng Khoa)

Cũng có khi sử dụng lối nói nhân cách hoá:

…“Cây có ngàn mắt lá

Mắt nào cũng tươi xanh Cây có trăm tay cành Cùng vươn ra đón gió

Tính thẩm mỹ biểu hiện cả trong những sự vật và hiện tượng tự nhiên Trong bản thân con người (từ dáng vẻ, hoạt động, hành vi, ứng xử…) Những

đồ vật do con người sáng tạo ra trong các tác phẩm nghệ thuật khác

3 Một số đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ mầm non

3.1 Sự hồn nhiên ngây thơ

Hồn nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ thơ Vì thế, yêu cầu đầu tiên của văn học dành cho các em cũng chính là sự hồn nhiên ngây thơ

Trang 8

Những sáng tác do các em viết thực sự cuốn hút người đọc bởi sự hồn nhiên ngây thơ, trong sáng của các em :

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

3.2 Ngắn gọn và rõ ràng

Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng của tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ Văn xuôi thường được thể hiện bằng câu đơn ngắn gọn, ít khi dùng câu phức hợp Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc một câu hỏi mang tính định hướng: Bó hoa tặng cô; Cái bát xinh xinh; Ai

đáng khen nhiều hơn; Bài học tốt… Truyện thường có kết cấu theo kiểu đối lập, tương phản rõ ràng, giúp trẻ dễ nắm được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và trẻ có thể kể lại một cách dễ dàng: Chú dê đen; Ba cô gái; Bác gấu đen và hai chú thỏ…

Dạng phổ biến của thơ viết cho trẻ em là thể thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, rất gần với đồng dao – một thể loại của văn học dân gian phù hợp với trẻ thơ Câu thơ ngắn vui nhộn, các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc dễ nhớ:

Cây dây leo

Trang 9

Là cối xay lúa…

(Trần Đăng Khoa – Kể cho bé nghe)

Sự rõ ràng của văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non còn được thể hiện ở ý nghĩa của từ vựng Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể dễ hiểu:

Vàng tươi hoa cúc áo

Đỏ rực nụ dong riềng

Tim tím hoa bìm bìm

Dây tơ hồng em quấn

Thành một bó vừa xinh

(Ngô Quân Miện – Bó hoa tặng cô)

Hay như đoạn văn sau:

Tí Xíu nhập bọn với các bạn Lúc đầu chúng bay xuống mặt biển, rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh sáng như bạc Xế chiều,

ông mặt trời tỏa những tia nắng chói chang hơn lúc sáng…

(Giọt nước Tí Xíu )

Với cách tả trực tiếp như vậy, trẻ có thể dễ dàng hình dung ra và hiểu rõ các sự vật, hiện tượng được thể hiện trong tác phẩm Bên cạnh đó, truyện thường có kết cấu đối lập tương phản với hai loại nhân vật thiện - ác; tốt - xấu (kiểu kết cấu của cổ tích) phù hợp với lối tư duy cụ thể của trẻ, giúp trẻ nắm

được cốt truyện, hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng: chú dê đen; Bác Hồ kính yêu; chú thỏ tinh khôn…

3.3 Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu

Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm cho tác phẩm thêm sinh động, có sức hẫp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của trẻ Có thể nói vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho trẻ em Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ:

Trang 10

Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa (Phạm Hổ – Bắp cải xanh )

Chữ cuối của câu thơ thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thơ thứ hai; chữ cuối của câu thơ thứ ba được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư gợi lên hình dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ cuộn vòng tròn

Bài thơ Mời vào của Võ Quảng như một hoạt cảnh vui không chỉ vì sự xuất

hiện của các nhân vật cùng với các sự kiện mà còn kết hợp bởi các thanh trắc, thanh bằng tạo nên tính nhạc của bài thơ:

- Cốc, cốc,cốc !

- Ai gọi đó ?

- Tôi là thỏ

- Nếu là thỏ Cho xem tai

- Cốc, cốc, cốc !

- Ai gọi đó ?

- Tôi là nai

- Thật là nai Cho xem gạc…

3.4 Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu

Văn học cho trẻ em đặc biệt có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều

động từ, tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc… tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích trí tượng sáng tạo của trẻ và tác động mạnh đến nhận thức tư tưởng tình cảm của trẻ:

Trang 11

(Thu Hà - Hoa kết trái)

Nhờ hàng loạt tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh ), các từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh),… bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về mảnh vườn, giúp trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng thật cụ thể

3.5 Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện

Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa tuổi mầm non Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao

gồm hệ thống những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng… thơ cho trẻ em có thể kể

lại được Ngoài những truyện thơ như: Mèo đi câu cá; Nàng tiên ốc; Bồ câu và ngan… những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc một hiện tượng : Đoá hoa tặng mẹ; Chiếc cầu mới; Chú bò tìm bạn; Xe chữa cháy…

Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe hát

Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai

Bò chào: “kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây!”

Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười toét miệng Bóng bò chợt tan biến

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau “ ậm ò…” tìm gọi mãi (Phạm Hổ – Chú bò tìm bạn)

Bài thơ là một câu chuyện nhỏ Câu chuyện kể rằng có một chú bò khi

ra sông uống nước, thấy bóng của mình dưới dòng nước trong xanh đã nhầm tưởng là có một anh bò nào khác cũng ra sông uống nước như mình Bò cất tiếng chào, mặt nước rung rinh xao động làm bóng của bò tan biến Bò ngạc

nhiên không hiểu bạn đi đâu nên cứ ậm ò… tìm gọi

Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt

được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, thì yếu tố thơ trong truyện lại như một chất xúc tác làm cho câu chuyện có thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ Mỗi câu chuyện viết cho trẻ em là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc Chất thơ của truyện sẽ

Trang 12

làm cho những bài học ấy không bị khô khan, cứng nhắc Những truyện như: Giọng hót chim sơn ca; Hoa mào gà; Chú đỗ con; Bồ nông có hiếu; Cây gạo… Chẳng khác gì những bài thơ bằng văn xuôi, những bài thơ ca ngợi cuộc sống,

ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con người Cùng với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo các em suốt cả cuộc đời

3.6 ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng

Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục

Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và nhận thức của con người Nhất là với lứa tuổi mầm non thì văn học, đặc biệt là thơ càng có sự tác động nhanh, nhạy Tuy nhiên, lứa tuổi này

chỉ có thể đọc tác phẩm văn học một cách gián tiếp, tư duy lôgic chưa phát

triển nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán Chính vì thế, mỗi một tác phẩm văn học đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng

4 Vai trò của văn học với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

“ Trẻ em như búp trên cành…” non tơ và trong trắng Sự nhận thức của trẻ

thường thông qua con đường cụ thể, trực tiếp cảm tính, gắn liền với những cảm xúc về cái đẹp, vì thế có thể thông qua giáo dục thẩm mỹ mà giáo dục các mặt khác cho trẻ đặc biệt là giáo dục đạo đức Đối với trẻ mầm non thì cái

đẹp và cái tốt chỉ là một, khó có thể chia cắt rạch ròi Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo

là thời kỳ phát triển của những xúc cảm thẩm mỹ Tức là xúc cảm tích cực

được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp Khiến trẻ thấy gắn bó tha thiết với mọi người và thế giới xung quanh Chính vì thế, đây là thời điểm vô cùng thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ và chính giáo dục thẩm mỹ lại có thể mang đến một hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ Về phương diện này, văn học đặc biệt là văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non có khả năng chiếm ưu thế

Trước hết, văn học đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mở trong các em những xúc cảm thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ Các tác phẩm văn học nói chung, văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng như một khung cửa sổ rộng lớn đưa trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài Từ những tác phẩm văn học này trẻ thấy được một thế giới bao la cùng với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động Đặc biệt những nội dung vô cùng phong phú, đa dạng với những hình ảnh đẹp đẽ tươi sáng lại được thể hiện bởi hệ thống ngôn ngữ hết sức đơn giản với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên những bức tranh muôn màu muôn vẻ về thiên nhiên và cuộc sống Trẻ mầm non với

Trang 13

tâm hồn ngây thơ chưa có trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanh mới ở mức cảm tính gắn với những cái cụ thể trước mắt Vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học gặp trí tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận được ý nghĩa giáo dục trong tác phẩm này

Trẻ em được gặp trong thơ ca những hình ảnh so sánh thật sinh động và hẫp dẫn, những hình ảnh nhân hoá đầy phóng khoáng mà lại hết sức gần gũi: Sân nhà em sáng quá

(Trần Đăng Khoa - Trăng ơi … từ đâu đến)

Những hình ảnh miêu tả trong thơ thường rất sinh động, trong trẻo, giúp các em không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn yêu thiên

nhiên, yêu cuộc sống Bài thơ Trăng sáng của Nhược Thuỷ và Trăng ơi…từ

đâu đến của Trần Đăng Khoa với lối so sánh độc đáo và những ảnh đẹp, ngộ

nghĩnh không chỉ kích thích trí tưởng tượng của trẻ thơ mà còn góp phần khơi gợi trong các em tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tự hào về quê hương đất nước mình:

Trang 14

Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em!

Với bài thơ Cánh hoa nở bằng cách so sánh những ngón tay bé như

những cánh hoa trong vườn hoa mùa xuân trắng hồng đẹp đẽ:

Bài thơ Em yêu nhà em giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp dịu êm, đầm ấm

của những cảnh vật gần gũi, gắn bó với ngôi nhà của mình:

Chẳng đâu vui được như nhà của em…

( Đoàn Thị Lam Luyến)

Trong các tác phẩm văn xuôi, trẻ em càng thích thú khi được gặp những yếu tố thần kỳ của truyện cổ tích, lối nhân hoá và sự tưởng tượng phong phú của thần thoại Những hình tượng văn chương tốt đẹp đầy lòng nhân ái sẽ giúp các em tự rút ra các khái niệm về thẩm mỹ, tự phân biệt cái đẹp - cái xấu; cái

đáng yêu - cái không đáng yêu… và không chỉ cung cấp cho các em những hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ, văn học cho trẻ lứa tuổi mầm non còn giúp trẻ phát

Trang 15

huy trí tưởng tượng phong phú, bay bổng để tự tạo ra cái đẹp hoặc tìm đến và thưởng ngoạn cái đẹp

Với các giá trị thẩm mỹ độc đáo văn học làm thoả mãn những nhu cầu thẩm mỹ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mỹ của con người Với trẻ mầm non nhờ tiếp xúc với tác phẩm văn học, tâm hồn trẻ cũng trở nên nhạy cảm hơn, có khả năng cảm thụ tốt hơn các tác phẩm văn học Để có thể nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học, biết khám phá ra cái đẹp của thế giới xung quanh và chính vì thế mà trẻ cảm nhận cuộc sống một cách nhạy cảm, mẫn cảm hơn Có thể nói, về phương diện này văn học nghệ thuật chính là nơi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của con người, nơi gìn giữ và phát triển chất nghệ sỹ

vốn có trong mỗi tâm hồn Như Mác từng nói: bản thân mỗi con người bẩm

sinh đã là một nghệ sỹ, văn học chính là nơi khơi dậy và tiếp sức cho nhưng

rung động về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn không bị chai sạn đi mà luôn luôn mới mẻ, nhạy cảm với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng, một tia nắng và do đó cũng không bao giờ nguội lạnh thờ ơ với số phận con người Luôn căm phẫn đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và thiết tha yêu thương, hướng về cái đẹp…

Khi được thường xuyên thưởng thức các tác phẩm văn học trẻ sẽ say

mê, thích thú các tác phẩm đó Trẻ em lứa tuổi mầm non còn có thể biết tự mình sáng tạo ra cái đẹp Sự sáng tạo này rất phong phú, vì vậy các cô giáo mầm non cần động viên và gợi ý để trẻ có thể phát huy được hết thế mạnh của mình

Trong quá trình kể lại truyện hoặc kể chuyện theo tranh trẻ có thể kể sáng tạo thêm những chi tiết, hình ảnh và ngôn ngữ mới Ví dụ: khi trẻ kể lại

truyện Cây khế trẻ đã tự ý thêm vào chi tiết:

Thấy người em khóc, chim Phượng hoàng bảo:

Người em nín đi , ta ăn một quả trả một cục vàng… (trong khi cô giáo

chỉ kể là: chim Phượng hoàng bảo: ăn một quả, trả một cục vàng…

Khi được hỏi tại sao trẻ lại kể là người em nín đi trẻ đã trả lời: tại vì người em

khóc nên chim Phượng hoàng phải dỗ Đó chính là cái lý của trẻ em Trẻ vừa

được nghe cô kể chuyện, vừa nhớ lại những lần mình khóc được ông bà, bố

mẹ dỗ dành, nên đã tưởng tượng ra chuyện chim Phượng hoàng dỗ người em

nín đi…

Thêm vào đó, trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là quá trình trẻ

được nhập vai, sống cùng các nhân vật trong tác phẩm Nếu biết cách tổ chức tốt ta có thể kích thích sự say mê sáng tạo của trẻ Thêm vào đó hoạt động tạo hình (vẽ tranh, xé dán, nặn theo các hình tượng và nhân vật trong tác phẩm

Trang 16

văn học) Trẻ có cơ hội phát huy trí tưởng tượng phong phú bay bổng của mình Trẻ nghe truyện, ấn tượng về một chi tiết nào đó trẻ cũng có thể tự vẽ

tranh theo trí tưởng tượng của mình Ví dụ: khi nghe chuyện Tấm cám trẻ có

thể vẽ những bức tranh bụt hiện lên trong vầng hào quang chói sáng; cô Tấm

đang ngồi khóc; cô Tấm đang vớt tép; con gà đang bới đất….Xem những bức tranh trẻ tự vẽ (theo tác phẩm văn học) mới thấy trí tưởng tượng của trẻ thật vô

bờ bến, và khả năng khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ trong văn học đối với trẻ thật lớn lao Vì vậy, trong những giờ vẽ tranh tự do hoặc theo chủ đề cô nên gợi ý trẻ để trẻ nhớ lại những câu chuyện đã được nghe Điều này không chỉ giúp trẻ nhớ lại truyện mà còn phát huy trí tưởng tượng phong phú, bồi dưỡng những rung động thẩm mỹ cũng như khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ thơ

Khả năng sáng tạo tuyệt vời của trẻ cộng với những ảnh hưởng lớn lao của tác phẩm văn học đã dẫn đến hiện tượng có một số trẻ biết làm thơ khi chưa biết chữ (chưa vào lớp 1): Hoàng Dạ Thi và Ngô Thị Bích Hiền…

Hoàng Dạ Thi mới lên năm tuổi đã có thơ:

Con thương mẹ như cái lá

Con thương chị Líp to bằng cái nhà Con thương ba như ông trời

Trời là đi mô cũng có Trời là đi mô hắn cũng đi theo

Và bài thơ Cái chuông vú thật nổi tiếng

Hai cái vú của mẹ là hai cái chuông Con sờ vào

Nó kêu: kreng, kreng, kreng Con mượn hai cái chuông vú Con đi bán kem

Ai nghe tiếng chuông vú cũng đến mua Kem vú ngọt lắm

Kreng, kreng, kreng…

Ngô Thị Bích Hiền có những bài thơ thật hay khi năm tuổi:

Cầu Thê Húc đỏ, đỏ, đỏ Cây bên cầu xanh, xanh, xanh Nước dưới cầu trắng, trắng, trắng Nhìn xuống dưới sợ, sợ, sợ

Đi trên cầu thích, thích, thích (Cầu Thê Húc)

Trang 17

Hay như bài thơ: Ông mặt trời

Ông mặt trời óng ánh Toả nắng hai mẹ con Bóng con và bóng mẹ Dắt nhau đi trên đường

Em nhíu mắt nhìn ông

Ông nhíu mắt nhìn em

Ông ở trên trời nhé Cháu ở dưới này thôi Hai ông cháu cùng cười

Mẹ cười đi bên cạnh

Ông mặt trời óng ánh…

Trang 18

Chương 2: văn học dành cho trẻ em và chức năng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

1 Tổng quan về loại tự sự dân gian và sức hấp dẫn đặc biệt của một

số thể loại tự sự dân gian đối với trẻ mần non

Văn tự sự dân gian chủ yếu gồm có truyện và vè Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần Còn vè thì bao giờ cũng là văn vần Kho tàng truyện dan gian Việt Nam rất phong phú với nhiều loại truyện: thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười… không phải các loại truyện ấy cùng xuất hiện trong lịch sử như nhau Thần thoại xuất hiện

từ thời nguyên thuỷ Đến thời Văn Lang, Âu Lạc khi có hình thức sơ khai của nhà nước, khi dần dần có sự kết hợp giữa các thị tộc, bộ lạc thì những thần thoại ở các địa phương khác nhau cũng dần kết hợp lại với nhau thành hệ thống phản ánh sự phôi thai của dân tộc Thời kì mà chế độ phong kiến thống

trị ở nước ta là thời kì phát triển của truyện cổ tích Cũng có những truyện cổ

tích bắt nguồn từ thần thoại Nhưng dù có nguồn gốc thế nào đi chăng nữa thì truyện cổ tích ở nước ta vẫn chủ yếu phản ánh xã hội phong kiến và cuộc đấu tranh của nhân dân dưới chế độ phong kiến Nếu như thần thoại có hình thức văn vần trong buổi thịnh thời của nó thì truyện cổ tích thường là văn xuôi dân gian

Truyện cổ tích lưu hành trong xã hội với tính chất là tác phẩm văn nghệ Nếu như một số truyện nào đó có ý nghĩa như một phương tiện của của tôn giáo thì đó không phải là những phương tiện phổ biến

Truyện ngụ ngôn phát triển đồng thời với truyện cổ tích, khi tư duy đã

đạt đến trình độ phân biệt được ý niệm trừu tượng ẩn ở đằng sau sự tích cụ thể, khi nhân dân cần đến một thứ vũ khí thích hợp để có thể tiến công vào giai cấp thống trị mà lại vừa bảo vệ được người sử dụng vũ khí ấy

Đến thời kì giai cấp phong kiến suy vong, bản chất xấu xa của nó ngày

càng lộ liễu thì nhân dân bèn sáng tác nhiều truyện cười để vạch rõ hơn bản

chất xấu xa ấy Không có lý do gì để khẳng định rằng những truyện cười đầu tiên phải ra đời sau thần thoại Nhưng chắc chắn rằng mùa nở rộ của truyện cười phải là thời kỳ của chế độ phong kiến Đó cũng chính là mùa nở rộ của

vè Sự trùng hợp này không phải ngẫu nhiên: vè cũng như truyện cười đều là

những loại vũ khí sắc bén của nhân dân trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế

độ phong kiến đang lung lay tận gốc

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w