1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình trong sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

29 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 485,75 KB

Nội dung

Kỹ năng giao tiếp cũng là một kỹ năng then chốt của mỗi sinh viên, mà các sinhviên học viên công nghệ bưu chính viễn thông cần quan tâm trao dồi và nâng cao.. Nên để hướng sinh viên có c

Trang 1

ĐỀ TÀI: Những giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình trong sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triểnđứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáodục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài Song songvới việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần phảinăng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức , phương pháp học tập mới mẻ Ở bậcđại học thì các phương pháp học tập kết hợp với những kỹ năng cần thiết là vô cùngquan trong gắn liền với các sinh viên nói chung và sinh viên học viện bưu chính nóiriêng Kỹ năng giao tiếp cũng là một kỹ năng then chốt của mỗi sinh viên, mà các sinhviên học viên công nghệ bưu chính viễn thông cần quan tâm trao dồi và nâng cao

Trong tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu xã hội, trong đó có giao tiếp đứng ởtầng thứ 3 sau nhu cầu về sinh lý và an toàn Ông cha ta cùng từng nói: "Sự ăn cho ta cáilực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp" Không chỉ vậy, 1 trong 3 yêucầu hàng đầu của nhà tuyển dụng ngày nay đó là giao tiếp tốt

Hiện nay, những người đi học nhận thấy, việc các bạn trẻ có điều kiện giao tiếp vàtiếp xúc với môi trường thực tế còn quá ít Việc quá chú trọng vào chuyên môn học tậpcủa mình khiến tính năng động trong môi trường giao tiếp còn yếu, rất nhiều các bạn sinhviên không biết cách bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất Không biết ứng xử vàthể hiện thế mạnh của mình khi đứng trước nhà tuyển dụng

Giao tiếp là chuyện quá đỗi bình thường, bằng nhiều hình thức khác nhau, mỗichúng ta hàng ngày không ngừng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau và nhận lạinhững kết quả khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, mà ở đó thái độ trong giaotiếp là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả giao tiếp

Ví dụ như trong các trường đại học, các phòng Đào tạo, Thư viện, Công tác HọcSinh - Sinh Viên, Tài chính là những đơn vị thường được/bị nhận nhiều phản ánh từ phíasinh viên, khen, chê đều có Là người đã từng tiếp, hướng dẫn, trả lời, giải quyết một sốvấn đề của sinh viên trong hơn 20 năm, một sự cảm nhận cá nhân là: thái độ trong giao

Trang 3

tiếp của sinh viên nếu như trước đây đánh giá theo thang điểm 10 là từ 6 đến 10 thì ngàynay là từ 4 đến 7.

Khi đến các phòng/ban các bạn sinh viên thường hỏi những câu thiếu chủ ngữ, vídụ: “cho đóng tiền”, “Trả sách cô” Những từ như: thưa cô, thưa thầy hiếm thấy xuấthiện trong khoảng 5-7 năm trở lại đây Ngôi thứ ba chỉ người đươc các bạn dùng phổbiến là: nó, ví dụ:

- Nó chỉ em xuống đây

- Nó là ai vậy em

- Dạ Phòng Đào tạo/ Tài Chính

Khi được hướng dẫn giải quyết công việc, hiếm khi thấy các bạn nói: Em cám ơn,hay cám ơn thầy/cô

Nên để hướng sinh viên có cơ hội nhiều hơn trong học tập, công việc giao tiếp trênghế nhà trường , công sở hay chính cuộc sống của các bạn sinh viên việc trao dồi kỹ nănggiao tiếp cũng đòi hỏi những giải pháp phù hợp với sinh viên học viện hơn bao giờ hết.Tất cả những nội dung mà tôi trình bày dưới đây trong đề tài này có thể chưa đầy đủ,thậm chí là có đôi chỗ chưa thật chính xác về một số vấn đề bởi vậy rất mong có được sựđóng góp ý kiến nhận xét của thầy cô

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

2.1.Về kiến thức: 6

2.3 Về thái độ 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

3.1 Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ năng giao tiếp 7

3.2.Đề xuất các giải pháp thực tế và kiến nghị để nâng cao kỹ năng cho sinh viên 7

4 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài nghiên cứu 8

5.Giả thuyết nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

6.1 Phương pháp duy vật biện chứng 8

6.2.Phương pháp nghiên cứu tài liệu 8

6.3.Phương pháp quan sát 9

7.Cấu trúc đề tài 9

CHƯƠNG II: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP 9

1.Tìm hiểu giao tiếp 9

2.Các mức độ giao tiếp 10

2.Phân loại giao tiếp 10

2.2.Phân loại theo phương tiện giao tiếp 10

2.3.Phân loại theo khoảng cách 11

2.4.Phân loại theo qui cách 11

3.Chức năng giao tiếp 11

4.Vai trò của giao tiếp 11

5.Cấu trúc của hành vi giao tiếp, Các mô hình giao tiếp 13

5.1.Mô hình giao tiếp một chiều 13

5.2.hình tác động qua lại về giao tiếp 13

5.3.Sơ đồ giao dịch về giao tiếp 14

6.Các loại giao tiếp: 15

6.1.Giao tiếp trực tiếp 15

Trang 5

6.2.Giao tiếp gián tiếp 16

7.Thực trạng vấn đề kỹ năng giao tiếp trong sinh viên hiện nay của Học viện và cách tiếp cận của sinh viên 17

7.1 Về thực trạng chung trong các sinh viên 17

7.2.Thực trạng vấn đề năm bắt được các kỹ năng giao tiếp trong sinh viên của Học viện hiện nay 17

7.3.Về phía Học Viện Công Nghệ Bưu chính Viễn thông 18

7.4.Đánh giá mức độ các sinh viên hứng thú với việc học với bộ môn này 19

7.5.Đánh giá thái độ tiếp thu của các bạn tham gia khóa học tập và thực hành về các kỹ năng 20

7.6.Mục tiêu đề ra của việc tăng cao các kỹ năng giao tiếp 21

7.7.Hiệu quả của các sinh viên khi tham gia khóa học nâng cao các kỹ năng về giao tiếp 22

7.8.Đánh giá chung về ưu nhược điểm 22

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 24

1.Đề xuất một số giải pháp cho Học viện 24

1.1.Giải pháp cho kỹ năng giao tiếp của Học Viện 24

1.2.Giải pháp dành cho sinh viên 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1 Lý do chọn đề tài

Đề tài “Vấn đề nâng cao các kỹ năng giao tiếp của sinh viên học viện công nghệ bưu chính viễn thông Đề cập trong tiểu luận dưới đây cho chúng ta khái quát qua về các vấn

đề kỹ năng học tập và nghiên cứu của sinh viên trong phạm vi trường Học Viện Công

Trang 6

các phương pháp cải thiện hợp lý để cải thiện của cá nhân tộ đề xuất Từ đó các sinh viên

có thể nắm bắt được phần nào về các mô hình giúp cải thiện các kỹ năng về giao tiếp.Với tất cả những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong đề tài, tôi mong muốn góp phần nào đó nâng cao chất lượng áp dụng và giảng dạy, học tập của các khoa trong Học Viện, cũng như mong muốn các đâu hiệu tích cực của các sinh viên khi áp dung các phương pháp thấy phù hợp cho bản thân họ nhất

2 Mục tiêu nghiên cứu

Kỹ năng sử dụng tối ưu các phương tiện giao tiếp, bao gồm phương tiện ngônngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ

Kỹ năng thiết lập, phát triển, củng cố mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống cũngnhư trong hoạt động nghề nghiệp trong tương lai

2.3 Về thái độ

Sinh viên học viện thấy được tầm quan trọng của việc trở thành một người giao tiếpgiỏi, trên cơ sở đó hình thành ở các em thái độ đúng đắn đối với môn học cũng như vớiviệc rèn luyện các phẩm chất giao tiếp nghề nghiệp

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát tình hình học tập cũng như tiếp thu về kiến thức về nâng cao kỹ năng củasinh viên Học viện và hiệu quả đem lại Hiện nay tại trường đại học viện đào tạo chosinh viên về kỹ năng cơ bản như giao tiếp còn rất hạn chế, hoặc trên góc độ lý thuyết là

Trang 7

chính mà thiếu đi quá trình luyện tập, kỹ năng cần tập luyện mới trở nên thành thạo.Trong hoàn cảnh đó rất nhiều bạn trẻ đã ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp, và chủđộng tiếp cận với môi trường thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường để rèn luyện kỹnăng giao tiếp cho mình.

3.1 Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ năng giao tiếp

trong học viện Học tập, nghiên cứu môn học kỹ năng giao tiếp, sinh viên cần:

 Phân tích được bản chất, các khía cạnh của quá trình giao tiếp: truyền thông, nhậnthức và ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp

 Ứng dụng được những nét riêng, những phong tục, tập quán của dân tộc cũng nhưnhững nguyên tắc, những thông lệ quốc tế trong giao tiếp, ứng xử hiện đại

 Ứng dụng được những nguyên tắc, những lý luận cơ bản về giao tiếp

 Tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là trong giờ học thực hành để hìnhthành các kỹ năng giao tiếp, đồng thời không ngừng trau dồi, rèn luyện chúng cảtrong đời sống thường nhật để nâng chúng lên thành kỹ xảo, nghĩa là làm chủ nghệthuật giao tiếp

3.2.Đề xuất các giải pháp thực tế và kiến nghị để nâng cao kỹ năng cho sinh viên

Nên mục tiêu trước mắt của học viện là tao điều kiện cũng như môi trường cho sinhviên trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản của những kỹ năng, đồng thời tạo môitrường an toàn cởi mở nhất để các bạn được thể hiện mình thông qua những bài tập tròchơi, buổi thảo luận, làm việc đồng đội, giúp các bạn có điều kiện giao tiếp với nhau mộtcách tối đa

4 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài nghiên cứu

 Trong phạm vi này chỉ nghiên cứu vấn đề trong sinh viên chính quy của Học việnCông nghệ Bưu chính Viễn thông - Bản chất, đặc điểm của quá trình giao tiếp

 Trên cơ sở làm rõ những vấn đề này, môn học kỹ năng giao tiếp giúp mỗi chúng tanâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử của bản thân và là tiền đề cho sự thành đạt củachúng ta trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp

Trang 8

5.Giả thuyết nghiên cứu

 Việc các sinh viên học viên nang cao kỹ năng xẽ làm cho ho tự tin hơn trongviệc khẳng định bản thân, tự tin hơn với chính mình,nâng cao hiệu quả công viêchọc tập, nghiên cứu và công tác sau này

 Kĩ năng, cũng như hiểu biết về tầm quan trong của kỹ năng giao tiếp của sinhviên Học viện hiện nay còn nhiều hạn chế Nếu xây dựng và áp dụng một cáchlinh hoạt, sáng tạo, và đồng bộ các biện pháp được hệ thống hóa, có tính khả thi

và hiệu quả sẽ nâng cao được kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Học viện

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp duy vật biện chứng

Phương pháp này đòi hỏi lưu ý hai vấn đề khi phân tích, đánh giải lý giải khả năngdựa một hành vi giao tiếp cụ thể

6.2.Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp đã được công bố, in ấnthành sách hoặc được phổ biến trên những phương tiện thông tin đại chúng khác.Dựa trênđiều này cho thấy, giao tiếp, ứng xử không chỉ là vấn đề hấp dẫn, thiết thực, được nhiềungười quan tâm, mà còn là vấn đề rất phức tạp Trong phạm đề tài này, tôi không thểtrình bày tất cả các tri thức của nhân loại về giao tiếp, ứng xử

6.3.Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp là môn học về cuộc sống đời

thường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta, về quan hệ người –

người,về ứng xử giữa con người chính vì vậy, học tập môn kỹ năng giao tiếp không chỉ

là học tập qua sách vở mà còn phải học tập trong cuộc sống, thông qua cuộc sống Nghĩa

là chúng ta phải chú ý quan sát học tập lời nói, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, cách ứng

xử, cách ăn mặc… của những người xung quanh và cả của bản thân , phân tích, đánh giá,

so sánh chúng với những gì tiếp thu và tự rút ra cho mình những kết luận cần thiết

7.Cấu trúc đề tài

Với cách xác định mục tiêu và nhiệm vụ đề tài phải giải quyết ở các mục 2 ,3

Trang 9

Đề tài gồm: Phần mở đầu, phần nội dung khoa học, phần kết luận và khuyến nghị Cụ thểnhư sau:

Chương I: Giới thiệu về đề tài

Chương II: Cơ sở lý luận của những phương pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp

Chương III: Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ năng giao tiếp của sinhviên Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông

CHƯƠNG II: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1.Tìm hiểu giao tiếp

Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triểncủa những cộng đồng xã hội nhất định Không ai có thể sống, hoạt động ngoài gia đình,bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội Người La Tinh nói rằng: “Ai cóthể một mình thì người đó hoặc là thánh nhân, hoặc là quỉ sứ”.Trong quá trình sống vàhoạt động, giữa chúng ta với người khác luôn tồn tại nhiều mối quan hệ Đó là mối quan

hệ dòng họ, huyết thống, quan hệ họ hàng, thôn xóm, quan hệ hành chính – công việc,quan hệ bạn bè… Trong các mối quan hệ đó thì chỉ một số ít là có sẵn ngay từ khi chúng

ta cất tiếng khóc chào đời (quan hệ huyết thống, họ hàng), còn đa số các quan hệ còn lạichủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng ta sống và hoạt động trongcộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên lạc đa dạng với ngườikhác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp.

Vậy, giao tiếp là gì? Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ

xã hội giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác,nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định

 Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng hoạt độngchiến lược phối hợp, tự nhận biết mình và tìm hiểu người khác Tương ứng với các yếu tốtrên, giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác

2.Các mức độ giao tiếp

Trang 10

2.Phân loại giao tiếp

2.2.Phân loại theo phương tiện giao tiếp

biểu hiện thái độ, tâm lí, tình cảm

2.3.Phân loại theo khoảng cách

Giao tiếp trực tiếp: là loại giao tiếp mặt giáp mặt giũa các chủ thể giao tiếp,

trong cùng một không gian Đây là loại hình giao tiếp phổ biến nhất trong đờisống con người

Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp xúc với nhau thông

qua người khác hoặc thông qua các phương tiện truyền tin

2.4.Phân loại theo qui cách

Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách,

quy định, thể chế Ví dụ: hội họp, mít tinh, giờ giảng bài… Trong giao tiếp chính thức,vấn đề cần trao đổi, bàn bạc thường được xác định trước, vì vậy thông tin thường có tínhchính xác cao

Trang 11

3.Chức năng giao tiếp

Các nhà khoa học đã có những nhìn nhận khác nhau về chức năng của giao tiếp.Verderber (1990) cho rằng giao tiếp có ba chức năng cơ bản

4.Vai trò của giao tiếp

Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống củamỗi con người

 Kỹ năng giao tiếp vụng về ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến cuộc sống

- Người không có kỹ năng giao tiếp tốt không thổ lộ được tâm trạng, không có ngườihiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám đông

- Sự cô đơn, biệt lập làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắcphải những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắcnhư tự tử

Để khẳng định mạnh mẽ vai trò to lớn của giao tiếp trong cuộc sống, David W.Johnson trong tác phẩm Reaching Out (Với tới tha nhân) đã mượn lời một nhân vật thốtlên rằng:”Chúng ta phải thương yêu nhau hay là chết”

Mối quan hệ tốt đẹp với mọi người chung quanh sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp

Trang 12

- Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm vui,

sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, trong sự nghiệp và sẽ tìm thấyđược hạnh phúc cùng một tương lai luôn rộng mở

- Mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh còn mang lại tuổi thọ cho con người:theo một số cuộc điều tra được công bố rộng rãi, nam giới ở độ tuổi 47, nếu ly dị hay góa vợthì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều lần so với những người có cuộc sống hạnh phúc

- Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chấtcủa con người: kinh nghiệm và các cuộc điều tra cũng chứng minh rằng nếu có sự hỗ trợcủa người thân, của xã hội bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng dễ dàng

 Giao tiếp xã hội tạo điều kiện cho con người hình thành, hoàn thiện nhân cách

- Qua giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của người chung quanh, con người tiếpnhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách

- Con người tự thể hiện nhân cách, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách bảnthân nhờ vào quá trình giao tiếp Sự hoàn thiện nầy diễn ra liên tục trong suốt cuộc đờicon người

 Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công cuộc làm ăn, chung sống

- Giao tiếp tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho công cuộc làm ăn phát triển: con ngườikhi có mối quan hệ tốt với những người chung quanh sẽ nhận được sự yêu thương, hỗ trợ,

sẽ có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống và dễ dàng có những bước thăng tiến trong sựnghiệp

- Một xã hội được xây dựng trên nền tảng của mối giao tiếp chặt chẽ, tốt đẹp sẽ cónhững bước phát triển mạnh mẽ Dễ dàng nhận thấy ở một xã hội kém phát triển, mốitương tác của các thành viên trong xã hội đó rất mờ nhạt, giao tiếp trong xã hội nhiều hạnchế, kinh tế thường rơi vào tình trạng manh mún, cuộc sống tự cung tự cấp là chủ yếu

5.Cấu trúc của hành vi giao tiếp, Các mô hình giao tiếp

5.1.Mô hình giao tiếp một chiều

Trang 13

Hình 5.1 Sơ đồ giao tiếp tuyến tính

Theo mô hình này thì người phát tin (nguồn) mã hóa một thông điệp và gửi nó tới người nghe thông qua một hay nhiều kênh giác quan Người nghe, sau đó, tiếp nhận và giải mã thông điệp này Không tính đến mọi biến thiên, mọi đổi thay trong quá trình giaotiếp Là mô hình “người nói – người nghe” đơn giản

5.2.hình tác động qua lại về giao tiếp

Hình 5.2.Sơ đồ giao tiếp qua lại

Trong mô hình này, nguồn mã hóa thông điệp và gửi nó đến người nhận thông quamột hay nhiều kênh giác quan Người tiếp nhận và giải mã thông điệp, sau đó mã hóa phảnhồi (một phản ứng hay các phản ứng) và gửi phản hồi này tới nguồn, vậy là quá trình trởthành hai chiều Sau đó, nguồn giải mã thông điệp phản hồi theo thông điệp gốc đã đượcgửi và phản hồi đã được nhận, tiếp theo nguồn mã hóa một thông điệp mới thích ứng với phản hồi nhận được (sự thích ứng)

Trang 14

5.3.Sơ đồ giao dịch về giao tiếp

Hình 5.3.Sơ đồ giao dịch về giao tiếp

Trong mô hình này, người giao tiếp A mã hóa một thông điệp và gửi nó đi Ngườigiao tiếp B, sau đó, mã hóa phản hồi gửi tới người giao tiếp A, người giải mã nó

Nhưng những bước này không phải là độc chiếm lẫn nhau vì việc mã hóa và giải mã

có thể xảy ra đồng thời Là những người nói, chúng ta có thể gửi một thông điệp phản hồi phi ngôn từ tới người nghe Sự mã hóa và giải mã này có thể xảy ra liên tiếp trong suốt quá trình giao tiếp Bởi vì chúng ta có thể gửi và nhận các thông điệp cùng một lúc, nên mô hình này là đa hướng Trong đó hai đối tượng luôn đổi vai trò người gửi, người nhận cho nhau

6.Các loại giao tiếp:

6.1.Giao tiếp trực tiếp

Thế nào là giao tiếp trực tiếp

Giao tiếp trực tiếp là giao tiếp mà các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau(giao tiếp mặt đối mặt) Đây là hình thức giao tiếp đầu tiên của con người và hiện nay vẫnrất phổ biến, vẫn diễn ra hằng ngày, ở mọi nơi

Ngày đăng: 27/11/2015, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w