Tuy nhiên, vì những khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện cơ sở vật chất của các trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là trình độ
Trang 1Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN
TỘC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CƯ PUI II
1 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Krông Bông là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Đắk Lắk Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn Dân số 89.114 người trong đó dân tộc thiểu
số chiếm 36 % với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống Công tác Giáo dục và Đào tạo chưa thực sự phát triển Năm học 2012-2013 toàn Huyện có 55 trường, 768 lớp với 19.978 học sinh ở 3 bậc học là Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 8.728 em (chiếm 43,7%) Trong những năm vừa qua, mặc dù được Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng Giáo dục- Đào tạo Krông Bông và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, chăm lo đời sống của đội ngũ CBGVNV, hỗ trợ học sinh bằng những chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên, vì những khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện
cơ sở vật chất của các trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là trình độ nhận thức, vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nên chất lượng giáo dục còn rất thấp Là một người làm công tác giảng dạy và quản lý ở vùng học sinh dân tộc thiểu số hơn 20 năm, thấy được những khó khăn
về đội ngũ giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của học sinh dẫn đến chất lượng dạy và học ở đây còn rất thấp Tôi cùng với đồng nghiệp luôn trăn trở, tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Sau nhiều năm nghiên cứa và đã chỉ đạo cho tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Cư Pui II áp dụng thực hiện một số giải pháp cụ thể trong công tác dạy và học, chất lượng giáo dục ở đây đã được nâng lên rõ rệt
Chất lượng Giáo dục luôn là điều mà tất cả xã hội quan tâm, đặc biệt là chất lượng học sinh dân tộc thiểu số Ở huyện Krông Bông có đến 43,7 % học sinh là người dân tộc thiểu số phân bố hầu hết trên 14 xã, thị trấn Khi có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp, điều kiện học tập được cả thiện, vốn
Trang 2Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
tiếng Việt của học sinh đảm bảo yêu cầu, năng lực của đội ngũ giáo viên đồng đều… sẽ từng bước nâng cao chất lượng giáo dục Thực tế cho thấy, tuy khó khăn, thiếu thốn song trong quá trình thực hiện, cán bộ quản lý biết vận dụng sáng tạo các biện pháp một cách sáng tạo; đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc các giải pháp thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên Tuy nhiên do điều kiện còn khó khăn nên trong những năm vừa qua các trường chưa chú trong đến việc nâng cao chất lượng mà chỉ xem “Số lượng là chất lượng” nên chất lượng của học sinh dân tộc ở các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số còn rất thấp so với các trường ở vùng có điều kiện Vì vậy kết thúc mỗi năm học, tỷ lệ học sinh yếu, lưu ban rất nhiều, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi Với tầm quan trọng và cần thiết của việc nâng cao chất lượng Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc thiểu số trường tiểu học Cư Pui II nói riêng, tôi đã quan tâm đến đề tài "Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu của trường tiểu học Cư Pui II" từ nhiều năm nay
1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu của trường tiểu học Cư Pui II- huyện Krông Bông trong đó đề cập đến những giải pháp tăng cường tiếng Việt; nâng cao tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục Việc nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các biện pháp chỉ đạo việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số của trường tiểu học Cư Pui II Qua đó có biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng và nâng cao năng lực quản lí góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường
Đề tài thống kê, tổng hợp những số liệu về thực trạng trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn của trường, tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; chất lượng giáo dục một số năm học; những khó khăn, thuận lợi và trình độ tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường qua đó đưa
Trang 3Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
ra một số giải pháp đã thực hiện và kết quả việc khắc phục những nhược điểm đồng thời đưa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường
có học sinh dân tộc thiểu số
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số phương pháp truyền thống, phương pháp mới mà giáo viên nhà trường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua đối với học sinh trường Tiểu học Cư Pui II, một số hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc
- Học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Cư Pui II; Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường từ năm học 2001-2012 đến học kỳ I năm học 2012-2013; những thuận lợi- khó khăn, điều kiện dạy và học của nhà trường
- Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Cư Pui II
- Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu một số phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 đặc biệt là kết quả của việc thực hiện nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu
số của tất cả 64 giáo viên đứng lớp và các giáo viên bộ môn ở trường tiểu học Cư Pui II (Krông Bông)
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp số liệu về thực trạng chất lượng học sinh dân tộc thiểu số ở huyện Krông Bông nói chung và ở trường tiểu học Cư Pui II nói riêng; tổng hợp các số liệu về đội ngũ, cơ sở vật chất
- Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi chưa thực hiện giải pháp và sau khi áp dụng những giải pháp
- Phỏng vấn một số giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó khăn; hiệu quả đạt được, những hạn chế khi thực hiện những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
Trang 4Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
2 PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu để Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và chỉ đạo các địa phương thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục như: Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015(Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015; Thực hiện công bằng trong xã hội và một
số chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học Nghị quyết 40/2002/NQ-QH của Quốc Hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông nói về việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng đã khẳng định: tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn
từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp vì nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình
độ nhận thức trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên
Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà nước
và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
Trang 5Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
dạy và học Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều thay đổi về khung thời gian, chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh dân tộc thiểu số như chương trình 100 tuần, chương trình 120 tuần, chương trình 165 tuần; tăng thời lượng môn tiếng Việt, giảm tải chương trình sách giáo khoa; soạn thảo chương trình sách giáo khoa tiếng dân tộc Dự
án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc thiểu số trong quá trình giảng dạy song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả giáo dục thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học vẫn còn rất cao thậm chí vẫn còn những học sinh "ngồi sai lớp"
Các trường trong toàn huyện nói chung và các trường vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã được Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng Giáo dục- Đào tạo, các cấp, các ngành rất quan tâm, đầu tư xây nhiều hạng mục công trình, chăm lo đời sống của đội ngũ CBGVNV, hỗ trợ học sinh bằng những chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên, vì những khó khăn đặc biệt là trình độ nhận thức, vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, đội ngũ giáo viên chưa thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng giáo dục còn rất thấp, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học vẫn còn cao
2.2 Thực trạng về chất lượng dạy và học của học sinh trường Tiểu học Cư Pui II
Trường tiểu học Cư Pui II là một trường nằm ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Bông Địa bàn của trường rất rộng đường sá đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, phải qua nhiều đèo dốc, sông suối Nhà trường có 6 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính trải dài trên 8 thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số gồm 6 thôn với hơn 8.200 khẩu là người dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mường nhiều nhất
là người H'Mông (gần 8 nghìn khẩu) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào và 2 buôn người đồng bào dân tộc Ê Đê, M'Nông với 11 dân tộc anh em cùng chung sống Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn
Trang 6Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
Năm học 2012-2013 nhà trường có 55 lớp; 76 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 1.493 học sinh trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 1.450 em chiếm tỷ lệ 97,1% (trong đó 5 điểm trường có 100 % là học sinh dân tộc thiểu số là Ea Lang 1, Ea Lang 2, Ea Lang 3, Ea Bar, Ea Rớt) Đội ngũ giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đặc biệt là giảng dạy học sinh dân tộc Chất lượng giáo dục hàng năm còn rất thấp Trước đây, tỷ lệ học sinh lưu ban hàng năm trên 20%; học sinh bỏ học gần 4%; hiệu quả giáo dục sau 5 năm chỉ đạt khoảng trên 20 % Nhà trường được tách ra từ trường tiểu học Cư Pui từ năm 2004, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và tạm bợ Tổng số phòng học là 36, trong đó có 16 phòng tạm bợ xuống cấp có nguy cơ sập đổ Số phòng học này chỉ đủ cho việc học 1 buổi/ ngày Bàn ghế tương đối đủ nhưng một số do phụ huynh tự đóng nên không đúng quy cách và hư hỏng nhiều Vì điều kiện khó khăn nên nhà trường chưa có lớp nào học 2 buổi/ ngày Do vậy việc phụ đạo học sinh yếu kém, học sinh “ngồi sai lớp” và tăng cường tiếng Việt cho các em vào buổi thứ 2 chưa thể thực hiện được
Các phòng chức năng như phòng họp, phòng sinh hoạt chuyên môn chưa có nên việc sinh hoạt chuyên môn của các khối lớp thường chỉ tranh thủ vì phải mượn phòng học để sinh hoạt nên chất lượng sinh hoạt chưa thực sự hiệu quả, hơn nữa nhà trường có đến 7 điểm trường nên việc sinh hoạt chuyên môn tổ khối thực hiện không thường xuyên Đồ dùng, thiết bị vẫn còn thiếu nhiều và sử dụng chưa hiệu quả do nhà trường rất nhiều điểm trường Các điểm trường xa điểm chính nên việc mượn đồ dùng, thiết bị dạy học không thường xuyên do giáo viên ngại đi lại nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy
Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã cố gắng tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học; tăng thời lượng một số môn học cơ bản như Toán, tiếng Việt; tăng cường phụ đạo học sinh yếu; tổ chức các hình thức học tập như học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến, nhiều tiết học kéo dài 50 đến
60 phút thậm chí 70 phút nhưng chất lượng vẫn chưa được nhu mong muốn vì rất nhiều
Trang 7Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
nguyên nhân trong đó vốn tiếng Việt của học sinh còn rất hạn chế Học sinh sau khi lên lớp lại có tình trạng đọc chưa thông, viết chưa thạo "ngồi sai lớp", tỷ lệ lưu ban sau mỗi năm học vẫn còn cao, nhiều học sinh bỏ học vì học lực yếu, kém Xảy ra tình trạng này
là do các em còn ít vốn tiếng Việt nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động (học vẹt) nên rất dễ quên Do đó trong thời gian nghỉ hè các em đã quên khá nhiều kiến thức trong đó đặc biệt quan trọng là quên việc đọc, viết và làm toán dẫn đến tình trạng nhiều học sinh "ngồi sai lớp"
Qua khảo sát đầu các năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh đến lớp Mẫu giáo trên địa bàn
xã Cư Pui ra lớp chỉ đạt khoảng 50- 65% trẻ trong độ tuổi (do việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt tỷ lệ thấp) Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của nhà trường khi tiếp nhận 35- 50 % các em chưa ra lớp Mẫu giáo vào học lớp Một Những em này hầu như chưa biết và giao tiếp được bằng tiếng Việt Trong số học sinh qua Mẫu giáo thì việc giao tiếp bằng tiếng Việt của các em vẫn hết sức khó khăn Tỷ lệ học sinh có thể hỏi, trả lời và hiểu được những yêu cầu của giáo viên chỉ chiếm 20- 35 % trong số những em đã qua Mẫu giáo hoặc những học sinh lưu ban Các em chỉ nghe và hiểu được những câu lệnh đơn giản như "trật tự", "ra chơi", "vào lớp", "ra về" Với 12/17 lớp Mẫu giáo là học sinh dân tộc H'Mông nhưng không có một giáo viên Mầm non nào là người H'Mông cũng là một trong những khó khăn trong quá trình giảng dạy
Việc giảng dạy mang tính áp đặt, khô khan do giáo viên “tham” và sợ nên cố truyền đạt những kiến thức có trong sách giáo khoa mà không giành thời gian để tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong học tập là một hạn chế rất lớn trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh đặc biệt là đối với học sinh là người dân tộc thiểu số Vì vậy chất lượng giáo dục rất thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học cao do các em chán học, khhông tìm thấy niềm vui khi đến lớp
Bên cạnh đó, trình độ dân trí vẫn còn thấp, các gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em Nhiều em học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường xuyên phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, chăn bò, làm nương rẫy Khi vào thăm, khảo sát thực tế ở các gia đình thì hầu hết các gia đình là người dân tộc thiểu số không có bàn ghế, điện thắp sáng, không có góc học tập để các em học ở nhà và
Trang 8Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
hầu hết các gia đình không quan tâm con em mình học hành ở lớp ra sao, về nhà thế nào, không sắp xếp thời gian biểu cũng nhưng tạo điều kiện cho các em học tập
Tôi mạnh dạn đưa ra đây một số giải pháp mà bản thân đã tích lũy nhiều năm bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý Những giải pháp này đã được áp dụng
và thực hiện có hiệu quả tại đơn vị cách đây đã 2 năm (có thể các đơn vị khác và các bạn đồng nghiệp đã thực hiện một trong những giải pháp này) để cùng đồng nghiệp chia sẻ Thiết nghĩ, nếu những trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số mà thực trạng giống như trường tiểu học Cư Pui II cũng đưa những giải pháp này và áp dụng một cách khoa học, phù hợp tại đơn vị chắc chắn chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số sẽ được nâng lên
2.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu
học Cư Pui II 2.3 1 Mục tiêu của giải pháp
Có được những phương pháp dạy học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, những giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ, đề xuất về cơ sở vật chất và sự vào cuộc của toàn xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học
2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp
2.3.2.1 Tăng cường tiếng Việt, tăng thời lượng dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Một
Đây là giải pháp vô cùng quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số nhất là học
sinh bắt đầu vào học Bậc học Mầm non và khi vào lớp Một Với 97% học sinh là người dân tộc thiểu số, trường Tiểu học Cư Pui II rất quan tâm đến việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh trước và sau khi vào lớp Một Có rất nhiều hình thức tăng cường vốn tiếng Việt để các em có vốn tiếng Việt cần thiết tiếp thu bài học một cách tốt hơn Sau đây là một số biện pháp mà nhà trường đã thực hiện:
Phối hợp với trường Mẫu giáo Cư Pui và các thôn, buôn vận động tối đa trẻ trong
độ tuổi ra lớp Mẫu giáo 3,4,5 tuổi Đây là điều kiện tốt giúp các em có được vốn tiếng Việt ban đầu rất quan trọng để sau 1 đến 3 năm các em tự tin vào lớp Một
Trang 9Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
Trong quá trình giảng dạy tất cả các môn học, ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo viên phải thường xuyên tăng cường tiếng Việt chi các em bằng cách sử dụng các phương pháp gợi mở, vấn đáp, diễn kịch, đóng vai, thực hiện nhiều các trò chơi “học mà chơi, chơi mà học” đối với học sinh lớp Một, lớp Hai, tạo hứng thú trong giờ học cho các em đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin và tích lũy vốn tiếng Việt cần thiết
Chú trọng và quan tâm tăng cường tiếng Việt cho các em trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên, giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp, giữa các trường trong Cụm 3 xã và giao lưu học sinh dân tộc thiểu số cấp trường, cấp Huyện
Thời gian vừa qua, nhà trường đã khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc để giao lưu với các em giúp cho các em dễ dàng trong việc làm quen và nâng cao vốn tiếng Việt Ngoài ra, việc tạo thói quen sử dụng tiếng Việt ở trường, ở gia đình và ở khu dân
cư là điều hết sức quan trọng Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên xuống phối hợp với gia đình giúp các em làm quen và thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt hàng ngày
Vừa qua phòng Giáo dục- Đào tạo Krông Bông đã triển khai và hướng dẫn thực hiện việc tăng thời lượng môn tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết Trong quá trình thực hiện, nhà trường cũng gặp một số khó khăn như không biết áp dụng như thế nào để có hiệu quả Vì vậy bản thân đã đưa ra kế hoạch thực hiện chuyên đề Cụm chuyên môn về
“Tăng thời lượng trong môn tiếng Việt lớp Một” để các trường trong Cụm thảo luận việc tăng thời lượng hợp lý trong từng tiết dạy Sau khi thống nhất, các khối 1, khối 2 ở trường tiểu học Cư Pui II triển khai thực hiện Trước hết, giáo viên lập kế hoạch và phương án tăng thời lượng trong thiết kế bài dạy Việc tăng thời lượng tùy theo vào điều kiện của từng lớp, từng điểm trường Các khối trưởng phối hợp đi dự giờ ở khối 1 đánh giá và góp ý việc tăng thời lượng nhằm rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của việc tăng thời lượng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Việt làm tiền đề cho các môn học khác ở lớp Một và các lớp tiếp theo Các lớp chủ yếu tăng thời lượng bằng cách giành 5 phút sinh hoạt đầu giờ, giảm thời lượng một số môn học khác, 5 phút nghỉ giữa
Trang 10Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HSDT
các môn học… để tăng thời lượng cho môn tiếng Việt Những tiết tiếng Việt được tăng thời lượng lên từ 10 đến 20 phút
Việc tăng thời lượng môn tiếng Việt ở các lớp có 100% học sinh là người dân tộc thiểu số cũng được các giáo viên chủ nhiệm tăng thêm về mặt thời gian Nhiểu giáo viên tận dụng những phòng học trống vào các buổi học để dạy các môn học khác còn thời gian buổi học chính sẽ giành tăng thời lượng cho môn tiếng Việt Sau khi kết thúc học
kỳ I năm học 2012-2013, chất lượng môn tiếng Việt của lớp Một ở phần lớn các lớp của trường đã được từng bước nâng lên
Nhà trường đã xác định, việc đầu tư vào dạy 2 môn Toán và tiếng Việt là khâu
then chốt đối với học sinh dân tộc thiểu số các khối lớp đặc biệt là lớp Một Nhà trường
đã chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên đầu tư soạn giảng có chất lượng 2 môn học này, giành nhiều thời gian cho môn tiếng Việt vì đây là môn học đặc biệt quan trọng Khi các em không đọc thông, viết thạo thì sẽ rất khó để học và tiếp thu kiến thức các môn học khác Trong những năm học vừa qua, Nhà trường cũng đã đầu tư rất nhiều kinh phí để các khối lớp mua đồ dùng dạy học phục vụ cho 2 môn học này
2.3.2.2 Duy trì sỹ số học sinh
Học sinh người DTTS rất hay nghỉ học vì lý do đi lại khó khăn vào mùa mưa hoặc vào ngày mùa Vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng Những năm trước đây do đội ngũ giáo viên ít quan tâm đến việc này nên cứ đến giai đoạn gieo tỉa và thu hoạch mùa là học sinh nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình rất nhiều (thời điểm thu hoạch có lớp nghỉ đến ¼ lớp) Hai năm trở lại đây, Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở thôn, buôn nên tỷ lệ học sinh bỏ học
đã giảm rõ rệt Đặc biệt, bản thân đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện kế hoạch: giáo viên ít nhất xuống thăm mỗi học sinh 1 lần/ năm học Có giáo viên đã vận động ủng hộ quần áo, dày dép, cặp, mũ ở các nơi khác để tặng các em; tổ chức các trò chơi dân gian; những tiết học sôi động làm cho học sinh hứng thú đến trường Vì vậy tỷ lệ học sinh
bỏ học năm học 2010-2011 là 3,8% thì kết thúc năm học 2011-2012 đã giảm xuống còn 1,8% và kết thúc học kỳ I năm học 2012-2013 tỷ lệ học sinh bỏ học của nhà trường đã giảm xuống còn 0,6% Một số em nhà cách trường 3-5 km nhưng vẫn đi học đều, không