1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

21 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 11,95 MB

Nội dung

* Nhiệm vụ: - Đứng trước trường hợp cháu cá biệt như vậy là một giáo viên mầm non tôi xem cháu như con mình không hiểu sao cháu không như những cháu khác điều đóthôi thúc bổn phận và nh

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN KRÔNG NĂNG

******

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

GV Thực hiện: Lương Thị Soạn

Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Lan

Năm học 2012 – 2013

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN KRÔNG NĂNG

**********

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

GV Thực hiện: Lương Thị Soạn

Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Lan

Eatóh ngày 9/03/2013

Trang 3

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

có trách nhiệm giáo dục như thầy giáo, cô giáo và cha mẹ không khỏi những ngàytháng băn khoăn, lo lắng về hành vi, tính cách của trẻ

- Vì thế, để tìm ra một phương cách giáo dục đứng đắn cho những trẻ có tính

cá biệt này là một điều hết sức quan trọng Hơn nữa con người không phải là một con vật, chỉ sống theo bản năng, mà con người là một cá thể độc đáo, hoàn toàn khác nhau Do đó cần tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ, để biết cách giáo dục sao cho nhân cách của trẻ được hoàn thiện

* Lý do chủ quan:

- Được sự phân công của Ban giám hiệu cho phép tôi phụ trách lớp Lá 3,trường mầm non Hoa Lan lần đầu tiên tôi bị khựng lại trước thái độ của một cháutrai rất cá biệt đó là cháu Trần Quyền Tôi cho các cháu xếp hàng vào lớp nhưngmột mình cháu Quyền không chịu xếp hàng, tôi liền đến dắt tay dẫn cháu vào,nhưng nhanh như cắt, cháu hất tay tôi và quay mặt ra sau, lúc đó nhìn trên khuônmặt của cháu lộ vẻ tức tối, bất cần, lý do trên khiến tôi quyết định tìm hiểu về cháutrai này và chọn đề tài Giáo dục trẻ cá biệt làm sáng kiến kinh nghiệm

I.2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.

Trang 4

* Mục tiêu:

- Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi Đây là giai đoạn đặt nềnmóng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người Nếu không làm tốt việc chămsóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn,phức tạp Vậy là cô giáo mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về

mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện Nhằm giúp trẻ cá biệt có những hành

vi lời nói việc làm đúng đắn tiến bộ hơn

- Bên cạnh đó cô luôn phải tận tình, gần gũi giúp đỡ trẻ để trẻ không mặc cảm

mà phải tự tin về mặt tâm lý cũng như những việc mình đã làm

* Nhiệm vụ:

- Đứng trước trường hợp cháu cá biệt như vậy là một giáo viên mầm non tôi

xem cháu như con mình không hiểu sao cháu không như những cháu khác điều đóthôi thúc bổn phận và nhiệm vụ phải đem hết mọi khả năng bằng tình yêu thươngcủa mình để tìm ra biện pháp giáo dục cháu đạt được kết quả tốt nhất

* Luôn nhắc nhở uốn nắn cháu kịp thời

* Gần gũi, trò chuyện, tình cảm với cháu thường xuyên trong mọi hoạt động

* động viên, khích lệ, nêu gương kịp thời

I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

- Đối tượng trẻ cá biệt: Cháu Trần Quyền là học sinh lớp lá 3, trường mầmnon Hoa Lan Eatóh, Krông Năng

- Địa chỉ gia đình cháu: Tân Trung B, Eatóh, Krông Năng

I.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

- Cô giáo thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân và có cách thực hiện giải pháp,

biện pháp về tính cách cá biệt cháu Trần Quyền trong năm học 2012 - 2013

Trang 5

I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

* Phương pháp quan sát:

* Phương pháp trò chuyện:

* Phương pháp nêu gương:

II/PHẦN NỘI DUNG.

II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.

- Lớp Lá trường mầm non Hoa Lan

- Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới và hướng dẫn thực hiện

theo độ tuổi

- Giáo trình thông qua cách trò chuyện, các môn học và hoạt động hàng

ngày của cháu trên lớp

- Thực tế qua các bài dạy, câu đố, trò chơi, bài hát và các môn học

- Phụ huynh nhiệt tình đưa con em đến lớp học đều đặn, lớp luôn duy trì sĩ số từ

35 - 40 cháu Đa số các cháu ngoan ngoãn có nề nếp học tập theo từng độ tuổi

- Có tài liệu để giáo viên tham khảo và nghiên cứu trong quá trình thực hiện

* Khó khăn.

- Do đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ có tính cá biệt ở từng lứa tuổi không giống nhau, các cháu đa số chưa qua các lớp học mà vào thẳng lớp lá nên khi bước vào môi trường mới trẻ có khả năng nhận thức chậm còn thực hiện theo hành vi tự do, tiếp thu những lời chỉ bảo của cô giáo rất mơ hồ chưa hình tượng hóa sự việc một cách có hệ thống

Trang 6

- Đáng tiếc hơn vẫn còn một số trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, phó mặccho cô giáo và nhà trường, do đó trẻ bị thiệt thòi hạn chế rất nhiều về mặt nhậnthức.

- Từ những vướng mắc ấy mỗi giáo viên cần có cách nhìn thực tế, nhìn xa

trông rộng, tìm ra một số phương pháp, biện pháp tối ưu trong việc giáo dục trẻ cóđức tính tốt như các bạn trong lớp

b/ Thành công - hạn chế.

* Thành công.

- Tôi xem cháu Trần Quyền như chính con ruột của mình, luôn gần gũi dành

nhiều tình cảm yêu thương chăm sóc cháu đồng thời thực hiện đúng các giải pháp,biện pháp, thường xuyên giáo dục cháu ở mọi lúc mọi nơi từ đó cháu đã thay đổidược tính cách cá biệt của mình, đến nay cháu có được đức tính tốt như các bạntrong lớp, trong trường

* Hạn chế.

- Do đặc diểm tâm sinh lý của cháu và không được học qua lớp mầm, chồi vì vậy

vào lớp lá đầu năm học cháu chưa có thói quen nề nếp, học tập như các bạn tronglớp

- Phụ huynh chưa thực sự dành tình cảm, thời gian chăm sóc, giáo dục con mình,

c/ Mặt mạnh – mặt yếu.

* Mặt mạnh.

- Tôi thực hiện đúng các giải pháp, biện pháp, phương pháp xử lý các tình huống

của cháu một cách có khoa học, linh hoạt, khéo léo, nhẹ nhàng giúp cháu tự tin,tinh thần thoải mái trong hoạt động hàng ngày

* Mặt yếu.

- Tôi chưa có nhiều thời gian dành riêng cho cháu đồng thời cháu không loại bỏ

hết tính cá biệt của bản thân, Mà phải khắc phục từ từ để hoàn thiện được tính cáchcủa trong mọi lĩnh vực

Trang 7

- Phụ huynh làm công việc nhiều nên chưa phối hợp nhịp nhàng với cô giáo củacháu và chưa thực sự là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để tạo điều kiện chocon mình được hoàn thiện về nhân cách ngay từ lúc ban đầu.

d/ Các nguyên nhân và yếu tố tác động với trẻ cá biệt

- Trước hết để hiểu nguyên nhân, tôi đã trực tiếp đến thăm gia đình cháu, lúctới tôi quan sát thấy môi trường sống mới hiểu tại sao bé hay hung dữ, cộc cằn vàchửi tục, vì những người lớn sống ở đây thật xô bồ, ăn nói thô lỗ, ngay cả bố mẹcũng có những từ như thế Do đó tôi suy nghĩ, cháu bị ảnh hưởng bắt chước ngườilớn và tưởng như thế là tốt, nên cháu đã lặp lại trước mặt các bạn và cô giáo

- Và qua tiếp xúc với gia đình, tôi nhận thấy cháu thường bị hụt hẫng về tìnhcảm, theo tôi đây là yếu tố quan trọng nhất để phát triển nhân cách con người, họ

đã thú nhận là thiếu quan tâm đến con, phó mặc cho cô giáo và hàng xóm, vì banngày cháu ở trường, lúc về gia đình cần có bố mẹ thì bố mẹ phải đi làm nhiều côngviệc nhà nông vì thế cháu rất thiếu sự âu yếm vỗ về chăm sóc của bố mẹ Do đóchẳng lạ gì mỗi khi đến trường bé luôn vật vã bám chặt lấy bố mẹ để được quantâm Khi ở trường thì luôn làm mọi cái để gây sự chú ý quan tâm của người khác.Nhưng vì ở trường số lượng các cháu đông, không thể đáp ứng nhu cầu tình cảmcho mỗi cháu được nhiều, vì thế nguyên nhân lớn nhất là cháu bị hụt hẫng tìnhcảm bố mẹ khiến cho cháu luôn gây nên chuyện, đặc biệt là khi dùng biện phápmạnh đều vô hiệu quả, chỉ làm cho những xung đột của bé càng mạnh hơn

- Một nguyên nhân nữa có thể nói đó là dưới mắt các bạn bé vẫn là đứakhông ngoan, và dù có tốt cũng chẳng được ai thừa nhận khích lệ, mà mỗi lầnnhắc đến tên bé, là mỗi lần bé lãnh sự trách mắng, hoặc phạt một cách công khai

ở trước mặt các bạn, điều đó theo tôi chỉ tăng thêm cho bé sự mặc cảm, mặc dù békhông biết diễn tả, nhưng qua cử chỉ lườm nguýt, đập phá đã nói lên điều đó.Như thế theo tôi cháu cần được yêu thương và đông viên, khích lệ hàng ngày

e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Trang 8

- Thông qua các hoạt động hàng ngày ở lớp và qua quan sát tôi nhận thấycháu thường rất hiếu động, khó bảo, cháu rất thích làm thủ lĩnh, nhưng chính mìnhlại rất vô trật tự, luôn làm khác mọi người để gây sự chú ý, hầu như mọi nề nếpsinh hoạt trong lớp, cháu không chịu đi vào kỷ luật, sáng sớm đến trường đã quậyphá rất lâu và đòi mua đủ thứ, nếu không đáp ứng thì la hét rất to, và hay nói tục,chửi bới cả cha mẹ.

- Lúc hoạt động vui chơi bé luôn chọn phần nhất về mình, không chịu nhúnnhường người khác, nếu vật nào không vừa ý thì đẩy cho bạn, nếu bạn phản đối thìném lung tung, vùng vằng, đánh bạn Khi được sự nhắc nhở, chỉ bảo của cô thìcháu phản ứng bằng sự, bất cần có khi chửi thề lại cô giáo

- Về nhận thức, sự chú ý của cháu rất hạn chế, đứng trước những thái độ củacháu, cô giáo hầu như luôn nổi nóng với cháu và đã sử phạt cháu bằng biện phápmạnh một cách công khai, khiến cho cháu ngày càng bướng bỉnh hơn trước

- Cô phải gây tình cảm nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương, chăm sóc cháu cókhoa học, linh hoạt, khéo léo, tạo điều kiện cho cháu hoạt động ở mọi lúc mọi nơi

từ đógiúp cháu hoàn được nhân cách của bản thân

* Một số ví dụ về tính cách, hành vi của cháu Trần Quyền:

Trang 9

Ví dụ 1: vào buổi sáng hoạt động ngoài trời.

Trang 11

- Cả lớp cầm tay nhau hứng thú đang chơi “ dung dăng dung dẻ” bỗng nhiêncháu Trần Quyền, quay nghiêng người ghé vào tai bạn bên cạnh hét lớn một tiếng.tôi quan sát những hành vi, thái độ của cháu hàng ngày để tôi sửa sai, nhắc nhở,uốn nắn cháu kịp thời sao cho cháu ngày càng tiến bộ.

Ví dụ 2: Cháu bẻ cành cây

Trang 12

- Tôi bước ở trong lớp ra nhìn thấy cháu đang vịn cành cây xuống và đến bêncháu tôi nói lần sau con không vịn cành cây nữa nhé vì cây rất có ích cho chúng ta,cây làm cảnh đẹp, cây cho ta bóng mát…Tôi đã thực hiện gải pháp dùng lời tròchuyện với cháu để hiểu được tâm tư, tình cảm, tính cách của cháu một cách rõ nétđồng thời tạo điều kiện cô cháu ngày càng gần gũi, tình cảm hơn.

Trang 13

- Cả lớp đang hứng thú, chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “ Hai anh em” lúc đó vừa kể xong câu chuyện tôi đã nhìn thấy cháu Quyền đưa hai tay bóp tay bạn Đức,Tôi đã giáo dục cháu vào thực tế, con cần học tập cả lớp ngồi học thật ngoan vàhọc tập gương tốt của người anh trong truyện biết thương yêu giúp đỡ mọi ngườixung quanh để trở thành người tốt.

Ví dụ 4: Nêu gương cháu cắm cờ

Trang 14

- Tôi quan sát một thời gian, nhận thấy cháu chẳng bao giờ được cắm cờ, ngược lại, cháu luôn là người đầu tiên được nêu tên đặt thành tích quậy phá nhất lớp, chính vì hay được nêu tên như thế, nên dưới con mắt của các bạn, đều cho bạnQuyền là một người xấu, dù cho ngày đó có sửa đổi, cố gắng nhưng cũng chẳng được một ai thừa nhận.

Trang 15

- Nếu cháu có những lời nói, hành vi đúng tôi kịp thời nêu gương cháu trướclớp để khích lệ cho cháu ngày một tiến bộ hơn Tâm lý của con người thích đượckhen hơn là chê Nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều ởtất cả các ngày trong tuần vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ.

- Ngoài ra vào mỗi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễgiáo để trẻ thực hiện

- Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũngvậy tôi không bao giờ bỏ qua

Ví dụ: Tuần 3 tháng 10 tôi kể chuyện "Tích Chu" cho trẻ nghe Tôi giáo dụccháu theo nhân vật trong truyện cần nhấn mạnh tới cháu Trần Quyền nên làmnhiều việc tốt để cho bạn khác học tập

- Tuần khác tôi kể cho trẻ nghe "Sự tích cây vú sửa" hoặc những câuchuyện có tính giáo dục và về các hoạt động có văn hoá do tôi đặt ra hoặc sưu tầm,những giờ như vậy trẻ rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốnđược cắm cờ, trẻ sẽ nỗ lực như ý muốn Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khenngợi, được khen trẻ thêm tự tin và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô

Ví dụ : Khi cháu đang xô đẩy bạn trong lúc xếp hàng, tôi nhắc cháu mộtcách gián tiếp “ À cô thấy lớp mình ai cũng xếp hàng ngoan này, như bạn An, bạnthảo này” Nghe thế cháu Trần Quyền liền tự động xếp hàng Tôi liền nói :” À côthấy bạn Hoa rất là ngoan đấy” từ đó về sau tôi thường dùng cách này để giáo dụccháu Quyền, cháu cảm thấy hứng thú, tự tin sửa đổi tính cách của mình thực hiệntheo bạn có nề nếp trong giờ học

II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:

a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

- Mục tiêu của giải pháp, biện pháp trong công tác giáo dục trẻ cá biệt Bêncạnh đó và mặt nhận thức, nếu cháu chú ý nghe, thì cháu ghi nhớ tốt, thao tác

Trang 16

nhanh nhẹn, linh hoạt Tuy nhiên so với những mặt hạn chế thì phần ưu điểm củacháu rất ít Đứng trước đứa bé đáng thương này, bản thân tôi phải có trách nhiệm giúp cháu dần dần thay đổi được tính cách cá biệt thành tính cách có năng lựcphẩm chất đạo đức tốt

b/ Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.

- Đứng trước nguyên nhân trên khiến cho cháu trở thành một em bé ngộ nghĩnh,theo tôi cần có mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp giáo dục cháu cụ thể:

- Đối với môi trường sống dĩ nhiên khó thay đổi, nhưng hạn chế việc cháutiếp xúc với những người thiếu văn hóa, để cháu bớt nghe những lời nói thô lỗ,ngay cả bố mẹ không nên nói những lời này trước mặt con

- Gia đình cần dành thời gian để chăm sóc quan tâm con hơn Vì khi cháuđược đầy tình thương, cháu sẽ dễ thương với mọi người

- Tôi thiết nghĩ, đối với cháu Trần Quyền nên khích lệ và thừa nhận cháutốt, thì chàu sẽ tốt Ngược lại, nếu đưa tên cháu ra để nêu những khuyết điểm cho

hả giận, hoặc phạt cháu, như thế sẽ không có hiệu quả gì, cháu sẽ cảm thấy bị xúcphạm trước mặt các bạn, đồng thời gieo rắc trong đầu các bạn khác một ấn tượngxấu, những ấn tượng đó khó lòng phai được Như thế theo tôi muốn cháu Quyềnphát triển và sửa đổi, ta cần phẩi thừa nhận và khích lệ sự cố gắng của cháu, sựthừa nhận này nên nói công khai, để giảm bớt những ấn tượng xấu mà các bạn nghĩ

về bạn Quyền

c/ Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

- Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để cháu noi theo, luôn giàu tình yêuthương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạotâm lý thoải mái cho cháu thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp,nhằm giúp cháu từng bước hình thành nhân cách cho cháu Bên cạnh đó môitrường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn

Trang 17

minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người ViệtNam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.

- Cô giáo có vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạođức của cháu ở tất cả các hoạt động trong ngày, giờ đón trẻ, giờ chơi, giờ học, giờngủ và bình cờ cuối ngày, đưa cháu vào nề nếp thói quen học tập, ngoan ngoãn, lễphép với những người xung quanh

d/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

- Đứng trước trẻ cá biệt, theo tôi cần có mối quan hệ giữa giải pháp, biệnpháp giáo dục cháu cụ thể:

- Cô giáo là người mẫu mực để trẻ noi theo, những thái độ, hành vi, tính cáchcủa cháu trong suốt năm học, sửa sai khuyết điểm, hình thành cho cháu thực hiệnnhân cách chuẩn mực, phát huy sự thay đối tiến bộ của cháu

- Đối với môi trường sống, dĩ nhiên khó thay đổi, nhưng hạn chế việc cháutiếp xúc với những người thiếu văn hóa, để cháu bớt nghe những lời nói thô lỗ,ngay cả bố mẹ không nên nói những lời này trước mặt con

- Gia đình cần dành thời gian để chăm sóc quan tâm con hơn Vì khi cháuđược đầy tình thương, cháu sẽ dễ thương với mọi người

- Đối với tôi, khi dùng biện pháp mạnh để giáo dục cháu, thấy không hiệuquả gì, nên tôi thay đổi cách giáo dục khác là dùng tình thương và sự khích lệ, để

bù đắp một phần nào sự thiếu hụt tình cảm của cháu, tôi đã tận dụng hết mọi cái cốgắng của cháu để khen ngợi và khích lệ một cách công khai

e/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học về vấn đề nghiên cứu

- Từ đó, tôi thấy cháu ngoan hơn, đáng yêu và dễ thương hơn với mọi người,

việc học của cháu đã có những phần tiến bộ rõ rệt Cháu biết chào hỏi ngoan ngoãn

lễ phép với những người xung quanh

- Cháu biết nhường nhịn giúp đỡ bạn và mạnh dạn trong giao tiếp

- Cháu ngoan hơn, lễ phép hơn, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ,không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn

Ngày đăng: 13/01/2016, 07:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w