1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị

92 1,5K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

Thông qua việc phân tích số liệu điều tra và tìm hiểu nguyên nhân học yếu của học sinh đề đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dan tộc thiểu số cấp tiểu học v

Trang 1

UY BAN NHAN DAN TINH QUANG TRI

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

Trang 2

DE TAI

"CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC '

HỌC SINH DÂN TỘC THIẾU SÓ

đã được Hội đồng KHCN thành lập theo Quyết định số: 520/QĐ-SKHCN ngày 5 tháng

09 năm 2008 của SỞ KH&CN nghiệm thu ngày 11 tháng 9 năm 2008, công nhận kết

quả đề tài loại xuất sắc

Trang 3

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc í người”

MỤC LỤC

Trang

Phần I.Thông tin chung về đẻ tài | 1 Phan ILN6i dung khoa học và công nghệ đề tài 3 Phần II Các sản phẩm của đề tài

I.Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát học sinh, phụ huynh và cán bộ quản lý,

giáo viên các trường tiểu học.- 7 II.Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát học sinh, phụ huynh và cán bộ quản lý,

giáo viên các trường trung học cơ sở 9

IH.Phân tích và xây dựng để khảo sát chất lượng văn hóa học sinh

tiểu học đân tộc ít người 12

TV.Phân tích và xây dựng đề khảo sát chất lượng văn hóa học sinh

trung học cơ sở dân tộc ít người | 20

Phần IV Kết quả khảo sát _ | 25

LKhai quát về quá trình khảo sát 25

ILMột số kết quả khảo sát - 25

Phần V.Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng văn hoá của học sinh

dân tộc ít người thấp | 36 Phan VI Cac giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

dân tộc trên địa bản tỉnh Quảng Trị

I.Nguyên tắc xác lập các giải pháp 36 H.Các giải pháp cơ bản dé nang cao chất lượng giáo dục học-sinh -

HH.Một số kết quả triển khai thí điểm 45

Trang 4

Dé tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc í người”

PHAN I THONG TIN CHUNG VE DE TAI

1, Tên đê tài: Các giải pháp nâng cao chất 2 Mã số lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh

Quảng Trị

3 Thời gian thực hiện 4 Cap quan lý

(Từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008) NNO BOC] Tinh OI CS (J

5 Kinh phi 60 triệu đồng, trong đó

Nguôn _ Tổng số (triệu đông)

- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học 60

6 | Lĩnh vực khoa học

Tự nhiên | Nông, lâm, ngư nghiệp

Kỹ thuật (Công nghiệp, ) † x| Giáo dục

Điện thoại:Cơ quan: 053 853016 Nhàriêng: 053 553567 ”- Mobile: 0905828559 ˆ

Fax: 053851842 Email: SOGIAODUCOT@YAHOO.COM,VN

Tên cơ quan đang công tác: Sở Giáo dục — Đào tạo Quảng Trị

Địa chỉ cơ quan: Đường Tạ Quang Bửu - Thị xã Đông Hà - Quảng Trị

Địa chỉ nhà riêng: Khu phố 4, phường 5, thị xã Đông Hà, Quảng Trị

Trang 5

Dé tai “Cac gidi phdép nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ít người”

Ho va tén:: | HOANG XUAN THUY |

Nam sinh: 1960 Nam/Nữ: Nam

Học vị: Thạc sĩ khoa học Năm đạt học vị: 1999

Điện thoại: Cơ quan: 053212163 Nhà riêng: 053 850705 Mobile: 0914 042 080 Fax: 053851842 - Email: xuanthuysgd@yahoo.com

Tên cơ quan đang công tác: Sở Giáo dục — Đào tạo Quảng Trị

Địa chỉ cơ quan: Đường Tạ Quang Bửu - Thị xã Đông Hà - Quảng Trị Địa chỉ nhà riêng: Khu phé 4, phường 1, thị xã Đông Hà, Quảng Trị

9 | Cơ quan chủ trì đề tài

Tên cơ quan chủ trì đề tài: Sở Giáo dục — Đào tạo Quảng Trị Điện thoại: 053 852 352 Fax: 053 851 842 E-mail: sogiaoducqt@yahoo.com.vn

Website: Quangtri@moet.edu.vn Địa chỉ: Đường Tạ Quang Bửu, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Họ và tên thủ trưởng cơ quan: LÊ PHƯỚC LONG

Số tài khoản:

.Chi nhánh Kho bạc Nhà nước Quảng Trị

Tên cơ quan chủ quản đẻ tài: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị

10 | Các thành viên chính tham gia thực hiện dé tai

1 | Võ Hão Thạc sỹ Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị

2 | Trần Đức Thuận CửNhân | — Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị

3 | Phan Hữu Huyện Thạc sỹ Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị

4 | Nguyễn Thảo Nguyên | Cử Nhân Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị

3 | Lê Thị Kim Anh Cử Nhân _ Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị

6 |} Hồ Xuân Phúc Cử Nhân Phòng Giáo dục - Đào tạo Hướng Hoá

7 | Võ Như Cảnh Cử nhân Phòng Giáo dục - Đào tạo Hướng Hoá

Trang 6

Dé tai “Cac giải phúp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dan téc it người”

‘PHAN IL NOI DUNG KHOA HOC VA CONG NGHE DE TAI

L Mục tiêu của đề tài

1 Thông qua việc phân tích số liệu điều tra và tìm hiểu nguyên nhân học yếu của học sinh đề đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dan tộc thiểu

số cấp tiểu học và trung học cơ sở

2 Thực hiện thí điểm các giải pháp ở một số trường tiểu học, trung học cơ sở có học sinh dân tộc thiểu số để rút kinh nghiệm

3 Đánh giá tông quát để đưa ra các giải pháp để nâng cao chất trọng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Quang Tri

Il Danh gia tong quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Ở nước ta, Giáo dục dân tộc được nhà nước ta đặc biệt quan tâm Từ năm 1990 được

sự đồng ÿ của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một chương trình hỗ trợ cho

giáo dục dân tộc (chương trình 7) Chương trình này tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng

cơ sở cho các trường vùng miễn núi và các trường phô thông dân tộc nội trú Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của chương trình này, đến nay cơ sở vật chất, kỹ thuật của các trường học ở vùng dân tộc đã được cải thiện đáng kể Giáo dục miền núi cũng được phát triển nhanh

về cả số lượng và chất lượng Từ chỗ phải dành riêng cho giáo dục học sinh dân tộc

chương trình giáo dục đặc biệt 30 tuần trong một năm học, nay đã được điều chỉnh thành

chương trình 36 tuần như chương trình giáo dục ở những vùng đồng bằng người Kinh Song, do đặc điểm về kinh tế, văn hoá và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc còn thấp kém và lạc hậu so với vùng đồng bằng, nên chất lượng giáo dục của học sinh dân tộc còn gặp phải rất nhiều khó khăn Thậm chí một số nơi chất lượng dạy và học còn

thấp kém

Tại Quảng Trị tình hình giáo dục dân tộc cũng không thoát khỏi tình trạng chung của

cả nước Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, Quảng Trị đã thu hút được khá nhiều chương trình dành cho việc xây dựng trường học vùng núi, như: chương trình tái định cư, chương trình 135, chương trình ODA, ADB, và sự quan tâm gitip dé

của các cấp, các ngành nên cơ sở vật chất khu vực chính của các trường vùng núi được

xây dựng kiên cố, nhiều trường đã có nhà học cao tầng, khu hành chính tương đối khang

trang

Quảng Trị có 2 huyện miền núi, 19 xã ; Téng s6 hoc sinh phé thong 1a: 15 755; trong

đó học sinh tiểu học: 10 083; học sinh trung học cơ sở: 4675; học sinh trung học phổ

Trang 7

Dé tai “Cac giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

thông: 997 Hiện nay khu vực miễn núi Quảng Trị có 68 trường phô thông, trong đó: 27

trường tiểu học, 18 trường phổ thông cơ sở, 15 trường trung học cơ sở, 5 trường phổ

thông dân tộc nội trú và 3 trường trung học phổ thông

Năm 2005, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các ban

ngành, các địa phương và nỗ lực phần đấu của đội ngũ thầy cô giáo, tỉnh Quảng Trị đã

hoàn thành công tác phổ cập trung học cơ sở Năm 2006 đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học

đúng độ tuổi

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục dân tộc của Quảng Trị vẫn đang còn ở mức thấp Hiện

tượng tái mù chữ, thất học vẫn còn diễn ra Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chất

lượng giáo dục ở các trường học có con em người dân tộc còn thấp

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình giáo dục dân tộc trong nước và trong tỉnh; từ

những yêu cầu có tính cấp bách trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp

giáo dục và phương pháp học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc,

SỞ giáo dục và Đào tạo Quảng Trị lựa chọn nghiên cứu để tài “Các giải pháp nâng cao

chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị" là một việc làm cần thiết

va cấp bách trong giai đoạn hiện nay và đã được Hội đồng khoa học của tỉnh nhất trí đưa

vào danh sách đề tài khoa khọc cấp tỉnh năm 2007

Trong đề tài này, ching tôi đã tập trung nghiên cứu các nội đụng sau:

1.Nghiên cứu bộ phiếu khảo sát dành cho giáo viên, học sinh và phụ huynh

2.Tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân tác động đến chất lượng giáo dục dân tộc ở

cấp tiêu học và trung học cơ sở

3.Tổ chức khảo sát và đánh giá phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên và

phương pháp học tập của học sinh dân tộc thiểu số

4.Cách thức tổ chức học tập ở nhà của học sinh dân tộc thiểu số l

5.Các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc

thiểu số

6.Tổ chức thí điểm thực hiện các giải pháp ở ở một số trường nhằm kiểm định lại hiệu

quả của các giải pháp đưa ra

Cách tiếp cận: Thu thập thông tin thông qua việc tô chức khảo sát ở một số trường thuộc

các vùng miền có những đặc điểm khác nhau: vùng cao, vùng sâu, các trường vùng khó,

vùng thuận lợi, các trường tiểu học và trung học cơ sở và các trường người dân tộc Pacô,

người dân tộc Vân Kiều Khảo sát cả những trường bình thường, trường có học sinh bán

trú và cả các trường phố thông dân tộc nội trú

Trang 8

Dé tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ít người”

Phương pháp khảo sát:

-Bang phiếu khảo sát cho giáo viên, cho học sinh

-Phỏng van gia đình học sinh, chính quyền địa phương

-Tổ chức các buôi hội thảo trên các đối tượng khác nhau như: Cán bộ QL, Giáo viên

bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

-Nghiên cứu quy trình quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý: tính hợp lý, khoa học và các giải pháp của người quản lý dé nang cao chat lượng giáo dục ở địa bàn

-Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh trước và sau khi triển khai thí điểm

đề tài

Nội dung nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm

1) Nghiên cứu quá trình quản lý trường học của các Hiệu trường các trường tiểu học, THCS Kết hợp với các thông tin thu thập từ phiếu điều tra, kết quả phỏng vấn, từ đó chỉ

ra những van dé bat hợp lý trong công tác quán lý và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học ở các trường học |

Đặc biệt quan tâm đến những giải pháp quản lý thích ứng với những điều kiện thực tế

của đồng bào dân tộc, của địa phương

2) Trên cơ sở lý luận dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và những vấn đề về lý luận dạy học hiện đại, tô chức dạy học theo hướng mới, hội thảo rút

kinh nghiệm

3) Tổ chức dạy thí điểm để đánh giá hiệu quá của các giải pháp đưa ra

4) Do đặc điểm của học sinh dân tộc ít người, nên Ban nghiên cứư đề tài đặc biệt quan

tâm đến môn hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa Cần chú ý những

khả năng nỗi trội của các em như sự khéo léo, tính bền bỉ và thích hoạt động để khai thác

và đưa ra những phương pháp giáo dục thích hợp

5) Sau khi tô chức triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh

dân tộc, vẫn tiếp tục rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả từng giải pháp dé bé sung, hoàn

chỉnh các vấn đề đặt ra

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Về phương pháp nghiên cứu cụ thé:

- Phương pháp phân tích tổng hợp trên quan điểm một hệ thống tổng quát và thống

nhất

- Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thực tế ở một trường -

6

Trang 9

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc íf người” ˆ

- Phương pháp phỏng vấn, hội thảo, lấy ý kiến của các lãnh đạo địa phương, các hiệu trưởng và giáo viên

- Phương pháp đánh giá, kiểm định đa chỉ tiêu

- Phuong phap lam viéc theo nhém

- Về kỹ thuật:

+ Kỹ thuật xử lý thông tin: theo hướng quy nap đữ liệu và có quan tâm đến tính cụ thể từng đữ liệu

Trang 10

Để tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo duc hoc sinh dan téc it người”

PHAN IIL CAC SAN PHAM CUA DE TAI

IL Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát học sinh, phụ huynh và đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường tiêu học

1 Mục tiêu:

Xây dựng được bộ phiếu khảo sát các đối tượng là học sinh, phụ huynh và cán bộ

quản lý, giáo viên nhằm đánh giá thực trạng chất lượng học sinh dân tộc;

Thông qua kết quả khảo sát để xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục vùng khó từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học

cho học sinh dân tộc

nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số

-Câu hỏi khảo sát phải phù hợp với từng đối tượng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực

hiện

-Số lượng câu hỏi phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy, khách quan

-Kết quả thu được phải có độ tin cậy cao và dễ tổng hợp và xử lý

3 Nội dung của phiếu khảo sát |

3.1.Đỗi với học sinh

Đây là đối tượng khó vì vậy nội dung câu hỏi khảo sát phải gắn liền với những tâm tư nguyện vọng, sở thích, phù hợp với tâm sinh 5, tập quán của trẻ em người dân tộc Tập trung chủ yếu ở các vấn đề sau:

a.Điều kiện học tập của học sinh, như:

Kinh tế gia đình, sách vở, bút mực

b.Sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của con em

c.Ý thức học tập của học sinh.

Trang 11

Dé tai “Cac giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ít người”

đ.Sở thích và nguyện vọng của học sinh

3.2.Đối với phụ huynh học sinh

Đối tượng là người lớn, người dân tộc thiểu số, hầu hết có trình độ văn hóa thấp

Cần quan tâm những vấn đề sau:

a.Hoàn cảnh gia đình (điều kiện kinh tế, số nhân khâu, số người đang đi hoc,,)

b.Mức độ quan tâm đến việc học tập của con em

c.Nhận thức của phụ huynh đối với việc học tập của học sinh

d.Nguyện vọng của gia đình

3.3.Đối với cán bộ, giáo viên

Đây là đối tượng có tác động chính vào chất lượng học tập của học sinh Nội dung

khảo sát tập trung vào những vấn đề sau:

a.Nhận thức về công tác giáo dục học sinh dân tộc Tỉnh thần, thái độ, trách nhiệm trong

công tác

b Vấn đề xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lí chỉ đạo giáo dục trên địa bàn

c Việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo

vùng miễn phù hợp với thực tiễn địa phươpng như thế nào?

d.Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số

e Sự quan tâm và phối hợp của chính quyền và các ban ngành

4 Một số cơ sở thực tiễn

1.Địa bàn khảo sát là vùng miền núi Hướng Hóa, đối với học sinh và phụ huynh là dân s tộc ít người, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội đều thấp kém so với vùng đồng bằng Địa

bàn dân cư thưa thớt, sống theo từng cụm Người dân sống chủ yếu vào trồng cây lương

thực trên nương rẫy, chăn nuôi và khai thác tài nguyên của núi rừng như săn bắn, chặt

củi, hái lượm hoa quả Nhìn chung năng suất lao động, thu nhập thấp |

2.Mặt bằng dân trí thấp, nhiều người không biết viết, biết đọc Do vậy cần phải trực tiếp '

phỏng vấn người dân và ghi vào phiếu g1úp họ

3.Nhận thức của người dân về việc học hành của con em đã được chuyên biến rõ trong

khoảng thời gian gần đây Đặc biệt là khi đời sống vật chất được cải thiện nhiều

9

Trang 12

Đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

d.Sở thích và nguyện vọng cua hoc sinh

3.2.Đỗi với phụ huynh học sinh -

Đối tượng là người lớn, người dân tộc thiểu số, hầu hết có trình độ văn hóa thấp

Cần quan tâm những vấn đề sau:

a.Hoàn cảnh gia đình (điều kiện kinh tế, số nhân khẩu, số người đang đi học,,)

b.Mức độ quan tâm đến việc học tập của con em

c.Nhận thức của phụ huynh đối với việc học tập của học sinh

d.Nguyện vọng của gia đình

3.3.Đối với cán bộ, giáo viên

Đây là đối tượng có tác động chính vào chất lượng học tập của học sinh Nội dung

khảo sát tập trung vào những vấn đề sau:

a.Nhận thức về công tác giáo đục học sinh dân tộc Tỉnh thân, thái độ, trách nhiệm trong

công tác |

b Van dé xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lí chỉ đạo giáo dục trên địa bàn

c Việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo

vùng miền phù hợp với thực tiễn địa phươpng như thế nào?

d.Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục đối với học sinh dân tộc thiêu số

e Sự quan tâm và phối hợp của chính quyền và các ban ngành

củi, hái lượm hoa quả Nhìn chung năng suất lao động, thu nhập thấp

2.Mặt bằng dân trí thấp, nhiều người không biết viết, biết đọc Do vậy cần phải trực tiếp

phỏng vấn người dân và ghi vào phiếu giúp họ

3.Nhận thức của người dân về việc học hành của con em đã được chuyển biến rõ trong

khoảng thời gian gần đây Đặc biệt là khi đời sống vật chất được cải thiện nhiều

9

Trang 13

Dé tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc it ngudi”

4.Giáo dục phô thông đang ở trong giai đoạn cải cách mạch rhẽ, đặc biệt là chương trình,

sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy

5.Đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số học chung chương trình và cùng bộ sách với học sinh cả nước Trong những trường hợp cụ thể của từng bộ môn có giới hạn chương

trình, nhưng nhìn chung không có sự khác biệt nhiều

$5 Hình thức tỗ chức hệ thông câu hỏi

1.Câu hỏi được sắp xếp theo trình tự logic từ vấn để này sang vẫn đề khác

2.Số lượng câu hỏi đủ lớn cho mỗi vấn để để có thể khảo sát và thu nhận đầy đủ các

thông tin liên quan phục vụ dé tai

3.Hình thức trả lời là đánh dấu vào ô chọn đã chuẩn bị sẵn Ngoài ra có sử dụng một số

câu hỏi dưới dạng mở để các đối tượng có thé trình bày hết ý kiến và nguyện vọng của

mình

4.Phiếu được thiết kế gọn trong một tờ giấy A4, hình thức đẹp, rõ ràng, dễ trả lời, dễ tổng

hợp

6.SỐ lượng và đỗi tượng chọn mẫu:

Tập trung khảo sát các đối tượng giáo viên, học sinh, phụ huynh tại 3 xã thuộc

huyện Hướng Hoá, đó là các x4 A Doi, xã Thanh và xã Xy Mỗi đối tượng khảo sát trên

50 người (tông số chọn mẫu: n =150)

7 Cúc bộ câu hỏi dành cho từng đổi tượng ( xem phụ lục)

Il Thiết kế bộ câu hồi khảo sát học sinh, phụ huynh và đội ngũ cán bộ, giáo viên các

trường trung học cơ sở

1 Mục tiêu

_ Tạo được bộ phiếu khảo sát các đối tượng là học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo

viên để xác định các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh

THCS người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị

2 Yêu cầu

-Bộ phiếu khảo sát phải bảo đảm tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu của đề tài,

dễ thực hiện

10

Trang 14

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

-Bộ câu hỏi của phiếu điều tra, khảo sát phải phản ánh được những vấn đề mà đề è

tài quan tâm, đó là: chất lượng văn hoá và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng

học tập của học sinh dân tộc thiểu số ce

-Câu hỏi khảo sát phải phủ hợp với từng đối tượng; đơn giản, dễ hiểu, để thực

-Hệ thống các câu hỏi phải logic, tỷ trọng các câu hỏi tương xứng với các phần nội oe dung cần đề cập

-Số lượng câu hỏi phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy, khách quan

-Kết quả thu được phải có độ tin cậy cao và dễ xử lý

3 Nội dung của phiếu khảo sát

3.1 Đối với học sinh

Đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh đặc biệt về kinh tế, văn

hóa, phong tục tập quán và địa lý lãnh thổ, vì vậy cần tập trung khảo sát vào những vấn |

đề lớn sau:

a.Hoàn cảnh gia đình (Kinh tế gia đình, sách vở, bút murc )

b.Sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của con em

c.Y thức học tập của học sinh

d.Sở thích và nguyện vọng của học sinh

3.2.Đối với phụ huynh học sinh: 7 a

Đối tượng là người lớn, người dân tộc thiểu số, hầu hết có trình độ văn hóa thấp

Cần quan tâm những vấn đề sau:

a.Điều kiện kinh tế gia đình

b.Sự quan tâm đến việc học tập của học sinh,

c.Nhận thức của phụ huynh đối với việc học tập của học sinh

d.Nguyện vọng của gia đình

3.3.Đôi với cắn bộ, giáo viên

11

Trang 15

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc í' người”

Đây là đối tượng có tác động chính vào chất lượng học tập của học sinh, được đào

tạo chỉnh quy Nội dung khảo sát cần tập trung vào những vấn đề sau:

a.Điều kiện giảng dạy

b.Tỉnh thần, thái độ, trách nhiệm trong công tác

c.Phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy

d.Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số

4 Một số cơ sở thực tiễn

a.Địa bàn khảo sát là vùng miễn núi Hướng Hóa, đối với học sinh và phụ huynh là

dân tộc ít người, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội đều thấp kém so với vùng đồng bằng

Địa bàn dân cư thưa thớt sống theo từng cụm Người dân sống chủ yếu vào trồng cây

lương thực trên nương rẫy, chăn nuôi và một số khai thác tài nguyên của núi rừng như

săn bắn, chặt củi, hái lượm hoa quả Nhìn chung năng suất lao động, thu nhập thấp

b.Trình độ văn hóa của người dân thấp Rất nhiều người không biết viết, biết đọc

Do vậy, trong nhiều trường hợp khi khảo sát phải cần phải trực tiếp phỏng vấn người dân

và ghi vào phiếu giúp họ |

-c.Nhận thức của người dân về việc học hành của con em đã được chuyển biến rõ

trong khoảng thời gian gần đây Đặc biệt là khi đời sống vật chất được cải thiện nhiều so

với trước đây

d.Giáo dục phổ thông đang ở trong giai đoạn cải cách mạch mẽ, đặc biệt là chương

trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy Riêng cấp trũng học cơ $ở đã hoàn “~~~ —” thành xong việc thay sách từ lớp 6 đến lớp 9

e.Đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số học chung chương trình, chung bộ

sách giáo khoa với học sinh cả nước Trong những trường hợp cụ thể của từng bộ môn có

giới hạn chương trình, nhưng nhìn chung không có sự khác biệt nhiều ˆ

5.Hình thức tỄ chức hệ thỗng câu héi

1.Câu hỏi được sắp xếp trình tự logic từ vấn để này sang vấn đề khác

2.Số lượng câu hỏi cho mỗi vấn đề cần quan tâm từ 5 đến 7 câu hỏi

3.Hình thức trả lời là đánh dấu vào ô chọn đã chuẩn bị sẵn

Trang 16

Để tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân t6c it người”

4.Có một số câu hỏi mở để học sinh có thể trình bày ý kiến của mình, nhưng rất hạn chế Riênè đối với phụ huynh chỉ đơn giản bằng hình thức trả lời bằng cách đánh dấu X hoặc

người khảo sát phỏng vấn và giúp đỡ đánh dấu thay

5.Phiếu được thiết kế gọn trong một tờ giấy A4, hình thức đẹp, dễ trả lời, dễ sg hgp

6.Các bộ câu hỏi dành cho từng đối tượng (xem phụ lục đính kèm)

LH Phân tích và xây dựng bộ đề khảo sát chất lượng văn hoá học sinh tiểu học dân tộc ít người

1 Sự cần thiết đề xây dựng bộ đề khảo sát

Khảo sát, đánh giá chất lượng dạy và học của học sinh là một trong những nội, dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Trong những năm qua công tác khảo sát đánh giá chất lượng của học sinh được thực hiện định kỳ theo kế hoạch năm học

Trước đây, từ chỗ dành riêng cho giáo dục học sinh dân tộc chương trình giáo dục

30 tuần trong một năm học, nay đã được điều chỉnh thành chương trình 36 tuần như chương trình giáo dục ở những vùng đồng bằng, do vậy việc khảo sát đánh giá cần được

đổi mới để phù hợp với yêu cầu chung

Việc xây dựng một bộ dé chuẩn theo yêu cầu mới hiện nay là hết sức cần thiết

nhằm đánh giá chất lượng học sinh dân tộc ít người trước khi áp dụng những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và cũng là cơ sở để đối chiếu đánh giá kết quả của đề tài

2 Mục tiêu của việc xây dựng bộ đề khảo sát Tiếng Việt va Toán lớp 3 và lớp 5 cho học sinh dân tộc

Thông qua chuẩn kiến thức và hiện trạng học tập của học sinh để xây dựng bộ đề khảo sát môn Tiếng Việt và Toán lớp 3 và lớp 5 cho học sinh vùng dân tộc miền núi của tỉnh đảm bảo tính khoa học, khách quan giúp cho quá trình khảo sát chất lượng học sinh

dat chất lượng tốt nhất

3 Nội dung xây dựng bộ đề khảo sát

3.1 Khái quát việc đánh giá kế! quả học tập ở cấp Tiểu học

3.1.1 Khái niệm cơ bản về đánh giá kết quả học tập:

hadnt

Trang 17

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ứ người” -_

Đánh giá giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập Tâm quan trọng của đánh giá được thê hiện qua phát biểu sau: "Miếu muốn biết thực chất của một nên giáo đục, hãy nhìn vào cách đánh giá của nên giáo đục do >” (Rowntrec,

1987) | |

Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định,

rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra

3.1.2 Các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học

- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện:

Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện là hệ thống các qui tắc cần được thực hiện _

trong quá trình đánh giá thành quả học tập của học sinh nhằm bảo đảm kết quả học sinh

đạt được qua kiểm tra, phản ánh được các mặt đức, trí, thể mỹ của các em cũng như nhiều mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của học sinh: |

+ Nội dung kiểm tra cần bao quát được các trọng tâm của phần học, phần chương trình hay bài học mà ta muốn đánh giá

+ Công cụ đánh giá cần đa dang

+ Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp: Nhớ, nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích tổng hợp -

đánh giá

Trang 18

Đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ứ người” |

Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năng môn

học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như kĩ năng

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

+ Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở

mức ưu tiên cao hon công cụ và tiến trình đánh giả

+ Kĩ thuật đánh giá phải được lựa chọn dựa trên mục đích đánh giá, kĩ thuật đó có đo lường được một cách hiệu quá nhất những gì mà ta cần đánh giá hay

+ Đánh giá phải phản ánh đúng giá trị của môn học, về việc hoc

+ Đánh giá là phần hữu cơ trong quá trình ạt học va ` giáo dục

Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với ‘nye tiéu va: phương pháp

- Nguyên tắc đảm bảo tính công khai

Đánh giá phải là một tiến trình công khai, theo yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính công khai, các tiêu chuẩn và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ, bài tập hoặc bài thi, cần

được công bố đến học sinh trước khi các em thực hiện

- Nguyên tắc đảm bảo tính gido dục:

Đánh giá nhất thiết phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự

giáo dục của học sịnh

Học sinh có thể học từ những đánh giá của giáo viên để điều chỉnh hành vi học tập

về sau của học sinh

- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Xét về bản chất nhân bản của giáo dục, có thể nói dạy học là phát triển Nói cách khác giáo dục là quá trình giúp những cá nhân phát triển những tiềm năng của mình, de trở thành người hữu dụng

Từ những nguyên tắc trên việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học phải thể hiện

được những yêu cầu sau:

- Kết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính trong đánh giá và xếp loại

Trang 19

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc it người”

- Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện

- Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh

- Phát huy tính năng động, sáng tao, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh,

xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam

3.2 Phân loại hoạt động kiểm tra

Căn cứ vào mục đích sử r dụng, kiểm tra có thể được chia lam 2 loai: Kiém tra đột

xuất và kiểm tra tổng kết nhàn

Căn cứ vào thời điểm trong một nắm học, có thể được chia kiểm tra thành 2 loại:

Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

Kiểm tra tổng kết là kiểm tra kết quả học tập được thực hiện vào cuối khoá hoc : hay môn học, các kết quả thu được từ kiểm tra tổng kết chỉ ra 1 kha năng người học có thé | đạt khi nỗ lực hết mình cũng như khi có sự chuẩn bị tối đa

Hiệu quả kiểm tra tổng kết trước hết được xem là phương tiện đo mức độ lĩnh hội của học sinh trong lĩnh vực học tập và được dùng để xếp loại học tập hoặc để xác định

thành quả của người học đạt được so với những kết quả tông quát đã được xác định trong mục tiêu dạy học Do vậy kiểm tra tổng kết còn được gọi là hình thức đánh giá học tập của học sinh và có ý nghĩa quan trọng về mặt quản lý

3.3 Yêu câu đánh giá chất lượng môn Tiếng Việt và Toán lớp 3 theo chương trình

Tiểu học mới

Môn Tiếng Việt:

- Yêu cầu cơ bản cần đạt:

+ Đọc đúng và rành mạch bài văn (70 tiếng/1 phút), nắm được ý chính của bài

+ Piết đúng và khá nhanh các chữ thường, chữ hoa; viết bài chính tả 70

chữ/1 5phúi, biết viết thự ngắn theo mẫu, kế lại chuyện theo tranh, kế lại công việc đã làm

+ Nghe: Hiểu ý chính của người đối thoại; thuật lại được câu chuyện đã nghe

+ Nói: Đúng và rõ ý, biết hỏi và nêu ý kiến cá nhân; kể được một đoạn truyện đã

học, đã nghe hay việc đã làm |

- Vé kiém tra và đánh giá:

Trang 20

Dé tai “Các gidi phdp nang cao chat lượng giáo dục học sinh dân tộc người” óc

+ Đánh giá tương đối đây đủ và toàn diện 4 kĩ năng đọc, viết, nghe, nói

+ Đánh giá kiến thức về Tiếng Việt thông qua kết quả thực hiện các bài tập theo chương trình qui định |

+ Két hợp hình thức kiếm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm (đọc hiểu, luyện từ và câu) và hình thức kiém tra bằng bài viết (chính tả - tập viết - tập làm văn)

+ Kiểm tra khảo sát phân môn Tì iéng Việt được tiễn hành với hai bài kiểm tra đọc,

viết nhằm kết hợp đánh giá học sinh về kiến thức và kỹ năng (đọc, viết, nghe, nói)

Về mục tiêu của môn Tiếng Việt ở.lớp 3 và lớp 5

Về môn Toán:

Môn Toán lớp 3 là môn học thống nhất, tích hợp các nội dung giáo dục toán học-

và các nội dung giáo dục khác, với số học là nội dung trọng tâm và là hạt nhân của môn

Toán lớp 3

Toán lớp 3 có 4 mạch nội dung:

Số học (bao gồm số và phép tính; Một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê đơn giản); Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn

- Bốn mạch nội dung này được tích hợp với nhau, tạo thành môn học thống nhất về

cơ sở khoa học và cấu trúc nội dung Các nội dung giáo dục khác (về tự nhiên xã hội, về dân số và môi trường, về an toàn giao thông ) được tích hợp với các nội dung toán học

trong quá trình dạy học và thực hành, đặc biệt là thực hành giải các bài toán có lời văn,

Mức độ học rộng và sâu dần về các kiến thức và kỹ năng cơ bản cũng như về sự

phát triển của trình độ tư duy và các năng lực khác được tăng dần trong từng mạch nội

dung xuyên suốt từ toán lớp 1 đến toán lớp 3 Đồng thời nhờ tích hợp mà có sự hỗ trợ lẫn

nhau trong từng mạch nội dung, giữa các mạch nội dung, giữa Toán 3 và các môn học

khác

Đại lượng và | Yếutốhình | Giải bài

Mạch nội dung SỐ học đo đại lượng học toán

Thời lượng (so với tổng 70% 11% 10% 9%

thời lượng của toán lớp 3)

Trang 21

Đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc í người” `

3.4 Yêu cầu đánh giá chất lượng môn Tiếng Việt và Toán lớp 5 theo chương trình

Môn Tiếng Việt:

- Yêu cầu cơ bản cần đạt:

+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,

đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong c các môi trường hoạt động của lứa tuổi

Thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy + Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết

sơ giản về xã hội, tự nhiên và cỏn người, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước

ngoài

+ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,

giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ

nghĩa

- Ở lớp 5, mục tiêu nói trên được cụ thể hoá thành những yêu cầu về kiến thức và

kỹ năng đối với học sinh như sau:

+ Nghe: Nhan biết được thái độ, tình cảm, chủ đích của người nói trơng giao tiếp; năm được nội dung và chủ đích của bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thầm

mỹ, về tình bạn phù hợp với lứa tuổi; bước đầu nhận xét đánh giá được một số thông

tin đã nghe; năm được đại ý, đề tài của tác phẩm (hoặc trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch;

biết nhận xét về nhân vật và những chỉ tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể

lại được nội dung tác phẩm; ghi được ý chính của bài đã nghe

+ Nói: Nói trong hội thoại biết dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp

trong gia đình, trong nhà trường và ở nơi công cộng; biết giải thích rõ thêm van dé đang

trao đôi; tán thành hay bác bỏ một ý kiến

Nói thành bài: biết phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp; biết cách giới thiệu

về lịch sử, văn hoá, về các nhân vật tiêu biểu của địa phương với khách; thuật lại được một câu chuyện đã được đọc hoặc một sự kiện đã biết; bước đầu có kỹ năng đổi ngôi kê

+ Đọc: Tốc độ tối thiểu khoảng 120 tiếng/phút

Trang 22

Đề tài “Các giải pháp nâng cao chất tượng giáo dục học sinh dân tộc ít người”

Đọc thành tiếng và đọc thầm: Biết cách đọc phủ hợp với các loại văn bản khác nhau; biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật

và tỉnh huống kịch; biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học;

đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4

Đọc hiểu: Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài; nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài; bước đấu biết đánh giá nhân vật,

chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương

Kỹ năng phụ trợ: Biết dùng từ điển; biết ghi chép các thông tin đã học; thuộc lòng

một số bài văn vần và đoạn văn xuôi _

+ Viết:

Viết chính tả: Tốc độ 90 chữ/15 phút, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định;

biết lập số tay chính tả; hệ thống hoá các quy tắc chính tả đã học; biết viết tắt một số từ

và cụm từ thông dụng: có ý thức khắc phục các lỗi chính tả phương ngữ

Viết bài văn: Chuyển đoạn nói sang đoạn viết và ngược lại; biết làm dàn ý và

chuyển dàn ý thành bài; biết cách tá cảnh, tả người; kể một câu chuyện đã làm hoặc

chứng kiến; viết đơn từ, biên bản; tự phát hiện và sửa được một số lỗi trong bài văn

_ +Kiến thức tiếng Việt va văn học:

Về từ vựng: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm; biết nghĩa một số yếu tố Hán-Việt thông dụng, một số thành ngữ; hiểu và bước đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa của từ ( hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, chuyển nghĩa, đồng âm) vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết; biết vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh

và nhân hoá vào việc hiểu văn bản, văn học và thực hành nói, viết

Về ngữ pháp: Nắm được đặc điểm và bước đầu biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ; nắm được cầu tạo của câu ghép và biết cách đặt câu u ghớp, | hệ thống hoá kiến thức về

câu và dấu câu đã học

Vệ văn bản: Biệt cách đặt đâu để cho văn bản; biết cách liên kết các câu và đoạn văn trong văn bản

A ow rsa oh A oe * A ` ne A A ,

Về văn học: Có hiệu biệt vê cách gieo vân; làm quen với một số trích đoạn

Vê môn Toán:

Trang 23

_ Đềtài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ít người”

| Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5 nhằm giúp học sinh:

+ Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sỐ và phép

tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân)

- Về đo lường:

+ Biết tên gọi, ký hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông

dụng (chẳng hạn, giữa km? va m’, giữa ha và m’, gitta m’ va dm’, gitta dm? va cm”)

+ Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số

thập phân

- Về hình học:

+ Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình tp phương, hình trụ, hình cầu và một số đạng của hình tam giác

+ Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn

+ Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thê tích hình hộp, chữ nhận,

hình lập phương

- Về giải bài toán có lời văn:

Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có:

Trang 24

Dé tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc í người”

+ Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (khi giải các bài toán thuộc quan hệ "77 /£

thuận", "Tỉ lệ nghịch" không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách "rút về

z

AQ,

đơn vị" hoặc bằng cách "tìm tỉ sô”

+ Các bài toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số

phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó

+ Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học

- Về một số yếu tố thống kê:

+ Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt

+ Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ

Từ mục tiêu dạy học môn Toán lớp 3 và lớp 5, chúng tôi thấy răng:

Khi xây dựng bộ để khảo sát toán 3, toán 5 phải tuân thủ các nguyên tắc: Đúng

chuẩn; Sắp xếp các câu hỏi, bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó; Có đủ các dang bai dai

diện cho các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất; Dễ chấm điểm và cộng điểm; Học sinh có thể làm bài trong thời gian quy định nhưng không dễ dàng đạt điểm 10; Phân loại chính

xác trình độ học sinh

- Từ yêu cầu chuẩn kiến thức mà học sinh lớp 3, lớp 5 cần đạt ở hai môn Tiếng Việt

và Toán, trên cơ sở yêu cầu đổi mới về chương trình tiêu học, hiện trạng chất lượng học

tập của học sinh vùng dân tộc miền núi và theo chương trình giảm tải tôi xây dựng bộ đề khảo sát môn Tiếng Việt và Toán ở lớp 3, lớp 5 cho đối tượng là học sinh dân tộc miền núi của tỉnh

3.5 Bộ để khảo sát chất lượng học tập học sinh Tiểu học, môn Tiếng Viétva

Toán lớp ba, lớp 5 (xem phụ lục đính kèm)

IV Bộ đề khảo sát chất lượng văn hoá học sinh trung học cơ sở người dân tộc ít

người

1 Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh

Trong quá trình giáo dục, đánh giá là một thành tố quan trọng không thể xem nhẹ | với cả hai chức năng “xác nhận” và “điều khiển”; đánh giá luôn góp phần tích cực vào

việc nâng cao chất lượng giáo dục Đánh giá chất lượng giáo dục bao gồm nhiều vấn đề

Trang 25

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ứ người”

trong đó có việc đánh giá chất lượng giảng dạy của thầy và chất lượng học tập của trò

Day la hai van dé quan trong dé nâng cao chất lượng đào tạo Trong nhiều năm qua Sở

GD&DT đã tiến hành chỉ đạo các cuộc hội thảo của các trường có học sinh dân tộc mà

trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh dân tộc nội trú thông qua việc

đổi mới phương pháp dạy phù hợp với đối tượng Việc đánh giá chất lượng học sinh dân

tộc lần này có ý nghĩa quan trọng cho việc thẩm định các chuyên đề đổi mới phương

pháp dạy học được các trường có học sinh dân tộc theo học triển khai Xây dựng một bộ

đề chuẩn nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong điều kiện cụ thể cho học

sinh dân tộc, nhằm định hướng cho giáo viên giảng dạy và công tác quản lý chuyên môn

góp phản thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục con em dân tộc

2.Công cụ đánh giá

Trong đánh giá, công cụ được hiểu là các phương tiện, kĩ thuật để đánh giá Trong

xã hội hiện đại, rất nhiều loại công cụ có thể phục vụ cho việc đánh giá học sinh Ở nước

ta hiện nay, trong đánh giá kết quả học tập, thường sử dụng hai loại công cụ chủ yếu là:

bài tập "tự luận" và "trắc nghiệm khách quan" Việc kết hợp cả hai phương pháp này

nhằm phát huy tính tích cực của học sinh về cả hai phương diện: Khảo sát đúng chất

lượng đại trả và khả năng diễn đạt, lập luận của học sinh vốn là khă năng còn rất nhiều

hạn chế với học sinh dân tộc

Chúng ta không nên nhấn mạnh loại công cụ nào vì mỗi loại công cụ đều có

những mặt mạnh và những hạn chế, vấn đề là biết sử dụng một cách hợp lý thì sẽ đạt hiệu

quả cao Trong đề tài này xây dựng công cụ đánh giá là bộ đề chuẩn khảo sát chất lượng

học tập của học sinh dân tộc các môn Toán, Vat Ly, Sinh hoc, Ngft Van, Lich St, Dialy _ xen

được kết hợp cá hai hình thức đánh giá nói trên, qua đó tạo điều kiện cho giáo viên và

học sinh có cơ sở khoa học để tự đánh giá chất lượng dạy và học nhằm hiệu chỉnh quá

trình day va hoc dé nang dan chất lượng giáo duc hoc sinh dân tộc

Bộ đề khảo sát gồm đối tượng là học sinh dân te ở hai khối lớp: Lớp 7 và lớp 9

với yêu cau dat ra la:

Đối tượng học sinh lớp 7

Sau khi học xong bậc tiêu học, lớp 6 là lớp đầu tiên cấp THCS mà ở lớp này lần

đầu tiên học sinh phải học tập nhiều bộ môn với yêu cầu thời lượng khác nhau, trong

chương trình lớp 6 học sinh bắt đầu làm quen với nhiều khái niệm mới mà những khái `

niệm này là tiền để cho việc vận dụng trong chương trình lớp 7 và toàn cấp Hơn nữa đối

với học sinh dân tộc, lớp 6 là năm học bản lề, giáo viên chủ yếu rèn luyện để hình thành

Trang 26

Dé tai “Cac giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

cho học sinh một số phương pháp tư duy và bắt đầu lớp 7 việc nhận biết, thông hiểu và

vận dụng được yêu cầu mạnh mé hơn, tư duy suy luận được nâng lền một bước Do đó

việc khao sat chất lượng ở học sinh lớp 7 có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh gia nang lực học tập của học sinh để từ đó có giải pháp điều chỉnh cho hai lớp 8 và 9 là hai lớp |

cudi cấp của cấp THCS

Đối tượng học sinh lớp 9

Đánh giá nhằm xác định chất lượng và hiệu quả đào tạo của một cấp học Ở học sinh lớp 9, sự phát triển của tư duy học sinh hình thành khá rõ nét Với các môn tự nhiên học sinh bắt đầu làm quen dần với các hình thức suy luận logic, các hiện tương tự nhiên

trong vật lý, hoá học cần được giải thích một cách khoa học, có căn cứ, sự cảm thụ trong Văn học các sự kiện trong các môn xã hội cũng được sắp xếp và trình bay chặt chẽ hơn,

mức độ thông hiểu được nâng lên một bước Do đó hình thức kiểm tra, đánh giá cũng

được đặt ra là: Ngoài việc nhận biết các khái niệm, học sinh biết trình bày lập luận, quan

điểm của mình với một tình huống cu thé Việc khảo sát lần này mang tính toàn diện hơn

cả về chất và lượng

3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng học tập

Đánh giá chất lượng học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học tập của học sinh so với mục tiêu môn học đề ra Để đánh giá chính xác, khách

quan chất lượng học tập cần phải có những tiêu chí cụ thể Mục tiêu của các môn học

được cụ thể hóa thành các chuẩn (Chuẩn môn học là mức tối thiểu cần có, cần đạt được

theo mục tiêu môn học về những kiến thức, kĩ năng thái độ cơ bản nhất được cụ thể hóa

trong môn học) từ các chuẩn đó khi tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả học tập môn

học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được cả về số lượng (các chủ

đề, các mạch, các lĩnh vực kiến thức) và cả về chất lượng (mức độ: kiểm tra trí nhớ; khả

năng tư duy linh hoạt, sáng tạo, khả năng vận dụng linh hoạt vào các tình huống thực

Thực tế trong một thời gian dài vừa qua, chất lượng học tập của học sinh chủ yếu

chỉ được kiểm tra thuần túy là sự học thuộc lòng (kiêm tra trí nhớ) còn những mức độ khác chưa được chú ý (đặc biệt là đối với học sinh dân tộc) hoặc không làm hoặc làm

- một cách qua loa hình thức Khi có những câu hỏi kiểm tra về vận dụng thì học sinh thường tỏ ra lúng túng Hoặc trong cuộc sống thực tiễn học sinh dân tộc không có những -

thói quen vững chắc khi xử lý các tình huống thực tế đã được học trong môn học

Trang 27

Đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo duc hoc sinh dân tộc í người”

4.Xác định các tiêu chí cho bộ đề khảo sat chat lượng

'Các tiêu chí cho bộ đề khảo sát chất lượng đảm bảo các yếu tố sau :

Các tiêu chí của đề kiểm tra phải phân loại một cách tương đối được học sinh theo

các nội dung kiểm tra ở những mức độ cần đạt bao gồm việc nắm kiến thức, mức độ thành thạo các kỹ năng cơ bản, đặc thù của bộ môn; những thói quen cần thiết của học

sinh khi tham gia quá trình học tập

-Thời lượng

Một xu thế trong ra đề kiểm tra hiện nay khá quan trọng và cần thiết là tốc độ làm

bai Day là van dé cần lưu ý bởi tử khi chuyển thói quen làm bài kiểm tra tự luận chỉ gồm

một ít câu hỏi với một phô kiến thức tương đối hẹp sang hình thức kiểm tra trắc nghiệm

khách quan với số lượng câu hỏi nhiều hơn và một phô kiến thức rộng hơn học sinh sẽ bị

lúng túng và chất lượng học tập của học sinh sẽ không được phản ảnh một cách chính

xác Trong bộ đề khảo sát này việc ra đề kiểm tra kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự

luận nhằm đánh giá khả năng của học sinh ở cả hai hình thức kiểm tra Sâu và rộng, mức

độ sâu được tăng dần ở lớp cuối cấp để đảm bảo đánh giá được toàn điện kết quả nhận

thức của học sinh

-Thiết kế bảng (ma trận) hai chiều cho bài kiểm tra

Việc thiết kế một bảng hai chiều (ma trận) cho một bài kiểm tra là rất cần thiết bởi: a

a) Đưa ra một cấu trúc hợp lý, cân đối nhằm xác định được đầy đủ các nội dung cần kiểm

tra của mỗi chương, phần hay toàn bộ nội dung cần đạt của một môn học

b) Thẻ hiện được số lượng những câu hỏi đảm bảo cân đối về thời lượng cũng như mức

độ quan trọng của từng nội dung đã học | : |

c) Thê hiện được cụ thể các yêu cầu về mức độ nhận thức của mỗi nội dung can kiém tra _

5.Quy trình biên soạn đề kiểm tra

Các đề kiểm tra trong bộ khảo sát chất lượng được biên soạn theo quy trình sau:

1.Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra

2.Xác định mục tiêu dạy học |

Trang 28

Dé tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ít người”

3.Thiết lập ma trận hai chiều : Một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh:

+ Nhận biết: Ghi nhớ khái niệm, định nghĩa, định % định luật dưới hình thức học sinh đã học được

+ Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa, ký hiệu định lý, c công thức đó

+ Vận dụng: Vận dụng các định lý, định nghĩa vào các tình huống cụ thể; khái

quát hóa, trừu tượng hóa kiến thức

Trong mỗi ô là số lượng câu hỏi và hình thức câu hỏi Quyết định số lượng câu hỏi

cho từng mục tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu đó và thời gian làm bài kiểm tra Song nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở nhiều mạch kiến thức khác nhau

thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy hơn

Tỉ lệ các câu tự luận và trắc nghiệm khách quan trong một đề kiểm tra như sau:

+ Do đặc thù bộ môn, cần chú trọng đánh giá quá trình tư duy; khả năng suy luận; kĩ

năng trình bày lời giải, sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và hình vẽ của học sinh, do đó thời

gian dành cho trả lời các câu hỏi tự luận nên nhiều hơn các câu hỏi TNKQ; ti 1é hop ly giữa chúng nên là (60%; 40%) hoặc (70%; 30%) trong thời gian tiến hành kiểm tra

Một câu hỏi tự luận cần khoảng 10 phút để trả lời, mỗi câu hỏi TNKQ cần khoảng

1,5 đến 2 phút để đọc và trả lời

6 Bộ đê khảo sát: (xem phân phụ lục)

Trang 29

Để tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáa dục học sinh dân tộc ít người”

PHAN IV KET QUA KHAO SAT

_1.Khái quát về quá trình khảo sát

1.Mục đích: Qua khảo sát để nắm thực trạng vẻ chất lượng giáo dục học sinh dan

tộc thiêu số trên địa bàn nghiên cứu và các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giáo dục học sinh dân tộc ít người Từ đó phân tích các nguyên nhân và đề xuất các nhóm giải _ pháp, nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thiểu số đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

2.Nội dung khảo sát

+ Đời sống kinh tế, xã hội của phụ huynh ảnh hưởng đến việc học tập của con cái

+ Khảo sát thực trạng nhận thức của cộng đồng về công tác giáo dục học sinh thiêu số

+ Khảo sát thực trạng về công tác giảng dạy của nhà trường trong việc GD học sinh dân

tộc thiểu số:

- Thực trạng về thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số

- Thực trạng về thực hiện nội dung, chương trình và sách giáo khoa

- Thực trạng về đổi mới phương pháp giảng dạy

Thực trạng về đổi mới phương tiện, CSVC

+ Khảo sát thực trạng về chất lượng học tập của học sinh dân tộc

.3.Đối tượng khảo sát: Cán bộ QLGD -GV; Phụ huynh; học sinh dân tộc

4.Phương pháp khảo sát

Thực hiện qua phiếu thăm dò ý kiến, phiếu điều tra; hỏi đáp các đối tượng liên quan; Các thầy cô giáo cúng các thành viên trong ban nghiên cứu đề tài trực tiếp tiến

hành tô chức khảo sát déntimg déitumg

Dự giờ GV, nghiên cứu hỗ sơ, thu thập, xử lý thông tin

5.Địa bàn khảo sát

Chủ yếu trên địa bàn của các xã Thanh, xã Xi và xã Húc của huyện Hướng Hoá

H.Một số kết quả của khảo sát

1.Thực trạng công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu sé:

Xác định được đặc trưng của giáo dục miễn núi vừa yếu lại vừa khó; trong những

năm qua, tranh thủ các nguồn vốn của Chương trình, mục tiêu quốc gia; bằng sự nỗ lực của toàn ngành và sự hỗ trợ của các cấp các ngành; cả tỉnh đã tập trung làm chất lượng

cho giáo dục miền núi; cụ thể: Năm 2005 Hướng Hoá, ĐaKrông cùng cả tỉnh hoàn thành `

công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Đến năm 2006 với việc tập trung huy động

Trang 30

Dé tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ít người”

trẻ đến trường, tăng cường công tác đội ngũ, bổ sung CSVC, Hướng Hoá đã hoàn thành phổ cập GD Tiểu học đứng độ tuổi, có 9/14 xã thuộc huyện ĐaKrông đã hoàn thành PC GDTH đúng độ tuổi góp phần đưa tỉnh Quảng Trị đạt chuân PCGDTH đúng độ tuổi

Ngoài ra, GD miền núi nói chung và giáo dục học sinh dân tộc thiểu sế cũng đã đạt được

nhiều kết quả đáng khích lệ |

Viéc tuyén truyền nâng cao nhận thức, huy động số trẻ em là người dân tộc thiểu

số vào trường được đặt lên hàng đầu, nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xây dựng

trong Chiến lược phát triển của tỉnh nhà đến năm 2010 và là cơ sở, điều kiện tiên quyết

trong việc thực hiện phổ cập GD tiêu học đúng độ tuổi cũng như phô cập GD trung học

CƠ SỞ

Công tác chất lượng cũng đặc biệt chú ý, trong những năm qua với sự nỗ lực của,

toàn đội ngũ và sự hưởng ứng tích cực từ phía chính quyền và nhân dân địa phương, huyện Hướng Hoá đã huy động được sức người sức của để xây đựng được các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn huyện nói chung và chất lượng học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, góp phan rút ngắn khoảng các

chất lượng giữa giáo dục miền núi và đồng bằng

Cùng phối hợp với các ban ngành liên quan như: Y tế, UBDSGĐ&TE, hội Liên

hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, ngành Giáo dục đã thực hiện một nền giáo dục bình đẳng đối với mọi trẻ em Do đặc thù của kinh tế xã hội vùng núi, địa hình

phức tạp, giao thông trắc trở, hệ thống truyền tải thông tin còn thiếu thốn, chưa phủ khắp

nên việc người đồng bào dân tộc nói chung và trẻ em dân tộc thiểu số tiếp cận với những

thong tin, với thời sự là rất hạn chế nên họ chưa nắm kĩ được những Quyền Trẻ em, chưa

tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện những Quyền của mình Người dân tộc đa số

người dân chưa nhận thức sâu sắc về mục đích ý nghĩa của việc học hành, bên cạnh đó

đời sống khó khăn về vật chất gia đình lại đông con, phong tục tập quán còn đè nặng,

nên việc tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ đến trường có nơi còn rất khó khăn |

Với hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành thăm dò trên 150

đối tượng là CBQL- GV, trên 100 phiếu dành cho phụ huynh và 150 phiếu dành cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn của 3 xã Húc, A Xing và xã Thanh, chúng tôi thu được

kết quả như bảng sau:

Trang 31

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc í người”

Bảng 1: Điều tra nhận thức của các đối tượng về GD học sinh dân tộc thiểu số

& ầ Quyên được pháttin | 121 80.7 98 65,3

§ g Quyên được bảo vệ 78 52.0 | 76 | 50,6

§ 2 Quyên được bình đẳng 85 56.7 41 | 27/2

S- Tat cả các Quyền trên | "144 96.0 118 -| 78,6

Từ số liệu ở bảng 1, cho thấy có trên 80% số đổi tượng được hỏi cho rằng giáo duc

trẻ là người dân tộc thiểu số trách nhiệm không chỉ thuộc về một aj mà cả bản thân trẻ,

gia đình, nhà trường và xã hội đề có trách nhiệm giáo dục trẻ để hình thành và phát triển

nhân cách cho trẻ Và qua quá trình chỉ đạo giám sát hoạt động chuyên môn trên địa bàn,

chúng tôi nhận thấy rằng thực tế người dân đều hiểu việc giáo dục trẻ dân tộc là bổn

phận của toàn xã hội, mọi người đều phải có những đóng góp, những trách nhiệm cụ thể

Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm đó đối với trẻ của mỗi người lại không

được đây đủ

Cũng từ số liệu ở Bảng 1, cho thấy phần lớn phụ huynh chưa hiểu được các Quyền

trẻ em Theo Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc thì, trẻ em có đầy đủ các Quyền (ghi trong

Bảng 1) nhưng phần lớn người dân tộc thì họ chưa nắm được những qui định này Qua hệ

thống câu hỏi chúng tôi cũng thu được hơn 80% đối tượng phụ huynh được hỏi đều có

nhu cầu cho con đi học và gần 100% học sinh được hỏi cho rằng: khi tham gia học tập ở

trường thì các em học sinh dân tộc thiểu số đã được hoà nhập, vui chơi, được phát triển

những năng khiếu bản thân, được đối xử bình đẳng, được thầy cô giáo chăm sóc dạy dỗ

chu đáo Nhưng trong thực tế việc học hành, chăm sóc trẻ thì bị bỏ mặc, phó thác cho

nhà trường, việc chăm sóc con cái, tạo điều kiện cho trẻ đến trường, ít được gia đình

chú ý Phần lớn người dân tộc còn ỉ lại, trông chờ từ phía nhà nước, chính quyén,

28

Trang 32

ĐỀ tài “Cúc giải pháp nẵng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

Đối với khối học sinh trung học cơ sở, trong 99 phiếu phát ra khảo sát thu được

kết quả như sau:

1 Sự quan tâm của gia đình đến việc học hành của con em:

- -82/99 (82,8%) phiếu có kết quả là gia đình không hoặc thỉnh thoảng mới hỏi han chuyện

học hành của con em -

-87/99 (87,8%) phiếu trả lời khi con em nghỉ học thì không hỏi lý do tại sao

-5/99 (5%) phiếu trả lời gia đình sẽ buộc con tới trường nếu nghỉ học không có lý do

chính đáng, số còn lại thì khong

-52/00 (52.5%) phiếu nói rằng sẽ không đáp ứng được yêu cầu khi trẻ cần mua sắm

những đồ dùng cần thiết cho học tập

Từ khảo sát trên cho ta thấy sự thiếu quan tâm của gia đình phụ huynh đối với việc

học tập của em, và đây cùng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ mắt đi chỗ dựa,

mat đi nguồn động viên cỗ vũ vượt qua khó khăn trong học tập

2.Chất lượng học tập văn hoá của học sinh người dân tộc

a Thực trạng về /Jrực hiện nội dung, chương trình và sách giáo khoa

-Trước đây, trong thời kì cải cách giáo dục, các xã vùng khó, đặc biệt là các trường

tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số có thể thực hiện linh hoạt nhiều loại chương trình và

sách giáo khoa như: Chương trình 100 tuần, Chương trình 120 tuần và Chương trình 165

tuần Việc sử dụng linh hoạt nhiều loại chương trình đã tạo điều kiện cho các đơn VỊ

trường tiểu học lựa chọn nội dung, chương trình và sách giáo khoa phù hợp-với khả năng _ -

thực tế của học sinh, CSVC nhà trường và điều kiện địa phương và các trường trung học

cơ sở thực hiện chương trình hạn chế so với vùng thuận lợi

Từ khi thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tất cả các trường đều

học chung một chương trình, không phân biệt vùng khó khăn và vùng thuận lợi Theo

chúng tôi cần khảo sát kỹ và thận trong dé đánh giá sự thay đôi này

Do đặc điểm nhận thức của học sinh là người dân tộc thiểu số có khác so với học

sinh đồng bằng, mặt khác khả năng sử dụng Việt của trẻ em còn yếu nên việc tổ chức

thực hiện giảng dạy chương trình tiểu học-2000 tại các trường có học sinh dân tộc là rất -

khó khăn Để khắc phục một phần những khó khăn đó, Bộ Giáo duc va Dao tạo đã có

những hướng dẫn về giảng dạy từng vùng miền Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức đạy học

29

Trang 33

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc Ít người” &

Tiéng Viét cho tré dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1; Nhưng điều đó chưa đủ để có

được một chương trình phù hợp với học sinh dân tộc ít người

Để nắm kĩ thực trạng việc tổ chức thực hiện của cơ sở được tiến hành như thế nao,

nhóm khảo sát chúng tôi đã có các cuộc phỏng vấn và tiến hành khảo sát qua phiếu đối

với 150 cán bộ quản lí- GV, gan 150 phu huynh hoc sinh trén dia ban’ nghién cứu, và kết

quả thê hiện ở bảng sau:

Bảng 2: Kết quả khảo sát về việc thực hiện nội dung, chương trình và sách giáo

khoa tại các trường có học sinh dân tộc thiểu sế ¬

Số người đồng ý

Nội dung khảo sát - CBQL-GV PH | KQ chung

SL | % | SL | % | SL] %,

" Quá yếu, chưa đủ để giao | 140 1 9331 130 1897 270 | 91.5

ề s vŠ gs tiép va hoc tap | |

| Se 5 & 2 | Du dé giao tiép tốt | 10 | 67 | 15 |103| 25 | 8.5

Theo kết quả ở Bảng 2, cho thấy có trên 90% đối tượng được hỏi cho rằng, kha

năng sử dụng Tiếng Việt của trẻ em người dân tộc hiện nay là còn yếu, chưa đủ để giao

tiếp và học tập trong khi đó nhưng hầu hết các trẻ em người dân tộc hiện nay lại chưa I 30 +

Trang 34

ˆ ĐỀ tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ứ người”

được tổ chức học Tiếng Việt trước khi vào lớp 1 theo qui định của Bộ Giáo dục va Dao

tạo Sóc |

-Có 92% học sinh THCS trả lời thường không hiểu bài tại lớp

-Có 95% học sinh THCS và 100% giáo viên được hỏi đều cho răng chương trình văn hoá

hiện học sinh đang học quá sức đối với học sinh người dân tộc

b Thực trạng về đổi mới phương pháp giảng dạy

Hiện nay theo yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì các trường tiểu học phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, quá trình

cá biệt hoá (trong đó có đối tượng) phải được chú ý đúng mức, nhưng trong thực tế tại

các trường học vùng dân tộc việc thực hiện các vấn để trên đang còn rất khó khăn Để

nắm được tình hình về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin từ bộ phiếu khảo sát, và một số kết quả thể hiện

Đối với họè sinh trung học cơ sở: `

-82/98 (83,6%) giáo viên được phỏng vấn nói rằng việc dạy trên lớp nếu muốn bảo đảm

dạy đủ nội dung theo yêu cầu thì phải sử dụng phuương pháp dạy học cũ, đó là diễn giải

là chủ yếu, thậm chí phải đọc cho học sinh ghỉ chép trước khi giảng giải vì học sinh không có sách giáo khoa

- 93⁄4 giáo viên khẳng định không thể thực hiện được kế hoạch đặt ra trong một tiết dạy -Về yêu cầu kiến thức và kỹ năng trong một tiết dạy:

31

Trang 35

Dé tai “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc it người”

+84% giáo viên truyền đạt hết

+16% chỉ lựa chọn những kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa

Từ số liệu ở bảng trên, qua theo dõi, chỉ đạo chuyên môn trên toàn địa bàn, chúng

tôi nhận định rằng:

Việc sử dụng phương pháp dạy học ở các trường có học sinh dân tộc đang dừng lại các phương pháp truyền thụ kiến thức đơn thuần, truyền thống, chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh Hiện trong "Thay doc, trò chép" đang là phổ biến, giáo viên đang tiếp cận dần với các phương pháp dạy học mới, như: phương pháp nhóm, phương pháp

sử dụng phiếu, phương pháp sắm vai, nhưng hiệu quả chưa cao | Đổi mới phương pháp dạy học, cũng như hiệu quả của giờ dạy-học phụ thuộc rất

nhiều vào giáo viên Trong mấy năm qua, giáo viên miền núi (2 huyện Hướng Hoá và | Đak rông) đã có nhiều cố gắng trong việc tự học, tự bồi dưỡng, nhiều giáo viên đã tham

gia các lớp đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Hiện tại phần lớn các trường vùng núi còn thiếu

giáo viên hoặc thiếu thừa cục bộ, chưa hoàn thiện; việc bố trí giáo viên giỏi, giáo viên

năng khiếu tại các trường vùng khó chưa đây đủ, Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục của các cơ sở giáo dục này |

Thue té kiém tra trén dia ban cho thay: hiện nay giáo dục cho trẻ em người dân tộc

chủ yếu thực hiện theo hình thức giáo dục trong nhà trường, còn giáo dục gia đình và các

hình thức khác chưa được chú ý đúng mức

Việc tiến hành giáo dục ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết nhằm bể trợ thêm

cho trẻ một số nội dung để hình thành nhân cách của học sinh Nhưng trong thực tế hình

thức giáo dục này lại chưa được tô chức thường xuyên, liên tục và hiệu quả thấp

Mặt khác do hoàn cảnh gia đình trẻ dân tộc phần lớn là khó khăn, bố mẹ trẻ ít có

điều kiện để chăm sóc, họ không đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giúp đỡ trẻ trong

học tập, nên hình thức giáo dục tại gia đình là hầu như không thực hiện được

Trang 36

Để tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc í người”

trong dạy học Cái quan trọng nhất là PTDH đã giúp học sinh có hình ảnh trực quan hơn,

sinh động hơn và đó chính là con đường dé hinh thành khái niệm mới, kiến thức mới

Trong những năm gần đây, CSVC ở các trường miễn núi đã được cải thiện đáng

kể, hầu hết các trường đã được kiên cố hoá, tuy nhiên phần lớn chỉ tập trung ở các điểm chính còn CSVC các khu lẻ thì vẫn còn nhiều thiểu thốn

Cùng với việc đổi mới về chương trình và sách giáo khoa cấp học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp một số thiết bị phục vụ dạy học như bộ đồ dùng thực hành dạy học các lop từ 1 đến 9, khuyến khích các trường, các giáo viên và học sinh tăng cường công tác tự làm đồ dùng dạy học Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thiết bị nói trên tại các trường miễn núi đạt hiệu quá chưa cao Một số thiết bị chưa được phát huy tính năng của

nó Vấn đề này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là cán bộ giáo,

viên chưa được tập huấn đầy đủ về việc sử dụng thiết bị, giáo viên còn ngại sử dụng, hơn

nữa kỹ năng khai thác tính năng của thiết bị còn hạn chế, tâm lý sợ “cháy giáo án” vì học sinh học yếu Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khách quan khác như thiếu sách giáo

khoa, thiếu phòng thực hành, thiết bị; thiếu cán bộ phụ trách đó là một trong những

nguyên nhân làm chạn chế việc nâng cao chất lượng dạy học tại các trường có học sinh

dân tộc thiểu số

Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số:

Khảo sát về mặt định tính, qua thăm dò các đối tượng vẻ kết quả thực hiện GD trẻ

dân tộc thiểu số, chúng tôi thu được số liệu sau

Bảng 4: Kết quả nhận định về chất lượng văn hoá học sinh dân tộc

Số người đồng ý

Nội dung Mức độ CBQL GV KQ chung

khảo sát

SL % | SL | % | SL | % Chất lượng giáo dục | Tốt 11 73 | 15 | 103 | 26 | 8.8

Trung bình 65 | 433 | 52 | 35:9 | 117 | 39.7 Còn thấp 48 |32.0 | 50 | 34.5 | 98 | 33.2

Theo kết quả, chúng tôi nhận thấy rằng có trên 70% đối tượng được hỏi cho rằng

chất lượng văn hoá học sinh dân tộc hiện nay đang còn ở mức độ trung bình trở xuống so với mặt bằng chung toàn tỉnh

Trang 37

Dé tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

Để đánh giá cụ thể hơn về chất lượng giáo dục học sinh dân tộc, chúng tôi đã có đợt kiểm tra khảo sát trên 200 học sinh lớp 3 và lớp 5 thuộc 3 trường ở huyện Hướng Hoá,

với kết quả thu được cho ở bảng sau:

Bảng 5 Kết quả khảo sát chất lượng học sinh tiểu học

Số lượng Tỉ lệ Sốlượng | Tilé

Kết quả khảo sát văn hoá một số môn ở cấp THCS như sau:

Điểm kém (<2) Điểm <5 Điểm >5 Tổngsố | SL |Tÿlệ%2| SL | Ty1e%] SL Tỷ lệ%

Một số kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra về chất lượng và khả năng học tập của

học sinh như sau:

-100% giáo viên khẳng địng chất lượng học tập văn hoá của HS người dân tộc hiện nay 7 -

thâp so với yêu câu

- 100% giáo viên cho rằng vốn tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số chưa đủ để

học các môn văn hoá có chất lượng

- 100% giáo viên nói rằng: Học sinh thường không hoàn thành các công việc mà thấy cô

giáo giao làm ở nhà

Với những kết quả điều tra, khảo sát trên có thể kết luận rằng: chất lượng văn hóa

của học sinh người dân tộc hiện nay là thấp rất nhiều so với yêu cầu của chương trình

Trang 38

| Đề tồi “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

II CAC NGUYEN NHAN DAN DEN CHAT LUGNG VAN HOA CUA HOC

SINH DAN TOC iT NGUOI THAP

Qua quá trình chỉ đạo dạy và học ở vùng miền núi và qua đợt khảo sát, điều tra ta

có thể rút ra những nguyên nhân sau đây dẫn đến chất lượng văn hoá của học sinh dân tộc

Ít người thấp:

1.Gia đình và người học nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của việc học hành, do

đó thiếu quan tâm và bàng quang với việc học hành của con em, học sinh không có động

cơ học tập đúng đắn nên không cố gắng trong học tập

Trong 150 phiếu khảo sát phụ huynh cho kết quả:

124 phụ huynh không bao giờ hỏi han chuyện học hành của con em mình (tỷ lệ: 82,6%) ,

135 không cần quan tâm đến việc con nghỉ học, tại sao con lại nghỉ học (tỷ lệ: 90%)

-100% gia đình không bố trí thời gian cho con học hành

_ Còn với 150 học sinh được hỏi, thì cho rằng:

-Điều lôi cuốn em tới trường là do được gặp gỡ và chơi với bạn bè: 87 em (tỷ lệ 58%)

2.Điều kiện kinh tế thấp, phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao Việc đầu

tư cho `con em học tập thấp Tý lệ hoc sinh không đủ sách giáo khoa cao

Mặc dầu được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như đường giao thông, điện

sinh hoạt, được chính quyền hỗ trợ nhiều mặt để tăng năng suất lao động, nhưng trong

thực tế cuộc sống vật chất của đồng bào vẫn chưa được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo

cao, mức thu nhập trên đầu người thấp, do đó việc đầu tư cho con em học hành bị hạn chế _

rất nhiều Trong 150 phiếu điều tra phụ huynh thì 142 cho răng gia đình không đủ điều

kiện để trang cấp đầy đủ các vật dụng học tập cho con em đến trường theo yêu cầu của

nhà trường Còn tỷ lệ học sinh THCS có sách giáo khoa đến trường theo khảo sát như

Trang 39

Dé tai “Cac giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người” woes

Rõ ràng việc thiếu sách giáo khoa là một trong những nguyên nhân quan trọng làm

chất lượng giáo dục học sinh người dân tộc thấp

3.Sự cách biệt về văn hoá vùng miền

Chênh lệch về mặt bằng dân trí do ảnh hưởng của phong tục tập quán, nền kinh tế

nông nghiệp tự cung tự túc, của hình thức du canh du cư ở miễn núi kéo dài

N6i dung và chất lượng cuộc sống của người dân tộc còn đơn giản và ở mức độ

thấp

Hạn chỗ của việc sử dụng tiếng Việt đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận tri

thức sách vở và tri thức đời sống

4.Việc tiếp thu kiến thức của học sinh người dân tộc chậm, đặc biệt là những kiến'

thức đòi hỏi phải tư duy cao

5.Việc áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực

đối với các lớp học sinh người dân tộc là rất khó thực hiện thành công Nếu áp dụng một

cách máy móc thì không phù hợp và hiệu quả thấp :

6.Việc kiểm tra đánh giá từ lâu vẫn mang nặng tính động viên, chưa phản ánh

đúng chất lượng học tập thực tế của các em

7.Nội dung chương trình các lớp đang áp dụng chưa tương thích với điều kiện tiếp

thu của học sinh dân tộc Nhiều môn học lượng kiến thức mỗi bài quá nhiều

8.Đội ngũ cán bộ, giáo viên không đồng bộ, nhiều giáo viên dạy không đúng

chuyên môn, cuộc sống và nơi công tác không ổn định, thiếu kinh nghiệm giảng dạy đã -

ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy;

36

Trang 40

Dé tai “Các gidi phdp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc người”

Phần V

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHAT LƯỢNG GIÁO DỤC

HOC SINH DAN TOC TREN DIA BAN TINH QUANG TRI

LD Nguyên tắc xác lập các giải pháp

1.Tính mục tiêu

Các giải pháp được xác lập phải đảm bảo mục tiêu giáo dục của thời đại, của quốc

gia và của địa phương UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột xây dựng mục tiêu cho giáo dục hiện

tại và tương lai là “học để biết, học để làm người, học để làm việc, học để cùng chung

sống” Mục tiêu này đã chứa đựng mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài đối với bản

thân mỗi người học

Việc tổ chức giáo dục cho học sinh dân tộc nhất thiết phải đảm bảo tính mục tiêu

của giáo dục trên, đảm bảo nguyên tắc này là đảm bảo được tính khoa học trong giáo dục

2.Tính pháp lý

Đề xuất các biện pháp giáo dục cho học sinh dân tộc phải thực hiện đúng Luật

pháp cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước về người dân tộc, đảm bảo thực

hiện theo chính sách của Chính quyền địa phương,

Tính pháp lý là nguyên tắc để xác lập các biện pháp mang tính khả thi cao, phù

hợp với các qui định, chuấr mực xã hội đã được thừa nhận và qui định bởi các văn bản

mang tính pháp qui

3.Tinh thu tién -

Việc xác lập các giải pháp phải căn cứ vào tình hình địa phương, các giải pháp

được đề xuất muốn có tính khả thi cao thì phải có tính thực tiễn cụ thể, áp dụng được cho

số đông các địa phương trên địa bàn và các đối tượng tham gia hoạt động GD cho học

sinh dân tộc thiểu số Tính thực tiễn là cơ sở là tiền đề và là điều kiện để có căn cứ cụ thể

khi xác lập các giải pháp Đảm bảo được tính thực tiễn là một trong những nguyên tắc để

sớm đưa các giải pháp vào thực hiện :

4.Tính hiệu quả

Khi xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc

thiểu số nhất thiết phải dựa trên tính hiệu quả của nó, giải pháp đưa ra phải nhằm nâng

37

Ngày đăng: 20/08/2014, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w