Việc tìm hiểu một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh là vấn đề chưa ai nghiên
Trang 1MO DAU
I Ly do chon dé tai
Giáo dục là chìa khoá vàng cho moi Quốc gia, dân tộc tiến bước vào tương lai Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục được xem như là lĩnh vực quan trọng nhất, là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước Trong hệ thống giáo dục của mỗi Quốc gia “ Tiểu học là cấp học nên
tảng đặt cơ sở ban đâu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nén tảng vững chắc cho Giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ
thống Giáo dục Quốc dân” (Theo nghị quyết số 2957 / GD-ĐT của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục Đào tạo) Do đó dạy học ở Tiểu học phải tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện, tối đa với các môn học thuộc tất cả các lĩnh vực : Tự nhiên, xã hội và con người
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Đạo đức có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức cho học sinh, hình thành kĩ năng sống cho học sinh Nhưng thực trạng cho thấy chất lượng đạo đức của học sinh hiện nay đang ngày càng đi xuống Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là
đo chất lượng dạy học môn Đạo đức không cao, đặc biệt do nguyên nhân sử dụng phương pháp kể chuyện trong môn Đạo đức chưa tốt
Như chúng ta đã biết muốn học tốt thì phải dạy tốt Muốn dạy tốt thì
phải chuẩn bị một phương pháp thật tốt Thực tiễn đã cho thấy phương pháp
kế chuyện là phương pháp dạy học quen thuộc, tiện lợi, đễ thực hiện và có tác động giáo dục sâu sắc đến tình cảm, thái độ, nhận thức của người học, đặc
biệt là đối tượng học sinh lớp 4
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Đạo đức nói riêng là
Trang 2mot viéc lam thiét thuc Vi vậy tôi thấy việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và hữu ích để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
IL Lich sử nghiên cứu đề tài
Bàn về các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học thì đã có nhiều tác giả đề cập đến :
1 Đỗ Đình Hoan - Một số vấn đề về phương pháp đạy học Tiểu học - NXB Giáo dục - Hà Nội 1996
2 Nguyễn Dân Nghĩa - Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và giáo dục công dân - NXB Giáo dục - 1997
3 Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp - Giáo trình phương pháp đạy học
môn Đạo Đức ở Tiểu học - NXB giáo dục - 1998
Các phương pháp trên chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức lí luận về phương pháp giảng dạy môn Đạo đức nói chung Việc tìm hiểu một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh là vấn
đề chưa ai nghiên cứu và đề cập Việc nghiên cứu đề tài này là để góp phần
nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung
HI Mục đích nghiên cứu đề tài
Nhằm phát hiện ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung
IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu đề tài
-_ Khách thể nghiên cứu: Phương pháp kể chuyện
- Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
Trang 3V Mức độ, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Mức độ nghiên cứu: Tìm hiểu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 -_ Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh
VI Giả thiết khoa học
Nếu nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực kể chuyện của giáo viên, kích thích hứng thú học tập môn Đạo đức cho học sinh và phối hợp có hiệu quả phương pháp kế chuyện với các phương pháp dạy học khác thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp
kê chuyện trong giảng dạy môn Đạo đức lớp 4
VII Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp kê chuyện trong day hoc môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh
và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
Đề xuất những giải pháp cần thiết đề khắc phục hiện trạng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
VIII Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 4IX Kế hoạch nghiên cứu của đề tài
- Tháng 11/2011: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương
- Tháng 12/2011 — 1/2012: Tìm hiểu cơ sở lí luận
- Tháng 2 — 3/2012: Điều tra thực trạng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
- Tháng 4/2012: Tiến hành thực nghiệm
- Tháng 5/2012: Xử lý 36 liệu, hoàn thành khóa luận
X Cấu trúc của đề tài
Mở đầu
Nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận
L Một số vấn đề có tính chất lí luận về phương pháp kể chuyện
1 Khái niệm về phương pháp dạy học
2 Đặc điểm phương pháp dạy học Tiểu học
3 Phân loại và hệ thống phương pháp dạy học Tiểu học
4 Phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức
Il Mén Dao đức lớp 4 và việc sử dụng phương pháp kê chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
1 Môn Đạo đức lớp 4
2 Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 4
3 Việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở khu vực thị tran Đông Anh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
I Thực trạng sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở khu vực thi tran Đông Anh
Trang 51 Thue trang về trình độ và thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kế chuyện
a Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên
b Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kế chuyện
c Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức
2 Thực trạng sử dụng phương pháp kê chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
a Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp kể chuyện
b Thực trạng về cách tiến hành phương pháp kế chuyện
c Thực trạng về khả năng phối hợp giữa phương pháp kế chuyện với các phương pháp dạy học khác
II Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp
kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
Chương 4: Thực nghiệm và kết quá thực nghiệm
Kết luận và kiến nghị
Trang 6NOI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận
I Một số vấn đề có tính chất lí luận về phương pháp kế chuyện
1 Khái niệm về phương pháp dạy học
Cho đến nay thì vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về phương pháp dạy học nhưng ta có thể hiểu: phương pháp đạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành đưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học
Như vậy phương pháp dạy học là tổ hợp của phương pháp dạy và phương pháp học Trong đó phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo phương pháp học, điều này có nghĩa là thông qua phương pháp dạy của thầy mà hình thành phương pháp học của trò Mối quan hệ đó được biểu diễn bằng sơ đồ
[|
Pa = Pa + Ps (Phuong phap day hoc = phương pháp day + phương
sau:
phap hoc)
2 Đặc điểm phương pháp dạy học Tiểu học
Phương pháp dạy học Tiểu học có những đặc điểm cơ bản sau:
Phương pháp dạy học vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan Phương pháp dạy học chịu sự quy định của mục đích và nội dung Phương pháp dạy học bao hàm trong nó mặt bên trong và mặt bên ngoài
Phương pháp dạy học bao hàm trong nó mặt trí dục và đức dục
Phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú nên trong dạy học nó cho phép giáo viên lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học dựa trên
Trang 7cơ sở mục đích, nội dung, đặc điểm tâm sinh lí học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trường học, trình độ năng lực giáo viên
3 Phân loại và hệ thống phương pháp dạy học Tiểu học
a Cơ sở phân loại phương pháp dạy học Tiểu học
Việc phân loại phương pháp dạy học có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm đều dựa trên một cơ sở nhất định song chúng không mâu thuẫn với nhau mà nó cho phép nhìn nhận quá trình dạy học từ mọi phía Trong giáo dục học để phân loại phương pháp dạy học người ta căn cứ vào nguồn phát ra tri thức Dựa vào nguồn phát ra tri thức người ta chia ra làm 3 nhóm phương pháp dạy học sau:
- _ Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời
- _ Nhóm các phương pháp dạy học trực quan
-_ Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn
b Các phương pháp dạy học Tiểu học
* Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời
- Phương pháp kế chuyện
Phương pháp kê chuyện là phương pháp giáo viên dùng lời kể lại cho
học sinh nghe nội dung tài liệu học tập, học sinh nghe - hiểu và ghi nhớ Phương pháp kể chuyện được sử dụng khi nội dung tài liệu học tập mang tính sự kiện và câu chuyện
Phương tiện mà giáo viên sử dụng là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hành vi Chất lượng sử dụng phương pháp phụ thuộc vào năng lực sử dụng ngôn ngữ của giáo viên
- Phương pháp giảng giải
Phương pháp giảng giải là phương pháp dạy học giáo viên dùng lời để giải thích rõ nội dung tài liệu học tập Học sinh nghe - hiểu, ghi nhớ Phương
Trang 8pháp này chứa đựng yếu tố giải thích và minh hoạ, nó trả lời cho câu hỏi tại sao
Phương tiện mà giáo viên sử dụng là ngôn ngữ nói
Chất lượng sử dụng phụ thuộc vào năng sử dụng ngôn ngữ nói của giáo viên
- Phương pháp vấn đáp (đàm thoại )
Phương pháp vấn đáp là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra cho
học sinh hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước thông qua việc trả lời hệ
thống câu hỏi của giáo viên đưa ra mà học sinh nắm vững nội dung tài liệu học tập
Phương pháp này buộc học sinh phải làm việc nhiều, kích thích được tư duy độc lập sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh, có khả năng cá biệt
hoá được học sinh Tuy nhiên nếu sử dụng không khéo thì sẽ không giúp học sinh nắm vững tri thức một cách hệ thống, không tập chung sự chú ý của học sinh
Chất lượng sử dụng phương pháp phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi của giáo viên
* Nhóm phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp trưng bày trực quan
Phương pháp trưng bày trực quan là phương pháp dạy học mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tài liệu học tập trên phương tiện dạy học trực quan Học sinh quan sát đưới sự hướng dẫn của giáo viên tự rút ra kết luận
Ưu điểm: Kích thích tính tích cực của học sinh, hình thành hứng thú học tập, hình thành niềm tin khoa học, phát triển năng lực quan sát cho học sinh
- Phương pháp trình bày trực quan
Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp dạy học mà giáo viên trình bày nội dung tài liệu học tập trên phương tiện dạy học trực quan Học sinh quan sát theo sự trình bày của giáo viên nghe hiểu và ghi nhớ
Trang 9Ưu điểm: Kích thích hứng thú học tập của học sinh trong dạy học, phát triển cho học sinh năng lực quan sát, hình thành niềm tin khoa học cho học sinh
* Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
Phương pháp kiểm tra đánh giá là phương pháp dạy học mà giáo viên
tổ chức cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập học do giáo viên đặt ra trong khoảng thời gian nhất định
Mục đích: Nhằm phát hiện ra trình độ tri thức mà học sinh đạt được sau quá trình dạy học, làm cơ sở cho việc điều chỉnh giáo trình dạy học, làm quá trình dạy học vận động và phát triển đúng hướng
Trang 10- Phuong phap tro choi hoc tap
Phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học thông qua việc tố chức chơi cho học sinh giúp học sinh nắm vững tài liệu học tập
- Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp đạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nội dung tài liệu học tập theo nhóm, qua đó giúp học sinh nắm vững nội dung tài liệu học tập
Ưu điểm: Phát huy được vai trò tự giác tích cực của học sinh trong day học, kích thích hứng thú học tập của học sinh, khai thác được vốn kinh nghiệm sống của học sinh trong dạy học, phát huy được tinh thần tương trợ, hợp tác của học sinh trong dạy học
Hạn chế: Chỉ sử dụng khi nội dung dạy học có liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống của học sinh Nếu không cân thận sẽ dẫn tới sự áp đặt giữa trò với trò, giữa nhóm nọ với nhóm kia Mặt khác, phương pháp này đòi hỏi phải
có điều kiện cơ sở vật chất nhất định
4 Phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức
a Khái niệm
Kế chuyện là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời kế thuật lai, ké lai truyén kế có nội dung giáo dục đạo đức, qua đó giáo dục học sinh một chuẩn mực hành vi đạo đức nào đó hay những nét tính cách cần thiết Truyện kể này có thể lấy từ sách đạo đức hoặc từ một nguồn khác Thông thường kế chuyện là do giáo viên thực hiện nhưng cũng có thể là học sinh
b Tác dụng
Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học tạo
điều kiện cho giáo viên tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới thái độ tư tưởng, tình
cảm của học sinh, giúp cho bài học đạo đức đến với các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động
Trang 11c Đặc điểm của phương pháp
Phương pháp kể chuyện vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Nó là khoa học vì nó phải:
Dam bao được yêu cầu của chủ đề giáo dục
Đảm bảo được tính đầy đủ và tính chính xác của nội dung truyện Đảm bảo được tính logic của trình bày
Phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh
Kê chuyện là nghệ thuật vì nó phải:
- Gây được xúc cảm đạo đức, cảm xúc thấm mĩ mạnh mẽ, sâu sắc ở học sinh
-_ Thu hút được học sinh nhập vai vào tình huống của truyện kể
-_ Định hướng một cách tự nhiên, thoải mái cho những suy nghĩ, hành động đúng đắn của học sinh
Phương pháp này thường được vận dụng ở tiết một nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học
Do đó nó thường được tiến hành vào đầu tiết một sau kiểm tra bài cũ Trong thực tế, kế chuyện được kết hợp với phương pháp trình bày trực quan
d Các bước tiến hành
Có thể kế chuyện theo các bước sau
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Giáo viên lựa chọn truyện kể, câu chuyện đạo đức phù hợp, có thé lay truyện kế từ sách đạo đức hay từ các nguồn khác song nó phải phù hợp với bài đạo đức, phù hợp với học sinh Tiểu học, có tác dụng giáo dục cao
Giáo viên phải nắm vững nội dung truyện kẻ
Trong môn Đạo đức, các chuẩn mực đạo đức được đưa ra dưới dạng các mẫu hành vi đạo đức, các mẫu hành vi đạo đức này lại được giới thiệu
Trang 12thông qua truyện kể đạo đức Truyện kế đạo đức chứa đựng những mẫu hành
vi phù hợp với chủ đề đạo đức được quy định trong chương trình môn học Vì
vậy giáo viên cần tiến hành khai thác, phân tích nội dung truyện kế để phát
hiện:
-_ Trong truyện kế có những tình huống đạo đức nào?
- Trong mỗi tình huống có những hành vi ứng xử cụ thể nào? Chúng được biểu hiện cụ thé ra sao?
-_ Trong những hành vi ứng xử đó hành vi nào đúng? Tại sao? Hành vi nào không đúng? Tại sao?
Từ đó học sinh thấy rằng trong các tình huống tương tự của cuộc sống cần làm theo mẫu hành vi tốt đẹp, tránh mẫu hành vi xấu đã được giới thiệu
trong truyện
Tập dượt kể chuyện: Việc tập dượt này giúp cho giáo viên có thể độc lập kể chuyện trước lớp ( không phụ thuộc vào truyện kể ) một cách tự tin hơn Vì đọc và thâm nhập truyện là bước đầu làm quen với truyện kể Giáo viên cần biến truyện đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập kể chuyện để chuyển ngôn ngữ từ văn bản sang ngôn ngữ của mình Khi tập kế
tức là giáo viên đã thoát ly sách để kế bằng ngôn ngữ, giọng điệu, điệu bộ của
mình Đó là cơ sở để giáo viên chủ động trong giờ lên lớp
Ngoài ra giáo viên còn phải chuẩn bị các phương tiện trực quan phục
vụ cho kế chuyện, in thêm truyện để phát cho học sinh, dự kiến học
sinh kế lại truyện
Bước 2: Lên lớp
- Hoạt động I: Giáo viên kể hoặc đọc diễn cảm câu chuyện
- Hoạt động 2: Tổ chức cho hoc sinh ké lai ( đọc lại )
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung câu chuyện ( nhân vật, hành vi cua nhân vật )
Trang 13- Hoạt động 4: Phân tích hành vi và đưa ra kết luận về hành vi ( hành vi
e Các yêu cầu sư phạm
Dé phương pháp kể chuyện thực sự có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo
viên phải chú ý thực hiện những yêu cầu sư phạm sau:
Nắm vững nội dung của truyện kế và hành vi của nhân vật trong câu chuyện
Dùng ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm của chính mình, kế chuyện một cách tự nhiên, sinh động: tránh kế nguyên văn như học thuộc lòng, không lặp lại từng câu từng chữ như ghi trong sách giáo khoa, tránh ngôn ngữ khó hiểu, tránh kế chuyện một cách khô khan
Tạo lại những tình huống đạo đức, nhấn mạnh những tình tiết cơ bản, khéo léo đặt học sinh vào những tình huống đó và kích thích chúng tích cực theo dõi
Kết hợp kế chuyện với sử đụng các phương tiện trực quan thích hợp, tránh kế suông Vừa kế vừa sử dụng các phương tiện trực quan sao cho đảm
báo tính thống nhất giữa từng phần lời kể với việc giới thiệu hay minh hoạ
các tình tiết tương ứng của phương tiện trực quan; tránh tinh trạng lời kế không ăn khớp phương tiện trực quan, gây sự hiểu lầm hoặc khó hiểu cho học sinh làm cho các em mắt hứng thú học tập
Nhập vai, hoà thực sự tâm hồn của mình vào truyện kế nhằm kể chuyện được tự nhiên, hấp dẫn với giọng nói, dáng điệu, vẻ mặt phù hợp tránh giả
tạo, kế có nghệ thuật, điễn cảm, kế rành mạch các chỉ tiết
Trang 14II Môn đạo đức lớp 4 và việc sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
1 Môn Đạo đức lớp 4
a Mục tiêu môn Đạo đức lớp 4
Môn Đạo đức lớp 4 nhằm giúp học sinh:
-_ Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuôi học sinh lớp 4 trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ, thầy cô; với lao động và người lao động; với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; với mọi người khi giao tiếp; trong giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện luật giao thông; trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ của bản thân
-_ Về kĩ năng : Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của
bản thân với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hàng ngày
-_ Về thái độ, tình cảm:
+ Yêu thương ông bà, cha mẹ, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo và những người lao động; thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp
+ Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc
sống
+ Có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật giao thông
b Đặc điểm nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 4
Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ :
Trang 15+ Quan hệ với bản thân
+ Quan hệ với gia đình
+ Quan hệ với cộng đồng, xã hội
+ Quan hệ với môi trường tự nhiên
Nội dung môn Đạo đức lớp 4 kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bốn phận của học sinh
Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bốn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn
giáo dục các em có trách nhiệm đối với chính bản thân mình
Thông qua các bài Đạo đức lớp 4, học sinh còn được giáo dục một số
kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu
Tống thời lượng đành cho môn Đạo đức lớp 4 là 35tiết/ năm
2 Phương pháp dạy học môn Đạo đúc lớp 4
a Các quan điển chung
Dạy học môn Đạo đức là quá trình truyền tải những giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm tin, tình cảm và hành vi đạo đức của học sinh Dạy học Đạo đức được đi từ quyền trẻ em đến trách nhiệm bổn phận của học sinh
Dạy học Đạo đức phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh Các phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức lớp 4 rất phong phú,
đa dạng Mỗi phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức đều có mặt mạnh
và hạn chế riêng Vì vậy cần phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung, tính chất từng bài và điều kiện thực tế cho phép
b.Một số phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 4
Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 4 rất phong phú, đa dạng Sau đây là một số phương pháp chủ yếu :
Trang 16° Phương pháp giảng giải
° Phương pháp trình bày trực quan
3 Phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
Phương pháp kế chuyện là phương pháp dạy học quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong dạy học môn Đạo đức, giáo viên dùng lời kết hợp với sử dụng cử chỉ điệu bộ, tranh ảnh minh hoa dé thuật lại nội dung một truyện nảo đó Trong giờ Đạo đức, đó là các truyện kế về cách ứng xử của nhân vật trong tình huống có vấn đề về đạo đức
Các bước tiến hành kế chuyện :
Bước 1: Chuẩn bị truyện kế
Bước 2: Giáo viên kế chuyện
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích truyện kế
Các yêu cầu sư phạm:
Nắm vững truyện kể với tư tưởng chủ đạo, yêu cầu giáo dục, các tình tiết cơ bản, các tình huống đạo đức, các đặc điểm nhân vật
Dùng ngôn ngữ trong sáng, dé hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm, đảm bảo
cho việc kể chuyện được tự nhiên, sinh động, không khô khan
Tái tạo lại những tình huống đạo đức với những tình tiết cơ bản, đặt
học sinh vào những tỉnh huống đó và kích thích các em tích cực theo đối, suy nghĩ, tránh kể lan man, dàn đều
Kết hợp kế chuyện với sử dụng các phương tiện trực quan thích hợp
Trang 17( tranh ảnh, băng hình, con rối, .) hoặc sắm vai minh hoạ cho học sinh, tránh
học sinh khi nghe giáo viên kê chuyện
Trang 18Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị tran Đông Anh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
I Thực trạng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh
Đề tìm hiểu thực trạng sử đụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở các trường Tiểu học, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra kết hợp với trò chuyện cùng giáo viên, học sinh và thông qua quan sát quá trình dạy học của thầy và trò 3 trường Tiểu học : Uy Nỗ, Cổ Loa, Tiên Dương
Đối tượng điều tra : Giáo viên lớp 4
Tổng số phiếu điều tra là 18 phiếu Trong đó trường Tiểu học Uy Nỗ là
6 phiếu, trường Tiểu học Cổ Loa là 6 phiếu, trường Tiểu học Tiên Dương là 6
a Thực trạng về trình độ cúa đội ngũ giáo viên
Qua điều tra và trò chuyện cùng với các giáo viên, tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau :
- Trinh d6 Dai học : 12/18 giáo viên chiếm 66,67%
- Trinh dé Cao dang : 6/18 giáo viên chiếm 33,33%
- Trinh dé THSP : 0/18 giáo viên chiếm 0%
Hầu hết các giáo viên đều nằm trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi Các giáo viên đều nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, chuẩn về trình độ, vừng vàng về
Trang 19chuyên môn nghiệp vụ Tất cả những yếu tố này đều là cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao
b Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp
kế chuyện trong dạy học
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này tôi đã sử dụng phiếu thăm đò ý kiến như sau:
Theo thầy (cô) trong dạy học thì phương pháp kể chuyện có tác dụng như thế nào?
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kế chuyện
điều tra phiếu điều tra | Ý kiến
Trang 20Bên cạnh đó lại có một số ý kiến trái chiều và đưa ra những nhận thức chưa đúng về phương pháp kế chuyện Họ cho rằng đây là phương pháp dạy học cũ và chỉ áp dụng trong một số môn nhất định
c Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kể chuyện
trong dạy học môn Đạo đức
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến như sau :
Theo thầy (cô) trong dạy học môn Đạo đức thì phương pháp kể chuyện
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp kế chuyện
trong dạy học môn Đạo đức
Đôi tượng Tông sô
điều tra phiếu điều tra | Ý kiến
Như vậy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tác dụng của
phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức mà lý do lại xuất phát từ chính những ưu điểm của phương pháp: phương pháp kê chuyện rất phù hợp
Trang 21với lứa tuổi học sinh Tiểu học, tạo điều kiện cho giáo viên tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới thái độ tư tưởng tình cảm của học sinh, giúp cho bài học đạo đức đến với các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động
2.Thực trạng sử dụng phương pháp kế chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
a.Thuc trang vỀ mức độ sử dụng phương pháp
Dé tim hiểu về vấn đề này tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến như sau: Trong đạy học môn Đạo đức lớp 4, thầy (cô) thường sử dụng phương
pháp kê chuyện với mức độ như thé nao?
Kết quả thu được như sau:
Bang 3: Mức độ sử dụng phương pháp kế chuyện của giáo viên trong day
Đôi tượng Tông sô
Trang 22Tuy nhiên trong thực tế quan sát tôi lại thấy giữa thực tế và lí thuyết lại
có nhiều chênh lệch, thực tế giáo viên sử dụng phương pháp vẫn chưa đáp ứng được đủ số lượng yêu cầu, hỏi lí đo tại sao thì một số giáo viên cho rằng đây là phương pháp cũ và do không có năng khiếu kể chuyện nên họ ngại ké Thực trạng đó dẫn đến tinh trạng học sinh muốn nghe kể chuyện mà giáo viên lại không có khả năng kể Thậm chí một số nơi giáo viên còn cho học sinh đọc lại chuyện nên làm cho giờ học trở nên nhàm chán, căng thang, hoc sinh
không có hứng thú học
b Thực trạng về cách tiến hành
Khi tìm hiểu về thực trạng cách tiến hành phương pháp kể chuyện của giáo viên, tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến như sau:
Hiện nay có các cách tiến hành kế chuyện như sau:
A Có thể vừa kể và làm điệu bộ, vừa kế vừa sử dụng tranh ảnh minh họa hay các đồ dùng dạy học khác hoặc kết hợp giữa lời kế của giáo viên với biểu diễn hoạt cảnh nhỏ của học sinh
B Giáo viên có thể kể một lần sau đó yêu cầu 1 đến 2 học sinh có năng khiếu kế chuyện kể lại một lần nữa
C Có thể kể với kết cục để mở sau đó yêu cầu học sinh tự hoàn thiện phần kết
D Có thể kế theo nhóm bắt đầu từ một học sinh rồi những em khác
kế tiếp cho đến kết thúc câu chuyện
Thầy (cô) đồng ý với những cách nảo thì khoanh tròn vào chữ cái trước những cách đó
Kết quả thu được như sau: