Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Á Châu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 29)

ROA thể hiện khả năng của đơn vị trong việc sử dụng các tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao thể hiện khả năng quản lý của ban quản trị ngân hàng trong việc chuyển tào sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng càng lớn. Tuy nhiên, ROA quá cao cũng không phải là tín hiệu tốt đối với ngân hàng vì trong tình huống đó ngân hàng đang rơi vào tình trạng rủi ro cao do lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều.

Cụ thể của ngân hàng ACB. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA năm 2011 đạt 1,33% (>1% so với quy định quốc tế). Con số này thể hiện 1 đồng tài sản sẽ sinh ra 1,33 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ số này nhanh chóng giảm mạnh vào năm 2012 xuống còn 0.33% rồi tăng nhẹ vào năm 2013 lên 0,48% nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với thông lệ quốc tế là 1%.

ROA = lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản bình quân x 100%

Xét về từng nhân tố tác động đến ROA thì ROA giảm là do lợi nhuận sau thuế giảm từ 3.193.881 triệu đồng năm 2011 xuống 737.534 triệu đồng năm 2012 (giảm 77% so với năm 2011) rồi tăng nhẹ lên 825.596 triệu đồng vào năm 2013. Và tổng tài sản bình quân cũng giảm từ 240.654.636 triệu đồng xuống 227.025.892 triệu đồng năm 2012 (giảm 5.6% so với năm 2011) rồi tiếp tục giảm vào năm 2013 xuống 170.752.082 triệu đồng. Cả hai nhân tố tác động đến ROA đều giảm tuy nhiên sự giảm xuống của lợi nhuận sau thuế lớn hơn rất nhiều so với sự giảm của tổng tài sản, điều này dẫn đến ROA giảm đánh kể như vậy

Phân tích theo Dupont

ROA = lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản

= (lợi nhuận sau thuế /tổng thu nhập) x (tổng thu nhập /tổng tài sản bình quân) = tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) x tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU)

Theo như bảng các chỉ tiêu khả năng sinh lời phía trên thì ROA năm 2012 là thấp nhất trong 3 năm chỉ là 0,33% so với 1,33% năm 2011 và 0,48% năm 2013. Nguyên nhân là do tỉ lệ sinh lời hoạt động và hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2012 đều thấp hơn so với 2 năm còn lại.

ROA = NPM x AU

• Năm 2011 1,33% = 0.445 x 2,98% • Năm 2012 0,33% = 0,14 x 2,38%

• Năm 2013 0,48% = 0,156 x 3,1% Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

• Năm 2012

- Do tỷ lệ sinh lời hoạt động giảm làm ROA giảm: (0,14 - 0,445) x 2,98% = - 0,91%

- Do tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản giảm là ROA giảm: 0,14 x (2,38% - 2,98% ) = -0,084%

• Năm 2013

- Do tỷ lệ sinh lời hoạt động tăng làm ROA tăng ( 0,156 – 0,14 ) x 2,38% = 0,038%

- Do tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản tăng làm ROA tăng 0,156 x ( 3,1% - 2,38% ) = 0,11%

Như vậy, ROA năm 2012 giảm chủ yếu là do tỷ lệ sinh lời hoạt động giảm, còn ROA năm 2013 tăng nhẹ do tác động chủ yếu của tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản tăng. Cụ thể: ta đi phân tích sự biến động của NPM và AU như sau.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Á Châu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 29)