Tổng tiền gửi của
khách hàng (triệu đồng)
142.828.400 126.679.879 138.669.127 147.958.406
LDR chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng thấp nhưng lại mang lại lợi nhuận nhiều hơn.
Tỷ lệ LDR của ACB tăng nhanh từ 71,3% năm 2011 lên đến 80,4% năm 2012. Tỷ lệ này khá cao so với thông tư 19/2010/TT-NHNN cho phép tỷ lệ LDR đối với ngân hàng không vượt quá 80%. Sự gia tăng đột biến này do tiền gửi của khách hàng giảm mạnh, đặc biệt là sự cố rút tiền tại ACB vào tháng 8/2012 liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên. Sáng ngày 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay: “chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Số lượng người đến rút tiền tại hội sở ACB khá đông, có người không thực hiện được giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều”. Điều đó khiến toàn hệ thống của ACB căng như dây đàn lo huy động tiền mặt để kịp thời chi trả. Ngân hàng Nhà nước cũng nhanh chóng có những hỗ trợ tích cực và khẳng định sẽ tiếp tục có các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng nói chung và của ACB nói riêng.
Song song với việc đáp ứng chi trả tiền cho khách hàng, trong ngày 23/8/2012, ngân hàng ACB đã công bố chương trình hấp dẫn nhất thị trường lãi suất hiện nay nhằm thu hút người dân gửi tiền trở lại ngân hàng acb. Theo đó, khách hàng khi gửi tối thiểu 100 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, sẽ được hưởng lãi suất cố định lên tới 12%/năm, và được nhận lãi định kỳ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, cuối kỳ tùy theo nhu cầu và lựa chọn của khách hàng.Đây là ưu đãi khác biệt so với các gói tiền gửi của các ngân hàng khác. Đặc biệt, khách hàng tham gia chương trình này sẽ được ưu đãi khi vay cầm cố sổ tiết kiệm 12+.Cũng từ ngày 25/8, ACB tiếp tục hút tiền về hệ thống bằng việc triển khai chương trình khuyến khích gửi lại đối với khách hàng đã rút tiền. Theo đó, khách hàng đã rút tiết kiệm nếu gửi lại sẽ nhận được quà tặng, đồng thời khách hàng lỡ rút trước hạn nay gửi lại đến đáo hạn sẽ được ACB giữ nguyên lãi suất như trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn, đồng thời với các thông tin NHNN cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.Cũng chính vì vậy mà ngay sau khi công bố chương trình hấp dẫn trên, rất nhiều người dân đã mang tiền gửi trở lại hệ thống ACB.
Đại diện ngân hàng ACB, cho biết tính đến cuối ngày 24/8 lượng tiền tiết kiệm đáo hạn tiếp tục gửi lại ngân hàng khoảng hơn 5.000 tỉ đồng.
=> Để hút tiền trở lại hệ thống, ACB đã tăng lãi suất tiền gửi lên mức cao và hấp dẫn nhất thị trường.
Trong khi tổng dư nợ cho vay vẫn giữ ở mức ổn định dẫn đến LDR tăng mạnh. Ngoài ra thông tư 12/2012/TT-NHNN quy định về việc TCTD không được huy động vốn bằng vàng cũng là nguyên nhân làm giảm nguồn huy động.
Năm 2013, tiếp tục nhất quán trong mục tiêu xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh, ACB đã duy trì tỷ lệ cho vay trên tiền gửi trong năm quanh mức 75 - 78% nhằm tạo cân bằng hợp lý giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời.
6 tháng đầu năm 2014, ACB vẫn duy trì được mức 74,1% ( <=80% theo quy định của NHNN). Nhờ vào quan hệ đối tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp DNNN lớn, VCB đã mở rộng cho vay đối với nhóm này, cụ thể bao gồm EVN, EVN NPT, Vinacomin, Vinachem và Viettel. Đồng thời, VCB cũng chú trọng đến việc cấp vốn vay cho một số dự án lớn của Nhà nước (như nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Tân) và các lĩnh vực ưu tiên. VCB hiện có khoảng 50% dư nợ cho vay trong các lĩnh vực này.