Tỷ lệ thu nhập lãi ròng NIM

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Á Châu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 34)

NIM phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Chi tiêu này càng cao phản ánh ngân hàng đã tối đa hoá các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí trả lãi.

NIM của ACB năm 2011 đạt 2,49% so với năm 2012 tăng lên 4,15% cho thấy năm 2012 ACB đã điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay rất linh hoạt và hiệu quả nên tỷ lệ thu nhập lãi ròng tăng khá mạnh và so với các ngân hàng khác thì là khá cao. Từ năm 2008-2011, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho hệ thống ngân hàng mà đặc biệt là các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về tính thanh khoản và buộc phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, chênh lệch lãi suất trên thị trường lớn đã tạo cơ hội cho một ngân hàng lớn như ACB gia tăng hoạt động gửi tiền và cho vay kết quả là NIM đạt 2,49% vào năm 2011. Đến năm 2012 vì sự cố vào tháng 8 mà lượng tiền gửi đã giảm đi đáng kể, đặc biệt là tiền gửi kì hạn giảm từ 33.505.474 triệu đồng xuống 9.156.820 triệu đồng năm 2012, làm cho tổng tài sản sinh lời giảm. Hơn nữa chi phí trả lãi ngay lập tức cũng giảm 3.476.770 triệu đồng tuy nhiên thu nhập từ lãi chỉ giảm 3.258.205 triệu đồng do lãi suất cho vay thay đổi chậm hơn lãi suất huy động nên thu nhập từ cho vay giảm không nhiều và chậm hơn tốc đô giảm của tài sản sinh lời kéo theo NIM tăng lên vào năm 2012.

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng được thu hẹp đáng kể vào năm 2013 là 2,6% so với năm 2012 là 4,15%. Sự thu hẹp tỷ lệ lãi ròng này có nguyên nhân từ sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thị trường vào năm 2013, ngân hàng phải nâng cao lãi suất cho vay để giữ khách hàng, tuy nhiên ngân hàng cũng phải nâng cao lãi suất cho vay để đảm bảo một phần lợi nhuận và bù đắp chi phí của hệ thống, nhưng mức tăng này không bẳng tỷ lệ tăng lãi suất huy động. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là một thước đo quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của một ngân hàng, đặc biệt là về khả năng sinh lời. Tuy nhiên NIM không tính đến phí dịch vụ cũng như những thu nhập ngoài lãi và các chi phí hoạt động, do đó nó không phản ánh được toàn diện tính sinh lời của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Á Châu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w