ACB sẽ thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh như sau:
- Hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng và hệ thống quản lý khách hàng. Nâng cấp các bó sản phẩm; phát triển và định giá sản phẩm phù hợp nhu cầu đặc thù của từng phân đoạn khách hàng, ngành và tập quán địa phương.
- Tiếp tục cải tiến các quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian xử lý hồ sơ khách hàng;
- Tái bố trí và nâng cấp chi nhánh và phòng giao dịch theo kế hoạch kiện toàn tổ chức và hoạt động của kênh phân phối;
- Áp dụng mô hình quản lý kênh phân phối mới, nâng cao vai trò của giám đốc vùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách vùng; củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị trong cụm trong vùng.
- Chú trọng quản lý rủi ro tín dụng, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh, đây mạnh việc xử lý nợ xấu, đảm bảo kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3% tổng dư nợ tín dụng; - Tăng cường quản lý rủi ro vận hành, theo dõi đánh giá hiệu quả của mô hình Phó giám đốc vận hành và cơ chế quản lý tập trung kiểm soát viên. Triển khai hệ thống quản trị nguồn nhân lực (HRIS) nhằm tăng cường hiệu quả quản trị nhân lực, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định quản lý. Tập trung nhân vật lực để triển khai đúng 8 tiến độ Dự án TCBS-DNA để nâng cao hiệu suất giao dịch vận hành;
- ACB─một trong 10 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chọn─sẽ tham gia tích cực trong việc áp dụng các chuẩn mực và hướng dẫn về vốn ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Thỏa ước vốn Basel II, có hiệu lực từ năm 2007). Ý nghĩa của việc áp dụng các chuẩn mực này là ngân hàng hoạt động minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do đó kỳ vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.