đến nay:
Năm 2011:
Kết thúc năm 2011 đầy khó khăn và biến động, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Điểm sáng trong năm qua có thể kể đến việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tham vọng đặt ra từ đầu năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng 1,35 lần cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch đã công bố đầu năm. Trong đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng đạt xấp xỉ 4.175 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2010.
Các chỉ tiêu về quy mô của ACB có bước tiến nhanh và bền vững trong năm 2011. Tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Như vậy tổng tài sản của ACB đến 31/12/2011 đã tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị thế tăng 1,4% so đầu năm. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng. Cụ thể, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5%, tăng gần 1% so đầu năm. Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm ngoái, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho ACB trong năm 2011. Như vậy, huy động tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân của ngành Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB đạt 36%, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) giữ nguyên ở mức 1,7%. Đạt được kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch (CN&PGD)
của ACB ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên CN&PGD tăng lần lượt 11% và 28% so cùng kỳ 2010. Năm 2011, thời gian trung bình để các CN&PGD mới thành lập trong vòng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so cùng kỳ năm trước
Về quản lý rủi ro, năm 2011 ACB tiếp tục có nhiều bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Ủy ban Quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập với chức năng đáp ứng yêu cầu luật định cũng như áp dụng thông lệ tốt nhất và chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro. Khuôn khổ hệ thống quản lý rủi ro mới ở ACB và lộ trình triển khai thực hiện cũng đã được xác định. Kết quả một số chỉ tiêu cụ thể về an toàn hoạt động của ACB tính đến thời điểm 31/12/2011 như sau: tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9,24%, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 9,25% và đều cao hơn so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) tại ngày báo cáo là 18,47%, cao hơn 3,47% so với hạn mức 15% do NHNN quy định.Về cổ tức, trong năm 2011 ACB đã thực hiện tạm ứng đợt 2 cổ tức năm 2010 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%/mệnh giá (01 cổ phiếu được nhận 700 đồng) trong tháng 5. Sau đó vào tháng 1/2012, ACB đã tiếp tục tạm ứng cổ tức năm 2011 đợt 1 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%/mệnh giá (01 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng).
Năm 2012
ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012. Thanh khoản được đảm bảo; tài sản không thất thoát. Số dư huy động tiết kiệm VND khôi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Các chủ trương về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được ACB triển khai nghiêm túc: giảm dần lãi suất cho vay; tăng trưởng tín dụng thận trọng, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên lĩnh vực sản xuất, hạn chế cấp vốn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011. Huy động tiết kiệm VND--nguồn
vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB-- tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.
Khuôn khổ quản lý rủi ro về quy trình chính sách được xây dựng và hoàn chỉnh Cấu trúc thanh khoản khá vững chắc. Tỷ lệ an toàn vốn bình quân trong năm đạt 11,2% và đạt 13,5% tại thời điểm 31/12/2012.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh của ACB chưa đạt kế hoạch đề ra đầu năm. • Tổng tài sản: 176.300 tỷ đồng, giảm 37% so với đầu năm.
• Tiền gửi khách hàng: 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm
• Dư nợ cho vay khách hàng: 102.800 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm. • Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46%, tăng so với mức 0,89% tại thời điểm đầu năm.
• Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn là 1.042,67 tỷ đồng.
Tổng tài sản giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng. với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng sụt giảm 22% so với năm 2011, nhưng so với thu nhập thuần năm 2010 vẫn cao hơn 8%.
Khoản lỗ 1,864 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đã khiến cơ cấu thu nhập của ACB dịch chuyển mạnh sang hướng tăng phụ thuộc vào thu nhập từ lãi. Tỷ lệ thu nhập từ lãi/tổng thu nhập thuần của ACB năm 2012 là 117.76%.
Năm 2013:
Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/ 2012, ACB đã trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân hàng truyền
thống, và thu hẹp hoạt động đầu tư.Kết thúc năm, Tập đoàn ACB đã đạt được các chỉ tiêu tài chính tín dụng cơ bản như sau:
• Tổng tài sản: 167.000 tỷ đồng; • Vốn huy động: 151.000 tỷ đồng;
• Dư nợ cho vay khách hàng: 107.000 tỷ đồng; • Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – nhóm 5): 3%;
• Lợi nhuận trước thuế: 1.035 tỷ đồng.
Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình.
Trong năm 2013 ACB đã thực hiện một số hành động nổi bật như sau:Triệt để tất toán trạng thái vàng tài khoản, chấm dứt huy động vàng, tích cực khuyến khích và hỗ trợ khách hàng chuyển đổi dư nợ cho vay bằng vàng sang dư nợ cho vay bằng VND.Liên tục xử lý thu hồi nợ cũng như trích lập dự phòng đối với các khoản tín dụng và khoản phải thu tồn đọng.Tập trung cao độ vào việc xử lý và kiểm soát nợ xấu, rà soát tình trạng nợ, trích lập dự phòng, xóa nợ, và bán nợ. (Cuối tháng 12/2013 ACB đã bán hơn 400 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.)
Thận trọng xử lý các khoản ủy thác cá nhân gửi tiền tại một ngân hàng thương mại cổ phần, thông qua việc thoái lãi và trích dự phòng, tổng cộng 382 tỷ đồng.Kiên trì và nhất quán trong việc xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh và có tính thanh khoản cao; tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và tỷ lệ an toàn vốn chung hợp nhất đạt lần lượt 10,2% và 14,7%; và tỷ lệ cho vay/huy động ổn định quanh mức 77%. Đặc biệt, ACB luôn giữ khoản mục trái phiếu chính phủ ở mức 13-15% tổng tài sản làm thanh khoản. Tỷ lệ nợ xấu có tăng hơn năm 2012 hơn 50 điểm phần trăm nhưng tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình chất lượng tài sản có của ACB.
Nói chung, trong năm 2013, tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự phòng phải trích lập, chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay và tồn
đọng của những năm trước làm biên lãi bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB được củng cố và có hiệu quả; các yếu tố tích cực bao gồm thu nhập ngoài lãi tăng rất cao, chi phí hoạt động giảm, và khống chế được tỷ lệ nợ xấu