1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương trình kiểm toán thu nhập của công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn

90 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Để thu hút được đầu tư, các đơn vị cần thể hiện sự hoạt động hữu hiệu vàhiệu quả của mình trong quá trình hoạt động thông qua các báo cáo tài chính.Nhưng những báo cáo tài chính do đơn v

Trang 1

PHẦN GIỚI THIỆU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sự ra đời của nhiều đơn vị,

tổ chức kinh doanh đã tạo nên một môi trường vận động sôi nổi và cạnh tranhgay gắt Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO

và các tổ chức khác trong khu vực như APEC, AFTA…thì sự cạnh tranh nàydiễn ra càng mạnh mẽ hơn, không những với trong nước mà còn với cả những tổchức doanh nghiệp ngoài nước, các tập đoàn xuyên quốc gia.Vì thế nhu cầu đượcđầu tư, được phát triển của các tổ chức đơn vị kinh doanh là rất lớn

Để thu hút được đầu tư, các đơn vị cần thể hiện sự hoạt động hữu hiệu vàhiệu quả của mình trong quá trình hoạt động thông qua các báo cáo tài chính.Nhưng những báo cáo tài chính do đơn vị lập lại không được các nhà đầu tư đánhgiá cao, vì thế cần có một bên thứ ba để chứng thực sự minh bạch của chúng , đóchính là những công ty kiểm toán độc lập, những kiểm toán viên độc lập

Trong một quy trình kiểm toán tổng thể có rất nhiều khoản mục như: tiền,

nợ phải thu khách hàng, hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, tài sản cố định và chiphí khấu hao, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí Nhằm cungcấp thông tin cần thiết cho những người sử dụng, đưa ra các quyết định kinhdoanh, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng trong hệthống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nó có thể giúp cho người sử dụngđánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp Vì thế kiểm toánBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một nội dung quan trọng trong kiểmtoán báo cáo tài chính không thể thiếu mà những khoản mục chủ yếu chính là thu

nhập và chi phí Vì thế đề tài “Chương trình kiểm toán thu nhập của công ty

Cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn“ được thực hiện nhằm kiểm tra và

đưa ra kết luận về tính trung thực và hợp lý của khoản mục này trên báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 2

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Kiểm toán khoản mục thu nhập của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầukhí Sài Gòn Từ đó đưa ra kết luận về tính trung thực và hợp lý của khoản mụcnày trên báo cáo kết quả hoat động kinh doanh của công ty đồng thời đánh giá ưuđiểm và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty và đưa ra giảipháp giúp quy trình được hoàn thiện hơn

2.2 Mục tiêu cụ thể

−Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty

− Thực hành kiểm toán khoán mục thu nhập tại đơn vị

− Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra giảipháp hạn chế rủi ro và gian lận trong công ty

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

− Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp được thu thập qua Internet,báo chí,sách

− Báo cáo tài chính của công ty năm 2010

3.2 Phương pháp phân tích

− Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả để mô tả hệ thống kiểmsoát nội bộ của đơn vị từ đó đánh giá sự hữu hiệu của nó nhằm xác định các saisót tiềm tàng dẫn đến khoản mục thu nhập và chi phí bị sai lệch trọng yếu

− Mục tiêu 2: Sử dụng thủ tục phân tích số liệu và chọn mẫu thửnghiệm để tìm kiếm những sai sót, gian lận có ảnh hưởng đến khoản mục thunhập trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

− Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích ở trên,sử dụng phương pháp suyluận để đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra giảipháp hạn chế rủi ro và gian lận trong công ty

Trang 3

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Không gian

Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn

4.2 Thời gian

Số liệu của công ty năm 2010

4.3 Đối tượng nghiên cứu

Khoản mục doanh thu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhnăm 2010 của công ty

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ KHOẢN MỤC

1.1.1 Nội dung và đặc điểm của khoản mục thu nhập

-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là các giá trị lợi ích kinh tếdoanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Đây

là một khoản mục trong yếu trên báo cáo tài chính vì đó là cơ sở để người sửdụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp

Dó đó khoản mục này là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến báo cáo tài chính

bị sai lệch trọng yếu

-Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu về tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chínhkhác của doanh nghiệp.Vì vậy nó đa dạng cả về chủng loại và phương pháp xử lýcủa kế toán về thời điểm ghi nhận, giá trị ghi nhận…Mặt khác đối với nhiều đơn

vị, doanh thu này không gắn với mục đích kinh doanh chủ yếu của đơn vị mà chỉphát sinh trong mộ số tình huống nhất đinh Do đó luôn tồn tại khả năng việc ghichép cac khoản này không phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kếtoán, hoạc chúng bị phân loại sai

-Thu nhập khác: là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ cáchoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu , là các khoản thu nhập tạo ra từcác hoạt động không thường xuyên Đặc điểm chung của những khoản mục thunhập khác là tính đa dạng, không thường xuyên và khó dự đoán được Vì vậy,nhiều đơn vị không phản ánh các thu nhập này khi nghiệp vụ phát sinh, mà họchỉ ghi nhận khi thực thu tiền Sai sót này sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu nếu

số tiền nhỏ và nghiệp vụ ít xảy ra Tuy nhiên, nếu nghiệp vụ lớn thì vấn đề sẽ trởnên nghiêm trọng vì vậy cần chú ý đến nó khi kiểm tra

1.1.2 Mục tiêu kiểm toán

- Các khoản thu nhập được ghi nhận phải thực sự phát sinh và thuộc vềđơn vị

Trang 5

- Mọi khoản thu nhập phát sinh đều được ghi nhận.

- Thu nhập được tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổcái

- Thu nhập được phản ánh đúng số tiền

- Thu nhập và chi phí được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ

1.2 CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THU NHẬP

- Đối chiếu số liệu các loại doanh thu và thu nhập trên sổ chi tiết với sổcái, bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

-So sánh các loại doanh thu và thu nhập năm nay so với năm trước xem

có sự thay đổi bất thường nào và tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi này

- Tìm hiểu quy trình bán hàng

- Tìm hiểu về thị trường, khách hàng chính; các hợp đồng, văn kiện…ràng buộc các nghĩa vụ giữa hai bên

- Kiểm tra doanh thu trong năm:

+ Ước tính doanh thu

+ Chọn mẫu một số loại doanh thu, thu nhập cóa giá trị lớn trong năm.+Đối chiếu số lượng bán trên sổ bán hàng với số lượng xuất kho trênbáo cáo thu nhập xuất tồn kho để đảm bảo doanh thu được ghi nhận đúng

- Kiểm tra phương pháp áp dụng tỷ giá để hạch toán doanh thu tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ xem có phù hợp với quy định hay không

- Kiểm tra chứng từ gốc các khoản hạch toán giảm doanh thu và thunhập có giá trị lớn trong năm

- Kiểm tra nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trước và sau ngày kể từ ngàykết thúc niên độ kế toán để đảm bảo rằng việc khóa sổ được tiến hành đúng

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ sử dụng hóa đơn có đúng quy đinh haykhông

1.2.1 Thử nghiệm kiểm soát

- Đối với nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay:

+ Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến sổ cái

+ So sánh chi tiết danh sách thu tiền với bảng kê gửi tiền hàng ngày vàongân hàng

- Đối với nghiệp vụ bán chịu:

Trang 6

+ Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng: giúp so sánh giữa hóa đơn với đơnđặt hàng nhằm đảm bảo sự thiết lập chính xác trên cơ sở số hàng được giao.+ Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyền hàng với những hóa đơn liênquan: giúp phát hiện các trường hợp hàng đã được gửi đi nhưng chưa được lậphóa đơn.

+ Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng hóa bị trả lại, hay bị hư hỏng:kiểm soát nội bộ tốt liên quan đến hàng bị trả lại bao giờ cũng phải bao gồm cácthủ tục kiểm tra và xét duyệt trước khi nhận lại hàng

- So sánh doanh thu của kì này với kìtrước theo từng tháng Các biến độngbất thường cần được giải thích nguyênnhân

- Tính tỉ lệ lãi gộp của những mặt hàng,loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh vớinăm trước Phát hiện và giải thích mọithay đổi quan trọng …

Phát sinh, đầy đủ, đánh giá

Trang 7

- Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghinhận doanh thu.

- Kiểm tra sự phân loại doanh thu

- Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp

vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đánh giá

Trình bày, đánh giá.Phát sinh, đầy đủ

 Doanh thu hoạt động tài chính:

Kiểm tra lãi tiền gửi ngân hàng:

- Sử dụng sổ chi tiết lãi tiền gửi ngânhàng đối chiếu với sổ cái doanh thu hoạtđộng tài chính, bảng báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh

- Gửi thư xác nhận cho phần lãi tiền gửingân hàng

- Khoá sổ thu nhập khác: Chọn mẫu

các khoản thu nhập khác được ghi trước

và sau ngày kết thúc niên độ

Đầy đủ , Chính xác

Phát sinh, Chính xác

Đầy đủ, phát sinh

CHƯƠNG 2

Trang 8

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ SÀI GÒN

2.1 TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN

2.1.1 Tìm hiểu đặc điểm hoạt động của công ty

Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn là công ty cổ phầnđược đổi tên từ công ty cổ phần xây lắp dầu khí Miền Nam Vào ngày01/01/2010 có sự sáp nhập của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Incomex vàocông ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn

Hoạt động chính của công ty là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét(không hoạtđộng tại trụ sở); sản xuất thùng bể chứa, dụng cụ chứa đựng bằng kim loại; giacông cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại; lắp đặt máy móc và thiết bị côngnghiệp( không sản xuất, gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở);xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình đường bộ, công trình công ích; xâydựng công trình kĩ thuật dân dụng; phá dỡ; chuẩn bị mặt bằng; ắp đặt hệ thốngđiện; lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí; lắp đặt hệthống xây dựng; hoàn thiện công trình xây dựng; buôn bán máy móc, thiết bị vàphụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;buôn bán kim loại;bán buôn vật liệu, thiết

bị lắp đặt khác trong xây dựng; kinh doanh bất động sản

2.1.2.Tìm hiểu hệ thống kế toán của công ty

2.2.2.1 Niên độ kế toán

Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vàongày 31/12 hàng năm dương lịch

2.2.2.2 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND)

2.2.2.3 Chế độ kế toán áp dụng

Các báo cáo tài chính của công ty được trình bày bằng đồngViệt Nam và phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho doanhnghiệp đượ quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộtrưởng Bộ tài chính và TT244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 về việc hướngdẫn, sữa chữa, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

2.2.2.4 Hình thức kế toán áp dụng

Trang 9

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.

2.2.2.5 Chính sách kế toán áp dụng

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽthu được Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điềukiện:

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Doanh thu hàng bán được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liềnvới việc sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tạiyếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèmtheo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại

- Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty có khảnăng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch và doanh thu được tương đối chắcchắn

2.2 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY

2.2.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty

 Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ

Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phảiđánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tàikhoản hoặc các loại nghiệp vụ phát sinh chủ yếu.Sau đây là bảng câu hỏi về hệthống kiểm soát nội bộ và lưu đồ chu trình doanh thu nhằm giúp kiểm toán viênxác định được thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trong chutrình doanh thu

Bảng 2 BẢNG CÂU HỎI VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Trang 10

g

Yếu kémQuantrọng

Thứyếu

1 Tất cả các hóa đơn bán hàng có được

phê duyệt bởi thủ trưởng đơn vị hay

không?

2 Các chứng từ ( hóa đơn bán hàng,

phiếu xuất kho…) có được lập ngay

khi nghiệp vụ xảy ra không?

3 Người phụ trách kế toán có độc lập

với chức năng thu tiền hay không? 

4 Định kỳ, công ty có gửi một bảng sao

kê công nợ cho khách hàng hay

không?

5 Có bảng giá được xét duyệt để làm cơ

sở tính tiền trên hóa đơn hay không? 

6 Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của

phiếu thu trước khi thu hay chi tiền

hay không?

7 Việc nhận hàng bị trả lại có được xét

duyệt bởi người có thẩm quyền hay

không?

8 Hóa đơn bán hàng, chứng từ vận

chuyển có được đánh số trước, liên

tục và theo dõi ghi sổ hay không?

9 Có sự kiểm tra độc lập giữa ngày ghi

trên các chứng từ với ngày được ghi

vào sổ hay không?

10 Hóa đơn chưa thanh toán có được lưu

trữ và tách biệt với hóa đơn đã thanh

toán rồi hay không?

Trang 11

11 Định kỳ, bộ phận kế toán và thủ quỹ

có đối chiếu số tiền thu được với nhật

ký thu tiền hay không?

12 Công ty có kiểm tra chữ ký của khách

hàng trên phiếu giao hàng hay không? 

13 Bộ phận giao hàng có độc lập với bộ

14 Công ty có xét duyệt đơn đặt hàng

trước khi lập lệnh bán hàng hay

không?

15 Trong quá trình thanh lý, nhượng bán

tài sản cố định, công ty có tiến hành

đúng các quy định hay không?

16 Biên bản thanh lý, nhượng bán có

được lưu trữ hay không? 

17 Công ty có mức quy định về tỷ lệ hoa

18 Đơn đặt hàng có được lập dựa trên

phiếu yêu cầu mua hàng đã được xét

duyệt hay không?

19 Thủ quỹ có đảm bảo luôn ký hoặc

đóng dấu xác nhận lên phiếu thu ? 

20 Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền lãi

tiền gửi NH với số lãi trên sổ phụ

ngân hàng hay không?

21 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng

ngoại tệ có được chuyển đổi theo tỷ

giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ hay

không?

22 Có sự kiểm tra độc lập để bảo đảm

rằng công việc nhập liệu là chính xác

hay không?

Trang 12

23 Công ty có hạn chế quyền truy cập

của nhân viên (đặt mật khẩu, mã hóa

dữ liệu,…) hay không?

Trang 13

 Lưu đồ chu trình bán hàng:

Hình 1 LƯU ĐỒ CHU TRÌNH BÁN HÀNG

Trang 14

2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Nhìn chung, hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thiết lập khá chặtchẽ và hệ thống kế toán của công ty được thực hiện trên nền máy tính nên khảnăng xảy ra sai sót là thấp Do đó, nhóm kiểm toán viên xác định mức rủi rokiểm soát (CR) của khoản mục thu nhập và chi phí là 25%

Khoản mục thu nhập và chi phí liên quan mật thiết đến lợi nhuận của doanhnghiệp nên rất dễ bị điều chỉnh theo ý muốn của nhà quản lý Nên nhóm kiểmtoán xác định mức rủi ro tiềm tàng (IR) của khoản mục thu nhập 70%

Mức rủi ro kiểm toán (AR) được công ty kiểm toán đánh giá ở mức 5% Đó

là dựa trên tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn cũng như kinhnghiệm kiểm toán khá tốt của nhóm kiểm toán khi thực hiện quy trình kiểm toánthì khả năng có rủi ro trong việc đưa ra ý kiến không hợp lý về báo cáo tài chính

là rất thấp

Theo kết quả tính toán được thì rủi ro phát hiện (DR) của khoản mục thunhập là ở mức 28,57%

2.2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

2.2.3.1 Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát

Khi nghiên cứu các bảng mô tả, kiểm toán viên có thể đã nhận biết cácsai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu Để hệ thống hóa, kiểmtoán viên thường sử dụng một bảng kiểm tra, trong đó trình bày các sai phạmtiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu để có thể ngăn chặng hoặc pháthiện các sai phạm tiềm tàng cụ thể.Sau đây là bảng tóm tắt các thử nghệm kiểmsoát

Trang 15

Bảng 3 BẢNG CÁC THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT

- Cuối ngày, đối chiếu

số tiền thu được với nhật

ký thu tiền

- Quan sát xem kếtoán và thủ quỹ có thực

sự tách biệt không

- Quan sát việc đốichiếu số tiền thu đượctrong ngày với nhật kýthu tiền

- Phỏng vấn nhữngngười chứng kiến việcđối chiếu, kiểm kê

2 Giao hàng không

đúng chủng loại, số

lượng, quy cách

- Bộ phận giao hàng độclập với bộ phận kho

- Đối chiếu đơn đặthàng, lệnh bán hàng,phiếu xuất kho trước khigiao hàng

- Quan sát việc phânchia trách nhiệm giữa bộphận giao hàng và bộphận kho

- Quan sát việc kiểmtra, đối chiếu các chứng

- Quan sát việc đốichiếu chứng từ

- Chọn mẫu chứng từgốc để đối chiếu lại với

số tiền lãi trên sổ phụngân hàng

- Thu thập sổ phụngân hàng đối chiếu vớiphiếu tính lãi của côngty

5 Thủ quỹ không đóng - Thủ quỹ phải đóng - Chọn mẫu các

Trang 16

dấu xác nhận lên các chứng từ đã sử dụng.

dấu xác nhận lên chứng

từ sau khi sử dụng

chứng từ để kiểm tra việc đóng dấu của thủ quỹ

2.2.3.2 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

- Thử nghiệm kiểm soát 1:

+ Công việc:

• Quan sát việc phân nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ

• Quan sát việc đối chiếu tiền và nhật ký thu tiền

• Phỏng vấn những người chứng kiến việc đối chiếu, kiểm kê

+ Kết luận: Kế toán độc lập với thủ quỹ và có sự đối chiếu giữa số tiền thuđược và sổ nhật ký thu tiền

- Thử nghiệm kiểm soát 2:

+ Công việc:

• Quan sát việc phân chia trách nhiệm giữa bộ phận giao hàng và bộ phận

kho

• Quan sát việc kiểm tra, đối chiếu các chứng từ liên quan

+ Kết luận: Có sự phân công trách nhiệm giữa bộ phận giao hàng và bộphận kho Có sự đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho trước khigiao hàng

- Thử nghiệm kiểm soát 3:

+ Công việc:

• Quan sát kế toán thực hiện việc đối chiếu chứng từ

• Chọn mẫu chứng từ, đối chiếu với sổ sách kế toán

+ Kết luận: Các nghiệp vụ liên quan đến thu nhập đều được ghi chépđúng thời điểm

- Thử nghiệm kiểm soát 4:

+ Công việc: Thu thập sổ phụ ngân hàng đối chiếu với phiếu tính lãi củacông ty

+ Kết luận: Số tiền lãi gửi ngân hàng trùng khớp với số tiền lãi trên sổphụ ngân hàng

- Thử nghiệm kiểm soát 5:

Trang 17

+ Công việc: Thu thập các phiếu thu để kiểm tra việc đóng dấu “ đã thutiền “.

+ Kết luận: Tất cả các chứng từ đều được đóng dấu xác nhận sau khi sửdụng

2.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát

Từ kết quả thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, nhóm kiểm toán nhận thấyrằng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty là tương đối hữu hiệu Kết quả chothấy trong tổng số 23 câu trả lời về HTKSNB mà đơn vị trả lời “có” là 21 câutương ứng với 34 điểm

 Tỷ lệ sai lệch thực tế là: 8,70%

HƯỚNG DẪN VỀ TỶ LỆ SAI PHẠM CÓ THỂ BỎ QUA

Mức độ tin cậy dự kiến vào

thủ tục kiểm soát

Mức độ sai lệch có thể

bỏ quaCao

Không kiểm tra

( Nguồn: AICPA, Audit and Accounting Guide, Audit Sampling (New York 193 Trích lại theo Principles of Audit, Meigs, Pany, Meigs, 1989)

Vì thế có thể kết luận: Mức rủi ro kiểm soát thực tế cao hơn mức rủi ro

kiểm soát sơ bộ Nên khả năng có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính sẽ tăng

và từ đó có thể cho phép kiểm toán viên tăng thử nghiệm cơ bản dự kiến

Đánh giá lại rủi ro kiểm soát: CR = 30% (ban đầu là 25%)

Đánh giá lại rủi ro phát hiện:

Trang 18

Kết luận: Với mức rủi ro phát hiện được đánh giá lại, nhóm kiểm toán

quyết định tăng cường các thử nghiệm chi tiết

2.3 Xác lập mức trọng yếu (PM, TE)

Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một bước quan trọng trongquy trình kiểm toán Mức trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhậnđược của thông tin, nghĩa là nếu sai lệch vượt số tiền đó sẽ làm người đọc hiểusai về thông tin Mức trọng yếu được xem xét ở mức độ tổng thể báo cáo tàichính và cho từng khoản mục cụ thể Chính sách xác lập mức trọng yếu khi kiểmtoán báo cáo tài chính của công ty là:

 Sai lệch tổng cộng của báo cáo tài chính nếu vượt quá 1% của doanh thucung cấp hàng hóa, dịch vụ thì được xem là trọng yếu

 Trong tình huống kiểm tra tính trung thực và hợp lý của khoản mục thunhập cho công ty CP Đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn thì khoản sai lệchnói trên được tính toán trên cơ sở tổng của doanh thu cung cấp hàng hóa,dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác của công ty Thunhập là khoản mục trọng yếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhnên khi kiểm toán khoản mục này trên báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, lợi nhuận trước thuế là cơ sở được ưu tiên tính mức trọng yếu.Nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 có một sự biếnđộng lớn nên nhóm kiểm toán đã quyết định chọn tổng doanh thu để thaythế cho lợi nhuận trước thuế

Trang 19

Sai sót có thể bỏ qua cho từng khoản mục trên bảng báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh được trình bày như bảng sau:

Trang 20

Bảng 4 BẢNG PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC THU NHẬP

TE của từng khoản mục

% PM Sai sót có thể bỏ

qua

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 848.789.268.145 46,79 4.244.387.459 84.878.926.815 4.244.387.459

4 Doanh thu hoạt động tài chính 8.387.790.917 0,46 41.727.254 838.779.092 41.727.254

Trang 21

2.4 THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

2.4.1 Biểu chỉ đạo

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP Đầu tư và xây lắp dầu khí Sài

Gòn

Nội dung: Thu nhập

Năm kết thúc: 31/12/2010

Thực hiện:Ngô Thị Yến Linh 27/01/2011

Kiểm tra: Nguyễn Minh Vũ 30/01/2011

Số: Z1 Trang: 1

BIỂU CHỈ ĐẠO

Số tài

khoản Tên tài khoản

Số liệu đã kiểmtoán

31/12/2009

Số liệu sổ cái31/12/2010

Điềuchỉnh

Số liệu đã kiểmtoán

31/12/2010

Hồ sơkiểm toán

511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

Trang 22

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp dầu khí Sài

Gòn

Nội dung: Thu nhập

Năm kết thúc: 31/12/2010

Thực hiện:Ngô Thị Yến Linh 27/01/2011

Kiểm tra: Nguyễn Minh Vũ 30/01/2011

Số: Z1 Trang: 2

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp

Tên Ngày Thực hiện:Ngô Thị Yến Linh 29/01/2011

Số: Z2 Trang: 1

Trang 23

chiếu Diễn giải

Báo cáo kết quả HĐKD Bảng cân đối kế toán

Kết luận: Không phát hiện lỗi

Trang 24

2.4.3 Chương trình kiểm toán

I Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:

- Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, hoặc theo loại dịch vụ, theo tháng vàtheo từng bộ phận (nếu có)

- Bảng kê các khoản điều chỉnh như: chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trảlại, hàng giảm giá (do hư hỏng, sai quy cách,…)

- Sổ cái tài khoản

- Bảng cân đối số phát sinh

- Báo cáo tài chính năm 2009 và 2010

II Mục tiêu kiểm toán

o Tính phát sinh: Doanh thu được ghi sổ phản ánh tất cả các khoản doanhthu thực sự phát sinh trong kỳ

ghi nhận đầy đủ

o Tính chính xác: Việc ghi nhận và phân loại doanh thu phản ánh chính xáccác khoản phải thu trong kỳ

o Tính đánh giá: Doanh thu được ghi đúng với giá trị thực sự

o Tính hiện hữu: Doanh thu được ghi nhận là có thực

o Trình bày và công bố: Các thông tin về doanh thu được trình bày hợp lý,đầy đủ trên các báo cáo tài chính

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp dầu

Số: Z3 Trang: 3

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

chiếu

Người thực hiện

Thủ tục phân tích

Trang 25

1 So sánh doanh thu năm nay với năm trước hoặc

với doanh thu kế hoạch, xem xét có biến động bất

thường so với hoạt động của đơn vị hay không

Z4

2 So sánh sự biến động doanh thu giữa các quý,sau

đó đem so sánh với năm trước xem có phù hợp với

tình hình kinh doanh của công ty hay không

Z5

4 Lập bảng tổng hợp chi phí lương, phân tích biến

động chi phí lương năm nay so với năm trước Z6

Thử nghiệm chi tiết

I Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Chọn mẫu các chứng từ trong quá trình bán hàng

– thu tiền (phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng….)

kiểm tra với sổ chi tiết

Đầy đủ, ghichép chínhxác

Z7

6 Chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng trên sổ chi tiết

kiểm tra với các chứng từ trong quá trình bán hàng

– thu tiền (phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, vận

đơn ….)

Phát sinh,ghi chépchính xác

Z8

7 Khoá sổ doanh thu bán hàng:

Chọn mẫu phiếu giao hàng, phiếu xuất kho, hoá đơn

tài chính… trước và sau ngày kết thúc niên độ 5

ngày (lưu ý thời điểm ghi nhận doanh thu của đơn

vị)

Ghi chépchính xác Z9 C

chiếu

Người thực hiện

8 Chọn mẫu các biên bản hàng bị trả lại đối chiếu

với phiếu nhập kho và sổ chi tiết

Ghi chépchính xác Z10

9 Chọn mẫu các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu

trên sổ Nhật ký chung xem kế toán có thực hiện ghi

chép chính xác và phù hợp với các điều kiện được

quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện

hành hay không

Ghi chépchính xác Z11

II Doanh thu hoạt động tài chính

10 Đối chiếu lãi tiền gửi trên sổ chi tiết tiền gửi NH

với phiếu tính lãi NH

Phát sinh,

Trang 26

11 Gửi thư xác nhận cho phần lãi tiền gửi ngân

hàng có kỳ hạn

Phát sinh,

12 Kiểm tra thời điểm ghi nhận doanh thu tài chính

xem có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán

hiện hành hay không

Ghi chépchính xác Z14

13 Kiểm tra việc xử lý chênh lệch tỷ giá:

- Xử lý chênh lệch tỷ giá của nghiệp vụ ngoại tệ

phát sinh trong kỳ

- Xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư

ngoại tệ cuối kỳ

Ghi chépchính xác Z15

III Thu nhập khác

14 Thu thập biên bản thanh lý tài sản cố định đối

chiếu với sổ chi tiết theo dõi thanh lý tài sản cố định

Ghi chépchính xác,đầy đủ,phát sinh

Z16

15 Chọn mẫu các khoản thu nhập khác được ghi

trước và sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra việc

khóa sổ của khoản mục thu nhập khác

Ghi chépchính xác Z17

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp dầu khí

Số: Z4Trang: 1

Thử nghiệm: So sánh doanh thu năm nay với năm trước, xem xét có biến động

bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không

Trang 27

Công việc :

- Lập bảng tổng hợp, phân tích biến động của các khoản thu nhập

- Tính toán tỷ trọng doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, lợinhuận gộp và thu nhập khác của năm nay so với năm trước

Kết Quả: Xem Z4 - 1

Kết luận :Biến động của các khoản thu nhập là phù hợp

Trang 28

BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THU NHẬP NĂM 2010

ĐVT: đồng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511 848.789.268.145 322.077.708.473 526.711.559.672 163,54

Doanh thu hợp đồng xây dựng 824.313.962.286 322.077.708.473 502.236.255.813 155,94

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn

Nội dung: Thủ tục phân tích – Thu nhập

Năm kết thúc: 31/12/2010

Thực hiện: Nguyễn Văn ANgày thực hiện: 27/01/2011Kiểm tra: Nguyễn Minh VũNgày kiểm tra: 27/01/2011

Số: Z4-1Trang: 1

Trang 29

NHẬN XÉT:

Doanh thu bán hàng năm 2010 đạt 848.789.268.145 đ tăng lên

526.711.559.672 đ so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 163,54% Nguyên

nhân chủ yếu là do có sự sáp nhập giũa công ty cổ phần đầu tư và xây lắpdầu khí Sài Gòn và công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Incomex

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 đạt 8.387.790.917 đ tăng

4.952.304.748 đ so với năm 2009, tỷ trọng tăng 111,65%, chủ yếu là do lãi

tiền gởi và cổ tức, lợi nhuận được chia tăng

• Thu nhập khác cũng tăng lên đáng kể trong năm 2010 cu thể đạt49.937.165.816đ tăng lên so với năm 2009 là 48.102.369.697 đ, tỷ trọng đạt

2.621,67% Nguyên nhân là do trong năm công ty thu được các khoản thu

từ tiền bồi thường bảo hiểm, bồi thường hợp đồng, thanh lý, nhượng bánTSCĐ

Trang 30

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp dầu

Số: Z5Trang: 1

Thử nghiệm:

So sánh sự biến động doanh thu giữa các quý, so sánh với năm trước xem

có phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty hay không

Trang 31

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ NĂM 2010

tư và xây lắp Incomex vào công ty cố phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn

Công ty kiểm toán: L&GKhách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn

Nội dung: Thủ tục Phân tích – Thu nhậpNăm kết thúc: 31/12/2010

Thực hiện: Lại Mỹ TiềnNgày thực hiện: 21/02/2011Kiểm tra: Nguyễn Minh VũNgày kiểm tra: 22/02/2011

Số: Z5-1Trang: 1

Trang 32

• Doanh thu hoạt động tài chính theo từng quý trong năm so với năm 200 có biến động tương đối lớn, trong đó quý III chiếm tỷ trọng

25,46 (2.135.467.107đồng) chênh lệch 99,52% , chênh lệch cao nhất so với năm trước, so với cùng kỳ 2009 với số tiền 1.065.184.294

đồng

• Các khoản thu nhập tài chính khác chủ yếu từ lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá nên nguyên nhân chủ yếu của sự biến động lớn này là

do sự chênh lệch các khoản tiền gửi của công ty

Công ty kiểm toán: L&G

Số: Z5-2Trang: 1

Công ty kiểm toán: L&G

Số: Z5-2Trang: 1

Công ty kiểm toán: L&G

Số: Z5-2Trang: 1

Trang 33

BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THU NHẬP KHÁC

Nhìn chung, biến động thu nhập khác từng quý trong năm so với năm 2007 là rất lớn, nguyên nhân chủ yếu là do công ty thực hiện thanh lý tài sản

cố định trong đó quý III có biến động lớn nhất chiếm 2907,23% với số tiền là 8.134.606.103 đồng trong tổng số chênh lệch giữa hai năm

Trang 34

TEST KIỂM TRA Z6

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp

Số: Z6Trang: 1

Trang 35

TEST KIỂM TRA Z6-1

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây

Mã số: Z6-1Trang: 1

KIỂM TRA CHỌN MẪU HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

Cp đầu tư và xây lắp dầu khí Việt Nam

47.138.968.615 

20/03/2010

HD10-0115

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho Công ty

Cp đầu tư khu công nghiệpdầu khí – Indico Long Sơn

24.633.400.069 

11/04/2010

HD10-0129

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho Công ty

Cp đầu tư hạ tầng và đô thịdầu khí

95.315.672.005 

10/05/2010

HD10-0137

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho công ty

Cp đầu tư Hải Đăng

40.677.599.566 

24/08/2010

HD10-0170

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho công ty

Cp nội ngoại thất dầu khí

Trang 36

0182 phẩm xây lắp cho công ty

Cp dầu khí Nha Trang01/10/2010 HD10-

0187

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho công ty

Cp đầu tư và xây lắp Cần Thơ

10.354.267.000 

 : Đối chiếu phù hợp giữa hóa đơn bán hàng với sổ chi tiết bán hàng

TEST KIỂM TRA Z7

Trang 37

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây lắp

Mã số:Z7Trang:1

Trang 38

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư và xây

Mã số: Z7-1Trang: 1

KIỂM TRA CHỌN MẪU NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG

Cp đầu tư và xây lắp dầu khí Việt Nam

37.148.568.624 

10/02/2010

HD10-0111

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho Công ty

Cp đầu tư khu công nghiệp dầu khí – Indico Long Sơn

24.637.470.060 

10/04/2010

HD10-0128

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho Công ty

Cp đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí

85.715.672.335 

14/06/2010

HD10-0147

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho công ty

Cp đầu tư Hải Đăng

4.866.798.515 

Trang 39

Cp nội ngoại thất dầu khí23/09/2010 HD10-

0180

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho công ty

Cp dầu khí Nha Trang

12.150.000.000 

11/10/2010

HD10-0191

PVCSG cung cấp sản phẩm xây lắp cho công ty

Cp đầu tư và xây lắp Cân Thơ

12.354.288.000 

: Đối chiếu phù hợp với hóa đơn

TEST KIỂM TRA Z8

Trang 40

Công ty kiểm toán: L&G

Khách hàng: Cty CP đầu tư

và xây lắp dầu khí Sài Gòn

Nội dung: Thu nhập

Năm kết thúc: 31/12/2010

Thực hiện: Vương Bảo GiangNgày thực hiện: 02/03/2011Kiểm tra: Nguyễn Minh VũNgày kiểm tra: 03/03/2011

Số: Z8Trang:1

Ngày đăng: 26/11/2015, 21:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w