NỘI DUNGI > GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C 1> Khái niệm chung a> Khái niệm L/C letter of credit, credit, document credit: viết tắt của phương thức tín dụng chứng từ còn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I > GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C 4
1> Khái niệm chung 4
a> Khái niệm 4
b> Các bên tham gia 4
c> Nội dung của L/C 5
d> Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán L/Cý điều chỉnh phương thức thanh toán L/C 7
2> Phân lý điều chỉnh phương thức thanh toán L/Coại L/C 7
a> Theo công dụng của thư tín dụng 7
b> Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng 9
3> Quy trình thanh toán L/C 9
4> Ưu điểm của phương thức: 10
a> Lợi ích đối với người xuất khẩu: 11
b> Lợi ích đối với người nhập khẩu: 11
II NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C 12
1.Rủi ro đối với nhà nhập khẩu 13
a>.Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp hàng hóa không đúng yêu cầu: 12
b.> Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ 13
c>Các rủi ro khác như lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định,… 15
2.> Rủi ro đối với nhà xuất khẩu 16
a> Rủi ro không được thanh toán tiền khi đã chuyển hàng cho đối tác 16
b>Rủi ro do chứng từ không phù hợp với L/C 18
c> Rủi ro bị hủy bỏ L/C trước khi kịp trình các chứng từ: 21
III THỰC TRẠNG THANH TOÁN L/C Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ LƯU Ý CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 22
1>Thực trạng thanh toán bằng L/C ở Việt Nam hiện nay 22
a> Với doanh nghiệp nhập khẩu 23
b> Với doanh nghiệp xuất khẩu 23
2> Nguyên nhân: 23
3> Một số lý điều chỉnh phương thức thanh toán L/Cưu ý cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 24
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạtđộng mua bán trao đổi giữa các quốc gia Thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò
to lớn trong nền kinh tế thế giới Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc
tế là sự phát triển của các hình thức thanh toán quốc tế ngày càng hiện đại hơn, nhanhchóng hơn, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa nhiểu rủi ro mà các chủ thể tham gia thươngmại quốc tế phải hết sức chú ý
Nhận thấy tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong hoạt động thương mại
quốc tế, trong nội dung môn học Giao dịch thương mại quốc tế, nhóm chúng em tiến
hành nghiên cứu thực hiện tiểu luận “Rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa” L/C là hình thức thanh toán
được sử dụng phổ biến trong các giao dịch quốc tế hiện nay, có nhiều ưu điểm nhưngđồng thời cũng tiểm ẩn nhiều rủi ro Mục đích của bài tiểu luận là đưa đến một cáinhìn chung nhất về thanh toán bằng L/C trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa,trình bày những rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C, nguyên nhân và một số giảipháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán này Đồng thờiliên hệ với thực trạng sử dụng phương thức thanh toán này ở các doanh nghiệp ViệtNam hiện nay và đề xuất giải pháp phòng tránh những rủi ro có thể mắc phải trong quátrình sử dụng thanh toán bằng L/C trong giao dịch quốc tế cho các doanh nghiệp Việt
Mặc dù các thành viên trong nhóm đã làm việc rất nghiêm túc và nhiệt tình,nhưng do thời gian gấp rút và gặp nhiều khó khăn trong việc chọn đề tài nên chắc chắnbài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót và thông tin cung cấp cũng không đượcđầy đủ, chính xác như mong muốn Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ phíacác thầy, cô
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 5
Trang 3NỘI DUNG
I > GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C
1> Khái niệm chung
a> Khái niệm
L/C (letter of credit, credit, document credit): viết tắt của phương thức tín dụng chứng từ ( còn gọi là Tín dụng thư) là một sự thỏa thuận trong đó theo yêu cầu
của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hìnhthư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư gọi là L/C theo đó, ngân hàng phát hành camkết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ 3 (người thụ hưởng L/C) khingười này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp vớinhững điều kiện và điều khoản quy định của L/C
Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đây là hình thức mà Ngân hàng thaymặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trảtiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trìnhnhững chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầucủa người nhập khẩu
b> Các bên tham gia
Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàngcho người bán theo L/C này Người xin mở L/C có thể là người mua (buyer), nhà NK(importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee)
Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh
toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể có nhữngtên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký phát hối phiếu(drawer)
Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho
người bán hưởng Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận vàquy định trong hợp đồng mua bán
Trang 4 Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng
phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng Ngân hàng thôngbáo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng pháthành ở nước nhà XK
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK
muốn có sựđảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thểđứng raxác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Thông thường ngânhàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngânhàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C
Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân
hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui địnhtrong L/C thì:
Thanh toán (pay)cho người thụ hưởng Thanh toán (pay)cho người thụ hưởng
Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn Thanh toán (pay)cho người thụ hưởng
Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ Thanh toán (pay)cho người thụ hưởng
Chịu trách nhiệm trả chậm (deferrer payment) giá trị của L/C Thanh toán (pay)cho người thụ hưởng
Trách nhiệm của ngân hàng được chỉđịnh là giống như ngân hàng phát hànhkhi nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến
c> Nội dung của một L/C
- Số hiệu của thư tín dụng: tất cả thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng để trao
đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng và ghi vào các chúng
từ có liên quan
- Địa điểm và ngày mở thư tín dụng: địa điểm mà nơi ngân hàng đã mở L/C viết
cam kết trả tiền cho người xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật khixảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó Ngày mở L/C là ngày bắt đầuphát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu
- Tên và địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:
bao gồm 2 loại: Các thương nhân bao gồm người xuất khẩu là người hưởng lợi L/C,người nhập khẩu là người yêu cầu mở L/C Các ngân hàng tham gia vào phương thức
Trang 5tín dụng chứng từ thường gồm ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàngxác nhận, ngân hàng trả tiền.
- Loại thư tín dụng: gồm các loại thư tín dụng sẽ nêu dưới đây.
- Số tiền của thư tín dụng: được ghi bằng số và chữ, đơn vị tiền tệ phải thống
nhất, rõ ràng
- Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu nếu người xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợpvới quy định trong L/C Thời hạn có hiệu lực của L/C bắt đầu từ ngày mở L/C đếnngày hết hiệu lực
- Thời hạn trả tiền của L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau, phụ
thuộc vào quy định của hợp đồng Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiềnđược quy định ở hối phiếu Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/
C nếu như trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trảtiền kỳ hạn
- Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: tùy thuộc vào hàng hóa
dịch vụ mua bán và trên cơ sở của hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết thì hóađơn thương mại và vận đơn đường biển là 2 chứng từ không thể thiếu được mà các bênphải lập ra và dùng nó để xuất trình tại ngân hàng làm cơ sở đòi tiền
- Thời hạn giao hàng : có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
- Sự cam kết của ngân hàng: ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Ngân hàng chỉ cam kết tôn trọng các hối phiếu xuất trình đúng hạn và phù hợp vớiđiều kiện của L/C còn việc có trả tiền hay không còn phụ thuộc vào việc xem xét bộchứng từ thanh toán có phù hợp với L/C hay không
- Ngoài ra còn một số yêu cầu khác như chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng , hay nội dung về tên hàng, điều kiên vận tải và giao nhận.
d> Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán L/Cý quốc tế điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ
Có một số văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán L/C, tuy nhiênphổ biến nhất là Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ( UCP) BảnUCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích là khắc phục các xungđột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộquy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ Sau 03 năm soạn thảo và chỉnh
lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006 Uỷ ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế
Trang 6(ICC) đã thông qua Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mới (UCP600) thay thế cho Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP500) UCP 600 này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
2> Phân lý điều chỉnh phương thức thanh toán L/Coại L/C
a>Theo công dụng của thư tín dụng
a.1 L/C không thể hủy ngang
- L/C không hủy ngang, có xác nhận : bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xácnhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân
- L/C không hủy ngang, không xác nhận : chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phíangân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toánnào
a.2 L/C điều khoản đỏ
Người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay khi L/C được mở Ngânhàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từthông thường là: Hối phiếu của số tiền ứng trước đó ; Hóa đơn ;Giấy nhận nợ và camkết giao hàng
a.3 L/C tuần hoàn
L/C tuần hoàn là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nóhoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại ( tự động ) có giá trị như cũ và tiếp tục được sửdụng trong một thời hạn nhất định cho tới khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện Nóthường được sử dụng với những mặt hàng mua bán với số lượng lớn, giao nhiêu lầntrong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau
a.4 L/C chuyển nhượng
L/C chuyển nhượng là L/C không thể hủy ngang chỉ được chuyển nhượng mộtlần, được thực hiện theo L/C gốc với chi phí chuyển nhượng thường do người hưởnglợi ban đầu chịu Được sử dụng khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp đượchàng hóa mà chỉ là một nhà môi giới Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợpđồng mua bán cũng được chuyển nhượng Người hưởng lợi ban đầu cũng là ngườichịu trách nhiệm chính đối với nhà nhập khẩu Trường hợp người giao hàng thứ 2không giao hàng hay không giao đúng hàng hay chứng từ xuất khẩu không hoàn hảo
Trang 7thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía bên xuất khẩu theo hợpđồng đã ký.
a.5 L/C giáp lưng
Là một loại L/C trong đó người đại lý xuất nhập mở cho người cung cấp hànghưởng trên cơ sở L/C gốc (L/C ban đầu: original L/C) của người mua sau cùng (finalbuyer) mở cho họ hưởng Đây là một phương thức tài trợ rất linh hoạt nhằm giúpngười đại lý kinh doanh XNK (người trung gian) mua hàng của người sản xuất, sau đóbán lại cho người mua cuối cùng mà không phải dùng đến vốn riêng của mình L/C thứhai được mở dựa trên L/C gốc, được gọi là Back to back L/C
a.6 LC dự phòng
Là một tín dụng chứng từ hay dàn xếp tương tự thể hiện nghĩa vụ của ngân hàngphát hành tới người thụ hưởng trong việc thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu
mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước, thanh toán khoản nợ của người mở L/C
dự phòng, bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiệnnghĩa vụ của mình
a.7 L/C xác nhận
Là loại L/C có thêm sự xác nhận của ngân hàng xác nhận sự xác nhận này có 2 ýnghĩa, cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành và cam kết trả tiền của ngân hàng pháthành và cam kết trả tiền của ngân hàng xác nhận
a.8 L/C đối ứng/ L/C đối khai
Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành.L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu Cả 2bên đều là người mua , người bán của nhau Đặc điểm nổi bật của L/C này là điềukhỏan thanh tóan: việc chấp nhận và/hoặc thanh tóan của L/C này chỉ có hiệu lực saukhi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo L/C số ngày do ngân hàng phát hành
a.9 L/C miễn truy đổi
Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu được trả tiền thì ngân hàng mở L/C
không có quyền đòi lại tiền của người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào Khidùng loại L/C này người xuất khẩu phải ghi lên hối phiếu câu “ miền truy đòi lại người
ký phát” và trong L/C cũng phải ghi như vậy Loại L/C này cũng được sử dụng rấtrộng rãi trong thanh toán quốc tế
Trang 8b>Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng
b.1 L/C trả ngay
Là loại L/C không thể hủy ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất
trình Rủi ro của loại L/C này thường là phải thanh toán trước khi nhận hàng vì hốiphiếu và chứng từ thường đến trước khi hàng cập cảng
b.2 L/C trả chậm
Phương thức qui định việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn sovới ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành (ví dụ: 90 ngày) Người xuấtkhẩu cho người nhập khẩu thêm thời gian để thanh toán Tuy nhiên ngày thanh toánvẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C Do đó, L/C phải nêu rõ thời gianthanh toán Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàngthông báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với ngườixuất khẩu Trong trường hợp không có xác nhận thì chỉ có ngân hàng phát hành chịutrách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu Ngân hàng thông báo không có nghĩa
vụ thanh toán đối với người xuất khẩu
3> Quy trình thanh toán L/C
Quy trình thanh toán L/C được tổng quát dưới sơ đồ sau:
1 Giao hàng
4 Tiến hành thủ tục thanh toán
3 Chuyển bộ CT thanh toán
Ngân hàng bên mua ( Ngân hàng phát hành)
Trang 9Trình tự giao dịch điển hình:
Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và
gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH NK),yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điềukiện nêu trong đơn,để trả tiền cho nhà XK
Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH NK sau khi đã
đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ,thì sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định
để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụ nhà XK(NHXK)
Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NHNK, NHXK phải xác nhận bằng văn
bản L/C đã nhận được rồi gửi bản chính L/C cho nhà XK
Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong
hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK
Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ
chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửitoàn bộ các chứng từ này cho NHXK để xin thanh toán
Bước 6: NHXK nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải kiểm tra thật kỹ, nếu
thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì NH
sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó
Bước 7: NHXK chuyển bộ chứng từ cho NHNK và yêu cầu NH này trả tiền
cho bộ chứng từđó
Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NHNK phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ
khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NHNK trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/Cđứng tên nhà NK để chuyển trả cho NHXK
Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời NH
chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để người đó có căn cứ đi nhận hàng
4>Ưu điểm của phương thức:
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rất rộng rãi trongkinh doanh XNK của doanh nghiệp vì nó bảo đảm tính an toàn Thực chất trong hoạtđộng mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển tráchnhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng
Trang 10và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vậnchuyển hàng đúng hạn Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanhtoán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết đượcmâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên
Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nêngiữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từgiúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình
a> Lợi ích đối với người xuất khẩu:
- NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việcngười mua có muốn trả tiền hay không
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa
- Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hànhngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm)
- KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bịthực hiện hợp đồng
b> Lợi ích đối với người nhập khẩu:
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những
gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền(nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)
Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp Nhưng những rủi
ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phươngthức L/C Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lườngtrước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoámới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao
Trang 11II NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C
1 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
a Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp hàng
hóa không đúng yêu cầu:
Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu
thường không quen biết nhau hay không có quan hệ mua bán từ trước Doanhnghiệp nhập khẩu do không tìm hiểu kỹ về bạn hàng của mình trước khi quyếtđịnh ký hợp đồng mua hàng nên dẫn đến việc gặp phải những đối tác ảo, đối táckhông đáng tin hay những đối tác không có đủ năng lực thực hiện hợp đồng.Những đối tác này có thể sẽ không đáp ứng được những yêu cầu về chất lượngnguồn hàng, giao hàng chậm do không thu gom và chuẩn bị kịp lượng hàng phảigiao…, thậm chí nghiêm trọng hơn, những đối tác này có thể do chủ quan cố ý(có yếu tố lừa đảo) không giao hàng cho nhà nhập khẩu, kể cả khi đã nhận đượctiền thanh toán
Rủi ro này cũng có thể xảy ra do nhà nhập khẩu không có sự quan tâm,chú trọng cần thiết cho những nội dung cụ thể của L/C, không có những quyđịnh, hình thức phạt nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên khiến bên bánkhông thực sự có trách nhiệm đối với hàng hóa cũng như việc giao hàng cho bênmua
Ví dụ điển hình cho rủi ro này đó là Công ty Simac của Anh, một công ty
chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, đã nhập khẩu gỗ từ hãng Latel của Pháp Cuộcmua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet Do đang tronglúc cần gỗ gấp nên Simac đã nhanh chóng thoả thuận nhập khẩu với Latel Họ đãthoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Simac chưa đề cập kỹ các nộidung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông quamột ngân hàng do Simac chỉ định Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi, nhưng mãivẫn chưa thấy hàng về Tìm hiểu kỹ thì Simac mới vỡ lẽ ra rằng Latel chỉ là mộtcông ty ảo trên mạng, không có thật
Như vậy, Simac một phần do quá tin tưởng vào đối tác Latel, một phần donhu cầu về nguyên liệu cấp thiết nên đã ký hợp đồng mua hàng và thanh toán tiền
Trang 12cho Latel mà không có sự tìm hiểu kỹ càng dẫn đến việc bị lừa không được nhậnhàng trong khi đã trả tiền Đây là một trong những loại rủi ro thường gặp nhất làkhi doanh nghiệp chủ quan, đặt lòng tin không đúng chỗ hoặc vì một lí do nào đó
mà không chú ý kỹ đến những nội dung cụ thể của L/C cũng như việc thanh toántiền hàng cho bên xuất khẩu
Thời gian gần đây, với sự phát triển của thương mại điện tử cũng như cáchình thức trao đổi qua internet - nơi mà mọi thông tin không được kiểm chứngchắc chắn, những trường hợp tương tự như trên xuất hiện ngày một nhiều và cácdoanh nghiệp cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm để tránh gặp phải rủi rotương tự
Để tránh gặp phải rủi ro như trên, các doanh nghiệp cần phải:
- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng trước khi quyết định ký hợp đồng mua hàng
để đảm bảo đối tác là những người uy tín, đáng tin cậy, nhằm giảm thiểu nhữngrủi ro xuất phát từ phía đối tác có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuấtkhẩu để có những thông tin chính xác, khách quan nhất về đối tác, giúp đưa ranhững quyết định đúng đắn trong việc kí hợp đồng mua bán thanh toán bằng L/Cvới nhà xuất khẩu
- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạtbên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ Điều này sẽ làmcho cả hai bên có trách nhiệm hơn với nghĩa vụ của mình được quy định tronghợp đồng
- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợpđồng một cách đầy đủ nhất
- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee,Performance Bond (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàngkhông quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu
b.> Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ.
Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng
Trang 13chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gianlận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán Như vậy, sẽkhông có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng
về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì Trong trường hợp này nhà nhậpkhẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành
Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ cũng là rất quantrọng Điều này có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không kiểm tra cẩn thận cácchứng từ và đối chiếu với hàng hóa
Ví dụ:
Một doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ nước ngoài mở L/C thanh toán tạiVCB Hải Phòng Tiền hàng đã được thanh toán (vì bộ chứng từ 2 bên mua bánđầy đủ), khi DN liên hệ, phía hãng tàu nói tàu chở hàng sắp xuất cảng, liên hệ lầnthứ 2 được báo tàu chạy rồi, liên hệ lần 3 thì hãng tàu biến mất doanh nghiệpnày đã thanh toán hơn 2,5 triệu USD hàng nhập khẩu trong khi tàu chở hàng biếnmất
Nhà nhập khẩu trong trường hợp này đã phải chịu thiệt hai số tiền 2,5 triệuUSD cùng với nhiều thiệt hại khác trong sản xuất kinh doanh vì không nhậnđược hàng Rủi ro xảy ra do nhà nhập khẩu không kiểm tra kỹ các chứng từnhận được mà đã đồng ý thanh toán trong khi thực tế, nhà xuất khẩu đã gian lậngiao bộ chứng từ giả cho nhà nhập khẩu để được thanh toán mà không giao hàng
Do đó các doanh nghiệp cần phải:
- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêucầu chung chung nhằm hạn chế việc giana lận, làm giả chứng từ
-Ngay khi nhận được L/C, doanh nghiệp cần kiểm tra L/C thuộc đối tượng điềuchỉnh của UCP nào? Kiểm tra tính chân thực của L/C nhằm tránh trường hợp gặp L/Cgiả, kiểm tra tên và địa chỉ của người bán; kiểm tra khoản phí của ngân hàng, kiểm trachi tiết nội dung của L/C như giá trị của L/C và điều kiện thanh toán; mô tả hàng hóa
và xuất xứ hàng hóa; cơ sở và điều kiện giao hàng theo hợp đồng thương mại quốc tế;điều kiện về chuyển tải; ngày hết hạn của L/C…, đối chiếu L/C với hợp đồng,…
- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp để đảm bảo tính trung thực,chính xác