Đối với môn Địa lí, học sinh khi học sẽ gặp nhiều sự vật, hiện tượng không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt mình vì thế phải quan sát chúng trên ảnh, hình vẽ, bản đồ, lược đồ… Xuất ph
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường Công cuộc đổi mới này đã đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục Nghị quyết Trung Ương lần thứ 4 về: tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ phải: “Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”
Mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển tối đa năng lực của người học trên cơ sở khơi dậy, rèn luyện và bồi dưỡng khả năng suy nghĩ, tìm tòi, khả năng làm việc một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong hoạt động học tập ở nhà trường Để thực hiện mục tiêu nói trên trong dạy học, nhà trường cần phát huy tốt khả năng, sở trường của người học, khắc phục hạn chế, xây dựng niềm tin trong hoạt động học tập của người học sinh Trong đó nội dung và phương pháp học tập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thực hiện mục tiêu trên Chính vì vậy, Luật giáo dục (2005) chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đồng thời Luật Giáo dục cũng chỉ ra: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê tự học tập và ý chí vươn lên”
Để góp phần thực hiện mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, chương trình môn học Lịch sử và Địa lí ở tiểu học đã đưa ra những yêu cầu, những mục tiêu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và
Trang 2sáng tạo trong các hoạt động học tập của học sinh Tuy là môn ít tiết nhưng môn Lịch sử Địa lí có vị trí và ý nghĩa sâu sắc trong đó phần Địa lí cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức thực tế, vốn sống sau này mà quan trọng là khơi gợi cho các em lòng yêu thích khám phá thiên nhiên và cuộc sống xung quanh Qua đó giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, đất nước con người Việt Nam Tuy vậy, lâu nay trong các môn ở tiểu học, đa số giáo viên còn chú trọng nhiều ở môn công cụ như Toán và Tiếng việt, do đó giáo viên có thể dạy rất tốt ở những môn này, những môn còn lại trong đó có Địa lí ít được chú trọng nên giáo viên lúng túng, dạy chưa tốt, chưa tạo hứng thú cho học sinh trong học tập hoặc dạy qua loa nên chưa đạt được hiệu quả của tiết dạy Với mục tiêu chương trình là phát triển con người toàn diện Chính vì vậy, giáo viên cần thay đổi cách nghĩ cũng như tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho tất cả các môn trong đó có phần Địa lí trong môn Lịch sử Địa lí là một việc làm thiết thực Việc sử dụng bản đồ để dạy học Địa lí là quan trọng vì nó đã chứa đựng nguồn tri thức phong phú và đa dạng, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác phát triển năng lực phá, vận dụng tri thức Đồng thời giúp giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động, sáng tạo đạt hiệu quả Thực tế cho thấy, hiện nay ở các trường tiểu học đang tồn tại một mâu thuẫn cơ bản giữa việc sử dụng bản đồ không hiệu quả của giáo viên với yêu cầu giáo dục ngày càng cao Việc giải quyết mâu thuẫn này là một yêu cầu cấp thiết hiện nay ở các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Đối với môn Địa lí, học sinh khi học sẽ gặp nhiều sự vật, hiện tượng không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt mình vì thế phải quan sát chúng trên ảnh, hình vẽ, bản đồ, lược đồ…
Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài: “Sử dụng bản đồ để dạy học phần
Địa lí trong môn Lịch sử- Địa lí ở tiểu học”
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp sử dụng bản đồ để dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử Địa lí ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử Địa lí, thông qua đó nâng cao chất lượng
GD ĐT
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng bản đồ để dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử Địa lí ở tiểu học
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc sử dụng bản đồ để dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
Tìm hiểu thực trạng sử dụng bản đồ vào dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
Đề xuất một số biện pháp dạy học sử dụng bản đồ nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử Địa lí và thiết kế một số giáo
án có sử dụng bản đồ
Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp sử dụng bản đồ để dạy học phần Địa lí đã xây dựng và kiểm tra tính khả thi của quy trình trên
Trang 45 Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được một số biện pháp sử dụng bản đồ để dạy phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Địa lí nói riêng, môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học nói chung
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra
Phương pháp trò truyện
Phương pháp quan sát
7 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung chính của khoá luận bao gồm:
Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2 Sử dụng bản đồ để dạy học phần Địa lí trong môn Lịch
sử và Địa lí ở tiểu học
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 5
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
1.1.1.1 Cơ sở của việc đổi mới PPDH ở tiểu học
a Cơ sở lý luận của việc đổi mới PPDH ở tiểu học
b Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới PPDH ở tiểu học
1.1.1.2 Định hướng đổi mới PPDH nói chung và ở Tiểu học nói riêng
1.1.2 Một số vấn đề về dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
1.1.2.1 Mục tiêu môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu; các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng lịch sử, địa lí; nêu thắc mắc, đặt câu hỏi
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, ham hiểu biết, yêu thiên nhiên con người,…
1.1.2.2 Mục tiêu dạy học phần Địa lí ở tiểu học
Về kiến thức: Hình thành cho học sinh một số biểu tượng địa lí, xây dựng một số mối quan hệ địa lí đơn giản của đất nước và thế giới
Về kĩ năng: Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản
Về thái độ: Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham hiểu biết, yêu đất nước, thiên nhiên, con người,…
Trang 61.1.2.3 Nội dung dạy học địa lí ở tiểu học
Bản đồ và cách sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam
Thiên nhiên và hoạt động của con người ở các vùng khác nhau
Biển Đông, các đảo, quần đảo
Địa lí Việt Nam
Địa lí thế giới
1.1.2.4 Đặc điểm phần Địa lí ở Tiểu học
Mục tiêu, nội dung phần Địa lí nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi học sinh Phần Địa lí có cấu trúc nội dung theo từng chủ đề, từng bài cụ thể, mang tính đồng tâm và phát triển dần qua các lớp Các kiến thức đi từ cụ thể tới trừu tượng, từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần độ phức tạp tạo điều kiện cho học sinh dễ thu nhận kiến thức
Kiến thức phần Địa lí ở tiểu học được thể hiện rất rõ trong sách giáo khoa trên cả kênh chữ và kênh hình giúp học sinh có hứng thú với môn học, tiếp thu kiến thức nhanh hơn
Phần Địa lí ở tiểu học không có những bài thực hành riêng để hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.Mặc dù ở lớp cuối bậc Tiểu học cũng có một số bài thực hành, nhưng những bài đó thực chất là bài học kiến thức mới, vì chúng yêu cầu học sinh phải tự làm việc với các nguồn tri thức địa lí để tìm ra kiến thức mới
1.1.3 Bản đồ và vấn đề sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí ở tiểu học
1.1.3.1 Khái niệm bản đồ
Theo nhà bản đồ học người Nga K.A Salisev: “Bản đồ địa lí là mô hình kí
hiệu hình tượng không gian của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được tổng hợp hoá theo một cơ sở toán học nhất định, nhằm phản
Trang 7ánh vị trí, sự phân bố không gian và mối tương quan giữa các đối tượng và hiện tượng và những biến đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu
đã định trước”
1.1.3.2 Đặc điểm của bản đồ
Cơ sở toán học
Cơ sở toán học bản đồ bao gồm:
Cơ sở trắc địa: hệ thống các điểm khống chế, kích thước elipsoid, toạ độ và
độ cao các điểm
Tỷ lệ bản đồ
Phép chiếu bản đồ
Chia mảnh và danh pháp bản đồ
Bố cục và khung bản đồ
Hệ thống kí hiệu bản đồ
Hệ thống kí hiệu bản đồ (ngôn ngữ bản đồ) bao gồm các dạng đồ hoạ, màu sắc, chữ cái, con số và cả từ ngữ để ghi nhận vị trí không gian của các đối tượng, đồng thời phản ánh qui luật phát triển của hiện tượng theo thời gian
Tổng quát hóa bản đồ
Tổng quát hoá bản đồ là quá trình lựa chọn, phân cấp các đối tượng cần thể hiện lên bản đồ
1.1.3.3 Vai trò của bản đồ trong quá trình dạy học phần Địa lí trong môn Lịch
sử và Địa lí lớp 4, 5
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được
Trang 8Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp cho học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí
Về mặt kĩ năng, bản đồ giúp học sinh có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng; rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học để dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
Với mục đích thăm dò thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở Tiểu học tôi đã tiến hành điều tra qua các câu hỏi sau (phụ lục 1)
Kết quả thu được như sau:
Qua biểu đồ cho thấy hầu hết giáo viên sử dụng bảng, phấn (100%), bản đồ là những phương tiện dạy học quan trọng mà giáo viên cũng chỉ sử dụng ở mức độ thường xuyên là (58%), trong khi đó trong sách giáo khoa Địa lí ở tiểu học chủ yếu là kênh hình (bản đồ, lược đồ) và tất cả các kiến thức trong phân môn Địa lí đều thể hiện ở các kênh hình và kênh chữ Như vậy, việc sử dụng các phương tiện dạy học vẫn chưa thường xuyên và chưa đồng bộ, mang tính hình thức và
chưa rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết
Qua kết quả cho thấy phần lớn các thầy cô cho rằng phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong dạy học địa lí Và thầy cô trong trường đều cho rằng việc đưa phương tiện dạy học là cần thiết (chiếm 72%) đối với quá trình giáo dục nhà trường, phù hợp với đổi mới dạy học theo hướng tích cực hiện nay Từ đó ta
có thể thấy rằng các thầy cô cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học với việc áp dụng phương tiện dạy học một cách thường xuyên
Trang 91.2.2 Thực trạng sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lí trong môn Lịch
sử và Địa lí ở Tiểu học
Để tìm hiểu mức độ và hiệu quả sử dụng bản đồ để dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí tôi tiến hành điều tra câu hỏi sau (phụ lục 2)
Kết quả thu được như sau:
Qua kết quả trên cho thấy rằng việc sử dụng bản đồ trong việc dạy học môn
Địa lí làm cho học sinh rất hứng thú với 60%, còn 25% cảm thấy hứng thú thích học Tuy nhiên còn một số em vẫn không hứng thú với việc học tập bằng bản đồ chiếm 11% Như vậy các phương tiện dạy học (bản đồ) thường mang tính trực quan cao, đa phần các em thấy đơn giản và dễ hiểu chiếm 62%, còn một số các
em lại thấy chúng phức tạp và khó hiểu (24%), một số em do không chú ý lắm nên không hiểu gì (4%) Qua đó ta có thế thấy cần nắm bắt được tâm lí và kiến thức của các em để biết cách áp dụng có hiệu quả, tăng tính hiểu biết và rèn luyện kĩ năng cho các em
Với những kết quả điều tra trên tôi thấy rằng việc sử dụng các phương tiện dạy học đặc biệt là sử dụng bản đồ vào dạy học Địa lí ở tiểu học là rất cần thiết
và hiệu quả, gây hứng thú và kích thích tìm hiểu từ đó rèn luyện kĩ năng cho học sinh tiểu học
Trang 10CHƯƠNG 2
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TRONG MÔN
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC 2.1 Các nguyên tắc khi sử dụng bản đồ trong dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
2.1.2 Đảm bảo yêu cầu trực quan
2.1.3 Nguyên tắc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ
2.1.4 Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tích cực, tự giác, độc lập của học sinh
và vai trò chủ đạo của giáo viên
2.2 Quy trình sử dụng bản đồ để dạy học phần Địa lí trong môn Lịch sử và
Địa lí ở tiểu họ
a Hướng dẫn học sinh cách xác định phương hướng trên bản đồ
Ở tiểu học giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xác định phương hướng trên bản đồ theo các bước sau:
Bước 1: Quan sát bản đồ, đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì
Bước 2: Xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ
Bước 3: Nắm được các quy ước về hướng và xác định các hướng trên bản
đồ
Bước 4: Thực hành chỉ trên bản đồ
b Hướng dẫn học sinh cách tìm và chỉ vị trí địa lí của các đối tượng địa lí trên bản đồ
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm và chỉ vị trí địa lí trên bản đồ theo các bước sau:
Trang 11Bước 1: Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì
Bước 2: Xem bản chú giải để nhận biết các kí hiệu trên bản đồ
Bước 3: Xác định và chỉ vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ
Bước 4: Thực hành chỉ trên bản đồ
c Hướng dẫn học sinh cách đọc và vận dụng bản đồ
Ở tiểu học giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc bản đồ theo các bước sau:
Bước 1: Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì
Bước 2: Xem bảng chú giải để biết kí hiệu địa lí cần tìm trên bản đồ
Bước 3: Tìm vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm chính của đối tượng
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên 2.3 Vận dụng quy trình sử dụng lược đồ để dạy học một số bài Địa lí trong
môn Lịch sử - Địa lí
GIÁO ÁN 1
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN (Lịch sử và Địa lí 4)
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài, HS biết:
Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
Mô tả đỉnh núi Phanxipăng
Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức
Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam