1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4

34 5,2K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Tên tôi là: Nguyễn Thị Hợp Sinh viên lớp: K35A Khoa: Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4” là kết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ HỢP

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Ths Phạm Quang Tiệp, Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện nội dung khoá luận tột nghiệp này

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, ban Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2, những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên lớp K35A- GDTH đã luôn động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khoá luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Hợp

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp Đại học Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tên tôi là: Nguyễn Thị Hợp

Sinh viên lớp: K35A

Khoa: Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tôi xin cam đoan đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4” là kết quả của sự nghiên cứu tìm tòi, tra cứu tài liệu và nhất là có sự định hướng của ThS Phạm Quang Tiệp - Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đề tài không sao chép bất cứ một tài liệu nào có sẵn và kết quả nghiên cứu không trùng với tác giả nào khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Nguyễn Thị Hợp

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài……… 1

2 Mục đích nghiên cứu………3

3 Phạm vi nghiên cứu……….3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học………3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc đề tài 3

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4 5

1 Khái niệm………5

2 Một số vấn đề dạy học lịch sử lớp 4……….9

3 Bản đồ tư duy………11

Chương 2: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4…………14

2.1 Kỹ thuật lập bản đồ tư duy……… 14

2.2 Kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy……….21

2.3 Một số công cụ hỗ trợ cho việc lập bản đồ tư duy……….21

2.4 Ví dụ minh họa……….26

PHẦN 3: KẾT LUẬN………29

Tài liệu tham khảo………30

Trang 5

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay

Vì vậy, việc dạy và học lịch sử luôn đươc quan tâm chú trọng nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng Thực tế cho thấy những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở tiểu học đã có những bước tiến đáng kể về nội dung, phương pháp dạy học Việc tổ chức các kì thi học sinh giỏi và đưa môn lịch sử vào các kì thi định kì ở tiểu học chỉ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xã hội về vị trí môn học Việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và các hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên lịch sử… là những minh chứng thể hiện sự cố gắng của các nhà giáo dục

Song vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại Một thực tế đáng buồn đang diễn ra là thế hệ trẻ biết và hiểu rất mơ hồ về lịch sử, không chỉ lịch sử thế giới mà ngay cả lịch sử dân tộc Điều này được phản ánh phần nào qua chất lượng của các kì thi Theo thống kê của báo Vietnamnet trong kì thi hết học kì

1 năm học 2011 – 2012 của 1 số trường tiểu học Hà Nội 58,5% số bài thi dưới điểm trung bình; và có những sai sót đáng buồn “Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc

gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị đâm thủng hàng

Trang 6

loạt Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua”; “Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại La”…

Những điều đáng buồn trên xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau Một bài toán khó được đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục đó là “phải làm gì

để học sinh tích cực, chủ động học lịch sử trong khi phương pháp dạy học chủ yếu hiện nay là đọc- chép, học sinh học tập thụ động, kiến thức lịch sử dàn trải, có quá nhiều sự kiện, nhiều cột mốc thời gian?”

Muốn dạy tốt học tốt phải làm sao sâu chuỗi các sự kiện, các mốc thời gian cho logic, dễ nhớ Học sinh là người chủ động khám phá, tìm tòi ra kiến thức, trình bày kiến thức một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ thì học sinh mới hứng thú học lịch sử Và bản đồ tư duy chính là nút thắt để trả lời cho hàng loạt các câu hỏi trên

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS, học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não Vận dụng BĐTD trong dạy học, giáo viên (GV) giúp HS tập có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn

đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD Thời gian gần đây, bản đồ tư duy được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả.Chính vì vậy, nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh lớp 4 chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập chủ động sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tôi chọn đề tài khóa luận của mình là “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Lịch sử lớp 4

Trang 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu và áp dụng thực tế giảng dạy tại nhà trường thực tập để giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ hiểu và sâu sắc

- Nghiên cứu đề tài để khẳng định bản đồ tư duy thực sự là một công cụ trong phương pháp dạy học mới

5 Giả thuyết khoa học

- Nếu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4 thì chất lượng dạy

-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:

+ Nghiên cứu tài liệu

+ Tìm tài liệu trên mạng

7 Cấu trúc đề tài

Cấu trúc đề tài của gồm có:

Trang 9

PHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4

1 Khái niệm

1.1 Bản đồ

Bản đồ là mô hình các thực thể và các hình tượng trên trái đất, trong đó các thực thể được thu nhỏ, đơn giản hóa, và các hiện tượng được khái quát hóa để có thể thể hiện mặt phẳng bản vẽ Bản đồ chứa cá thông tin về vị trí và các tính chất của vật thể và các hiện tượng mà nó trình bày

1.2 Bản đồ tư duy

Có rất nhiều cách hiểu về bản đồ tư duy

- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực

Đối với khái niệm này tôi nhận thấy:

+ Ưu điểm: nêu được hình thức của bản đồ tư duy

+ Hạn chế: chưa nêu được nét đặc trưng của bản đồ tư duy

- BĐTD là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng

Với khái niệm này:

+Ưu điểm: nêu được hình thức của bản đồ tư duy

+Hạn chế: chưa cụ thể, chưa nêu được bản đồ tư duy được sử dụng như thế nào? được trình bày như thế nào?

Trang 10

- Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề Sơ đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính

Với khái niệm này:

+ Ưu điểm: nêu được chức năng của bản đồ tư duy Bản đồ tư duy được xây dụng trên giấy, máy tính…

+ Hạn chế: chưa nêu được nét đặc trưng của bản đồ tư duy như là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ

đề hay một mạch kiến thức…

- Bản đồ tư duy là một biểu đồ được sử dụng để thể hiện từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ, hay các mục được liên kết và sắp xếp toả tròn quanh từ khóa hay ý trung tâm Bản đồ tư duy là một phương pháp đồ họa thể hiện ý tưởng và khái niệm…

Với khái niệm này:

+ Ưu điểm: nêu khá đầy đủ về bản đồ tư duy như tác dụng, đặc điểm…

+Hạn chế: chưa cụ thể, rõ ràng

Theo tôi, khái niệm bản đồ tư duy được hiểu chính xác như sau:

Bản đồ tư duy(BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ

đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình

ảnh, màu sắc, đường nét, chữ viết với sự tư duy tích cực [1]

Đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ

địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề

Trang 11

nhưng mỗi người có

Trang 12

1.3 Dạy học

Nhiều tác giả cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích

nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân

loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”

Quan niệm này lí giải đầy đủ cách mà nền giáo dục đang cố gắng đào tạo

những con người thích ứng với những nhu cầu hiện tại của xã hội Tuy nhiên

quan niệm này làm cho nền giáo dục luôn đi sau sự phát triển của xã hội Bởi

vì nó chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị tinh thần xã hội đã được vật chất

hóa bằng cách nào đó để trở lại thành giá trị tinh thần bên trong người học

Lại có một số ý kiến cho rằng “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ

các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng

lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh

thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được

để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong

toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”

1.4 Lịch sử

Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản lịch sử là những gì thuộc

về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người Với ý này lịch sử bao trùm lên

tất cả lĩnh vực trong xá hội, đa diện do đó khó định nghĩa được chính xác và

đầy đủ Vì thế định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra Cụ

thể:

- Định nghĩa ngắn gọn của Ts Pody:“lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói

chúng ta là ai”

- Nhà bác học người La Mã Cice’ron (106-45TCN) đưa ra quan

điểm:“historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu

đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật)

Trang 13

- Gs Hà Văn Tấn có viết”lịch sử là khách quan Sự kiện lịch sử là những sự

thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau”

- Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc, các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý: + Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan

+ Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể

+Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại

Tất cả những khái niệm lịch sử trên đều có ý đúng nhưng theo quan điểm của tôi thì khái niệm lịch sử mà Ts Trần Thị Bích Ngọc đưa ra là phù hợp hơn cả, vì khái niệm này cho chúng ta thấy được cái nhìn đầy đủ và toàn diện nhất về lịch sử

2 Một số vấn đề dạy học lịch sử lớp 4

2.1 Mục tiêu dạy học lịch sử lớp 4

1/ Cung cấp kiến thức cơ bản, thiết thực về:

- Các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam

2/ Hình thành và rèn luyện kĩ năng:

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập

- Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử

Trang 14

- Trình bày kết quả nhận thức

- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiển

3/ Bồi dưỡng và phát triển thái độ, thói quen:

- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc

- Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước

- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa 2.2 Nội dung dạy học lịch sử lớp 4

Nội dung dạy học lịch sử lớp 4 được chia thành các giai đoạn như sau:

Trang 15

2.3 Đặc điểm môn lịch sử lớp 4

- Chương trình không trình bày một cách toàn diện, ví dụ như các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng giai đoạn lịch sử, mà chỉ trình bày những

sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu Sự chọn lọc, cấu trúc mà mức

độ nội dung như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu, phù hợp với thời lượng dành cho môn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh

- Đảm bảo sự chính xác của các sự kiện lịch sử, cập nhật với sự phát triển của khoa học lịch sử [2]

2 Bản đồ tư duy

2.1 Phân loại

Có rất nhiều cách để phân loại bản đồ tư duy Chẳng hạn:

 Phân loại dựa vào cách lập bản đồ tư duy:

- Bản đồ tư duy có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau:

+ Trên giấy, trên bảng: lập bản đồ tư duy bằng phương pháp thủ công

+ Trên máy tính: bản đồ tư duy số có thể được tạo bằng các phần mềm ứng dụng như MS PowerPoint hay MS Word, hay bằng các phần mềm tạo bản đồ

tư duy nâng cao và chuyên biệt như X- mind, mindmap…

 Phân loại theo loại bản đồ: bản đồ khái niệm và bản đồ tư duy + Bản đồ khái niệm là một ý tưởng tương tự, nhưng chú trọng đến mối liên kết giữa các khái niệm qua từng cấu trúc đa dạng

+ Bản đồ tư duy được sắp xếp theo hướng phân cấp các nhánh thể hiện mỗi quan hệ quanh ý trung tâm Bản đồ tư duy- một thiết kế hướng dẫn, là một khái niệm rất có ý nghĩa trong giáo dục vì nó đem lại một cách tiếp cận mới, phi tuyến trong việc kiến tạo ý tưởng, kiến thức và suy nghĩ, và vì vậy nó đổi mới và làm chuyển biến mối tương tác giữa giáo viên và người học

Trang 16

2.2 Đặc điểm bản đồ tư duy

- Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh)

- Bản đồ tư duy là 1 công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó

là 1 kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu chúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não

- Ở vị trí trung tâm, bản đồ tư duy là 1 hình ảnh hay 1 từ khóa thể hiện 1

ý tưởng hay khái niệm chủ đạo Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm tỏa ra các nhánh chính ta gọi là nhánh cấp 1, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các nhánh phụ gọi là nhánh cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế,

sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau Chính sự liên kết này sẽ tạo ra 1 bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm 1 cách đầy đủ và rõ ràng

- Do sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, chữ viết và hình ảnh liên tưởng nên bản đồ tư duy như một “bức tranh hội họa- kiến thức”

- Kiểu ghi chép của bản đồ tư duy thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc được trải theo các hướng không có tính tuần tự và có độ thoáng, giúp

dễ dàng phát triển ý tưởng nhanh hơn so với cách ghi chép thông thường theo kiểu xuống dòng

- Điểm mạnh nhất của bản đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và không

bỏ sót ý tưởng việc xây dựng được một hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo… bản đồ tư duy vừa giúp nhìn được khái quát toàn bộ vấn đề, vừa giúp nhìn được cái cụ thể trong cái tổng thể đó

- Ưu điểm của cách ghi chép bằng bản đồ tư duy:

Trang 17

+ Kích thích sáng tạo của học sinh

+ Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức

+ Giúp hệ thống hóa kiến thức

+ Giúp ôn tập kiến thức

+ Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức

- Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong học tập và giảng dạy ở trường tiểu học cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp học sinh và giáo viên trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra các ý tưởng mới,…[3]

Ngày đăng: 26/11/2015, 18:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w