Kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4 (Trang 25)

3. Bản đồ tư duy

2.2Kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy

- Cấu trúc của bản đồ tư duy không xuất phát từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống. Thay vào đó, bản đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ.

- Các mũi tên xung quanh bản đồ tư duy ở hình 2 chỉ ra cách đọc thông tin trong bản đồ và các số thứ tự cũng chính là thứ tự ghi và đọc các thông tin trong bản đồ.

2.3Một số công cụ hỗ trợ cho viêc lập bản đồ tư duy

Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau. Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy. Hiện có khá nhiều phần mềm vẽ bản đồ tư duy, mỗi phần mềm có thế mạnh và ưu, nhược điểm riêng, trong đó có phần

25

mềm có bản quyền (người sử dụng phải mua), bản miễn phí, hoặc bản Demo (dùng thử),…

Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software). Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính như: MindManager, FreeMind, ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor,… cụ thể:

+ MindManager: đây là phần mềm hữu ích cho việc soạn giảng của giáo viên cũng như việc học của học sinh.

+ Phần mềm Buzan’s iMindmap : iMindMap là sản phẩm số lấy ý tưởng từ sơ đồ tư duy MindMap nổi tiếng.

Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết. iMindMap là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kĩ năng thuyết trình và làm việc khoa học.

iMindmap là một phần mềm chủ yếu dành cho doanh nghiệp và cá nhân dùng để hoạch định ý tưởng và giúp sắp xếp các công việc một cách thông minh.

Giống như Mindjet MindManager Pro, iMindMap là một phần mềm dùng để tạo các sơ đồ tư duy (Mind Map). Điều đặc biệt ở đây chính là: iMindMap được đầu tư xây dựng và phát triển bởi chính Tony Buzan, người rất nổi tiếng với những sách viết về MindMaps. Có thể nói iMindMap là một chương trình rất được mong đợi của giới tin học, bởi sự quy mô, giao diện đẹp và tính… khó của nó.

26

+ Phần mềm Inspiration: Giúp bạn phát triển kỹ năng suy luận, cụ thể hoá những vấn đề cần trình bày, sắp xếp lại những ý tưởng sao cho thật logic, thuyết phục người nghe…Trong mỗi chủ đề lại có vài chục mẫu khác nhau với những hình vẽ thật ấn tượng, toát lên được vấn đề mà người nói muốn trình bày. Bạn dễ dàng thay thế các hình ảnh, ghi chú, lời dẫn (thuyết minh) với các fonts chữ VNI hay Thư Pháp (chưa hỗ trợ Unicode). Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc.

27

+ Phần mềm Visual Mind: Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa.

+ Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping.

28

29

2.4 Minh họa

Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng 938 I. Mục tiêu:

- Kể ngằn gọn trận Bạch Đằng năm 938:

+Đôi nét về người lãnh đạo Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương đình Nghệ.

+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngơ Quyền bắt giết Kiều Công Tiển và chuẩn bị đón đánh quân nam Hán.

+ Những nét chính về diễn biến của trận bạch Đằng: Ngô quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông bạch Đằng, nhữ giặc vào bải cọc và tiêu diệt địch.

+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. II. Chuẩn bị:

- Hình trong SGK phóng to. - Tranh vẽ diển biến trận BĐ. - PHT của HS.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định:

2. KTBC: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?

- GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới :

a. Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học Lịch

sử bài Chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo(năm 938)

b. Phát triển bài : * Hoạt động cá nhân :

-Yêu cầu HS đọc SGK -GV phát PHT cho HS.

-GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền :

Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà

_ Hát vui.

- 4 HS hỏi đáp với nhau.

- HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại.

- HS đọc

- HS điền dấu x vào trong PHT của mình.

30

Tây)

Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán.

Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua. - GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền.

- GV nhận xét và bổ sung.

* Hoạt động cả lớp :

- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Sang đánh nước ta … hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau :

+ Cửa sông Bạch Đằng ở đâu?

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?

+ Trận đánh diễn ra như thế nào? + Kết quả trận đánh ra sao?

- GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ.

- GV nhận xét, kết luận: Quân Nam Hán

sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938).

* Hoạt động nhóm :

-GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : +Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì ?

-GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ.

4. Củng cố : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên cho hoc sinh thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy minh họa cho bài học theo ý hiểu của mình.

- Giáo viên đưa ra sơ đồ minh họa của mình 5. Dặn dò:

-3 HS nêu.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. - 2 HS thuật. - HS các nhóm thảo luận và trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 4 HS đọc. - HS trả lời.

- Nhận xét tiết học. - Về nhà tìm hiểu th

chiến thắng BĐ của Ngô Quyền - Chuẩn bị bài tiết sau

Như vậy trong bài h

khắc sâu kiến thức cho học sinh. Sơ đồ tư duy bài

31

ểu thêm một số truyện kể về ến thắng BĐ của Ngô Quyền.

ết sau: “Ôn tập”.

ài học này, bản đồ tư duy được sử dụng để củng cố b ức cho học sinh.

ư duy bài “Chiến thắng Ngô Quyền trên sông B

ử dụng để củng cố bài học,

32

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4 là một phương pháp dạy và học lịch sử hiệu quả không chỉ ở lớp 4 mà còn trong các khối lớp khác.

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4” tôi đã thu được những kết quả nhất định và biết cách trình bày một bài nghiên cứu khoa học. Thông qua đề tài có thể thấy rằng việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử giúp học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo; giúp giáo viên hệ thống kiến thức một cách dễ hiểu trong việc giảng dạy môn lịch sử với những chuỗi sự kiện, nhân vật, mốc thời gian… vì vậy, việc sử sụng bản đồ tư duy vào trong dạy học lịch sử lớp 4 là cần thiết. Nếu được sử dụng và kết hợp với các phương pháp dạy học khác một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, song do thời gian hạn chế và bản thân tôi còn chưa có nhiều kinh nghiệm nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý quý báu của các thầy cô giáo và các bạn.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK môn lịch sử lớp 4 – Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2. Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy – một biên pháp hiệu quả hỗ

trợ HS học tập môn Toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 9/2009.

3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng Bản đồ tư duy góp phần

tích cực hóa hoạt động học tập của HS, Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề thiết

bị dạy học năm 2009.

4. Đặng Thị Thu Thủy, Hướng dẫn sử dụng phần mềm bản đồ tư duy, Tạp

chí Thiết bị Giáo dục (11/2009).

5. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Bản đồ tư duy- công cụ hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường, Giáo dục và thời đại, số 147

(ngày 14/9/2010).

6. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Tổ chức hoạt động dạy học với

bản đồ tư duy, Giáo dục và thời đại, số 184,185 (ngày 18, 19/11/2010).

7. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Thiết kế bản đồ tư duy dạy- học môn Toán, NXB Giáo dục Việt Nam 2011.

8. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Thiết kế bản đồ tư duy dạy học kiến thức mới trong môn Toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 12/2010.

9. Đặng Thị Thu Thủy, Thiết kế bản đồ tư duy hỗ trợ dạy học môn Toán các lớp cuối cấp ở Tiểu học, Tạp chí Giáo dục (4/2011).

10. Tony Buzan- Bản đồ tư duy trong công việc- NXB Lao động- Xã hội. 11. www.vi.wikiedia.org; www.google.com.vn;

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 4 (Trang 25)