Nhìn chung, những tài liệu tiếng Việt hiện có nghiên cứu về Andersen đề cập chủ yếu tới vấn đề: Cuộc đời, con người Andersen; những phương diện nghệ thuật của truyện như yếu tố thần kì t
Trang 1Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Quế
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn
so sánh là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng một số tài liệu của một số tác giả Tuy nhiên đó chỉ là
cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình Đây là kết quả cá nhân tôi hoàn toàn không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Sinh viên
Nguyễn Thị Quế
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
1.1 Lí do khoa học 5
1.2 Lí do sư phạm 6
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Cấu trúc khóa luận 9
NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 10
1.1 Khái niệm truyện cổ dân gian 10
1.2 Khái niệm truyện cổ tích 10
1.2.1 Truyện cổ tích thần kì 11
1.2.2 Truyện cổ tích sinh hoạt 12
1.2.3 Truyện cổ tích loài vật 13
Chương 2 NGHỆ THUẬT TRUYỆN CỔ ANDERSEN TỪ CÁI NHÌN SO SÁNH VỚI TRUYỆN CỔ GRIM 14
2.1 Nghệ thuật kể chuyện 14
2.1.1 Cách mở đầu câu chuyện 14
2.1.2 Lối kết thúc câu chuyện 17
2.1.3 Nghệ thuật kể 21
2.1.4 Nghệ thuật kể kết hợp tả 23
2.2 Thế giới nhân vật 24
2.2.1 Nhân vật là người 27
Trang 42.2.2 Nhân vật là lực lượng siêu nhiên 30
2.2.3 Nhân vật là loài vật 31
2.2.4 Nhân vật là các vật vô tri 32
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 38
Trang 5ta không thể không nhắc đến Andersen
Hans Chistian Andersen (1805-1875) là nhà văn của những điều kì diệu, mộng mơ và cả những chua xót, ước vọng không thành Có những nhà thơ kì diệu, bằng ngòi bút nhiệm màu của họ, có thể tạo nên làn gió nhẹ để thức dậy đứa trẻ thơ muôn thuở của lòng ta Thật ít có người giữ được suốt đời tấm lòng và con mắt trẻ thơ như Andersen Chính tấm lòng và con mắt đó
đã giúp ông đọc lên được trong cuốn sách lớn của tự nhiên, của cuộc đời những điều bí mật mà chẳng một nhà bác học nào khám phá ra được Ông nhìn thấy cuộc sống, nghe thấy tiếng nói, hơi thở của cả những vật vô tri: từ ngọn cỏ, lá cây, hòn sỏi cho đến những đồ đạc thân mật trong nhà như cái giường, cái kéo, cho đến cả những vật dụng tầm thường nhất nơi bếp núc, đặc biệt là cả những đồ dùng học tập quen thuộc của các em thiếu nhi Và thế là Andersen tạo nên cả một thế giới thần kì nâng tâm hồn người đọc hay người nghe lên đôi cánh huyền diệu của thơ và tình
Những lời văn êm ái đầy chất thơ âu yếm, buồn rầu của H.C.Andersen
từ xứ sở Đan Mạch xinh đẹp xa xôi vùng Bắc Âu kia vẫn ám ảnh sống động, vẹn nguyên trong ta cái thế giới kì diệu với những nàng tiên cá bơi lội dưới thủy cung; với những cuộc phưu lưu kì thú của chú lính chì dũng cảm để cuối cùng rơi vào lò sưởi tan chảy, kết thành một trái tim yêu nhiều mộng ảo, buồn phiền,… Tất cả đã kết tụ lại trong ông để làm nên một người kể chuyện không
Trang 6ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi về xứ sở, con người thời đại mình bằng cái nhìn trẻ thơ cùng những triết lí kín đáo, thâm trầm
1.2 Lí do sư phạm
Việc nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn
so sánh có ý nghĩa rất quan trọng Nó giúp người viết hiểu về ước mơ, hoài bão của nhân dân Đan Mạch xưa và nay Đồng thời, nó giúp chúng tôi hiểu thêm những giá trị nội dung và nghệ thuật mà nhà văn Andersen đã góp cho nền văn học Đan Mạch nói riêng và kho tàng văn học thế giới nói chung Các bài học rút ra từ những truyện cổ Andersen là những công cụ giáo dục sắc bén với trẻ thơ Hiểu được giá trị thiết thực của truyện cổ Andersen sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác chăm sóc giáo dục học sinh Tiểu học nói chung và việc giáo dục thẩm mĩ, tình cảm cho học sinh Tiểu học nói riêng
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu “ Nghệ thuật của truyện cổ Andersen từ cái nhìn so sánh” để bản thân có thêm kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy sau này
2 Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu mảng văn dành cho thiếu nhi, đặc biệt là truyện cổ Andersen, các nhà văn, nhà phê bình văn học ít nhiều khẳng định rằng Andersen là nhà văn xuất sắc của thiếu nhi
Nhìn chung, những tài liệu tiếng Việt hiện có nghiên cứu về Andersen
đề cập chủ yếu tới vấn đề: Cuộc đời, con người Andersen; những phương diện nghệ thuật của truyện như yếu tố thần kì trong truyện, hiện thực và mộng ảo trong “ cô bé bán diêm” của Andersen,…
Cuộc đời Andersen như một huyền thoại, có thể kể ra hàng loạt những cuốn truyện danh nhân, các bài viết như: Con mắt tiếp cận văn chương, Một
cơ hội hiểu hơn về Andersen Trong các bài viết của mình, tác giả đều nhấn mạnh rằng cuộc đời của Andersen không phải là một câu chuyện thần tiên đẹp
Trang 7đẽ, mà đó là một quá trình đầy chông gai với muôn vàn cay đắng để vươn lên trở thành một nhà văn tài năng và có sức sáng tạo kì diệu
Đề cập tới tác phẩm của Andersen, các nhà nghiên cứu đều khẳng định giá trị của những câu chuyện kể mà trẻ con và cả người lớn đều yêu thích Tác
giả Hà Minh Đức viết “ Truyện của Andersen thường kết cấu theo nhiều tầng
ý nghĩa Có phần linh hoạt, nhẹ nhàng, dí dỏm dành cho trẻ em, có tầng sâu triết lí mà người lớn có thể rút ra qua những hình ảnh, biểu tượng, nhiều hình ảnh, nhân vật đối với trẻ em là cuộc đời và con người cụ thể nhưng với người đọc lớn tuổi lại là những biểu tượng giàu ý nghĩa tượng trưng Andersen đã
có dụng ý tư tưởng đó và thể hiện linh hoạt trong tác phẩm” [6,77]
Đào Duy Hiệp cho rằng: “ Truyện của Andersen làm ta kinh ngạc, thán
phục vì vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết vì lòng tốt kì diệu qua giọng văn hóm hỉnh, hiền từ của ông” [8,114]
Nét nổi bật trong truyện là khả năng tưởng tượng kì diệu ở cả nội dung,
tình tiết và hệ thống nhân vật Tác giả Vân Thanh khẳng định: “Chính sức
tưởng tượng là nguyên cớ tạo nên những truyện kể thật hấp dẫn ở Andersen Những tình tiết thật bất ngờ, li kì mà hợp lí liên kết với nhau, như trong một trận đồ ngoạn mục, để đi đến những kết cục tự nhiên, gần như là khó thay thế được” [13,30]
Đọc truyện Andersen, ta thấy một lối kể tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng đầy
lôi cuốn Phạm Thành Hưng đã viết: “Andersen đúng nghĩa là một nhà thơ
ngao du trên miền đất của thể loại tự sự Vì vậy, người kể truyện trong ông vừa đi vừa kể, nhưng đôi mắt không bỏ sót đến từng cọng hoa héo hoặc một thứ đồ chơi hỏng vứt bên đường Ở đâu ông cũng dễ dàng tìm thấy lịch sử và chất thơ của cuộc đời” [9,27]
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Andersen và những câu chuyện của ông Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn
Trang 8đề tìm hiểu nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn so sánh Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu cụ thể về đề tài: “Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn
so sánh” và hiểu rằng những thành quả nghiên cứu của các tác giả trước đó
có giá trị vô cùng quý báu Chúng mở ra hướng giúp chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu thành công đề tài này
3 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn
so sánh” giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về truyện cổ Andersen, thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật như cách kể chuyện, hệ thống nhân vật,…từ đó có cái nhìn toàn diện hơn mà chúng tôi mang lại, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy sau này
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với khóa luận này, người viết không tham vọng trình bày mọi khía cạnh của truyện cổ Andersen mà chỉ dừng lại ở những vấn đề của “Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn so sánh” Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung so sánh với truyện cổ Grim mà thôi
Và để hoàn thành khóa luận này, trong phạm vi tư liệu có thể, chúng tôi
đã lựa chọn, nghiên cứu khảo sát văn bản “Truyện cổ Andersen” (Mạnh Chương (dịch), Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2011) và “Truyện cổ Grim” (Mạnh Chương (dịch), Nhà xuất bản Văn học, 2012) Bên cạnh đó có
sử dụng những thành tựu nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến nội dung khóa luận để lí giải các vấn đề được sâu sắc hơn
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân loại
Trang 96 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm:
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn so sánh với truyện cổ Grim
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 10NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Khái niệm truyện cổ dân gian
Theo nghĩa thông thường, truyện cổ là nói tắt của cách nói đầy đủ truyện cổ dân gian Truyện cổ dân gian là một khái niệm có ý nghĩa khái quát,
nó bao gồm hết thảy các loại tự sự dân gian do quần chúng sáng tác và lưu truyền trong dân gian
Truyện cổ dân gian là khái niệm được dùng để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, bộ phận này gồm nhiều thể loại, trong đó có thể loại truyện cổ tích Truyện cổ tích là khái niệm được dùng với hai ý nghĩa chủ yếu: (1) để chỉ một bộ phận của văn học dân gian; (2) để chỉ truyện cổ tích – một thể loại của bộ phận truyện cổ dân gian trong văn học dân gian Trong truyện cổ Andersen có rất nhiều truyện cổ tích (cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì,…)
1.2 Khái niệm truyện cổ tích
Một thể loại truyện dân gian chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội
Khái niệm truyện cổ tích có nội dung rất rộng bao gồm nhiều loại truyện khác nhau về đề tài, về đặc điểm nghệ thuật có thể phân thành ba loại chính: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật
Trang 111.2.1Truyện cổ tích thần kì
Khái niệm truyện cổ tích thần kì
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “ Truyện cổ tích thần kì là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích Ở truyện này, nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kì, siêu nhiên vẫn
có một vai trò quan trọng Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì.”
Đặc điểm chung của truyện cổ tích thần kì
Truyện cổ tích thần kì là bộ phận cơ bản và tiêu biểu nhất của thể loại truyện cổ tích Hầu như những truyện cổ tích hay nhất, giá trị nhất của tất cả các dân tộc đều thuộc về cổ tích thần kì Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì Yếu tố thần kì giữ vai trò chủ yếu trong việc tham gia giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong truyện Ví dụ ở Việt Nam có các truyện: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa… Truyện đã thể hiện mối quan hệ dì ghẻ - con
chồng; chị em cùng cha khác mẹ ( Tấm Cám ); tình cảm anh em kết nghĩa(
Thạch Sanh )…Những mối quan hệ ấy chứa nhiều mâu thuẫn xã hội Để giải
quyết những mâu thuẫn ấy phải nhờ các yếu tố siêu nhiên, thần kì như ông bụt
( Tấm Cám ), đàn thần, niêu thần ( Thạch Sanh ), sự biến hóa thần kì… Nhờ
những yếu tố thần kì, nhân vật chính diện được giúp đỡ và chiến thắng cái ác Truyện cổ tích thần kì là những truyện chủ yếu phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố kì ảo tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện hấp dẫn, thường kết thúc theo mong ước của nhân dân
Trang 12Trong truyện cổ tích thần kì, các nhân vật bao gồm ba loại: Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và nhân vật trung gian ( nhân vật thần kì hay vật báu có tác dụng kì diệu )
Nhân vật chính diện: “ Là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần,
những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một
lí tưởng xã hội – thẩm mĩ nhất định.” [ 11, 194]
Văn học thời nào cũng có nhân vật chính diện thể hiện lí tưởng xã hội
và lí tưởng thẩm mĩ nhất định của thời đại mình Nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao và khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lí tưởng
Nhân vật phản diện: “ Là nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với
đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định.” [ 11, 198]
Cả hai loại nhân vật đều là phạm trù lịch sử, thể hiện mâu thuẫn đối kháng của con người về mặt hành vi, tính cách và phẩm chất đạo đức
Giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện có một nhân vật gọi là nhân vật trung gian ( nhân vật thần kì hay vật báu có tác dụng kì diệu ) Các nhân vật này giữ vai trò giúp nhân vật chính diện tìm ra lối thoát, giúp giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhân vật chính diện và phản diện Đây là thành phần không thể thiếu trong mỗi truyện cổ tích thần kì Những nhân vật này làm cho câu chuyện tăng sức hấp dẫn, bí ẩn và đôi khi là truyền tải một
mơ ước về những phép màu thực sự
1.2.2 Truyện cổ tích sinh hoạt ( hay cổ tích thế sự)
Là những truyện cổ tích không hoặc rất ít các yếu tố thần kì, ở đây các mâu thuẫn xung đột, xã hội giữa người với người được giải quyết một cách
Trang 13hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên Những yếu tố thần kì nếu
có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thôi Ví dụ truyện Vợ chàng Trương, Sự tích con muỗi,…
1.2.3Truyện cổ tích loài vật
Đây là loại truyện cổ tích lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải chủ yếu Loại truyện này ở thời kì cổ xưa hầu hết các dân tộc đều có Ở đây, các loài vật được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời cổ Ở Việt Nam, do những truyện cổ tích loài vật không được sưu tầm ghi chép sớm nên tính chất
cổ xưa, hồn nhiên, chất phác của chúng không còn nguyên vẹn Nhiều truyện
cổ tích loài vật đã biến tướng thành truyện ngụ ngôn hoặc có tính chất ngụ ngôn Ví dụ: Sự tích con con công và con quạ, truyện: Vì sao trâu không có hàm răng trên,
“Qua các công trình nghiên cứu công phu và sưu tầm về thơ ca Đức cổ
đại về văn học dân gian, về ngôn ngữ học, hai anh em Grim được coi là những người sáng lập ra khoa ngữ văn Đức, và là những người đặt nền móng cho ngành phônclo Đức đầu thế kỉ XIX” – Lê Nguyên Cẩn Như vậy truyện cổ
Grim chính là từ truyện cổ dân gian Đức, mang dấu ấn về văn hóa Đức Còn đối với Andersen, truyện cổ Andersen xuất phát từ truyện kể dân gian Đan Mạch vì truyện Andersen là một mảng thời thơ ấu của bất cứ người Đan
Mạch nào Đan Mạch tự gọi mình là đất nước của Andersen, của “Nàng tiên
cá nhỏ” Một nước chỉ có hơn năm triệu dân, tự hào có một nhà văn mà
những quốc gia có dân số hàng trăm triệu người không có vinh dự có được
Cả Andersen và hai anh em nhà Grim đều là những nhà văn thiên tài Tuy nhiên ở họ có những nét khác nhau riêng biệt mà chúng ta có thể thấy trong hai tập truyện thành công của họ Đó là Truyện cổ Grim của hai anh em nhà Grim và truyện cổ Andersen của nhà văn Andersen Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nét riêng biệt đó là gì?
Trang 14Chương 2: Nghệ thuật truyện cổ Andersen từ cái nhìn so sánh
với truyện cổ Grim
2.1 Nghệ thuật kể chuyện
2.1.1 Cách mở đầu câu chuyện
Đọc truyện cổ Andersen, chúng tôi thấy có ba cách mở đầu câu chuyện
đó là: theo lối kể truyền thống, theo lối kể khẳng định và theo lối kể hiện đại Tác giả mở đầu câu chuyện theo lối kể truyền thống bằng cụm từ: ngày
xưa, ngày xửa ngày xưa,… Ta có thể thấy qua câu chuyện Chú lính chì dũng
cảm, Andersen đã mở đầu như sau: “ Ngày xưa, có hai mươi năm chú lính chì, đều là anh em vì họ được làm từ một chiếc thìa bằng chì cũ kĩ Họ đều khoác súng và trông ngay ngắn trong bộ quân phục lộng lẫy với màu đỏ và màu xanh….” Hay “Ngày xửa ngày xưa có một vị hoàng đế luôn nghĩ đến những bộ quần áo mới đến nỗi ông đã tiêu hết cả tiền bạc vào việc mua chúng Khao khát duy nhất của ông là luôn được mặc đẹp…” đó là cách mở
đầu mà Andersen viết trong truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế Ngoài ra, cách mở đầu theo lối truyền thống này xuất hiện trong các truyện: Chuyện
đồng xu bằng bạc, Chuyện về hoàng tử chăn lợn, Đôi giày đỏ, Cô bé tí hon, Bông hoa đậu,… Trong một số truyện: Chó sói và bảy chú dê con, Người hát rong tuyệt vời, Mười hai anh em, Nàng Rapunzel… của Truyện cổ Grim cũng
được mở đầu như vậy “ Ngày xửa ngày xưa có một chị dê già có bảy dê con
Chị ta yêu các con của mình như bất cứ người mẹ nào yêu con Một hôm, chị
ta quyết định đi vào trong rừng để kiếm thức ăn…” đó là lối mở đầu của Grim
trong truyện Chó sói và bảy chú dê con Trong truyện Mười hai anh em trai:
“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua và hoàng hậu sống bình an bên nhau và
họ có mười hai người con trai” Hay trong truyện Con rắn trắng: “ Ngày xưa
có một nhà vua nổi tiếng là người thông thái Không thể giấu nổi ông điều gì,
Trang 15cứ như ông nhận được thông tin về những điều bí mật nhất qua không gian ấy…” Grim cũng mở đầu bằng cụm từ ngày xưa quen thuộc Qua thống kê,
chúng tôi thu được trong truyện cổ Andersen có 12/47 truyện mở đầu theo lối
kể truyền thống, chiếm 25,53% Trong truyện cổ Grim có 56/70 truyện mở đầu bằng cách truyền thống và chiếm 80% tổng số truyện
“Các bạn có bao giờ nghe kể chuyện về chiếc đèn đường già nua chưa? Cũng chẳng có gì là thú vị lắm, nhưng có thể bạn cũng nên nghe kể về
nó một lần…” Đây là cách mở đầu trong truyện Ngọn đèn đường già nua,
Andersen đã khẳng định đây là câu chuyện có thật Hay như trong truyện
Claus Bé và Claus Lớn, Andersen mở đầu câu chuyện và khẳng định đây là
chuyện hoàn toàn có thật: “Ngày xưa có hai người trùng tên nhau cùng sống
trong một ngôi làng Cả hai đều được gọi là Claus Một người có bốn con ngựa, còn người kia chỉ có một con ngựa; cho nên để phân biệt họ với nhau, dân làng thường gọi người có bốn con ngựa là “Claus Lớn” và người có một con ngựa là “Claus Bé” Giờ xin mọi người nghe những gì xảy đến với họ, vì đây là chuyện có thật…” Câu chuyện này là có thật, đây là chuyện hoàn toàn
có thật… là cách mà Andersen mở đầu câu chuyện theo lối kể khẳng định Người đọc cũng hiểu đó như là lời thề thốt của một nghệ sĩ đang bông lơn, đang làm ảo thuật Ông không “tái hiện cuộc sống” với ý thức buộc độc giả phải nhập thân, thể nghiệm bằng các giác quan theo kiểu hình tượng hiện thực chủ nghĩa Ông chỉ tái tạo cuộc sống rồi như muốn nói to lên với độc giả rằng:
Đó là cuộc sống trong mắt tôi! Theo thống kê, lối mở đầu khẳng định này
trong truyện cổ Andersen có 4/47 truyện, đó là: Ngọn đèn đường già nua,
Claus Lớn và Claus Bé, Chuyện của gió, Cây lúa mạch ba góc và chiếm
8,51% tổng số truyện Còn trong truyện cổ Grim thì không có truyện nào mở đầu theo lối kể khẳng định
Trang 16Mở đầu câu chuyện theo lối kể hiện đại tức là đi thẳng vào vấn đề thì
trong truyện cổ Andersen ta có thể thấy ở một số truyện như: Bà chúa băng
tuyết, Cậu bé Ib và Cô bé Christina, Câu chuyện phiếm của trẻ con, Cô bé chăn cừu và anh chàng quét ống khói… Rõ ràng, Andersen dẫn dắt độc giả
như một người bạn đồng hành tin cậy Trong truyện Cô bé chăn cừu và anh
chàng quét ống khói, tác giả mở đầu một cách rất tự nhiên: “Có bao giờ bạn nhìn thấy một cái tủ chạn bằng gỗ cũ kĩ, đen đi cùng thời gian được trang trí bằng những hình lá và những hình thù kì quái không?” Hay với Câu chuyện phiếm của trẻ con, Andersen mở đầu câu chuyện bằng cách đi thẳng vào vấn
đề: “Tại ngôi nhà của người lái buôn giàu có kia đang diễn ra một buổi liên
hoan của trẻ con Tất cả bọn trẻ con nhà giàu và nhà quan to đều có mặt ở đó… Giờ đây họ đang tổ chức liên hoan cho bọn trẻ, và có những câu chuyện phiếm của chúng được nói bột phát từ đáy lòng…” Với lối dẫn dắt truyện đối
thoại trực tiếp với độc giả như trên chỉ xuất hiện ở những cây bút tài năng – những nghệ sĩ đã vững tin rằng: ngòi bút của mình đã thuộc về độc giả, thuộc
về nhân dân Ở trong truyện cổ Grim, truyện Chuyện kể về cậu bé đi tìm sự
hoảng sợ Grim đã mở đầu trực tiếp như sau “Một người cha có hai người con trai Người con lớn thông minh và khôn khéo, có thể đương đầu với mọi tình huống, trong khi đó người em trai ngu đần, không học hành mà cũng chẳng hiểu biết gì.” Hay như trong truyện Tình bạn giữa mèo và chuột, nhà văn
cũng mở đầu rất tự nhiên và hóm hỉnh: “Một anh mèo làm quen với một
chuột anh ta huyên thuyên về tình yêu và tình bạn vĩ đại của mình đối với chị chuột nên cuối cùng đã thuyết phục được chị chuột về sống với mình trong cùng một nhà và góp gạo thổi cơm chung” Hoặc ở một vài truyện khác trong
truyện cổ Grim cũng có cách mở đầu như vậy: Chuyện cô gái không có bàn
tay, Anh Hans thông minh, Anh thợ may trên thiên đường, Con của Đức Mẹ Đồng Trinh,… Theo nghiên cứu, chúng tôi thống kê được trong truyện cổ
Trang 17Andersen có 31/47 truyện mở đầu theo lối kể hiện đại, chiếm 65,96% Còn trong truyện cổ Grim có 14/70 truyện chiếm 20% tổng số truyện mở đầu theo lối kể này
Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng truyện cổ Andersen có cách
mở đầu đa dạng, phong phú hơn truyện cổ Grim Truyện cổ Grim chủ yếu là sưu tầm, can thiệp ít còn Andersen thiên về kể nhiều hơn, can thiệp vào
truyện nhiều hơn Trong truyện Cây lúa mạch ba góc, Andersen mở đầu câu chuyện như sau: “Thường xuyên sau một cơn giông bão, thì cánh đồng lúa
mạch ba góc lại trở nên đen sẹm đi, cứ như có một đám cháy tràn qua Những người dân quê nói điều này là do sét đánh gây nên Nhưng tôi xin kể cho các bạn nghe những gì chú chim nhạn nói, vì chú chim này đã nghe được câu chuyện qua cây liễu già mọc gần cánh đồng lúa mạch và hiện nay vẫn ở đấy…” Một cách mở đầu thật tự nhiên, chân thật mà gần gũi, mang dấu ấn
của cá tính sáng tạo, đó không ai khác chính là nhà văn thiên tài Andersen Vậy lối kết thúc câu chuyện của ông thì sẽ như thế nào đây?
2.1.2 Lối kết thúc câu chuyện
Andersen kết thúc các câu chuyện của mình theo hai cách đó là lối kết thúc đóng và kết thúc mở Trong lối kết thúc đóng đó có kết thúc có hậu và kết thúc không có hậu Ở lối kết thúc có hậu, những mâu thuẫn, những bế tắc trong cuộc sống không giải quyết được sẽ có những yếu tố thần kì xuất hiện lái câu chuyện đi một hướng khác, phù trợ cho các nhân vật thiện, giúp cho họ vượt qua khó khăn, giải quyết được các mâu thuẫn Với sự can thiệp của yếu
tố thần kì, bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác, nhân vật chính diện bao giờ cũng chiến thắng nhân vật phản diện Điều này mang tính chất lí tưởng, thể hiện ước mơ của con người về sự hoàn thiện và thẩm mĩ cuộc sống
Trong truyện Bầy chim thiên nga của Andersen, nàng Lidơ xinh đẹp và
các anh của mình đã bị mụ dì ghẻ đuổi ra khỏi cung, các anh còn bị biến
Trang 18thành chim để bay đi kiếm ăn Nàng Lidơ phải chịu rất nhiều đau đớn khi đan các áo gai cho các anh của mình Không những vậy nàng còn bị người ta cho
là phù thủy Truyện kết thúc khi Lidơ đan xong các tấm áo, giải thoát cho các anh trai và minh oan được cho mình, các anh nàng trở lại thành người và nàng lấy được nhà vua trẻ, hưởng cuộc đời hạnh phúc Motif người con riêng bị gì ghẻ đối sử ngược đãi là một motif rất quen thuộc trong các truyện cổ tích trên thế giới: Tấm Cám, Lọ Lem, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… và kết truyện bao giờ những người con đó cũng được hưởng một cuộc đời hạnh phúc Hay
anh lính trong truyện Hộp bật lửa, nhờ gặp được mụ phù thủy, lấy được chiếc
bật lửa thần mà cuộc đời anh đã lật sang trang mới Từ một anh lính nghèo, với sự giúp đỡ của ba con chó thần mà anh đã lấy được công chúa, được làm vua và sống cuộc đời hạnh phúc Qua thống kê, trong truyện Andersen, ở kết thúc đóng, chúng tôi thấy có 21/47 truyện kết thúc có hậu, một số truyện như:
Câu chuyện phiếm của trẻ con, Người làm vườn và gia đình quý tộc, Hộp bật lửa, Cô bé tí hon,… chiếm 44,68% Trong truyện cổ Grim là các truyện: Chuyện vua ếch hay là Heinrich trung thành, Chó sói và bảy chú dê con, Chuyện con rắn trắng, Ba người thợ xe sợi,… có tới 63/70 truyện kết thúc có
hậu, chiếm 90% tổng số truyện Với kết thúc không có hậu, trong truyện
Andersen có các truyện như: Chuyện của gió, Bà chúa băng tuyết, Cái bóng,
Chú lính chì dũng cảm,… có 13/47 truyện và chiếm 27,66%, ở trong truyện
cổ Grim có 5/70 truyện chiếm 7,14%, đó là các truyện: Tình bạn giữa mèo và
chuột, Kẻ tiện dân, Anh Hans thông minh, Cô Else thông minh, Anh Hans may mắn
Những con số biết nói đó cho chúng ta thấy rằng Andersen đã sáng tạo
ra một kiểu cổ tích hiện đại ở phần kết không có hậu Andersen đã “vi phạm” khá lớn nguyên tắc của truyện cổ tích dân gian về chức năng của truyện kể ở hình thái không viên mãn, không có hậu của nó mặc dù nhân vật trung tâm là
Trang 19người lương thiện, tốt bụng như: em bé bán diêm, Ruydy,… Ngoài ra còn có chim, chó hay chú lính chì tan chảy,…
Ta có thể thấy một kết thúc không có hậu trong Nữ thần băng giá Bé
Ruydy mồ côi cha mẹ ở với ông bà ngoại Nữ thần Băng giá sai thần Choáng váng rình bắt em mà không được Tám tuổi em sang nhà chú ruột ở để học đi săn Sau này em trở thành một chàng trai khỏe mạnh, săn bắn tài giỏi nhất vùng Babet là con gái ông chủ cối xay rất xinh đẹp và khó gần vì nhà giàu
Có cuộc thi bắn, Ruydy giành giải nhất vì vậy được người bố chủ cối xay và con gái đón tiếp Sau đó, họ yêu nhau nhưng bố Babet thử thách bắt Ruydy phải mang tổ chim ưng mãi trên đỉnh núi cheo leo về Được các bạn giúp đỡ, Ruydy đã thành công Họ được bố chấp thuận Hai người đi du lịch bằng tàu hỏa đến nhà mẹ đỡ đầu của Babet Tới đó Ruydy lại phải vượt qua một chướng ngại nữa: người anh họ của Babet cũng mê nàng Kết thúc hiểu lầm, ghen tuông đôi vợ chồng sắp cưới ra đảo chơi Ruydy bơi ra kéo thuyền và bị
Nữ thần Băng giá dìm chết
Hay trong truyện Nàng tiên cá nhỏ, Nàng tiên cá đã dành trọn tình yêu
cho hoàng tử Nàng say sưa ngắm nhìn con tàu và hoàng tử trong đêm thanh vắng Thế rồi một cơn bão ập tới nhấn chìm con tàu với biết bao sinh mạng và
cả “ hoàng tử mắt đen” Nàng thấy chàng chìm xuống biển sâu Mới đầu nàng thấy vui vì chàng chìm xuống phía nàng, nhưng rồi nàng chợt nhớ ra là con người không sống được dưới nước, chàng sẽ chỉ là một cái xác chết khi xuống tới cung điện vua cha Nàng lao xuống thật sâu, ngoi lên giữa các ngọn sóng, không hề nghĩ đến sự nguy hiểm của mình, cuối cùng nàng tìm thấy hoàng tử đang ngoi ngóp giữa biển động Nàng đưa hoàng tử lên khỏi mặt nước rồi để mặc sóng đưa đẩy cả hai người Người đọc không ngờ được rằng hoàng tử và công chúa thủy cung gặp nhau trong hoàn cảnh này Thật bất ngờ và lãng
Trang 20mạn Thế nhưng Nàng tiên cá không thể ở được bên hoàng tử lâu, nàng phải mang chàng vào bờ để mong có ai cứu giúp hoàng tử tội nghiệp
Cuộc gặp gỡ này tạo nên những thay đổi lớn cho cuộc đời Nàng tiên cá, làm cho tình yêu của Nàng tiên cá càng sâu đậm hơn Nàng quyết định đánh đổi tất cả để được ở bên hoàng tử Mụ phù thủy độc ác đã giúp nàng toại nguyện Mụ đã lấy đi giọng nói và tiếng hát của nàng Tuy được ở bên hoàng
tử nhưng mọi sự diễn ra không như nàng mong đợi Hoàng tử đã không cưới nàng, chàng sẽ cưới công chúa xinh đẹp của nước láng giềng Sự kiện này cũng
là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Nàng tiên cá Ngày cưới của hoàng tử cũng là ngày nàng phải tan thành bọt biển Nàng hoàn toàn có thể trở lại thủy cung để sống tiếp ba trăm năm của một tiên nữ nếu nàng giết chết hoàng tử Trong giây phút phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, nàng phải đấu tranh, tình yêu cao
cả đã chiến thắng, nàng quyết định chết đi để hoàng tử được sống, được hạnh phúc bên công chúa xinh đẹp Tuy yếu tố thần kì không giúp cho Nàng tiên cá được toại nguyện như ước mơ, được sống bên hoàng tử mãi mãi, nhưng yếu tố thần kì đã giúp cho nàng tránh khỏi cái chết khủng khiếp, giúp nàng không bị tan thành bọt biển nữa mà trở thành một trong số những người con gái của không chung, có thân hình trong suốt, có giọng nói nhẹ nhàng, và hơn thế nữa – nàng có thể có một linh hồn bất diệt nếu nàng làm được điều thiện trong ba trăm năm, khi đó nàng sẽ được bay lên thiên đàng Kết thúc truyện không làm cho người đọc bị hẫng vì cái chết của nàng tiên cá Vì tuy không được ở bên hoàng tử nhưng nàng biết hoàng tử sẽ sống hạnh phúc bên nàng công chúa chàng yêu, và nàng cũng có một linh hồn bất diệt như nàng mơ ước, nàng còn
có thể bay đi khắp nơi để giúp đỡ mọi người Câu chuyện tưởng tượng mang tính nhân văn sâu sắc, hoang đường nhưng lại phù hợp với quy luật tự nhiên – thần tiên không thể sống chung với con người nhưng sẽ luôn ở bên phù trợ cho con người, mang lại hạnh phúc cho con người
Trang 21Với lối kết thúc mở, Andersen có 13/47 truyện và chiếm 27,26%, đó là
một số truyện như: Chuyện về hoàng tử chăn lợn, Người tuyết, Súp làm từ
xiên xúc xích, Chiếc kim mạng,… Đối với Grim, có hai truyện kết thúc mở là: Freddy và Katy, Rampelstiltskin tí hon chiếm 2,86% tổng số truyện Trong
truyện của Andersen, người đọc sẽ tự tìm cho mình một kết thúc riêng Andersen đã tạo cơ hội cho bạn đọc suy nghĩ, sáng tạo tìm ra một kết thúc phù hợp Bởi có những kết thúc với người này là thỏa đáng nhưng với người khác lại chưa phù hợp hay chưa hợp tình hợp lí
Ngoài ra, ta có thể đọc được những kết thúc truyện đầy sự hóm hỉnh và
sáng tạo của Andersen Trong truyện Cây lúa mạch ba góc, sau khi kể về việc
cây liễu già kể cho độc giả nghe về sự ngạo nghễ, lâng láo của cây lúa mạch
ba góc, tác giả kết thúc bằng một giọng văn tự nhiên, hóm hỉnh: “Đây là câu
chuyện mà những con chim nhạn đã kể cho tôi nghe vào một buổi tối khi tôi van nài họ kể một câu chuyện gì đó cho mình nghe” Hay một kết thúc của
truyện Cô bé tí hon cũng đầy sự thú vị độc đáo: “- Từ biệt, từ biệt nhé! –
Chim nhạn nói, lòng buồn trĩu nặng khi chú phải rời những miền đất ấm áp
để đến Đan Mạch Nơi đó chú có một chiếc tổ bên cửa sổ của ngôi nhà trong
đó có nhà văn viết truyện cổ tích đang ở Chim nhạn hót “ Tu huýt! Tu huýt”
và qua tiếng hót của chim là cả một câu chuyện” Người đọc luôn nhìn thấy
Andersen như một người nói dối có duyên vậy
2.1.3 Nghệ thuật kể
Hầu như tất cả các truyện kể trong truyện cổ Grim đều được kể theo trình tự thời gian Nhưng trong truyện kể Andersen thì lại khác Một số truyện
được kể theo trình tự thời gian đó là: Chuyện của gió, Bà chúa băng tuyết,
Cậu bé Ib và cô bé Christina, Câu chuyện phiếm của trẻ con, Ngoài ra có
một số truyện như là: Cánh hoa rơi từ thiên đường, Chuyện về hoàng tử chăn
lợn, Những bông hoa của bé Ida,… được kể không theo trình tự thời gian
Trang 22Qua thống kê, trong truyện cổ Andersen có 37/47 truyện được kể theo trình tự thời gian chiếm 78,72% Ngoài ra có 10/47 truyện được kể không theo trình
tự thời gian Còn trong truyện cổ Grim thì 100% các truyện đều kể theo trình
tự thời gian Như vậy, thời gian trong truyện cổ Andersen và truyện cổ Grim
là một “tàn tích” và còn lưu lại rõ rệt và thủy chung nhất với gốc gác truyện
cổ tích dân gian ở tính chất biên niên, kể theo đường thẳng, chuyện gì trước
kể trước chuyện gì sau kể sau và đó cũng là đặc trưng để dễ dàng nhớ và kể
lại được của truyện dân gian Thời gian cốt truyện của Cô bé bán diêm chỉ
trong khoảng từ chập tối đến đêm giao thừa cho đến sáng hôm sau mồng một
đầu năm Bắt đầu truyện với: “Rét dữ dội, tuyết rơi Trời đã tối hẳn Đêm nay
là đêm giao thừa” và kết thúc truyện bằng: “Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé…” Còn trật tự kể vẫn tuân theo thứ tự trước sau của thời
gian tự nhiên như trong truyện cổ tích thuần túy
Thời gian cũng là một trong những yếu tố cơ bản để phân biệt truyện kể dân gian với truyện kể hiện đại mà ở đó thời gian bị đảo lộn một cách cố ý
Có thể thấy điều này trong truyện Con lợn kim loại, Andersen đã đảo lộn thời
gian trong truyện Mở đầu truyện, ông kể về thành phố Florence, nơi có một bức tượng con lợn bằng đồng ngay trước chợ bán rau xanh Có một cậu bé nghèo khổ tới bên con lợn kim loại đó và có những giấc mơ đẹp Sau này, cậu ta trở thành một họa sĩ nổi tiếng, tác giả đã kể về xuất xứ của cậu họa sĩ
đó và lí giải những bức tranh của cậu Rõ ràng, Andersen đã quay ngược thời gian, đang ở cuộc triển lãm tranh mà ông trở về với quá khứ lí giải hai bức tranh tuyệt vời của cậu họa sĩ trẻ tài ba đó Nhưng trong mấy ngày qua, người
họa sĩ trẻ đó đã qua đời Hay trong câu chuyện Xúp làm từ xiên xúc xích,
Andersen đang kể về cuộc nói chuyện giữa các chị chuột với nhau Các chị chuột bàn tán về món xúp làm từ xiên xúc xích, mỗi người đã được cử ra ngoài để thu thập thông tin cần thiết cho việc nấu món xúp đó Thế là các chị
Trang 23chuột kể về các cuộc chu du của mình Cuộc chu du của chị chuột thứ nhất, thứ hai, thứ ba,… Tóm lại thời gian trong câu chuyện đã bị xáo trộn, Andersen đã đảo lộn nó một cách cố ý để tạo nên những truyện kể hiện đại, hấp dẫn mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn
2.1.4 Nghệ thuật kể kết hợp tả
Trong nghệ thuật tả, có nghệ thuật tả thiên nhiên và tả tâm lí nhân vật
Ta có thể bắt gặp trong truyện cổ Grim: Câu đó hắc búa, Ba người thợ xe sợi,
Kẻ tiện nhân, Ba chiếc lá rắn, Mẹ Holle,… hầu như tất cả các truyện đều kể
kết hợp tả tâm lí nhân vật Ta có thể thấy trong truyện Tình bạn giữa mèo và
chuột, Grim miêu tả một anh mèo tham lam Anh ta cùng chị chuột về sống
chung và dự trữ một liễn nhỏ đựng đầy mỡ Nhưng anh ta thật xấu tính và
tham lam đã ăn vụng hết liễn mỡ và nói dối chị chuột, chị chuột nói: “Chà,
giờ em biết điều gì xảy ra rồi Nó rõ như ban ngày rồi còn gì nữa Anh thật là một người bạn tử tế quá! Anh đã ăn sạch sành sanh khi anh đi làm cha đỡ đầu rồi còn gì Trước hết là lớp váng da, rồi đến nửa chõ mỡ đó, rồi…”
Nhưng chưa kịp hết câu thì chị chuột đã bị anh mèo tóm chặt và nuốt chửng Còn trong truyện cổ Andersen có 33/47 truyện miêu tả tâm lí nhân vật, chiếm
70,21%, đó là các truyện như: Chuyện đồng xu bằng bạc, Bộ quần áo mới của
hoàng đế, Đôi giày đỏ, Cái bóng, Gia đình nhà cò,… Ngoài ra một số truyện
miêu tả thiên nhiên trong không gian rộng gồm: Chuyện của gió, Bà chúa
băng tuyết, Cậu bé Ib và cô bé Christina, Câu chuyện của năm, Nàng tiên cá nhỏ, chiếm 10,64% Và có 9/47 truyện miêu tả thiên nhiên trong không gian
hẹp chiếm 19,15% tổng số truyện Đó là một số truyện như: Câu chuyện
phiếm của trẻ con, Người làm vườn và gia đình quý tộc, Cây táo kiêu ngạo, Ngôi nhà cũ, Gia đình hạnh phúc…
Hãy nghe Andersen miêu tả thiên nhiên trong truyện Cây táo kiêu
ngạo: “Gió vẫn còn lạnh giá, nhưng từ trong bụi cây và từ trên cây, cánh
Trang 24đồng và hoa vọng lại âm thanh chào đón “mùa xuân đến rồi” Những bông hoa dại mọc tràn lan, phủ đầy hàng rào,…” Hay Andersen tả về Nữ thần
Băng giá: “Bên trong sông băng có những hang động bao la, những vực sâu
suốt đến tận trong dãy núi An-pơ Nơi ấy có một lâu đài tuyệt đẹp Đó là cung điện của Nữ thần Băng giá, bà chúa của địa hạt âm u này Mụ thích phá phách, đè bẹp và nghiền nát mọi vật Không chung là của mụ Mụ có thể lao nhanh hơn nai lên những đỉnh núi tuyết vĩnh cửu mà người liều lĩnh nhất cũng phải đẽo bậc thang vào băng mới leo lên được Có những lần mụ trút xuống những cành cây thông những thác nước hung dữ nhất để rồi nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác, mớ tóc dài trắng xóa tỏa phất phơ quanh mình; mụ khoác một áo choàng màu hồ thủy giống như nước các hồ vùng Hen-vê-chi” Đó là sự nhân cách hóa đầy chất thơ những sức mạnh của thiên
nhiên trên dãy núi An-pơ hiểm trở và hùng vĩ, với những sông băng, thác nước, bão lốc, những làn tuyết vĩnh cửu…trên đất nước Thụy – sĩ mà nhà thơ
đã từng sống một thời gian
2.2 Thế giới nhân vật
Khái niệm nhân vật:
Qua tìm hiểu tài liệu tham khảo chúng tôi thấy có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về nhân vật
Theo Phương Lựu, Trần Đình Sử: “ Nói đến nhân vật văn học là nói
đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “ Nhân vật văn
học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng Nhân vật văn học là một đơn
vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với nó với con người thật trong cuộc sống”
Trang 25Còn Lại Nguyên Ân nhận định: “ Nhân vật văn học là hình tượng nghệ
thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học tự sự và kịch Các thành tố tạo nên văn học gồm: Hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới xúc cảm, ý chí, các ý thức và hành động Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thực ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm ấy Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hay dòng phong cách”
Các khái niệm trên đã nêu ra những đặc điểm của nhân vật văn học, nhưng khái niệm nhân vật của tác giả Lại Nguyên Ân - 150 thuật ngữ văn học – Nhà xuất bản Văn học, là đầy đủ và chuẩn xác hơn cả vì nhân vật văn học không chỉ bó hẹp trong phạm vi con người mà còn có các con vật, các loài cây, các loài sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống với con người để tái hiện cuộc sống phong phú, phức tạp của con người Nếu nhân vật trong các tác phẩm chỉ đơn thuần là con người, xoay quanh mối quan
hệ giữa con người với con người thì văn học nghiêng về sự sao chép đơn điệu cuộc sống thực Như vậy sẽ trái với bản chất của văn học, vì văn học là một loại hình nghệ thuật mang tính ước lệ và sáng tạo, phản ánh hiện thực cuộc sống
Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Trang 26Nhân vật có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó chính là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống
Nó chỉ tái hiện được cuộc sống qua những chủ thể nhất định mà chủ thể đó chính là nhân vật Chức năng của nhân vật là khái quát hiện thực, khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ao ước, kì
vọng về con người Qua nhân vật Tấm và Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám,
tác giả dân gian muốn thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời khẳng định một quy luật của cuộc sống là cái thiện sẽ chiến thắng cái ác,
ở hiền sẽ gặp lành
Nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận của con người
và các quan niệm về chúng Tích cách có một hạt nhân là sự thống nhât của cá tính và cái chung của xã hội lịch sử Nhân vật là chìa khóa để khám phá, mở rộng đề tài mới theo số phận, tính cách nhân vật Nhân vật là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống riêng trong một thời kì xã hội nhất định
Nhân vật là phương tiện cốt yếu để thể hiện quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ về con người, tư tưởng, về cuộc đời của nhà văn Vì thế nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm
Tóm lại, nhân vật là hình thức cơ bản để phản ánh hiện thực, phản ánh những khía cạnh phong phú, phức tạp của đời sống Qua nhân vật tác giả thể hiện chủ đề, tư tưởng sáng tác của mình
Chúng ta có thể bắt gặp cuộc trò chuyện của cô gà mái, tiếng nói của họa mi… Có thể khẳng định, Andersen tạo nên một thế giới đa thanh, không
có ngăn cách trong không giao tiếp và giao cảm Andersen xử lí linh hoạt các mối quan hệ giữa con người và thần linh, con người và loài vật cây cỏ tạo nên thế giới nhân vật rất giàu có và mang tính phổ biến rộng rãi từ vua chúa,
Trang 27tướng tá, hoàng tử… đến bác thợ giày, mục sư, chú lính rồi mụ phù thủy Và đặc biệt thế giới loài vật cỏ cây cũng có tiếng nói bình đẳng với con người
So với nhân vật truyện cổ nhiều nước như truyện cổ Grim thì trong truyện cổ của mình Andersen mở ra thế giới nhân vật đến mức rộng rãi nhất
Cụ thể như nhân vật là người, nhân vật là lực lượng siêu nhiên, nhân vật là loài vật và nhân vật là các vật vô tri
2.2.1 Nhân vật là người
Nhân vật là người trong truyện cổ Andersen chiếm một số lượng đông đảo bao gồm đủ mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội, từ quan vua, tầng lớp thượng lưu quý tộc đến tầng lớp trí thức và dân nghèo Một số truyện trong truyện cổ Andersen là người không có tên riêng, chiếm 89,36%, và có 17/47 truyện nhân vật là người có tên, chiếm 36,17% Còn trong truyện cổ Grim,
nhân vật là người xuất hiện trong các truyện như: Con quỷ có ba sợi tóc vàng,
Chuyện cô gái không có bàn tay, Câu đó hắc búa, Cô bé quàng khăn đỏ,…trong đó 67/70 truyện nhân vật là người không có tên riêng chiếm
95,71%; 26/70 truyện có nhân vật là người có tên riêng, chiếm 37,14% tổng
số truyện
Trong truyện cổ tích dân gian, các nhân vật có tên như chỉ về hình dáng, thể chất, tính cách,… Nhân vật trong truyện cổ Andersen như Ruydy, Babet, có tên, tuổi, lí lịch, gia đình, khả năng cá nhân, nghề nghiệp Tên nhân vật trong truyện cổ Andersen nhìn chung được chia làm hai loại: loại nhân vật truyện cổ (trừ trường hợp có tên) được đặt theo địa vị, nghề nghiệp như nhà vua, anh lính, thợ săn,… Trường hợp có tên như Giăng bị thịt, anh Hans thông minh,… vừa chỉ hình dáng vừa chỉ tính cách ( ngốc nghếch, chậm chạp hay thông minh…) Tuy nhiên trong truyện cổ Grim thì các nhân vật không đặt theo tính cách, hình dáng như trong truyện cổ Andersen Ngoài ra, trong truyện cổ Andersen, các truyện được viết theo kiểu ngụ ngôn thì bên
Trang 28cạnh các nhân vật có tên là các nhân vật được gọi bằng giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp như: mụ ấy hư hỏng, cô bé, cậu bé,… cũng giống trong truyện Grim vậy: bác bán bánh mì, cô gái, bác đánh cá,…
Trong thế giới nhân vật của Andersen, trẻ em xuất hiện trong các truyện
như: Câu chuyện phiếm của trẻ con, Hộp bật lửa, Bông hoa đậu, Cây táo kiêu
ngạo,… Còn trong truyện cổ Grim, trẻ em có trong một số truyện như: Chuyện ba chú lùn ở trong rừng, Cô bé quàng khăn đỏ,… Theo nghiên cứu,
chúng tôi thống kê được, trong truyện cổ Andersen trẻ em chiếm một số lượng đông đảo xuất hiện trong 25/47 truyện, còn trong truyện cổ Grim thì trẻ
em có trong 10/70 truyện Có lẽ vì vậy mà độc giả thường cho rằng Andersen
là nhà văn của thiếu nhi
Nhận vật chính là người dân nghèo được đề cập đến là: Em bé bán
diêm trong truyện Cô bé bán diêm, người lính nghèo trong truyện Hộp bật
lửa,… Tác giả đã đi sâu vào khai thác nỗi khổ cực của người nông dân cả về
vật chất lẫn tinh thần, đó là những gia đình nghèo mong ước có được bữa ăn
ngon, được nến thắp sáng Trong truyện Cô bé bán diêm, nhân vật chính là
một em bé nghèo khổ, trong cái rét lạnh của đêm giao thừa, mọi người được vui vầy bên gia đình thì trên đường phố một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất đang dò dẫm đi trong đêm tối, trong chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm và tay
em còn cầm thêm một bao Đôi giày vải của mẹ em để lại đã bị văng khỏi chân khi em luýnh quýnh băng qua đường đúng vào lúc hai chiếc xe ngựa đang phóng nước đại Hình ảnh em bé đối nghịch hẳn với những người qua đường, những người giàu có trong bộ quần áo mới, đối nghịch hẳn với sự đầy
đủ, sung túc của bao đứa trẻ được sống trong giàu có, yêu thương và sự che chở của cha mẹ Cô bé không chỉ thiếu thốn về vật chất, mà còn thiếu thốn cả tình cảm Em thường bị đánh đập khi không kiếm ra tiền Và đêm nay – một đêm cuối năm, em bé không dám về vì cả ngày không kiếm được một xu lẻ
Trang 29nào Cái rét tê cóng của mùa đông làm lóe lên trong em một ước mơ đơn sơ
mà cháy bỏng: “ Chỉ cần một que diêm thôi cũng đủ làm ấm áp nhỉ?” Và cô
bé đã thực hiện ước mơ nhỏ bé ấy – điều mà chưa bao giờ cô dám nghĩ tới Mỗi ánh lửa lóe lên từ mỗi que diêm chứa đựng tất cả tâm hồn của em bé nghèo khổ Mỗi que diêm lóe lên là mỗi ước mơ được thực hiện, nhưng ước
mơ cũng tan biến ngay vào màn đêm khi que diêm vụt tắt Thế rồi cô bé tiếp tục quẹt những que diêm khác, tiếp tục mơ theo ánh lửa le lói của mỗi que diêm Cô mơ ước có được một con ngỗng quay trong buổi tối Noel, ấm áp bên cây thông Noel lung linh ánh đèn và bàn ăn sang trọng Cô bé quên đi cái rét buốt quanh mình, quên đi những trận đòn của cha, và nhất là chính tay em dám sử dụng những que diêm ấy
Hình ảnh đẹp nhất cô nhìn thấy qua ngọn lửa le lói của những que diêm
đó là: “ Người bà già cả đang đứng giữa quầng sáng đó, trông rực rỡ, dịu
dàng và âu yếm” Có lẽ đây là người duy nhất yêu thương em, dành cho em
sự chăm sóc, chở che mà bố mẹ em không thể mang lại vì cuộc sống quá thiếu thốn Em mong muốn được đến với bà để được bà yêu thương, che chở
Em biết rằng bà là tất cả và tất cả mọi thứ em đang nhìn thấy sẽ biến mất ngay khi que diêm tắt Em vội vã quẹt nốt những que diêm còn lại vì muốn níu kéo
bà ở lại Phải chăng ước mơ của em đã được thượng đế chấp nhận Em đã được bay cao, bay cao mãi cùng bà, bay tới những nơi chan hòa ánh sáng, tráng lệ, không còn giá lạnh, không còn đói khát, không còn sợ hãi Họ đã về với Chúa
Cái bất ngờ ở đây chính là sự ra đi của em bé Em đã chết vì băng giá trong đêm giao thừa Em sẽ không phải chịu đói khổ, không bị đánh, không bị
bỏ đói nữa Đó là sự giải thoát cho em Câu chuyện kết thúc nhưng ta lại như thấy mở ra một câu chuyện mới, trong câu chuyện đó, em bé bán diêm sẽ
Trang 30không phải lang thang đói rách trên đường phố, em sẽ được sống hạnh phúc trong tình yêu thương, che chở của bà
Andersen đã miêu tả xoay quanh những sinh hoạt, những mối quan hệ thường ngày của những người dân bình dị và người dân nghèo được đề cập
nhiều nhất Nhưng trong truyện Anh chàng Hans cờ bạc của Grim thì: “anh
Hans Cờ Bạc lại ước có một bộ bài sẽ luôn giúp cho anh ta thắng và một cái cây không những cho anh ta đủ loại hoa quả, mà nếu ai mà có muốn trèo lên thì sẽ không bao giờ xuống đất được” Điều ước thật xa hoa, tham vọng giống
y như con người của anh ta vậy – anh Hans cờ bạc Như vậy trong truyện cổ Andersen nhân vật chính được đề cập nhiều nhất đó chính là người dân nghèo với những ước mơ bình dị, nhỏ nhoi Còn trong truyện cổ Grim thì đó là những ước mơ xa vời, pha thêm chút châm biếm của tác giả
2.2.2 Nhân vật là lực lượng siêu nhiên
Nhân vật trong truyện của Andersen không nhất thiết chỉ là con người
mà nó còn bao gồm cả một thế giới sinh động với các lực lượng siêu nhiên,
loài vật,… Lực lượng siêu nhiên xuất hiện trong các truyện của ông như: Bà
chúa băng tuyết, Cô bé tí hon, Bầy chim thiên nga,… Nhân vật siêu nhiên có
số lượng nhỏ nhưng rất đa dạng và đặc sắc Nó làm cho thế giới nhân vật của Andersen đông đảo, rộng rãi và lung linh diệu kì Nhân vật thần thánh đại diện cho cái thiện có thần ru ngủ, Chúa Trời, Thánh Peter, Bà tiên,… Nhân vật ma quỷ đại diện cho cái ác như: ma, quỷ, phù thủy, thần Choáng váng,…
Đó chính là các lực lượng trên cõi trần, trên thiên đường và cả nơi địa ngục tối tăm Nhân vật siêu nhiên có trong 15/47 truyện thuộc truyện cổ Andersen, trong đó có 8/47 truyện là các nhân vật thần thánh, chiếm 17,02% tổng số truyện và có 7/47 truyện là các nhân vật ma quỷ chiếm 14,89% Đối với truyện cổ Grim, nhân vật siêu nhiên xuất hiện trong 24/70 truyện, trong đó có
Trang 319/70 truyện có các nhân vật thần thánh chiếm 12,86%; có 15/70 truyện là các nhân vật ma quỷ chiếm 21,43%
Nhân vật trung gian trong truyện cổ Grim thông thường giống như truyện cổ tích dân gian, nó không có gì khác lạ Chúa trời, thánh thần, thiên thần, luôn làm điều tốt Ma, quỷ,… đều làm điếu xấu Nhưng, nhân vật trung gian của Andersen được xây dựng với tính chất lạ hóa Theo cách thông thường thì nhân vật phù thủy, quỷ, thần chết bao giờ cũng là kẻ xấu xa, đáng
sợ luôn mang tai ương cho nhân vật chính, nhưng Andersen đã mang lại cho người đọc một cách nhìn mới về đối tượng này Thần chết là một người công bằng, là người thực thi những điều tự nhiên trong cuộc sống Trong các câu truyện cổ tích thần kì của mình, Andersen cho lực lượng siêu nhiên xuất hiện
để làm tăng thêm tính chất huyền ảo, tăng màu sắc tưởng tượng cho câu chuyện.Vai trò của lực lượng này góp phần tô điểm cho câu chuyện Andersen
sẽ kể Những nhân vật này mang trong mình trọng trách về việc làm thế nào cho câu chuyện ấy tăng sức hấp dẫn, bí ẩn và đôi khi là truyền tải một ước mơ
về những phép màu thực sự Nhân vật là loài vật cũng là một thành phần không thể thiếu trong các câu chuyện của Andersen
2.2.3 Nhân vật là loài vật
Trong truyện cổ Andersen và truyện cổ Grim, thế giới các con vật rất đông đúc như mèo, chó, chim họa mi, gà mái, vịt,… Chúng phủ kín khắp các câu chuyện từ nhân vật chính đến các tình tiết trong truyện Qua thống kê, các con vật xuất hiện trong truyện cổ Andersen có 19/47 truyện, chiếm 40,43%
Một số truyện có các nhân vật là loài vật như: Bà chúa băng tuyết, Cô bé tí
hon, Chú lính chì dũng cảm, Gia đình nhà cò,… Trong truyện cổ Grim, các
truyện như: Tình bạn giữa mèo và chuột, Chó sói và bảy chú dê con, Chuyện
con rắn trắng,… cũng xuất hiện các con vật Theo thống kê thì có 34/70
truyện như thế và chiếm 48,57% tổng số truyện
Trang 32Đối với Andersen, nghệ thuật là biểu hiện của cái đẹp, nhưng trước sau
nó vẫn chỉ là “ánh phản chiếu” của cuộc đời Trong truyện Chim sơn ca, con chim sơn ca bằng máy dù hót khéo đến mấy vẫn “thấy thiếu một cái gì đó”,
vẫn không thể hót hay bằng con chim bé bỏng của đất trời Bởi vì cái đẹp cao nhất là thuộc về cuộc sống Chính quan niệm nghệ thuật ấy đã khiến cho toàn
bộ thế giới mà ông quan sát, đặc biệt là các con vật đều có thể cất tiếng nói Tất cả đều có linh hồn, có cuộc đời riêng và nằm trong một quá trình biến hóa, sinh thành, bất tận
2.2.4 Nhân vật là các vật vô tri
Trí tưởng tượng thoáng đạt thâu tóm trong cuộc sống quanh ta hàng trăm tiểu tiết và tập hợp chúng lại trong một câu chuyện chững chạc và thông minh Andersen – người kể chuyện cổ tích không coi thường bất cứ việc gì,
dù đó chỉ là một cổ chai bia, một ngọn đèn đường già nua, hay đồng xu bằng bạc… Bất cứ ý nghĩ mạnh mẽ và đẹp đẽ nhất nào cũng có thể hiện trong sự giúp đỡ bạn bè của những vật giản dị kia
Những vật vô tri xuất hiện trong truyện cổ Andersen ở một số truyện
như: Chuyện của gió, Hộp bật lửa, Cái bóng, Chuyện đồng xu bằng bạc,
Chiếc cổ chai, Chú lính chì dũng cảm, Những bông hoa của bé Ida… Còn
trong truyện cổ Grim thì chúng có trong các truyện như: Kẻ tiện dân, Hai anh
em, Mẹ Holle, Con chim chiền chiện nhảy múa ca hát,… Những vật vô tri
trong các câu chuyện như: bông hoa, gió, chiếc kim, cổ áo, búp bê,… chúng đều có suy nghĩ, có cuộc sống riêng của mình
Trong truyện Chuyện đồng xu bằng bạc, Andersen viết: “Ngày xưa có
một đồng xu vừa mới được làm ra từ nhà đúc tiền đã nhảy lon ton, miệng reo lên, “A! Hoan hô! Giờ đây ta có thể đi chu du khắp thiên hạ được rồi” Và quả nhiên đồng xu ta làm thật Bọn trẻ cầm nó trong những đôi bàn tay ấm
áp, kẻ hà tiện cầm nó trong đôi bàn tay co giật, lạnh lẽo, còn ông già thì cứ
Trang 33lật đi lật lại không biết bao nhiêu lần, trong khi đó đám thanh niên thì cứ để mặc cho nó lăn đi đâu thì lăn…” Cứ thế, tác giả tiếp tục kể cuộc đời giang hồ
éo le, chìm nổi của đồng tiền Câu chuyện vô cùng sinh động dựa trên sự nhận thức rất hiện thực và rất sâu sắc về những đặc trưng nổi bật nhất của số kiếp một đồng tiền lưu chuyển qua bao nhiêu bàn tay con người thuộc đủ giai tầng trong xã hội Cho nên, dù là ở những truyện thần tiên quái dị nhất, dù là ở những truyện ngụ ngôn ngộ nghĩnh nhất, cũng vẫn là cái vốn sống rất mực phong phú, sự hiểu biết tự nhiên và xã hội rất mực tinh vi của Andersen đã chắp cánh cho sức tưởng tượng phi thường của ông
Sự tưởng tượng của Andersen không dừng lại ở đó Nhân vật chính
trong Chú lính chì dũng cảm là chú lính có dáng xấu nhất trong số 25 chú
cùng đơn vị, vì chú què một chân Cứng cỏi và vững chãi trong khí chất, nghiêm chỉnh và kỉ luật trong tư thế, chú lính chì của chúng ta đã phải chịu hết bao thử thách trong cuộc chu du bất đắc dĩ: văng xuống đường, lọt vào cống ngầm, trôi ra sông rồi chui vào bụng cá… Thế nhưng chú đã vượt qua được tất cả, bởi lẽ với cái thân hình bằng chì, rõ là chú cũng thuộc dạng
“xương đồng da sắt” như ai! Trở về nơi cũ nguyên vẹn, cuối cùng chú lại bị một chú bé con vứt vào lửa Là lính chì nên vào lửa chú đành phải tan chảy ngay Những ngẫu nhiên và trớ trêu của số phận là thế! Chẳng ai ngờ được huống chi là chú! Ở đây sức mạnh của tưởng tượng phát huy vào những khu vực bất ngờ nhất; và chính yếu tố bất ngờ đó, nó nói lên một cách thật “đắc địa” những trớ trêu, bất trắc của cuộc đời… Chính ở khả năng mở rộng và nhân lên của sức tưởng tượng mà Andersen đã đưa vào thế giới truyện đến được với những biên độ rộng rãi, cùng với cái phân cốt lõi của sự thật, tóm lại, để cuối cùng vẫn trở về với sự thật Theo thống kê ở phần phụ lục thì trong truyện cổ Andersen có 25/47 truyện có vật vô tri chiếm 53,19%, còn trong truyện cổ Grim có 6/70 truyện chiếm 8,57% tổng số truyện
Trang 34Như vậy từ nghệ thuật kể chuyện và hệ thống nhân vật ta có thể thấy sự khác nhau giữa truyện cổ Andersen và truyện cổ Grim Từ đó, chúng ta có thể thấy được tài năng của nhà văn thiên tài Andersen
Trang 35KẾT LUẬN
Truyện cổ Andersen và truyện cổ Grim đều là những tập truyện hay và hấp dẫn Cả hai tập truyện đều có những câu chuyện cổ tích li kì, thơ mộng nhưng cũng không kém phần triết lí về cuộc sống Tuy nhiên giữa hai tập truyện lại có sự khác nhau cơ bản Truyện cổ Andersen và truyện cổ Grim chủ yếu là sưu tầm, nhưng Andersen đã can thiệp khá sâu vào các câu chuyện của mình Vì vậy, trong các câu chuyện của ông mang dấu ấn cá nhân khá lớn Ngay từ việc mở đầu câu chuyện, Andersen cho thấy sự mở đầu phong phú đa dạng của mình Đặc biệt là cách mở đầu theo lối kể khẳng định câu chuyện là có thật mà Grim thì không có
Lối kết thúc truyện của truyện cổ Grim và truyện cổ Andersen cũng khác nhau Với lối kết thúc đóng, Andersen có 34/47 truyện và còn lại 13/47 truyện là kết thúc mở Nhưng trong truyện cổ Grim thì có tới 68/70 truyện là kết thúc đóng còn 2/70 truyện là kết thúc mở Hầu như 90% các câu truyện của Grim đều kết thúc có hậu còn Andersen thì chỉ có 44,68% các câu truyện mang kết thúc có hậu Andersen đã sáng tạo ra một kiểu cổ tích hiện đại ở phần kết không có hậu Ngoài ra, có những kết thúc truyện đầy sự hóm hỉnh
và sáng tạo của ông như trong truyện Cây lúa mạch ba góc, Cô bé tí hon,…
Hầu như các truyện trong truyện cổ Grim đều được kể theo trình tự thời gian thì trong truyện cổ Andersen có tới 10 truyện được kể không theo trình
tự thời gian Nhà văn Andersen – người kể chuyện thiên tài đã đảo lộn thời gian một cách cố ý để tạo nên những truyện kể hấp dẫn, hiện đại mang đậm cá tính sáng tạo của bản thân
Nếu như Grim kể kết hợp tả tâm lí nhân vật thì Andersen còn kể kết hợp miêu tả thiên nhiên trong không gian rộng và hẹp Thiên nhiên trong truyện của ông bao la, hùng vĩ hiện ra dưới ngòi bút thiên tài Nó thể hiện ở
Trang 36sự quan sát tỉ mỉ, nhân cách hóa sức mạnh hay vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống xung quanh ông
Thế giới nhân vật trong truyện cổ Grim và truyện cổ Andersen đều đa dạng phong phú Nhưng chúng ta hãy đặc biệt chú ý vào nhân vật là các vật
vô tri Trong truyện cổ Grim chỉ có 6/70 truyện chứa các vật vô tri nhưng trong truyện cổ Andersen có tới 25/47 truyện Andersen – người kể chuyện cổ tích không coi thường bất cứ việc gì, dù đó chỉ là một đồng xu bằng bạc hay chiếc cổ áo… Đó chính là nhờ trí tưởng tượng và sự sáng tạo kì diệu của nhà văn thiên tài Andersen
Tóm lại, qua cái nhìn so sánh với truyện cổ Grim chúng ta có thể thấy được một tài năng, một phong cách Andersen qua tập truyện cổ của mình Andersen đã tìm cho mình một hướng sáng tạo riêng cho những câu chuyện
cổ mà không dễ mô phỏng và lặp lại Andersen là một nhà văn giàu sức hiểu biết về cuộc sống, có tấm lòng nhân hậu, tha thiết với cái đẹp, và có trí tưởng tượng phong phú nên ông đã tạo cho mình một chỗ đứng, một vị trí riêng trong văn học Không phải ngẫu nhiên, ông được gọi một cách trìu mến: “ người kể chuyện thiên tài”