Nâng cao giá trị sản phẩm nho ninh thuận
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
GVHD: Cô NGUYỄN THỊ THU THỦY
Thầy: HOÀNG TRỌNG TUÂN
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 01 năm 2012
Trang 2NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
.………
………
………
………
………
………
………
… ………
Trang 3MỤC LỤC
NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHO NINH THUẬN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH THUẬN 11
I.1 Đặc điểm tự nhiên: 11
I.1.1 Vị trí địa lý: 11
I.1.2 Địa hình: 11
I.1.3 Khí hậu: 11
I.1.4 Tài nguyên đất 12
I.1.5.Tài nguyên rừng 12
I.2.2- Dân số 14
I.2.3- Đặc trưng về văn hóa xã hội 14
I.3.2- Lâm nghiệp 15
I.3.3- Ngư nghiệp 15
I.3.4- Công nghiệp 15
I.3.5- Dịch vụ 16
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NHO NINH THUẬN 19
III.1 Thực trạng sản xuất Nho Ninh Thuận 19
III.2 Thực trạng tiêu thụ nho Ninh Thuận 23
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN 24
IV.1 Sơ đồ chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận: 24
IV.1.1 Nông dân 26
IV.1.2 Thương lái 31
IV.1.3 Nhà chế biến 36
IV.1.4 Nhà bán sỉ 38
Trang 4IV.1.5 Nhà bán lẻ 39
IV.1.6 Người tiêu dùng 40
IV.1.7 Vai trò của các tổ chức trong việc phát triển Nho Ninh Thuận 42
IV.2 Mô hình nho an toàn và chuỗi giá trị Nho Ba Mọi 44
IV.2.1 Giới thiệu mô hình nho an toàn 45
IV.2.2 Giới thiệu mô hình Nho Ba Mọi 46
CHƯƠNG V ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHO NINH THUẬN 49
V.1 Phân tích SWOT ( Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức ) 49
V.2 Định hướng của tỉnh 57
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
VI.2 Hỗ trợ 60
V.3 Nông dân 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh thuận 62
Trang tin điện tử ủy ban dân tộc ninh thuận 62
http://cema.gov.vn 62
Trang web tổng cục thống kê VN 62
www.gso.gov.vn 62
PHỤ LỤC 63
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Từ ngày 17/11-23/11/ 2011 lớp Địa lý Kinh tế - phát triển vùng k29 đã có chuyến
thực tập thực tế tuyến Tp Hồ Chí Minh- Nha Trang- Đà Lạt thật thú vị và bổ ích Có
được kết quả tốt đẹp sau chuyến đi và những kiến thức quan trọng cho bài báo cáo sau
chuyến thực tập là nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong đoàn, các vị lãnh
đạo các phòng ban mà lớp đã ghé qua cùng sự nỗ lực và đoàn kết của các thành viên lớp
Địa lý kinh tế - phát triển vùng k29 Qua đây nhóm thực tập số 1 xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới:
Gia đình nghệ nhân Đàng Xem ở làng gốm Bàu Trúc, Ban lãnh đạo của Sở kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, ban giám đốc công ty Sannest yến sào, ban quản lý khu
công nghiệp Vân Phong, chủ nhiệm hợp tác xã rau Xuân Hương, đại diện làng hoa Hà
Trang 6Đông, các đồng chí lãnh đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, đại diện
công ty chè Minh Rồng…đã cho đoàn được tham quan, tìm hiểu và học hỏi các quy trình
sản xuất, cũng như cung cấp cho đoàn các kiến thức về kinh tế - xã hội của các địa
phương
Đặc biệt, Nhóm chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới bác Ba Mọi - người
nông dân trồng nho điển hình của tỉnh Ninh Thuận đã nhiệt tình cung cấp và trả lời các
kiến thức liên quan tới cây nho Ninh Thuận giúp nhóm bổ sung các thông tin quan trọng
vào bài báo cáo của mình
Và quan trọng hơn, nhóm thực tập số 1 chúng tôi xin trân trọng cám ơn thầy
Nguyễn Văn Hợp, cô Nguyễn Thị Thu Thủy, thầy, Ngô Hoàng Đại Long, thầy Hoàng
Trọng Tuân đã quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành tốt chuyến
thực tập này
Trong quá trình thực tập cũng như làm bài báo cáo do một số lý do chủ quan và
khách quan nên nhóm chúng tôi còn nhiều sai sót Chúng tôi rất mong nhận được sự chia
sẻ và bổ sung ý kiến từ thầy cô và các bạn để đề tài của nhóm chúng tôi hoàn thiện và
thành công hơn Nhóm thực tập chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói đến Ninh Thuận trong tiềm thức của chúng ta là nơi của những dải đất cằn
cỗi, quanh năm phải hứng chịu cái nắng chói chang.Trước sự khắc nghiệt này, nhiều
người còn ví von rằng các dải đất miền Trung là vùng bán xa mạc của Việt Nam, đến nỗi
cỏ không mọc được cho Trâu Bò gặm Nhưng thực tế, Ninh Thuận lại là cái nôi của cây
nho- một loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng Có thể
nói cây nho là cây ăn quả đặc sản đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho nông dân ở Ninh
Thuận Năm 1998-2002 diện tích trồng nho ở Ninh Thuận tăng lên khá nhanh khoảng
2300 ha, nhưng đến năm 2003-2004 diện tích giảm 650 ha do hạn hán và lũ lụt, đến năm
2007 qua kiểm kê diện tích trồng nho còn 1650 ha Tuy nhiên, cho đến nay thì diện tích
Trang 7nho của tỉnh chỉ còn khoảng 773 ha Tác nhân ảnh hưởng trực tiếp là thời tiết bất lợi và
tình hình sâu bệnh diễn biến khá phức tạp Vốn là tỉnh có lợi thế nhất cả nước về điều
kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng để trồng và sản xuất nho Nhưng hiện nay tỉnh chưa
tận dụng được những lợi thế đó và diện tích trồng nho đang có xu hướng giảm dần
Không những thế chất lượng nho lại chưa cao và chưa đảm bảo Trong khi nhu cầu của
thị trường trong nước và cả thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và số lượng thì
nho Ninh Thuận lại chưa đáp ứng được nhu cầu Từ thực trạng trồng và sản xuất nho
Ninh Thuận cho thấy nho Ninh Thuận có giá trị chưa cao chưa thực sự để lại thương hiệu
và chỗ đứng trên thị trường ngoài thương hiệu nho “ Ba Mọi” của người nông dân có tư
tưởng sản xuất tiến bộ Từ những thực tế trên về nho Ninh Thuận mà nhóm chúng tôi
quyết định chọn đề tài “ Nâng cao giá trị sản phẩm Nho Ninh Thuận” để tạo một thương
hiệu vững chắc cho Nho Ninh Thuận trên thị trường nhằm nâng cao giá trị tiến tới nâng
cao thu nhập cho người dân và cho tỉnh Ninh Thuận
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nho Ninh Thuận
- Tìm hiểu mô hình trồng nho chung và mô hình điển hình ( nho Ba Mọi) của
nho Ninh Thuận
- Phân tích tình hình, đề ra các chiến lược phát triển nho Ninh Thuận
- Đề ra giải pháp và kiến nghị để nâng cao giá trị cho sản phẩm nho Ninh Thuận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nông dân trồng nho Ninh Thuận
- Kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến nho
- Giới hạn trong tỉnh Ninh Thuận
4 Phương pháp nghiên cứu và giới hạn đề tài
Thông qua việc kết hợp với chuyến thực tập thực tế 7 ngày 6 đêm, Nhóm nghiên
cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp dưới đây để phục vụ cho báo cáo của
Trang 8Tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian và không gian nên việc quan sát thực tế và
quá trình phỏng vấn sâu để lấy số liệu phục vụ cho bài báo cáo còn nhiều hạn chế
và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn
5 Nhật kí thực tập
Tuyến : TP HỒ CHÍ MINH - NHA TRANG - ĐÀ LẠT
Thời gian : từ ngày 17/12/2011 đến ngày 23/12/2011
Lớp : Địa lý kinh tế & phát triển vùng K29
Ngày 1 : TPHCM – Nha Trang (Thứ bảy 17 – 12 – 2011 )
- Sáng
05:00: Sinh viên tập trung tại 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, xe khởi hành
6h15: Xuất phát tại KTX ĐHQG TPHCM
6h40 : Đi qua khu công nghiệp Biên Hòa I à II, hai bên đường dân cư đông đúc hoạt
động thương mại rất phát triển.hầu hết là khu công nghiệp, và người dân cũng chủ
yếu là lao động trong khu công nghiệp
8h: Dừng chân tại điểm dừng chân Thắng Lợi, nơi đây là khu ăn uống, và buôn bán
rất nhộn nhịp Đoạn đường từ Tân Minh – Bình Thuận đến Thuận Nam dân cư rất
thưa thớt, ít phát triển, còn nhiều cảnh quan tự nhiên , dân cư chủ yếu là trồng trọt
như mì
11h30 - 12:30 : Dùng cơm tại nhà hàng ở thành phố Phan Thiết (Nhà hàng Phượng
Vỹ), nơi du lịch rất phát triển , nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghành du lịch rất
tốt, thu hút được nhiều khách tham quan , cũng như là nhu cầu của khách ngoại quốc
- Chiều
14h20: Tham quan và học tập tại làng gốm Bàu Trúc Nơi đây chủ yếu là địa bàn
sinh sống của người chăm, phát triển nghề thủ công gốm truyền thống
Dân cư ở đây vẫn chưa phát triển lắm , nhà chưa được khang trang mặc dù cơ sở hạ
tầng giao thông đã được nâng cấp , vẫn có những căn nhà đắp bùn , những trè em nơi
đó cũng chưa được quan tâm đúng mức
Trang 916h45: Tham quan và học tập tại vườn nho Ba Mọi Tìm hiểu về tình hình sản xuất
và tiêu thụ nho ở Ninh Thuận mà cụ thể hoạt động của cơ sở nho Ba Mọi
20h30 : Nghỉ ngơi tại khu nghỉ dưỡng Bảo Đại Đây là một khu có cảnh quan rất
đẹp , không gian thoáng đãng, ngoài ra còn có khu dinh Bảo Đại là một nơi rất lý thú
Ngày 2 : Nha Trang (Chủ nhật 18 – 12 – 2011)
- Sáng
7h30 Tham quan Nha trang vịnh quán và hòn chồng là nơi có cảnh quan rất lý thú
với những bãi đá rất đẹp và thu hút bởi cảnh quan của biển với những ngọn sóng
tung bọt trắng xóa.những nhạc cụ dân tộc rất đặc sắc
9h15: Thăm quan Viện Hải dương học, nơi trưng bày mô hình đại dương thu nhỏ ,
những sinh vật biển
- Chiều
13h: Thăm quan Long Sơn Cổ tự và nhà thờ Đá Con đường Trấn Phú là một con
đường nổi tiếng ở Nha Trang , bởi có cảnh quan rất đẹp chạy dài ven biển với những
bài tắm rất đẹp cũng như là những hoạt động thương mại du lịch phục vụ cho du
khách
19h: Sinh hoạt lửa trại với nhưng tiết mục rất thú vị và hấp dẫn
Ngày 3 : Nha Trang (Thứ hai 19 – 12 – 2011)
- Sáng
7:30 – 9:00 : Nghe báo cáo tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa
9:15 – 11:30 : Nghe báo cáo và tham quan dây chuyền sản xuất tại công ty Sannest
Yến sào
- Chiều
14h: tham quan và học tập tại ban quản lý khu công nghiệp Vân phong Những con
người nơi đây rấ dễ mến với tấm lòng mến khách và rất nhiệt tình
16h30: Tham quan chợ Đầm , tìm hiểu các đặc sản địa phương Là nơi buôn bán rất
sầm uất với quy mô rất lớn , thu hút nhiều du khách đến tham quan và mua sắm , qua
những hoạt động đó cho thấy được cuộc sống người dân nơi đây rất phát triển
Ngày 4: Khởi hành tuyến Nha Trang – Đà Lạt : thứ 3 ngày 20-12-2011
- Sáng :
7:00 : trả phòng , ăn sáng bắt đầu khởi hành tuyến Nha Trang – Đà Lạt
Trang 1011: 00: đến Đà Lạt, dùng cơm trưa, các nhóm nhận phòng nghỉ ngơi tại khách sạn
Tầm Xuân
- Chiều:
14:00-15:30 : Tham quan tại Dinh III
15:30-17:00: tham quan, học tập tại hợp tác xã rau Xuân Hương
18:00 : dùng cơm tối, sau đó sinh hoạt tự do
Ngày 5: tại Đà Lạt : thứ 4 ngày 21- 12- 2011
- Sáng :
8:00 – 10:00 : nghe báo cáo tại trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng Sau đó đoàn
tham quan làng hoa Hà Đông
10:15 – 11:30 : Tham quan vườn hoa Đà Lạt
12:00 – 13:30: dùng cơm trưa, nghỉ trưa
- Chiều:
13:30 – 14:30: tham quan nhà thờ Domain De Maria
14:45 – 15:45 : tham quan học tập mô hình sản xuất – kinh doanh tại XQ sử quán
16:00 – 17 :30 : Tham quan và học tập tại vườn hoa Mười Lời
18:00: dùng cơm tối, sau đó sinh hoạt tự do
Ngày 6: tại Đà Lạt thứ năm 22-12-2011
- Sáng:
7:30 – 9:30: nghe báo cáo tại Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng
9:30 – 11:30: Tham quan và học tập tạo viện sinh học Đà Lạt
11:30 – 14:30 dùng cơm trưa, nghỉ ngơi
- Chiều:
14:30: chinh phục đỉnh Langbiang
17:00: dùng cơm tối tại nhà hàng Châu Loan
18:00- 19:00: sinh hoạt văn nghệ, tổng kết chuyến đi thực tập thực tế
19:00 – 21:00: giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Ngày 7: tuyến Đà Lạt – TP HCM: thứ 6 ngày 23 tháng 12 năm 2011
11:30 – 12:30 : ăm cơm trưa tại nhà hàng Dambri
12:30 – 15:00: tham quan thác Dambri; 15:00- 19:00: về đến TP.HCM
PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH THUẬN I.1 Đặc điểm tự nhiên:
I.1.1 Vị trí địa lý:
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh thổ nằm trong tọa độ từ 11° 18’
14'' - 12° 09’ 15'' vĩ Bắc và 108° 09’ 08'' - 109°14’ 25'' kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh
Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng; phía đông
giáp biển.Tỉnh có đường bờ biển dài 105 km và vùng lãnh hải rộng hàng chục nghìn km2
Tỉnh nằm giữa 3 trục đường giao thông chính là: quốc lộ 1A, quốc lộ 27 và đường sắt
Bắc Nam Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đầu mối giao thông quan trọng trong
khu vực, cách cảng Cam Ranh 50 km, cách thành phố Nha Trang 105 km về phía Bắc;
cách thành phố Phan Thiết 150 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam;
cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây
I.1.2 Địa hình:
Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình chính: Ðịa hình núi, địa hình đồi gò bán sơn địa và
địa hình đồng bằng ven biển Vùng núi chiếm 63,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu
là núi thấp, cao trung bình từ 200 m đến 1.000 m so với mặt nước biển Vùng đồng bằng
chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là địa hình bằng phẳng độ cao dưới 20m, phổ
biến là độ cao 2-15 m so với mặt nước biển
I.1.3 Khí hậu:
Do nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, nên tỉnh Ninh Thuận có kiểu khí
hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ
670-1.287mm/năm Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 700 đến 800 mm ở Phan
Rang và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100 mm ở vùng núi Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 27oC, Độ ẩm 75 – 77% Khí hậu hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9
đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau Năng lượng bức xạ lớn, khoảng
160 kcal/cm2/năm.Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.0000C Đặc điểm
Trang 12khí hậu Ninh Thuận gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: nho,
mía, thuốc lá, hành, tỏi, bò, dê
I.1.4 Tài nguyên đất
Ninh Thuận theo số liệu của tổng cục thống kê Việt nam năm 2009 có số liệu như sau:
diện tích đất tự nhiên là 335,8 ha , diện tích đất nông nghiệp 69,7 ha chiếm 20,75% diện
tích đất lâm nghiệp là 186,0ha chiếm 55,39% , diện tích đất chuyên dùng là 16,1ha chiếm
4,79% , diện tích đất ở là 3,8ha chiếm 1,13%
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.403 ha, chiếm
88,45%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.308 ha, chiếm 7,13%; diện tích đất có mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản là 829 ha, chiếm 1,37%
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 72.725 ha, bãi bồi có thể sử dụng
19.354 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng là 1.044 ha
I.1.5.Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2009, toàn tỉnh có186,0ha ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên
là 156.3 ha, diện tích rừng trồng là10.427 ha
I.1.6 Tài nguyên nước và biển
Ninh Thuận có nhiều sông, suối, tổng diện tích lưu vực các sông chính là 3.600
km2, tổng chiều dài các sông suối là 430 km, bao gồm hai hệ thống sông chính là:
- Hệ thống sông Cái ở phía Nam: lớn nhất tỉnh, bao gồm sông Cái và các sông
nhánh như: sông Trà Co, sông Sắt, sông Cho Mo, sông Dầu, sông Than, sông Quao, sông
Lu với tổng chiều dài là 246 km, tổng diện tích lưu vực là 1.929,5 km2
- Phía Bắc tỉnh có các sông ngắn, bắt nguồn và kết thúc trong lãnh thổ tỉnh như:
sông Trâu, sông Bà Râu, sông Quán Thẻ
Trang 13Nhìn chung, hệ thống sông suối có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn Nguồn nước phân bố
không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam và vùng
trung tâm của tỉnh, khu vực phía Bắc và vùng ven biển thiếu nước nghiêm trọng Nguồn
nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước, lại bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nên việc
khai thác gặp nhiều khó khăn
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có 3 cửa khẩu
ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư
trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng
để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thủy sản và khoáng sản biển
Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, tôm, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế
cao như cá mú, hồng, thu, ngừ, tôm hùm, mực ống, mực nang…
I.1.7.Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại gồm:
- Nhóm khoáng sản kim loại có: Wolfram và núi đất molipden ở Krongpha, thiếc
gốc ở núi đất
- Nhóm khoáng sản phi kim loại có: Thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ Tháp
1, Mộ Tháp 2; cát thuỷ tinh ở Thành Tín; sét gốm ở Vĩnh Thuận
- Muối khoáng ở Cà Ná, Ðầm Vua, sô đa ở Ðèo Cậu
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có: Cát kết vôi, đá vôi san hô, sét phụ gia,
đất xây dựng
Hiện nay, tỉnh mới chủ yếu khai thác đá, đất sét, cát làm vật liệu xây dựng, khai thác
muối khoáng để sản xuất muối công nghiệp và khai thác nước khoáng ở Tân Mỹ, Ninh
Sơn
I.2 Đặc điểm dân số - văn hóa – xã hội
Trang 14I.2.1- Đơn vị hành chính
Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố và 6 huyện), 65 đơn vị
hành chính cấp xã (47 xã, 15 phường, 3 thị trấn) Cụ thể:
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: 15 phường và 1 xã Huyện Bác Ái: 9 xã Huyện
Ninh Hải: 1 thị trấn và 8 xã Huyện Ninh Phước: 1 thị trấn và 8 xã Huyện Ninh Sơn: 1
thị trấn và 7 xã Huyện Thuận Bắc: 6 xã Huyện Thuận Nam: 8 xã
I.2.2- Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Ninh Thuận là 564.993
người Mật độ dân số: 168 người/km2
Tại thời điểm ngày 10 tháng 6 năm 2009, dân số tỉnh Ninh Thuận ước đạt 573.925 người
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 34 dân
tộc anh em sinh sống.Trong đó, đông nhất là người Kinh (Việt - 76,65%), người
Chăm(11,93% dân số toàn tỉnh, 41,60% số người Chăm của cả nước) và người Raglay
(10,44% dân số toàn tỉnh, 48,19 số người Raglai của cả nước)
I.2.3- Đặc trưng về văn hóa xã hội
Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ.Các nhà khảo
cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt
thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ
được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ
thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Gốm Bàu Trúc - Làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại ở Ninh Thuận
Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của
chế độ mẫu hệ Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng
Trang 15trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9,
cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17
I.3 Đặc điểm kinh tế chung
I.3.1- Nông nghiệp
Ninh Thuận là tỉnh trồng nho nhiều nhất cả nước với tổng diện tích là năm 2007 diện
tích nho còn 1.292ha và đến tháng 10/2008 diện tích nho cả tỉnh chỉ còn 1.143ha Trong
đó, địa phương trồng nhiều nhất là huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam
Táo,hành, tỏi cũng là một trong những thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận
Hành, tỏi được trồng nhiều tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Hải
I.3.2- Lâm nghiệp
Ninh Thuận có diện tích rừng khá lớn nhưng khai thác chưa hiệu quả
I.3.3- Ngư nghiệp
Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18,5 nghìn km², là một trong những ngư trường
quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn
Một số cảng cá chính: Cảng cá Thanh Hải: Xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải.Cảng cá Đông
Hải: Phường Đông Hải và phường Mỹ Đông, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm Cảng
cá Cà Ná: Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam
I.3.4- Công nghiệp
Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn
tấn/năm với các nhà máy sản xuất muối lớn như: Cà Ná, Phương Cựu
Nhờ thế mạnh về trồng nho, rượu nho tại Ninh Thuận cũng có cơ hội phát triển Tuy
nhiên, lượng nho cho sản xuất rượu chưa nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ và phân tán, sản
Trang 16lượng chưa cao.Ninh Thuận hiện có 3 khu công nghiệp - cụm công nghiệp: Khu công
nghiệp Du Long - Xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc.Khu công nghiệp
Phước Nam - Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.Cụm công nghiệp Thành Hải - Xã
Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
I.3.5- Dịch vụ
Du lịch : Phát triển rất tiềm năng như vể du lịch bãi biển với nhiều bãi đẹp như : Bãi
biển Bình Tiên - Xã Công Hải, huyện Thuận Bắc.Bãi biển Ninh Chữ - Thị trấn Khánh
Hải, huyện Ninh Hải.Bãi biển Bình Sơn - Phường Văn Hải và phường Mỹ Bình, thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm.Bãi biển Cà Ná - Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam
Du lịch Du lịch văn hóa: Ninh Thuận hiện còn 3 tháp Chăm, được xây dựng cách đây
khoảng 400 - 1100 năm: Tháp Hòa Lai (Ba Tháp) - Xã Bắc Phong, huyện Thuận
Bắc.Tháp Po Klong Garai - Phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.Tháp
Po Rame - Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước
Các làng nghề Chăm cổ: Làng gốm Bàu Trúc - Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh
Phước.Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Thị trấn ( Phước Dân (thị trấn))Phước Dân, huyện
Ninh Phước Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Núi Chúa.Vườn quốc gia Phước Bình
Hệ thống các khách sạn, resort trên địa bàn thành phố không ngừng phát triển phục vụ
cho nhu cầu của khách hàng
- Mạng lưới giao thông : Mạng lưới giao thông Ninh Thuận khá thuận lợi, có quốc lộ 1A
chạy qua, quốc lộ 27A lên Đà Lạt và Nam Tây nguyên, quốc lộ 27B chạy qua địa phận
huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đến thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà, đường sắt Bắc
Nam và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã Ngoài ra, sân bay quốc tế Cam Ranh
và cảng hàng hóa Ba Ngòi (một trong 10 cảng biển lớn của cả nước) thuộc tỉnh Khánh
Hoà khá gần tỉnh Ninh Thuận (phạm vi khoảng 45km đến 60km), là một trong
những điều kiện thuận lợi về giao thông để đến với Ninh Thuận
Trang 17Dự án khu liên hợp thép Cà Ná đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, có gắn đầu tư xây
dựng cảng biển Dốc Hầm (Cà Ná) có công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm, khả năng có
thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 250.000 triệu tấn
- Thủy lợi : Có 14 công trình thủy lợi lớn được đầu tư với tổng trữ lượng 127 triệu m3
đảm bảo nước tưới cho hơn 30% đất nông nghiệp Đến năm 2015 tỉnh sẽ tập trung triển
khai nhiều công trình thủy lợi lớn như hồ Tân Mỹ, sông Than, sông Biêu với tổng trữ
lượng khoảng 350 triệu m3 nước đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp
- Cấp nước : Hiện nay tỉnh có 4 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất với tổng
công suất hơn 90.000m3/ngày đêm, bao gồm nhà máy nước Phan Rang-Tháp Chàm, Tân
Sơn - Ninh Sơn, Phước Dân - Ninh Phước, Cà Ná - Phước Nam, đảm bảo cung cấp nước
cho Thành phố Phan Rang Tháp Chàm, các thị trấn, các vùng phụ cận và các khu, cụm
công nghiệp Hiện đang triển khai xây dựng thêm nhà máy nước Du Long (công suất
15.000m3/ngày đêm) cung cấp nước cho sinh hoạt nhân dân trong vùng và khu công
nghiệp
- Cấp điện : Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư đến 100% số xã đáp ứng nhu
cầu điện cho sản xuất và cung cấp điện cho hơn 95% số hộ trong tỉnh Tỉnh đang triển
khai xây dựng tiếp các hệ thống điện cung cấp cho các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh
- Bưu chính viễn thông : Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được đầu tư hiện
đại hóa đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế; đảm bảo cung cấp các dịch vụ
với chi phí phù hợp và độ tin cậy cao như mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng
mạng lưới băng thông rộng (MAN) cho thành phố theo mô hình ''một hệ thống, đa dịch
vụ''
- Ngân hàng tín dụng : Ngày càng nâng cao chất lượng, linh hoạt, an toàn và thuận tiện
Hệ thống các ngân hàng thương mại tại tỉnh hiện nay gồm các chi nhánh, phòng giao dịch
của Ngân hàng Công thương, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương, Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng thương mại cổ
Trang 18phần Á Châu Các ngân hàng có khả năng huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn bằng
tiền Việt Nam và ngoại tệ
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY NHO Ở TỈNH NINH THUẬN
II.1 Điều kiện tự nhiên
Cây nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp.Một đặc
điểm rất đáng chú ý của nho là cần có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường Nên trồng
nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ, tránh những vùng có gió bão vì
gió to có thể làm đổ giàn , dập lá, rụng quả Ở nước ta cây nho được xác định là cây chủ
lực nên tập trung phát triển ở những khu vực không bị ngập úng, có điều kiện khí hậu và
thời tiết đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển như các xã Phước Hậu, Phước Sơn,
Phước Nam, Phước Thuận và Phước Dân và một phần khu tưới Tân Giang, Bầu Zôn và
Lanh Ra (huyện Ninh Phước), Thành Hải và Ðô Vinh (thị xã Phan Rang - Tháp Chàm
Từ những đặc tính sinh học của cây nho thì tỉnh Ninh Thuận đáp ứng cho cây nho phát
triển như:
Khí hậu : nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, nên tỉnh Ninh Thuận có kiểu
khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh
từ 670-1.287mm/năm Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, Độ ẩm 75 – 77% Khí hậu
hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 8 năm sau, mùa khô dài phù hợp với điều kiện phát triển của cây nho
Nho trồng nhiều ở vùng Phan Rang – Ninh Thuận vì ở đây có những điều kiện thuận tiện
nhất Phan Rang có lượng mưa thấp nhất nước 750 - 850 mm/năm và không khí tương
đối khô.Đất phù sa ven sông Dinh (Phan Rang), sâu, giàu chất dinh dưỡng, luôn thoát
nước, là đất trồng nho rất tốt
Ninh thuận có ưu điểm phát triển nho hơn ở các nước trên thế giới nhất là châu Âu là
không có mùa đông do đó nho có thể sinh trưởng liên tục có thể cho trái quanh năm ,
nhưng tuổi thọ nho Ninh Thuận ngắn hơn so với châu Âu
II.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Trang 19Cây nho là một loại cây trồng truyền thống của người dân nơi đây, họ đã gắn bó lâu đối
với loại cây trông này nên có nhiều kinh nghiệm đảm bảo cho cây nho phát triển tốt,
nguồn nhân lực dồi dào
Cây nho được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh nên rất được sự qua tâm đầu tư từ
các cơ quan ban nghành, hỗ trợ về khoa học và giống phân bón, thuốc trị bệnh
Ngoài ra nho còn góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp làm rượu cũng như là
góp phàn phát triển nghành du lịch
Cơ sở hạ tầng ngày càng nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động kinh tế xã
hội trên địa bàn tỉnh Nguồn tài chính tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trong việc
vay vốn
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NHO NINH THUẬN
III.1 Thực trạng sản xuất Nho Ninh Thuận
- Giống nho: Nho là lọai cây trái duợc du nhập từ các nuớc trên thế giới vào Việt
Nam từ những năm 1960 Tỉnh Ninh Thuận là địa phương duy nhất có gần 200 giống nho
các loại (kể cả nho ăn tươi và nho rượu)
Giống nho đầu tiên được trồng là giống nho đỏ ăn tươi Red Cardinal Cho tới bây giờ,
đây vẫn là giống nho chủ lực do sản luợng tương đối cao (20 tấn/ha)
Ðến năm 2000, Ninh Thuận mở rộng thêm một số giống Nho mới như: Nho Xanh ăn tuoi
NH01-48, Nho Ðen Black Queen, Red Star, Palchong seedless, Muscat Alexandria.Trong
đó giống nho xanh NH01-48 là giống nho đang đuợc trồng với diện tích lớn do cho sản
luợng cao hơn giống Red Cardinal (khỏang 30 tấn/ha) Ngoài ra, các giống nho làm gốc
ghép như Couderc 1613, Ramsey cũng đang đuợc thử nghiệm trồng tại trung tâm giống
cây trồng Nha Hố, Ninh Thuận (Nguồn: sở NN & PTNT Ninh Thuận) Trung tâm giống
cây trồng có khỏang 162 giống nho, trong dó chỉ có 40 giống nho ruợu Sau đây là hai
giống nho an tuoi chính tại Ninh Thuận
Trang 20+ Giống nho đỏ (Red Cardinal): cây có sức sống trung bình tới cao.Chùm quả trung
bình, hình nón cụt hoặc nón dài, quả đóng chặt vừa phải Quả có màu đỏ sẫm, hình cầu
hoặc elip Kích thuớc quả nhỏ tới trung bình với 14-15brix.Ðây là giống nho chín sớm,
thời gian từ cắt cành tới chín 87-95 ngày Giống nho này chủ yếu trồng với mục đích ăn
tươi và mẫn cảm với nhiều loại nấm bệnh
Giống tồn tại trên 30 năm, từ khoảng truớc năm 2000 giống chiếm 100% diện tích,nhưng
hiện nay còn lại khoảng 80% , diện tích còn lại 20 % là các giống mới nhập
Giống nho này cho đến nay vẫn duợc trồng nhiều nhất còn một phần do thói quen tiêu thụ
của nguời dân về lọai nho này(màu dỏ) thích hợp cúng bái, thờ cúng trong những ngày
rằm, lễ (Nguồn indepth interview nông dân)
+ Giống nho NH 01 – 48 (White Malaga) giống này được nhập từ Thái Lan từ 1997 Cây
có sức sống trung bình.Thời gian từ cắt cành tới chín từ 115- 125 ngày.Lá có màu xanh
nhạt, nhẵn, ít lông.Chùm hoa dài, ít phân nhánh.Chùm quả trung bình tới lớn, có hình nón
dài, phần trên lớn hơn phần duới không nhiều, đóng quả rất chặt Khối luợng chùm quả
trung bình 300-350 g Quả hình ô van, số hạt/ quả ít, chỉ có 1-2 hạt, trung bình 1,6 hạt,
khi chín quả có màu xanh vàng, khối luợng quả 4,8-5,2 g.Vỏ quả dày, dễ tách ra khỏi thịt
quả Thịt quả chắc.Cuống quả gắn với tâm phôi khá chặt.Chất luợng quả tốt với 17-180
brix.Năng suất cao 12-15 tấn/ ha /vụ
Hiện nay giống này chiếm khoảng gần 20% diện tích và được xem là giống ăn tươi
cóchất luợng cao tại Ninh Thuận
Ngoài ra còn có một số giống nho mới như Blackqueen, NH 01-152,SYRAH, Alden… và
một số giống nho làm rượu khác
- Chất lượng nho: Có một thực tế rằng ở VN việc phân định nho an tòan và nho không
an tòan là một vấn đề đang được bắt đầu quan tâm gần đây, mặc dù từ năm 2001, TT đã
phối hợp với Sở KHCN Ninh Thuận thực hiện dự án sản xuất nho an toàn theo hướng sử
Trang 21dụng các loài phân bón hữu cơ sinh học, qua đó đưa vào một số loài nho mới để đa dạng
hoá chủng loại
Giống nho sạch đang được trồng tại Ninh Thuận là giống nho NH01 – 48 và được coi là
nho an toàn Qua nhiều năm triển khai, diện tích nho an toàn của nông dân đã tăng lên 40
ha (chiếm khỏang 2.5% tổng diện tích)
Cụ thể về các tiêu chí nho an tòan/không an tòan như sau:
- Dư lượng thuốc trừ sâu bệnh
- Dư lượng kim loại nặng
- Số lượng một số vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép của FAO và WHO đưa ra
- Độ ngọt, độ lớn, màu sắc trái đặc trưng của giống
Sau đây là kết quả phân tích của Phân viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ SauThu
Hoạch về hai giống nho tại Việt nam, so sánh với nho nhập khẩu:
Bảng : Phân Tích Chất lượng Nho VN và Nhập Khẩu
Loại nho L (c
s
TSS
%độ brix
Độ chua
Độ cứng
Tỷ sốTSS/TA
Chỉ sốcảmNho đỏ
Theo kết quả trên đây, nếu sản phẩm đạt đúng quy trình trồng trọt và thu họach, chất
lượng nho xanh NH-01-48 khá cao (cao hơn hẳn nho đỏ Cardinal) và không kém nho đỏ
của Úc
Tuy nhiên cả hai giống nho trong nước có độ Brix và độ cứng thấp hơn giống nho nhập
khẩu, tỷ số sản lượng của nho xanh VN vãn kém xa nho Úc xanh Ngòai ra, cả hai giống
nho trong nước cũng thua về chỉ số cảm quan và một số chỉ số khác
Trang 22Thực tế cho thấy chất lượng nho Ninh Thuận trong những năm gần đây có tăng lên đáng
kể nhờ các loại giống nho mới có khả năng kháng bệnh tốt hơn, ít hạt, độ ngọt, độ cứng
cũng tăng lên Tuy nhiên sản phẩm nho Ninh Thuận vẫn thua xa các nước về chỉ số cảm
quan, tỷ số sản lượng và một số chỉ số khác
Ngoài một số mô hình nho an toàn, chất lượng nho của người nông dân còn rất kém do
kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, thu hoạch không đúng độ thời
gian nên nho chua, độ cứng thấp Gần đây phân viện khoa học công nghệ miền Nam cho
ra đời nhiều chế phẩm sinh học đang được áp dụng cho mô hình nho an toàn có lợi rất
nhiều cho việc nâng cao chất lượng của sản phầm nho Ninh Thuận
- Thời vụ: Tuổi thọ bình quân của cây nho ở Việt Nam là từ 7- 10 năm Khoảng thời
gian từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên là khoảng 1,5 năm Một năm có 2 vụ rõ
rệt: vụ chính vào mùa khô (từ tháng 11 dến cuối tháng 4 dương lịch) ẩm độ không khí
thấp cây nho sinh truởng tốt và cho năng suất cao Ngược lại vụ mưa ẩm dộ cao làm cây
nho phát triển kém, sâu bệnh nhiều, hiệu quả sản xuất thấp (còn khỏang 20-30%) Tùy
theo lọai giống, trung bình 1 vụ trồng từ 3-4 tháng thu họach (lâu hơn đối với giống
xanh)
- Diện tích, quy mô, năng suất, sản lượng: Tiềm năng đất thích nghi đối với cây nho
trên toàn tỉnh rất lớn với trên 4.500 ha.Tuy nhiên, theo số liệu của ngành nông nghiệp,
thời điểm trước năm 1992, diện tích nho toàn tỉnh khoảng 500 ha, đến năm 1995 diện tích
tăng nhanh, đạt khoảng 2.300 ha, nhưng đến năm 2006 thì giảm còn 1.650 ha Đến cuối
năm 2008 diện tích giảm xuống 1.143ha và đến cuối năm 2010 diện tích nho của Ninh
Thuận chỉ còn 773ha hiện nay giảm xuống chỉ còn khoảng 700ha
Việc diện tích nho ngày càng giảm là do thời tiết thất thường, các loại sâu bệnh ngày
càng nhiều khiến người nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác Mặt khác, do
chạy theo lợi nhuận trước mắt người dân ép cho trái ra nhiều vụ/năm mà bỏ qua những
khuyến cáo của các ngành chức năng khiến cây nho bị suy kiệt nhanh chóng
Diện tích nho tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan Rang –
Tháp Chàm, với nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao, sản lượng ổn định
Trang 23Năng suất nho bình quân khoảng 10-15 tấn/ha, năng suất này có thể tăng lên đến 30
tấn/ha Tuy nhiên nếu đẩy sản lượng quả lên cao thì vòng đời cây nho sẽ giảm.năng suất
quả còn chịu ảnh hưởng của sâu bệnh, thời tiết và kỹ thuật canh tác Sản lượng nho hiện
nay đạt từ 7000- 10000 tấn/năm
- Các sản phẩm làm từ nho: ngoài diện tích nho ăn tươi nông dân Ninh Thuận còn
trồng nho làm rượu để chế biến rượu vang, tỉnh có các thương hiệu rượu vang nổi tiếng
như Ba Mọi, Viết Nghi Bên cạnh đó các sản phẩm như nước ép nho lên men, siro nho,
mứt nho cũng trở thành những đặc sản của tỉnh.Trong đó đã có những mô hình được
chuyển giao các công nghệ để sản xuất một cách có hiệu quả, áp dụng khoa học kỹ thuật
III.2 Thực trạng tiêu thụ nho Ninh Thuận
- Chứng thực và thương hiệu: Hiện nay, cây nho Ninh Thuận vẫn chưa có một tên
tuổi, thương hiệu nào đáng kể trên thương truờng.Ở Ninh Thuận nho xanh hiện nay chỉ
xây dựng được một vài thương hiệu, như Ba Mọi, Ninh Phú Các sản phẩm của nho Ba
Mọi có khỏang 60-70 % vào siêu thị và được dán nhãn, số còn lại không có nhãn hiệu,
được bán cho thương lái khác trong vùng (nguồn phỏng vấn sâu ông Ba Mọi)
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Ninh Thuận sản luợng nho được chứng
thực tiêu chuẩn chất lượng rất thấp, đạt khoảng < 1% Cả tỉnh chỉ có < 5 % sản luợng nho
được dán nhãn (chủ yếu khi bán cho các siêu thị)
- Tình hình tiêu thụ nội địa: Tỉ lệ % tiêu thụ nội địa hiện tại khoản 99% chủ yếu là
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Ðịnh, Ðà Nẵng, Nha Trang, và các tỉnh miền Tây
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 nơi tiêu thụ lớn nhất nước
- Tình hình xuất khẩu: Lượng nho xuất khẩu không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 1%,
chủ yếu theo tiểu ngạch sang Campuchia, Trung Quốc Nói chung qui mô xuất khẩu nho
Ninh Thuận còn rất nhỏ bé, và khó khăn, không đủ cung cấp cho thị trường nội địa
- Tình hình nhập khẩu: Hiện tại do lượng Nho trong nước cung cấp thấp hơn so với
nhu cầu nên việc nhập khẩu nho ngoại ngày càng tăng Nước xuất khẩu nho nhiều nhất
Trang 24qua Việt Nam là Úc (chiếm khoảng 60% sản lượng nho nhập khẩu vào nước ta), Mĩ
( khoảng 10%), tiếp đó là các nước như Chi Lê, Hong Kong, Trung Quốc, Iran, Malaisia,
Nhật, Thổ Nhĩ Kì, Peru, Singapore Các loại Nho nhập khẩu ngòai việc có xuất xứ rõ
ràng và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng, nhìn chung đều có kích cỡ đồng đều,
bao bì đẹp, đóng gói bằng thùng carton, có lót các lớp chịu va đập, rất thuận tiện cho việc
vận chuyển đường dài , bảo quản tốt bằng hệ thống lạnh của nhà nhập khẩu và nhà bán sỉ
(bình quân thời gian bảo quản từ 2 – 2,5 tháng)
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN
IV.1 Sơ đồ chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận:
Nhà Bán
Nhà xuất khẩu
Thương lái nhỏ
dùng
Trang 25Nhìn chung trong chuỗi giá trị trên ta thấy người nông dân trồng nho tại Ninh Thuận khá
thụ động trong khâu thu hoạch và tiêu thụ Gần 99% được nông dân thu hoạch và bán
thẳng cho thương lái Còn rất ít hộ (như ông Ba Mọi, Ninh Phú) họ tự thu hoạch và có
đầu mối tiêu thụ là các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh Người nông dân cũng không
chủ động bán lẻ được vì không có thị trường tiêu thụ ngay tại tỉnh Điều này cũng một
phần là do chưa có một thương hiệu chung cho Nho và người trồng Nho Ninh Thuận mà
chỉ có một số vựa trồng Nho lớn là có thương hiệu, ví dụ như Nho Ba Mọi
Tại Ninh Thuận mô hình Hợp Tác Xã cũng hoạt động yếu ớt và chưa đạt hiệu quả cao
Việc vận động người nông dân tham gia vào Hợp Tác Xã cũng rất khó khăn Do HTX
chưa chứng minh được lợi ích của họ cho người nông dân
Trong cả tỉnh chỉ có một vài thương lái lớn năng động tự tìm đường xuất khẩu qua
Campuchia, Trung Quốc hoặc bán cho các siêu thị lớn ở HCM, còn lại đa số là các
thương lái nhỏ, thu mua bán lại cho thương lái lớn hoặc bán cho người bán sỉ tại các
thành phố khác theo quen biết, hợp đồng miệng
Từ nông dân và thương lái, khỏang 1/3 sản lượng nho hàng năm, là nho ‘dạt’ (nho kém
chất lượng) được bán lại cho các cơ sở chế biến Rượu, Mật, Mứt với giá rất rẻ (nguồn
phỏng vấn ông Phạm Châu Hoành, sở Khoa Học Công Nghệ Ninh Thuận)
Trang 26Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết chuỗi giá trị này để có cái nhìn sâu sắc hơn
về từng khâu chính trong chuỗi, từ đó có biện pháp kịp thời và hiệu quả hơn cho nho
Ninh Thuận
IV.1.1 Nông dân
Như trên đã phân tích, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
trồng trọt Tuy nhiên cho đến thời điểm thu hoạch sản phẩm của họ cũng chịu nhiều thiệt
thòi về giá cả hoặc bị ép thu họach sớm Đổi ngược lại, họ luôn nhận được tiền mặt, và
khi hút hàng, họ có quyền bán cho thương lái nào trả cao (nguồn thảo luận nhóm nông
dân do Axis thực hiện)
Sơ đồ 10: Nông dân và các quan hệ trực tiếp
Theo Trung Tâm Khuyến Nông Ninh Thuận hiện nay có khoảng 15,000 hộ tham gia
trồng nho, đa số trồng với qui mô nhỏ, trung bình mỗi hộ trồng từ 2 đến 4 sào Một số ít
sở hữu từ 1 ha đến 3 ha Chủ hộ trồng nho thường là nam giới (90%) Việc sử dụng lao
động chủ yếu vẫn là lao động trong hộ gia đình (vợ chồng và con cái)
- Quy trình trồng Nho:
Nho là loại cây đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thời gian chăm sóc cũng khá dài và
phức tạp Sau khi chọn giống nho, người dân trồng nho thường chọn đúng thời điểm vào
các tháng 11, 12 và tháng 1, tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc
Quy trình trồng nho bao gồm rất nhiều công đọan, như sau:
• Chuẩn bị đất, mật độ thích hợp, làm cỏ, xới xáo, tưới và tiêu nước
• Cắm choái làm giàn
Nông dân
Thương lái nhỏ
Thương lái
Chế biến
Trang 27• Bón phân cho thời kì cây con
• Tạo cành cấp 1,2
• Tạo kiểu hầm nho
• Làm cò, xới hầm, phá hầm
• Cắt cành (vụ đông xuân: cắt tháng 11, 12; vụ Hè thu: cắt tháng 3,4)
• Phun thuốc rửa cành
- Thu hoạch: Khi thu họach một số hộ có diện tích lớn sử dụng thêm lao động tự do
trong mùa thu họach với mức lương khỏang 500-600 ngàn đồng/tháng/người/vụ Qui
trình sau thu hoạch từ người nông dân rất đơn giản: nếu bán mão, họ không làm gì cả
Còn khi bán theo phân lọai (một số rất ít như Ba Mọi, Cường v.v), thông thường theo con
đường sau:
Cắt Tỉa => phân loại => Đóng gói => Vận chuyển
Từ người nông dân, sản phẩm được thu mua chủ yếu bởi thương lái lớn, nhỏ Một
phần rất ít họ giữ lại để chế biến rượu, chủ yếu cho nhu cầu cá nhân
- Phương thức giao dịch: Hiện nay, người nông dân bán nho theo hai phương thức, như
sau:
• Bán "mão", nghĩa là bán cho thương lái toàn bộ sản phẩm trong vườn tính trên
từng vườn với một giá ấn định Kiểu này chiếm đa số ( khoảng 90 – 95 %) Sau khi tự
ước tính sản lượng, chất lượng, phần lớn thương lái bao luôn cả giàn nho Có những quan
hệ tốt, thương lái đưa trước 1 ít tiền cọc, khi thu họach thì trả hết
•Cách thứ hai là bán theo ‘phân loại’ tức là nông dân phân lọai nho trước rồi bán
theo kg cho thương lái để đưa về các chợ đầu mối Kiểu này chiếm số ít (Khoảng 5 - 10
Trang 28%) Người ta gọi hình thức này là ‘mua theo Kg’ Giá mua tùy vào chất lượng được phân
loại (Nguồn phỏng vấn sâu Bác Ba Mọi)
Theo cuộc phỏng vấn thì hiện nay Tuỳ thời vụ và loại giống, bình quân nho đỏ là
25.000đ/kg và nho xanh là 40.000đ/kg
Trong hai phương thức này ‘bán Mão’ được dùng nhiều hơn do người nông dân không
phải lo lắng đến công thu hoạch, hoặc hao hụt Ngòai ra, người nông dân được nhận tiền
ngay, được bao thầu, được đặt trước tiền, dễ dàng trong thanh tóan
Tuy nhiên với cách thu mua này người nông dân thường bị thương lái ép giá, nên thường
hay dẫn đến việc cắt nho sớm trước thời gian chín, khiến chất lượng nho không đảm bảo
Đặc biệt đối với người dân trồng nho an toàn cũng chịu không ít thiệt thòi do chất lượng
loại nho an toàn cao hơn, sản xuất vất vả hơn, chi tốn nhiều hơn nho thường, vậy mà họ
vẫn đôi khi phải bán mão với giá như nho thường
Hiện nay tại Ninh Thuận cũng có một hợp tác xã thu mua nho Tuy nhiên, Hợp tác xã
thường đòi hỏi nho phải được để lâu hơn để đạt đủ độ Brix vì vậy người nông dân thường
sợ hao hụt, sợ mất giá, nên họ vẫn giữ hai quan hệ, nếu bán cho thương lái giá cao hơn thì
họ vẫn bỏ HTX Điều này chứng tỏ người nông dân chưa có ý thức cao, chưa có cái nhìn
dài hạn về kinh doanh thông qua HTX Ngoài ra,phía HTX cũng chưa có một sự hợp tác
chặt chẽ, và ổn định giá cũng như đầu ra cho sản phẩm
- Thanh toán và hợp đồng: Thông thường khi bán người nông dân được trả tiền ngay
Như đã nói ở trên thương lái đặt trước tiền cho nông dân để được thu mua cả giàn khi vào
mùa thu hoạch Tuy nhiên, khi thương lái thu mua của nông dân không có hợp đổng, chỉ
bán tại vườn và lấy tiền ngay Và cho đến hiện nay giao dịch giữa người nông dân và
thương lái thường bằng miệng chứ chưa có một hình thức hợp đồng chính thức nào
( Nguồn phỏng vấn Bác Ba Mọi)
- Chi phí và lợi nhuận: Qua kết quả khảo sát của phân viện cơ điện Nông nghiệp và
Công nghệ sau thu hoạch Hồ Chí Minh (tháng 8/2004) nếu tính chi phí đầu tư với đơn giá
ngày công lao động của các trang trại là như nhau, đồng thời tính đủ công chăm sóc, thu
hoạch, thì chi phí đầu tư cho một ha nho xanh là 48 triệu đồng/ha, nho đỏ 36 triệu
đồng/ha
Trang 29Nếu tính giá thu mua của nho là 7,000/kg (nho đỏ cardinal) thì mỗi hecta nho trồng vào
mùa có thể cho giá trị 180- 200 triệu.Tuy vậy, vì giá cả bán ra không ổn định nên rất khó
tính lợi nhuận chung của nông dân nên ở đây chúng tôi chỉ nêu ra lợi nhuận bình quân
Nông dân trồng nho Ninh Thuận cho biết với loại nho đỏ thường cho lãi từ 60 – 100
triệu/ 1 ha/1 vụ) Giống nho xanh NH01 – 48 cho lãi từ 100 – 150 triệu/ 1 ha/ vụ
Tuy nhiên, qua khảo sát mới đây nhất tháng (12/ 2011) và qua cuộc phỏng vấn sâu với
Bác Ba Mọi thì chi phí và lợi nhuận của việc trồng Nho của người dân Ninh Thuận đã
tăng lên rất nhiều.Cụ thể là tùy thuộc vào thời vụ và giống Nho bình quân thì chi phí cho
nho đỏ là 75.000.000đ/ha và chi phí cho nho xanh là 90.000.000đ/ha Cũng tùy vào thời
vụ và giống nho thì lợi nhuận bình quân mà người nông dân thu được là 150.000.000đ/ha
nho đỏ và 250.000.000đ/ha nho xanh
Tóm lại, nguồn lãi suất từ nho cho người nông dân Ninh Thuận thực sự không nhỏ, nếu
biết đảm bảo kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và cắt đúng thời gian thu họach trái Tuy nhiên
vì nho là cây khó trồng, rất dễ mất mùa, phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, đặc biệt nho
xanh rất dễ bị bệnh khó chữa, thời gian trồng lại kéo dài nên trồng nho vẫn gặp nhiều rủi
ro Ngoài ra, người nông dân trồng nho Ninh Thuận cũng còn thiếu thốn nhiều thứ nhất là
thông tin và thiếu sự nhạy bén và ý thức tập thể
Từ thực trạng trên cho thấy, việc trồng Nho của người dân Ninh Thuận còn gặp rất nhiều
khó khăn và đang còn nhiều bất cập Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi chỉ đưa ra những khó
khăn chung và những hướng khắc phục quan trọng nhất góp phần giúp việc trồng nho
Ninh Thuận được tốt hơn
Trang 30Thời tiết
- Mùa hè có khi 80-90% hoa nở không
được, trái bị hư, rụng, bị sáp bông nhất là
Kỹ thuật trồng trọt (kiến thức)
Chưa theo một qui trình chuyên nghiệp,
đúng và nghiêm khắc (Trồng, chăm sóc
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa nắm
vững sự phát triển cũng như biện pháp
- Mô hình của ông Ba Mọi khá tốt tuy
nhiên ít người quan tâm
- Cần có sự hợp tác giữa Nông dân/HTX với các Trung tâm khuyến nông, Trung tâm chuyển giao tiến bộ kĩ thuật nông nghiệp,
và các ban ngành liên quan trong việc khuyến khích và giúp đỡ nông dân trồng nho theo hướng hữu cơ sinh học vừa cải tạo đất tơi xốp, vừa giúp cây nho phát triển tốt hơn, giảm được nấm và sâu bệnh có hại
- Bên cạnh đó việc bao trái cũng cần thiết phát huy, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất nho, ngăn chặn côn trùng xâm nhập gây hư hại trái
Ý thức người nông dân
- Đây là vấn đề khó khăn nhất do người
nông dân không ý thức được vấn đề trồng
nho an toàn, vẫn tiếp tục sử dụng nhiều loại
thuốc hóa học, bơm xịt không có liều
lượng, ảnh hưởng đến chất lượng quả nho,
tăng nguy cơ gây hại môi trường và sức
khỏe
- Cần có biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc tăng mô hình HTX, canh tác theo hướng an toàn để làm thay đổi tập quán của người trồng
- Nên có tổ chức uy tín giúp xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng nho một cách nghiêm ngặt, có sự ưu đãi rõ ràng đối với HTX
- Hỗ trợ, kiểm tra và quản lí chặt chẽ chất lượng từ khâu trồng trọt, đặc biệt kiểm tra
dư lượng thuốc trừ sâu cũng như các chất
có hại đến sức khỏe người tiêu dùng một cách nghiêm khắc, có thưởng phạt rõ ràng.Công nghệ bảo quản, chế biến - Các tổ chức trong và ngoài nước nên hỗ
Trang 31Thông thường, thương lái thu mua nho từ người nông dân, hoặc các thương lái nhỏ Hiện
tại Ninh Thuận có khoảng 60 – 70 thương lái thu gom nho quanh năm, trong đó có
khoảng 6 thương lái lớn chuyên bán cho các nhà bán sỉ lớn tại các tỉnh xa trong cả nước
và xuất khẩu Cá biệt có một số ít các thương lái tự thu mua và vận chuyển hàng hóa đến
thẳng các chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố khác không thông quan việc gửi hàng qua
xe tải
Thương lái cũng bán một phần nhỏ sản lượng (nho loại 2) cho người bán lẻ tại địa
phương Lượng nho kém chất lượng (nho dạt, tỉa bỏ lọai 3) được thương lái bán lại cho
các cơ sở chế biến để làm rượu, mật v.v Một thương lái trung bình, năng suất tiêu thụ vào
mùa thuận có thể khoảng 1 tấn/ 1 ngày
Nhìn chung thương lái tại Ninh Thuận có qui mô nhỏ, đa số họ đều sử dụng sức lao động
trong gia đình cơ sở vật chất kém, không bảo đảm vệ sinh Rất ít thương lái có đủ điều
kiện và thực hiện đầy đủ qui trình sau thu hoạch một cách bài bản, đảm bảo chất lượng an
toàn cho nho
- Quá trình thu hoạch của thương lái:
Thương lái nhỏ hơn
Nhà xuất khẩu
Nhà bán sỉ
Nhà chế biến
Bảo quản
Trang 32• Cắt trái: Ở đây thương lái đảm nhiệm việc cắt trái khi thu hoạch Họ thuê nhân
công làm theo vụ hoặc theo ngày Thời gian nho được cắt thường là từ 6 – 10 giờ sáng
Do trái nho không có quá trình chín tiếp sau khi cắt, nên nếu cắt sớm nho tuy cứng trái ,
nhưng không đủ độ ngọt Ngược lại, khi nho đủ chín, thì sau khi hái trong vận chuyển dễ
bị nhũn, dập, hao hụt cao hơn, bảo quản khó hơn
Hiện nay việc cắt nho vẫn sử dụng phương pháp thủ công (dùng kéo cắt cuống, chùm)
Kĩ thuật cắt nho cũng ảnh hưởng đến chất lượng chùm quả
• Sơ chế: Công việc này có thể được làm tại vườn 1 lần Sau đó, khi nho được vận
chuyển đến điểm sơ chế chính thức, nho sẽ được sơ chế lại một lần nữa Do nho phải
được vận chuyển để bán ngay trong ngày nên công việc sơ chế diễn ra nhanh chóng, đại
khái Hầu như các điểm sơ chế nho Ninh Thuận đều hết sức thô sơ, nghèo nàn và tùy
tiện nên không đảm bảo vệ sinh
Thông thường thương lái chỉ tỉa bỏ bớt phần trái hư, sâu bệnh Chỉ khi trồng nho an toàn
thì việc sơ chế sau thu hoạch được làm kĩ lưỡng hơn, như sau:
Rửa bằng nước anolyte
Làm khô
Để khô tự
công
Trang 33với máy rửa cơ học do Viện nghiên cứu trái cây miền nam (Sofri) và Phân viện cơ điện
nông nghiệp và công nghệ sau thu họach cung cấp (nguồn phỏng vấn sâu nông dân Ba
Mọi)
• Đóng gói và dán nhãn: Sau khi khô ráo, nho được đóng gói ngay Trước đây
dụng cụ dùng để đóng gói rất đơn giản, đó là những giỏ cần xé lớn 1 tạ (hình, phụ lục)
Tuy nhiên hiện nay các bao bì dùng đóng gói khá đa dạng, tùy theo yêu cầu của các
khách hàng khác nhau mà mẫu mã bao bì cũng khác nhau, như sau:
Loại bao bì Trọng lượng Chất liệu Mức độ sử dụng Gía ( VNĐ/đvị)
Giỏ nhỏ 10kg Tre, nứa Sử dụng 1 lần 2,000 – 3,000
Thông thường chỉ có các thị trường tiêu dùng chất lượng cao như Hà Nội, Hồ Chí Minh
hoặc xuất khẩu mới được thương lái đóng gói cẩn thận (bằng thùng giấy, đậy kín, đục lỗ
v.v) Còn lại nho được đóng vào các cần xé to hoặc các giỏ cây dùng để vận chuyển đi
các thành phố khác phía Nam hoặc miền Trung (Nha Trang, Đà Nẵng)
Về dán nhãn: như đã trình bày ở trên nho Ninh Thuận hầu như chưa được quan tâm về
nhãn mác, trừ nho Ba Mọi đã có dán nhãn khi vào siêu thị (60-70% tổng sản lượng nho
của ông) Tuy nhiên nếu tính trên tổng sản lượng nho của Ninh Thuận thì con số này quá
nhỏ bé : < 5% (Nguồn: sở NN & PTNT)
- Vận chuyển: Khi vận chuyển từ vườn đến vựa nông dân và thương lái thường sử dụng
các phương tiện như xe máy, xe ba gác Nho sau khi sơ chế, đóng gói được thương lái sử
dụng xe máy chở đến điểm tập kết bằng xe tải hoặc, tàu lửa để đi các nơi
Việc hao hụt trong khâu vận chuyển trong quá trình vận chuyển là không tránh khỏi Tuy
nhiên, tài xế thường phải chịu trách nhiệm về sự dập nát hoặc những hư hỏng xảy ra do
vận chuyển trên đường, còn thương lái chịu ‘mất mát’ bằng kg khi cân mỗi đơn vị dôi ra
khi chất hàng lên xe (khỏang 5%) => đây chính là hao hụt mà thương lái phải chịu Một
số các thương lái tự vận chuyển hàng đến điểm bán sỉ tỉnh khác do tự vận chuyển nên để
giảm thiểu hao hụt, họ thường đóng gói cẩn thận hơn (hộp xốp) để giảm thiểu hao hụt
Trang 34trong vận chuyển Theo họ mức hao hụt khỏang < 5% (tùy theo khoảng cách vận
chuyển)
Ngoài ra, thương lái cũng là người phải chịu phí vận chuyển đến điểm sỉ, lại không có sự
ràng buộc nào về pháp lí với đầu sỉ nên thương lái chịu rất nhiều rủi ro về việc thanh toán
sau khi hàng đi
Khi vận chuyển đến các thị trường xa như Hà Nội, Hải Phòng,Nam Định thương lái phải
chịu mức phí vận chuyển cao hơn nên giá thành sản phẩm cũng được tính cao hơn khi đi
các nơi khác
•Bảo quản: Do đặc trưng của nho mau hư, khó bảo quản nên hầu hết các thương lái
không tồn trữ nho qua ngày Nếu còn dư thì hoặc họ bán lại cho các nhà chế biến làm
rượu, mật, hoặc họ tự nấu rượu để dùng dần
Trong trường hợp ‘phải’ để nho qua ngày, thương lái thường sử dụng lưu huỳnh Một số
thương lái ứng dụng phương pháp hiện đại: ngâm nho vào dung dịch anolyte nhưng chưa
thực sự đại trà do giá còn cao (nguồn phỏng vấn sâu nông dân Ba Mọi)
Toàn tỉnh hiện chỉ có một hệ thống trữ lạnh được đặt tại sở khoa học công nghệ Ninh
Thuận, tuy nhiên vẫn chưa đi vào hoạt động Ngay cả vận chuyển cũng chỉ trong điều
kiện bình thường (Nguồn: phỏng vấn sâu nông dân Ba Mọi)
Tóm lại, so với thương lái Thanh long Bình Thuận, thương lái nho Ninh Thuận gặp
nhiểu rủi ro hơn do bản thân sản phẩm nho ‘kén’ thời gian thu hoạch, phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, không chín tiếp sau khi cắt, lại khó bảo quản, dễ dập nát khi vận chuyển
Ngoài ra, hao hụt thương lái phải chịu cũng khá lớn (từ 5-20%), có khi lên tới 40-50%
nếu cắt vào lúc mưa Thương lái địa phương còn phải đưa hàng trước, nhận tiền sau,
không có cơ sở bảo đảm tính an tòan trong kinh doanh, khiến cho thương lái gặp nhiều
khó khăn
Nhìn chung thì cũng như người nông dân trồng Nho thì thương lái mua nho cũng gặp rất
nhiều khó khăn khác ví dụ như là khâu bảo quản, đóng gói hay là khâu vận chuyển Bởi
vì sau khi đã thu mua của người nông dân thì họ phải chịu trách nhiệm về khâu vận
chuyển Mà quá trình vận chuyển lại đem lại nhiều rủi ro rất lớn cho thương lái Từ đó
chúng tôi đưa ra những khó khăn chung và hướng khắc phục cho Thương lái như sau: