1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

25 2,7K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 161 KB

Nội dung

Các văn bản pháp luật cơ bản về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng: Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Quốc hội và Ngânhàng nhà nước Việt Nam

Trang 1

ĐỀ 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ

CHỨC TÍN DỤNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Mục lục:

1 Khái quát về hoạt động của tổ chức tín dụng: 1

2 Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 22.1 Các văn bản pháp luật cơ bản về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng 22.2 Nội dung các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của các

tổ chức tín dụng 32.3 Quy định về hoạt động chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các tổ chức tín dụng 82.4 Quy định về dự trữ bắt buộc 8

3 Một số đánh giá và kiến nghị các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng 103.1 Một số đánh giá 103.2 Kiến nghị về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 14

Trang 2

Mở đầu:

Tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo an toàn trong kinh doanh là những mục tiêu hàng đầucủa mọi doanh nghiệp, trong đó có tổ chức tín dụng Do đặc thù và tính “nhạy cảm” trong kinhdoanh, hệ thống các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, song luôntiềm ẩn rủi ro cao và khi rủi ro phát sinh sẽ tác động sâu sắc tới mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội

Vì vậy việc đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng Thờigian vừa qua, pháp luật ngân hàng nước ta đã có những thay đổi tích cực khi liên tục ban hành nhữngquy định mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng trong đó có pháp luật về đảm bảo an toàncủa các tổ chức tín dụng Qua một thời gian thi hành, các quy định này đã có những tác động khá mạnh

mẽ đến hệ thống ngân hàng trong nước, song nó cũng bộc lộ những điểm bất cập cần khắc phục

1 Khái quát về hoạt động của tổ chức tín dụng:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động

ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổchức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số

các nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

a Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi

không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳphiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủtiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận

b Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc

cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụcho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và cácnghiệp vụ cấp tín dụng khác

c Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh

toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu,

Trang 3

thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông quatài khoản của khách hàng.

2 Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng:

2.1 Các văn bản pháp luật cơ bản về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng:

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Quốc hội và Ngânhàng nhà nước Việt Nam đã ban hành một số những văn bản pháp luật để điều chỉnhhoạt động của các tổ chức tín dụng Trong đó quan trọng nhất phải kể đến Luật các tổchức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định rõ về các hoạt động mà tổ chức tín dụng đượcphép thực hiện cũng như đưa ra những hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động củacác tổ chức tín dụng tại chương VI của Luật này với các quy định về đối tượng cấm cấptín dụng; hạn chế cấp tín dụng; giới hạn cấp tín dụng; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ

lệ bảo đảm an toàn; dự phòng rủi ro; kinh doanh bất động sản; yêu cầu đảm bảo an toàntrong hoạt động ngân hàng điện tử; quyền nghĩa vụ của công ty kiểm soát …

Sau đó là Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (sau đây gọi tắt là Thông tư 13) quy định

về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) được Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành ngày 20/5/2010, có hiệu lực từ ngày01/10/2010 Thông tư 13 gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ

an toàn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm: (1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tốithiểu (CAR); (2) hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đếnchứng khoán và kinh doanh bất động sản; (3) Tăng cường quy định về đảm bảo khảnăng thanh khoản của các TCTD Sau khi cân nhắc các ý kiến liên quan đến qui định tạiThông tư 13, ngày 27/9/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN vềsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13

Liên quan đến các Thông tư này, ngày 30/8/2011, Thống đốc NHNN đã ký ban hànhThông tư số 22/2011/TT-NHNN Theo đó, NHNN chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng

từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư

19 Bên cạnh đó, Thông tư số 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản cóbằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Về cơ bản, Thông tư 13 và các thông tư sửa đổi có liên quan đã làm rõ hơn hạn chế

về “tỷ lệ bảo đảm an toàn” được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng Bên cạnh đó làmột số các chỉ thị, thông tư được Ngân hàng nhà nước ban hành để điều chỉnh về vấn đề

Trang 4

này Về cơ bản các quy định này được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một bước

chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam Mặt khác,quá trình thực hiện các quy định trên đã có sự phản hồi từ nhiều phía xuất phát từ nhữngbất cập

2.2 Nội dung các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng:

2.2.1 Hạn chế về khách hàng cấp tín dụng :

Thông tư 13 yêu cầu các tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phảixây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và “nhóm kháchhàng liên quan” và các giới hạn tín dụng áp dụng cho từng loại đối tượng này

“Nhóm khách hàng có liên quan” là một khái niệm đã được quy định tại quyết định số457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quyđịnh về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tới Thông tư

13 thì quy định này có một số điểm thay đổi Đây là một khái niệm rất rộng và tiêu chíchung để xác định “nhóm khách hàng có liên quan” được xác lập trên cơ sở quan hệ sởhữu (ví dụ, một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% hoặc một khách hàng phápnhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác), quan hệquản trị, điều hành (ví dụ, một khách hàng cá nhân giữ chức danh chủ tịch hội đồng quảntrị, tổng giám đốc trong một khách hàng pháp nhân khác), hoặc quan hệ thành viên (ví

dụ, một công ty hợp danh và thành viên hợp danh của công ty đó cùng là khách hàng củamột ngân hàng) giữa hai hay nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng Chắc chắn là các tổ chức tín dụng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ giớihạn tín dụng áp dụng cho nhóm khách hàng có liên quan Các ngân hàng sẽ phải cậpnhật các thông tin liên quan đến không chỉ khách hàng mà cả các khách hàng "có liênquan” của khách hàng đó và bổ sung các thông tin này khi có thay đổi; với lượng kháchhàng ngày càng lớn thì các hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng trong toàn hệ thống ngânhàng hiện nay chưa sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu này Ngoài ra, việc quản lý thông tingiữa các chi nhánh khác nhau nằm trong cùng một ngân hàng cũng không hề đơn giảnđặc biệt khi không phải ngân hàng nào cũng có một hệ thống mạng máy tính được kết nốihoàn chỉnh trên phạm vi toàn quốc

Các giới hạn về tín dụng áp dụng đối với khách hàng có thể tóm tắt như sau (Điều

Trang 5

126, 127, 128 Luật các tổ chức tín dụng 2010; Điều 8 Mục 2 Thông tư 13):

Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25%vốn tự có Như vậy, nếu một ngân hàng đã cấp khoản vay cho một khách hàng đạt mứctối đa 15% vốn tự có thì ngân hàng đó chỉ có thể cấp bảo lãnh cho cùng khách hàng tối đa10% vốn tự có (xin lưu ý là theo quy định chung về bảo lãnh ngân hàng thì tổng số dưbảo lãnh cho một khách hàng có thể đạt tối đa 15% vốn tự có)

Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượtquá 50% vốn tự có

Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan khôngđược vượt quá 60% vốn tự có

Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30%vốn tự có của công ty cho thuê tài chính

Tổng mức cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan khôngđược vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính

Đối với hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài,các mức giới hạn tương tự cũng được áp dụng nhưng căn cứ trên vốn tự có của ngânhàng “mẹ” nước ngoài chứ không phải trên mức vốn tự có hoặc vốn điều lệ của chinhánh tại Việt Nam

2.2.2 Tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Tỷ lệ đảm bảo an toàn được quy định tại Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và được

cụ thể hóa tại Thông tư 13

Theo Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng:

“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm

an toàn sau đây:

a) Tỷ lệ khả năng chi trả;

Trang 6

b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

d) Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

đ) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;

e) Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn.”

Toàn bộ các nội dung này được cụ thể hóa tại chương II của Thông tư 13 Có thểnói, mục đích hướng tới của quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổchức tín dụng là nhằm (1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và (2) đảm bảo khả năngthanh khoản của các tổ chức tín dụng Điều này được thể hiện rõ qua các quy định:

- Quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (Mục 1 Thông tư 13):

Kế thừa quyết định 457, Thông tư 13 đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ và cụthể về “vốn tự có” của các tổ chức tín dụng Theo quy định của Luật Các Tổ Chức TínDụng, vốn tự có được định nghĩa bao gồm “giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dựtrữ, một số tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân Hàng NhàNước,” và vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt độngngân hàng Thông tư 13 cho phép các tổ chức tín dụng được phép xác định vốn tự cócủa mình theo hai cấp, trong đó về cơ bản vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dựtrữ và vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài của tổchức tín dụng Vốn cấp 1 về cơ bản gồm (i) vốn điều lệ, (ii) lợi nhuận không chia và(iii) các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng nhưquỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển Vốncấp 2 về cơ bản bao gồm (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tíndụng (bao gồm 50% giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêmđối với tài sản tài chính), (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồmtrái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii)quỹ dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro).Tuy nhiên, Thông tư 13 đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2 Ngoài một số điều kiệnkhác, tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng giá trị tráiphiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và các công cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn cấp 1

Trang 7

Việc xác định vốn tự có theo hai cấp theo Thông tư 13 sẽ cho phép các ngân hàngthương mại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn

dĩ trước đây phần lớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1 Do vậy nay các tổ chức tíndụng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn tính trên cơ sở vốn tự có.Các tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn tự có của mình (i) toàn bộ phần giá trị giảm đicủa các tài sản cố định hay chứng khoán đầu tư do định giá lại, (ii) tổng số vốn góphoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác, (iii) phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phầncủa quỹ đầu tư, doanh nghiệp vượt mức 15% vốn tự có, và (iv) lỗ kinh doanh kể cả cáckhoản lỗ lũy kế

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Vốn tự có hợp nhất

Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhấtTrong đó:

+ Vốn tự có được xác định bằng tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản phảitrừ quy định tại Khoản 4 Điều 6 Mục 2 Thông tư 13

+ Tổng Tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều 6 Mục 2 Thông tư 13

Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng (bao gồm, ngoài những mụckhác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) và tài sản “Có”ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục khác, cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng vàchấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo hệ số rủi ro Dựa trên mức độ rủi ro, các hệ

số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng gồm 5 nhóm là 250%; 100%, 50%, 20% và 0% Tuynhiên, đối với tài sản “Có” ngoại bảng thì phụ thuộc vào mức độ rủi ro tương đối so vớiviệc cấp tín dụng trực tiếp, giá trị của tài sản này trước tiên phải được chuyển đổi từ giátrị ngoại bảng sang nội bảng theo các hệ số chuyển đổi 250%; 100%, 50%, 20% và 0%trước khi nhân với các hệ số rủi ro

- Tỷ lệ về khả năng chi trả: Mục 3 chương II Thông tư 13 đưa ra những quy

định rất cụ thể về quản lý, theo dõi, xử lý các tỷ lệ khả năng chi trả Theo đó: Cuối mỗi

Trang 8

ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khảnăng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

1 Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợphải trả;

2 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngàytiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếptheo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng

đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la

Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày)

- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

Theo Thông tư 13 Các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 80% nguồn vốnngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Đối với các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ này là85% Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn bao gồm tiền gửi(không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân (không kỳhạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), và nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giángắn hạn Tuy nhiên, tại Thông tư 22 ban hành ngày 30/8, Ngân hàng Nhà nước bỏ luôn quy định này Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng bỏ những quy định về nguồnvốn huy động tại Mục 5 của Thông tư 13 và Thông tư 19 như: tiền gửi của cá nhân dướicác hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn của tổ chứcbao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nướcngoài; 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng); tiền vaycủa tổ chức trong nước, tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn 3 tháng trở lên vàtiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài Cuối cùng là vốn huy động từ tổ chức, cánhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá

- Giới hạn góp vốn, mua cổ phần

Tổ chức tín dụng được sử dụng tối đa 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình đểđầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tư dự án và vào các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh hoặc mua cổ phần Mức đầu tư vào mộtkhoản đầu tư thương mại như vậy không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh

Trang 9

nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư và trong tất cả công ty trực thuộc tối

đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng Các trường hợp đầu

tư vượt mức quy định nêu trên phải được NHNN chấp thuận Một điểm không rõ theoThông tư 13 là liệu việc các tổ chức tín dụng đang ủy thác tiền gửi của mình ở nướcngoài theo các dịch vụ quản lý tài sản để đầu tư vào các loại chứng khoán ở nước ngoài

có chịu sự điều chỉnh của các giới hạn đầu tư nêu trên hay không Ví dụ một ngân hàng

A trong nước ủy thác 10 triệu Đô La Mỹ cho một tổ chức đầu tư ở nước ngoài để đầu tưvào một số loại cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán đầu tư khác ở nước đó theo chỉ thịcủa ngân hàng A, khi đó không rõ khoản đầu tư 10 triệu Đô La Mỹ của ngân hàng A cóchịu các giới hạn góp vốn, mua cổ phần trên đây hay không Có lẽ NHNN sẽ cần hướngdẫn thêm về vấn đề này

Những quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn này sẽ bảo đảm cho mức vốn của các tổchức tín dụng phải luôn giữ một mức ổn định nhất định để thực hiện các hoạt động ngânhàng qua đó bảo đảm khả năng thanh khoản cho các tổ chức này

2.3 Quy định về hoạt động chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các tổ chức tín dụng:

Các quy định pháp luật hiện nay đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạtđộng kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các tổ chức tín dụng, nhằm táchbiệt rõ hoạt động của một ngân hàng đơn năng và đa năng, đồng thời hạn chế việc các tổ chức tíndụng tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro cao trong khi khả năng quản trị rủi ro củanhiều TCTD Việt Nam đang ở mức thấp Theo đó, thì các tổ chức tín dụng không được phép kinhdoanh bất động sản trừ một số trường hợp luật định (Điều 133 Luật các tổ chức tín dụng), việc kinhdoanh chứng khoán cũng rất hạn chế , khi mà Tài sản “Có” gồm: Các khoản cho vay để đầu

tư chứng khoán; Các khoản cho vay các công ty chứng khoán; Các khoản cho vay nhằmmục đích kinh doanh bất động sản có hệ số rủi ro bằng 250%

2.4 Quy định về dự trữ bắt buộc:

Quy định về dự trữ bắt buộc là quy định của ngân hàng Trung ương dùng để điềuchỉnh chính sách tiền tệ thông qua việc dùng nó như là một công cụ để hạn chế bớtlượng tiền lưu thông Ngoài ra đó cũng là công cụ để NHNN thực hiện vai trò chủ đạocủa mình trong hệ thống ngân hàng và đảm bảo an toàn cho hệ thống đó Đồng thời, lậpquỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả

Trang 10

năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển đượchoạt động kinh doanh trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Theo đó, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi rotrong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khoản dựphòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động; Việc phân loại tài sản có, mứctrích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotrong hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;Trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được vốn

đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng)

2.5 Tham gia bảo hiểm tiền gửi Việt nam

Quy định về bảo hiểm tiền gửi là một quy định rất tiến bộ, nó bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người gửi tiền, đồng thời góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chứctín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của các hoạt động ngân hàng Hiệnnay theo quy định pháp luật, Các TCTD và tổ chức không phải TCTD được phép thựchiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng ( gọi là tổchức tham gia bảo hiểm tiền gửi) hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam có nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của cá nhân đều phải tham giabảo hiểm tiền gửi bắt buộc

Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chitrả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi ViệtNam có thể hỗ trợ thông qua các hình thức: cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảohiểm; bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm;mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản đảm bảo

Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có vănbản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó bị mất khả năng thanh toán, Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam sẽ tiến hành việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền Mức tiền tối đa màmột người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam trả theo quy định của Chính phủ (tại Nghị định số 109/2005/NĐ-CP, ngày24/8/2005) là 50 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi

Trang 11

3 Một số đánh giá và kiến nghị các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng :

sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của cáchoạt động ngân hàng Mặt khác, xét toàn diện thì các thiết chế để bảo đảm an toàn hệthống các TCTD cũng có ý nghĩa nhất định trong việc bảo đảm quyền lợi của người gửitiền Đây thực sự là một thành tựu quan trọng của ngành Ngân hàng trong gần 20 nămđổi mới Việc hình thành được các thiết chế nêu trên ở nước ta, vừa là kết quả của việctổng kết sâu sắc thực tiễn quá trình phát triển nhiều năm của hoạt động ngân hàng trongnước, vừa là kế thừa một cách tích cực kinh nghiệm tổ chức, quản lý hoạt động ngânhàng của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế Trong đó, một số thiết chế đến nay

đã đang tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế mà có thể nói tới Thông tư 13 và các Thông

tư sửa đổi có liên quan

Thứ nhất, quy định về giới hạn về khách hàng được cấp tín dụng (đối tượng cấp tín

dụng, tỷ lệ số vốn được cấp cho nhóm khách hàng liên quan…) đã được quy định khá

cụ thể và góp phần hạn chế sự ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của tổ chức tín dụngqua đó bảo đảm được hoạt động bình thường của các tổ chức này

Thứ hai, pháp luật ngân hàng đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động

kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM, nhằm tách biệt rõ hoạtđộng của một ngân hàng đơn năng và đa năng, đồng thời hạn chế việc các ngân hàng tham gia vàocác hoạt động mang tính rủi ro cao trong khi khả năng quản trị rủi ro của nhiều TCTD Việt Namđang ở mức thấp

Thứ ba, về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Điều 4 của Thông tư 13 nêu rõ, nâng tỷ lệ an toàn

vốn từ 8% lên 9% cùng với quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/N

-CP (3.000 tỷ đồng) là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các ngânhàng

Trang 12

Cũng theo Điều 4 Thông tư 13, các TCTD phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theoquy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, phảiđồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD vàcông ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất)

Đây là qui định mới so với các văn bản trước đây, trong khi ngày càng nhiều cácNHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thì việc điều chỉnh này là hoàntoàn phù hợp với xu hướng phát triển và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel

Thứ tư, trong khoảng thời gian từ năm 2008 trở lại đây, tình hình thanh

khoản của các TCTD có nhiều bất cấp do khả năng quản lý thanh khoản của các TCTD cònkém cũng như do sự biến động bất lợi của nền kinh tế, Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư 13

đã đưa ra một số quy định được nhận định là mới và sát với quy định của các nước trên thếgiới, nhằm tăng cường khả năng thanh khoản và quản lý khả năng thanh khoản của từng TCTDnói riêng và cả hệ thống nói chung

3.1.2 Một số điểm bất cập:

Thứ nhất, việc đáp ứng được tỷ lệ an toàn theo cách tính của Thông tư 13, vốn vẫn dựa

theo nội dung của Basel 1, chưa chắc đã cải thiện được mức độ an toàn trong cơ cấu tổ chức hayquản trị của TCTD Cách tính CAR theo Basel 2 đã cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệpvào mẫu số của công thức

Tài sản có rủi ro – rủi ro thị trường – rủi ro tác nghiệp

Trong khi đó, theo qui định tại Thông tư 13, mẫu số mới chỉ bao gồm Tài sản Có rủi ro,nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong khi cả thế giới đang bắt đầu thực hiện theo lộtrình những tiêu chuẩn mới của Basel 3 thì Việt Nam vẫn đang còn cách rất xa việc áp dụngcác tiêu chuẩn của Basel 2, đây là một điều rất đáng lo

Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay ở các nước, hệ số CAR của các ngân hàng thường ởvào mức 12%, nên việc quy định hệ số CAR ở nước ta trên 9% cũng chưa hẳn mang lại mộtmức an toàn cho các NHTM

Thứ hai, một hệ thống tài chính an toàn yêu cầu các ngân hàng có hệ số an toàn vốn tối

Ngày đăng: 26/11/2015, 00:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w