1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bàn về giá trị văn chương trong bình ngô đại cáo

101 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Đến Bình Ngô đại cáo, tác giả đánh giá đây là đỉnh cao nhất của tư tưởng yêu nước, ngoài ra còn đề cập những nét kế thừa cũng như những nét mới về mặt tư tưởng có trong tác phẩm như “sự

Trang 1

BỘ MÔN NGỮ VĂN



SƠN THỊ THANH TUYỀN

BÀN VỀ GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG TRONG

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Th.S LÊ THỊ NGỌC BÍCH

Cần Thơ, năm 2011

Trang 2

1.1 Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương

1.1.1 Cuộc đời Nguyễn Trãi

1.1.2 Sự nghiệp văn chương

1.1.2.1 Tác phẩm bằng Hán văn

1.1.2.2 Tác phẩm bằng Việt văn

1.2 Tác phẩm Bình ngô đại cáo

1.2.1 Tìm hiểu về thể loại cáo

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô đại cáo

1.2.3 Nhan đề Bình Ngô đại cáo

1.2.4 Một số vấn đề văn bản và chữ nghĩa trong Bình Ngô đại cáo

1.2.4.1 Một số vấn đề về văn bản Hán văn

1.2.4.2 Một số vấn đề về chữ nghĩa trong Bình Ngô đại cáo

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

2.1 Đại Việt là một đất nước có truyền thống nhân nghĩa cao đẹp

2.1.1 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa

2.1.2 Nguồn gốc của nhân nghĩa Đại Việt là nền văn hiến lâu đời

2.2 Bình Ngô đại cáo là bản cáo trạng đanh thép, đầy căm thù tội ác quân

“cuồng Minh”

2.2.1 Tác giả đứng trên quan điểm nhân nghĩa mà lên án quân xâm lược2.2.2 Tội ác của giặc Minh chồng chất như núi, đầy mưu mô xảo quyệt2.3 Nguồn sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt

2.3.1 Lãnh tụ nghĩa quân là một anh hùng xuất chúng

2.3.2 Sức mạnh của lòng căm thù giặc và tinh thần đại đoàn kết dân tộc đểchiến thắng quân xâm lược

2.4 Quá trình phản công và toàn thắng

2.4.1 Nguồn gốc của chiến thắng là sức mạnh nhân nghĩa

Trang 3

2.5 Lời tuyên bố chiến thắng

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

3.1 Bình Ngô đại cáo - áng văn chính luận

3.2 Bình Ngô đại cáo mang đậm sắc thái tự sự

3.3 Đặc điểm trữ tình trong Bình Ngô đại cáo

3.4 Giọng văn hùng biện trong Bình Ngô đại cáo

3.5 Nghệ thuật sử dụng văn biền ngẫu

3.5.1 Thế nào là văn biền ngẫu

3.5.2 Bình Ngô đại cáo - lối văn biền ngẫu

PHẦN KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

Văn bản Bình Ngô đại cáo

 Bình Ngô đại cáo bản phiên âm Hán Việt

 Bình Ngô đại cáo bản dịch của Bùi Kỉ

 Bình Ngô đại cáo bản dịch của Bùi Văn Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬN XÉT

1 Lý do chọn đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU -oOo -

Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥 là một tuyệt tác bất hủ trong nền văn chương trung

đại và cả trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Đây là một “hùng văn trong thiên hạ không ai hơn được”, có thể nói mười năm kháng chiến chống quân Minh,

mười năm chiến đấu đọa đày, gian khổ nhưng rất anh hùng của dân tộc đến nay chỉcòn được gói gọn lại trong tác phẩm chính luận này So với thơ văn kháng chiến giai

đoạn từ 1945 – 1975 thì không sao kể hết số lượng của nó Vì vậy, ngoài “hùng văn” tác phẩm còn được xem là “bản tuyên ngôn của nước Việt Nam độc lập” [12; 322]

Đây chính là chiến tích lừng lẫy của ông cha ta, là mạch máu nóng xối vào trái tim củamỗi con người Việt Nam hiện đại, không thể có hòa bình nếu không có những tháng

ngày “quật khởi” Không thể khai sinh ra một đất nước nếu không có bản “tuyên ngôn độc lập” Những lời văn hùng hồn ấy không phải đợi đến ngày 2 – 9 – 1945 mới được

Trang 4

lợi “Bá cáo hà nhĩ, hàm sử văn tri”播 誥 遐 邇 咸 使 聞 知 khẳng định đất nước, conngười Đại Việt ta đã có rất lâu Vì thế, trong quá trình chọn đề tài, tôi quyết định

hướng đến đề tài “Bàn về giá trị văn chương trong Bình Ngô đại cáo” để có cơ hội

nghiên cứu sâu hơn giá trị của tác phẩm, vốn là niềm tự hào của dân tộc Mặt khác,đến với đề tài này chúng tôi cũng dễ dàng tiếp cận được nhiều lí giải về tác phẩm củacác tác giả đi trước để có thể mở rộng thêm cách hiểu cho mình trong việc tiếp cận và

lí giải vấn đề Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi cũng đề cao vai trò của Nguyễn Trãi vịanh hùng của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Nghiên cứu văn học ở phương diện giá trị văn chương là một phương hướngnghiên cứu quen thuộc có tính truyền thống Tuy không phải là mới, song hướng

nghiên cứu này khi áp dụng với tác phẩm Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 sẽ cung cấpcho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về nội dung tư tưởng cũng như quan niệm

nghệ thuật của tác giả để hiểu rõ hơn về “áng thiên cổ hùng văn muôn đời bất hủ”

này

Trang 5

2 Lịch sử vấn đề

Kể từ khi ra đời đến nay đã hơn 500 năm, Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 đã tạonên một sức ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quân dân Việt Nam bởi lời văn hùng hồn,đầy nhiệt huyết nên thu hút rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Đặc biệt làsau lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi (1980), có rất nhiều công trìnhnghiên cứu, tập sách, bài viết được công bố liên quan đến tác giả cũng như về tác

phẩm Bình Ngô đại cáo nhưng số lượng đề cập đến vấn đề một cách có hệ thống tương

đối ít Chúng tôi xin đưa ra một số công trình mà các nhà nghiên cứu đã thể hiện

 Công trình nghiên cứu Văn chương Nguyễn Trãi của Bùi Văn Nguyên là một

công trình nghiên cứu đầy tâm huyết của tác giả về thơ văn Nguyễn Trãi Đây là cáinhìn tổng quát và toàn diện của Bùi Văn Nguyên cả về cuộc đời, con người, thời đạivăn chương Nguyễn Trãi nói chung Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này Bùi Văn

Nguyên đưa ra bài viết Bình Ngô đại cáo, bản hùng ca lẫm liệt, bốc lên truyền thống

kiên cường bất khuất của dân tộc, bản tuyên ngôn độc lập sáng ngời, ánh lên tinh thần nhân nghĩa chân chính của lòng người Trong bài viết tác giả đã lí giải được

những nội dung chính mà nhan đề nhắc đến Qua đó tác giả còn khẳng định “Bình Ngô đại cáo, ngoài ý nghĩa là bản tuyên ngôn độc lập trong phạm vi quốc gia, còn mang yếu tố một bản tuyên ngôn nhân nghĩa hoặc nói theo thuật ngữ hiện đại là bản tuyên ngôn nhân quyền ở phạm vi quốc tế” [22; 320].

 Trần Đình Hựu với công trình nghiên cứu Nho giáo và văn học Việt Nam

trung cận đại đã có phần tìm hiểu mối quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Nho giáo, qua

các mặt hoạt động và qua cuộc đời phong phú nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi Bên

cạnh việc lý giải các vấn đề trên tác giả đã làm rõ tư tưởng “nhân nghĩa” trong Bình Ngô đại cáo với tấm lòng ưu dân ái quốc, ngoài ra bài viết còn nói lên khí thế đấu

tranh anh dũng và chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong hành trình mười nămchống quân Minh xâm lược

 Mai Quốc Liên trong bài viết Bình Ngô đại cáo, hùng văn muôn thuở đã vận

dụng những giá trị nội dung của tác phẩm để tôn vinh lên “áng hùng văn” này Có thể

thấy rằng trong bài viết Mai Quốc Liên đã khái quát lên những nội dung cốt yếu của

bài cáo; Bình Ngô đại cáo là sự tổng kết ngắn gọn lịch sử chiến đấu chống xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, sự tiếp nối những kiệt tác và tư tưởng lớn của Thiên đô chiếu của Lí Công Uẩn, Nam Quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Ngoài ra ông còn khẳng định “nhạc điệu, từ ngữ và cả cú pháp nữa đã

Trang 6

góp phần tạo cho Bình Ngô đại cáo một sự đa dạng mà nhất quán, dứt khoát mạnh mẽ

mà liên tục, xuôi thoát tạo nên sự truyền cảm, sự lôi cuốn tạo nên sự khẳng khái, sự mãnh liệt, tạo nên “áng văn hùng tráng muôn đời” [18; 294] Qua đó chúng ta thấy

rằng tài văn chương của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng câu chữ vào việc cách tânthể loại cáo – một thể loại hoàn toàn mới cho dân tộc

 Trong Những bài viết giảng văn đại học của GS Lê Trí Viễn khi viết về

Bình Ngô đại cáo ông đã trình bày khá rõ nội dung bố cục từng phần của bài cáo: Nêu luận đề cính nghĩa (từ đầu cho đến chứng cớ còn ghi); Bản cáo trạng về tội ác của giặc Minh (vừa rồi…chịu được); Quá trình kháng chiến (ta đây…chưa thấy xưa nay); Tuyên bố kết thúc (xã tắc…ai nấy điều hay) [29; 49] Tiếp đó ông còn trình bày một số

vấn đề chưa thỏa đáng ở bản dịch trước đó và ông cũng đưa ra cách lí giải thỏa đángthuyết phục người đọc

 Tác giả Tầm Vu với bài viết Sự phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam

qua ba áng văn Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo đã khẳng định

“ba tác phẩm trên như ba áng văn có giá trị đánh dấu các bước phát triển trọng yếu của tư tưởng yêu nước Việt Nam” [20; 143] Đến Bình Ngô đại cáo, tác giả đánh giá

đây là đỉnh cao nhất của tư tưởng yêu nước, ngoài ra còn đề cập những nét kế thừa

cũng như những nét mới về mặt tư tưởng có trong tác phẩm như “sự có mặt dân nhất

là tầng lớp “manh lệ” được Nguyễn Trãi coi như là lực lượng quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến” [20; 143] Ngoài ra Tầm Vu còn làm sáng tỏ tư tưởng “nhân nghĩa” theo quan niệm của Nguyễn Trãi là gắn với nhân dân, làm cho nhân dân có

cuộc sống an bình, hạnh phúc

 Trong bài viết Nhân nghĩa, từ hứng vị siêu hình trong Dịch truyện Nho gia

đến tư tưởng chủ đạo trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, tác giả Nguyễn

Thạch Giang đã khái quát bốn phần chính của tác phẩm Bình Ngô đại cáo trong đó

ông dành hẳn 22 trang (175 – 196) để bàn về khái niệm “nhân nghĩa” Ở phần kết luận,

tác giả đã khẳng định “Bình Ngô đại cáo thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa Nhân nghĩa không còn là một khái niệm luân lí đơn thuần Nó trở thành một tư tưởng triết học, một phương châm chỉ đạo chiến lược quán xuyến trong mọi hành động của ông khi kháng chiến Bình Ngô cũng như khi xây dựng đất nước” [11; 217].

 Theo Tạp chí Văn học, số 5 – 1996, tác giả Hưng Hà có bài viết Nên hiểu hai

từ “mưu phạt” và “tâm công” như thế nào? Sau khi phân tích, bàn sâu về ý nghĩa

hai từ này, tác giả đã khẳng định “Chỉ với bốn từ “mưu phạt, tâm công”, Nguyễn Trãi

Trang 7

đã thâu tóm được cả linh hồn, đã nêu bật được cùng một lúc cả hai điều cốt tử điều được gọi là “thượng sách” trong chỉ đạo chiến tranh” Đây là chiến lược, chiến thuật

cốt lõi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

mà Nguyễn Trãi đã nêu rõ trong Bình Ngô đại cáo Đánh địch, trước hết là phá vỡ âm

mưu của địch, dù đã hình thành hay còn trong trứng nước; cách làm tan rã kẻ thù mộtcách hiệu quả nhất là đập tan được tinh thần chiến đấu của giặc Đó là sự tổng kết kinhnghiệm chỉ đạo chiến tranh của các nhà lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn và cũng là sựkết tinh nguyện vọng hòa bình của dân chúng, là sự biểu hiện cụ thể của truyền thống

tư tưởng yêu nước Việt Nam

Qua khảo sát các bài nghiên cứu trên, chúng tôi thấy rằng các tác giả chỉ mới tìmhiểu hoặc giới thiệu sơ lược một số nội dung, nghệ thuật của tác phẩm chứ chưa hệthống hóa một cách toàn diện và đi sâu vào phân tích, đánh giá trọn vẹn về nội dung

tiêu biểu cũng như những đóng góp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 Thấy được điều đó nên trong đề tài này chúng tôi sẽ đi sâu

nghiên cứu và tiến hành phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Bình Ngô đại cáo.

Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra sự đánh giá toàn diện về tác gia Nguyễn Trãi cũng

như tác phẩm Bình Ngô đại cáo ở phương diện văn học và cả lịch sử nhằm xác định rõ

hơn những đóng góp và tầm vóc của Nguyễn Trãi trong nền văn chương dân tộc

3 Mục đích nghiên cứu

Với bài nghiên cứu này, chúng tôi đi vào giải quyết những yêu cầu sau:

Một là, tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo

吳 大 誥 để có được những hiểu biết cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác

giả cũng như khái quát về “bản thiên cổ hùng văn” này.

Hai là, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung của bài cáo để thấy rõ

hơn những tư tưởng cốt lõi mà tác giả thể hiện; Đại Việt là một đất nước có truyền thống nhân nghĩa cao đẹp; Bình Ngô đại cáo là bản cáo trạng đanh thép, đầy lòng căm thù giặc; Nguồn sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt; Quá trình phản công và toàn thắng của quân dân ta và cuối cùng là Lời tuyên bố chiến thắng.

Ba là, bên cạnh những giá trị về nội dung Bình Ngô đại cáo còn là áng văn chính luận với những nét nghệ thuật đặc sắc, vì thế khi đi vào “phân tích giá trị văn chương trong Bình Ngô đại cáo”chúng tôi cũng sẽ đi sâu vào tìm hiểu những giá trị nghệ thuật

mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm

Trang 8

4 Phạm vi nghiên cứu

Đến với đề tài “Bàn về giá trị văn chương trong Bình Ngô đại cáo” chúng tôi

chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Để thựchiện nhiệm vụ này, chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên văn bản chữ Hán kết hợpvới bản dịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là bản dịch của Bùi Văn Nguyên

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học, dễ tiếp nhận Ở đề tài nàyngười viết sử dụng một số phương pháp lịch sử, thu thập tài liệu, bài nghiên cứu có

liên quan đến tác phẩm Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥 Từ đó chúng tôi tiến hành tổnghợp, phân tích để làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG -oOo - Chương 1: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM1.1 Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp văn chương

1.1.1 Cuộc đời Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi 阮 廌 hiệu Ức Trai 抑 齋, sinh năm 1380 ở Thăng Long 昇 龍 tạigia đình họ ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán 陳 元 旦 Tổ tiên của Nguyễn Trãi

ở làng Chi Ngại 支 礙, huyện Phượng Sơn 鳳 山 (tức Phượng Nhãn 鳳 眼 nay thuộchuyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời về làng Nhị Khê 蕊 溪 , huyện Thường Tíntỉnh Hà Tây

Thân phụ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long阮 應 龍 (1336 -1408) một Nhosinh xuất thân từ gia đình nghèo khó nhưng rất thông minh, ham học và nổi tiếng haychữ Năm Long Khánh thứ ba (1374) đời Trần Duệ Tông, Nguyễn Ứng Long thi đỗNhị giáp tiến sĩ Thế nhưng ông là con nhà bình dân mà lại lấy con gái Hoàng tộc nên

dù đậu cao cũng không được làm quan, nên ông đành về quê ở làng Nhị Khê làm nghềdạy học

Mẹ của Nguyễn Trãi là Trần Thị Thái 陳 氏 太, con gái thứ ba của quan tư đồTrần Nguyên Đán (cháu bốn đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, quyềnngang tể tướng lúc bấy giờ) Trần Nguyên Đán là người thuộc dòng dõi Hoàng tộc,tính tình điềm đạm, khẳng khái, có nhiều công lao đối với nhà Trần nên được giữ chức

vụ quan trọng trong triều đình Tuy nhiên khi ông lên nắm quyền thì cơ nghiệp nhàTrần đã bắt đầu suy vong chán nản thời thế ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1385.Nguyễn Trãi là con thứ của Nguyễn Ứng Long (có sách nói là con trưởng) Nămông 6 tuổi thì mẹ mất Nguyễn Trãi về Côn Sơn崑 山 ở với ông ngoại đến năm 10 tuổi(1390) ông ngoại mất, Nguyễn Trãi về sống với cha ở làng Nhị Khê và theo nghiệpđèn sách

Tuổi thơ Nguyễn Trãi vô cùng vất vả và thanh bần Tuy gặp nhiều khó khănnhưng Nguyễn Trãi vẫn cố công học tập nổi tiếng là một người học rộng, tài cao, cókiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực Không chỉ nghiên cứu Nho giáo Nguyễn Trãicòn quan tâm học hỏi từ giáo lý nhà Phật đến tư tưởng Lão Trang, từ sách của các tác

Trang 10

giả thời Tiên, Tần cho đến những sách mới nhất được du nhập có thể nói: “Bộ óc vĩ đại của nhà trí thức ấy đã tiếp thu toàn bộ kiến thức đương thời” [27; 14].

Năm 1400, Hồ Quý Ly 胡 季 犛 lên ngôi mở khoa thi đầu tiên của nhà Hồ đểtuyển chọn nhân tài Nguyễn Trãi dự khoa thi này và đổ Thái học sinh (tiến sĩ)

Năm 1401, Nguyễn Trãi được bổ sung chức quan Ngự sử đài chính chưởng, một

cơ quan có nhiệm vụ can giám nhà vua và thanh tra quan lại Cũng năm nay, NguyễnỨng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra nhận chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc

tử giám tư nghiệp, chuyên giúp nhà vua coi việc văn từ và giáo dục

Như vậy, cả hai cha con Nguyễn Trãi ra làm quan với nhà Hồ nhưng không đượcbao lâu Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly thua trận gần nhưtoàn bộ triều đình nhà Hồ bị bắt đưa về Trung Quốc trong số đó có Nguyễn PhiKhanh Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng cải trang theo hầu cha sang TrungQuốc Đến ải Nam Quan 南 關, Nguyễn Phi Khanh khuyên con nên trở về “Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha Như thế mới là đại hiếu Lọ là cứ phải đi theo cha khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?”.

Nguyễn Trãi đành từ biệt cha và em rồi quay trở về Đến thành Đông Quan 東 關 thì

bị giặc Minh bắt, tướng Trương Phụ 張 輔 dỗ ông ra làm quan nhưng ông từ chối.Trương Phụ định đem ông ra chém nhưng thượng thư Hoàng Phúc黃 福 muốn dụ dỗông tiếp nên can Trương Phụ tha cho chết ông nhưng quản thúc ông ở thành ĐôngQuan Trong thời gian này Nguyễn Trãi sống cuộc sống vô cùng bần hàn, thanh đạmtrong vòng quây của kẻ thù nhưng ông vẫn giữ tấm lòng sắt son với nước luôn nungnấu chí căm thù giặc

Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành Đông Quan tìm đường vào Lỗi Giang(Thanh Hóa) dâng Bình Ngô sách 平 吳 策 cho Lê Lợi 黎 利 Đây là cuốn sách vạch

ra đường lối cứu nước “không nói đánh thành mà giỏi bàn về cách đánh lòng” [15;

216] rất được Lê Lợi tán thành, trọng dụng Từ đó Nguyễn Trãi đã gắn bó với phongtrào khởi nghĩa Lam Sơn, sát cánh cùng Lê Lợi và nghĩa quân tham gia xây dựngđường lối quân sự, chính trị phù hợp, Nguyễn Trãi còn đảm đương nhiệm vụ quantrọng như soạn thảo thư từ, địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược, chiến thuật chonghĩa quân

Tháng 12 năm 1427, Vương Thông xin hòa và rút quân về nước Kháng chiếnmười năm gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn Nguyễn Trãi được

Trang 11

ban Quốc tính (Lê Trãi), tước Quan Phục hầu冠 服 侯, giữ chức Nhập nội hành khiếnLại bộ thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ黎 太 祖lại tỏ ra nghi kị những công thần nghe lời sàm tấu mà giết hại nhiều người đã cùng Lê

Lợi đồng cam cộng khổ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đầy gian khổ Bản

thân Nguyễn Trãi cũng bị bắt giam một thời gian, sau đó ông được thả ra nhưng khôngđược trọng dụng như trước nữa

Tháng 2 năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi soạn bài Văn bia Vĩnh Lăng

nổi tiếng ca ngợi và ghi lại công đức của Lê Lợi

Đến tháng 9 năm 1433 Thái tử Nguyên Long 元 龍 lên ngôi (tức vua Lê TháiTông) Nguyễn Trãi vẫn được trọng dụng làm Phụ chính đại thần Ngày 01/09/1442 saukhi Thái Tông duyệt quân ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi mời vua ngự chùa Côn Sơn

ở hương của ông Nguyễn Trãi có người thiếp là Nguyễn Thị Lộ 阮 氏 路 vừa đẹp,vừa hay chữ, từng được Thái Tông mời vào triều phong chức Lễ nghi học sĩ dạy dỗcung nhân Khi vua rời Côn Sơn thì Thị Lộ cũng được lệnh theo vua về Thăng Long.Ngày 07/09/1442, xa giá vua về đến Lệ Chi Viên 荔 枝 園, vua thức suốt đêm vớiNguyễn Thị Lộ rồi băng Sau đó Nguyễn Thị Lộ bị bắt Nguyễn Trãi đang đi tuần ởĐông Bắc hay tin liền trở về Thăng Long cũng bị bắt Bọn gian thần đã buộc tội ông

và Thị Lộ đã giết vua Toàn bộ gia quyến Nguyễn Trãi bị bắt giam

Ngày 19/09/1442, án tru di tam tộc đã đổ xuống đầu Nguyễn Trãi Đến hơn haimươi năm sau, năm 1464 Lê Thánh Tông黎 聖 宗 mới xuống chiếu giải oan cho ông

và truy tặng ông tước Tán trù bá, ban cho Nguyễn Anh Vũ阮 鸚 鵡 người con trai duynhất trốn khỏi nạn tru di năm xưa làm Đồng tri châu Năm 1467, Lê Thánh Tông chongười sưu tập lại di cảo thơ ông

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời xoay quanh những giai thoại kỳ lạ, là mộtcuộc đời đầy hào hùng và lừng danh nhưng không kém phần bi kịch Tuy nhiên,

Nguyễn Trãi vẫn là “bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến” [14; 14] Ta thấy, công lao quý giá nhất

và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, yêu dân tha thiết và sựnghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang Ông đã đem hết cả trí tuệ, tâm hồn và tàinăng phục vụ cho lợi ích của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâmlược Tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫnđường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi

Trang 12

Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có công đóng góp rất lớn, không chỉ riêng về tổng kết

và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong năm thế kỉ dựng nước và giữ nước (kể từ khiNgô Quyền đuổi quân Nam Hán khôi phục nền độc lập đến khi Lê Lợi đuổi quânMinh) mà Nguyễn Trãi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm, ở nhiều thể loại nhằm xâydựng và phát triển nền văn hóa dân tộc có nội dung yêu nước và yêu nhân dân thathiết

Công lao và sự nghiệp của Nguyễn Trãi thật là huy hoàng và vĩ đại, Nguyễn Trãi

đã để lại trong lòng người đọc bao thế hệ sự ngưỡng mộ, lòng kính trọng về một nhâncách đầy đức tin và tình yêu Tiếp thu tất cả những gì tinh túy nhất của tri thức đạoKhổng – Mạnh Nguyễn Trãi trở thành một bậc quân tử chân chính hết lòng vì dân, vìnước Với những cống hiến to lớn đó Nguyễn Trãi đã làm rạng danh cho cả dân tộcViệt Nam, vì thế năm 1980 ông là người Việt Nam đầu tiên được Unesco công nhận

và tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới, cùng với niềm tôn vinh cao quý này một lầnnữa đã khẳng định rõ ràng vẻ đẹp rạng ngời của Nguyễn Trãi Cố thủ tướng Phạm Văn

Đồng cũng từng đánh giá: “Nguyễn Trãi là khí phách, là tinh hoa của dân tộc Nhưng chính ông cũng lại là người đã phải hứng chịu những oan khiên thảm khốc do xã hội

cũ gây nên tới mức độ thật hiếm có trong lịch sử phong kiến nước nhà”.[8; 14]

1.1.2 Sự nghiệp văn chương

Việc tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm của Nguyễn Trãi đã có mộtquá trình lịch sử lâu dài Kể từ khi Nguyễn Trãi được minh oan các thế hệ người ViệtNam đã bỏ công sức để sưu tầm, biên tập lại các tác phẩm của ông Những công trình,bài nghiên cứu, phiên âm và dịch nghĩa tác phẩm của Nguyễn Trãi số lượng có thể ướctính lên tới hàng ngàn Ở thế kỷ XV, năm 1467 Trần Khắc Kiệm người lĩnh ý chỉ củavua Lê Thánh Tông đi sưu tầm các tác phẩm của Nguyễn Trãi Sau 13 năm cố côngtìm kiếm Trần Khắc Kiệm đã biên tập các tác phẩm của Nguyễn Trãi còn lưu giữ lại

thành hai tập sách là: Ức Trai thi tập 抑 齋 詩 集 và Quân trung từ mệnh tập 軍 中 詞

命 集 vào năm 1480 Rất đáng tiếc là hai tác phẩm của Nguyễn Trãi mà Trần KhắcKiệm sưu tầm được đã không được các quan lại triều đình phong kiến sau này quantâm lưu giữ, nên không bao lâu lại bị thất lạc Vào thời kỳ này mặc dù Nguyễn Trãi bịmột nghi án là âm mưu giết hại vua nhưng thân thế, sự nghiệp và văn thơ của ông luônđược người đương thời đánh giá cao Vua Trần Nhân Tông đã nhận xét về Nguyễn

Trãi: “Nguyễn Trãi là người trung thành giúp Đức Thái Tổ dẹp loạn, giúp Đức Thái

Trang 13

Tông sửa sang nền thái bình Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi các danh tướng bản triều là không ai sánh bằng” [13; 21]

Vào thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, Dương Bá Cung (1794 – 1868) người đồnghương với Nguyễn Trãi lại tiếp tục đi tìm kiếm, sưu tầm lại các tác phẩm của NguyễnTrãi Dương Bá Cung đã bỏ ra nhiều năm, đi nhiều nơi, gặp nhiều người để tìm kiếmlại các tác phẩm đã bị thất lạc Sau khi tìm được các tác phẩm của Nguyễn Trãi,Dương Bá Cung đã cùng Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh tham gia biên tập, phânloại và đề tựa Với việc cho khắc in các tác phẩm của Nguyễn Trãi đã đánh dấu mộtbước quan trọng trong việc sưu tầm và giữ gìn các tác phẩm được xem là “bất hủ” củadân tộc

1.1.2.1 Tác phẩm bằng Hán văn

Hầu hết các tác phẩm bằng Hán văn còn truyền lại hiện nay được in trong tập Ức Trai thi tập抑 齋 詩 集, gồm 6 quyển

Ức Trai thi tập 抑 齋 詩 集 (quyển 1) có hơn 100 bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn

Nội dung phong phú và trữ tình từ tình yêu thiên nhiên, đất nước (Mộ xuân tức sự, Quan hải…) đến tình cảm với cha, với vua, với dân… Tình cảm của ông gắn liền với

tuổi thơ bên cạnh mẹ và ông ngoại cùng với những tháng ngày ở Côn Sơn – nơi hữucảnh hữu tình

Tuế nguyệt vô tình song mấn bạchQuân thân tại niệm thốn tâm đan

“Tháng lại ngày qua chòm tóc bạc Tôi trung con hiếu tấm lòng son”

Hải khẩu dạ bạc hữu cảm – bài 1

Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi về hình thức khá đơn giản phần lớn là các bài thơ

thất ngôn bát cú như các bài: Kí hữu, Mạn hứng, Oan thán,… Ngoài ra còn các bài ngũ ngôn bát cú: Dục Thúy sơn, Du Sơn tự, Tặng hữu nhân… và thất ngôn tứ tuyệt gồm các bài: Mộng sơn trung, Vãn lập, Đề Đông Sơn tự Nhìn chung thơ chữ Hán của

Nguyễn Trãi theo thể Đường luật, niêm, luật, vần rất chỉnh, câu chữ đối nhau rất xứng

Nhật mộ viên thanh cấpSơn không trúc ảnh trường

“Chiều tối vượn kêu gầy

Trang 14

Núi quang bóng trúc dài”

Du Sơn tự

Văn loại文 類(quyển 3) Gồm:

Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥 ( năm 1428)

Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí (bia lăng vua Lê Thái Tổ, 1433) sách ghi lại

gia thế, sự nghiệp của Lê thái Tổ sau ngày mất và những bài chiếu, dụ, tấu có nội dungthời sự thời kì đó

Băng Hồ di sự lục 冰 壺 遺 事 錄 (chép việc sót lại của Băng Hồ hiệu của TrầnNguyên Đán, ông ngoại của tác giả, 1428)

Quân trung từ mệnh tập暈 中 詞 命 集 (quyển 4, năm 1423 – 1427)

Tác phẩm tập hợp những thư từ, công văn mà Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi soạnthảo để giao tiếp với các tướng Minh, triều đình nhà Minh và các ngụy quan làm taysai cho giặc từ năm 1423 – 1427, đồng thời tập thư còn chứa đựng các lời kêu gọi,động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân ta trong suốt thời gian khángchiến chống quân Minh (1418 –1427)

Nội dung chính của các lá thư là những lời đối đáp, biện luận giữa bên ta và bên

giặc nhằm mục đích dàn xếp cuộc chiến tranh lặp lại hòa bình cho hai nước (Thư tố oan) Qua những lá thư gửi các tướng lĩnh Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính ta

thấy Nguyễn Trãi đã vận dụng những bút pháp tu từ học trong Hán học và những

nguyên lí của Khổng giáo nhân, nghĩa, thành, tín, những khái niệm đạo đức được xem

là nhân sinh quan của người Trung Hoa để đối đáp với chúng Nguyễn Trãi đã nhấnmạnh quan hệ giữa người với người, giữa chính nghĩa và phi nghĩa đồng thời giảnggiải cho chúng biết thế nào là dũng, thế nào là trí Đặc biệt Nguyễn Trãi đã không

ngừng khuyên răn hòa giải là hạnh phúc (Thư gửi thái giám Sơn Thọ, Lại thư trả lời Phương Chính).

Với những bọn Việt gian tay sai Nguyễn Trãi kêu gọi họ hãy thức tỉnh với tìnhyêu quê hương đất nước, yêu dân tộc Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài chiếu, dụ để

kêu gọi hào kiệt, nhân tài ra tay giúp nước (Chiếu khuyến dụ hào kiệt).

Quân trung từ mệnh tập có kết cấu hết sức chặt chẽ có khả năng thuyết phục rất

cao với những lập luận và phân tích đầy tính logic Chính vì thế tác phẩm đã thuyếtphục được các tướng lĩnh nhà Minh ra hàng, cuộc kháng chiến kết thúc nhanh chóng

Trang 15

hạn chế rất nhiều tổn thất về người và của Tác phẩm còn thể hiện lòng yêu nước nồngnàn, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc và tinh thần yêu hòa bình tha thiết.

Quân trung từ mệnh tập vừa là một vũ khí chiến đấu, vừa là một phương tiện trữ

tình Nó thực hiện chức năng xã hội đồng thời góp phần bộc lộ tâm trạng của tác giả

Đúng như lời nhận xét của Phan Huy Chú “có sức mạnh của 10 vạn quân”.

Dư địa chí輿 地 志(quyển 6, năm 1435)

Với tài năng bác học uyên thâm của mình, Nguyễn Trãi viết Dư địa chí để tóm

tắt lại lịch sử các triều đại nước ta trước khi nhà Lê thành lập và những chính sách đốinội, đối ngoại, những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội của triều Lê cho nhà vua trẻtuổi Lê Thái Tông nắm vững

Dư địa chí được ông viết theo thể văn của thiên Vũ Cống禹 貢 trong Kinh Thư

vì thế tác phẩm còn có tên gọi là An Nam Vũ Cống安 南 禹 貢

Vũ Cống là một thiên sách cô đọng giống thể loại văn bia kể lại công lao trị thủycủa vua Vũ ở Trung Quốc từ thời vua Thuấn vào thế kỉ XI trước Công Nguyên Ngườiđầu tiên thành công trong việc trị thủy nhằm ổn định đời sống người Hán trên lưu vựcsông Hoàng Hà, sự nghiệp mà lịch sử Trung Quốc mấy ngàn năm vẫn còn ca ngợi.Nguyễn Trãi đã xem sự nghiệp dựng nước của Lê Thái Tổ đáng được ghi nhớ và cangợi như công lao của vua Vũ

Đến nay Dư địa chí được xem là bộ sách cổ nhất nước ta Nó thể hiện niềm yêu

mến quê hương, niềm tự hào về khí thiên sông núi và sự giàu có của đất nước

Ức Trai thi tập 抑 齋 詩 集 (quyển 2) nói về phụ lục thơ, văn của Nguyễn PhiKhanh

Ức Trai thi tập 抑 齋 詩 集 (quyển 5) khảo về sự trạng của Nguyễn Trãi và các

lời bình

1.1.2.2 Tác phẩm bằng Việt văn

 Quốc âm thi tập 國 音 詩 集

Đây được xem là tập thơ Nôm xưa nhất, dài nhất và tiêu biểu nhất cho bước khaisáng thời đại thơ tiếng Việt và cho đại nghiệp văn chương Nguyễn Trãi, tác giả đầutiên dùng tiếng mẹ đẻ vừa nôm na, bình dị vừa văn vẻ để thổ lộ tâm huyết, chí hướngcủa lòng mình

Sách có 254 bài thơ Nôm được xếp theo bốn chủ đề: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn và Cầm thú môn.

Trang 16

Thơ Nôm Nguyễn Trãi chủ yếu bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của ông khi về ở ẩn tạiCôn Sơn đó là:

Lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Nguyễn Trãi quan niệm văn chương khởi phát từcuộc sống, từ thiên nhiên Vì thế, thiên nhiên trong thơ ông là bức tranh tuyệt đẹp đậm

đà phong vị dân tộc, phong vị đồng quê với những ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên độcđáo và có giá trị nhất trong dòng thơ Nôm đầu tiên:

“Con lều be bé đẹp sao, Trần thế chăng cho bén mỗ hào”

Thuật hứng – bài 7

Bức tranh thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng chính là bóng dáng đẹp

đẽ phản ánh một cốt cách, một con người góp phần làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp,tâm hồn người anh hùng dân tộc, đại thi hào dân tộc

“Hai chữ mơ màng việc quốc gia Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha”

Ngô chí – bài 7

Băn khoăn về nền đạo đức, luân lí Có thể nói Nguyễn Trãi như một triết giasống cho lí tưởng, cho đạo đức Điều này thể hiện ở tinh thần, trách nhiệm của ông đốivới vận mệnh của nước nhà biết hi sinh không bao giờ từ nan, trốn tránh

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

Thuật hứng – bài 5

Thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã kết tinh đầy đủ những khuynh hướng thẩm

mĩ của văn hóa cổ Việt Nam: nhãn quan tôn giáo của nhà Phật, tâm trạng thoát ly củanhà Nho, truyền thống yêu nước anh hùng, cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc

Đó được xem như một niềm tiên ưu của ông trong suốt cuộc đời vì dân, vì nước

 Gia huấn ca傢 訓 歌

Đây là tập thơ Nôm đầu tiên của Nguyễn Trãi được tìm thấy và sưu tập lại ở thế

kỉ XV khi sách báo, quốc văn được phổ biến Tập thơ được rút gọn lại từ tên: Lê triều Nguyễn Trãi tướng công gia huấn ca (bài ca dạy bảo người nhà của Tướng công họ Nguyễn triều Lê) Tập này gồm 6 bài ca: 1 Dạy vợ con, 2 Dạy con ở cho có đức, 3 Dạy con gái, 4 Vợ khuyên chồng, 5 Dạy học trò ở cho có đạo, 6 Khuyên học trò phải chăm học.

Trang 17

Các bài ca được viết ra với gần 800 câu lục bát và song thất lục bát Ngụ ý củatác giả là đem các đạo lí cốt yếu trong đời thường diễn ra lời Nôm cho đàn bà, trẻ conđọc Lời văn rất giản dị, êm ái và lưu loát.

 Bài thơ “Hỏi ả bán chiếu”:

Cùng với Gia huấn ca thì bài thơ Hỏi ả bán chiếu cũng được xem là một trong

những bài thơ Nôm đầu tiên của Nguyễn Trãi Bài thơ gắn với giai thoại đối đáp tình

tứ giữa ông và Nguyễn Thị Lộ Theo giai thoại tương truyền Nguyễn Trãi một hôm đichầu về giữa đường gặp một người con gái đẹp gánh chiếu bán Ông bèn đọc bỡn bàithơ này:

“Ả ở đâu nay bán chiếu gon?

Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?

Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi?

Đã có chồng chưa, được mấy con?

Người con gái họa lại:

“Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon Nỗi chi ông hỏi hết hay còn Xuân thu tuổi mới trăng tròn lẻ Chồng còn chi có, có chi con!”

Ông thấy người ấy thông minh, hỏi tên gì, người ấy nói tên là Thị Lộ ông mớilấy làm nàng hầu

Ngoài các tập thơ, văn được tìm thấy và công bố thơ của Nguyễn Trãi còn có

trong các sách như: Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書, Nguyễn Phi Khanh thi văn tập 阮 飛 卿 詩 文 集, Hoàng Việt tùng vịnh 皇 越 叢 詠, Hoàng Việt địa dư chí

皇 越 地 輿 志, Hoàng Việt thi tuyển 皇 越 詩 選, Hoàng Việt văn tuyển 皇 越 文 選, Toàn Việt thi lục 全 越 詩 錄, Việt âm thi tập 越 音 詩 集

Thơ Nôm Nguyễn Trãi không phải bài nào, câu nào cũng hay Nhưng nhìn chung thì thấy rất ít bài sa vào khuôn sáo Hầu hết, thơ Nôm Nguyễn Trãi là những lời tâm sự chân thành bộc lộ ra một cách thoải mái, hồn nhiên Nếu lời thơ còn có chỗ khúc mắc, nhịp thơ còn

có phần chập chững thì đó là vì ngôn ngữ thơ và thể thơ còn đang trong quá trình rèn giũa Và chính Nguyễn Trãi đã góp phần vào quá trình rèn giũa ấy, ông được xem là người mởđường cho cả một giai đoạn mới của thơ viết bằng tiếng Việt Thơ văn Nguyễn Trãi

Trang 18

hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là lòng yêu nước và tinh thầnnhân văn sâu sắc.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi rất xứng đáng với cuộc đời tươi đẹp củaông, đây được xem là một cống hiến to lớn cho sự phát triển của văn học nước ta Thơvăn của Nguyễn Trãi đúc kết những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, đặc biệt lànhững truyền thống được khẳng định trong công cuộc phục hưng dân tộc từ thế kỉ Xđến thế kỉ XIV Có thể nói, thơ văn của ông là tấm kính hội tụ những ánh hào quangcủa quá khứ và là tấm gương phản chiếu những ánh hào quang rực rỡ nhất của thế kỉ

XV Ta thấy Nguyễn Trãi đã phát huy những truyền thống tốt đẹp của quá khứ tronghoàn cảnh đương thời, khi mà nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với

lịch sử của đất nước Đúng như Phạm Văn Đồng đã viết: “Nguyễn Trãi là khí phách dân tộc, là tinh hoa của dân tộc Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc” Với tư cách là nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Trãi đã đem

văn học phục vụ cuộc sống và qua bản thân mình, ông đã chứng minh hùng hồn rằngchỉ có bắt nguồn từ cuộc đấu tranh vì lợi ích của nhân dân thì lợi ích của văn nghệ mới

có thể phát huy mạnh mẽ và lớn lao Thơ văn của Nguyễn Trãi mãi mãi là di sản quýbáu của dân tộc ta

1.2 Tác phẩm Bình Ngô đại cáo 平 吳大 誥

1.2.1 Tìm hiểu về thể loại Cáo

Cáo 誥 là thể loại văn học xuất hiện từ thời xa xưa ở Trung Quốc thường đượccác vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp hay tuyên

ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết “Theo Từ Sư Tăng đời Minh trong Văn thể minh biện người dưới báo cáo với người trên thì viết là cáo(không có bộ ngônbên cạnh), còn người trên báo cho người dưới biết thì viết cáo có bộ ngôn bên cạnh

Trong thể cáo , có loại văn cáo文 誥thường ngày như chiếu sách của vua chúa truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại có tính chất quốc gia” [7; 290] Cáo誥 được viết bằng văn xuôi, văn vầnnhưng phần nhiều viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, câu dài ngắn

khác nhau, mỗi cặp hai vế đối nhau Lời lẽ trong cáo 誥 rất đanh thép lí luận sắc bén,kết cấu chặt chẽ, mạch lạc

Trang 19

Cáo 誥 du nhập vào nước ta khá sớm Tuy nhiên cáo 誥 không được phát triển

thành thể loại lớn trong tiến trình văn học nhưng tính chất của thể văn này được thể

hiện trong văn chính luận có tính chất tuyên cáo.

Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥 của Nguyễn Trãi – một tác phẩm có tính chất luậnchiến, một quy tắc không thành văn nhưng người cầm bút nào cũng phải tuân thủ ngaytrong nhan đề phải ghi rõ loại hình thể loại của chúng Nguyên tắc này được xem là bất

di bất dịch đối với tất cả các tác phẩm mang tính chính luận và nghi lễ ở thế kỉ X –

XIV Chẳng hạn, các tác phẩm như Thiên đô chiếu của Lí Công Uẩn người đọc biết là

thể chiếu詔, Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn cho người đọc biết thể loại

là hịch văn 檄 文, Thất trảm sớ của Chu An cho biết được là thể sớ 疏,…Cho nên nhan đề Bình Ngô đại cáo cũng không nằm ngoài quy luật ấy, hai chữ đại cáo 大 誥thể hiện thể loại của tác phẩm

Vậy đại cáo大 誥 là thể loại gì và ý nghĩa của nó?

Theo Hán ngữ đại từ điển giải thích: Đại cáo là tên một thiên trong sách Thượng Thư Lời tựa thiên Đại cáo có đoạn: “Vũ Vương mất, Tam Giám cùng Hoài Di làm phản Chu Công giúp Thành Vương trừ bỏ nhà Ân, viết Đại cáo” Khổng truyện rằng:

“Trình bày đại đạo 大 導 để cáo với thiên hạ (Trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ) nên lấy làm tên thiên, sau dùng để xưng những bài văn có tính chất điển cáo 典 誥 Như vậy,

ban đầu đại cáo do hai chữ mang ý nghĩa quan trọng nhất trong mệnh đề “Trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ” ghép lại dùng để gọi tên một thiên trong Kinh Thư, rồi thành một

từ cố định để chỉ một loại đặc biệt của thể cáo Đây là ý nghĩa Đại cáo gắn với thời

Tây Chu của Trung Hoa cổ đại

Vào đời Minh Đại cáo được xem là những văn kiện pháp luật ban bố năm Hồng

Vũ 洪 武 thứ 18.

Vậy Nguyễn Trãi dùng hai chữ “đại cáo” nhằm mục đích gì và ý nghĩa như thếnào?

Thứ nhất, chiến thắng giặc Minh là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặc

vĩ đại trong lịch sử dân tộc Nó không chỉ đánh dấu sự thảm bại của bọn giặc hung tàn

và cường bạo mà còn khẳng định sự tất thắng của một dân tộc biết lấy đại nghĩa và chí nhân làm nền tảng tư tưởng Vì thế nhân dịp này Nguyễn Trãi muốn bày tỏ để nhân loại thấy được cái đạo lí lớn nhất của dân tộc Việt Nam, một dân tộc biết lấy “đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” đúng như lời của Khổng Tử

Trang 20

“trần đại đạo dĩ cảo thiên hạ” Đây vừa là một tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam vừa

là mục đích mà thiên đại cáo trong Kinh Thư – một trong năm bộ Ngũ Kinh của Trung

Hoa hằng giương cao Có như thế ta mới hiểu thấu đáo được tư tưởng chủ đạo Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Khi đánh Vũ Canh, Chu Thành Vương truyền Đại cáo, dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi cũng tuyên Đại cáo Tác giả muốn sánh Lê Lợi với Chu Thành Vương, gia sư của Lê Lợi với Chu Công Đán và muốn bài Bình Ngô đại cáo

thời đại của ông ngang tầm với thiên Đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của TrungHoa cổ đại

Thứ hai, như đã biết vào đời nhà Minh đại cáo được xem là văn kiện pháp luật

vô cùng quan trọng dùng để trị nước Viết Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi muốn người

đọc thấy rằng đây chính là một văn kiện pháp luật có ý nghĩa trọng đại ngang với vănkiện pháp luật mà Minh Thái Tổ ban bố suốt 3 năm: năm Hồng Vũ 18, Hồng Vũ 19,

Hồng Vũ 20 Nếu văn kiện pháp luật đại cáo của nhà Minh tượng trưng cho uy quyền

để bảo vệ nước nhà thì Nguyễn Trãi viết đại cáo dùng để bình Ngô Hai chữ “đại cáo”

mang ý nghĩa thâm túy và sâu sắc, có nắm được như vậy mới có thể hiểu được tư

tưởng cốt lõi của áng thiên cổ hùng văn này.

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô đại cáo

Tháng 12 năm 1427 Vương Thông xin hòa và rút quân về nước Cuộc khángchiến mười năm chống quân Minh gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi vẻvang

Đầu năm 1428 Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo

rộng rãi cho toàn dân biết công cuộc cứu nước do nhà vua lãnh đạo đã thắng lợi đồngthời mở ra một kỉ nguyên hòa bình, độc lập lâu dài cho dân tộc

1.2.3 Nhan đề Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta sau Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt Thế nhưng tại sao chống giặc Minh mà Nguyễn Trãi lại viết Bình Ngô 平 吳 mà không viết là Bình Minh 平 明

Nhà Minh là nhà nước phong kiến hùng mạnh trị vì Trung Quốc 277 năm gồm

16 đời hoàng đế (1368 – 1644) Minh Thái Tổ là vị vua khai sáng nhà Minh, tên thật làChu Nguyên Chương 朱 元 璋 Năm 1363, Chu Nguyên Chương đánh tan đạo quânNguyên và xưng hiệu là Ngô Vương吳 王 Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôihoàng đế đặt quốc hiệu là Minh Đời vua Minh Thành Tổ明 成 祖 (con trai của Minh

Trang 21

Thái Tổ) đem quân sang xâm lược nước ta Đến đời Minh Tuyên Tổ (cháu cố củaMinh Thái Tổ Chu Nguyên Chương) thì thất bại rút quân về phương Bắc Dù nhà

Minh tự xưng là “Minh” (chữ minh có nghĩa là sáng) nhưng vì đó là giặc xâm lược

nên dân ta lấy danh hiệu của cha đẻ – người sáng lập ra nhà Minh mà gọi chửi Đó là

giặc Ngô chứ không gọi giặc Minh Nhưng cách gọi như thế lại là điều không đúng.

Thứ nhất, trong sách sử Trung Quốc không bao giờ người ta gọi triều Minh là

triều Ngô, nước Minh là nước Ngô Thứ hai, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo

(1428) vết tích sự kiện ông vua sáng lập nhà Minh xưng là Ngô vương đã lùi xa vào dĩ

vãng thì nhắc lại có ích gì Nguyễn Trãi người đã hiến dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi, người viết Bình Ngô đại cáo hơn ai hết Nguyễn Trãi sẽ hiểu về điều này.

Từ xa xưa, “Ngô” là tên gọi truyền thống của dân tộc ta đối với bọn người đãđến nước ta đông nhất, đã hoạt động mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu đậm nhất là vàothời Ngô (trong Tam Quốc) Từ đất Ngô (vùng Đông Nam Trung Quốc) thuận đườngbiển chúng đến nước ta như những tên đi chinh phục, cai trị và ăn cướp Nhân dân taquen gọi chúng là giặc Ngô, thằng Ngô,… và khi căm giận hơn thì chửi là chó Ngô.Dần dần quân Ngô, giặc Ngô trở thành tên gọi khái quát và là hình tượng của văn họcdân gian “Ngô” được dùng theo tư tưởng dân gian để bày tỏ sự khinh ghét, căm thù

bọn giặc xâm lược Vì vậy Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo là đã tiếp thu nền văn

hóa dân gian, vừa thể hiện tính gần gũi vừa tăng tính thuyết phục Với nhan đề đó cònthể hiện trọn vẹn được mục đích bài cáo là tuyên cáo cho toàn dân biết ta đã đánh đuổi

được giặc xâm lược, ta đã bình Ngô phục quốc.

1.2.4 Một số vấn đề về văn bản và chữ nghĩa trong Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 không chỉ là văn kiện trọng đại của quốc gia màcòn là kiệt tác văn chương được xem là mẫu mực nhất cho thể loại văn chính luận ở

nước ta thời trung đại Vì thế tác phẩm được tôn vinh “Bản hùng ca lẫm liệt, bốc lên truyền thống kiên cường bất khuất của dân tộc, bản tuyên ngôn độc lập sáng ngời, ánh lên tinh thần nhân nghĩa chân chính của loài người” [22; 306] Từ những ý trên tác phẩm đã được đưa vào chương trình giảng dạy từ rất sớm: Quốc văn cụ thể của Bùi Kỉ năm 1932, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Nha học chính Đông Pháp xuất bản năm 1943, Văn học lớp 9 tập 1 NXBGD năm 2002, Văn học lớp 10 tập

1 NXBGD năm 2002 Tuy nhiên vấn đề nan giải là mỗi sách chọn một văn bản khác

nhau nên không có sự thống nhất về văn bản, về cách giải thích tác phẩm, chú giải về

từ ngữ, điển cố,…Như trong Tổng tập Văn học Việt Nam (tập 4) NXBKHXH HN.

Trang 22

1995, các nhà biên soạn có đưa ra hai văn bản Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥, một bản

dịch của Bùi văn Nguyên và một văn bản chữ Hán có câu “Đại thiên hành hóa, hoàng thượng nhược viết” 代 天 行 化 皇 上 若 曰, trong khi đó bản dịch của Bùi Văn

Nguyên lại bắt đầu “Từng nghe, việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” nghĩa là không phải bắt đầu bằng câu “Thay trời hành hóa, hoàng thượng truyền rằng”, chỗ này khiến cho

bạn đọc lúng túng vì không biết bản dịch lấy từ đâu và tại sao không dịch đầy đủ nhưphần nguyên tác?

Để tiến tới sự nhất quán đó, trong phần này chúng tôi đề cập đến hai vấn đề: thứnhất là việc lựa chọn văn bản Hán văn, thứ hai là một số vấn đề về chữ nghĩa mà đếnnay chưa có sự thống nhất trong các bản dịch

1.2.4.1 Một số vấn đề về văn bản Hán văn

Xét về văn bản Hán văn Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 có mặt trong nhiều vănbản chép tay cũng như khắc in Tuy nhiên những bản chép tay do quá trình sao chépphần nhiều bị sai lạc, ít đảm bảo độ chính xác Vì vậy chúng ta chỉ nên chọn những

bản khắc in Chúng hiện còn ba văn bản là Trùng san Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư và Hoàng Việt văn tuyển.

Ta có thể chia hệ thống văn bản trên thành 2 loại: Loại có đầy đủ toàn văn bài

Bình Ngô đại cáo và loại không có đầy đủ toàn văn Bình Ngô đại cáo.

Loại không có đầy đủ toàn văn bài Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥: Loại này chỉ

có một văn bản đó là bản trong sách Trùng san Lam Sơn thực lục Bản trùng san này

đã bị mất tờ có phần đầu bài Bình Ngô đại cáo.

Loại có đầy đủ toàn văn bài Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥: hiện còn hai văn bản

Đại Việt sử kí toàn thư và Hoàng Việt văn tuyển.

Hoàng Việt văn tuyển do Bùi Huy Bích (1744 – 1818) biên soạn, Hy Văn Đường khắc in năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) Tồn Am gia tàng bản Đại Việt sử kí toàn thư

được khắc in năm Chính Hòa thứ 18 (1697) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua và

do các sử quan biên soạn Bài Bình Ngô đại cáo nằm trong phần Bản kỷ thực lục mà

Lê Hồng Đức giao cho Ngô Sĩ Liên biên soạn Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành nó vào năm

1478 Như vậy, Bản kỷ thực lục ra đời trước Hoàng Việt văn tuyển trên dưới 300 năm

và được khắc in trước Hoàng Việt văn tuyển 128 năm Hơn nữa Đại Việt sử kí toàn thư

là công trình nghiên cứu của nhóm sử quan còn Hoàng Việt văn tuyển là công trình

nghiên cứu của một cá nhân mang tính chất trước thuật Những thông số trên cho phép

Trang 23

chúng ta nghĩ rằng văn bản bài Bình Ngô đại cáo trong Đại Việt sử kí toàn thư có độ chính xác cao hơn trong Hoàng Việt văn tuyển Vì thế khi lựa chọn văn bản Hán văn

để khảo cứu và giảng dạy nên chọn văn bản Bình Ngô đại cáo trong Bản kỷ thực lục của Đại Việt sử kí toàn thư.

Có hay không câu “Đại Thiên Hành Hóa, hoàng thượng nhược viết”代 天

行 化 皇 上 若 曰?

Theo công trình khảo dị của Mai Quốc Liên thì trong Trùng san Lam Sơn thực lục mở đầu có câu “Đại Thiên Hành Hóa, hoàng thượng nhược viết” 代 天 行 化 皇

上 若 曰” và không có hai chữ “cái văn” 蓋 聞 Trong “Đại Việt sử kí toàn thư” và

“Hoàng Việt văn tuyển” ở hai văn bản này đều không có câu trên và không có chữ

“văn”.

Chúng ta biết Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi

viết sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi Vì thế ngôn ngữ dùng trong Bình Ngô đại cáo khi kể về mình Lê Lợi xưng là dư 予 để chỉ cá nhân, còn xưng ngã 我 để chỉ phía ta, bên ta và khi kể về Lê lợi với tư cách là nhân vật được trần thuật, người viết dùng thêm đại từ đế 帝 Còn hai chữ hoàng thượng dùng để các thần dân gọi nhà vua Nhà vua không bao giờ tự xưng mình là hoàng thượng mà tự xưng là trẫm, quả nhân.

Với cách hiểu như vậy, chúng tôi cho rằng trong văn bản Bình Ngô đại cáo không hề tồn tại câu “Đại Thiên Hành Hóa, hoàng thượng nhược viết” mà đây chỉ là

một thủ tục, một lời của người chuyên đọc chiếu, tấu, truyền đạt ý chỉ của nhà vua

Vấn đề đặt ra là tại sao lại xuất hiện bốn chữ “Đại thiên Hành Hóa”?

Theo “Đại Việt sử kí toàn thư” bốn chữ này xuất hiện khi Lê Lợi chiến thắng

quân Minh ở hai phủ Tân Bình và Thuận Hóa năm 1425 và được các tướng suy tôn là

“Đại Thiên Hành Hóa”, (bốn chữ đều được viết hoa bởi đây là tôn hiệu chứ không

phải từ ngữ thông thường) Từ đó các mệnh lệnh, dụ văn thường lấy bốn chữ ấy đểxưng Tôn hiệu này được dùng đến khi quân Minh hoàn toàn bại trận- Bình Ngô đạicáo ra đời (cuối 1427 đầu 1428)

Câu “Đại Thiên Hành Hóa, hoàng thượng nhược viết” nên dịch là Hoàng thượng (có tôn hiệu là) Đại thiên hành hóa truyền rằng.

Trang 24

Tóm lại câu “Đại Thiên Hành Hóa, hoàng thượng nhược viết” chỉ là cái công thức dùng trong các giấy tờ nhà vua đời Lê Thái Tổ Bình Ngô đại cáo là tác phẩm viết

theo thể văn quan phương nên tính công thức thể hiện rất chặt chẽ

1.2.4.2 Một số vấn đề về chữ nghĩa

Ai cũng biết Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 là một bản hùng ca của dân tộc Từlúc ra đời đến nay đã mấy trăm năm mà tác phẩm vẫn tồn tại Đặc biệt tác phẩm đượcđưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông Đây là tác phẩm viết bằng chữ Hánnên rất khó nắm bắt Do vậy đã có rất nhiều bản dịch Việt văn ra đời để bạn đọc dễtiếp nhận Các tác giả đã tham gia dịch tác phẩm Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Bùi VănNguyên, Mai Quốc Liên Tuy nhiên qua khảo sát bản dịch của các tác giả chúng tôithấy rằng bản dịch của Bùi Văn Nguyên là bản dịch phù hợp hơn cả, tác giả đã dùngnhững từ ngữ hiện đại, đương thời làm cho bạn đọc dễ cảm nhận Tuy nhiên bản dịchvẫn còn một số chỗ chưa thật xứng đáng với tinh thần của nguyên tác Câu thơ:

與 漢 唐 宋 元 而 各 帝 一 方

Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên, nhi các đế nhất phương

“Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”

Câu thơ dịch về ý thì tạm được nhưng tinh thần chưa nêu lên được sự tự chủ, tự

cường của một đất nước độc lập Nên dịch là “mỗi bên xưng đế một phương” vì từ

“đế” rất quan trọng Vua Trung Quốc cho mình là Thiên tử nên xưng là đế, vua các nước chư hầu chỉ được xưng là vương Nay mình nói mỗi bên xưng đế một phương

nghĩa là mình sắp ngang hàng, bình đẳng với Trung Quốc, nước ta là một nước độc lập

có chủ quyền không phụ thuộc gì nước nó nữa

敗 義 傷 仁 乾 坤 幾 乎 欲 息Bại nghĩa thương nhân, càn khôn cơ hồ dục tức

“Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”

“Càn khôn cơ hồ dục tức” dịch là “nát cả đất trời” bản dịch đã dịch thoát ý,

chưa nói được ý sâu xa của nguyên văn Theo quan niệm từ xưa thì trời đất, vũ trụ vậnđộng theo quy luật tự nhiên, quy luật ấy cũng như nhân nghĩa đối với xã hội conngười, nay giặc Minh làm tiêu tan nhân nghĩa chúng là kẻ bất nhân phi nghĩa, những

kẻ man di mọi rợ đã đàn áp dân tộc làm bại hoại nhân nghĩa khiến đất trời cũng không

vận động được phải ngừng lại “Cơ hồ dục tức” cơ hồ muốn dừng lại, không vận hành, chứ không phải là nát.

Trang 25

揭 竿 為 旗 氓 隸 之 徒 四 集Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập

Mà ta thường dịch là: “Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp”

hoặc: “Giơ gậy làm cờ, bốn phương dân cày tụ họp”

hay: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới”

Các từ “dân chúng, dân cày, nhân dân” đều chưa diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa của hai từ manh lệ 氓 隸, họ không phải là dân đen, con đỏ chung chung mà manh 氓 ở đây là dân cày, lệ 隸 là người đi ở Đó là những dân mọn xóm làng, những người lao

động nghèo khổ ở khắp bốn phương đất nước Khi tìm hiểu tác phẩm nên bám sát

nguyên văn “giương gậy làm cờ, manh lệ bốn phương tụ họp”

飲 象 而 河 水 乾,

磨 刀 而 山 石 鈌

Ẩm tượng nhi hà thủy can, Ma

đao nhi sơn thạch khuyết “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn”

Câu thơ dịch không rõ nghĩa làm cho ý văn yếu đi và ẩn đi phần chủ ngữ quan

trọng của câu thơ, chủ ngữ ở đây phải hiểu là người, là nghĩa quân ta Mài gươm thì đá núi khuyết, cho voi uống nước thì nước sông cạn Ý nói là nhiều gươm, nhiều voi

nhằm ca ngợi sức mạnh của quân ta

一 鼓 而 黥 刳 鱷 斷

再 鼓 而 鳥 散 麇 驚。

Nhất cổ nhi kình khoa ngạc đạnTái cổ nhi điểu tán khuân kinh

“Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông”

Câu thơ dịch thoát ý của nguyên tác chưa thể hiện được sức mạnh của quân tagiống như đang miêu tả hai trận đánh khác nhau mất đi ý chí trong một trận đánh

Theo nguyên văn nên hiểu nhất cổ là một hồi trống Tái cổ hồi trống thứ hai Ngày

xưa, các tướng lĩnh dùng trống làm lệnh tiến quân, tấn công, dùng chiên làm lệnh luiquân, ngừng tấn công Một hồi trống là một đợt tấn công trong một trận đánh Câu vănmiêu tả sự tấn công đột kích của quân ta Đánh hồi trống thứ nhất thì cá voi, cá sấu bị

Trang 26

phanh từng đoạn, chia cắt đội hình quân địch Đánh hồi trống thứ hai thì chim muôngtan tác, hươu nai hoảng loạn, lũ giặc hoảng sợ chia lìa, tan tác Nên hiểu ý câu văn liềnmạch như thế mới không làm gián đoạn sự tiến công và thấy được quân ta rất mạnh.

決 潰 蟻 於 崩 堤

振 剛 風 於 稿 葉Quyết hội nghĩ ư băng đêChấn cương phong ư cảo diệp

“Cơn gió to trút sạch lá khô

Tổ kiến hỏng sụt toan đê vỡ”

Hai câu văn thể hiện sự tương quan lực lượng giữa ta và địch Ta như “cơn gió to” như “dòng lũ lớn” còn địch như “lá khô”, “tổ kiến” Câu văn thể hiện được sức

mạnh, thế mạnh và thế đánh của ta Nhưng văn bản dịch chưa thể hiện được ý này Ý

của câu “Cơn gió to trút sạch lá khô” thì tạm được nhưng ý của câu sau sẽ làm cho

người đọc hiểu nhầm đối tượng tổ kiến hỏng là nguyên nhân làm đê vỡ Ý của hai câurời rạc không nối kết được với nhau Trong khi nguyên tác của Nguyễn Trãi đã dùngnhững từ ngữ sinh động, chính xác để nói lên mối tương quan lực lượng trong đợt tiếncông này

Thành Đan Xá thây chất đầy núi, cỏ nội đầm đìa máu đen”

Ý của nguyên tác: câu này có hai vế đối nhau rất chỉnh, có nguyên nhân – kếtquả Như vậy nên hiểu “Lãnh câu chi huyết chữ phiêu”冷 溝 之 血 杵 漂 là máu giặctrong nước Lãnh Câu làm trôi chày, “Đan Xá chi thi sơn tích”丹 舍 之 屍 山 積 xácgiặc ở Đan Xá tích lại thành núi Ý của câu văn là vậy nhưng câu văn dịch của BùiVăn Nguyên gây mâu thuẫn Khi đọc câu dịch người đọc không xác định Lãnh Câu làsông hay suối? Chữ “câu” 溝 nghĩa là suối nhưng Lãnh Câu là địa danh – sông LãnhCâu Câu tiếp theo “Thành Đan Xá thây chất đầy núi, cỏ nội đầm đìa máu đen” Ở đâykhông có thành nào cả mà ý của nguyên tác là xác giặc ở Đan Xá tụ lại thành núi làm

Trang 27

cho cỏ ngoài đồng thấm đỏ Theo ý của hai câu này thì đây là hai trận chiến trên sôngLãnh Câu và đồng Đan Xá.

Trang 28

Chương 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO2.1 Đại Việt là một đất nước có truyền thống nhân nghĩa cao đẹp

2.1.1 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa

Lòng yêu nước và tự hào dân tộc nói chung dân tộc nào cũng có và trong truyềnthống tốt đẹp của ông cha ta hiển nhiên còn có lòng căm ghét áp bức bất công, tình yêuthương con người, yêu thương nhân dân tha thiết Điều đó không phải ngẫu nhiên, bởitrên thế giới hiếm có một dân tộc nào có lịch sử chống ngoại xâm rực rỡ như dân tộc

ta Đất nước ta nằm ở ngã ba đường quan trọng chiếm một vị trí chiến lược từ xưa đếnnay luôn bị kẻ thù bành trướng, bọn phong kiến phương Bắc, bè lũ thực dân, đế quốcdòm ngó, đe dọa và xâm lăng

Ngay từ thuở lập quốc thời Hùng Vương công cuộc dựng nước phải đi đôi vớiviệc giữ nước nhằm chống lại mưu đồ xâm lược của các thế lực phong kiến phươngBắc Gần một ngàn năm Bắc thuộc quả là một bi kịch của dân tộc ta Nhưng đó là một

bi hùng kịch Từ trong đau thương dân tộc ta lại nung nấu chí căm thù, tinh thần quậtkhởi Những cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,… như những bảnhùng ca bằng máu vang lên không ngớt trong suốt mười thế kỉ đau thương Từ đây sựnghiệp cứu nước, dựng nước và lòng yêu nước của ông cha ta có bước phát triển mới.Tất nhiên, bước phát triển ấy có sự tiếp thu và chọn lọc của nhiều yếu ngoại lai nhất là

hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi một nhà Nho chân chính đãthấm nhuần tư tưởng yêu nước, yêu dân của ông cha ta từ ngàn xưa Vì thế mà khitham gia khởi nghĩa Lam Sơn ông đã tiếp nối truyền thống của ông cha mà nêu caongọn cờ nhân nghĩa vì nước, vì dân và ngọn cờ ấy đã sớm trở thành kim chỉ nam chođường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Tư tưởng đó đã giúp cho

Lê Lợi hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh, nó biến thành sức mạnh

to lớn đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn Như thế, không phải ngẫu

nhiên mà trong Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥 trước tiên Nguyễn Trãi nêu lên:

Trang 29

Nguyễn Trãi nêu cao như một tiêu đề trong văn bản chính thức của nhà nước – bảntuyên ngôn nhân nghĩa của nước ta Đó chính là một trong những nội dung chính trong

tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi; thương dân, vì dân và yên dân; nhân nghĩa còn

là sự khoan dung, độ lượng; là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình,…Vì tư tưởngnhân nghĩa mang mục đích cao cả như thế nên ông đã gia nhập vào nghĩa quân LamSơn để cùng với Lê Lợi hoạch định ra đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn đểchống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc

Ta thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây có sự kế thừa một truyền thống lớn trong lịch sử nước Đại Việt là tư tưởng “yên dân” 安 民 và đã mượn tư

tưởng “nhân nghĩa”仁 義 của Trung Hoa để nêu cao lòng yêu nước chống ngoại xâmlúc bấy giờ Vì thế mà ở tư tưởng này ông đã mở rộng ra, phát triển hơn, phù hợp vớicuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và góp phần tạo nên một dấu ấn đặc sắctrong lịch sử tư tưởng Việt Nam

Nguyễn Trãi nêu lên nguyên lí nhân nghĩa ở đây như một tiền đề có tính chất

tiên nghiệm bởi nó có nguồn gốc từ phạm trù “nhân nghĩa” của Nho giáo Nhân 仁theo Khổng Tử bao gồm năm mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn

trong đó quan hệ vua tôi là quan hệ trung tâm và quyết định nhất Nghĩa 義 theoKhổng Tử là trách nhiệm đạo đức trong năm mối quan hệ đó Khổng Tử định nghĩa về

chữ nhân chưa bao giờ ông nói đến yêu dân, thương nước, Mạnh Tử có tinh thần tiến

bộ hơn ông thống trách các vua chúa đương thời “tranh đất đánh nhau, giết người đầy đồng” nhưng thời Mạnh Tử là thời không có chiến tranh chính nghĩa Vì vậy, dù có tiến bộ hơn Khổng Tử ông cũng không thể bổ sung thêm cho khái niệm nhân nghĩa

được đầy đủ và có nội dung chân chính như Nguyễn Trãi

Nhân nghĩa仁 義 của Nguyễn Trãi không phải là trung thành mù quáng với bọnvua chúa tàn bạo mà là chống xâm lược, có trách nhiệm cao cả đối với vận mệnh Tổquốc, đối với hạnh phúc của nhân dân Ta thấy Nguyễn Trãi đã gắn chặt tư tưởng nhân

nghĩa với tư tưởng vì dân và yên dân: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, dùng quân

nhân nghĩa để cứu dân thoát khỏi cảnh khổ, đem quân nhân nghĩa đi đánh, dẹp loạn

cốt để yên dân Như vậy, một lần nữa ông khẳng định nhân nghĩa仁 義 chính là yêunước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân

Nguyễn Trãi nói đến hai chữ “yên dân” 安 民 là nói đến chính sách thân dân

mà trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học

Trang 30

Trung Quốc như Mạnh Tử… đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của

dân Ở Việt Nam, tư tưởng yên dân đã trở thành một đạo lý được phổ biến ở triều đại

Lý, Trần, khi mà nhà nước phong kiến có vai trò quan trọng tích cực chăm lo đến đờisống nhân dân, thường thấy ở những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân,… củanhững người lãnh đạo nhà nước như Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,các tướng quân sự tài giỏi như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải

… Điều đó đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh Kế

thừa truyền thống cao đẹp đó, Nguyễn Trãi đã nâng tư tưởng “yên dân” lên mức độ

cao hơn, tiến bộ hơn

Trước tiên, ta thấy “dân” 民 ở đây được xem là một bước tiến lớn trong Bình Ngô đại cáo và cũng là trong tư tưởng nhân nghĩa 仁 義 của Nguyễn Trãi, “dân” họ là

những người dân nghèo, dân mọn, những kẻ đi cày, đi ở, nhìn chung họ là tầng lớpđông nhất, nghèo khổ nhất và thường bị bốc lột nhiều nhất trong xã hội nhưng NguyễnTrãi xem họ không phải là những người cần được chiếu cố hay ban ơn mà họ là nhữngngười có ý chí vươn lên rất cao Khi thấu hiểu được lòng dân, ông đã nhận thấy rõnhững đức tính cao quý của họ, hiểu được nguyện vọng tha thiết của họ, thấy rõ đượcsức mạnh vĩ đại của họ trong lịch sử Nên khi tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ông

đã coi dân là lực lượng quan trọng nhất, là sức mạnh vĩ đại nhất có thể làm nên chiếnthắng, dân chiếm một vị trí rất khả quan Vì thế, bước tiến lớn nhất của tư tưởng yêu

nước trong Bình Ngô đại cáo平 吳 大 誥 là sự có mặt của dân, lúc đánh giặc nhờ vàodân, kết thúc chiến tranh cũng là vì nhân dân

Quan điểm “yên dân” 安 民 của Nguyễn Trãi là chấm dứt, là loại trừ những

hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân “Yên dân” còn là sự bảo đảm cho nhân dân

có được một cuộc sống yên bình, không được nhũng nhĩu gây “phiền hà” đến dân Với tư tưởng yên dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ

“nhân nghĩa, yên dân”, 仁 義, 安 民 phải củng cố kết lòng dân làm thành sức mạnhcủa nước Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nướcphải biết lấy sức dân mà kháng chiến Đó là một chiến lược có tính trường tồn đượcxem như một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Nguyễn Trãi đã coi “yên dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” 去 暴 là

đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”,

tức lo diệt quân cướp nước Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho hợp với lẽ trời

Trang 31

và thuận với lòng người nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy

“đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo” Nhân nghĩa là cần phải

đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển Nhân nghĩa giống như là một

phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, nhật nguyệt hối mà lại minh”. 乾 坤 既

否 而 復 泰, 日 月 既 晦 而 復 明。Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã mangđậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam Ở đây, có thểthấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa củaKhổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam

Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng tư tưởng nhân nghĩa của ông cha ta ngày xưađến nay vẫn còn là một chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhân dân ta Suốt bốn ngàn nămdựng nước tất cả các dân tộc anh em luôn kề vai sát cánh bên nhau để đánh đuổi ngoạixâm, giữ gìn bờ cõi Tấm lòng thương yêu đó không còn hạn hẹp trong nước Đại Việt

ta mà còn mở rộng với nhân dân lao động các nước đặc biệt là nhân dân lao độngTrung Quốc cùng có kẻ thù chung là bọn phong kiến Trung Quốc Tấm lòng bốn bể ấycủa nhân dân ta luôn được lịch sử chứng minh qua các giai đoạn đánh Tống, chốngNguyên, diệt Minh và phá Thanh và gần đây hơn là hai cuộc kháng chiến chống Pháp

và chống Mĩ xâm lược Nhân dân ta không những bảo vệ đất nước mình mà còn chặngđứng những cuộc xâm lược của chúng đối với các nước anh em trong khu vực ĐôngNam Á

2.1.2 Nguồn gốc của nhân nghĩa Đại Việt là nền văn hiến lâu đời

Khi nghĩa quân Lam Sơn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa chống quân Minh thì

chúng ta thấy rằng đó là một lẽ tất nhiên như bản thân của chân lí mà dân tộc ta phảibiết giữ gìn và phát huy Vì đất nước Đại Việt ta là một đất nước đã có từ rất lâu vớilịch sử chống xâm lược hàng ngàn năm, với nền văn hóa, văn hiến lâu đời và rực rỡ

mà ta rất đáng tự hào Nay bọn phong kiến phương Bắc một lần nữa chúng lại cướpnước ta với mục đích muốn hủy diệt nền văn hiến nước ta để xóa bỏ tư tưởng nhânnghĩa mà nhân dân ta hằng giương cao, xem đó là lẽ sống, là tấm lòng nhân đạo GiặcMinh muốn hủy diệt nền văn hiến, văn hóa Đại Việt nhưng cho dù chúng có tìm mọicách hủy diệt thì những điều ấy cứ như những hạt giống, hễ vùi sâu vào lòng đất thì nólại càng vươn mình, nảy những mầm xanh tươi tốt Đó là những yếu tố khẳng địnhrằng đất nước ta là một đất nước có chủ quyền, lãnh thổ, có cả nền văn hóa, văn

Trang 32

hiến,… Tất cả tạo nên một bản sắc dân tộc, một bản lĩnh dân tộc không phụ thuộc vàomột đất nước nào:

Nếu nhân nghĩa là tiền đề có tính chất tiên nghiệm thì chân lí về sự tồn tại độc

lập có chủ quyền của nước Đại Việt lại có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử Vì thếNguyễn Trãi càng yêu nước thì càng tự hào với chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền

của dân tộc nên trong Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa

Nguyễn Trãi lại trịnh trọng, dõng dạc tuyên bố quốc hiệu “Đại Việt” 大 越 của nước

ta Chắc hẳn đây không phải là một sự ngẫu nhiên, tên nước Đại Việt đã có từ thời mởđầu kỷ nguyên độc lập ở thế kỉ thứ X, và xa hơn nữa quốc hiệu nước ta đã có từ thờicác vua Hùng dựng nước Nhưng thuở ấy, tên nước là Văn Lang Là con người có tinhthần tự chủ mạnh mẽ, khi quân Minh có âm mưu thôn tính nước ta và coi Đại Việt chỉ

là một quận, huyện của chúng thì Nguyễn Trãi đã nêu bật quốc hiệu và nhấn mạnh

“Như nước Đại Việt ta” nhằm đập tan âm mưu thôn tính của chúng, và khẳng định

mạnh mẽ trước nhân dân các nước rằng đất nước Đại Việt là một đất nước tồn tại nềnđộc lập từ rất lâu

“Bờ cõi” 域 既, “núi sông” 山 川 điều riêng biệt, tất cả sự khẳng định đó không

nhờ vào trời, vào thần nữa mà nhờ vào nền văn hiến lâu đời Có thể thấy rằng so với

Lý Thường Kiệt khi khẳng định chủ quyền đất nước thì Nguyễn Trãi có cái nhìn toàn

diện và sâu sắc hơn Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” 南 國 山 河 của Lý ThườngKiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước đã trình bày súc tích vàsáng rõ một quan niệm về chủ quyền dân tộc được xác định một cách tự nhiên, hiểnnhiên và rất thiêng liêng về lãnh thổ, chính trị:

南 國 山 河 南 帝 居

Trang 33

截 然 定 分 在 天 書

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Lý Thường Kiệt xác định đất nước chỉ trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền

nhưng nhờ vào trời, vua và thần Đến đời nhà Trần ở thế kỉ XIII, qua Hịch tướng sĩ

của Trần Quốc Tuấn, chúng ta có thể thấy vấn đề độc lập, tự do của dân tộc được nhậnthức một cách sâu rộng hơn, có căn cứ lịch sử và vững chắc hơn Danh dự của dân tộc,niềm tự hào dân tộc được đề cao trên cơ sở nhận thức sâu hơn về một đất nước đã có

kỉ cương, lễ giáo và truyền thống riêng, một đất nước trong đó tầng lớp thống trị đãnhìn thấy rõ hơn vai trò của quần chúng nhân dân, sự thống nhất giữa quân và dân,tướng và sĩ Với khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi

vẻ vang, thời đại Nguyễn Trãi là một cái mốc sáng chói trên con đường đấu tranh chođộc lập tự do của dân tộc chúng ta Cuộc đấu tranh này đến đây đã được ý thức và tiếnhành từ một tầm cao mới về tư tưởng và với một sức mạnh tổng hợp mới của dân tộc.Theo Nguyễn Trãi ta độc lập, tự chủ, ta bình đẳng với Trung Quốc như một thực

tế lịch sử chẳng những do lãnh thổ, chủ quyền mà một điều tất yếu là do trình độ văn

hiến của đất nước chúng ta, Nguyễn Trãi đã ý thức được “văn hiến”文 獻 là yếu tố cơbản để xác định dân tộc Văn 文 là văn hóa, văn minh Hiến 獻 là nhân tài, hào kiệt

Nguyễn Trãi lại nói rõ hơn “văn” chính là phong tục, chính trị Phong tục thì “Bắc Nam cũng khác” Bắc là Trung Quốc, Nam là Việt Nam, phong tục cũng là một nét để

khu biệt các dân tộc với nhau không thể mang phong tục của dân tộc này gán ghép chophong tục của dân tộc khác, điều đó trái với lẽ thường tình, trái với chân lí tự ngàn đời.Chính trị thì mỗi bên điều xưng đế, để khẳng định nền độc lập ta lại không thể không

phủ định chủ nghĩa bá quyền của phong kiến Trung Quốc Cho nên Bình Ngô đại cáo

Phong kiến Trung Hoa tự cho mình là đại quốc, các nước khác chỉ là tiểu quốc

Ở đại quốc ngự trị hoàng đế Trung Hoa với danh hiệu là Thiên tử, là con Trời và do đóquyền lực bao trùm khắp thế gian Ở các nước nhỏ, cao nhất cũng chỉ có Vương tức bề

Trang 34

tôi của Thiên Tử Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 đã thẳng tay đập mạnh vào cái thóingạo mạn ấy khi tuyên bố rằng các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần ở nước ta cùng sánh

ngang hàng và bình đẳng với Hán, Đường, Tống, Nguyên ở nước Trung Hoa mà “mỗi bên xưng đế một phương” 各 帝 一 方 là khẳng định quyền lực tuyệt đối, khẳngđịnh sự độc lập hoàn toàn của ta, dứt khoát bác bỏ cái quyền không có một đại hoàng

đế, một con trời độc tôn trên thế gian này Lời khẳng định ấy như muốn nói rằng:hoàng đế Trung Hoa chỉ làm đế ở phương Bắc, còn nước Đại Việt ta cũng có đế củamình, làm chủ phương Nam Nam đế sánh cùng Bắc đế, một so sánh đầy tự hào dântộc Vì vậy, chẳng những dân tộc, đất nước ta có quyền độc lập mà còn có sức sống

độc lập “hiến” 獻 thì “hào kiệt đời nào cũng có” 而 豪 傑 世 未 常 乏 。

Ta có điều kiện chủ quan để tự cường, có người tài đức để cai trị lấy mình, taluôn luôn có những người anh hùng hữu danh và vô danh để lãnh đạo nhân dân bảo vệquyền tự chủ:

Trang 35

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi”

Rõ ràng là thế, Lưu Công là tên vua Nam Hán sai con đem quân sang xâm lượcnước ta bị Ngô Quyền đánh bại, Triệu Tiết tướng nhà Tống đem quân xâm lược nước

ta bị Lý Thường Kiệt đánh bại, Toa Đô và Ô Mã là hai tướng nhà Nguyên sang đánhnước ta đời nhà Trần Mỗi tên một vẻ, Toa Đô thua trận và bị giết ở bến Hàm Tử còn

Ô Mã Nhi bị bắt sống ở sông Bạch Đằng Khác với Hịch tướng sĩ trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã dùng những sự việc của quốc sử để cổ vũ, phát huy lòng tự hào,

đề cao lịch sử, truyền thống dân tộc, là có cơ sở vững chắc nhằm chứng minh cho quân

ta thấy rõ sức mạnh vượt bậc của nền văn hóa, văn hiến nước ta Dù về mặt kinhnghiệm chiến tranh hay kinh nghiệm chính trị có thể không bằng chúng nhưng nhờ vàolòng tự hào dân tộc, nhờ vào những tấm gương chiến công sáng chói và tinh thầnquyết chiến, quyết thắng mà nhân dân ta có thể đánh thắng những tên giặc hung hãnnhất Đó như một điều hiển nhiên của quy luật, quân ta toàn thắng vì đấu tranh chínhnghĩa, bảo vệ quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc còn đối với một đội quân Minh dù đó

là những tướng chỉ huy tài giỏi không dễ đánh bại nhưng là vì làm những việc phinghĩa đem quân đi cướp nước người nên đã tự chuốt lấy thất bại

Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ta càng thấy rõ rằngthắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn không đơn thuần là thắng lợi về quân sự, hoặc chỉ

có ý nghĩa đối với dân tộc ta, mà là một thắng lợi toàn diện, thắng lợi của đạo lí và bảnlĩnh của Việt Nam, của trí tuệ và văn hóa Việt Nam, thắng lợi của một dân tộc nhưnglại soi sáng cho các dân tộc khác biết tôn trọng chủ quyền và danh dự của mình, thắng

lợi của đại nghĩa đối với hung tàn, của chí nhân đối với cường bạo Do đó thắng lợi

này luôn luôn có ý nghĩa cho những ai đấu tranh cho độc lập, tự do, cho lẽ phải vàphẩm giá Một lần nữa chân lí chủ quyền chính nghĩa, thuận với lòng người, với lịch

sử dân tộc được khẳng định bằng tất cả ý chí, tinh thần, văn hóa cùng với các yếu tố

địa lí, lãnh thổ, lịch sử Vì thế mà Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 khẳng định chân lícủa chủ quyền độc lập, chân lí của sức mạnh văn hiến sẽ chiến thắng tất cả và sẽ minhchứng cho sự trường tồn, bất diệt của con người Đại Việt, ngày nay chúng ta vẫn có

thể giương cao ngọn cờ nhân nghĩa với nguồn gốc là nguồn sức mạnh văn hiến mấy

ngàn năm ấy để tiến lên đánh đuổi những kẻ xâm phạm bờ cõi thiêng liêng Dù có giankhổ, có đọa đày tù hãm nhưng chân lí vẫn luôn sáng ngời Đất nước - con người Đại

Trang 36

Việt như hòa vào dòng máu của lịch sử, sẽ tuôn chảy trong sức sống mãnh liệt, sứcsống của văn hiến 4000 năm.

2.2 Bình Ngô đại cáo là bản cáo trạng đanh thép, đầy lòng căm thù giặc 2.2.1 Tác giả đứng trên quan điểm nhân nghĩa để lên án quân xâm lược

Tự hào về nền độc lập đất nước, Nguyễn Trãi càng tự hào về nền văn hóa, vănhiến của dân tộc và càng yêu nước, thương dân ông càng căm thù giặc sâu sắc Bọngiặc Minh tàn bạo muốn bành trướng thế lực mà đem quân đến thống trị nước ta vàthực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc để tiêu diệt nền văn hiến nước ta nhằm biến nước

ta thành quận, huyện của chúng Đã hai mươi năm, kể từ khi bọn phong kiến phươngBắc đặt ách đô hộ trên đất nước ta, nhân dân ta luôn sống trong cảnh đêm trường nô lệđầy rẫy sắt lửa, máu xương và nước mắt không còn biết cuộc sống yên vui, no ấm lànhư thế nào Cảnh đen tối và đau đớn ấy đem đối chiếu với thời dĩ vãng, huy hoàng,oanh liệt làm cho lòng người phải căm giận, hùng khí của giống nòi phải sôi nổi

Là một con người luôn đề cao tư tưởng “nhân nghĩa”, “yên dân”, “trừ bạo”,

Nguyễn Trãi đã tận mắt chứng kiến từng hành động của giặc và ông không thể nào thathứ được cho những hành động lên tới mức là tội ác tuyệt đỉnh, cực kì dã man Vớilòng uất hận trào sôi, bùi ngùi và xót thương cho những người dân vô tội, ông đã dùngngòi bút sắt bén của mình để vạch trần những luận điệu xảo trá đồng thời tố cáo nhữngtội ác tham tàn, bạo ngược mà chúng đã gây ra cho nhân dân ta suốt hai mươi nămqua

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa, Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.”

Hơn ai hết, Nguyễn Trãi đã nhìn thấy rõ bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn

chúng là lợi dụng tình hình trong nước “nhân” lúc nhà Hồ không được lòng dân, nhân

dân trong nước oán phản, căm thù, cùng với bọn gian tà cấu kết với giặc có âm mưu

bán nước, giặc Minh hung bạo đã “thừa cơ” những lúc sơ hở đó mà tiến hành cướp

Trang 37

nước ta làm hại nhân dân ta Nguyễn Trãi còn vạch rõ luận điệu lừa bịp ấy, triều đình

nhà Minh miệng luôn nói “phục lại nước bị diệt, nối lại dòng bị tuyệt” mà ý thì quyết xâm lược nước ta, nếu nhằm mục đích phục Trần thì có thể xem là “nhân nghĩa”

nhưng đây không phải thế mà âm mưu cao cả của chúng là muốn sáp nhập nước tathành một châu, quận của chúng thật là việc làm phi nghĩa nhưng nhân dân ta vẫn kiênquyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ Vì thế mà toàn dân Đại Việt đãđứng lên dựng cờ khởi nghĩa để quyết giành lại nền độc lập tự do cho nước nhà

Nguyễn Trãi đã tố cáo những việc làm của chúng trái với những đạo lí thánh

hiền, đạo nhân nghĩa của Khổng, Mạnh vốn xuất phát từ đất nước của chúng, tất cả

những việc làm ấy nhất định sẽ bị trả giá dưới sức mạnh của chính nghĩa, của chân línhân nghĩa mà đất nước chúng hằng giương cao Hơn nữa, nhân dân ta Đại Việt ta từbao đời nay cũng luôn đề cao tư tưởng này, một tư tưởng được hình thành và phát triểnxuyên suốt chiều dài lịch sử, một tư tưởng đã làm cho nhân dân ta sống với đạo lý yêuchính trực, ghét gian tà và căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước Giặc Minh với mụcđích đen tối cướp nước ta, hành động của chúng là trái với chính nghĩa, bọn chúngnhất định sẽ bị đánh bại một cách nhục nhã và bị tiêu diệt không toàn thây

Tố cáo tội ác của giặc bằng tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi còn vạch ra baonhiêu tang tóc, đau thương mà chúng đã gây ra dưới chiêu bài “dạy dân”, “dẹp loạn”,

“văn minh” của bọn chúng “Văn hiến” của chúng chỉ là cái vỏ bề ngoài của biết baohành vi hung tàn và bạo ngược, tội ác của chúng đã làm bại hoại cả trời đất, vạn vật

Vì thế, theo lẽ tất nhiên chúng càng đánh sẽ càng thua, càng tăng cường đàn áp, xâmlược chúng càng bị thất bại nặng nề

2.2.2 Tội ác của giặc Minh chồng chất như núi, đầy mưu mô xảo quyệt

Suốt hai mươi năm ròng rã chiếm đóng nước ta, tội ác của giặc không phải một,hai mà đến vô vàn không sao kể xiết, từng tội từng tội như gieo rắc vào tim gan, khối

óc căm hờn của toàn thể nhân loại đến nổi trời, đất, thần, người không ai chịu nổi.Bằng ngòi bút vừa căm giận vừa chua cay Nguyễn Trãi nêu lên tội ác dã man nhất củachúng như một hành động khủng bố muốn diệt chủng cả dân tộc ta:

焮 蒼 生 於 虐 焰,

陷 赤 子 於 禍 坑。

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.”

Trang 38

Đây chỉ là một chi tiết điển hình cho muôn ngàn chi tiết để miêu tả tội ác củagiặc Minh (rút ruột người treo lên cây, nấu thịt người lấy dầu, phanh thây phụ nữ cóthai, nướng sống người làm trò chơi, chất thây người làm mồ kỉ niệm…) vừa cụ thể lạivừa khái quát Đen của những người dân đen, những kẻ thấp hèn, đỏ trong con đỏ, họ

là những người vô tội vạ, tầng lớp “thấp cổ bé họng” trong xã hội mà phải chịu cảnhđọa đày dã man, kẻ bị nướng ngay trên ngọn lửa của hung tàn, ác đảng, người bị vùixuống cái hầm của tai vạ, nướng thật vùi thật cảnh thật rùng rợn và đau đớn ấy dườngnhư không phải dùng để đàn áp cho loài người thế mà bọn giặc dã man không còn gì lànhân tính đã hành động như thế đối với nhân dân ta Nguyễn Trãi đã nêu lên hai hìnhảnh thật cụ thể để khái quát lên lời nhận định, lời cáo trạng đanh thép khắc vào tấm biacăm thù để muôn đời nguyền rủa, không phải giặc Minh mà những kẻ nào gây ra tội áctương tự

Không dừng lại ở đó, nhân dân ta nếu không bị nướng, bị vùi thì cũng phải chịunhững hành động đàn áp khốn khổ hơn, tất cả điều cùng một mục đích muốn giết sạch,xóa sạch không còn con đường nào để thoát thân được

Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.”

Tội ác dễ thấy nhất là giặc Minh đã đặt ra hàng trăm thứ sưu dịch, thuế má đểnhân dân ta phải cống nộp, tất cả nhằm mục đích dồn nhân dân ta chết mòn ở khắp cácnơi, hang cùng ngõ hẻm nào là lên rừng đào mỏ, xuống biển mò châu, bẫy hưu đen,bắt chim trả Sự đày ải ấy là gian khổ và cùng cực làm cho dân ta phải gặp và chịuđựng bao cảnh chết chóc khi phải xông pha nơi rừng sâu nước độc, xuống biển thì gặpthuồng luồng đâu đâu cũng thấy “chốn chốn lưới chăng”, “nơi nơi cạm đặt” Còn mộtloại tội ác đặc biệt rùng rợn nhất không thể nào không nhắc đến mà ngày nay xem như

là tội tiêu diệt môi sinh, triệt đường sinh sống:

Trang 39

áo họ không đủ che thân nhưng lại bóc lột họ, họ không có sức lực để chống cự nhưnglại tàn hại họ Đó chính là sự tàn bạo tiêu diệt con người, tiêu diệt mầm sống cuối cùngtrên mảnh đất này không những đối với dân tộc ta mà cả những loài vật vô tri, vô giáccũng không được sống thỏa cuộc sống đáng sống Côn trùng cũng là loài vật yếu hènnhất trong trời đất, cây cỏ là loài vô tri, thấp bé Vậy tại sao không để cho loài vô tri,

vô giác này được sinh sống bình thường? Còn nguyên nhân nào ngoài sự tàn bạo Cây

cỏ, loài vật trên đất nước bị xâm lược cũng có thân phận như con người bị tàn, bị hại

Và đó là mức tàn hại cuối cùng hình như không còn con người để hãm hại chúng giếtchết cả cây cỏ côn trùng, không còn người lành mạnh để gieo tai họa chúng rắc họa lên

đầu kẻ góa bụa khốn cùng Tổng hợp lại ta thấy bản cáo trạng đanh thép trong Bình Ngô đại cáo là một bức tranh đẫm máu và nước mắt của nhân dân ta thu nhỏ lại: Tội

ác của giặc đối với nhân dân ta từ các lớp người già, trẻ, trai, gái từ các loại nghề làmruộng, dệt vải, săn bắn, mò ngọc, đào vàng, phu phen, tạp dịch,… Người nào bị chúngbắt được mà không bị chúng hà hiếp một cách dã man, tàn khốc? Người nào bị chúng

bắt mà không bị bóc lột đến tận xương tủy? Chưa phải là hết cho đến kẻ “góa bụa khốn cùng” cho đến giống “côn trùng cây cỏ” cũng khó thoát khỏi nanh vuốt nhầy

nhụa, máu mủ mà chúng hút được của nhân dân ta, chim muông, cây cỏ của ta

Cảnh đọa đày thật tàn nhẫn và khốc liệt của giặc đã lên đến mức tột đỉnh:

決 東 海 之 水 不 足 以 濯 其 污,

罄 南 山 之 竹 不 足 以 書 其 惡。

神 民 之 所 共 憤,

天 地 之 所 不 容。

“Độc ác thay! trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay! nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Trang 40

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần nhân chịu được.”

Tội ác của giặc lên đến muôn ngàn, muôn vạn đến nỗi cả rừng trúc bạt ngàn củanước Nam và cả nước biển Đông mênh mông, bao la vẫn không thể nào kể hết, nói hếttội của giặc Chúng đã xây dựng nên một không gian ảm đạm và bi thảm không chỉ tànhại con người mà cả thiên nhiên, tạo vật, làm cho Trời Đất, Thần Thánh và con ngườiđều căm phẫn Hành động như thế không thể nào không bị trừng phạt đích đáng

2.3 Nguồn sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt

2.3.1 Lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn – một người anh hùng xuất chúng

Tội ác của giặc Minh thật nham hiểm và tàn bạo suốt một ngàn năm chúng đãlàm cho nhân dân ta không một ngày được sống yên thân Mục tiêu của chúng là muốnthủ tiêu cả nền văn hóa, văn hiến của nước ta để đồng hóa người Việt vào nền văn hóaHán tộc với mục tiêu cuối cùng là muốn xóa tên nước Đại Việt trên bản đồ thế giới.Đứng trước nguy cơ diệt vong ghê gớm ấy nhân dân ta, tướng sĩ ta không thể cam tâmsống chung với bọn giặc cướp nước và giờ đây chỉ còn con đường duy nhất là kiênquyết đứng lên chiến đấu chống ngoại xâm Lại một lần nữa diễn ra sự đụng chạmkhông chỉ giữa hai đội quân mà giữa hai nền văn hóa, giữa hai lẽ sống của con người.Một bên là bọn phi nghĩa tàn bạo chuyên đi xâm lược nước khác để bành trướng thếlực, một bên là chính nghĩa chiến đấu để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ non sông đấtnước, dù cho hàng vạn người đã ngã xuống vì máu chảy đầu rơi nhưng hàng triệu nhândân vẫn tiếp tục đứng dậy Sự nghiệp lớn lao của dân tộc chưa thành công là vì phongtrào đang thiếu những kế sách đúng đắn và chưa có người lãnh đạo đủ tài năng Đấtnước đang trong cơn nguy kịch đó lại xuất hiện được Lê Lợi và Nguyễn Trãi NguyễnTrãi sau khi lao tâm khổ tứ mười mấy năm trời đã tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn

ghi trong Bình Ngô sách平 吳 策 dân cho Lê Lợi, Lê Lợi dựa vào đường lối cứu nước

đó mà phát triển thành hành động tiến lên chuẩn bị khởi nghĩa Đường lối cứu nước

của Nguyễn Trãi vẫn là ở tư tưởng nhân nghĩa, cơ bản của tư tưởng này là tư tưởng

dân chủ của nhân dân, nó nhằm tranh thủ lòng dân, huy động sức mạnh của nhân dânvào sự nghiệp cứu nước, đoàn kết tất cả các lực lượng yêu nước vào một mặt trận duynhất là chống xâm lược giải phóng đất nước Đó là một tư tưởng truyền thống của dântộc nảy sinh từ kinh nghiệm đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài của ông cha.Trong hơn mười năm gian khổ để tìm đường cứu nước Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng

Ngày đăng: 24/11/2015, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi toàn tập
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội
2. Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước. NXB Quân Qội Nhân Dân, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước
Nhà XB: NXB Quân Qội NhânDân
3. Lê Thị Ngọc Bích, Giáo trình Hán Nôm 2, Bộ môn SP Ngữ Văn, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hán Nôm 2
4. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc (chủ biên), Văn học 10, tập 1, NXB Giáo Dục, sách chỉnh lí hợp nhất 2000, tái bản lần thứ tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học 10, tập 1
Nhà XB: NXB Giáo Dục
5. Thiều Chửu, Hán Việt từ điển, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
6. Nguyễn Kim Châu, Giáo trình Văn học Việt Nam Trung đại 1, Bộ môn Ngữ văn, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học Việt Nam Trung đại 1
7. Nguyễn Tài Cẩn, Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa
Nhà XB: NXB ĐạiHọc Quốc Gia Hà Nội
8. Ngô Viết Dinh (tuyển chọn và biên tập), Đến với thơ Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với thơ Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB ThanhNiên
9. Lê Quí Đôn, Đại Việt thông sử, NXB Tổng Hợp Đồng Tháp, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt thông sử
Nhà XB: NXB Tổng Hợp Đồng Tháp
10. Nguyễn Khắc Đàm, Văn chương của đời, NXB Đại Học Sư Phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương của đời
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
11. Nguyễn Thạch Giang, Lời quê chấp nhặt, NXB Khoa Học Hà Hội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời quê chấp nhặt
Nhà XB: NXB Khoa Học Hà Hội
12. GS. Trần Văn Giàu, Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa của dân tộc, NXB Khoa Học Xã Hội, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa của dân tộc
Nhà XB: NXBKhoa Học Xã Hội
13. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Nhà XB: NXB Trẻ
14. Trần Ngọc Hưởng, Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận đề về Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB Thanh Niên
15. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử lược
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
16. Vũ Khiêu, Trên con đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, NXB Văn Hóa, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên con đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi
Nhà XB: NXB VănHóa
17. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập 2, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử kí toàn thư, tập 2
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
18. Mai Quốc Liên, Phê bình và tranh luận Văn học, NXB Văn Hóa Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình và tranh luận Văn học
Nhà XB: NXB Văn Hóa Hà Nội
19. Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp. NXB Văn Hóa Thông Tin, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp
Nhà XB: NXB Văn Hóa ThôngTin
20. Đỗ Văn Lưu (tuyển chọn và giới thiệu), Tập nghị luận và phê bình văn học (tập 1), NXB Giáo Dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập nghị luận và phê bình văn học
Nhà XB: NXB Giáo Dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w