Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa

Một phần của tài liệu bàn về giá trị văn chương trong bình ngô đại cáo (Trang 28)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa

Lòng yêu nước và tự hào dân tộc nói chung dân tộc nào cũng có và trong truyền thống tốt đẹp của ông cha ta hiển nhiên còn có lòng căm ghét áp bức bất công, tình yêu thương con người, yêu thương nhân dân tha thiết. Điều đó không phải ngẫu nhiên, bởi trên thế giới hiếm có một dân tộc nào có lịch sử chống ngoại xâm rực rỡ như dân tộc ta. Đất nước ta nằm ở ngã ba đường quan trọng chiếm một vị trí chiến lược từ xưa đến nay luôn bị kẻ thù bành trướng, bọn phong kiến phương Bắc, bè lũ thực dân, đế quốc dòm ngó, đe dọa và xâm lăng.

Ngay từ thuở lập quốc thời Hùng Vương công cuộc dựng nước phải đi đôi với việc giữ nước nhằm chống lại mưu đồ xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc. Gần một ngàn năm Bắc thuộc quả là một bi kịch của dân tộc ta. Nhưng đó là một bi hùng kịch. Từ trong đau thương dân tộc ta lại nung nấu chí căm thù, tinh thần quật khởi. Những cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,… như những bản hùng ca bằng máu vang lên không ngớt trong suốt mười thế kỉ đau thương. Từ đây sự nghiệp cứu nước, dựng nước và lòng yêu nước của ông cha ta có bước phát triển mới. Tất nhiên, bước phát triển ấy có sự tiếp thu và chọn lọc của nhiều yếu ngoại lai nhất là hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão. Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi một nhà Nho chân chính đã thấm nhuần tư tưởng yêu nước, yêu dân của ông cha ta từ ngàn xưa. Vì thế mà khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ông đã tiếp nối truyền thống của ông cha mà nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa vì nước, vì dân và ngọn cờ ấy đã sớm trở thành kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh, nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Như thế, không phải ngẫu nhiên mà trongBình Ngô đại cáo平 吳 大 誥trước tiên Nguyễn Trãi nêu lên:

仁 義 之 舉 ,要 在 安 民, 弔 伐 之 師 莫 先 去 暴。

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc khi tư tưởng trọng dân, tình cảm thương dân, ý chí vì dân, vì nước được

Nguyễn Trãi nêu cao như một tiêu đề trong văn bản chính thức của nhà nước – bản tuyên ngôn nhân nghĩa của nước ta. Đó chính là một trong những nội dung chính trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi; thương dân, vì dân và yên dân; nhân nghĩa còn là sự khoan dung, độ lượng; là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình,…Vì tư tưởng nhân nghĩa mang mục đích cao cả như thế nên ông đã gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn để cùng với Lê Lợi hoạch định ra đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn để chống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc.

Ta thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây có sự kế thừa một truyền thống lớn trong lịch sử nước Đại Việt là tư tưởng “yên dân” 安 民 và đã mượn tư tưởng“nhân nghĩa”仁 義của Trung Hoa để nêu cao lòng yêu nước chống ngoại xâm lúc bấy giờ. Vì thế mà ở tư tưởng này ông đã mở rộng ra, phát triển hơn, phù hợp với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và góp phần tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Nguyễn Trãi nêu lên nguyên lí nhân nghĩa ở đây như một tiền đề có tính chất tiên nghiệm bởi nó có nguồn gốc từ phạm trù “nhân nghĩa”của Nho giáo. Nhân

theo Khổng Tử bao gồm năm mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn trong đó quan hệ vua tôi là quan hệ trung tâm và quyết định nhất. Nghĩa 義 theo Khổng Tử là trách nhiệm đạo đức trong năm mối quan hệ đó. Khổng Tử định nghĩa về chữ nhân chưa bao giờ ông nói đến yêu dân, thương nước, Mạnh Tử có tinh thần tiến bộ hơn ông thống trách các vua chúa đương thời“tranh đất đánh nhau, giết người đầy đồng” nhưng thời Mạnh Tử là thời không có chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, dù có tiến bộ hơn Khổng Tử ông cũng không thể bổ sung thêm cho khái niệm nhân nghĩa

được đầy đủ và có nội dung chân chính như Nguyễn Trãi.

Nhân nghĩa仁 義của Nguyễn Trãi không phải là trung thành mù quáng với bọn vua chúa tàn bạo mà là chống xâm lược, có trách nhiệm cao cả đối với vận mệnh Tổ quốc, đối với hạnh phúc của nhân dân. Ta thấy Nguyễn Trãi đã gắn chặt tư tưởng nhân nghĩa với tư tưởng vì dân và yên dân: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, dùng quân nhân nghĩa để cứu dân thoát khỏi cảnh khổ, đem quân nhân nghĩa đi đánh, dẹp loạn cốt để yên dân. Như vậy, một lần nữa ông khẳng định nhân nghĩa仁 義 chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân.

Nguyễn Trãi nói đến hai chữ “yên dân” 安 民 là nói đến chính sách thân dân mà trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học

Trung Quốc như Mạnh Tử… đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân. Ở Việt Nam, tư tưởng yên dânđã trở thành một đạo lý được phổ biến ở triều đại Lý, Trần, khi mà nhà nước phong kiến có vai trò quan trọng tích cực chăm lo đến đời sống nhân dân, thường thấy ở những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân,… của những người lãnh đạo nhà nước như Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, các tướng quân sự tài giỏi như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải. … Điều đó đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Kế thừa truyền thống cao đẹp đó, Nguyễn Trãi đã nâng tư tưởng “yên dân” lên mức độ cao hơn, tiến bộ hơn.

Trước tiên, ta thấy “dân” 民 ở đây được xem là một bước tiến lớn trongBình Ngô đại cáovà cũng là trong tư tưởngnhân nghĩa仁 義của Nguyễn Trãi, “dân”họ là những người dân nghèo, dân mọn, những kẻ đi cày, đi ở, nhìn chung họ là tầng lớp đông nhất, nghèo khổ nhất và thường bị bốc lột nhiều nhất trong xã hội nhưng Nguyễn Trãi xem họ không phải là những người cần được chiếu cố hay ban ơn mà họ là những người có ý chí vươn lên rất cao. Khi thấu hiểu được lòng dân, ông đã nhận thấy rõ những đức tính cao quý của họ, hiểu được nguyện vọng tha thiết của họ, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của họ trong lịch sử. Nên khi tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ông đã coi dân là lực lượng quan trọng nhất, là sức mạnh vĩ đại nhất có thể làm nên chiến thắng, dân chiếm một vị trí rất khả quan. Vì thế, bước tiến lớn nhất của tư tưởng yêu nước trongBình Ngô đại cáo平 吳 大 誥là sự có mặt của dân, lúc đánh giặc nhờ vào dân, kết thúc chiến tranh cũng là vì nhân dân.

Quan điểm “yên dân” 安 民 của Nguyễn Trãi là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. “Yên dân”còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình, không được nhũng nhĩu gây “phiền hà” đến dân. Với tư tưởng yên dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ

“nhân nghĩa, yên dân”,仁 義, 安 民 phải củng cố kết lòng dân làm thành sức mạnh của nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược có tính trường tồn được xem như một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Trãi đã coi“yên dân”là mục đích của nhân nghĩa và“trừ bạo”去 暴là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ“bạo”,

và thuận với lòng người nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy

“đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, nhật nguyệt hối mà lại minh”. 乾 坤 既

否 而 復 泰,日 月 既 晦 而 復 明。Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã mang

đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng tư tưởng nhân nghĩa của ông cha ta ngày xưa đến nay vẫn còn là một chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhân dân ta. Suốt bốn ngàn năm dựng nước tất cả các dân tộc anh em luôn kề vai sát cánh bên nhau để đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi. Tấm lòng thương yêu đó không còn hạn hẹp trong nước Đại Việt ta mà còn mở rộng với nhân dân lao động các nước đặc biệt là nhân dân lao động Trung Quốc cùng có kẻ thù chung là bọn phong kiến Trung Quốc. Tấm lòng bốn bể ấy của nhân dân ta luôn được lịch sử chứng minh qua các giai đoạn đánh Tống, chống Nguyên, diệt Minh và phá Thanh và gần đây hơn là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược. Nhân dân ta không những bảo vệ đất nước mình mà còn chặng đứng những cuộc xâm lược của chúng đối với các nước anh em trong khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu bàn về giá trị văn chương trong bình ngô đại cáo (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)