5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Nguồn gốc của nhân nghĩa Đại Việt là nền văn hiến lâu đời
Khi nghĩa quân Lam Sơn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa chống quân Minh thì chúng ta thấy rằng đó là một lẽ tất nhiên như bản thân của chân lí mà dân tộc ta phải biết giữ gìn và phát huy. Vì đất nước Đại Việt ta là một đất nước đã có từ rất lâu với lịch sử chống xâm lược hàng ngàn năm, với nền văn hóa, văn hiến lâu đời và rực rỡ mà ta rất đáng tự hào. Nay bọn phong kiến phương Bắc một lần nữa chúng lại cướp nước ta với mục đích muốn hủy diệt nền văn hiến nước ta để xóa bỏ tư tưởng nhân nghĩa mà nhân dân ta hằng giương cao, xem đó là lẽ sống, là tấm lòng nhân đạo. Giặc Minh muốn hủy diệt nền văn hiến, văn hóa Đại Việt nhưng cho dù chúng có tìm mọi cách hủy diệt thì những điều ấy cứ như những hạt giống, hễ vùi sâu vào lòng đất thì nó lại càng vươn mình, nảy những mầm xanh tươi tốt. Đó là những yếu tố khẳng định rằng đất nước ta là một đất nước có chủ quyền, lãnh thổ, có cả nền văn hóa, văn
hiến,… Tất cả tạo nên một bản sắc dân tộc, một bản lĩnh dân tộc không phụ thuộc vào một đất nước nào: 惟, 我 大 越 之 國, 實 為 文 獻 之 邦 。 山 川 之 封 域 既 殊, 南 北 之 風 俗 亦 異 。
“Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
Nếu nhân nghĩa là tiền đề có tính chất tiên nghiệm thì chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt lại có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử. Vì thế Nguyễn Trãi càng yêu nước thì càng tự hào với chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc nên trongBình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi lại trịnh trọng, dõng dạc tuyên bố quốc hiệu “Đại Việt” 大 越 của nước ta. Chắc hẳn đây không phải là một sự ngẫu nhiên, tên nước Đại Việt đã có từ thời mở đầu kỷ nguyên độc lập ở thế kỉ thứ X, và xa hơn nữa quốc hiệu nước ta đã có từ thời các vua Hùng dựng nước. Nhưng thuở ấy, tên nước là Văn Lang. Là con người có tinh thần tự chủ mạnh mẽ, khi quân Minh có âm mưu thôn tính nước ta và coi Đại Việt chỉ là một quận, huyện của chúng thì Nguyễn Trãi đã nêu bật quốc hiệu và nhấn mạnh
“Như nước Đại Việt ta” nhằm đập tan âm mưu thôn tính của chúng, và khẳng định mạnh mẽ trước nhân dân các nước rằng đất nước Đại Việt là một đất nước tồn tại nền độc lập từ rất lâu.
“Bờ cõi”域 既,“núi sông”山 川điều riêng biệt, tất cả sự khẳng định đó không nhờ vào trời, vào thần nữa mà nhờ vào nền văn hiến lâu đời. Có thể thấy rằng so với Lý Thường Kiệt khi khẳng định chủ quyền đất nước thì Nguyễn Trãi có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” 南 國 山 河 của Lý Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước đã trình bày súc tích và sáng rõ một quan niệm về chủ quyền dân tộc được xác định một cách tự nhiên, hiển nhiên và rất thiêng liêng về lãnh thổ, chính trị:
截 然 定 分 在 天 書
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Lý Thường Kiệt xác định đất nước chỉ trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền nhưng nhờ vào trời, vua và thần. Đến đời nhà Trần ở thế kỉ XIII, qua Hịch tướng sĩ
của Trần Quốc Tuấn, chúng ta có thể thấy vấn đề độc lập, tự do của dân tộc được nhận thức một cách sâu rộng hơn, có căn cứ lịch sử và vững chắc hơn. Danh dự của dân tộc, niềm tự hào dân tộc được đề cao trên cơ sở nhận thức sâu hơn về một đất nước đã có kỉ cương, lễ giáo và truyền thống riêng, một đất nước trong đó tầng lớp thống trị đã nhìn thấy rõ hơn vai trò của quần chúng nhân dân, sự thống nhất giữa quân và dân, tướng và sĩ. Với khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi vẻ vang, thời đại Nguyễn Trãi là một cái mốc sáng chói trên con đường đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc chúng ta. Cuộc đấu tranh này đến đây đã được ý thức và tiến hành từ một tầm cao mới về tư tưởng và với một sức mạnh tổng hợp mới của dân tộc.
Theo Nguyễn Trãi ta độc lập, tự chủ, ta bình đẳng với Trung Quốc như một thực tế lịch sử chẳng những do lãnh thổ, chủ quyền mà một điều tất yếu là do trình độ văn hiến của đất nước chúng ta, Nguyễn Trãi đã ý thức được“văn hiến”文 獻là yếu tố cơ bản để xác định dân tộc. Văn 文 là văn hóa, văn minh. Hiến 獻 là nhân tài, hào kiệt. Nguyễn Trãi lại nói rõ hơn “văn” chính là phong tục, chính trị. Phong tục thì “Bắc Nam cũng khác”. Bắc là Trung Quốc, Nam là Việt Nam, phong tục cũng là một nét để khu biệt các dân tộc với nhau không thể mang phong tục của dân tộc này gán ghép cho phong tục của dân tộc khác, điều đó trái với lẽ thường tình, trái với chân lí tự ngàn đời. Chính trị thì mỗi bên điều xưng đế, để khẳng định nền độc lập ta lại không thể không phủ định chủ nghĩa bá quyền của phong kiến Trung Quốc. Cho nênBình Ngô đại cáo
平 吳 大 誥đã trịnh trọng tuyên bố:
自 趙 丁 李 陳 之 肇 造 我 國 與 唐 宋 元 而 各 帝 一 方
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Phong kiến Trung Hoa tự cho mình là đại quốc, các nước khác chỉ là tiểu quốc. Ở đại quốc ngự trị hoàng đế Trung Hoa với danh hiệu là Thiên tử, là con Trời và do đó quyền lực bao trùm khắp thế gian. Ở các nước nhỏ, cao nhất cũng chỉ có Vương tức bề
tôi của Thiên Tử. Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 đã thẳng tay đập mạnh vào cái thói ngạo mạn ấy khi tuyên bố rằng các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần ở nước ta cùng sánh ngang hàng và bình đẳng với Hán, Đường, Tống, Nguyên ở nước Trung Hoa mà“mỗi bên xưng đế một phương” 各 帝 一 方 là khẳng định quyền lực tuyệt đối, khẳng định sự độc lập hoàn toàn của ta, dứt khoát bác bỏ cái quyền không có một đại hoàng đế, một con trời độc tôn trên thế gian này. Lời khẳng định ấy như muốn nói rằng: hoàng đế Trung Hoa chỉ làm đế ở phương Bắc, còn nước Đại Việt ta cũng có đế của mình, làm chủ phương Nam. Nam đế sánh cùng Bắc đế, một so sánh đầy tự hào dân tộc. Vì vậy, chẳng những dân tộc, đất nước ta có quyền độc lập mà còn có sức sống độc lập“hiến”獻thì“hào kiệt đời nào cũng có”.而 豪 傑 世 未 常 乏 。
Ta có điều kiện chủ quan để tự cường, có người tài đức để cai trị lấy mình, ta luôn luôn có những người anh hùng hữu danh và vô danh để lãnh đạo nhân dân bảo vệ quyền tự chủ:
雖 強 弱 時 有 不 同 而 豪 傑 世 未 常 乏 。
“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”
Do thực tế phát triển của dân tộc và cũng do âm mưu, chính sách xâm lược cụ thể của nhà Minh đối với nước ta thời kì này, Nguyễn Trãi khi nói về chủ quyền, về đạo lí và bản lĩnh của chúng ta, đặc biệt nhấn mạnh cơ sở văn hiến, văn hóa, trình độ trí tuệ và tài năng của dân tộc. Đó chính là nguồn gốc của nhân nghĩa, là lòng tự hào dân tộc, là sợi chỉ xuyên suốt, tất cả đã làm nên một sức mạnh không bao giờ thừa, nhất là trong lúc chiến đấu chống ngoại xâm. Vì vậy mà:
估 劉 龔 貪 攻 以 取 敗 而 趙 卨 好 大 以 促 亡。 唆 都 既 擒 於 鹹 子 關, 烏 馬 又 殪 於 白 藤 海。 嵇 諸 往 古, 厥 有 明 徵。
“Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi”
Rõ ràng là thế, Lưu Công là tên vua Nam Hán sai con đem quân sang xâm lược nước ta bị Ngô Quyền đánh bại, Triệu Tiết tướng nhà Tống đem quân xâm lược nước ta bị Lý Thường Kiệt đánh bại, Toa Đô và Ô Mã là hai tướng nhà Nguyên sang đánh nước ta đời nhà Trần. Mỗi tên một vẻ, Toa Đô thua trận và bị giết ở bến Hàm Tử còn Ô Mã Nhi bị bắt sống ở sông Bạch Đằng. Khác vớiHịch tướng sĩ trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã dùng những sự việc của quốc sử để cổ vũ, phát huy lòng tự hào, đề cao lịch sử, truyền thống dân tộc, là có cơ sở vững chắc nhằm chứng minh cho quân ta thấy rõ sức mạnh vượt bậc của nền văn hóa, văn hiến nước ta. Dù về mặt kinh nghiệm chiến tranh hay kinh nghiệm chính trị có thể không bằng chúng nhưng nhờ vào lòng tự hào dân tộc, nhờ vào những tấm gương chiến công sáng chói và tinh thần quyết chiến, quyết thắng mà nhân dân ta có thể đánh thắng những tên giặc hung hãn nhất. Đó như một điều hiển nhiên của quy luật, quân ta toàn thắng vì đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc còn đối với một đội quân Minh dù đó là những tướng chỉ huy tài giỏi không dễ đánh bại nhưng là vì làm những việc phi nghĩa đem quân đi cướp nước người nên đã tự chuốt lấy thất bại.
Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ta càng thấy rõ rằng thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn không đơn thuần là thắng lợi về quân sự, hoặc chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc ta, mà là một thắng lợi toàn diện, thắng lợi của đạo lí và bản lĩnh của Việt Nam, của trí tuệ và văn hóa Việt Nam, thắng lợi của một dân tộc nhưng lại soi sáng cho các dân tộc khác biết tôn trọng chủ quyền và danh dự của mình, thắng lợi của đại nghĩa đối với hung tàn, của chí nhân đối với cường bạo. Do đó thắng lợi này luôn luôn có ý nghĩa cho những ai đấu tranh cho độc lập, tự do, cho lẽ phải và phẩm giá. Một lần nữa chân lí chủ quyền chính nghĩa, thuận với lòng người, với lịch sử dân tộc được khẳng định bằng tất cả ý chí, tinh thần, văn hóa cùng với các yếu tố địa lí, lãnh thổ, lịch sử. Vì thế mà Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 khẳng định chân lí của chủ quyền độc lập, chân lí của sức mạnh văn hiến sẽ chiến thắng tất cả và sẽ minh chứng cho sự trường tồn, bất diệt của con người Đại Việt, ngày nay chúng ta vẫn có thể giương cao ngọn cờ nhân nghĩa với nguồn gốc là nguồn sức mạnh văn hiến mấy ngàn năm ấy để tiến lên đánh đuổi những kẻ xâm phạm bờ cõi thiêng liêng. Dù có gian khổ, có đọa đày tù hãm nhưng chân lí vẫn luôn sáng ngời. Đất nước - con người Đại
Việt như hòa vào dòng máu của lịch sử, sẽ tuôn chảy trong sức sống mãnh liệt, sức sống của văn hiến 4000 năm.
2.2.Bình Ngô đại cáolà bản cáo trạng đanh thép, đầy lòng căm thù giặc 2.2.1. Tác giả đứng trên quan điểmnhân nghĩađể lên án quân xâm lược
Tự hào về nền độc lập đất nước, Nguyễn Trãi càng tự hào về nền văn hóa, văn hiến của dân tộc và càng yêu nước, thương dân ông càng căm thù giặc sâu sắc. Bọn giặc Minh tàn bạo muốn bành trướng thế lực mà đem quân đến thống trị nước ta và thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc để tiêu diệt nền văn hiến nước ta nhằm biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Đã hai mươi năm, kể từ khi bọn phong kiến phương Bắc đặt ách đô hộ trên đất nước ta, nhân dân ta luôn sống trong cảnh đêm trường nô lệ đầy rẫy sắt lửa, máu xương và nước mắt không còn biết cuộc sống yên vui, no ấm là như thế nào. Cảnh đen tối và đau đớn ấy đem đối chiếu với thời dĩ vãng, huy hoàng, oanh liệt làm cho lòng người phải căm giận, hùng khí của giống nòi phải sôi nổi.
Là một con người luôn đề cao tư tưởng “nhân nghĩa”, “yên dân”, “trừ bạo”, Nguyễn Trãi đã tận mắt chứng kiến từng hành động của giặc và ông không thể nào tha thứ được cho những hành động lên tới mức là tội ác tuyệt đỉnh, cực kì dã man. Với lòng uất hận trào sôi, bùi ngùi và xót thương cho những người dân vô tội, ông đã dùng ngòi bút sắt bén của mình để vạch trần những luận điệu xảo trá đồng thời tố cáo những tội ác tham tàn, bạo ngược mà chúng đã gây ra cho nhân dân ta suốt hai mươi năm qua. 頃 因 胡 政 之 煩 苛。 至 使 人 心 之 怨 叛。 狂 明 伺 隙,因 以 毒 我 民; 惡 黨 懷 奸,竟 以 賣 我 國。 “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa, Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.”
Hơn ai hết, Nguyễn Trãi đã nhìn thấy rõ bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn chúng là lợi dụng tình hình trong nước“nhân”lúc nhà Hồ không được lòng dân, nhân dân trong nước oán phản, căm thù, cùng với bọn gian tà cấu kết với giặc có âm mưu bán nước, giặc Minh hung bạo đã “thừa cơ” những lúc sơ hở đó mà tiến hành cướp
nước ta làm hại nhân dân ta. Nguyễn Trãi còn vạch rõ luận điệu lừa bịp ấy, triều đình nhà Minh miệng luôn nói“phục lại nước bị diệt, nối lại dòng bị tuyệt” mà ý thì quyết xâm lược nước ta, nếu nhằm mục đích phục Trần thì có thể xem là “nhân nghĩa”
nhưng đây không phải thế mà âm mưu cao cả của chúng là muốn sáp nhập nước ta thành một châu, quận của chúng thật là việc làm phi nghĩa nhưng nhân dân ta vẫn kiên quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Vì thế mà toàn dân Đại Việt đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa để quyết giành lại nền độc lập tự do cho nước nhà.
Nguyễn Trãi đã tố cáo những việc làm của chúng trái với những đạo lí thánh hiền, đạo nhân nghĩa của Khổng, Mạnh vốn xuất phát từ đất nước của chúng, tất cả những việc làm ấy nhất định sẽ bị trả giá dưới sức mạnh của chính nghĩa, của chân lí nhân nghĩa mà đất nước chúng hằng giương cao. Hơn nữa, nhân dân ta Đại Việt ta từ bao đời nay cũng luôn đề cao tư tưởng này, một tư tưởng được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử, một tư tưởng đã làm cho nhân dân ta sống với đạo lý yêu chính trực, ghét gian tà và căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước. Giặc Minh với mục đích đen tối cướp nước ta, hành động của chúng là trái với chính nghĩa, bọn chúng nhất định sẽ bị đánh bại một cách nhục nhã và bị tiêu diệt không toàn thây.
Tố cáo tội ác của giặc bằng tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi còn vạch ra bao nhiêu tang tóc, đau thương mà chúng đã gây ra dưới chiêu bài “dạy dân”, “dẹp loạn”, “văn minh” của bọn chúng. “Văn hiến” của chúng chỉ là cái vỏ bề ngoài của biết bao hành vi hung tàn và bạo ngược, tội ác của chúng đã làm bại hoại cả trời đất, vạn vật. Vì thế, theo lẽ tất nhiên chúng càng đánh sẽ càng thua, càng tăng cường đàn áp, xâm lược chúng càng bị thất bại nặng nề.
2.2.2. Tội ác của giặc Minh chồng chất như núi, đầy mưu mô xảo quyệt
Suốt hai mươi năm ròng rã chiếm đóng nước ta, tội ác của giặc không phải một, hai mà đến vô vàn không sao kể xiết, từng tội từng tội như gieo rắc vào tim gan, khối óc căm hờn của toàn thể nhân loại đến nổi trời, đất, thần, người không ai chịu nổi. Bằng ngòi bút vừa căm giận vừa chua cay Nguyễn Trãi nêu lên tội ác dã man nhất của chúng như một hành động khủng bố muốn diệt chủng cả dân tộc ta: