1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giá trị văn chương của "Bình ngô đại cáo" pptx

14 910 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 211,36 KB

Nội dung

Giá trị văn chương của "Bình ngô đại cáo" Đã nhiều thập kỷ nay, Bình Ngô đại cáo được đưa vào chương tr ình dạy-học môn Văn (sau gọi là môn Ngữ văn) ở cấp cuối trường phổ thông. Thư ờng thì người ta cứ mặc nhiên dạy- học nó như một văn bản văn chương mà không mấy người đặt ra vấn đề phải chăng nội dung dạy- học đó phù h ợp với tính chất môn học hay đã l ấn sân sang môn học khác, môn Lịch sử chẳng hạn, và cùng với điều đó lại có thể bỏ sót một số giá trị văn chương nào đó bởi trước tác này mang tính chất nguyên hợp, không chỉ là “văn sử bất phân” mà ngay ở phần văn c ũng là tổng hoà của nhiều loại văn: văn nghị luận, văn tự sự, văn tr ữ tình… Và mặc dầu bản hùng văn này đã được nhiều người nghiên cứu dưới các góc độ, đạt đư ợc nhiều thành tựu, song vẫn có những vấn đề cần phải nhận thức lại. Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuối năm 1427 (c ũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm 1428) đư ợc lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và văn bản này được công bố tháng 4 năm 1428 b ố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù đã th ảm bại và phải cút khỏi nước ta, một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã t ắc. Chỉ với tư cách văn bản quan phương Bình Ngô đại cáo mới được đưa vào b ộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư (1) chứ không phải vì nó là tác phẩm văn chương xu ất sắc của một bề tôi. Tuy nhiên, các thể loại văn chương Việt Nam thời trung đại- như viện sĩ Đ.X. Likhatsôp nhận thấy ở thể loại văn học Nga cổ- “là đ ể phục vụ nhằm thoả mãn cả một k ết hợp phức tạp những nhu cầu xã hội và tồn tại gắn liền với điều đó trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặt chẽ” (2) , nên từ khi ra đời, Bình Ngô đại cáo không phải chỉ được tiếp nhận chủ yếu như một văn b ản hành chính mà còn như một kiệt tác văn chương. Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh, loại văn được người xưa coi tr ọng nhất. Luận ngữ ghi lời của đức Khổng Tử khen nước Trịnh cẩn trọng khi so ạn thảo loại văn bản này: Tử viết: “Vi mệnh, Tỳ Thầm thảo sáng chi. Đông Lý T ử Sản nhuận sắc chi Thế Thúc thảo luận chi. Hành nhân Tử Vũ tu sức chi” (Đ ức Khổng Tử nói rằng: “Khi nước Trịnh làm tờ từ mệnh gửi cho nư ớc khác, ông Tỳ Thầm kh ởi thảo, ông Thế Thúc khảo cứu bàn bạc, quan hành nhân là ông Tử Vũ sửa chữa thêm bớt, ông Tử Sản ở đất Đông Lý trau chuốt lại”). T ỳ Thầm, Thế Thúc, Tử Vũ, Tử Sản là những người tài nổi tiếng đương thời, cả bốn ngư ời hợp sức lại để viết cho thấy thái độ của người đương thời về loại văn liên h ệ trực tiếp với chính sự này. “Chính giả, chính dã” (Chính trị là chính nghĩa - Luận ngữ). M ột phương tiện để làm rõ chính nghĩa của các đế vương và các triều đại chính là v ăn chiếu lệnh. Văn chương thẩm mỹ để ngâm ngợi, chỉ cho thấy tài năng c ủa cá nhân trong khi văn chiếu lệnh phục vụ đắc lực cho chính sự, gắn bó với sự h ưng vong của vương triều và quốc thể. Văn chương thời trung đại khác văn chương hi ện nay ở nhiều phương diện, trong đó b ộ phận khác biệt lớn nhất là những thể loại chức năng, bởi như Đ.X. Likhatsôp đã chỉ rõ những thể loại này nhằm đáp ứng đ ồng thời nhiều nhu cầu xã hội, khác với hiện nay đã có s ự khu biệt về thuộc tính và chức năng của các hình thái ý thức. Tìm hiểu những văn b ản loại này cần kết hợp linh động giữa tư duy lịch đại và tư duy đồng đại. Hiển nhiên ngư ời ngày nay tiếp nhận chúng không giống người thời trung đại, nếu không có quan đi ểm lịch sử cụ thể sẽ bỏ qua hoặc không đánh giá đúng những giá trị đặc thù, mà đây l ại là một trong những nguyên cớ để chúng có mặt trong chương trình dạy-học ngữ v ăn ngày nay. Cáo là một thể của loại văn học chức năng, loại trước tác có yêu cầu đ ầu tiên và cao nh ất là “từ nghiêm nghĩa chính” (ngôn từ chuẩn mực, ý nghĩa chính đáng). Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm đ ỉnh cao nên nó mang thuộc tính phổ quát của các hiện tượng đi ển hình, là nghiên cứu nó sẽ không chỉ biết về một cá thể mà còn nhận thức được một phạm vi rộng hơn thuộc cấp độ loại - ở đây là lo ại văn học chức năng. Trước tác này ra đời cách đây đã năm th ế kỷ, khi ấy các thể loại văn học chức năng còn mang đậm tính chất nguyên hợp, bởi vậy bản đ ại cáo còn tích hợp nhiều giá trị khác, mà ở đây chúng ta quan tâm tìm hiểu là giá trị v ăn chương. Với đặc điểm của tư duy người đương thời, giá trị v ăn chương không ngăn trở, chế ước giá trị hành chính của văn bản, trái lại, như thực tế cho thấy, đ ã tạo thêm sức sống cho văn bản quan phương này. Giá trị của Bình Ngô đại cáo trước hết là ở phương diện một trư ớc tác chính luận, loại văn bản được đánh giá cao khi có h ệ thống lập luận chặt chẽ, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đ ại của quốc gia dân tộc. Với Bình Ngô đại cáo, không phải nhà chuyên môn cũng dễ nhận ra đư ợc lôgic l ớn của toàn bài và sự thứ lớp trong lập luận của từng phần. Tiêu biểu cho tầm khái quát của văn bản là đoạn đầu (Nhân nghĩa chi cử… quyết hữu minh trưng ). Đoạn này như một định nghĩa rất tiêu biểu về quốc gia phong kiến, được đánh giá là cống hiến có ý nghĩa thế giới, khiến cho các thế hệ sau thán phục, tự hào. Đây là thành tựu đột xuất của lịch sử tư tưởng Việt Nam thời ấy, nhưng v ới Nguyễn Trãi, là thành tựu tất yếu vì tất cả mọi ý niệm đó đều đã có trong Quân trung t ừ mệnh tập, đây chỉ là tập đại thành. Thành quả đó do ba nguyên nhân. Trư ớc hết do tài năng siêu việt của nhà trí thức-ngư ời anh hùng Nguyễn Trãi vì chính ông chứ không ai khác đã từ tầm cao thời đại, khái quát những giá trị to lớn của đất nư ớc và đồng bào, của văn hoá Việt. Nguyên nhân thứ hai thuộc thời đại đầy biến đ ộng to lớn, khiến vấn đề dân tộc dân chủ được đặt ra cực kỳ gay gắt. Ngư ời trí thức Nguyễn Trãi đã được tôi luyện trong hoàn cảnh đó, ông nhìn thấy giang sơn và dâ n nước mình trong máu và nước mắt trư ớc khi thấy họ trong hào quang chiến thắng. Với một chút hài hư ớc có thể nói nguyên nhân thứ ba thuộc “công” của giặc Minh. Chính vì trong thời gian dài phải thường xuyên đương đ ầu với kẻ thù mạnh, thâm độc và gian xảo như giặc Minh khiến tư duy Nguy ễn Trãi thêm sắc sảo. Chẳng hạn luận điểm vĩ đại của ông Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân chính là đ ể phản bác luận điệu xảo trá của quân Minh, vạch rõ bộ mặt thật của chúng đ ằng sau chiêu bài nhân nghĩa “hưng diệt kế tuyệt”, tư tưởng này đã được bộc lộ cụ thể hơn ở H ựu đáp Phương Chính thư (số 5) (3) , Tái phục Phương Chính thư (số 8). Giá trị văn chương của Bình Ngô đại cáo th ấm nhuần ở toàn bộ tác phẩm do người viết luôn nhìn nhận sự vật, hiện tượng cùng với một trí tuệ sắc s ảo là một tâm hồn tinh nhạy, con tim giàu cảm xúc. Điều này thể hiện kín đáo nhưng m ạnh mẽ ở ngay cả đoạn đầu, đoạn chứa đ ựng những khái quát về lịch sử dài lâu và quang vinh của đất nước, đoạn chứa đựng những tư tư ởng lớn của một bản tuyên ngôn độc lập. Niềm tự hào to lớn, kiêu hãnh vì đư ợc làm con dân của một dòng giống anh hùng và văn hiến được tác giả thể hiện cô đúc qua nh ững phó từ ngắn gọn: thực (Ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang = Nước Đ ại Việt ta thật là nước văn hiến) (4) , ký (Sơn xuyên chi phong v ực ký thù = Núi sông bờ cõi đã chia), diệc (Nam B ắc chi phong tục diệc dị = Phong tục Bắc Nam cũng khác). Ở những đoạn sau, khi lên án tội ác quân xâm lư ợc, kể lại những khốn khó của nghĩa quân buổi đầu dựng nghiệp, miêu tả những bước đường th ắng lợi của quân dân, đặc biệt đo ạn bố cáo kết thúc chiến tranh… thì cảm xúc càng có điều kiện biểu lộ mạnh mẽ, phong phú. Giá trị văn chương còn biểu hiện ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh, đi ều này liên quan, hay nói đúng hơn là hệ quả của đặc điểm trên. Từ những năm tu ổi trẻ đến những ngày tháng cuối đ ời, Nguyễn Trãi luôn biểu hiện một cốt cách nghệ sĩ lớn, chỉ có những điều kiện nào đó buộc ông phải tiết chế phẩm chất đẹp đ ẽ này, còn khi tình huống cho phép, ông tự bộc lộ một cách tự nhiên sinh động. Ch ủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân văn sâu sắc của Bình Ngô đại cáo có s ức tác động mạnh mẽ, có sự trường tồn một phần lớn là do đi ều này. Nguyễn Trãi diễn tả tư tưởng bằng những hình tượng sinh động, thật khó phân định đâu là t ừ nguồn sách vở, đâu là sáng t ạo riêng. Biểu hiện sức mạnh to lớn của nghĩa quân, ông không liệt kê số liệu mà dựng hình ảnh Ẩm tượng nhi hà thuỷ can; Ma đao nhi sơn thạch khuyết (Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; Voi uống nước, nư ớc sông phải cạn). Diễn tả sự đồng tâm nhất trí trong quân ng ũ vì nghĩa lớn, tác giả mô tả cảnh Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm (Tư ớng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào). Chú dẫn câu này có người đưa ra đi ển tích Trung Hoa thời Chiến Quốc, còn người đi thực địa cho biết ngày nay ở miền tây Thanh Hoá còn di tích hòn đá Khao và suối Rượu, cũng là nêu những sự thực hiển nhiên. Nguyễn Trãi vâng mệnh của đấng chí tôn, soạn một văn b ản hành chính, điều đó đã rõ ràng, nhưng c ũng không kém phần hiển nhiên là trong tâm thế tác giả có cả hai mục đích đều lớn và không mâu thuẫn: soạn một văn b ản hành chính và sáng tạo một công trình văn chương. (Ăngghen, trong Thư gửi Stáckenbua có vi ết rằng con người sáng tạo ra lịch sử của mình, nhưng là sáng tạo trong những đi ều kiện thực tế đương tồn tại và những quan hệ mà người ta phải thích ứng). Đi ều này biểu hiện ở chỗ ông sử dụng nhiều thủ pháp tu từ, nhiều chất liệu văn chương đi ển phạm và nhất là rất có ý thức, có năng lực tạo nên tính nhạc cho ngôn từ. Văn bi ền ngẫu chỉ yêu cầu cơ bản là mỗi câu gồm hai vế cân xứng còn độ dài câu văn, s ự ngắt nhịp là do cảm quan của từng người viết. Có ngư ời chỉ thấy thuận lợi (do “có khuôn”) mà không thấy khó khăn đối với tác giả xưa. Trong cái khuôn chung ấy mà biểu lộ được thần thái riêng của từng nội dung và từng cá tính là đi ều khó khăn, tài năng lớn cộng với bản lĩnh cao mới tạo nên đư ợc. Nguyễn Trãi rất linh hoạt chính ở chỗ đầy bó buộc này. Nhạc tính của câu văn Bình Ngô đại cáo đa dạng, phù hợp với nội dung câu văn tự sự, trữ tình hay nghị luận. Ông t uyên ngôn bằng câu súc tích, chắc nịchNgã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang . Miêu tả tội ác quân thù, ông lại sử dụng thủ pháp trùng điệp, như c ố ghi hết tội ác to lớn, trời không dung, đất không tha của chúng. Chúng tôi quả rất b ăn khoăn trước nhận định: “Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu” (5) . Nhận đ ịnh này có thể làm cho người dạy- học Bình Ngô đại cáo ở trư ờng phổ thông trung học hình dung theo hai hướng. Một là cho rằng ở nước ta, ngoài “thiên cổ hùng v ăn” này còn có những bản cáo khác nữa, thực ra, trong những bộ quốc sử hiện còn đ ều không nói tới các bản đại cáo nào khác. Đọc sử sách cũ đôi khi chúng ta g ặp cụm từ “đại cáo thiên hạ” thì chỉ với ý nghĩa là nhà vua hoặc triều đình, hoặc ngư ời đứng đầu một phong trào ban bố rộng rãi điều gì đó, còn không dễ mà có đư ợc những bản đại cáo như thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê. Phải có đi ều kiện song hành, bên cạnh một chiến công chính nghĩa lừng lẫy còn phải có một thiên tài v ăn chính luận. Ngoài thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi, chúng ta thấy còn có thờ i Quang Trung Nguyễn Huệ và Ngô Thì Nhậm. Biết đâu vị hoàng đ ế anh hùng và thiên tài họ Ngô từng nghĩ đến điều này, nhưng đứng trước Bình Ngô đại cáo các v ị lại có cảm nghĩ như Lý Bạch xưa lên lầu Hoàng Hạc cảm xúc dồi dào mà ngần ngại không đ ề thơ vì có thơ Thôi Hiệu trên đầu! Ngoài ra người dạy- học Ngữ văn ở phổ thông trung học có thể sẽ hình dung rằng trước Bình Ngô đại cáo, ở Trung Quốc thể v ăn này đã được viết bằng văn biền ngẫu và cùng với nó, đã có hình th ức hoàn chỉnh, và theo cách ứng xử của văn chương thời trung đ ại, Nguyễn Trãi chỉ còn “lắp” câu chữ của mình vào. Thực ra, cho đến nay khi nói về thể cáo, ngoài Bình Ngô đ ại cáo các chuyên gia văn học trung đại Việt Nam cũng chỉ nhắc đ ến các bài cáo trong Thượng Thư. Các văn bản trong Thượng Thư ra đời trư ớc công nguyên nhiều thế kỷ (6) còn văn bi ền ngẫu xuất hiện thời Hán, Ngụy và thịnh hành thời Lục triều. GS. Mai Quốc Liên cho rằng: “Nguyễn Trãi đã với tay ra hàng hai mươi thế kỷ đ ể dùng lại một thể loại cổ xưa hầu như đã chết trong văn học Trung Quốc- cáo- và đưa vào đó một nội dung hoàn toàn mới” (7) . Thật vinh dự cho Nguyễn Trãi và Bình Ngô đại cáo vì đã làm nên sự độc đáo trong văn học trung đ ại Việt Nam là chỉ một tác phẩm làm nên một thể loại, và nhìn trong sự liên thông thể loại văn học Việt- Trung thời trung đại, đã làm nên đ ỉnh cao của một thể loại. Với những gì chúng ta đã biết, có thể nói rằng Nguyễn Trãi chỉ kế thừa tên gọi và chức năng th ể loại của thể cáo Trung Hoa. Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công vệ qu ốc vĩ đại, bởi vậy đương nhiên ph ần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đ ấu gian khổ và chiến thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàn của quân Minh. Giá trị sử học của đoạn văn này r ất nổi bật thể hiện ở sự ghi chép trung thực nhiều sự kiện lịch sử và khái quát sâu sắc nhiều chân lý lớn của thời đại. Bên cạnh đó nghệ thuật sáng tạo văn chương c ủa tác giả cũng hết sức xuất sắc. Những chặng đư ờng chính của quá trình chinh chiến hàng chục năm được kể lại tường t ận mà không bề bộn vì bút pháp của tác giả rất linh hoạt: vừa kể lại những chiến thắng của quân ta, vừa đúc k ết những nguyên lý quân s ự và những chân lý nhân sinh; vừa tự sự về những thất bại liên tiếp của quân giặc vừa kết hợp luận tội chúng, đặt chúng trong sự tương ph ản với quân ta. Sự lúng túng, thất bại của quân xâm lư ợc không chỉ thấy qua những sự kiện mà còn thể hiện bằng những bức biếm họa từ vua quan đến tướng sĩ phương Bắc. Cho đến gần đây quả là vẫn còn có vấn đề trong cách ứng xử với một câu văn của Bình Ngô đại cáo, câu Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc t ương âm hựu nhi trí nhiên dã (Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đ ỡ mới được như vậy). Bản chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (in theo Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích) có câu này, bản phiên âm Hán- Vi ệt cũng có. Toàn tập s ử dụng hai bản dịch, bản dịch thứ hai không dịch nghĩa câu này. Trước đây ba thập kỷ, cuốn Lịch sử Việt Nam t ập I, do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn (Nxb. KHXH 1976) in gần như toàn bộ bản dịch Bình Ngô đại cáo (tr.258-261) chỉ lược bỏ câu trên, thay bằng dấu ba ch ấm (…). Một chuyên gia văn học Việt Nam trung đại coi câu văn này là “một tỳ vết nhỏ” (8) . Những cách nhìn nhận như vậy cách đây hai, ba thập kỷ có thể hiểu được nh ưng ngày nay thiết tưởng cần thay đổi cho tương x ứng với các thành quả của khoa học xã hội và mặt bằng dân trí. Chúng ta cùng nhìn lại xem trong bản đ ại cáo, Nguyễn Trãi thể hiện lực lượng siêu hình như th ế nào. Kết thúc bản cáo trạng quân xâm lược, tác giả viết: Thần nhân chi sở cộng phẫn, Thiên địa chi sở bất dung. (Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu đư ợc). Khi nhìn lại khó khăn chồng chất của buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cho rằng: Cái thiên d ục khốn ngã, dĩ giáng quyết nhiệm/ Cố dư ích lệ chí, dĩ tế vu gian (Tr ời thử lòng giao cho mệnh lớn, Ta gắng chí khắc phục gian nan). Ở đo ạn miêu tả cảnh hai bên giao tranh đẫm máu, tác giả viết: Phong vân vị chi biến sắc/ Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang (Ghê gớm thay sắc phong vân phải đổi, Thảm đ ạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ). Còn câu văn bị đánh giá tiêu cực, thậm chí bị lược bỏ là ở đo ạn cuối, cắt nghĩa nguyên nhân của chiến công bình Ngô vĩ đại. Chúng ta đã th ấy ở cảm nhận của Nguyễn Trãi thể hiện trong suốt bản đại cáo, lực lư ợng siêu hình luôn song hành, tương giao với con người. Ở thế kỷ XV mà không thụ cảm thế giới như v ậy thì mới là lạ. Xoá bỏ hoặc đánh giá tiêu cực câu văn đó là ch ỉ phủ nhận một khâu trong cả chuỗi mắt xích, hơn nữa theo chúng tôi, đây lại là trường hợp dễ đư ợc người ngày nay cảm thông nhất. Suốt bản đại cáo Nguyễn Trãi đã trình bày m ột cách hệ thống và biện chứng những yếu tố vật chất và tinh thần đưa đ ến toàn thắng của quân ta, thảm bại của kẻ thù, bởi vậy câu văn này không nh ằm phủ nhận sự nỗ lực chiến đấu hy sinh để chiến thắng của quân dân ta trong hàng chục năm tr ời, nó chủ yếu biểu lộ lòng tri ân tổ tiên, là một cách khẳng đ ịnh chính nghĩa tất thắng (những điều đã trở thành nội dung đạo lý Việt Nam). Ngày nay tất nhiên các văn bản quan phương không còn viết như thế nhưng trong rất nhiều tình huống của đ ời sống, người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp còn trữ tình theo cách đó. Câu văn làm cho tính chất biểu cảm của văn bản thêm đậm đà, giá trị văn chương càng nổi bật. Đã có mấy cách giải thích về chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo , trong đó có người cho rằng Nguyễn Trãi sử dụng cách gọi của dân gian, “Nguyễn Trãi đ ã dùng một từ mà nhân dân quen dùng”, “để chỉ quân Trung Quốc, ngư ời Trung Quốc xấu xa, tàn ác, với hàm ý khinh bỉ, phê phán” (9) . Cách hiểu này đ ầu tiên do một nhà nghiên cứu văn học dân gian nêu lên trong dịp kỷ niệm 600 n ăm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980) và được một số nhà nghiên cứu tán đồng. Bản thân chúng tôi cũng có lúc tin như thế nhưng về sau, khi có điều kiện đọc trư ớc tác của Nguyễn Trãi nhiều hơn, kết hợp với ngẫm nghĩ thêm thấy rằng cách giải thích đó chưa h ợp lý. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi gọi kẻ thù bằng hai cách, Ngô và Minh , mỗi cách dùng một lần, Ngô dùng ở nhan đề và Minh ở câu Cuồng Minh t ứ khích, nhân dĩ độc ngã dân (Giặc Minh thừa dịp tàn hại dân ta- Nguy ễn Trãi toàn tập tân biên, Sđd, tr.37). Chỉ căn cứ vào Bình Ngô đại cáo thì sự đ ối lập về sắc thái ý [...]... nhất của tư tưởng” Sức sống của chữ Ngô cũng là một cứ liệu khẳng định giá trị văn chương xuất sắc củaBình Ngô đại cáo Trước tác này của Nguyễn Trãi đã trở thành một giá trị cổ điển, gắn với nó có một nhận định cũng đã trở thành cổ điển, rằng đây là một “thiên cổ hùng văn (Vũ Khâm Lân, thế kỷ XVII) Nhận định này rất tiêu biểu cho sự thụ cảm của người xưa về Bình Ngô đại cáo, xem nó như một sáng tác văn. .. mươi tết, tết lại ba mươi, Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú Khách(12) Ở một số nước, Trung Quốc chẳng hạn, sáng tác dân gian được văn bản hoá rất sớm (ví dụKinh Thi), còn ở ta những ghi chép văn học dân gian xuất hiện muộn, tạo nên một khó khăn khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ phận văn chương dân tộc -văn chương bác học và văn chương dân gian, là có những giá trị rất gần gũi, có thể khẳng định được... Chỉ với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, song ông còn có Quân trung từ mệnh tập- tập văn chính luận quy mô đầu tiên của nước ta Những trước tác này cùng với thơ của thi hào đã làm nên một hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam: Nguyễn Trãi là tác gia duy nhất có sự tương xứng kép, ở bậc cao, tương xứng giữa văn chính luận và văn chương thẩm mỹ,... nó như một sáng tác văn chương Bình Ngô đại cáo đã được nhiều dịch giả thuộc nhiều thế hệ chuyển ra quốc ngữ và nhìn chung có thể thấy rằng người dịch đến với nguyên tác trước hết cũng không phải như một văn kiện lịch sử, qua việc theo các chuẩn mực tín, đạt, nhã của một văn bản văn chương Điều này thấy rõ ở xu hướng triệt để bảo lưu tính chất biền ngẫu và nhạc tính của câu văn, ngay cả ở những trường... nặng nhất để phản bác ý kiến cho rằng đương thời cách gọi Ngô đã mang ý khinh bỉ chính là văn bản Tái dụ Vương Thông thư (số 35) Trong thư này Nguyễn Trãi chỉ dùng cách gọi Ngô, ba lần: Kim Ngô chi cường bất cập Tần (Nay Ngô mạnh không bằng Tần),phi Ngô quốc sở năng đoạt dã (thì Ngô làm sao có thể cướp được), cập Ngô quốc chi nhân (cũng như người Ngô) Vương Thông là tổng binh, là viên quan có quyền cao... một đại quan của thiên triều- một kiểu “lạt mềm buộc chặt”, là cách khéo léo nhắc nhở hắn cách hành xử cho hợp với một đại nhân, đề phòng “chó cùng rứt dậu” Là người hiểu sâu sắc nhân tình thế thái, lẽ nào Nguyễn Trãi hành xử bằng cách miệt thị tổ tiên kẻ mà mình đang áp dụng chiến thuật “tâm công”? Trong Ngữ văn 10, bức thư này được in gần kề Bình Ngô đại cáo, nếu giải thích chữ Ngô trong bản đại. .. Trãi mà tiêu biểu là Bình Ngô đại cáo đã góp phần quan trọng đối với việc lưu giữ ký ức lịch sử về quân Minh xâm lược thâm độc, tàn bạo và tư thế vĩ đại của nước Việt thời ấy góp phần hình thành trong tâm thức dân gian Việt Nam cách gọi người phương Bắc bằng từ Ngô với ý nghĩa như chúng ta đã thấy”(13) Chúng ta đều biết có nhiều cách để lưu giữ ký ức lịch sử trong đó tác phẩm văn chương đích thực có ưu... (Những văn bản sưu tập được có lẽ chưa đầy đủ - có một khoảng trống mấy năm không thấy có văn bản nào- bởi vậy thống kê số lần sử dụng hai từ này không phản ánh đúng tình hình) Tình trạng một văn bản dùng cả hai tên gọi hoặc chỉ dùng một trong hai đều phổ biến Có những trường hợp rất đáng lưu ý Chẳng hạn nếu cách gọi là Ngômang ý nghĩa trên thì trong văn bản có tính chất đối nội như Tấu cáo văn (số... rõ được tác giả văn học viết sử dụng của dân gian hay sáng tác của họ được dân gian hoá Riêng trường hợp chữ Ngô đang bàn, có thể phân định được bằng phép loại trừ Chúng tôi đã chứng minh, trong trước tác Nguyễn Trãi chữ Ngô chưa đối lập với chữ Minh về sắc thái ý nghĩa, điều này chỉ xuất hiện về sau, bởi vậy nên khẳng định trên cơ sở những chứng cớ khách quan, “chính những trước tác của Nguyễn Trãi... được người dạy- học Tóm lại, chỉ căn cứ vào Bình Ngô đại cáo thì sự đối lập sắc thái ý nghĩa giữa hai cách gọi Minh v Ngô không rõ, và tìm hiểu những văn bản trước đó được tập hợp trong Quân trung từ mệnh tậpthì chưa có sự đối lập này Ngoài những trường hợp đã được các nhà nghiên cứu dẫn ra, chúng tôi thấy thêm vài trường hợp gọi người phương Bắc là Ngô với ý khinh thị Đây là một câu trong bài Dăn . sống của chữ Ngô c ũng là một cứ liệu khẳng định giá trị văn chương xuất sắc củaBình Ngô đại cáo. Trước tác này của Nguyễn Trãi đã trở thành một giá trị. Giá trị văn chương của "Bình ngô đại cáo" Đã nhiều thập kỷ nay, Bình Ngô đại cáo được đưa vào chương tr ình dạy-học môn Văn (sau

Ngày đăng: 18/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w