1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mã cổ phiếu NHN

16 850 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 52,79 KB
File đính kèm 86-Hà Thị Khánh Vân- NHN.rar (109 KB)

Nội dung

Giới thiệu chung về công ty • Ngày 06/03/2008, CTCP Đô thị BIDV-PP tiền thân của CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội được Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Trang 1

MỤC LỤC

Contents

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NAM HÀ NỘI (NHN)

I Giới thiệu chung về công ty

• Ngày 06/03/2008, CTCP Đô thị BIDV-PP (tiền thân của CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội) được Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh lần đầu với vốn điều lệ đăng

ký là 300 tỷ đồng, trụ sở của Công ty đặt tại Tòa nhà Bắc Á, số 9 Đào Duy Anh, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội

• Ngày 02/03/2009, Công ty chính thức đổi tên thành CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội căn cứ theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần thứ 2 ngày 02/03/2009

• Ngày 29/10/2009, CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội chuyển trụ sở về tòa nhà Vincom Center Hà Nội, số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

• Ngày 05/8/2010, Công ty được Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 8 với vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng

• Ngày 17/10/2011, số lượng cổ đông của Công ty chính thức tăng lên 107 cổ đông, Công ty đã đủ điều kiện để trở thành Công ty đại chúng UBCKNN đã xác nhận CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội là công ty đại chúng theo văn bản số 3585/UBCK-QLPH ngày 28/10/2011 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

• Ngày 02/11/2011, Công ty được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 69/2011/GCNCP-VSD

• CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội là công ty con của CTCP Vincom, (CTCP Vincom hiện sở hữu 53% vốn điều lệ tại CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội)

Trang 2

CTCP Vincom được biết đến là một công ty hàng đầu về lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam

• Công ty được thành lập dựa trên Hợp đồng nguyên tắc hợp tác liên doanh ngày 10/12/2007 giữa Tổng Công ty Phong Phú thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty TNHH TM DV KS Tân Hoàng Minh và CTCP Vincom để xây dựng khu đô thị cao cấp phức hợp (nhà ở, chung cư, văn phòng, các công trình công cộng, trường học, bệnh viện ) cho thuê và để bán trên khu đất Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 8.3 tại số 460 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và khu đất Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội tại

số 25 ngõ 12 phố Lĩnh Nam, phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

• Trên cơ sở định hướng xây dựng và phát triển trong tương lai, Công ty được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển Dự án Khu đô thị Times City tại số

458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với tổng diện tích lên tới 360.367m2, chia thành nhiều phân khu chức năng bao gồm: Hệ thống căn hộ hạng sang; Trung tâm thương mại cao cấp; Khu vui chơi giải trí khổng lồ; Khu ẩm thực phong phú, đa dạng; Thủy cung lớn nhất tại Hà Nội; Bệnh viện - khách sạn đa khoa quốc tế đẳng cấp 5 sao; Trường phổ thông, trường mầm non đạt chuẩn quốc tế; Chuỗi công viên cây xanh và hồ nước rộng trên 100.000m2; Vườn dưỡng sinh trên cao hiện đại , Times City hứa hẹn trở thành nhân tố quan trọng, đánh thức tiềm năng, góp phần thay đổi diện mạo vùng đất phía Nam Thủ đô và mang tới cho một không gian sống trẻ trung, hiện đại và hoàn hảo

• Tên công ty: Công ty Cổ phần phát triển đô thị nam Hà Nội

• Vốn điều lệ: 2,000,000,000,000 đồng

• Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 2000,000,000 cổ phiếu

• Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2000,000,000 cổ phiếu

• Trụ sở chính: Số 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

• Website: http://www.namhanoijsc.vn/

II Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản

Trang 3

• Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, hoạt động xây dựng chuyên dụng; Xây dựng cụm cảng hàng không, cảng biển, đường cao tốc;

• Chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện công trình xây dựng;

• Cho thuê máy móc, thiết bị công trình;

• Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);

• Kinh doanh công viên cây xanh, công viên nước, vườn trại;

• Xây dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân golf;

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH

DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NAM HÀ NỘI (NHN)

I.Ngành kinh doanh

1 Ngành bất động sản

Năm 2013 khép lại với nhiều biến động trên thị trường bất động sản, đặc biệt là chính sách vĩ mô Có thể nói, 2013 là năm bản lề cho một chu kỳ mới của bất động sản với nhiều thay đổi để thị trường phát triển bền vững hơn Năm 2013 được cho là một năm thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thị trường này sẽ có những khởi sắc tốt hơn nhờ được chính phủ “giải cứu” Trong năm qua hàng loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ được triển khai, phê duyệt có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống của người dân tại các đô thị lớn Tuy nhiên lượng vốn đầu tư nước ngoại FDI đổ vào thị trường bất động sản tiếp tục giảm mạnh chỉ chiếm 4% trong tổng vốn FDI Trong khi đó hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản diễn ra sôi động

Về chính sách vĩ mô thì Luật đất đai sửa đổi đã được thông qua với nhiều nội dung mới Trong đó có việc doanh nghiệp cần đất để đầu tư dự án vì mục đích kinh tế, phải thỏa thuận giá với người có quyền sử dụng đất theo giao dịch dân sự được quy định tại

Bộ luật Dân sự Nhà nước, mà cụ thể là chính quyền các địa phương dứt khoát không can thiệp bằng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất Về nguyên tắc định giá đất, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ việc định giá đất phải tuân theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại, với sự khẳng định về hình thức sở hữu và lý do thu hồi đất nói trên về cơ bản không thay đổi so với Luật Đất đai 2003, nhiều khả năng

Trang 4

tình trạng tranh chấp, khiếu kiện cũng như sự thiếu công bằng, minh bạch trong lĩnh vực đất đai sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới

2 Vị thế của công ty trong ngành

Trong năm qua theo tôi NHN với việc đầu tư vào dự án Times City và đầu tư vào bệnh viện Vinmec đã làm cho vị và là công ty con của tập đoàn Vincom đã làm cho vị thế của NHN trong thị trường bất động sản được nâng cao đáng kể và là công ty bất động sản hàng đầu hiện nay của Việt Nam

II Phân tích môi trường ngành

1.Môi trường vĩ mô (Mô hình Pestel)

1.1 Chính trị - Pháp luật (P)

Với một nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu

tư, hoạt động sản xuất kinh doanh Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa lan rộng khắp nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từ đó có thêm kinh nghiệm để hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình

Với hệ thống chính sách thuế, các đạo luật như: chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, bộ luật về đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá…Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật vào hoạt động kinh doanh, khi phải đối mặt với việc kinh doanh xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài, các chính sách của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

1.2 Các yếu tố kinh tế (E)

Theo các số liệu thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 là 6.5% và dự tính năm 2012 là 5.8 % cho dù hiện tại kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn

Các yếu tố tác động trong nền kinh tế như lãi suất và lạm phát biến động tăng giảm liên tục trong thời gian gần đây cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Trang 5

Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tiền lương cơ bản đã được thay đổi phù hợp với mức sống của người lao động, đặc biệt có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực như các chính sách ưu đãi: giảm/giãn thuế TNDN, thuế VAT, tăng trợ cấp… giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại

1.3 Môi trường xã hội, dân số (S)

Theo báo cáo của Bộ y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có

cơ caais dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 – 68%), tức là đang bước vào thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi phụ thuộc), như vậy chúng ta sẽ có nguồn lực trẻ, dồi dào Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trong những năm gần đây là 7 – 7,5% đó là những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp/

1.4 Môi trường công nghệ (T)

Để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được thì nhiều doanh nghiệp phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, rõ ràng Tại ngành bất động sản xu hướng phát triển lâu dài trong công nghệ thông tin đã bổ trợ cho hoạt động kinh doanh rất nhiều, trên cơ sở kế hoạch tổng thể, một loạt các dự án

đã được triển khai như: trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng lõi…

1.5 Môi trường thế giới

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh

tế thế giới bị chững lại và kéo dài cho đến hiện nay Những ảnh hưởng tiêu cực của sự khủng hoảng này đã lan tỏa đến tất cả các ngành, các lĩnh vực và ngành bất động sản

là một trong những ngành phải gánh chịu nặng nề nhất

2 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình Porter’s five forces)

2.1 Các đặc điểm nổi trội của ngành bất động sản:

Không có thị trường trung tâm: thị trường bất động sản chưa hình thành được thị trường trung tâm mà tại đó người mua và người bán có thể trực tiếp gặp nhau và tác động trực tiếp qua lại lẫn nhau Gần như tất cả các giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua trung gian là các tổ chức môi giới kinh doanh bất động sản Do đó các thông tin về thị trường khó thu thập và có độ tin cậy thấp tạo nên tính thiếu hiệu quả của thị trường này

Thị trường bất động sản mang tính khu vực và địa phương sâu sắc: đặc tính của bất động sản là không thể thiêu hủy và khó chia cắt, không thể di dời; sự thừa thãi ở nơi

Trang 6

này không thể bù đắp sự thiếu hụt ở nơi khác làm cho thị trường bất động sản mang tính chất địa phương Mặt khác, sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội và chất lượng dân số làm cho nhu cầu về bất động sản sẽ khác nhau về số lượng, hình dạng, chất lượng từ đó dẫn đến sự khác nhau về mức độ phát triển của thị trường bất động sản từng địa phương

Thị trường bất động sản là thị trường không hoàn hảo: do thị trường bất động sản đòi hỏi sự can thiệp nhiều và trực tiếp của Nhà nước nên mức độ hoàn hảo của thị trường bất động sản thấp hơn các thị trường khác Bên cạnh đó, do không tái tạo được hay tính khan hiếm của đất nên thị trường mang tính độc quyền Các thông tin về quy hoạch, quản lý, kinh tế xã hội liên quan đến đất đai chưa được phổ biến triệt để làm cho thị trường bất động sản có cạnh tranh nhưng là cạnh tranh ngầm, cạnh tranh không hoàn hảo

Thị trường bất động sản là thị trường có mối liên hệ mật thiết với các thị trường khác nhất là thị trường tài chính tiền tệ, tín dụng và với sự phát triển của một quốc gia

2.2 Các lực lượng cạnh tranh trong ngành:

Sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành Như chúng ta biết ngành kinh doanh ở đây là ngành kinh doanh bất động sản bao gồm các doanh nghiệp cũng làm ra các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) có thể thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, việc lựa chọn 5 thế lực tác động cạnh tranh của Mr Porter và vận dụng mô hình này để phân tích cụ thể các lực cạnh tranh của COM gặp phải trong ngành

2.2.1 Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh

Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và có khả năng cạnh tranh cao so với NHN Đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành bất động sản

Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp được nâng cao, có sự liên kết và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp bất động sản quan tâm Nâng cao trình độ quản lý rủi ro, giảm định tổn thất, quản trị doanh nghiệp đây là thế lực mạnh nhất trong 5 thế lực cạnh tranh

2.2.2 Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng

Trang 7

Do số lượng các doanh nghiệp xăng dầu được cấp phép hoạt động ngày càng gia tăng, do đó đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều Nhiều tổ chức,

cá nhân trong nước (doanh nghiệp xăng dầu nước ngoài đang xâm nhập thị trường Việt Nam sau WTO) nếu đủ điều kiện Điều này làm cho thị trường bất động sản đã cạnh tranh ngày càng trở lên cạnh tranh hơn

2.2.3 Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế

Do ngành nghề kinh doanh của công ty rất đa dạng nên có nhiều sản phẩm kinh doanh để cạnh tranh

2.2.4 Sự cạnh tranh của nhà cung ứng

Trong ngành bất động sản cũng có nhiều nhà cung ứng như doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp ngày càng khốc liệt vì số nhà cung ứng ngày càng nhiều, có tiềm năng về tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyễn mãi lớn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt Ngoài ra các nhà cung ứng còn liên kết, liên doanh kết để đấu giá cung ứng dịch vụ nhằm mục đích thoải mãn sự hài lòng của khách hàng

2.2.5 Sự cạnh tranh của khách hàng

Bất động sản là ngành dịch vụ thiết yếu đối với thị trường Khách hàng ít nhiều

có sự lựa chọn giữa các công ty bất động sản khác nhau Tuy nhiên tùy theo đối tượng khách hàng mà công ty nhắm tới cũng có sự cạnh tranh khác nhau nữa

2.3 Các nhân tố rủi ro

2.3.1 Rủi ro kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến thị trường bất động sản Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và thị trường phục hồi sẽ làm gia tăng nhu cầu về nhà ở của người dân cả cao cấp, trung bình và thấp cấp và ngược lại GDP nước ta tăng liên tục từ năm 2000 đến 2007, đạt mức 8,44% sau đó sụt giảm năm 2008 ở mức 6,31% và 2009 là 5,32%, năm 2010 lại tăng lên 6,78%, hai năm tiếp theo 2011 và 2012 lại tiếp tục sụt giảm và ở mức 5,89% và 5,03% và năm 2013 lại tăng 5,4% Sự phát triển không mấy lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành bất động sane, do vậy có thể thấy rủi ro biến động của nền kinh tế là khá cao

2.3.2 Rủi ro pháp luật

Trang 8

Là doanh nghiệp cổ phần nên NHN chịu ảnh hưởng của các văn bản phát luật

về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán, bất động sản Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp Hướng tới việc gia nhập các tổ chức kinh

tế thế giới, nhà nước đã ban hành pháp luật về bất động sản sửa đổi, để cứu ngành bất động sản nhằm tăng cường sức mạnh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành

2.3.3 Rủi ro tài chính

Công ty có nhu cầu vay vốn cho việc xây dựng các dự án lớn,cho nhu cầu kinh doanh, các khoản vay có thời hạn vay ngắn, vì vậy khi có biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của kế hoạch dự trữ Ngoài ra, khi công ty có kế hoạch đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh thì nhu cầu vay vốn dài hạn sẽ cần thiết để tài trợ cho các

dự án, Nếu kế hoạch triển khai không hợp lý có thể dẫn đến rủi ro trong khả năng chi trả lãi vay cũng như vốn vay

2.3.4 Rủi ro khác

Các rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn do thiên nhiên gây ra là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hai lớn cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty

III Phân tích doanh nghiệp

1.Mô hình SWOT

1.1 Điểm mạnh

Công ty có kinh nghiệm trong việc thực thi các dự án lớn: dự án Times City mới khai trương, bệnh viện quốc tế Vinmec…

Công ty có quy mô lớn trong ngành Bất đống ản với mức vốn điều lệ và giá trị tài sản cao đứng hàng đầu trong ngành bất động sản

Khả năng sinh lời của công ty cao

Mức lợi nhuận thu đc từ hoạt động kinh doanh cao, tăng đều qua các năm

Có danh tiếng tốt trên thịt trường bất động sản cũng như được sự tín nhiệm của khách hàng

Trang 9

Sản phẩm nổi tiếng với chất lượng cao cấp, mới lạ

Hệ thống quản lý chất lượng của công ty tốt, chính sách Công ty rõ ràng, hệ thống mục tiêu cụ thể Các nhà quản lý có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính mạnh, là công ty con của tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam Vincom

1.2 Điểm yếu

Trình độ nhân viên còn chưa đồng đều

Các thủ tục pháp lý còn chậm do không chủ động được vấn đề thời gian do những quy định về đất đai còn phức tạp, chưa rõ ràng

1.3 Cơ hội

Thị trường bất động sản đang dần khôi phục lại sau một thời gian dài đóng băng và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2009

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, thu hút nhiều nhà đầu tư vào các trung tâm thành phố lớn Nên nhu cầu đất phục vụ sản xuất kinh doanh, đất xây dựng nhà xưởng làm văn phòng sẽ tăng vọt

Nhu cầu về mua nhà, căn hộ cao cấp, vui chơi giải trí ở Việt Nam đều đang tăng Phân khúc thị trường bất động sản khác như: văn phòng, khách sạn đang có xu hướng tăng cao

Pháp luật ngày càng hoàn thiện và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển như: các quy định về khung giá đất, phương pháp định giá đất để bình ổn thị trường bất động sản, các quy định về tiêu chuẩn cho các khu đô thị mới…

1.4 Thách thức

Môi trường cạnh tranh trên thị trường bất động sản ngày càng gắt gao hơn

Tỉ lệ trống trong các khu thương mại, nhà ở mới xây còn cao

Rào cản gia nhập ngành không cao, dẫn đến số lượng các đối thủ cạnh tranh ngày một gia tăng

2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính

2.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu

Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư của mình

Trang 10

- Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi cổ phiếu Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt Bên cạnh đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của mình

EPS =

Tổng Lợi nhuận sau thuế Tổng số lượng cổ phiếu lưu

hành

- Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu Nếu hệ

số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao

Ngày đăng: 24/11/2015, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w