Sơ lược về các hiện tượng tâm lý - Hàng ngày con người hoạt động, giao tiếp luôn phải có sự quan sát – tri giác - Trước một vấn đề con người chưa thể giải quyết ngay được, thì phải su
Trang 1BÀI GIẢNG MÔN TÂM LÝ HỌC
Ths.GVC: Đỗ Thị Cúc
Trang 2
PHẦN I
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ &TÂM LÝ HỌC
Trang 3A TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC
I Sơ lược về các hiện tượng tâm lý
- Hàng ngày con người hoạt động, giao tiếp luôn phải có sự quan sát –
tri giác
- Trước một vấn đề con người chưa thể giải quyết ngay được, thì phải
suy nghĩ – tư duy
- Làm việc gì đó sau muốn làm lại được cần có: trí nhớ
Khi gặp khó khăn muốn vượt qua, con người cần có - ý chí
- Khi tiếp xúc với các sự vật con người thể hiện thái độ: Vui, buồn, yêu,
ghét, hài lòng, không hài lòng – tình cảm
- Muốn giao tiếp giữa con người với con người có công cụ là - ngôn
ngữ
Tất cả những hiện tượng trên là những biểu hiện của tâm lý
Trang 4
1 TÂM LÝ LÀ GÌ?
đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động hoạt động của con người
- Tâm lý biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc
- Tâm lý dễ hiểu mà cũng khó hiểu
Tâm lý dễ hiểu vì là nội dung bên trong, nhưng luôn được thể hiện
ra bên ngoài như ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, lời nói… nên có thể quan sát được
Tâm lý khó hiểu vì không thấy trực tiếp được mà chỉ thấy gián tiếp qua những biểu hiện bên ngoài, nhưng nội dung bên trong với hình thức thể hiện bên ngoài không phải bao giờ cũng thống nhât
Trang 5
2 Đặc điểm của các hiện tượng tâm lý
2.1.Tâm lý là hiện tượng vô cùng phong phú, phức tạp, bí ẩn, tiềm tàng,
không cân đong đo đếm một cách trực tiếp như các hiện tượng vật chất khác
2.2 Các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại với nhau, tạo nên bộ mặt tâm lý của mỗi người
- Yêu nên tốt, ghét nên xấu
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
2.3 Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống
con người, nó có thể làm cho người ta khỏe mạnh hay yếu đi, sung sướng hay đau khổ…
KẾT LUẬN
- Khi đánh giá con người không chỉ chú ý tới thể lực mà cần chú ý xem
có khả năng ổn định tâm lý hay không Bởi vì khả năng ổn định tâm lý
sẽ giúp con người huy động được sức mạnh tiềm tàng của mình khi gặp những khó khăn và ngược lại
Trang 6- - Khi nhìn nhận, đánh giá con người cần chú ý tới bản chất bên trong của
họ, chứ không chỉ qua một vài biểu hiện bên ngoài, dễ dẫn đến sai lầm
- Chú ý khơi dậy, phát huy được hiện tượng tâm lý tích cực của cá nhân, tập thể và hạn chế nảy sinh tâm lý tiêu cực
Trang 7
3 Chức năng của các hiện tượng tâm lý
3.1 Chức năng nhận thức
Tâm lý giúp con người nhận biết, phân tích, đánh giá được thế giới
khách quan và chủ quan từ đó xác định được hành động
3.2 Chức năng định hướng cho hoạt động
Trước khi hoạt động con người xuất hiện nhu cầu và nảy sinh động
cơ, mục đích hoạt động đó là: Niềm tin, lý tưởng, kỷ niệm, lương tâm, danh vọng, tiền tài …
3.3 Là động lực thúc đẩy con người hoạt động
Hiện tượng tâm lý có khả năng thúc đẩy con người hoạt động, thường
là những tình cảm nhất định như: sự say mê, tình yêu, lòng căm thù…
3.4 Chức năng điều khiển, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động
Để hoạt động đạt mục đích đề ra, con người cần có sự kiểm soát, theo dõi, điều chỉnh khi cần thiết, muốn vậy con người phải có trí nhớ, sự
so sánh, thao tác…
Trang 8
Kết luận
Với các chức năng quan trọng như vậy, khi giao tiếp, tác động đến con người, mỗi người cần nắm vững tâm lý của đối tượng, tác động phù hợp với các quy luật tâm lý mới có thể đạt mục đích đề ra
Trang 94 Phân loại các hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý dựa vào các cơ sở khác nhau
Dựa vào diễn biến và thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý, tâm lý được chia thành 03 loại chính:
4.1 Các quá trình tâm lý:
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian nhất định, có mở đầu, diễn biến, kết thúc như quá trình nhận thức, quá trình ý chí, xúc cảm…
Qúa trình tâm lý là nguồn gốc của tất cả các hiện tượng tâm lý
cá nhân và tâm lý tập thể
Trang 10
4.2.Trạng thái tâm lý
thời gian tương đối dài, thường đi kèm với các quá trình tâm lý và chi phối chúng như trạng thái: Chú ý, lo lắng…
4.3 Các thuộc tính tâm lý:
Là những hiện tượng tâm lý đã ổn định, bền vững, tạo nét riêng biệt của cá nhân, chi phối các quá trình, trạng thái tâm lý, đó là xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất…
Trang 11II Tâm lý học
1 Đối tượng của tâm lý học
1.1.Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu về tâm lý
người Nó nghiên cứu tất cả các hiện tượng tâm lý người ( quá trình, trạng thái, thuộc tính…), các quy luật nảy sinh, diễn biến, phát triển của các hiện tượng tâm lý người
1.2 Nghiên cứu cơ sở sinh lý thần kinh, cơ chế hình thành tâm lý
2. Nhiệm vụ của tâm lý học
2.1 Xác định được yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng
đến sự hình thành tâm lý con người
2.2 Làm rõ mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý
2.3 Mô tả, nhận diện được các hiện tượng tâm lý
2.4 Góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn do xã hội đặt ra
( SXKD, GD, chăm sóc sức khỏe )
Trang 123 Sơ lược về sự hình thành của tâm lý học
- Từ xa xưa con người đã nghiên cứu về tâm lý nhưng chỉ tồn tại với tư cách là một bộ phận của triết học
- Tâm lý học thực sự trở thành một khoa học độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
- Là khoa học non trẻ ( khoảng một thế kỷ )
nhưng Tâm lý học phát triển với tốc độ nhanh chóng, mạnh mẽ Ngày nay kiến thức TLH được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người
Trang 13III BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI THEO QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan bằng hành động, hoạt động của mỗi người
Cơ chế hình thành tâm lý:
HTKQ → NÃO (hoạt động) → TÂM LÝ
HTKQ có trước, tâm lý có sau
Phải có HTKQ mới có tâm lý
HTKQ được coi như nguyên liệu tạo nên tâm lý, HTKQ phong phú sẽ tạo điều kiện cho tâm lý phong phú
HTKQ chỉ trở thành tâm lý khi có sự hoạt động của con người Nếu con người tích cực hoạt động sẽ tạo nên đời sống tâm lý phong phú
Trang 14
2 Tâm lý là chức năng của não
Não là cơ sở vật chất của tâm lý Não là nơi nảy sinh, tồn tại, phát triển của tâm lý
Cấu tạo bộ não ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của các hiện tượng tâm lý Nếu
bộ não có cấu tạo không bình thường, bị chấn thương, sẽ dễ dẫn tới tâm lý không bình thường Bộ não người được coi như cái máy tạo nên tâm lý
Trang 15
3 Tâm lý là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người, biến thành cái riêng ở mỗi
người – bản chất xã hội
- Tâm lý người chỉ được nảy sinh trong
điều kiện xã hội, khi con người sống giao
tiếp với đồng loại của mình
Trang 16
3.2 Tâm lý người có nội dung xã hội
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội mà con người đã và đang tham gia
Con người ↔Hoàn cảnh
Nếu con người tích cực tham gia vào các mối quan hệ xã hội phong phú, sẽ tạo điều kiện cho đời sống tâm lý người phong phú: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Trang 17
Nguồn gốc của tâm lý
• Nguồn gốc tự nhiên
• Nguồn gốc xã hội
Trang 18Bộ não người:
Là một tổ chức sống đặc biệt có cấu tạo tinh vi và phức tạp bao gồm khoảng
14 – 15 tỷ tế bào thần kinh, liên hệ với nhau và với các giác quan.
Nguồn gốc tự nhiên
Cấu tạo óc người
Trang 19• Sự liên hệ này tạo thành những
mối liên hệ thu nhận, các vùng điều khiển hoạt động của con người là nơi diễn ra các quá trình sinh lý thần kinh, làm cơ sở cho
Trang 20• Thế giới khách quan: bao gồm các sự
vật, hiện tượng tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức của con người.
• Thế giới khách quan tác động lên não
người thông qua hoạt động của các giác quan hình thành nên tâm lý.
• Thế giới khách quan là đối tượng, nội
dung của tâm lý.
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 21• Tại sao sự tác động của thế
giới khách quan lên não người lại có thể hình thành tâm lý ?
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 22• Sỡ dĩ sự tương tác giữa
bộ óc người và thế giới khách quan có thể hình thành tâm lý là do thuộc tính phản ánh của thế
giới.
Nguồn gốc tự nhiên
Nhà bác học Newton với “quả táo rơi”
Trang 23• Phản ánh là thuộc tính của mọi dạng vật chất Các dạng vật chất càng phát triển, hình thức phản ánh càng phức tạp.
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 24• Phản ánh vật lý, hoá học là hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh
• Đặc điểm: mang tính thụ động
chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 25• Phản ánh sinh học đặc trưng cho
giới tự nhiên hữu sinh thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ… trước những tác động của môi trường
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 26• Phản ánh tâm lý là phản
ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương qua
cơ chế phản xạ có điều kiện
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 27• Phản ánh của não người với hiện thực khách quan là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh thể hiện ở tính năng động, sáng tạo.
• Đây chính là phản ánh của tâm
lý
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 28Phản ánh của tâm lý có tính chủ động Phản
lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo
ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin.
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 29- Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy
- Ba là, hiện thực hoá đối tượng qua hoạt động
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 30Như vậy, bộ não người cùng với thế giới bên ngoài –
đó là nguồn gốc tự nhiên của tâm lý.
Nguồn gốc tự nhiên
Trang 31• Lao động L
• Ngôn ngữ
Nguồn gốc xã hội
Trang 32• Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình
Nguồn gốc xã hội
Trang 33• Chính lao động làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển não bộ… của con người
Nguồn gốc xã hội
Trang 34• Quá trình lao động của con người làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những quy luật vận động thành các hiện tượng tác động vào bộ óc người
Nguồn gốc xã hội
Trang 35• Trong quá trình lao động,
con người cảm thấy cần phải nói với nhau một điều
gì đó, và đây là cơ sở hình thành ngôn ngữ
Nguồn gốc xã hội
Trang 36• Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, vừa là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ của tư duy.
không thể tồn tại và thể hiện.
How are you?
I’m fine!
Nguồn gốc xã hội
Trang 37Hãy xem xét những trường hợp sau:
Con ong xây tổ rất chính xác, con chó nghiệp vụ có thể truy tìm được tội phạm…
Vậy con ong và chó nghiệp vụ có tâm lý không?
Trang 38Kiểm tra
Câu 1 Theo quan điểm duy vật biện chứng, điều kiện cần và đủ cho sự ra đời
của tâm lý, bao gồm:
a Sự tương tác giữa óc người với thế giới khách quan
b Quá trình lao động
c Ngôn ngữ
d Tất cả các yếu tố trên
Câu 2 Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
a Động vật bậc cao cũng có ý thức như con người
b Ý thức chỉ có ở con người
c Người máy cũng có ý thức như con người
Trang 39Kiểm tra
Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong các loại
phản ánh sau, phản ánh nào mang tính năng động, sáng tạo
• Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật
chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng
Trang 40KẾT LUẬN
Để có tâm lý người phải có HTKQ, bộ não người phát triển bình thường và con người phải được giao tiếp với đồng loại của mình
Muốn hiểu đầy đủ về tâm lý con người cần chú ý tới hoàn cảnh sống của con người
Trang 41IV Các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người 2.1 Quan sát
- Quan sát là phương pháp dùng các giác quan để ghi nhận và đánh giá những đặc điểm tâm lý thông qua những biểu hiện bên ngoài một cách hệ thống và khoa học
- Muốn quan sát có hiệu quả, thu thập được thông tin khách quan, cần tuân thủ các yêu cầu:
- Quan sát đối tượng trong điều kiện bình thường, không để đối
tượng biết họ đang bị quan sát
- Có kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với nội dung cần nghiên cứu ở
đối tượng
- Quan sát trong các điều kiện khác nhau, từ nhiều khía cạnh để có được thông tin phong phú, khách quan
Chú ý: Thông tin quan sát giúp ta có định hướng ban đầu về đối
tượng, nó còn mang tính chủ quan nên cần dùng thêm các phương pháp khác để thu thập thông tin thì đánh giá đối tượng mới khách quan
Trang 422 Phương pháp thực nghiệm tự nhiên ( phương pháp thử tình huống)
Là phương pháp người ta chủ động tạo ra các tình huống tự nhiên để
đối tượng bộc lộ những đặc điểm tâm lý cần tìm hiểu
Gia Cát Lượng bàn về phép dụng người:
- Cho việc khó để thử tài
- Hỏi lúc vội vàng để xem trí
- Cho đi xa để xem trung
Trang 433 Phương pháp đàm thoại
- Là phương pháp đặt cho đối tượng những câu hỏi trong lúc giao tiếp trực tiếp, qua câu trả lời nắm được đặc điểm tâm lý cần tìm hiểu của đối tượng
Chú ý:
Khi trò chuyện không nên nói nhiều mà đặt câu hỏi, gợi ý cho đối tượng nói Tạo không khí thân mật cởi mở
Trang 44
4 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
- Là phương pháp thu thập và phân tích các tài liệu có tính tiểu sử của một cá nhân hay một tập thể.
- Có thể tìm hiểu tâm lý một người qua sản phẩm lao động, như xem bản báo cáo, kế hoạch, có thể đánh giá về năng lực trình độ của họ, có thể phát hiện được nhân tài.
- Có thể tìm hiểu tâm lý một người qua sản phẩm lao động, như xem bản báo cáo, kế hoạch, có thể đánh giá về năng lực trình độ của họ, có thể phát hiện được nhân tài.
- Kết quả thu được sẽ tốt hơn nếu không chỉ nhìn kết quả
mà còn quan sát cả quá trình tạo ra sản phẩm
Tóm lại: Muốn hiểu, đánh giá đúng về tâm lý của đối tượng cần sử dụng phối hợp các phương pháp với nhau, để chúng bổ sung hỗ trợ cho nhau
Trang 45
B CÁC MẶT CƠ BẢN CỦA ĐỜI SỐNG TÂM LÝ NGƯỜI
I Hoạt động nhận thức
- Nhận thức là quá trình con người phản ánh thế giới khách quan và bản thân, trên cơ sở đó con người biểu thị thái độ tình cảm và hành động
- Nhận thức của con người đi từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp,
từ gần tới xa, bên ngoài vào bên trong
- Nhận thức của con người chia làm hai mức độ: Cảm tính và lý tính
1 Nhận thức cảm tính
Là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất, phản ánh trực tiếp đặc điểm bên ngoài của đối tượng, kết quả là những hình ảnh về thế giới khách quan
Nhận thức cảm tính gồm có 02 quá trình tâm lý là: Cảm giác và tri giác
Trang 46- Cảm giác có vai trò quan trọng trong cuộc sống, đem lại nguồn tài liệu phong phú
về HTKQ, cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn, giúp con người định hướng hoạt động tồn tại được trong TGKQ
- Cảm giác của con người có tính xã hội
1.1.3 Các quy luật của cảm giác
- Quy luật về ngưỡng của cảm giác
+ Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác
+ Các loại ngưỡng cảm giác
Ngưỡng tuyệt đối: Ngưỡng tuyệt đối phía dưới là cường độ tối thiểu của kích thích gây ra cảm giác
Ngưỡng tuyệt đối phía trên là cường độ tối đa của kích thích mà ở đó vẫn còn cảm giác
Ngưỡng sai biệt: Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thích đủ để ta phân biệt được 2 kích thích đó VD: âm thanh chênh lệch 1/10, ánh sáng chênh lệch 1/100, trọng lượng chênh lệch 1/30
Độ nhạy cảm: Là khả năng đảm nhận những kích thích để tạo nên cảm giác
Độ nhạy cảm tỉ lệ nghịch với ngưỡng dưới của cảm giác